Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức các hoạt động học tập tích cực phân môn vẽ theo mẫu 8
PHÒNG GD - ĐT ĐÔNG HÀ
TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRI PHƯƠNG
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP TÍCH CỰC
PHÂN MÔN VẼ THEO MẪU LỚP 8
NĂM HỌC 2012 - 2013
A. Đặt vấn đề
I. Lời mở đầu
Là giáo viên dạy mĩ thuật ngoài công tác giảng dạy cần phải có một trách
nhiệm lòng yêu nghề mến trẻ, cần phát hiện tìm tòi những năng lực năng khiếu tư chất
tốt của học sinh tạo điều kiện để các em phát triển toàn diện. Do đó người giáo viên
phải nắm bắt được đặc điểm phát triển tâm lý, những khả năng, năng lực của học sinh.
Lựa chọn những nội dung, phương pháp dạy phù hợp kích thích các em phát huy khả
năng trí tưởng tượng và tự rèn luyện kỹ năng cho chính bản thân mình.Vì vậy người
giáo viên phải có sự nhạy bén trong cách chuyền tải kiến thức và lựa chọn những
phương pháp phù hợp giúp cho các em tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng và có hiệu
quả nhất.
II. Thực trạng việc học phân môn vẽ theo mẫu.
1. Thực trạng chung về môn mĩ thuật.
Mĩ thuật là một môn học độc lập trong chương trình THCS. Dạy và học nghiêm
túc, có kiểm tra, thi đánh giá cuối năm và kết quả là một trong những tiêu chuẩn để xét
lên lớp hay tốt nghiệp bậc học. Song thực tế hiện nay cho thấy cơ sở vật chất cho việc
dạy và học mĩ thuật ở THCS vẫn còn thiếu, một số trường đã có phòng dạy mĩ thuật
riêng. Nhưng các loại mẫu (hình khối, biểu bảng, tranh ảnh…) tuy đã được nghiên cứu
và sản xuất nhưng chưa đáp ứng cho việc dạy – học mĩ thuật, sách đọc thêm và các tài
liệu tham khảo khác rất hiếm. Giáo viên phải tự tìm tài liệu, sưu tầm và tự làm ĐDDH,
trong khi đó yêu cầu của bộ môn và thị hiếu thẩm mĩ của xã hội ngày càng cao.
2. Đối với phân môn vẽ theo mẫu.
Tuy học sinh đã được tiếp xúc với phân môn vẽ theo mẫu khá lâu nhưng việc
học mĩ thuật chưa có động cơ cụ thể, nhiều học sinh còn có thái độ học đối phó và học
cho qua chuyện. Do nhiều yếu tố khách quan: Phân môn vẽ thao mẫu là một phân môn
khó, không sinh động và lôi cuốn như các phân môn trang trí, vẽ theo mẫu, thường
thức mĩ thuật. Hơn nữa môi trường thẩm mĩ hạn hẹp nên học sinh ít được quan sát
thực tế như trưng bày mĩ thuật, xem triễn lãm, tham quan danh lam thắng cảnh, viện
bảo tàng, … Vì thế sự hiểu biết về mĩ thuật, về cái đẹp chưa sâu rộng, không kích
thích các em học tập. Đa phần học sinh bị chi phối, ảnh hưởng về các môn chính,
trong nhà trường. Các em phải tập trung cho các môn chính, lo cho thi, lo đánh giá,
phần nào sao lãng môn mĩ thuật. Hơn nữa do thiếu phương tiện học tập, phương pháp
thực hành thiếu linh hoạt, nên bài vẽ của các em thường khô, thiếu phóng khoáng, đôi
khi gò bó, công thức
B. Giải quyết vấn đề
Tổ chức các hoạt động học tập tích cực phân môn vẽ theo mẫu 8 Giáo viên thực hiện Phạm Hồng
Thư
1
Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức các hoạt động học tập tích cực phân môn vẽ theo mẫu 8
I - Các giải pháp thực hiện:
Với thực trạng nêu trên việc dạy và học phân môn vẽ theo mẫu đòi hỏi phải có
sự linh động nhạy bén và sáng tạo để lôi cuốn học sinh vào các hoạt động học tập tích
cực. Mục tiêu của phân môn vẽ theo mẫu đã thể hiện rõ: rèn luyện cho học sinh khã
năng quan sát, nhận xét và kỹ năng bố cục, vẽ nét, vẽ hình, vẽ màu, từ đó dần dịnh
hình trong các em tính thẩm mĩ và tạo điều kiện cho các em hoc tốt các phân môn
khác. Xét theo các mục tiêu đã đặt ra thì phải có những phương pháp giảng dạy phù
hợp với từng khối lớp, từng đối tượng học sinh:
Đối với khối 8: Tiếp tục nâng cao hơn về các dạng bài, nắm được đặc điểm của
các đối tượng thông qua khả năng quan sát, nhận xét, tư duy sáng tạo và kỹ năng thực
hành của học sinh. Đối với từng đối tượng HS: Tôi phân loại từng đối tượng cụ thể
để có phương pháp dạy hợp lý.
Dạy vẽ theo mẫu đòi hỏi sự sáng tạo nhiều của giáo viên trong quá trình lên
lớp. Khi lên lớp cần tạo ra bầu không khí cởi mở thoải mái, say mê, quá trình thực
nghiệm cho thấy giáo viên cởi mở thì học sinh học tập phấn khởi hào hứng. Năng
khiếu thẩm mĩ của học sinh được bộc lộ nhiều và rõ nhất là ở bài vẽ theo mẫu, thông
qua bài vẽ của học sinh thì giáo viên có thể nhận thấy khả năng mĩ thuật của học sinh
qua hình vẽ, màu sắc và cách xây dựng bố cục. Bên cạnh đó tôi vẫn luôn băn khoăn
suy nghĩ để tìm ra những phương pháp đơn giản, dễ hiểu giúp học sinh tiếp thu và làm
tốt bài vẽ theo mẫu.
II. Phương pháp tổ chức thực hiện:
Xuất phát từ cơ sở đã nêu trên. Tôi đã mạnh dạn đưa những phương pháp để tổ
chức thực hiện dạy học tích cực phân môn vẽ theo mẫu như sau.
1. Chuẩn bị cho bài dạy:
Cả giáo viên và học sinh cùng sưu tầm tranh-ảnh và đồ dùng trực quan đẹp,
phong phú về các thể loại. Để cho các em nhanh chóng nắm bắt được bài và dễ hiểu
hơn, giáo viên cần cố gắng sưu tầm nhiều tranh (ảnh) minh hoạ đẹp ( phong phú về thể
loại) để nhằm làm rõ lý luận thẩm mỹ.
Ví dụ: Khi học bài Giới thiệu tỷ lệ cơ thể người và tập vẽ dáng người (Bài 26,
tiết 28 - 29 MT 8) giáo viên gợi ý cho các em tự sưu tầm và tìm hiểu những hình ảnh
về dáng người trước khi được học để các em có thể tự xác định được mục tiêu bài học
là gì? Từ đó các em tiếp thu kiến thức bài học về tỷ lệ cơ thể người từ trẻ sơ sinh đến
người trưởng thành, những người cao, thấp, lùn, mập… được các em tiếp thu một cách
chủ động và dễ dàng hơn.
2. Nghiên cứu và lập kế hoạch dạy học:
Đây là một khâu quan trọng nhất đối với một người giáo viên đứng lớp và đặc
biệt là dạy phân môn vẽ theo mẫu. Không chỉ nắm chắc về nội dung kiến thức bài dạy
mà còn phải thông hiểu cách thức tổ chức các hoạt động học tập tích cực cho học sinh.
Một hoạt động học tập của học sinh có rất nhiều cách thể hiện người giáo viên phải
biết chọn lựa cách thức tổ chức hoạt động nào phù hợp với nội dung kiến thức cần
chuyền tải và hiệu quả nhất. Tuy đóng vai trò hướng dẫn nhưng giáo viên đứng lớp
phải có sự chủ động trong mọi tình huống để dẫn dắt học sinh thực hiện theo đúng kế
học dạy học đã lập ra. Tránh trường hợp sa đà trong các hoạt động làm ảnh hưởng đến
nội dung của bài dạy.
Tổ chức các hoạt động học tập tích cực phân môn vẽ theo mẫu 8 Giáo viên thực hiện Phạm Hồng
Thư
2
Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức các hoạt động học tập tích cực phân môn vẽ theo mẫu 8
Ví dụ: Việc tìm hiểu cái đẹp qua hình thể (Hình khối – đường nét – màu sắc)
các em đã được học nhiều bài cơ bản và tương tự. Nhưng đối với bài “Giới thiệu tỷ lệ
cơ thể người và tập vẽ dáng người” phải xác định học sinh sẽ tìm hiểu cái đẹp qua hình
thể với hình khối , đường nét, sắc độ phức tạp và khó hơn. Cho nên phải lựa chọn cách
thức tổ chức hoạt động, thời lượng như thế nào cho phù hợp với yêu cầu bài dạy mà
vẫn tạo được sự hứng thú học tập cho học sinh.
Giáo án minh họa cho kế hoạch dạy - học
Ngày soạn: … tháng …. năm …….
Ngày dạy : … tháng … năm ……
Tiết : 29 VẼ THEO MẪU
Bài : 26 GIỚI THIỆU TỈ LỆ CƠ THỂ NGƯỜI VÀ TẬP VẼ DÁNG NGƯỜI
( Tiết 1)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
-Kiến thức: Học sinh nắm bắt được tỉ lệ cơ thể người và vẽ đẹp cân đối của cơ thể
người.
-Kỹ năng: Biết được tỉ lệ cơ thể người thông qua quan sát, phân tích.
-Thái độ : Tích cực tham gia các hoạt động học tập tìm hiểu tỉ lệ cơ thể người để
vận dụng vào các bài học.
B. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
-Trực quan.
-Vấn đáp.
-Luyện tập.
-Thảo luận nhóm - trò chơi
C. CHUẨN BỊ
- Giáo viên :
+Tư liệu về tỉ lệ cơ thể người.
+Tranh, ảnh chân dung toàn thân của trẻ em, thanh thiếu niên, trung niên…
+Hình vẽ tỉ lệ cơ thể người.
+Clip giới thiệu về tỷ lệ cơ thể người.
- Học sinh:
+ĐDHT: bút dạ, bút chì, tẩy, giấy vẽ,
+Sưu tầm tranh, ảnh chân dung toàn thân của trẻ em, thanh thiếu niên, trung niên…
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1
I. Ổn định tổ chức.
- Kiểm tra sĩ số.
II. Kiểm tra bài củ.
Tranh ảnh học sinh sưu tầm cho bài học mới.
ĐDHT phân môn Vẽ theo mẫu.
III. Tìm hiểu bài mới.
1. Đặt vấn đề.
Giới thiệu bài mới.
2. Triển khai bài mới .
Tổ chức các hoạt động học tập tích cực phân môn vẽ theo mẫu 8 Giáo viên thực hiện Phạm Hồng
Thư
3
Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức các hoạt động học tập tích cực phân môn vẽ theo mẫu 8
5
22
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
Hoạt động 1:
Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét.
Trò chơi: Đặt tên cho nhân vật thông qua hình
dáng.
Học sinh các
nhóm trình bày một số tranh ảnh trẻ em, thanh
thiếu niên, trung niên… và đặt tên cho nhân vật
thông qua xác định hình dáng, tỷ lệ cơ thể của
các nhân vật trong tranh ảnh.
-Giáo viên nhận xét bổ sung và cho điểm thi
đua các nhóm.
Chú ý tỉ lệ cơ thể người của
+Trẻ em, thanh thiếu niên, trung niên.
+Người thấp, người tầm thước, người cao
-Căn cứ vào đâu để nhận biết, xác định tỉ lệ,
kích thước các bộ phận trên cơ thể người?
Người lùn, người tầm thước, người cao?
Hoạt động 2 :
Hướng dẩn học sinh tìm hiểu tỉ lệ cơ thể người.
-Giáo viên sữ dụng tranh vẽ tỉ lệ cơ thể người
để phân tích:
Lấy chiều dài của đầu (từ đỉnh đầu đến cằm)
làm đơn vị đo.
+Trẻ sơ sinh: Khoảng 3 đến 3, 5 đầu.
+Trẻ em 4 tuổi: Khoảng 5 đầu.
Hoạt động nhóm: Các nhóm xác định hình
NỘI DUNG CƠ BẢN
I. Tỉ lệ cơ thể trẻ em.
-Dùng chiều dài của đầu làm
đơn vị để xác định tỉ lệ cơ thể
người.
+Trẻ mới lọt lòng: Khoảng 3
đến 3, 5 đầu.
+Trẻ em 1 tuổi: Khoảng 4
đầu.
+Trẻ em 4 tuổi: Khoảng 5
đầu.
Tổ chức các hoạt động học tập tích cực phân môn vẽ theo mẫu 8 Giáo viên thực hiện Phạm Hồng
Thư
4
Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức các hoạt động học tập tích cực phân môn vẽ theo mẫu 8
10
dáng thông qua cách ước lượng chiều cao bằng
đơn vị đầu.
Giáo viên nhận xét cụ thể và cho điểm từng
nhóm.
+Người trưởng thành:
.Khoảng 7 đến 7,5 đầu: là người cao.
.Khoảng <7 đầu là người trung bình.
.Khoảng 6 đầu là người thấp.
.Dưới 5 đầu là người lùn.
-Học sinh sinh quan sát hình 1, 2 tìm ra tỉ lệ
các bộ phận trên cơ thể người, dùng chiều dài
đầu làm đơn vị đo.
Hoạt động 3:
Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
-Giáo viên nêu yêu cầu, nội dung bài tập.
-Cho học sinh xem một số Clip về cách xác
định tỉ lệ cơ thể người.
Gọi một hoặc 2 học sinh đứng mẫu và tạo dáng
để các nhóm thực hành ước lượng chiều cao, tỷ
lệ cơ thể.
-Các nhóm tập vẽ phác tỉ lệ cơ thể một cách
II. Tỉ lệ cơ thể người trưởng
thành.
-Người cao: khoảng 7 đến 7,5
đầu.
-Người tầm thước: Khoảng
6,5 đầu đến dưới 7 đầu.
-Người thấp: khoảng 6 đầu
III. Thực hành.
-Quan sát, ước lượng chiều
cao của bạn trong lớp.
-Quan sát nhận xét và xác
định tỷ lệ dáng người trong
các tư thế đi, đứng…
Tổ chức các hoạt động học tập tích cực phân môn vẽ theo mẫu 8 Giáo viên thực hiện Phạm Hồng
Thư
5
Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức các hoạt động học tập tích cực phân môn vẽ theo mẫu 8
5
khái quát trong một thời gian ngắn nhất.
Giáo viên nhận xét dánh giá và cho điểm.
Hoạt động 4
Đánh giá kết quả học tập .
-Trò chơi Ô chữ bí mật.
Củng cố kiến thức toàn bài học và tổng kết
điểm thi đua giữa các nhóm.
-Giáo viên nhận xét giờ học.
IV. Dặn dò:
-Chuẩn bị bài mới: Bài 27 tiết 30 Giới thiệu tỉ lệ cơ thể người và tập vẽ dáng người.
-Chuẩn bị đồ dùng học tập phân môn vẽ theo mẫu.
-Sưu tầm tranh ảnh có dáng người trong nhiều tư thế vận động.
Giáo án phải là một bản kế hoạch dạy học cụ thể bao gồm mục tiêu, yêu cầu,
nội dung kiến thức, hoạt động dạy học và điều quan trọng nữa đó là việc phân chia
thời lượng một cách khoa học, hợp lý. Bởi vì khi dạy học có lồng ghép các hoạt động
động nhóm hoặc trò chơi thì giáo viên như một đạo diễn còn học sinh như trở thành
những diễn viên một cách ngẫu nhiên. Nếu giáo án không soạn một cách cụ thể như
một kịch bản thì khó có thể tổ chức tốt một chương trình dạy học.
3. Hướng dẫn các kỹ năng vẽ theo mẫu.
Tổ chức các hoạt động học tập tích cực phân môn vẽ theo mẫu 8 Giáo viên thực hiện Phạm Hồng
Thư
6
Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức các hoạt động học tập tích cực phân môn vẽ theo mẫu 8
Ngoài việc rèn luyện kỹ năng minh hoạ bằng hình hoạ, người giáo viên cần
phải biết mức độ cần đạt của học sinh theo mục tiêu bài học, mục tiêu của từng hoạt
động để giúp các em nắm chắc kiến thức và tránh trường hợp quá tải theo yêu cầu.
Thường học sinh rất ngại thể hiện kỹ năng vẽ của mình nên giáo viên cần tổ
chức hoạt động này theo hướng vui học - học vui là chính để tạo cho các em sự hưng
phấn và mạnh dạn thể hiện.
4. Tổ chức hoạt động: Hoạt động nhóm kết hợp trò chơi học tập. Trong buổi
học nên có hoạt động nhóm hoặc trò chơi để tạo sự hứng thú và tích cực học tập cho
học sinh.
a. Hoạt động nhóm kết hợp trò chơi học tập:
Hoạt động nhóm kết hợp trò chơi học tập là hoạt động được diễn ra theo trình
tự hoạt động của một trò chơi. Trò chơi học tập có những đặc điểm như:
+ Nội dung trò chơi gắn với kiến thức, kỹ năng, thái độ của một môn học hoặc
một bài học cụ thể.
+ Thường được diễn ra trong thời gian, không gian nhất định của một giờ học.
+ Mọi học sinh đều thu nhận được những nội dung học tập chứa đựng trong trò
chơi phù hợp với trình độ và lứa tuổi.
Khác với trò chơi rèn luyện sức khoẻ và giải trí, trò chơi học tập nhằm hướng tới sự
thông hiểu kiến thức gắn với các nội dung học tập cụ thể của môn học, bài học, lớp
học.
b. Tác dụng của trò chơi học tập.
Trong dạy học lấy học sinh làm trung tâm điều quan trọng là tạo nhiều cơ hội
để học sinh tham gia vào quá trình dạy học, trò chơi học tập giải quyết tốt vấn đề này
bởi lẽ:
+ Là phương pháp giáo dục phù hợp với trẻ em;
+ Tạo được sự thích thú, hấp dẫn, không khí vui vẻ;
+ Khi chơi học sinh sẽ bộ lộ, thể hiện mình một cách tự nhiên;
+ Giúp thay đổi hình thức hoạt động và trạng thái tình cảm với việc học;
+ Học sinh tiếp thu bài học một cách tích cực và tự giác;
+ Tạo cơ hội giúp học sinh rèn luyện kỹ năng và củng cố kiến thức;
+ Giúp học sinh phát triển tâm lý, thái độ đạo đức: Có trách nhiệm cao với đồng
đội, tôn trọng kỷ luật của nhóm, đội và luật chơi, giúp đỡ đồng đội
c. Giáo viên và học sinh trong trò chơi học tập.
- Giáo viên:
Tiến hành các bước sau:
Bước 1. Giới thiệu trò chơi - tên trò chơi - Hướng dẫn cách chơi, luật chơi.
Bước 2. Chơi thử, phân tích kỹ thuật chơi.
Bước 3. Chơi thật, phân tích thắng thua.
Bước 4. Giáo viên nhận xét kết quả và hoạt động.
Tổ chức các hoạt động học tập tích cực phân môn vẽ theo mẫu 8 Giáo viên thực hiện Phạm Hồng
Thư
7
Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức các hoạt động học tập tích cực phân môn vẽ theo mẫu 8
Có nhiều cách thức tổ chức hoạt động nhóm hoặc trò chơi, nhưng làm thế nào
để đạt được hiệu quả cao thì phải tùy thuộc vào sự linh hoạt của giáo viên hoặc nội
dung yêu cầu của bài học. Bên cạnh đó việc phân nhóm hợp lý và sự quản lý giám sát
hoạt động của các nhóm sẽ làm tăng hiệu quả của việc tích cực hoạt động của học
sinh. Hai hình minh họa trên là các nội dung hoạt động trò chơi được kết nối với các ô
điểm thi đua giữa các nhóm. Sau mỗi câu hỏi hoặc mỗi hoạt động giáo viên tích điểm
vào ô của các nhóm để thấy được một cách cụ thể nỗ lực của nhóm của các thành viên.
Nếu làm được điều đó mỗi học sinh sẽ tự ý thức vươn lên và tích cực nhiều hơn trong
các hoạt động để dành lấy kết quả cao nhất cho nhóm mình.
- Đối với học sinh
Mỗi học sinh được tham gia chơi với tinh thần:
+ Không lấn át kẻ yếu.
+ Không gian lận để thắng.
+ Không ganh tỵ, chơi quá đà.
+ Không chia bè phái, khích bác nhau.
Ghi chú:
+ Chủ trò hay còn gọi là người tổ chức chơi có thể là giáo viên và học sinh.
+ Người chủ trò cần hằng hái nhiệt tình, tạo hứng thú cho người chơi, có khả năng vận
động, công bằng kiên nhẫn, vui vẻ.
* Lưu ý khi thiết kế và tổ chức trò chơi học tập
+ Trò chơi học tập phải có mục đích rõ ràng;
+ Nội dung trò chơi phải gắn với kiến thức môn học, bài học, lớp học, đối tượng học
sinh, phong tục tập quán tốt của địa phương.
+ Có sự chuẩn bị tốt, mọi học sinh đều hiểu trò chơi và tham gia dễ dàng.
+ Không lạm dụng quá nhiều kiến thức và thời lượng bài học.
5. Tổng kết đánh giá hoạt động học. Kết thúc giờ học, học sinh treo gắn bài
hoặc sản phẩm lên bảng để nhận xét đánh giá. Tuy thời gian cho hoạt động này thường
rất ngắn nhưng hiệu quả lại rất cao đối với quá trình nhận thức của học sinh. Mỗi cá
nhân hoặc mối nhóm sẽ tự nhận thấy một cách cụ thể trực quan quá trình tiếp thu,
nhận thức của mình thông qua quá trình hoạt động học tập.
C. Kết luận
I. Kết quả nghiên cứu.
Dạy học đã khó, dạy nghệ thuật lại càng khó hơn, song không phải là không
dạy được, vì môn Mĩ thuật đem lại niềm vui cho mọi người được nhìn thấy cái đẹp của
cuộc sống, đẹp trong bản thân của mỗi người và mọi người xung quanh. Muốn học trò
học tốt, người thầy cần có những phương pháp thích hợp, kích thích hưng phấn của
Tổ chức các hoạt động học tập tích cực phân môn vẽ theo mẫu 8 Giáo viên thực hiện Phạm Hồng
Thư
8
Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức các hoạt động học tập tích cực phân môn vẽ theo mẫu 8
học sinh. Diễn biến tâm lý lứa tuổi của học sinh THCS vẫn chưa định hình, người thầy
như một thầy thuốc giỏi, một vị tướng tài, phải biết tuỳ cơ ứng biến, muốn các em vẽ
đẹp không chỉ đơn thuần là truyền đạt kiến thức, mà phải “thổi” vào các em những tâm
tư tình cảm của một tâm hồn hướng tới chân, thiện, mỹ
Với cách thức tổ chức hoạt động học tập tích cực đã nêu trên. Tôi đã thấy chất
lượng phân môn vẽ tranh của HS trường THCS Nguyễn Tri Phương được nâng lên rõ
rệt. Qua kiểm tra chất lượng của khối 8 học kỳ I năm học 2012 - 2013 so với bài kiểm
tra học kì II năm học 2012 - 2013 đã cho thấy:
Khối Kiểm tra 1 tiết Tổng số Đạt Chua đạt
8
HKI: 2012-2013
74
65
87.8%
9
12.2%
HKI: 2012-2013
74
71
95.9%
3
4.1%
Với kinh nghiệm của bản thân đã rút ra trong quá trình dạy học phân môn vẽ
theo mẫu, tôi đã mạnh dạn viết sáng kiến kinh nghiệm với mong muốn được các thầy
cô chia sẽ và góp ý xây dựng để tôi thực hiện tốt hơn vào thực tế dạy học bộ môn.
2. Kiến nghị, đề xuất
Để tạo điều kiện cho việc dạy học mĩ thuật một cách thuận lợi tôi xin kiến nghị và đề
xuất một số vấn đề sau:
- Phải có phòng học mĩ thuật đạt chuẩn, đầy đủ ánh sáng đúng theo yêu cầu của bộ
môn mỹ thuật.
- Phương tiện (bàn, ghế, giá vẽ, mẫu vẽ, giấy màu, máy chiếu đa năng, tranh, tượng
phiên bản, các tài liệu tham khảo …) theo đặc thù của bộ môn.
Đông Hà, ngày 18 tháng 5 năm 2013
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ XÁC NHẬN NGƯỜI THỰC HIỆN
Phạm Hồng Thư
Tổ chức các hoạt động học tập tích cực phân môn vẽ theo mẫu 8 Giáo viên thực hiện Phạm Hồng
Thư
9