1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
NGUYỄN XUÂN PHONG
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG
VÀ MỘT SỐ XÉT NGHIỆM TRONG
UNG THƢ BIỂU MÔ TUYẾN GIÁP
LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
Hà Nội - 2011
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
NGUYỄN XUÂN PHONG
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG
VÀ MỘT SỐ XÉT NGHIỆM TRONG
UNG THƢ BIỂU MÔ TUYẾN GIÁ
- -
: 60.72.5
:
TS. LÊ CÔNG ĐỊNH
Hà Nội – 2011
3
LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình học tập và nghiên cứu, đến nay tôi đã hoàn thành luận văn tốt
nghiệp và kết thúc chương trình đào tạo Thạc sỹ y khoa.
Tôi xin trân trọng cảm ơn:
- Đảng uỷ, Ban Giám hiệu, Khoa Đào tạo Sau Đại học, Bộ môn Tai Mũi Họng
Trường Đại học Y Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học
tập, nghiên cứu.
- Đảng uỷ, Ban Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương đã cho phép tôi
được học tập trong quá trình đào tạo.
- Đảng uỷ, Ban Giám đốc, Khoa Tai Mũi Họng, Khoa Chẩn đoán Hình ảnh,
Trung tâm Giải phẫu bệnh – Tế bào bệnh học Bệnh viện Bạch Mai đã cho phép tôi
được nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Với lòng kính trọng và biết ơn, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới:
- TS. Lê Công Định - Người Thầy đã tận tâm dạy dỗ, đóng góp nhiều ý kiến
quý báu và dìu dắt tôi từng bước trong quá trình học tập, thực hiện luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn:
- PGS.TS. Nguyễn Đình Phúc, Nguyên Chủ nhiệm bộ môn Tai Mũi Họng,
trường Đại học Y Hà Nội.
- PGS.TS. Lương Thị Minh Hương, Chủ nhiệm bộ môn Tai Mũi Họng,
trường Đại học Y Hà Nội.
- PGS.TS. Phạm Tuấn Cảnh, Phó Chủ nhiệm bộ môn Tai Mũi Họng, trường
Đại học Y Hà Nội.
- TS. Võ Thanh Quang, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương.
- PGS.TS. Tạ Văn Tờ, Bệnh viện K Hà Nội.
4
Các Thầy, Cô đã quan tâm, giúp đỡ và chỉ bảo cho tôi những ý kiến quý báu
trong quá trình học tập, hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng biết ơn BS. Vũ Trung Lương cùng toàn thể các anh chị bác
sỹ, các cán bộ nhân viên Khoa Tai Mũi Họng bệnh viện Bạch Mai đã giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới những người thân trong gia đình, các anh
chị đi trước, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn cổ vũ, động viên và là chỗ dựa vững chắc
cho tôi vượt qua những khó khăn trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để đạt
được kết quả ngày hôm nay.
Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2011
Nguyễn Xuân Phong
5
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận
văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ
một công trình nghiên cứu nào khác.
Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2011
Nguyễn Xuân Phong
6
CHỮ VIẾT TẮT
AJCC : American Joint Committee on Cancer
BN : Bệnh nhân
CS : Cộng sự
FNA : Fine Needle Aspiration
TNM : Tumor Nodes Metastasis
UTBMTG : Ung thƣ biểu mô tuyến giáp
7
MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN 22
1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU UNG THƢ TUYẾN GIÁP 22
1.1.1. Trên thế giới 22
1.1.2. Việt Nam 23
1.2. GIẢI PHẪU TUYẾN GIÁP 24
1.2.1. Giải phẫu mô tả của tuyến giáp 24
1.2.2. Mạch máu của tuyến giáp 26
1.2.3. Liên quan giải phẫu ứng dụng của tuyến giáp 28
1.3. SINH LÝ TUYẾN GIÁP 32
1.3.1. Sinh tổng hợp hormon T3, T4 32
1.3.2. Tác dụng của T3, T4 33
1.3.3. Tác dụng của Calcitonin 33
1.3.4. Cơ chế hình thành kháng thể Thyroglobulin (Tg) và Anti
Thyroglobulin (Anti Tg) 33
1.4. BỆNH HỌC UNG THƢ TUYẾN GIÁP 34
1.4.1. Dịch tễ 34
1.4.2. Các yếu tố nguy cơ 34
1.4.3. Phân loại mô bệnh học ung thƣ tuyến giáp 35
1.4.4. Triệu chứng lâm sàng 36
1.4.5. Cận lâm sàng 37
1.4.6. Chẩn đoán 43
1.4.7. Điều trị 45
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 48
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU 48
8
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 48
2.2.1. Các bƣớc tiến hành 49
2.2.2. Phƣơng tiện nghiên cứu 51
2.2.3. Địa điểm nghiên cứu 51
2.2.4. Xử lý số liệu 51
2.2.5. Sơ đồ nghiên cứu 52
2.3. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU 52
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 53
3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ TUỔI, GIỚI VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ 53
3.1.1. Phân bố theo tuổi 53
3.1.2. Phân bố theo giới 54
3.1.3. Các yếu tố nguy cơ 55
3.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG 55
3.2.1. Lý do khám bệnh và triệu chứng cơ năng 55
3.2.2. Triệu chứng thực thể 57
3.3. CẬN LÂM SÀNG 61
3.3.1. Siêu âm tuyến giáp 61
3.3.2. Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ 63
3.3.3. Chẩn đoán khối u trƣớc mổ 65
3.3.4. Sinh thiết tức thì 66
3.4. KẾT QUẢ MÔ BỆNH HỌC SAU MỔ 67
3.4.1. Kết quả mô bệnh học sau mổ 67
3.4.2. Kết quả di căn hạch sau mổ 70
3.4.3. Chẩn đoán giai đoạn ung thƣ tuyến giáp 71
3.5. ĐỐI CHIẾU LÂM SÀNG - CẬN LÂM SÀNG - MÔ BỆNH HỌC
SAU MỔ 71
3.5.1. Đối chiếu giữa triệu chứng cơ năng
với kết quả mô bệnh học sau mổ 71
9
3.5.2. Đối chiếu giữa mật độ u với kết quả mô bệnh học sau mổ 72
3.5.3. Đối chiếu giữa ranh giới u với kết quả mô bệnh học sau mổ 72
3.5.4. Đối chiếu hạch cổ trên lâm sàng, di căn hạch sau mổ
với kết quả mô bệnh học sau mổ 73
3.5.5. Đối chiếu giữa kết quả siêu âm
với kết quả mô bệnh học sau mổ 73
3.5.6. Đối chiếu kết quả chọc hút tế bào
với kết quả mô bệnh học sau mổ 74
3.5.7. Đối chiếu kết quả sinh thiết tức thì
với kết quả mô bệnh học sau mổ 75
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN 76
4.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ TUỔI, GIỚI VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ 76
4.1.1. Tuổi và giới 76
4.1.2. Các yếu tố nguy cơ 77
4.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG 78
4.2.1. Lý do đi khám bệnh 78
4.2.2. Về tình trạng toàn thân 79
4.2.3. Triệu chứng cơ năng 79
4.2.4. Triệu chứng thực thể 79
4.3. CẬN LÂM SÀNG 82
4.3.1. Siêu âm tuyến giáp 82
4.3.2. Kết quả chọc hút tế bào kim nhỏ 85
4.3.3. Sinh thiết tức thì 86
4.3.4. Kết quả mô bệnh học sau mổ 88
4.3.5. Chẩn đoán giai đoạn ung thƣ tuyến giáp 88
4.4. ĐỐI CHIẾU TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG, SIÊU ÂM, CHỌC HÚT TẾ
BÀO KIM NHỎ, SINH THIẾT TỨC THÌ VỚI KẾT QUẢ MÔ BỆNH HỌC
SAU MỔ 89
10
4.4.1. Đối chiếu giữa triệu chứng cơ năng với kết quả
mô bệnh học sau mổ 89
4.4.2. Đối chiếu giữa triệu chứng thực thể với kết quả mô bệnh học 89
4.4.3. Đối chiếu giữa kết quả siêu âm với kết quả mô bệnh học 90
4.4.4. Đối chiếu kết quả chọc hút tế bào kim nhỏ với mô bệnh học 90
4.4.5. Đối chiếu giữa kết quả sinh thiết tức thì với kết quả
mô bệnh học sau mổ 91
KẾT LUẬN 92
KIẾN NGHỊ 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO
BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU
DANH SÁCH BỆNH NHÂN
11
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Sự phân bố theo tuổi 53
Bảng 3.2. Sự phân bố theo giới 54
Bảng 3.3. Các yếu tố nguy cơ 55
Bảng 3.4. Lý do khám bệnh 55
Bảng 3.5. Tình trạng toàn thân 56
Bảng 3.6. Triệu chứng cơ năng 56
Bảng 3.7. Vị trí khối u tuyến giáp 57
Bảng 3.8. Mật độ U 57
Bảng 3.9. Ranh giới U 58
Bảng 3.10. Kích thƣớc U 58
Bảng 3.11. Hạch cổ qua khám lâm sàng 59
Bảng 3.12. Vị trí và tính chất hạch cổ 60
Bảng 3.13. Đánh giá sự di động của dây thanh 60
Bảng 3.14. Siêu âm tuyến giáp 61
Bảng 3.15. Độ nhạy của các dấu hiệu trên siêu âm 62
Bảng 3.16. Hạch cổ trên siêu âm 63
Bảng 3.17. Kết quả chọc hút tế bào bằng kim nhỏ 63
Bảng 3.18. Chẩn đoán khối U trƣớc mổ 65
Bảng 3.19. Kết quả sinh thiết tức thì 66
Bảng 3.20. Phân loại mô bệnh học sau mổ 67
Bảng 3.21. Tỷ lệ di căn của hạch sau mổ 70
Bảng 3.22. Kết quả giai đoạn ung thƣ tuyến giáp 71
Bảng 3.23. Đối chiếu giữa triệu chứng cơ năng với kết quả
mô bệnh học sau mổ 71
Bảng 3.24. Đối chiếu giữa mật độ u với kết quả mô bệnh học sau mổ 72
12
Bảng 3.25. Đối chiếu giữa ranh giới u với kết quả mô bệnh học sau mổ 72
Bảng 3.26. Đối chiếu hạch cổ trên lâm sàng, di căn hạch sau mổ
với kết quả mô bệnh học sau mổ 73
Bảng 3.27. Đối chiếu giữa kết quả siêu âm với kết quả
mô bệnh học sau mổ 73
Bảng 3.28. Đối chiếu kết quả chọc hút tế bào với kết quả
mô bệnh học sau mổ 74
Bảng 3.29. Đối chiếu kết quả sinh thiết tức thì với kết quả
mô bệnh học sau mổ 75
13
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Sự phân bố theo tuổi 53
Biểu đồ 3.2. Sự phân bố theo giới 54
Biểu đồ 3.3. Hạch cổ qua khám lâm sàng 59
Biểu đồ 3.4. Kết quả chọc hút tế bào bằng kim nhỏ 64
Biểu đồ 3.6. Phân loại mô bệnh học sau mổ 70
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ nghiên cứu 52
14
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Tuyến giáp nhìn từ trƣớc 25
Hình 1.2. Mạch máu tuyến giáp nhìn từ trƣớc 27
Hình 1.3. Tuyến giáp nhìn từ sau 30
Hình 1.4. Phân nhóm vùng hạch cổ theo Hiệp hội Đầu Cổ Hoa Kì 32
Hình 1.5. Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ 39
15
DANH MỤC ẢNH
Ảnh 3.1. Hình ảnh: khối nhân đặc, giảm âm, ranh giới rõ,
vi vôi hóa qua siêu âm. 61
Ảnh 3.2. Hình ảnh: khối nhân đặc, giảm âm, vi vôi hóa,
ranh giới không rõ qua siêu âm 62
Ảnh 3.3. UTBMTG thể nhú với các tế bào u sắp xếp thành các đám 64
Ảnh 3.4. Hình ảnh sinh thiết tức thì UTBMTG thể nhú
với cấu trúc nhú điển hình 66
Ảnh 3.5. UTBMTG thể nhú với cấu trúc nhú điển hình 68
Ảnh 3.6. Thể cát trong UTBMTG thể nhú 68
Ảnh 3.7. Tế bào nhân khía trong UTBMTG thể nhú 69
Ảnh 3.8. UTBMTG thể nang xâm nhập vỏ 69
16
BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU UNG THƢ TUYẾN GIÁP
SHBA:
I. HÀNH CHÍNH
1. Họ và tên: ……………………………… 2. Tuổi…………3. Giới……….
4. Nghề nghiệp…………………………………………………………………
5. Địa chỉ:…………………………………….…Điện thoại:……………….…
6. Ngày vào viện:…………………….7. Ngày ra viện………………………
8. Nơi giới thiệu:………………………………………………………………
II. CHUYÊN MÔN:
1. Lý do vào viện
Khối sƣng phồng vùng cổ □
Nuốt vƣớng □
Nuốt nghẹn □
Khàn tiếng □
Khó thở □
Khác □
* Thời gian từ khi phát hiện dấu hiệu đầu tiên đến khi vào viện (tháng)…
2. Triệu chứng cơ năng
Nuốt vƣớng Có □ Không □
Nuốt nghẹn Có □ Không □
Khàn tiếng Có □ Không □
Khó thở Có □ Không □
Khác □
3. Toàn thân
- Thể trạng:
- Da, niêm mạc:
- Gầy sút:…… kg/….…tháng
17
- Khó thở:
4. Tiền sử
4.1. Tiền sử bản thân
- Tiếp xúc tia xạ Có □ Không □
- Sống trong vùng có bƣớu cổ địa phƣơng lƣu hành Có □ Không □
- Tiền sử có bệnh lý tuyến giáp Có □ Không □
4.2. Tiền sử gia đình
- Gia đình có tiền sử có ngƣời bị ung thƣ tuyến giáp Có □ Không □
5. Triệu chứng thực thể
5.1. U tuyến giáp
- Vị trí
Thùy phải □ Eo □
Thùy trái □ Toàn bộ □
- Số lƣợng:………………………………………………………………
- Kích thƣớc:
< 1 cm □
1 – 4 cm □
> 4 cm □
- Mật độ:
Cứng □ Mềm □
- Ranh giới:
Rõ □ Không rõ □
- Di động u:
Di động □ Cố định □
- Da trên u:
Thâm nhiễm da Có □ Không □
- Xâm lấn tổ chức xung quanh Có □ Không □
5.2. Hạch cổ trên lâm sàng:
Có □ Không □
- Vị trí hạch
Nhóm I □
18
Nhóm II □
Nhóm III □
Nhóm IV □
Nhóm V □
Nhóm VI □
- Số lƣợng hạch : …………………………………………………
- Tính chất hạch
Cứng □ Mềm □
Di động □ Cố định □
- Kích thƣớc hạch:
< 3 cm □
3 – 6 cm □
> 6 cm □
5.3. Soi thanh quản
- Sự di động của hai dây thanh:
Bình thƣờng □
Hạn chế: Cùng bên với u □ Đối bên với u □
Cố định: Cùng bên với u □ Đối bên với u □
- Dấu hiệu xâm lấn thanh – khí quản:
Có □ Không □
6. Cận lâm sàng.
6.1. Siêu âm:
6.1.1. Siêu âm u tuyến giáp
- Canxi hóa vi thể trong u
Có □ Không □
- Giảm âm
Có □ Không □
- Bờ không rõ
Có □ Không □
- Nhân đặc
Có □ Không □
19
- Khác □
6.1.2. Hạch cổ trên siêu âm
Có □ Không □
- Vị trí hạch
Nhóm I □
Nhóm II □
Nhóm III □
Nhóm IV □
Nhóm V □
Nhóm VI □
6.2. Kết quả chọc hút tế bào bằng kim nhỏ
Lành tính □
Ác tính □ Thể:
Không xác định □
Nghi ngờ □ Thể:
6.3.Kết quả sinh thiết tức thì
Lành tính □
Ác tính □ Thể:
Nghi ngờ □
6.4. Kết quả mô bệnh học sau mổ:
6.4.1. Kết quả mô bệnh học u giáp sau mổ
- Ung thƣ biểu mô tuyến giáp thể nhú □
- Ung thƣ biểu mô tuyến giáp thể nang □
- Ung thƣ biểu mô tuyến giáp thể tủy □
- Ung thƣ biểu mô tuyến giáp thể không biệt hóa □
- Ung thƣ tế bào Hurthle □
- Khác □
6.4.2. Di căn hạch cổ sau mổ
Có di căn □ Không di căn □
6.5. Chẩn đoán giai đoạn (TNM)
6.6. Chẩn đoán xác định.
20
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thƣ tuyến giáp là loại ung thƣ vùng đầu cổ, chiếm tỷ lệ khoảng 1%
trong tổng số ung thƣ nói chung. Đây là loại ung thƣ phổ biến nhất trong ung
thƣ hệ nội tiết của cơ thể với tỷ lệ trên 90% [2], [5], [61]. Bệnh gặp ở nữ nhiều
hơn nam giới, xuất hiện ở mọi lứa tuổi song nhóm tuổi hay gặp nhất là 7 - 20
tuổi và 40 - 65 tuổi. Trên thế giới tỷ lệ mắc ung thƣ tuyến giáp khoảng 0,5 -
10/100.000 dân, tỷ lệ này tùy thuộc vào vùng miền và quốc gia [38], [56],
[58], [61]. Ở Việt Nam số liệu thống kê cho thấy tại Hà Nội tỷ lệ ung thƣ
tuyến giáp là 1,9/100.000 dân, tỷ lệ ở nữ cao hơn nam giới là 2,6 lần, tại
Thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ ung thƣ tuyến giáp là 1,5/100.000 dân đối với
nam và 2,8/100.000 dân đối với nữ [2], [18]. Các yếu tố nguy cơ gây ung thƣ
tuyến giáp nhƣ tiền sử tia xạ vùng đầu cổ, gia đình có ngƣời bị ung thƣ tuyến
giáp, sống trong vùng bị ảnh hƣởng bức xạ hạt nhân…
Ung thƣ tuyến giáp thƣờng phát triển âm thầm, chủ yếu phát triển tại
chỗ và di căn hạch cổ. Các yếu tố ảnh hƣởng đến tiên lƣợng là tuổi, di căn
hạch, xâm lấn các cấu trúc vùng cổ xung quanh, di căn xa, có tiền sử tiếp xúc
tia xạ và thể loại mô bệnh học ung thƣ [46], [58]. Việc đánh giá một u giáp ác
tính không phải dễ dàng nhất là đối với những trƣờng hợp u nhỏ chƣa có biểu
hiện trên lâm sàng. Do vậy khi thăm khám cần phải thận trọng, tỷ mỉ và phối
hợp với cận lâm sàng. Ngày nay có nhiều phƣơng pháp để giúp chẩn đoán nhƣ
siêu âm, chụp xạ hình tuyến giáp, xạ hình toàn thân, chụp cắt lớp vi tính, chụp
cộng hƣởng từ, xét nghiệm tế bào học chọc hút kim nhỏ Trong đó siêu âm và
xét nghiệm tế bào học chọc hút kim nhỏ là hai phƣơng pháp thông dụng để
chẩn đoán ung thƣ tuyến giáp. Các phƣơng pháp này có thể thực hiện đƣợc ở
các cơ sở y tế, chỉ định cho mọi bệnh nhân, không gây nguy hiểm, không có
biến chứng đáng kể, thực hiện đơn giản, nhanh và cho kết quả tƣơng đối chính
21
xác.
Sinh thiết tức thì trong mổ cũng đóng một vai trò rất quan trọng. Kết
quả của xét nghiệm giúp cho phẫu thuật viên ra quyết định phƣơng pháp phẫu
thuật trong mổ, đặc biệt là khi kết quả đọc là ung thƣ tuyến giáp. Tuy nhiên,
xét nghiệm này chỉ thực hiện ở các bệnh viện và trung tâm lớn có trang bị
máy và ngƣời đọc có nhiều kinh nghiệm.
Việc phát hiện sớm ung thƣ tuyến giáp giúp đƣa ra những chỉ định điều
trị kịp thời, hạn chế tiến triển và những biến chứng của bệnh.
Trƣớc kia phẫu thuật tuyến giáp do các chuyên khoa Ngoại nội tiết và
Ngoại lồng ngực thực hiện. Ngày nay xu hƣớng trên thế giới, ung thƣ tuyến
giáp đƣợc xếp vào loại ung thƣ vùng đầu cổ và phẫu thuật đƣợc thực hiện bởi
chuyên khoa Tai Mũi Họng do đặc điểm cấu trúc và vị trí giải phẫu của tuyến
giáp liên quan nhiều đến các bộ phận vùng cổ nhƣ cơ quan phát âm, hô hấp.
Nhiều tác giả [38], [50] đã cho rằng phẫu thuật tuyến giáp đƣợc thực hiện bởi
các bác sĩ Tai Mũi Họng thì những tai biến làm ảnh hƣởng đến chức năng phát
âm, hô hấp sau phẫu thuật sẽ đƣợc giảm thiểu .
Tại Việt Nam, trong chuyên ngành Tai Mũi Họng bệnh lý u tuyến giáp nói
chung và ung thƣ tuyến giáp nói riêng đang còn khá mới mẻ và chƣa đƣợc quan
tâm nghiên cứu nhiều. Hiện nay mới chỉ có ít công trình nghiên cứu về phẫu
thuật bƣớu giáp lành tính [4] mà chƣa có nghiên cứu về ung thƣ tuyến giáp.
Nhằm giúp các bác sĩ Tai Mũi Họng có thêm kinh nghiệm trong chẩn
đoán và điều trị phẫu thuật ung thƣ tuyến giáp, đề tài đƣợc tiến hành với hai
mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả các xét nghiệm: siêu âm,
chọc hút tế bào kim nhỏ, sinh thiết tức thì trong ung thư biểu mô tuyến
giáp.
2. Đối chiếu lâm sàng và các xét nghiệm trên với kết quả mô bệnh học
sau mổ để rút kinh nghiệm cho chẩn đoán ung thư biểu mô tuyến giáp.
22
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU UNG THƢ TUYẾN GIÁP
1.1.1. Trên thế giới
Từ những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ngƣời ta mới bắt đầu
nghiên cứu nhiều tới ung thƣ tuyến giáp. Năm 1883 J.Beck là ngƣời đầu tiên
báo cáo một trƣờng hợp ung thƣ tuyến giáp. Năm 1904 Klink và Winship –
hai nhà lâm sàng Thụy Điển nói tới ung thƣ tuyến giáp thể ẩn. Năm 1907
Langhans - tác giả ngƣời Đức nói tới ung thƣ biểu mô tuyến giáp nhƣng chƣa
phân loại về giải phẫu bệnh lý. Năm 1909 Hedinger nêu ra sự sắp xếp giải
phẫu bệnh lý, mặc dù đến thời kỳ này sự hiểu biết về ung thƣ tuyến giáp còn
nhiều hạn chế. Từ những năm 1940 trở đi mới có nhiều tác giả nghiên cứu về
ung thƣ tuyến giáp, Marchant G là ngƣời có công lớn trong việc phân loại mô
bệnh học ung thƣ tuyến giáp. Đầu những năm 1960 Abramov, Myren C
(1962), Nilsson L.R (1964), Crile G (1966), Gharib H, Goellner J.R (1993)
đã dùng phƣơng pháp chọc hút kim nhỏ làm tế bào học để chẩn đoán các bệnh
tuyến giáp [38], [43], [48].
Sau hội nghị quốc tế chống ung thƣ tại Genever năm 1968 phƣơng pháp
tế bào học đƣợc coi là phƣơng pháp quan trọng nhất trong chẩn đoán các khối
u tuyến giáp. Sau đó có rất nhiều tác giả nghiên cứu và xây dựng tiêu chuẩn
chẩn đoán trong lĩnh vực này nhƣ: Nikitina N.M năm 1970, Zaza M năm
1974, Kriksk và cộng sự năm 1976… Những năm trở lại đây nhiều tác giả vẫn
tiếp tục nghiên cứu về tiêu chuẩn chẩn đoán tế bào học cho những typ mới
hoặc biến thể mới của các khối u tuyến giáp nhƣ: J.K.C Chan năm 1995, John
Macdonald và cộng sự năm 1995 – 2000 [38], [40], [59].
23
Về mô bệnh học, theo Macdonald, ung thƣ biểu mô tuyến giáp thể nhú,
nang chiếm từ 81 – 87%, ung thƣ biểu mô tuyến giáp thể tủy chiếm khoảng 6
– 8 %, các loại ung thƣ không biệt hóa, kém biệt hóa chiếm khoảng 5%. Theo
J.K.C Chan, ung thƣ biểu mô tuyến giáp thể nhú chiếm > 60%, thể nang
chiếm < 20%, còn lại là các ung thƣ khác , một số tác giả khác cũng cho kết
quả tƣơng tự [23], [25], [58], [59].
Ngày nay, có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về ung thƣ tuyến giáp, các
phƣơng pháp thăm dò, chẩn đoán nhƣ: chụp đồng vị phóng xạ, siêu âm, chụp
cắt lớp vi tính, chụp cộng hƣởng từ…, các phƣơng pháp sinh hóa, chọc hút tế
bào bằng kim nhỏ, sinh thiết tuyến giáp đƣợc ứng dụng khá rộng rãi trong
việc chẩn đoán và điều trị ung thƣ tuyến giáp.
Về điều trị, Kocher là ngƣời tiên phong phẫu thuật tuyến giáp và tới
năm 1946 Seidlin là ngƣời đầu tiên điều trị ung thƣ tuyến giáp bằng đồng vị
phóng xạ I
131
[38], [44], cho đến nay đã có nhiều phƣơng pháp điều trị ung
thƣ tuyến giáp nhƣ phẫu thuật, xạ trị, hóa trị liệu, hormon liệu pháp… bằng
một hoặc nhiều phƣơng pháp phối hợp.
1.1.2. Việt Nam
Từ những năm đầu thập kỷ 70 của thế kỷ XX, Nguyễn Vƣợng là ngƣời
đầu tiên sử dụng kỹ thuật chọc hút kim nhỏ để chẩn đoán bệnh trong đó có
các bệnh về tuyến giáp. Năm 1982, Phạm Gia Khải là ngƣời đầu tiên sử dụng
siêu âm trong chẩn đoán bệnh tuyến giáp [14], [23], [28].
Năm 1993 đến 1995 Phạm Văn Choang và cộng sự đánh giá kết quả
siêu âm tuyến giáp tại Bệnh viện Nội tiết Trung ƣơng cho biết siêu âm có thể
phát hiện đƣợc những khối u rất nhỏ (0,5 – 1 cm) nằm ở sâu trong tuyến giáp
mà khi thăm khám lâm sàng dễ bỏ sót [14].
Mai Trọng Khoa (2000) nghiên cứu nhấn mạnh vai trò của sự thay đổi
nồng độ Thyroglobulin trong máu của bệnh nhân ung thƣ biểu mô tuyến giáp
24
thể nhú [24].
Trần Đình Hà và cộng sự (2002) nghiên cứu việc dùng I
131
trong chẩn
đoán điều trị ung thƣ biểu mô tuyến giáp thể nhú, nang vì hai loại tế bào này
đều có khả năng tập trung iod nhƣ tế bào nang giáp bình thƣờng, do vậy
ngƣời ta vẫn có thể xác định phần tuyến còn lại và / hoặc ung thƣ tuyến giáp
di căn sau phẫu thuật [20].
Năm 2000, Tạ Văn Bình nghiên cứu các đặc điểm của bƣớu giáp nhân
qua siêu âm cho biết các bƣớu giáp nhân có tỷ lệ ung thƣ từ 5 – 18%, bƣớu
nhân ở tuổi càng trẻ thì khả năng ung thƣ càng cao (từ 14 – 61%) [7].
Ngoài ra các tác giả khác nhƣ: Lê Trung Thọ, Nguyễn Mạnh Hùng,
cũng công bố nghiên cứu tế bào học của ung thƣ tuyến giáp [23], [32].
Về điều trị, các tác giả: Trịnh Thị Minh Châu, Trƣơng Xuân Quang cho
thấy kết quả khả quan trong việc giảm tỷ lệ di căn và/hoặc mất hẳn các ổ di
căn của ung thƣ biểu mô tuyến giáp khi điều trị phẫu thuật kết hợp với I
131
trị
liệu [29].
1.2. GIẢI PHẪU TUYẾN GIÁP
1.2.1. Giải phẫu mô tả của tuyến giáp [22], [33], [38]
Tuyến giáp là một tuyến nội tiết nằm ở phần trƣớc khí quản cổ gồm hai
thùy: thùy phải và thùy trái, hai thùy này đƣợc nối với nhau bởi eo tuyến giáp.
Đôi khi có một phần tuyến giáp hình tam giác gọi là thùy tháp, kéo dài từ bờ
trên eo tuyến giáp lên trên. Thùy tháp nằm lệch sang trái so với đƣờng giữa và
nối với xƣơng móng bằng một dải xơ là dấu vết của ống giáp lƣỡi.
Eo tuyến giáp nằm bắt ngang phía trƣớc vòng sụn khí quản thứ 2, 3, 4
gồm hai bờ trên và dƣới. Dọc theo bờ trên eo giáp có nhánh nối giữa hai động
mạch giáp trên hai bên, bờ dƣới eo giáp có các nhánh tĩnh mạnh giáp dƣới
thoát ra. Liên quan của eo tuyến giáp ở phía trƣớc từ nông vào sâu gồm: da,
cơ bám da cổ, tĩnh mạch cảnh trƣớc, lá nông của mạc cổ, các mạc cơ dƣới
móng, cơ giáp móng, cơ ức giáp. Liên quan phía sau là mạc trƣớc khí quản và
25
khí quản.
Hình 1.1. Tuyến giáp nhìn từ trước [31]
Mỗi thùy bên tuyến giáp có hình tháp, dài 4 – 5 cm, dày 1 – 2 cm, rộng
2 – 3 cm, trọng lƣợng trung bình tuyến giáp từ 20 – 30g. Mỗi thùy bên gồm
một đỉnh, một đáy, ba mặt và hai bờ.
Đỉnh: hƣớng lên trên, ra ngoài, tới ngang mức đƣờng chếch của sụn giáp.
Liên quan với động mạch giáp trên, đƣợc che phủ bởi cơ ức giáp và ức móng.
Đáy: ở ngang mức vòng sụn khí quản 5, 6 phía trên bờ trên cán ức
khoảng 1 – 2 cm, liên quan với bó mạch giáp dƣới và ống ngực.
Ba mặt gồm: mặt ngoài, mặt trong và mặt sau ngoài.
Mặt ngoài: đƣợc phủ từ nông vào sâu bởi bụng trên cơ vai móng, cơ ức
móng và cơ ức giáp.
Mặt trong: liên quan với thanh quản, khí quản, thực quản, nhánh ngoài
của thần kinh thanh quản trên và thần kinh thanh quản quặt ngƣợc.
Mặt sau ngoài: liên quan với bao cảnh.
Hai bờ gồm: bờ trƣớc và bờ sau, bờ trƣớc liên quan với nhánh của động
mạch giáp trên, bờ sau liên quan với các tuyến cận giáp, động mạch giáp dƣới