Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học của nang và rò khe mang I

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.62 MB, 91 trang )

Bộ giáo dục v đo tạo Bộ y tế
Trờng đại học y H Nội
[\




Dơng Long lâm








Nghiên cứu đặc điểm lâm sng, mô bệnh học
của nang v rò khe mang I







luận văn thạc sĩ y học















H Nội - 2009


Bộ giáo dục v đo tạo Bộ y tế
Trờng đại học y H Nội
[\




dơng long lâm






Nghiên cứu đặc điểm lâm sng, mô học
của nang v rò khe mang I





luận văn thạc sĩ y học


Chuyên ngành: Tai mũi họng
Mã số: 60.72.53




Ngời hớng dẫn khoa học:
Ts. Phạm tuấn cảnh





H Nội - 2009
Lời Cảm Ơn
Tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu, Khoa sau đại học, Bộ Môn Tai Mũi Họng trường Đại Học Y
Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên
cứu tại trường.
Ban giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương đã quan tâm giúp đỡ
tôi trong học tập, nâng cao chuyên môn tại bệnh viện và đã tạo điều kiện thuận
lợi cho tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới:
TS. Phạm Tuấn Cảnh, Bộ môn Tai Mũi Họng trường Đại Học Y Hà Nội,
trưởng khoa PTCH - Bệnh viện TMH TƯ – người thầy đã trực tiếp hướng dẫn

từng bước thực hiện đề tài.
TS. Lê Trung Thọ, Bộ môn Giải phẫu bệnh trường Đại Học Y Hà Nội cùng
các cán bộ trong bộ môn đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình nghiên cứu.
TS.Nguyễn Đình Phúc, chủ nhiệm Bộ môn Tai Mũi Họng, Đại Học Y Hà
Nội, trưởng khoa Ung Bướu Bệnh viện Tai Mũi Họng TƯ.
PGS. TS. Nguyễn Tấn Phong, Phó chủ nhiệm Bộ môn Tai Mũi Họng, Đại
Học Y Hà Nội, trưởng khoa Tai Bệnh viện Tai Mũi Họng TƯ.
TS. Lương Minh Hương, Bộ môn Tai Mũi Họng, Đại Học Y Hà Nội
TS Lê Minh Kỳ, Bệnh viện Tai Mũi Họng TƯ.
Những người thầy đã dạy bảo, truyền đạt kiến thức cũng như đóng góp
nhiều ý kiến quý báu cho tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn:
Toàn thể các bác sĩ, nhân viên Bệnh viện Tai Mũi Họng TƯ, đặc biệt là
khoa Phẫu thuật chỉnh hình, khoa Ung bướu, khoa TMH trẻ em, phòng mổ, khoa
Giải phẫu bệnh, thư viện… đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực
hiện đề tài.
Gia đình, bạn bè và những người thân đã giúp đỡ mọi điều kiện thuận lợi,
khuyến khích, động viên và chia sẻ những khó khăn trong suốt thời gian học tập
và nghiên cứu.
Hà Nội, tháng 9 năm 2009
D
ương Long Lâm
MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Lịch sử nghiên cứu 3
1.1.1 Trên thế giới 3
1.1.2 Việt Nam 3
1.2 Phôi thai học vùng mang và rò khe mang 1 4

1.2.1 Sự phát sinh và hình thành vùng mang 4
1.2.2 Sự phát triển các cơ quan vùng mang 5
1.2.3 Sự phát triển của các thành phần vùng cung mang I 7
1.3. Sơ lược giải phẫu tai ngoài, tuyến mang tai và liên quan giải phẫu
đường rò khe mang I. 11
1.3.1 Giải phẫu tai ngoài: 11
1.3.2 Giải phẫu tuyến mang tai 13
1.3.3. Liên quan của các đường rò với tuyến mang tai và ống tai ngoài: 17
1.4 Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của nang và rò khe mang I 18
1.4.1 Đặc điểm lâm sàng của nang và rò khe mang I 18
1.4.2 Cận lâm sàng và mô bệnh học 20
1.4.3. Chẩn đoán 21
1.4.4. Điều trị 22
1.4.5 Biến chứng và tái phát sau mổ 23
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24U
2.1. Đối tượng nghiên cứu 24
2.1.1 Tiêu chuẩn chọn lựa bệnh nhân: 24
2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ 24
2.2. Phương pháp nghiên cứu 25
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 25
2.2.2. Các chỉ số nghiên cứu 25
2.2.3. Phương tiện nghiên cứu 32
2.2.4. Địa điểm nghiên cứu 33
2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu 33
2.2.6. Đạo đức nghiên cứu 33
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34 U
3.1. Đặc điểm chung của nang và rò khe mang I 34
3.1.1. Đặc điểm phân loại trong rò khe mang I 34
3.1.2. Phân bố theo tuổi và giới tính: 34
3.1.3. Tuổi khởi phát bệnh: Tuổi mà có biểu hiện bệnh lần đầu 35

3.1.4. Thời gian mang bệnh 36
3.2. Triệu chứng lâm sàng 38
3.2.1. Triệu chứng cơ năng 38
3.2.2. Triệu chứng thực thể 39
3.3. Đặc điểm mô bệnh học 43
3.3.1. Đại thể 43
3.3.2. Vi thể 44
3.4. Một số đặc điểm liên quan đến quá trình phẫu thuật 48
3.4.1. Một số đặc điểm liên quan trong phẫu thuật 48
3.4.2. Đường đi và sự phân nhánh của đường rò 49
3.4.3. Liên quan giải phẫu đường rò với dây VII 50
3.4.4. Liên quan giữa loại đường rò và tương quan giải phẫu dây VII 51
Chương 4: BÀN LUẬN 53
4.1. Đặc điểm chung 53
4.1.1. Phân loại nang và rò khe mang I 53
4.1.2. Phân bố tuổi và giới tính 54
4.1.3. Tuổi khởi phát bệnh 55
4.1.4. Thời gian mang bệnh 56
4.1.5. Tiền sử bệnh nhân 57
4.1.6. Bên tổn thương 57
4.2. Đặc điểm lâm sàng 58
4.2.1. Triệu chứng cơ năng 58
4.2.2. Triệu chứng thực thể 59
4.3. Đặc điểm mô bệnh học 62
4.3.1. Đại thể 62
4.3.2. Vi thể 63
4.4. Một số đặc điểm đường rò khe mang I phát hiện trong quá trình
phẫu thuật 66
4.4.1. Một số đặc điểm liên quan đến cách thức phẫu thuật 66
4.4.2. Đường đi và sự phân nhánh của đường rò 66

4.4.3. Liên quan giải phẫu của đường rò với dây VII 67
KẾT LUẬN 70
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ…………………………………………………….72
TÀI LIỆU THAM KHẢO
BỆNH ÁN MẪU U
Danh môc c¸c ký hiÖu c¸c ch÷ viÕt t¾t



DAB: Diamino Benzidine

GPB: Giải phẫu bệnh

HMMD: Hóa mô miễn dịch

HE: Hematoxxylin- Eosin

KN: Kháng nguyên

KT: Kháng thể

PAS: Periodic Acid Schiff

SMA: Actin cơ trơn- smooth muscle actin

TBS: Tris Buffer Saline

TMH: Tai Mũi Họng


















DANH MỤC CÁC BẢNG


Trang
Bảng 3.1 Phân bố rò mang I theo tuổi và giới tính 35
Bảng 3.2 Tuổi khởi phát bệnh 34
Bảng 3.3 Phân bố thời gian mang bệnh rò mang I 37
Bảng 3.4 Triệu chứng cơ năng 38
Bảng 3.5 Các biểu hiện ngoài da 39
Bảng 3.6 Liên quan lỗ rò ống tai với loại đường rò 41
Bảng 3.7 Phân loại đường rò theo cấu tạo biểu mô phủ 44
Bảng 3.8 Phân bố đường rò theo hình thái biểu mô phủ 45
Bảng 3.9 Phương pháp phẫu thuật 48
Bảng 3.10 Liên quan giải phẫu đường rò và dây VII
50

Bảng 3.11 Liên quan giữa loại đường rò và tương quan giải phẫu
với dây VII
51











DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ




Trang
Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ các loại rò mang I 34
Biểu đồ 3.2 Biểu diễn tuổi khởi phát bệnh theo lứa tuổi 36
Biểu đồ 3.3
Phân bố bệnh nhân theo thời gian mang bệnh 36
Biểu đồ 3.4 Tỷ lệ phân bố theo bên tổn thương 37
Biểu đồ 3.5 Phân bố vị trí lỗ rò ngoài 40
Biểu đồ 3.6
Tính chất lỗ rò ngoài 41
Biểu đồ 3.7
Phân bố hình thái rò khe mang I theo phân loại

của Olsen

42
Biểu đồ 3.8
Sự phân nhánh của đường rò 49












DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Hình 1.1 Sự phát sinh vùng mang 4
Hình 1.2 Sự phát triển các thành phần vùng cung mang I 7
Hình 1.3
Phân loại đường rò 10
Hình 1.4 Đầu ống rò trong ống tai ngoài 10
Hình 1.5 Giải phẫu vành tai 12
Hình 1.6
Giải phẫu tai ngoài 12
Hình 1.7
Phân chia các tuyến nước bọt 13

Hình 1.8
Tuyến mang tai và dây thần kinh VII 15
Hình 1.9
Tam giác Poncét 19
Hình 1.10 Rò khe mang I týp 1 23
Hình 1.11 Rò khe mang I týp 2 23
Hình 2.1 Liên quan giải phẫu đường rò và dây VII 28
Hình 2.2 Bộ nội soi Tai mũi họng Karl – Storz 32
Hình 3.1. Đường rò có biểu mô phủ loại vảy sừng hóa và thành
phần phụ thuộc da (nhuộm HEx100)

46
Hình 3.2 Đường rò có biểu mô phủ loại vảy sừng hóa và thành
phần phụ thuộc da (Nhuộm CKx100)

46
Hình 3.3 Đường rò cắt ngang, vách đường rò không thấy biểu mô
phủ

46
Hình 3.4. Vách đường rò không thấy biểu mô phủ, chỉ có mô liên
kết xơ, sợi keo

46
Hình 3.5 Vách đường rò tăng sinh mô liên kết xơ, sợi keo và xâm
nhập tế bào viêm

47
Hình 3.6 Vách đường rò, nhuộm ba màu cho thấy rõ hình ảnh các
sợi keo tăng sinh


47
Hình 3.7 Biểu mô phủ đường rò loại vảy không sừng hóa 47
Hình 3.8 Đường rò có biểu mô phủ giả tầng, có vùng dị sản vảy 47
Hình 3.9 Thành đường rò 48
Hình 3.10 Đường rạch phẫu thuật 52
Hình 3.11 Phẫu tích đường rò 52
Hình 3.12 Liên quan dây VII và đường rò 52
1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Nang và rò khe mang I (First branchial cleft anomalies) là một dị tật bẩm
sinh đặc biệt của vùng đầu cổ, do sự do sự khép không hoàn toàn của khe
mang I hoặc do sự phân chia bất thường của ống này dẫn đến sự tồn tại của
hai ống tai ngoài. Theo như các tác giả nước ngoài [15,29,30], tỷ lệ mắc của
nang và rò khe mang I tuy rằng không cao, chiếm khoảng dưới 10% của các
loại rò cung mang nói chung, nhưng biểu hiện trên lâm sàng rất đa dạng và
thường liên quan đến viêm nhiễm. Các triệu chứng chủ yếu xuất hiện vùng
quanh tai hoặc vùng cổ phía trên xương móng.
Trên thế giới, các nghiên cứu về nang và khe mang I đã được tiến hành từ
những năm 1866 bởi Wirchow và cộng sự. Sau này rất nhiều các công trình
nghiên cứu về rò khe mang I đã được công bố. Tuy nhiên, cơ chế bệnh sinh
của rò khe mang nói chung hay rò khe mang I nói riêng vẫn còn nhiều điều
chưa sáng tỏ.
Ở Việt Nam, rò khe mang I cũng đã được đề cập trong một số công trình
nghiên cứu hay báo cáo. Lê Minh Kỳ (2002) đã tổng kết trong 4 năm, có 13 ca
rò khe mang I, chiếm tỷ lệ 17,11% trên tổng số các loại nang và rò khe mang
vùng cổ bên [3]. Kết quả phẫu thuật rò khe mang I cũng cho kết quả khả quan.
Tuy nhiên, rò khe mang I vẫn bị chẩn đoán nhầm hoặc bỏ qua, đưa tới
những xử trí không đúng đắn dẫn đến tỷ lệ tái phát cao, thậm chí để lại các di

chứng như liệt mặt, nhiễm khuẩn thứ phát cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, các
khía cạnh về mô học, phân loại đường rò, các biểu hiện lâm sàng vẫn chưa
được đề cập một cách chi tiết và đầy đủ. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học của nang và rò khe mang I với
các mục tiêu sau:

2

1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và mô bệnh học của nang và rò khe mang I.
2. Đối chiếu lâm sàng – mô bệnh học và một số đặc điểm trong quá trình phẫu
thuật để rút kinh nghiệm chẩn đoán và đề xuất phương pháp can thiệp thích hợp.




















3
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Lịch sử nghiên cứu
1.1.1 Trên thế giới
Năm 1832, Von Baer lần đầu tiên mô tả về các cung mang ở người [9].
Năm 1832, Acherson đề xuất về sự liên quan của rò cổ bên và sự phát
triển vùng mang trong thời kỳ bào thai. Cho đến năm 1864, Heusinger đã đưa
ra thuật ngữ rò khe mang[3].
Virchow, năm 1866 đã mô tả một đường rò chạy từ sau dưới của vành tai
đến họng mũi mà ông cho rằng nó có nguồn gốc từ khe mang I. Sau đó vào
năm 1898, Sultan cũng công bố về nang bất thường của khe mang I [9].
Cho đến năm 1923, Fraser đã cảnh báo các nhà lâm sàng về sự tồn tại
của đường rò khe mang I [30]. Năm 1929, Hyndman và Light lần đầu tiên
công bố chi tiết về một ca bệnh rò khe mang I [11].
1.1.2 Việt Nam
Năm 1989, Vũ Sản có đề cập đến một số ca rò khe mang I trong nghiên
cứu về nang và rò cổ bên bẩm sinh[5]
Lê Minh Kỳ, năm 2002 cũng có những đóng góp quan trọng trong
nghiên cứu bệnh học và điều trị nang và rò mang bẩm sinh vùng cổ bên[3].
Năm 2003, Phạm Thị Bích Thủy cũng đề cập đến nang và rò khe mang
I trong nghiên cứu về đặc điểm bệnh học rò quanh tai nói chung[7].
Tuy nhiên, những chưa có một nghiên cứu chi tiết và chuyên biệt về đặc
điểm lâm sàng cũng như kết quả điều trị của nang và rò khe mang I.
4
1.2 Phôi thai học vùng mang và rò khe mang 1
1.2.1 Sự phát sinh và hình thành vùng mang
Vào khoảng tuần thứ 3 của đời sống phôi thai, phôi người hình thành ba
lá phôi là: ngoại bì (lá phôi ngoài), trung bì (lá phôi giữa) và nội bì (lá phôi
trong). Ba lá phôi này sẽ biệt hóa và tạo ra mầm các cơ quan:

- Ngoại bì: tạo ra ngoại bì bề mặt (da và các phần phụ của da); ống thần
kinh, mào thần kinh và các tấm giác quan (tấm thị giác, tấm khứu giác và tấm
thính giác)
- Trung bì tạo ra: trung mô (nguồn gốc của các mô liên kết, sụn, cơ
xương, máu , bạch huyết…) và mầm các cơ quan niệu-sinh dục.
- Nội bì tạo ra: Ruột nguyên thủy (nguồn gốc biểu mô phủ các đoạn
ống tiêu hóa và biểu mô các tuyến tiêu hóa như gan, tụy và một số tuyến nước
bọt) và ống thanh khí quản.












Hình 1.1. Sự phát sinh vùng mang [18]

5
Khoảng cuối tuần thứ tư, các tế bào mào thần kinh đã di cư tới các
thành bên của ruột họng, đoạn đầu của ruột nguyên thủy và là họng phôi. Ở đó
chúng tạo thành một mô gọi là ngoại trung mô (trung mô có nguồn gốc ngoại
bì) rồi cùng trung mô phát sinh từ trung bì tăng sinh để tạo ra những khối mô
gọi là cung mang, bộ phận này xuất hiện cùng với sự cong gập của gáy, mỗi
bên gồm 6 khối mô hay 6 cung mang nằm song song với nhau theo hướng
lưng bụng, lồi lên mặt ngoài phôi và được phủ bởi ngoại bì, đồng thời lồi vào

họng phôi được phủ bởi nội bì.
Ngay khi được tạo ra thì cung mang V biến đi rất sớm và cung mang VI
rất thô sơ nên mặt ngoài phôi người trong khoảng tuần thứ 4,5,6 chỉ có bốn
cung mang xuất hiện rõ rệt ở mỗi bên.
Ở mặt ngoài phôi, chen vào giữa cung mang, ngoại bì lõm vào trung mô
tạo thành các khe rãnh gọi là túi nang ngoại bì hay khe mang (branchial
grooves) ngăn cách các cung mang ở mặt họng của phôi, trong khi nội bì cũng
lõm ra trung mô để tạo thành các khe rãnh gọi là túi nang nội bì hay túi mang
(branchial pouches) cũng ngăn cách các cung mang. Các khe mang cũng đuợc
đánh số thứ tự theo hướng đầu –đuôi phôi. Phôi người không có khe mang V,
còn túi mang tương ứng với nó, nhiều tác giả coi là ngách phụ của túi mang
nội bì IV.
1.2.2 Sự phát triển các cơ quan vùng mang
Ngoại trung mô của mỗi cung mang sẽ biệt hóa thành các mô liên kết,
sụn và cơ, ở một số cung mang còn biệt hóa thành các mô xương. Nói chung,
các cung mang biệt hóa tạo cơ quan ở giai đoạn sớm, không kể ngoại trung
mô và các biểu mô nội ngoại bì phủ hai mặt trong và ngoài thì có thể thấy cấu
tạo của mỗi cung mang gồm:
- Một lõi bằng sụn
6
- Một thành phần cơ
- Một dây thần kinh sọ có nguồn gốc từ ngoại bì thần kinh
- Một động mạch.
Tuy vậy, mỗi một cung mang sẽ tạo thành các cơ quan khác nhau, có
thể tóm tắt sự phát triển của các cung mang trong bảng 1
Bảng 1.1: Sự phát triển các cơ quan vùng mang
Cung mang Sụn và xương Cơ Thần kinh
Cung động
mạch
Cung mang I Sụn Meckel

Xương hàm dưới
Xương búa
Xương đe
Cơ cắn
Cơ thái dương
Cơ chân bướm
Dây thần kinh
tam thoa (V)
Động mạch
hàm trong
Cung mang II Sụn Reichert
Xương bàn đạp
Sừng bé xương
móng
Các cơ mặt
Cơ trâm móng
Dây thần kinh
mặt (VII)
ĐM cơ bàn
đạp
Cung mang III Thân và sừng lớn
xương móng
Cơ màn hầu
Cơ trâm họng
Dây lưỡi hầu
(IX)
ĐM cảnh
trong
Cung mang IV Sụn giáp
Sụn thanh thiệt

Cơ khít họng
dưới
Cơ nhẫn giáp

Dây thần kinh
phế vị (X)
(nhánh thanh
quản trên)
Quai ĐM
chủ
ĐM dưới đòn
phải
Cung mang V Sụn phễu
Sụn nhẫn
Các cơ thanh
quản
Dây thần kinh
phế vị (X) (dây
Tk quặt ngược)
ĐM phổi

Các cung mang bắt đầu phát triển rất sớm từ tuần thứ tư của thời kỳ
phôi thai, khi các tế bào mào thần kinh di chuyển vào cùng đầu và cổ tương
lai để tạo lên phần lớn mặt, cổ, các khoang mũi, miệng, thanh quản và họng.
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, chúng tôi chỉ đề cập chi tiết đến
sự phát triển của các thành phần vùng cung mang I mà thôi.
7
1.2.3 Sự phát triển của các thành phần vùng cung mang I
1.2.3.1 Sự phát triển của cung mang I
Cung mang I là cơ quan sơ khai của hàm dưới, vì thế nó còn được gọi là

cung hàm.
Lõi sụn gồm một đoạn lưng ngắn gọi là sụn của mỏm hàm trên, lan tới
vùng sau ổ mắt và một đoạn bụng dài hơn gọi là sụn của mỏm hàm dưới hay
sụn Meckel. Sau đó, lõi cung mang I biến dần đi chỉ còn sót lại 2 đoạn nhỏ ở
đầu gần (đầu phía lưng phôi) của sụn hàm trên, trên cơ sở đó, các mô xương
bồi đắp để tạo nên xương búa và xương đe.
Thành phần cơ của cung mang I sinh ra các cơ nhai (gồm cơ cắn, cơ thái
dương và cơ chân bướm), bụng trước cơ nhị thân, cơ búa và cơ bao vòi ngoài.
Dây thần kinh của cung mang I là dây tam thoa (dây V).
Cung động mạch chủ I biến đi rất sớm, ở giai đoạn phôi 4mm, chỉ còn
sót lại mỗi bên một đoạn ngắn để trở thành động mạch hàm trong.

xương đe
xươn
g

b
ànđ
ạp

m

m
t
r
â
m
s

n meckel

Dây chằng trâm móng
Sừn
g
nhỏ x. món
g

Sừn
g
lớn x. món
g

Thân x. món
g

S

n
g

p

S

n nhẫn
S

n khí
q
uản
xương búa

Hình 1.2. Sự phát triển các thành phần vùng cung mang I [18]
8
- Sự phát triển của túi mang ngoại bì hay khe mang I:
Khe mang I dài ra tạo thành một ống là ống tai ngoài được phủ bởi biểu
bì da có nguồn gốc từ ngoại bì da phủ cung mang I. Biểu mô ngoại bì phủ đáy
túi mang sẽ trở thành biểu mô phủ mặt ngoài màng nhĩ. Như vậy màng nhĩ là
một màng xơ có nguồn gốc ngoại trung mô ngăn cách đáy của túi nang nội và
ngoại bì.
- Sự phát triển của túi mang nội bì hay túi mang I:
Đoạn gần họng phát triển thành một ống dài, gọi là ống họng-hòm nhĩ,
về sau sẽ là vòi nhĩ Eustachi. Biểu mô nội bì phủ ống này sẽ trở thanh biểu
mô phủ vòi Eustachi. Ở miệng ống thông với họng, biểu mô nội bì tăng sinh
rồi bị các tế bào trung mô xâm nhập. Đến tháng thứ năm của đời sống phôi
thai, tế bào lympho xâm nhập vào trung mô ấy để tạo ra hạnh nhân vòi.
Đoạn xa họng, giáp với đáy khe mang I, phình to ra để tạo nên hòm nhĩ.
Biểu mô phủ đoạn này sẽ trở thành biểu mô phủ hòm nhĩ và phủ cả trên bề
mặt các xương con của hòm nhĩ (xương búa, xương đe, xương bàn đạp) có
nguồn gốc từ ngoại trung mô các cung mang I và II.
1.2.3.2 Nguồn gốc phát sinh và phân loại của nang và rò khe mang I
Nang và rò mang là những khái niệm để chỉ các dị tật có nguồn gốc từ
các khe và túi mang của vùng mang
Về mặt bệnh sinh học của các nang và rò mang vùng cổ là do sự phát
triển bất thường của hệ thống mang trong thời kỳ phôi thai cũng như của các
khe và túi mang đã tạo ra những dị tật này.
Sự hình thành nang và rò khe mang I là kết quả của sự khép không hoàn
thiện của khe mang I hoặc do sự phân chia bất thường của khe mang này dẫn
đến sự tồn tại của hai ống tai ngoài.
9
Năm 1972, Work đã dựa trên sự khác biệt về phôi thai học, những biểu
hiện lâm sàng và mô bệnh học để chia nang và rò khe mang I ra làm hai loại là

loại 1 và loại 2 [32].
- Loại 1 (týp 1): do phát triển bất thường của ngoại bì dẫn đến sự tách
đôi của ống tai ngoài màng, hình thành nên một nang rò được bao phủ bởi
biểu mô tế bào vảy, đường rò thường đi bên trong, phía dưới và phía sau vành
tai, loa tai, hướng về phía mặt ngoài dây VII, đi song song với với nó và ống
tai ngoài, được bao bọc bởi nhu mô tuyến mang tai, để rồi tận hết trong một
túi cùng vùng trước tai. Đường rò này thường đi nông hơn thân chính của dây
VII. Do hình thành từ ngoại bì nên về mặt mô học nó không có các thành phần
phụ thuộc da cũng như không có vết tích sụn.
- Loại 2 (Týp 2): dị tật này hình thành do sự tách đôi ống tai ngoài có
nguồn gốc ngoại bì và trung bì. Đường rò thường nằm phía sau xương hàm
dưới với một nang ở phần sau dưới tuyến mang tai. Ống rò chạy đến mở vào
chỗ nối giữa phần xương và phần sụn của ống tai ngoài. Đường đi của nó liên
quan chặt chẽ với dây VII, và có thể đi bên trong, bên ngoài hay đi ngang qua
thân dây mặt. Về mặt mô học, đường rò loại 2 bao gồm các thành phần có
nguồn gốc từ ngoại bì và trung bì, tức là bao gồm cả sụn và các thành phần
phụ thuộc da.
























10

Rò khe mang I loại 1 Rò khe mang I loại 2










Hình 1.3. Phân loại đường rò [30]

Hình 1.4. Đầu ống rò trong ống tai ngoài [29]
11
Ngoài cách phân loại của Work, năm 1980, Olsen và cộng sự cũng đề xuất
cách phân loại tương tự như phân loại trong rò khe mang 2, chia ra 3 loại dựa
trên cấu trúc giải phẫu bệnh của dị tật là: nang (cyst), ống rò (fistula) và lỗ rò

(sinus) [30].
Chilla và Miehke cũng phân rò nang và khe mang I ra làm 3 thể theo liên
quan giải phẫu của đường rò với dây thần kinh mặt [13] đó là:
- loại 1: đi bên ngoài dây VII
- loại 2: đi bên trong dây VII
- loại 3: đi giữa và tách đôi dây VII.
Tuy nhiên cho đến nay, cách phân loại của Work vẫn được sử dụng phổ
biến nhất trên lâm sàng và trong các nghiên cứu.
1.3. Sơ lược giải phẫu tai ngoài, tuyến mang tai và liên quan giải phẫu
đường rò khe mang I.
1.3.1 Giải phẫu tai ngoài:
Tai ngoài bao gồm vành tai và ống tai ngoài
Vành tai như một cái loa bằng sụn, ngoài có da bao bọc, có những chỗ
lồi lõm khác nhau.
Những chỗ lồi, tính từ chu vi về trung tâm là: luân nhĩ (helix), gờ đối
luân (antihelix), đối bình tai (antitragus) và bình tai (tragus)
Những chỗ lõm là hố tam giác (Fossa Triangularis), rãnh luân nhĩ
(scapha), loa tai (concha) và cửa tai
Phần dưới vành tai không có sụn, chỉ có da và mỡ, được gọi là dái tai
(lobule).

12

Hình 1.5. Giải phẫu vành tai [28]
Ống tai ngoài: là một cái ống tịt bắt đầu từ lỗ tai và tận cùng ở màng
nhĩ. Ống này gồm hai đoạn: đoạn ngoài bằng sụn, đoạn trong bằng xương,
trong tư thế bình thường giữa đoạn sụn và đoạn xương có một cái khuỷu hơi
cong. Thiết diện ngang của ống tai hình bầu dục, dẹp theo chiều trước sau.

Hình 1.6. Giải phẫu tai ngoài

13
Liên quan giải phẫu của ống tai ngoài:
- Thành trước: liên quan với khớp thái dương hàm
- Thành sau: liên quan với dây VII và với xương chũm
- Thanh trên với hỗ não giữa
- Thành dưới liên quan với tuyến mang tai
Các nang và đường rò khe mang I thường chạy từ phía dưới ống tai đến
đổ vào chỗ nối giữa phần xương và phần sụn của ống tai nên nó có liên quan
giải phẫu với cả ống tai ngoài và tuyến mang tai.
1.3.2 Giải phẫu tuyến mang tai
• Hình thể ngoài.
Tuyến nước bọt mang tai nằm trong khu mang tai hình lăng trụ tam giác
được giới hạn bởi mỏm chũm, ống tai ngoài và hoành trâm ở sau; cơ cắn,
ngành lên xương hàm dưới và cơ chân bướm trong ở trước; da, tổ chức dưới
da và cân cổ nông ở ngoài
.

Tuyến mang
tai phụ
Tuyến mang
tai
Ống bài xuất
Tuyến dưới lưỡi
Tuyến dưới hàm

Hình 1.7: Phân chia các tuyến nước bọt [1]
14

Tuyến có ba thành như vùng mang tai. Các thành của tuyến nằm khít với
các thành của vùng này.

Tuyến mang tai nằm tương đối trải rộng và sâu từ gò má tới góc hàm, từ
trước trên cơ ức đòn chũm tới tận cơ cắn, từ dưới cân cổ vào tới tận hầu. Vì
vậy khối u của tuyến thường lan rộng và sâu.
Đặc điểm giải phẫu nổi bật của tuyến là mối liên hệ mật thiết của tuyến với
dây thần kinh mặt và động mạch cảnh ngoài, nước bọt được tiết ra đổ vào ống
Sténon
• Liên quan:
Có nhiều mạch và thần kinh lách qua tuyến nước bọt mang tai, sắp xếp
thành ba lớp.
a. Lớp nông: Có dây thần kinh mặt.
Dây thần kinh mặt có nhiều điểm liên quan quan trọng đối với tuyến mang
tai, bởi vậy đây là mối quan tâm lớn nhất của phẫu thuật viên.
Ngay sau khi chui ra khỏi lỗ trâm chũm, dây thần kinh mặt chui ngay vào
vùng tuyến mang tai qua phần trên của tam giác trâm nhị thân, giữa mỏm trâm
ở trong và cơ nhị thân ở ngoài, nằm ở đường phân giác của góc tạo bởi xương
chũm và xương nhĩ. Chính vì mối liên quan chặt chẽ như vậy nên các khối u
tuyến mang tai ác tính khi xâm lấn hay trong các phẫu thuật cắt bỏ tuyến
mang tai có thể làm tổn thương dây thần kinh mặt và gây nên dấu hiệu liệt mặt
trên lâm sàng cũng như di chứng liệt mặt sau phẫu thuật.


×