Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Dinh dưỡng cho đối tượng trẻ em dưới một tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 26 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
BỘ MÔN DINH DƯỠNG
Đề tài tiểu luận:
Dinh dưỡng cho đối tượng trẻ em
dưới một tuổi
Giảng viên: Trần Thị Thu Hương
Nhóm thực hiện: 01
TP.Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 03 năm 2013
MỤC LỤC
1) Đặc điểm sinh lý của trẻ em dưới 1 tuổi 4
1.1 Da trẻ em 4
1.2 Hệ cơ 4
1.3 Hệ xương 4
1.4 Hệ tiêu hóa 5
1.5 Hệ thần kinh 5
2) Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ dưới 1 tuổi 5
3) Chế độ dinh dưỡng dành cho trẻ em dưới 1 tuổi 8
3.1 Nhóm trẻ sơ sinh đến 4 tháng tuổi 8
3.2 Giai đoạn từ 4 đến 6 tháng tuổi 8
3.3 Giai đoạn từ 6 đến 8 tháng tuổi 9
3.4 Giai đoạn từ 8 đến 12 tháng tuổi 9
3.5 Giai đoạn 1 năm tuổi 10
3.6 Chế độ ăn dặm cho trẻ dưới một tuổi 10
3.6.1 Độ tuổi cho trẻ ăn dặm 10
3.6.2 Nguyên tắc cho trẻ ăn dặm 11
3.6.3 Cách thức cho trẻ ăn dặm 12
3.6.4 Các loại thực phẩm thích hợp cho trẻ ăn dặm 12
4) Đặc điểm lưu ý trong quá trình cung cấp dinh dưỡng cho trẻ em dưới 1 tuổi 15
4.1 Sữa 15
4.2 Các thực phẩm bổ sung 16


5) Kết luận 23
2
1) Đặc điểm sinh lý của trẻ em dưới 1 tuổi
1.1 Da trẻ em:
Khi mới sinh ra da em bé có một lớp chất gày trắng, lớp này có tác dụng bảo vệ
da.
Da trẻ em mềm mại, mỏng xốp, có nhiều nước, nhiều mao mạch.
Các sợi cơ đàn hồi ít phát triển.
Tuyến mồ hôi trong 3,4 tháng đầu phát triển nhưng chưa hoạt động.
Lớp mỡ dưới da được hình thành từ tháng thứ 7-8 trong bào thai.
Chức năng của da:
+ Chức năng bảo vệ:da trẻ mỏng dễ bị xay xát,tổn thương và nhiễm khuẩn.
+ Chức năng bài tiết: sự mất nước qua da lớn hơn người lớn.
+ Chức năng điều nhiệt: da trẻ điều hoà nhiệt độ kém, dễ bị phản ứng bởi thời tiết nóng
lạnh.
+ Chức năng chuyển hóa dinh dưỡng: tham gia chuyển hóa nước, dưới tác dụng của tia
cực tím hấp thu tiền vitamin D ở da trở thành vitamin D.
1.2 Hệ cơ:
Đặc điểm cơ phát triển của trẻ mới sinh:hệ cơ chiếm 23% cân nặng cơ thể.
Sợi cơ mảnh thành phần cơ có nhiều nước, ít đạm. Vì vậy khi bị tiêu chảy trẻ dễ
bị mất nước nặng và sút cân nhanh.
Đặc điểm về phát triển cơ:
+Trong những tháng đầu sau khi sinh trẻ có hiện tượng tăng trương lực cơ
sinh lý.
+Cơ phát triển không đồng đều các cơ lớn như cơ đùi, cơ mông, cơ cánh
tay,…phát triển trước
+Các cơ nhỏ như cơ bàn tay, cơ ngón tay,… phát triển sau.
3
1.3 Hệ xương:
Hệ xương phát triển nhanh, trong khi đó các quá trình chuyển hóa các chất còn

yếu, do đó chế độ ăn không hợp lý đối với trẻ thì dễ dẫn đến bệnh còi xương.
Xương sọ của em bé lớn hơn của người lớn.
Phát triển kém nhất là sụn, vì vậy xương trẻ mềm dễ bị gãy.
1.4 Hệ tiêu hóa:
Chức năng của bộ máy tiêu hóa chưa hoàn thiện. Nhưng nhu cầu dinh dưỡng
cao vì vậy trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa cấp và mãn tính.
Bất kì một sai lầm nhỏ nào về phương pháp nuôi dưỡng về thức ăn cũng có thể
là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa.
1.5 Hệ thần kinh:
Đại thể não: rất ít nếp nhăn (sinh càng non nếp nhăn càng ít)
Chuyển hóa của tế bào não:sau khi sinh bắt đầu chuyển hóa ái khí, chưa đồng
đều giữa các vùng.
Số tế bào /mm
3
não:giảm dần/trên quá trình lớn lên, thể tích tế bào phát triển.
Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng sớm/ thời kì sơ sinh tổ chức não chậm phát triển ảnh
hưởng đến trí thông minh và tương lai của trẻ.
Các quá trình thần kinh (hưng phấn và ức chế) có xu hướng lan tỏa, hệ thần kinh
chưa phát triển hoàn thiện.
2) Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ dưới 1 tuổi
Đây là giai đoạn trẻ vừa tách ra khỏi cơ thể mẹ, cất tiếng khóc chào đời và bắt
đầu cuộc sống độc bằng hai nguồn dinh dưỡng chính: sữa mẹ và thức ăn bổ sung. Vì
vậy cả hai nguồn thức ăn này nếu không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ thì dẫn
đến trẻ chậm lớn, dễ ốm đau bệnh tật.
4
Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em rất lớn. Chúng cần được cung cấp tất cả các chất
dinh dưỡng cần thiết trong lúc mà nhu cầu dinh dưỡng cho một đơn vị cân nặng ở năm
đầu tiên này cao hơn với giai đoạn sau, sau đó giảm dần khi trẻ tăng lên. Trong năm
đầu, trẻ phát triển rất nhanh, trẻ được 6 tháng tăng gấp 2 lần so với mới sinh và gấp 3
lần khi được 12 tháng, sau đó tộc độ tăng chậm dần cho tới khi trưởng thành.

Về chất lượng protein sử dụng hoặc phối chế nên đủ 8 loại Acid amin không thể
thay thế: Lysin, Methionin, Phenylalanine, Tryptophan, treonin, Leucin, Isoleusin.
Ngoài Protein, ở giai đoạn này trẻ cần rất nhiều chất dinh dưỡng khác như
Glucid, Lipid, Vitamin… Để đảm bảo tính cân đối về chất và năng lượng trong thức ăn,
đáp ứng nhu cầu năng lượng của trẻ nhằm giúp cơ thể phát triển toàn diện cần cung cấp
cho trẻ dưới một lương thức ăn cân đối.
Mặt khác ở lứa tuổi này bộ máy tiêu hóa chưa hoàn chỉnh, các bộ phận khác của
bộ máy tiêu hóa như miệng, dạ dày, ruột non… chưa hoàn chỉnh để hoàn chỉnh chức
năng tiêu hóa của mình, nên phải sử dụng loại thức ăn nào và cách chế biến ra sao để
cho cơ thể có thể hấp thu được dễ dàng. Nếu không cơ thể trẻ sẽ thiếu cả về chất lượng
lẫn số lượng và rất dễ mắc các bệnh suy dinh dưỡng như thiếu máu, còi xương, quáng
gà,…
Sữa mẹ
− Sữa mẹ là nguồn thức ăn lý tưởng nhất đối với trẻ em, nhất là trông 6 tháng
đầu. Thời gian này ruột trẻ chỉ tiêu hóa tốt sữa mẹ.Nếu nuôi trẻ bằng cách khác, trẻ rất
dễ bi đường tiêu hóa gây tiêu chảy.
− Sữa mẹ phải là thức ăn đầu tin của trẻ để giúp trẻ phát triển tốt.
− Cho con bú, tình cảm mẹ con mới được cụ thể hóa. Tình cảm này rất cần để
giúp trẻ nhanh chóng thích nghi với cuộc sống bên ngoài. Nếu bị tiêu chảy cách ly sau
khi sinh, chẳng những mẹ sẽ chậm lên sữa mà trẻ cũng dễ bị chết do bi lạnh, bị đói, bị
ngạt và nhiễm trùng…
5
Nếu trong những ngà đầu sau khi sinh, sữa mẹ là nguồn thức ăn chính của trẻ,
sữa mẹ tuy rất quý về chất lượng, rất thích hợp với sự tiêu hóa của trẻ, nhưng những
tháng sau này không còn đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ phải cho trẻ ăn dặm. Đến
khi trẻ đủ điều kiện thì cho trẻ thôi bú hoàn toàn. Cho trẻ ăn dặm cũng có lý do, vì từ
tháng thứ 3 mẹ đi làm hoặc không có sữa. Do tuyến nước bọt nhiều dần kéo theo hệ
tiêu hóa phát triển, đến tháng thứ 4 tuyến nước bọt phát triển tốt và bắt đầu đến tháng
thứ 6 thì trẻ bắt đầu mọc răng vì thế trẻ có thể nhai được thức ăn. Do vậy, các bà mẹ
phải cho trẻ ăn thêm thức ăn bổ sung. Sự bổ sung của thức ăn gồm các chất như sau:

Bột củ, Đạm, Rau trái cây, Dầu mỡ đường.
−Nhóm bột, củ cung cấp muối khoáng và chất đường.
−Nhóm đạm gồm cả đạm cá và thực vật cung cấp chất đạm.
− Chất đạm: Tập cho trẻ ăn thịt cá, trứng, cá bắt đầu từ tháng thứ 6, còn tôm,
cua bắt đầu từ tháng thứ 9.
6
− Chất rau: Từ tháng thứ 4 có thể cho trẻ uống nước rau, từ tháng thứ 6 có thể
ăn rau luộc nghiền nhỏ. Chất rau cung cấp chất sắt, các loại muối khoáng, Vitamin.
− Dầu mỡ: Nên cho trộn chung với các loại thực phẩm khác, là nguồn năng
lượng chủ yếu. Nếu thiếu năng lượng ter dễ bị suy dinh dưỡng thể gầy đét.Ngoài ra
chất dầu còn làm cho chén bột mềm, không quá khô, trẻ dễ ăn.
Chế độ ăn nhân tạo:
− Sữa tươi: là sữa vắt trực tiếp từ bò. Cho trẻ ăn
theo nguyên tắc gần giống sữa mẹ thêm đường, nước
vitamin. Lượng nước giảm theo độ tuổi.
− Sữa bột: Sữa bột toàn phần, sữa bột nữa béo,
sữa bột không kéo
Chú ý: không cho trẻ dùng sữa bột không béo vì
thiếu hẳn lượng vitamin dẫn đến coi xương. Nêu dùng sữa này phải thêm lượng
vitamin và dầu ăn.
3) Chế độ dinh dưỡng dành cho trẻ em dưới 1 tuổi
3.1 Nhóm trẻ sơ sinh đến 4 tháng tuổi
7
Đây là giai đoạn trẻ cần được bú sữa mẹ hoặc nuôi bộ, nhưng nguồn sữa phải
đảm bảo đầy đủ dưỡng chất, trong đó sữa mẹ được xem là nguồn thức ăn cần thiết và
tốt nhất cho nhóm trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi.
Nếu nuôi bằng sữa mẹ nên cho trẻ bú từ
8-12 lần/ ngày( trung bình cứ 2 đến 4 tiếng
cho bú một lần). Đến tháng thứ 4 giảm còn 6
lần/ngày nhưng lượng sữa mỗi lần bú lại tăng

lên.
Nếu nuôi bộ, nên duy trì tần suất 6-8
lần/ngày, mỗi lần cho ăn đạt từ 56-146 gam,
đưa tổng lượng sữa dùng cả ngày lên 500-1000 gam. Khi trẻ lớn, số lần cho ăn giảm
nhưng lượng sữa mỗi lần ăn tăng từ 100-200 gam.
Không nên pha thêm mật ong vào sữa vì nó làm tăng rủi ro ngộ độc do hệ miễn
dịch của trẻ còn yếu. Nếu trẻ nhẹ cân, ăn ban ngày không đủ thì cho ăn bổ xung vào
ban đêm, nhưng trọng tâm vẫn là ăn uống ban ngày là chính.
3.2 Giai đoạn từ 4-6 tháng tuổi
Giai đoạn này trẻ nên ăn từ 800 gam đến 1200 gam sữa/ngày sau đó dần dần
chuyển sang thức ăn rắn. Nếu cho trẻ ăn thực phẩm rắn, quá sớm cũng không có lợi.
Việc cho trẻ ăn thức ăn rắn cũng còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe cũng
như sở thích của trẻ. Nên bắt đầu bằng ngũ cốc tăng cường sắt (bột gạo) kết hợp với
sữa mẹ hay sữa ngoài.
8
3.3 Giai đoạn 6-8 tháng
Tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ hoặc bú bình, tần suất 3-5 lần/ngày và ăn thêm bột
ngũ cốc, nước hoa quả, rau nghiền.
Trọng tâm đến nước ép không đường, giàu vi tamin C như nước ép táo, nho
cam…, không nên đựng vào bình cho trẻ ngậm bú khi ngủ. Nếu có tiền sử mắc bệnh dị
ứng thì sau 9 tháng hãy cho trẻ dùng nước cam ép vì các loại hoa quả có thể gây dị ứng
cho trẻ.
Ban đầu sử dụng các loại rau xanh củ quả mềm như khoai tây, cà rốt, khoai lang
đậu đỗ, chuối, dưa hấu vv…Mỗi ngày nên ăn 2-3 bữa rau xanh hoa quả, mỗi bữa 2-3
thìa cà phê. Nếu cho ăn trực tiếp nên cắt thành miếng nhỏ, tránh ăn thực phẩm quá
cứng, quá nóng làm trẻ tắc nghẹn hoặc bị bỏng miệng.
3.4 Giai đoạn 8-12 tháng
Tiếp tục cho trẻ bú mẹ hoặc bú bình tần suất 3-4 lần/ngày. Bổ sung thêm thịt cho
trẻ do sữa mẹ thiếu sắt. Có thể cho trẻ ăn thêm 3-4 bữa thịt/ngày mỗi bữa chỉ khoảng 1
thìa cà phê, bổ sung 4 lần ăn rau xanh, hoa quả, mỗi lần từ 1-2 thìa cà phê.

Cũng có thể cho trẻ ăn 3 bữa trứng/tuần nhưng chỉ ăn lòng đỏ cho đến khi trẻ
được 1 tuổi, lòng trắng nên bỏ vì dễ gây dị ứng.
9
3.5 Giai đoạn 1 năm tuổi
Khi trẻ được 1 năm nên dùng sữa nguyên chất “Vitamin D” hoặc 4% thay cho
sữa mẹ hoặc dùng cho bú bình. Trẻ dưới 2 năm tuổi không nên ăn sữa có hàm lượng
mỡ thấp (2% hoặc sữa tách mỡ).
Lý do, cơ thể trẻ cần bổ sung calo từ mỡ để cung cấp nhu cầu năng lượng. Tuy
nhiên trẻ dưới 1 năm không nên dùng sữa nguyên chất vì nó có thể làm tăng nguy cơ
thiếu máu. Các đồ ăn như bơ, phó mát, sữa chua chỉ nên ăn vừa phải.
Đối với nhóm trẻ 1 tuổi do sữa mẹ hoặc bú bình không đủ dưỡng chất, năng
lượng nên cần bổ sung thêm dưỡng chất từ thịt, rau xanh, hoa quả, ngũ cốc và các loại
sữa động vật khác.
Việc đa dạng hóa nguồn thức ăn cho trẻ có tác dụng tích cực, cung cấp đầy đủ
vitamin khoáng chất. Khi trẻ lẫm chẫm biết đi do thể trạng phát triển mạnh nên việc
cung cấp đủ dưỡng chất và năng lượng đóng vai trò quan trọng.
Khi cho trẻ ăn cần chú ý chia nhỏ các bữa ăn thành nhiều lần, mỗi bữa chỉ ăn
vừa đủ (có thể ăn tới 4-5 bữa/ngày), ngoài ra có thể cho trẻ ăn vặt.
3.6 Chế độ ăn dặm cho trẻ dưới một tuổi:
Đến một lúc nào đó, sữa mẹ sẽ không còn đủ để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng
cho sự phát triển và tăng trưởng của trẻ. Đó chính là lúc có thể bắt đầu cho trẻ ăn
dặm và làm quen với thức ăn đặc. Bằng cách tiếp xúc với mùi vị và dạng thức ăn mới,
cơ hàm của bé sẽ phát triển cứng cáp hơn.
3.6.1 Độ tuổi cho trẻ ăn dặm
Từ tháng thứ 5 – 6, trẻ bắt đầu có thể ăn bổ sung (ăn dặm), ngoài nguồn sữa mẹ.
Chế độ ăn hợp lý, khoa học có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ và
thói quen ăn uống sau này của trẻ.
Khi bé được khoảng 6 tháng tuổi là mẹ đã có thể cho bé tập ăn dặm. Thời điểm
bắt đầu ăn dặm phụ thuộc tốc độ tăng cân của trẻ. Nếu bé 4 tháng tuổi tăng 200 g mỗi
10

tuần thì có thể lùi thời điểm ăn dặm đến tháng thứ 5 hoặc thứ 6. Nếu không đạt mức
tăng trưởng này, bé cần được tập ăn dặm ngay vì sữa mẹ không còn đáp ứng đủ nhu
cầu dinh dưỡng.
Ăn dặm là một quá trình khá gian nan và thú vị đối với cả bạn và bé. Đó là một
tiến trình chuyển từ chế độ ăn dạng lỏng sang dạng sệt rồi đến dạng lợn cợn và sau
cùng là dạng miếng. Vì thế không thể vội vã, phải thực hiện từ từ cho bé làm quen và
thích ứng dần.
3.6.2 Nguyên tắc cho trẻ ăn dặm:
Từ tháng thứ 5 – 6, trẻ bắt đầu có thể ăn bổ sung (ăn dặm), ngoài nguồn sữa mẹ.
Chế độ ăn hợp lý, khoa học có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ và
thói quen ăn uống sau này của trẻ.
Sau đây là một số nguyên tắc để việc ăn dặm của trẻ được tốt hơn.
- Cho trẻ ăn từ lỏng đến đặc, từ ít đến nhiều, tập cho trẻ quen dần với thức ăn
mới.
- Số lượng thức ăn và bữa ăn chia ra làm nhiều lần, số lượng và chất lượng tăng
dần theo tuổi, đảm bảo thức ăn hợp khẩu vị trẻ.
- Chế biến thức ăn hỗn hợp giàu dinh dưỡng, đủ 4 nhóm thực phẩm:
+ Chất đạm: thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa…
+ Tinh bột: gạo, mì, ngô, khoai…
+ Chất béo: dầu, mở, lạc, vừng…
+ Chất khoáng và vitamin: rau xanh, trái cây, nước hoa quả.
+ Tăng năng lượng cho thức ăn bổ sung có thể thêm dầu: mè, đậu phộng…
Chế biến các thức ăn phối hợp giàu dinh dưỡng, sử dụng các thức ăn có tại địa
phương.
Bát bột, bát cháo của trẻ cần thêm nhiều loại thực phẩm khác nhau để tạo nên
màu sắc thơm ngon hấp dẫn và đủ chất.
11
Khi chế biến đảm bảo thức ăn mềm dễ nhai và dễ nuốt. Thêm dầu, mỡ hoặc dầu
vừng, dầu lạc (mè, đậu phộng) làm cho bát bột vừa thơm, vừa béo, mềm trẻ dễ nuốt lại
cung cấp thêm năng lượng giúp trẻ mau lớn.

- Cần cho trẻ bú bình thường, ăn uống không kiêng khi trẻ bệnh và phải theo
hướng dẫn của bác sĩ.
- Tuyệt đối không được sử dụng bột ngọt (mì chính) trong chế biến thức ăn cho
trẻ, gây ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ của bé.
Tất cả dụng cụ chế biến phải sạch sẽ, cần rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn
và khi cho trẻ ăn.
- Chế biến đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tài liệu tham khảo:
3.6.3 Cách thức cho trẻ ăn dặm:
Thời kỳ ăn dặm của bé chia thành 3 giai đoạn:
- Giai đoạn ăn bột: Bắt đầu từ 6 tháng tuổi trở đi, mẹ đã có thể cho bé nhấm
nháp một chút bột được rồi. Trong giai đoạn này, có thể mua bột dinh dưỡng đóng hộp
của các hãng có uy tín, vì loại bột này có chứa đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho trẻ.
Nếu bạn tự chế biến cho trẻ ăn cần đảm bảo hợp vệ sinh và đầy đủ dinh dưỡng, tuy
nhiên bạn nên lưu ý những thức ăn có thể làm cho trẻ bị dị ứng.
- Giai đoạn ăn cháo: Khi bé được 9 - 10 tháng (có bé sớm hơn) và đã ăn được
kha khá, bạn có thể nấu cháo cho bé ăn. Không nên chỉ hầm xương lấy nước, vì nước
ngọt của xương hoàn toàn không cung cấp đủ chất dinh dưỡng, mà bé cần ăn cả thịt,
cá, rau củ.
- Giai đoạn ăn cơm: Khi có đủ răng (20 cái), bé mới có thể nhai cơm thật kỹ.
Bạn nên nấu cơm mềm và dằm nát cho trẻ ăn. Tập cho trẻ ăn các loại rau, củ bằng cách
nấu canh rau đay, canh mồng tơi, canh bí đỏ, canh súp (nấu với cà-rốt, khoai tây, súp-
lơ, su hào).
12
3.6.4 Các loại thực phẩm thích hợp cho trẻ ăn dặm:
Khi bé đến độ tuổi ăn dặm, cần phải lựa chọn những thực phẩm vừa phù hợp lại
giàu dưỡng chất, tốt cho sự phát triển của bé nhé. Sau đây là một vài thực phẩm tốt
cho bé trong độ tuổi ăn dặm:
Bí đỏ
Bí đỏ có chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin A, vitamin C, kali, magie, sắt,

beta-carotene, protein, chất xơ… rất tốt cho máu, thị giác của bé. Đây là thực phẩm nên
cho bé làm quen khi ăn dặm bởi bí đỏ dễ xay nhuyễn, có màu sắc đẹp và hương vị
ngon nên rất phù hợp với bé. Có thể nấu nhừ, dầm nhuyễn bí đỏ để nấu cháo cho bé ăn.
Chỉ nên cho bé ăn bí đỏ 1-2 lần/ tuần để tránh bé bị vàng.
Xoài
Xoài chứa hầu hết các loại vitamin như A, C, E và
K cũng như nhiều chất dinh dưỡng khác như chất xơ,
magiê và kali. Chính vì vậy, xoài là một loại quả tuyệt
vời để đưa vào chế độ ăn dặm của bé. Dù vậy nên tìm
hiểu kỹ xem bé có bị dị ứng với xoài không. Nếu có, tuyệt
đối không cho bé ăn xoài và cũng không nên để trẻ nghịch hay tiếp xúc da với quả xoài
để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.
Quả bơ
Các chất dinh dưỡng, vitamin (chất xơ, chất béo bão hòa, kali, carbohydrate,
protein, vitamin E, vitamin B2, vitamin B6, vitamin C…) có trong quả bơ rất có lợi cho
sự phát triển ở bé. Đặc biệt, vitamin B tổng hợp trong trái bơ có tác dụng tăng cường trí
nhớ vì thế đây là một nguồn dinh dưỡng hoàn hảo, khổng lồ cho sự phát triễn trí não
của trẻ.
Thịt bò
13
Thịt bò là một nguồn cung cấp sắt phong phú, giúp bé phát triển trí não và lưu
thông ôxy trong cơ thể. Tuy nhiên, cần nghiên cứu chế biến thịt bò thật cẩn thận và hợp
lý bởi giai đoạn này răng bé vẫn chưa đủ để nhai thịt.
Thịt gà
Thịt gà chứa nhiều protein và chất sắt, đây là nguồn dinh dưỡng chất lượng dành
cho bé đặc biệt trong thời kỳ ăn dặm. Phần ức và phần lườn của gà giàu protein, ít chất
béo, phần đùi gà chứa nhiều sắt và có hàm lượng chất béo cao. Thịt gà dễ tiêu hóa nhất
trong số các loại thịt, được xếp vào danh sách "thịt trắng", và "thịt trắng" dễ hấp thụ
hơn "thịt đỏ" (thịt bò, thịt lợn).
Pho mát

Pho mát là một nguồn giàu riboflavin
(vitamin B2) cần thiết cho quá trình chuyển hóa
protein, chất béo và carbohydrate thành năng
lượng. Trong phomát chứa nhiều chất béo bão hòa
không tốt cho người lớn nhưng lại rất tốt cho trẻ
nhỏ.
Khoai lang
Khoai lang là loại củ chứa nhiều tinh bột, acid amin, beta caroten, vitamin C,
vitamin B1, canxi, kẽm, sắt, magie, natri, kali,… an toàn cho bữa ăn dặm của bé.
Ngoài ra, khoai lang chứa rất ít chất béo, không có cholesterol và là một nguồn
photochemical phong phú, giúp bé chống lại các loại bệnh tật. Vị ngon ngọt, thanh mát
của loại củ này sẽ khiến bé thích thú hơn với bữa ăn dặm.
Sữa chua
Sữa chua có tác dụng rất tốt, cần thiết cho sức khỏe của bé. Nó cung cấp lượng
lớn canxi, cao hơn trong sữa tươi, góp phần thúc đẩy sự phát triển hệ xương của trẻ.
14
Ngoài ra, các dưỡng chất và lợi khuẩn trong sữa chua còn giúp trẻ tăng sức đề kháng,
ổn định hệ tiêu hóa.
Tuy nhiên, cũng không nên cho bé ăn quá nhiều. Nếu bé ăn quá nhiều sữa chua
sẽ rất dễ phải đối mặt với tình trạng quá nhiều axit trong dạ dày. Hiện tượng này sẽ ảnh
hưởng đến niêm mạc dạ dày và bài tiết chất xúc tác tiêu hoá. Điều này lâu ngày sẽ làm
mất đi cảm giác thèm ăn của bé. Liều lượng sữa chua khuyến cáo cho trẻ chỉ nên ăn từ
1 - 2 cốc mỗi ngày.
Cam quýt
Cam quýt là những trái cây giàu vitamin C giúp
của thiện sức đề kháng của cơ thể trẻ và giúp trẻ hấp
thụ chất sắt từ các thực phẩm khác. Hơn nữa, thường
xuyên ăn cam quýt quýt cũng giúp tăng cường hệ
miễn dịch chống lại các loại vi khuẩn. Trong cam quýt
có chứa nhiều chất xơ và pectin có thể thúc đẩy nhu

động ruột giúp loại bỏ chất độc hại. Có thể cho con ăn sau mỗi bữa ăn hoặc vắt nước
cho con uống.
Cà chua
Cà chua là loại quả giàu vitamin, chất
xơ và chất chống ôxy hóa, đây được cho là
thực phẩm an toàn, lợi ích cho bữa ăn dặm
của bé. Cà chua có tác dụng giải độc, tái sinh
tế bào, phát triển hệ thống thần kinh, tránh
cảm cúm, bảo vệ da cho bé. Ngoài ra, cà chua
còn là một nguồn thực phầm dồi dào lycopene – một sắc tố chống oxy hóa giúp ngăn
ngừa ung thư và bệnh tim.
Có thể xay nhỏ cà chua nấu cùng với bữa ăn dặm của bé. Các mẹ cũng cần lưu ý
cân đối lượng cà chua vừa phải trong chế độ ăn dặm của bé.
15
Cà rốt
Cà rốt chứa nguồn beta caroten, vitamin A, khoáng chất, chất xơ vô cùng dồi
dào, điều này rất có lợi cho thị giác, tim mạch của bé. Các chuyên gia cho rằng nên bổ
sung lượng cà rốt hợp lý. Chỉ nên cho trẻ ăn cà rốt 2 lần/tuần, mỗi lần khoảng 30-50g.
Ăn như vậy mới có tác dụng ức chế sự phát triển của các tế bào gây ung thư.
Còn nếu cho bé ăn quá nhiều cà rốt có thể khiến bé bị thiếu máu, do đó bé dễ
mắc bệnh vàng da, chán ăn, tâm thần bất ổn, bồn chồn và khó ngủ. Thậm chí, ban đêm
bé còn hay giật mình, sợ hãi, khóc và nhiều triệu chứng khác nữa.

Cá chứa nhiều nhóm axit amin, nguồn Omega 3 tuyệt vời cho sức khỏe mà cơ
thể trẻ sơ sinh đang phát triển rất cần. Các Omega 3 trong cá có tác dụng cực tốt đến sự
phát triển của não bộ, trí thông minh và mắt của trẻ.
Đặc biệt cá hồi cung cấp một nguồn chất béo cần thiết hỗ trợ chức năng của não
bộ và hệ thống miễn dịch.
Tài liệu tham khảo:
4)Đặc điểm lưu ý trong quá trình cung cấp dinh dưỡng cho trẻ em dưới 1

tuổi
Trẻ dưới 1 tuổi vẫn đang trong quá trình hình thành đầy đủ và hoàn thiện dần
các chức năng của từng bộ phận trên cơ thể.
Sau đây là những điếu cần lưu ý khi cung cấp các chất dinh dưỡng cho trẻ:
4.1 Sữa
Sữa mẹ là thức ăn lý tưởng nhất đối với trẻ em, nhất là trong 6 tháng đầu. Thời
gian này ruột trẻ chỉ tiêu hóa tốt sữa mẹ.
Nếu nuôi trẻ bằng thức ăn khác trẻ rất dễ bi vấn đề tiêu hóa gây tiêu chảy. Tuy
nhiên, vì nhiều nguyên nhân, những trẻ không được bú sữa mẹ sẽ được sử dụng sữa
thay thế.
16
Để chọn cho trẻ loại sữa thích hợp, phụ huynh cần xem trẻ thuộc nhóm nào: suy
dinh dưỡng hay béo phì, có dị ứng sữa bò hay không…Không nên cho trẻ uống sữa
tách bơ vì đây là giai đoạn trẻ tăng trưởng, sữa tách bơ có hàm lượng năng lượng thấp
sẽ hạn chế sự phát triển của trẻ.
Với trẻ suy dinh dưỡng nên chọn sữa năng lượng cao. Trong 100 ml sữa có chứa
100 kcal năng lượng cao, gần tương đương với thực phẩm sẽ giúp trẻ suy dinh dưỡng
bổ sung năng lượng theo nhu cầu.
Hạn chế thay đổi sữa cho trẻ, vì hầu hết hàm lượng dinh dưỡng các loại sữa đều
giống nhau, chỉ khác là có thể bổ sung thêm thành phần này hoặc thành phần kia.
4.2 Các thực phẩm bổ sung
Cần chọn lọc những thực phẩm phù hợp với trẻ và nên tránh những loại thực
phẩm sau đây:
Muối
Vào thời điểm này, thận của trẻ chưa thích ứng được với lượng muối nhiều.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, không nên cho trẻ dưới 1 tuổi dùng quá 0,4g
muối mỗi ngày. Một số loại thực phẩm có hàm lượng muối cao như: pho mát, xúc
xích, thịt hun khói cũng nên hạn chế c cho trẻ ăn.
17
Đường

Không nên cho trẻ dưới 1 tuổi dùng các loại bánh ngọt, bích quy, kẹo, kem,… vì
trong những loại thực phẩm này thường chứa nhiều chất ngọt gây sâu răng khi răng trẻ
vừa mới nhú mọc. Chính vì vậy, chỉ nên thêm đường vào thức ăn của trẻ khi thực sự
cần thiết.
Các mẹ nên đặc biệt hạn chế cho trẻ dưới 1 tuổi ăn đường.
Mật ong
Mật ong không chỉ là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe mà còn được dùng để
chữa nhiều loại bệnh. Tuy nhiên, với trẻ dưới 1 tuổi thì mật ong lại không phát huy
được những tác dụng tuyệt vời ấy. Bởi vì, trong mật ong có chứa lượng đường rất lớn
và chứa bào tử của Clostridium botulinum có thể gây ngộ độc, táo bón, hôn mê ở trẻ sơ
sinh. Chính vì vậy, mật ong là loại thực phẩm nằm trong danh sách “cấm” đối với trẻ
dưới 1 tuổi.
18
19
Dâu
Dâu giàu vitamin tuy nhiên chúng chứa nhiều axit ảnh hưởng lớn đến dạ dày và
ruột của bé có thể gây kích ứng như nổi sảy,…
Trứng
Trứng chứa nguồn protein, vitamin D và chất khoáng dồi dào, tuy nhiên trứng
lại là món ăn rất dễ gây dị ứng cho trẻ. Không nên cho trẻ ăn trứng sống hoặc trứng
chưa chín kỹ. Có thể cho trẻ ăn trứng nhưng phải đảm bảo trứng được luộc chín kỹ cho
đến khi cả lòng trắng và lòng đỏ rắn lại. Tuy nhiên, chỉ nên cho trẻ ăn lòng đỏ trứng, vì
các protein trong lòng trắng trứng có thể làm bé bị dị ứng hoặc dị ứng phát triển trong
tương lai.
Chỉ cho bé ăn lòng đỏ trứng đã chín
Trái cây ép
20
Trong nước ép chứa nhiều đường và mất đi nhiều chất dinh dưỡng khác mà chỉ
có trong trái cây nguyên vẹn. Bé dưới 1 tuổi nếu uống quá nhiều nước ép hoa quả sẽ
không hấp thu được đủ sữa mẹ, sữa bột, thức ăn dặm giàu dinh dưỡng có thể dẫn tới

suy dinh dưỡng. Thêm vào đó, một vài trẻ hấp thu quá nhiều khối lượng nước ép hoa
quả sẽ có thể bị đau dạ dày hoặc tiêu chảy.
Hải sản có vỏ
Các loại hải sản có vỏ như tôm, cua, sò, ốc… là thực phẩm rất dễ gây dị ứng. Vì
vậy, chỉ nên cho bé ăn sau năm đầu đời. Trước khi cho bé ănnên hỏi ý kiến bác sỹ cũng
như tìm hiểu xem trong gia đình có ai bị dị ứng với hải sản.
Thực phẩm nhiều chất xơ
Trẻ nhỏ phát triển nhanh do đó rất cần được cung cấp nhiều calo và các chất
dinh dưỡng từ một lượng nhỏ thực phẩm hàng ngày. Các loại đồ ăn giàu xơ như hoa
quả và rau xanh thì tốt cho em bé. Tuy nhiên, bé cần tránh những loại đồ ăn có hàm
21
lượng xơ quá cao như bánh mì đen, một số loại bánh mì giàu xơ. Những loại thực
phẩm này khiến bé no bụng quá nhanh, khiến bé chán những món khác và làm giảm
hấp thu một số chất dinh dưỡng quan trọng như canxi và sắt.
Một số loại cá
Cần tránh những loại cá có hàm lượng thủy ngân cao như cá mập, cá kiếm, cá
maclin,… bởi thủy ngân có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển hệ thần kinh của
trẻ.
Cần tránh những loại cá có hàm lượng thủy ngân cao
Pate
Nên tránh cho trẻ dưới 1 tuổi ăn pate bởi pate gồm có cả pate thực vật, chúng có
thể chứa vi khuẩn listeria dẫn tới ngộ độc thực phẩm cho trẻ.
22
Sữa bò
Sữa bò tươi có chứa một lượng lớn protein, nguyên nhân gây cảm giác đầy bụng
ở trẻ.
Mặc dù nhiều loại sữa công thức có nguồn gốc từ sữa bò. Nhưng không nên
dùng sữa bò là đồ uống cho bé dưới 1 tuổi. Không giống sữa công thức và sữa mẹ, sữa
bò chứa ít kalo và vitamin nên không đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của bé.
Ngoài ra, trẻ dưới 1 tuổi không thể tiêu hóa được các enzyme và protein có

trong sữa bò. Không chỉ có vậy, các chất trong sữa bò có thể gây hại đến thận của trẻ.
Một số loại phômai
Không nên cho trẻ dưới 1 tuổi dùng phômai mềmbởi trẻ sẽ có nguy cơ nhiễm
khuẩn Listeria rất cao. Tuy nhiên, có thể thay thế phômai mềm bằng phômai cứng và
kem phômai, vừa an toàn với trẻ, lại vừa là nguồn cung cấp canxi tuyệt vời.
23
Nho hay thực phẩm cứng
Các loại hạt, bỏng ngô, nho cả quả, rau củ sống, nho khô, bánh kẹo, hoa quả
khô, các loại hạt nhỏ nhưng cứng nên tránh cho bé ăn bởi chúng là nguy cơ gây nghẹt
thở hàng đầu ở bé. Chúng cần được cắt thật nhỏ và nấu tới khi chín mềm khi cho bé ăn.
Một số chú ý về ăn uống:
- Khi cho trẻ ăn thêm chú ý không cho trẻ ăn miếng quá to, thức ăn quá cứng và
không nên ăn quá nhiều trong một lần ăn.
- Mỗi lần chỉ nên giới thiệu một loại thức ăn mới, vài ngày ăn một món mới,
tránh những thực phẩm dễ gây dị ứng.
- Không nên cho thực phẩm vào bình để cho trẻ nằm bú
- Xen kẽ giữa thức ăn cũ và mới để trẻ chóng làm quen
- Nên bón cho trẻ trực tiếp từ bát chứa thức ăn, hoặc từ siêu nấu bột.
- Thực phẩm cho dùng cho trẻ cần được bảo quản kín trong tủ lạnh với thời gian
không quá 2 ngày.
- Khi bón cho trẻ nên dùng thìa nhỏ vừa với miệng trẻ.
- Không nên cho trẻ ngậm bú bình khi nằm ngủ, nhất là nước ép trái cây vì nó
có thể gây ra các loại bệnh về răng lợi.
24
- Không nên cho trẻ ăn những thực phẩm dễ gây sặc, nghẹn như bỏng ngô, lạc
hạt, chip khoai tây, quả nho, rau nguyên chất, thực phẩm cắt thái miếng quá to.
- Trong khi đang ăn nên bổ xung nước cho trẻ. Vừa ăn vừa uống giúp trẻ dễ
nuốt.
- Không nên dùng đồ uống có gas, nước ngọt cho trẻ uống vì nó có thể gây
nghiện, giảm tính ngon miệng và gây hư hỏng răng lợi.

- Không nên cho trẻ ăn đồ quá cay, quá nóng quá ngọt, quá mặn đồ uống kích
thích như chè, cà phê v.v
5) Kết luận
Trong 1 năm đầu đời, trẻ phát triển nhanh, do đó chúng cần được bổ sung một
lượng lớn năng lượng và dinh dưỡng. Sự tăng trưởng của trẻ không phải dần dần mà
đôi khi có sự bùng phát, và nghĩa là khẩu vị và cơn đói của trẻ là không thể đoán trước
được. Lượng thức ăn và sự ngon miệng của trẻ khác nhau từng ngày.Vì vậy, cần có
chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ để đám bảo trẻ phát triển toàn diện.
25

×