TRẢ LỜI MỘT SỐ CÂU HỎI GIỮA VÀ CUỐI SÁCH GIÁO KHOA.
Câu 1: Kể tên 1 số cửa khẩu quan trọng trên đường biên giới của nước ta:
Trả lời:
- Trên đường biên giới với Trung Quốc: Móng Cái, Hữu Nghị, Đồng Đăng, Lào Cai
-Trên đường biên giới với Lào: Cầu Treo, Lao Bảo, Bờ Y…
-Trên đường biên giới với Campuchia: Mộc Bài, Vĩnh Xương…
Câu 2: Tìm các dẫn chứng khẳng định giai đoạn Tân Kiến Tạo vẫn còn tiếp diên đến
ngày nay:
Trả lời:
- Năm 1923, có hiện tượng phun trào badan, tạo nên đảo núi lửa Hòn Tro ở thềm lục
địa cực Nam Trung Bộ, về phía nam của đảo Phú Quý. Nay bị sóng biển san bằng
nằm ở độ sâu 20-30m là đảo ngầm.
- Động đất vẫn còn diễn ra ở một số khu vực của nước ta.
- Hoạt động mắc ma vẫn còn tồn tại qua các suối nước nóng phân bố rác rác từ Bắc
chí nam.
Câu 3:Việc khai thác, sử dụng đất và rừng không hợp lý ở miền đồi núi đã gây nên
hậu quả gì:
Trả lời:
- Gây lũ quét, lũ bùn, lũ ống ở miền núi, lũ lụt ở đồng bằng.
- Gây rử trôi, xói mòn đất
- Thu hẹp môi trường sống của động vật
- Góp phần vào việc mất cân bằng sinh thái.
Câu 4: Vì sao lượng nước thiếu hụt vào mùa khô ở miền Bắc
Trả lời: Vì: Mùa khô ở miền Bắc có mưa phùn
Câu 5: Tại sao ở nước ta có tỉ suất gia tăng dân số giảm nhưng quy mô dân số vẫn
tiếp tục tăng? Ví dụ chứng minh.
Trả lời:
- Do quy mô dân số nước ta lớn, hàng năm tăng lên khoảng hơn 1 triệu người, do
thực hiện chinh sách dân số nên tỉ lệ sinh đã giảm dần vì vậy tỉ lệ gia tăng dân số có
xu hướng giảm
Ví dụ: Với quy mô dân số là 70 triệu người, tỉ lệ gia tăng là 1,5% thì mỗi năm dân số
tăng 1,05tr người. Nếu quy mô dân số là 84tr người, tỉ lệ gia tăng là 1,31% thì mỗi
năm tăng lên 1,10 tr người.
Câu 6: Nêu ví dụ minh họa về hậu quả đô thị hóa đố với phát triển KT-XH và môi
trường hiện nay:
Trả lời:
Ở thành phố nước ta hiện nay đô thị hóa đa gây khó khăn: Giải quyết việc làm, các
vấn đề xã hội, ô nhiễm môi trường: Nước thải, rác thải, ô nhiễm không khí, kẹt xe,
việc quản lý trật tự an ninh xã hội…
Câu 7: Lấy ví dụ chứng minh sụ phân hóa mùa vụ là do sự phân hóa tự nhiên ở nước
ta:
Trả lời:
- Sự khác biệt giữa miền Bắc và miền Nam:
+ĐBSH có vụ lúa hè thu, đông xuân,vụ mùa. Ngoài 3 vụ còn có vụ đông trồng
các rau màu(hiện nay vụ đông trở thành vụ chính).
+ ĐBSCL có hai vụ chính là vụ lúa hè thu và lúa đông xuân, có vụ mùa nhưng
có vai trò không đáng kể.
- Khác biệt giữa miền núi và đồng bằng:
+ Đồng bằng: chủ yếu là vụ lúa hè thu, đông xuân.
+ Miền núi chủ yếu là cây hoa màu, ngoài ra có nhiều cây trồng trái vụ.
Câu 8: Vì sao phải thực hiện phân bố dân cư hợp lý? Nêu 1 số phương hướng và
biện pháp đã thực hiện trong thời gian qua.
Trả lời:
- Phải thực hiện phân bố dân cư hợp lý vì: Dân cư có sự phân bố không hợp lý nơi thì
thừa nơi thì thiếu lao động (nói rõ sự phân bố dân cư không hợp lý như thế nào)
Phương hướng và biện pháp:
- Tiếp tục thực hiện các biện pháp kiềm chế tốc độ tăng dân số, đẩy mạnh tuyên
truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật về dân số và kế hoạch hoá gia đình.
- Xây dựng chính sách di cư phù hợp để túc đẩy phân bố dân cư, lao động giữa các
vùng.
- Đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở trung du và miền núi, phát triển công
nghiệp ở nông thôn để sử dụng tối đa nguồn tài nguyên thiên và nguồn lao động.
- Phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng.
Câu 9: Tại sao cây công nghiệp lâu năm lại đóng vai trò quan trọng nhất trong cơ
cấu sản xuất cây công nghiệp:
Vì:
- Có giá trị cao
- Nguồn hàng xuất khẩu chủ lực
- ĐKTN thuận lợi cho phát triển.
Câu 10: Hãy phân tích nguồn thức ăn cho chăn nuôi:
- Đồng cỏ có diện tích rộng lớn ở các miền núi.
- Thức ăn từ hoa màu lườn thực, phụ phẩm ngành thuỷ sản dồi dào.
- Thức ăn chế biến công nghiệp ngày càng phong phú.
Câu 11: Tại sao nói đảm bảo an toàn lương thực là cơ sở để đa dạng hoá nông
nghiệp:
Vì: Đa dạng hoá nông nghiệp ở nước ta đồng nghĩa với phát triển chăn nuôi, cây
công nghiệp dài ngày, cây ăn quả. Trong đó, do có hiệu quả kinh tế cao nên các loại
hình phát triển công nghiệp này cần đwocj phát triển trên quy mô lớn. Muốn phát
triển đươc thì vấn đề lương thực phải cần đảm bảo (sản xuất lúa).
Câu 12: Những điều kiện thuận lợi mà ĐBSCL trỏ thành vùng nuôi cá và nuôi tôm
lớn nhất nước ta:
- Có nhiều cửa sông, bãi triều rộng có khả năng nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước
lợ.
- Có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằn chịt nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt.
Câu 13: Giải thích tại sao kinh tế trang trại kại rất phát triển ở ĐBSCL?
Vì: Có nhiều điều kiện thuận lợi:
- Đất đai và diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản rộng và tập trung, rừng ngập
mặn, trừng tràm trên đất phèn…
- Các chính sách phát triển, thị trường, kinh nghiệm sản xuất hàng hoá của dân cư.
Câu 14: Tại sao việc phát triển các vùng chuyên canh nông nghiệp kết hợp với công
nghiệp chế biến lại có ý nghĩa rất quan trọng đối với TCLTNN và phát triển KT-XH
nông thôn?
Vì:
Trong nông nghiệp và phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn, mặc dù kinh tế hộ gia
đình mang lại nhiều thành tựu, nhưng do nguồn lực hạn chế nên khó có thể đưa nên
nông nghiệp lên nền nông nghiệp hàng hoá được.
Việc phát triển các vùng chuyên canh nông nghiệp kết hợp với công nghiệp chế biến
có khả năng huy động các nguồn lực lớn hơn, làm gia tăng chất lượng sản phẩm nông
nghiệp với quy mô lớn và trình độ cao hơn, thúc đẩy nông nghiệp tiến nhanh lên sản
xuất hàng hoá.
Câu 15: Chứng minh rằng hoạt động xuất, nhập khẩu của nước ta có những chuyển
biến tích cực?
- Thị trường buôn bán ngày càng được mở rộng theo hướng đa dạng hoá, đa phương
hoá. Tháng 1/7 VN gia nhập vào WTO và có quan hệ buôn bán với tất cả các nwocs
trên thế giới.
- Năm 1992 lần đầu tiên cán cân XNK tiến tới sự cân đối. Từ năm 1993 đến nay tiếp
tục nhập siêu nhưng bản khác xa so với trước thời kì đổi mới.
- Tông kim ngạch xuất khẩu tăng 13 lần so với 1990.
- Xuất khẩu: các mặt hàng phong phú: hàng CN nặng, khoáng sản, CN nhẹ và tiểu
thủ công nghiệp, nông – lâm – thuỷ sản.
- Nhập khẩu: tăng khá mạnh, các mặt hàng: nguyên, tư liệu sản xuất, một phần nhỏ
hàng tiêu dùng.
Câu 16: tại sao nói việc phát huy các thế mạnh của TD và MNBB có ý nghĩa quan
trọng về kinh tế, chính trị và xã hội sâu sắc?
Vì:
- Về kinh tế: Có tiềm năng lớn để phát triển, việc phát triển sẽ nâng cao vị thế của
vùng trong nền kinh tế cả nước,tạo ra cơ cấu kinh tế của vùng ngày càng hoàn thiện
hơn.
- Về chính trị - xã hội:Đây là vùng có nhiều dân tộc ít người sinh sống, đongs góp rất
lớn vào sụ nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. tuy nhiên trong vùng vẫn còn nhiều
xã nghèo, huyện nghèo.
Câu 17: Hãy phan tích sức ép dân số với phát triển kinh tế xã hội:
- Sức ép về giải quyết việc làm.
- Sức ép về đất sản xuất( bình quân đất nông nghiệp trên đầu người thấp). Sức ép về
khai thác tài nguyên khác khó khăn về kinh tế.
- Tuy sản xuất phát triển, do dân số đông nên sản lượng bình quân đầu người của các
sản phẩm sản xuất không cao.
Câu 18: Tái sao phải có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tê ở ĐBSH?
Vì:
- Khai thác thế mạnh của vùng.
- Theo xu hướng chung của cả nước và của cả vùng.
Câu 19: Tại sao nói việc phát triển cơ cấu nông, lâm, ngư nghiệp góp phần phát triển
bền vững ở BTB?
Vì:
- Việc phát triên lâm nghiệp: Cho phép khai thác thế mạnh về tài nguyên rừng, bảo
vệ đất điều hoà chế độ dòng chảy.
- Nông – lâm ở vùng trung du giúp sử dụng hợp lú nguồn tài nguyên, tạo thu nhập
cho người dân, phát triển các cơ sở kinh tế vùng trung du.
- Phát triển rừng ngập mặn, rừng chắn gió, chắn cát bay tạo điều kiện bảo vệ bờ biển,
ngăn nạn cát bay, cát chảy, vừa tạo môi trường cho các loài thuỷ sinh và nuôi trồng
thủy sản nước lợ, nước mặn.
Câu 20: Vấn đề lương thực, thực phẩm trong vùng được giải quyết bằng cách nào?
Khả năng giải quyết vấn đề này?
Cách giải quyết:
- Đẩy mạnh thâm canh lúa, xác định cơ cấu sản xuất theo lãnh thổ và mùa vụ thích
hợp để vừa đảm bảo được sản xuất và tránh thiên tai.
- Đẩy mạnh trao đổi các sản phẩm mà vùng có thế mạnh để lấy lương thực.
- Tăng thêm khẩu phần các và các thuỷ sản khác trong cơ cấu bữa ăn.
Câu 21: Tại sao phải sử dụng hợp lý tài nguyên ở đồng bằng SCL?
Vì:
- Có vai trò đặc biệt trong chiến lược phất triển kinh tế xã hội ở nước ta.
- Để phát huy thế mạnh và hạn chế của vùng.
- Môi truờng và tài nguyên đang bị suy thoái (phá rừng, cháy rừng, MT bị suy thoái)
Câu 22: Tại sao ĐBSCL là vựa lúa lớn nhất ở nước ta?
Vì:
- Đất phù sa chiếm diện tích rộng, khí hậu có tính chất cận xích đạo.
- Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt