Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Giao an on thi THPT Van

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.62 KB, 10 trang )

Giáo án dạy ôn thi THPT Ngữ văn – Gv Hà Thị Minh Thúy– THCS Hương Canh
Ngày soạn: 09/05/2013
Ngày dạy :…./05/2013
Chủ đề Tiếng Việt
TỪ VỰNG: CẤU TẠO TỪ, CÁC LỚP TỪ, NGHĨA CỦA TỪ
A.Mục tiêu bài học: Giúp Hs:
- Củng cố kiến thức về từ vựng: Cấu tạo từ (vai trò của tiếng, từ đơn, từ phức), các lớp từ
(từ mượn, từ Hán Việt), nghĩa của từ (khái niệm, hiện tượng nhiều nghĩa, nghĩa gốc, nghĩa
chuyển).
- Rèn luyện kĩ năng nhận biết, sử dụng từ mượn, từ Hán Việt; kĩ năng dùng từ, đặt câu.
- Giáo dục Hs: lòng yêu Tiếng Việt; tính tự giác, tích cực, tư duy sáng tạo…
B.Các kĩ năng sống cơ bản:
Kĩ năng tự nhận thức, đánh giá, nêu vấn đề,…
C.Phương tiện – phương pháp:
- Phương tiện: giáo án, Hướng dẫn luyện thi vào 10, Tuyển tập 36 đề luyện thi vào 10…
- Phương pháp: Vấn đáp, nêu vấn đề, phân tích,…
D.Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức:
Sĩ số: 9B:
2. Kiểm tra: Lồng trong giờ
3. Nội dung:
Bước 1: Khám phá: GV giới thiệu bài:
Bước 2: Kết nối: Nội dung chủ đề:
Hoạt động của GV và học sinh Nội dung
Vai trò của tiếng trong cấu tạo
từ?
Từ đơn là gì?
Từ phức là gì? Phân loại?
Từ mượn là gì?
Cách sử dụng từ mượn khi nói,
viết?


I. Kiến thức cơ bản:
1. Cấu tạo từ:
- Vai trò của tiếng: dùng để cấu tạo từ đơn, từ phức.
- Từ đơn: là những từ cấu tạo bằng một tiếng độc lập.
+ Ví dụ: tôi, bác, cười, đùa, xanh, đỏ…
- Từ phức: là những từ có từ hai tiếng trở lên
+ Ví dụ: hoa hồng vàng, suy nghĩ, sáng sủa…
+ Phân loại: 2 loại:
. Từ ghép
. Từ láy
2. Các lớp từ: Từ mượn:
- Khái niệm: Từ mượn là từ vay mượn của ngôn ngữ
khác.
+ Ví dụ: tổ quốc, giang sơn, bi-a, ghi đông…
- Cách sử dụng từ mượn khi nói, viết:
Giáo án dạy ôn thi THPT Ngữ văn – Gv Hà Thị Minh Thúy– THCS Hương Canh
Từ Hán Việt là gì?
Nghĩa của từ là gì?
Bước 3: Luyện tập
GV hướng dẫn Hs làm bài tập
Chia nhóm cho Hs làm – nhận
xét – Gv chốt.
+ Sử dụng từ mượn để làm giàu vốn từ tiếng Việt
+ Sử dụng đúng, phù hợp, tránh lạm dụng làm mất đi
sự trong sáng của tiếng Việt.
- Từ Hán Việt: là những từ mượn của tiếng Hán
nhưng đọc theo âm Việt.
+ Muốn giải nghĩa từ Hán Việt phải hiểu nghĩa của
từng từ tố Hán Việt.
+ Cấu tạo: Từ đơn (sách, vở, văn, gan…) và từ ghép:3

. Hán – Hán: giang sơn, giá thú, hôn nhân, tang bồng,
đoạn trường…
. Hán – Việt: cô bé, xứ Đoài…
. Việt – Hán: thơm thảo, chuột bạch, chiếu mộc…
+ Sử dụng: đúng lúc, đúng chỗ, không lạm dụng
3. Nghĩa của từ:
- Khái niệm: Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị
(sự vật, hoạt động, tính chất…)
+ Dùng từ đúng nghĩa khi nói và viết
- Nghĩa của từ: gồm;
+ Nghĩa gốc
+ Nghĩa chuyển
- Hiện tượng nhiều nghĩa
II. Luyện tập:
1. Bài 1: Đặt câu có sử dụng từ mượn, từ Hán Việt.
2. Bài 2: Đặt câu có từ dùng theo nghĩa gốc, nghĩa
chuyển.
3. Bài 3: Viết đoạn sử dụng từ mượn, từ Hán Việt, từ
dùng theo cả nghĩa gốc và nghĩa chuyển.
4. Bài 4: Tìm từ Hán Việt trong hai câu thơ:
“Thanh minh trong tiết tháng ba,
Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh.”
(Nguyễn Du- Truyện Kiều)
Giải nghĩa từ: “ Thanh minh, đạp thanh”
Gợi ý:
a. Từ Hán việt trong câu thơ: “ Thanh minh, tiết, lễ,
tảo mộ, đạp thanh”
b.Giải nghĩa hai từ:
- Thanh minh: một trong hai mươi bốn tiết của năm,
tiết này thường vào khoảng cuối tháng hai đầu tháng

ba âm lịch, mùa xuân khí trời mát mẻ, trong trẻo,
Giáo án dạy ôn thi THPT Ngữ văn – Gv Hà Thị Minh Thúy– THCS Hương Canh
người ta đi tảo mộ, tức là đi viếng mộ và sửa sang lại
phần mộ của người thân.
- Đạp thanh: giẫm lên cỏ xanh (Tiết thanh minh, đi
chơi xuân ở chốn đồng quê, giẫm lên cỏ xanh nên gọi
là đạp thanh.)
5. Bài 5: Đọc hai câu thơ:
“Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ thay lời nước non.”
(Nguyễn Du-Truyện Kiều)
Từ xuân trong câu thứ nhất được dùng theo nghĩa
gốc hay nghĩa chuyển? Và nghĩa chuyển đó được hình
thành theo phương thức chuyển nghĩa nào?
Gợi ý:
Từ xuân trong câu thứ nhất được dùng theo nghĩa
gốc hay nghĩa chuyển? và nghĩa chuyển đó được hình
thành theo phương thức chuyển nghĩa nào?(1 điểm)
- Từ “ Xuân” trong câu thứ nhất được dùng theo
nghĩa chuyển.
- Theo phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ.
- Nghĩa của từ “ xuân” -> Thúy Vân còn trẻ hãy vì
tình chị em mà em thay chị thực hiện lời thề với Kim
Trọng.
6. Bài 6: Đọc hai câu thơ sau:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
Từ mặt trời trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo
phép tu từ nào? Có thể coi đây là hiện tượng một
nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa được

không? Vì sao?(1đ)
Gợi ý:
a.Từ “Mặt trời” trong câu thơ thứ hai được sử dụng
theo phép ẩn dụ.
b.Đây không phải là hiện tượng phát triển nghĩa của
từ.
c.Vì sự chuyển nghĩa của từ “mặt trời” trong câu thơ
chỉ có tính tạm thời, nó không làm cho từ có thêm
nghĩa mới và không thể dựa vào để g.thích trong từ.
4. Củng cố: Gv khái quát kiến thức cơ bản
5. Dặn dò: Về nhà: - Học thuộc bài
- Luyện đề
Giáo án dạy ôn thi THPT Ngữ văn – Gv Hà Thị Minh Thúy– THCS Hương Canh
Ngày soạn: 09/05/2013
Ngày dạy :…./05/2013
Chủ đề Văn học
VĂN HỌC DÂN GIAN
NGHỊ LUẬN DÂN GIAN, THƠ DÂN GIAN
A.Mục tiêu bài học: Giúp Hs:
- Củng cố kiến thức về Văn học: nghị luận dân gian: nắm chắc khái niệm tục ngữ, hiểu,
cảm nhận được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của một số câu tục ngữ; nhận biết
sự khác biệt giữa tục ngữ và thành ngữ; thơ dân gian: nắm chắc khái niệm ca dao, hiểu,
cảm nhận được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của một số bài ca dao thuộc 4 chủ
đề, phân biệt sự khác nhau của ca dao với các sáng tác thơ bằng thể lục bát.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, bình giảng, cảm nhận tục ngữ, ca dao
- Giáo dục Hs tình yêu gia đình, yêu thiên nhiên, đất nước, con người…
B.Các kĩ năng sống cơ bản:
Kĩ năng tự nhận thức, đánh giá, nêu vấn đề, phân tích, bình giảng…
C.Phương tiện – phương pháp:
- Phương tiện: giáo án, Hướng dẫn luyện thi vào 10, Tuyển tập 36 đề luyện thi vào 10…

- Phương pháp: Vấn đáp, nêu vấn đề, phân tích,…
D.Tiến trình dạy học:
6. Ổn định tổ chức:
Sĩ số: 9B:
7. Kiểm tra: Lồng trong giờ
8. Nội dung:
Bước 1: Khám phá: GV giới thiệu bài:
Bước 2: Kết nối: Nội dung chủ đề:
Hoạt động của GV và học sinh Nội dung
Tục ngữ là gì?
Đặc điểm của tục ngữ?
I. Kiến thức cơ bản:
1. Nghị luận dân gian:
- Khái niệm: Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn
gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện kinh
nghiệm của nhân dân về mọi mặt (Tự nhiên và lao
động sản xuất, con người và xã hội), được nhân dân ta
vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói
hằng ngày.
+ Tục ngữ thiên về trí tuệ nên thường được ví von là
"trí khôn dân gian".
- Đặc điểm của tục ngữ:
- Giữa hình thức và nội dung tục ngữ có sự gắn bó
chặt chẽ, một câu tục ngữ thường có hai nghĩa: nghĩa
Giáo án dạy ôn thi THPT Ngữ văn – Gv Hà Thị Minh Thúy– THCS Hương Canh
Nội dung của tục ngữ?
Hình thức của tục ngữ?
đen và nghĩa bóng.
+ Hình tượng của tục ngữ là hình tượng ngữ ngôn
được xây dựng từ những biện pháp so sánh, nhân hóa,

ẩn dụ
+ Đa số tục ngữ đều có vần, gồm 2 loại: vần liền và
vần cách.
+ Các kiểu ngắt nhịp: trên yếu tố vần, trên cơ sở vế,
trên cơ sở đối ý, theo tổ chức ngôn ngữ thơ ca Sự
hòa đối là yếu tố tạo sự cân đối, nhịp nhàng, kiến trúc
vững chắc cho tục ngữ. Hình thức đối: đối thanh, đối
ý. Tục ngữ có thể có 1 vế, chứa 1 phán đoán, nhưng
cũng có thể có thể gồm nhiều vế, chứa nhiều phán
đoán.
+ Các kiểu suy luận: liên hệ tương đồng, liên hệ
không tương đồng, liên hệ tương phản, đối lập, liên
hệ phụ thuộc hoặc liên hệ nhân quả.
- Nội dung của tục ngữ:
+ Tục ngữ được cấu tạo trên cơ sở thực tế, do lý trí
nhiều hơn là do xúc cảm. tư tưởng biểu hiện trong tục
ngữ là tư tưởng đanh thép, sắc bén, rút ở cuộc đời. Ở
tục ngữ, tính chất phản phong là mạnh hơn cả.
+ Về nội dung, tục ngữ là những nhận định sau kinh
nghiệm của con người về lao động, sản xuất, về cuộc
sống trong gia đình, xã hội. Nội dung ấy vừa phong
phú, vừa vững chắc, vì nó đã được đúc kết qua nhiều
thế hệ của con người.
Ví dụ: Quá mù ra mưa.
Đông sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
Vỏ quýt dày có móng tay nhọn.
Cái sảy nảy cái ung.
Cõng rắn cắn gà nhà.
- Hình thức của tục ngữ:
Tục ngữ ban đầu chỉ là những câu nói xuôi ta, hợp lý,

sau dần mới trở thành những câu đối có vần vè, gọn
gàng hơn
- Phân biệt thành ngữ và tục ngữ:
+ Tục ngữ: Là một câu tự nó diễn trọn vẹn một ý, một
Giáo án dạy ôn thi THPT Ngữ văn – Gv Hà Thị Minh Thúy– THCS Hương Canh
Thành ngữ và tục ngữ khác nhau
ở điểm nào?
Ca dao là gì?
Đặc trưng chính của ca dao?
Có những loại ca dao nào?
Đề tài trong ca dao?
Ca dao có mấy chủ đề lớn?
nhận xét, một kinh nghiệm, một luân lý, có khi là một
sự phê phán.
+ Thành ngữ: Là một phần câu sẵn có, nó là một bộ
phận của câu, mà nhiều người đã quen dùng, nhưng tự
riêng nó không diễn được một ý trọn vẹn.
+ Về hình thức ngữ pháp, mỗi thành ngữ chỉ là một
nhóm từ, chưa phải là một câu hoàn chỉnh.
Còn tục ngữ dù ngắn đến đâu cũng là một câu hoàn
chỉnh.
+ Về sử dụng: tục ngữ thường dùng độc lập còn thành
ngữ mới chỉ là một cụm từ, nên người ta thường dùng
xen trong câu nói.
2. Thơ dân gian:
- Khái niệm: Ca dao là những khúc hát trữ tình dân
gian diễn tả đời sống nội tâm của con người.
- Đặc trưng:
+ Gắn liền với diễn xướng: hát, nói, ngâm
+ Mang tính trữ tình dân gian

- Phân biệt:
+ Ca dao thành văn
+ Ca dao dân gian
+ Ca dao cổ truyền
+ Ca dao cách mạng tháng Tám trở về trước
- Đề tài của ca dao:
+ Lao động
+ Gia đình
+ Xã hội
+ Tình yêu nam nữ
- Một số chủ đề lớn của ca dao:
+ Tình cảm gia đình
+ Tình yêu quê hương, đất nước, con người
+ Than thân
+ Châm biếm
- Nghệ thuật:
+ Về hình thức thơ:
. Ca dao dùng các thể thơ dân tộc: lục bát, song thất
lục bát
. Thường rất ngắn
Giáo án dạy ôn thi THPT Ngữ văn – Gv Hà Thị Minh Thúy– THCS Hương Canh
Hình thức nghệ thuật của ca dao?
Bước 3: Luyện tập
Gv hướng dẫn học sinh làm bài
tập
Gv chia nhóm cho Hs làm –
nhận xét – Gv chốt
+ Về kết cấu và thủ pháp chủ yếu: Lặp là đặc trưng
tiêu biểu của ca dao
+ Về hình ảnh:

. Sử dụng hình ảnh SS quen thuộc, hình ảnh ẩn dụ
. Sử dụng hình ảnh truyền thống
+ Hình tượng:
. Dùng như mẫu đề (mô típ) phổ biến và tiêu biểu
. Hình tượng ẩn dụ phổ biến
+ Ngôn ngữ:
. Giàu màu sắc địa phương
. Gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày
. Chân thực, tự nhiên, trong sáng, cô đúc, gợi cảm
+ Lối nói: Hứng, tỉ quen thuộc
II. Luyện tập:
1. Bài 1: Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: “Có chí
thì nên”
Gợi ý:
Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ:
- "Chí" là gì? Là hoài bão, lí tưởng tốt đẹp, ý chí, nghị
lực, sự kiên trì. Chí là điều cần thiết để con người
vượt qua trở ngại.
- "Nên" là thế nào? Là sự thành công, thành đạt trong
mọi việc.
- "Có chí thì nên" nghĩa là thế nào? Câu tục ngữ nhằm
khẳng định vai trò, ý nghĩa to lớn của ý chí trong cuộc
sống. Khi ta làm bất cứ một việc gì, nếu chúng ta có ý
chí, nghị lực và sự kiên trì thì nhất định chúng ta sẽ
vượt qua được mọi khó khăn, trở ngại để đi đến thành
công.
Giải thích cơ sở của chân lí:
Tại sao người có ý chí nghị lực thì dẫn đến thành
công?
- Bởi vì đây là một đức tính không thể thiếu được

trong cuộc sống khi ta làm bất cứ việc gì, muốn thành
công đều phải trở thành một quá trình, một thời gian
rèn luyện lâu dài. Có khi thành công đó lại được đúc
rút kinh nghiệm từ thất bại này đến thất bại khác.
Không chỉ qua một lần làm việc mà thành công, mà
chính ý chí, nghị lực,lòng kiên trì mới là sức mạnh
giúp ta đi đến thành công. Càng gian nan chịu đựng
thử thách trong công việc thì sự thành công càng vinh
Giáo án dạy ôn thi THPT Ngữ văn – Gv Hà Thị Minh Thúy– THCS Hương Canh
quang, càng đáng tự hào.
- Nếu chỉ một lần thất bại mà vội nản lòng, nhụt chí
thì khó đạt được mục đích.
- Anh Nguyễn Ngọc Kí bị liệt cả hai tay, phải tập viết
bằng chân và đã tốt nghiệp trường đại học và đã trở
thành một nhà giáo mãu mực được mọi người kính
trọng.
- Các vận động viên khuyết tật điều khiển xe lăn bằng
tay mà đạt huy chương vàng.
2. Bài 2: Cảm nghĩ về câu tục ngữ: “Thương người
như thể thương thân.”
Từ xưa đến nay, ông bà, cha mẹ thường khuyên
nhủ chúng ta là phải "Thương người như thể thương
thân". Như vậy với đúng với truyền thống tốt đẹp của
dân tộc VN là lấy chữ nhân làm gốc. Và đó cũng là
một trong những phẩm giá của con người VN.
Thương thân là thương chính bản thân mình. Khi
đói không cơm ăn, khi lạnh không có áo mặc, khi ốm
đau không có thuốc uống và không ai chăm sóc lúc
đó bạn mới cảm nhận được mình rất thương bản thân
của mình. Thương người là thương xót mọi người

xung quanh, quan tâm, chia sẻ và sẵn sàng giúp đỡ
khi mọi người gặp khó khăn. Thương người như thể
thương thân là ta yêu quý bản thân như thế nào thì ta
cũng đối xử với mọi người như thế. Nếu bản thân đã
từng trải wa đau khổ, bệnh tật, túng thiếu thì khi gặp
những người cùng cảnh ngộ ấy, ta hãy cảm thông,
chia sẻ, giúp đỡ, quan tâm tới họ như chính vơi bản
thân mình.
Câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta phải biết thương
yêu, trân trọng mọi người như chính bản thân mình.
Trong cuộc sống phải biết đoán kết giúp đỡ nhau, thể
hiện được tình tương thân tương ái trong xh VN. Một
cá nhân không thể sống thiếu gia đình, một gia đình
không thể tách riêng khỏi XH, nhất là những lúc cơ
nhỡ, khó khăn. Theo thống kê hiện nay, trên thế giới
có tới 70% trẻ em trở nên hư hỏng, đầu trộm đuôi
cướp là do thiếu sự wuan tâm của gia đình và xã hội.
Mối quan hệ giữa người với người rất khăng khít;
mình có thông cảm, yêu thương, giúp đỡ người khác
thì mới nhận được cách đối xử như vậy. Nếu hôm nay
Giáo án dạy ôn thi THPT Ngữ văn – Gv Hà Thị Minh Thúy– THCS Hương Canh
bạn giúp đỡ cho nhiều người nghèo có cơm ăn, áo
mặc, có việc làm ổn định thì chắc chắn họ sẽ biết ơn
và ít nhất bạn cũng được họ kính trọng vi là ân nhân
của họ. Hiện nay, trên khắp cả nước co rất nhiều
phong trào từ thiện, nhiều quỹ từ thiện được lập lên
như: quỹ vì người nghèo, quỹ khuyến học, quỹ dành
cho người khuyết tật Đông thời ngày càng có nhiều
các ngôi nhà tình nghĩa, các trường học được xây mới
cho các em học sinh nghèo. Đó là nhưng biểu hiện rất

cụ thể cho truyền thống nhanái và đoàn kết của dân
tộc VN.
Tình giai cấp, nghĩa đồng bào là yếu tố quan
trọng hành đầu tạo nên sức mạnh trong sự nghiệp
chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước ngày
càng giàu mạnh. Tình tương thân tương ái là một
trong những nét đẹp nổi bật của bản sắc dân tộc ta.
3. Bài 3: Viết đoạn văn nghị luận theo các lập luận
diễn dịch nêu lên suy nghĩ của em về tình cảm gia
đình được gợi từ câu ca dao sau: (3 điểm)
Gợi ý:
“Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.”
Bài ca dao nghe như lời khuyên , mà cũng như
lời suy tôn cha mẹ và tâm nguyện của con cái đối với
cha mẹ trên hai vấn đề: ghi nhớ công ơn cha và hết
lòng hiếu thảo với cha mẹ.
Công ơn cha mẹ xưa nay được người Việt Nam
đánh giá rất cao:
“Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.”
Còn lời suy tôn nào xứng đáng và chính xác hơn
lời suy tôn đó. Núi Thái Sơn ở Trung Quốc nổi tiếng
là một ngọn núi cao , bề thế vững chãi đem ví với
công lao người cha đối với con cái. Công ơn người
mẹ cũng to lớn không kém. “Nghĩa” ở đây là ơn
nghĩa, tình nghĩa. Ngoài cái tình mang nặng đẻ đau,
người là người trực tiếp bồng bế nuôi con từ tấm bé
đến khi con khôn lớn nên người.Tóm lại,một câu ca
dao ngắn gọn gồm mười bốn từ mà thể hiện được

lòng biết ơn của con cái , sự đánh giá cao công ơn của
cha mẹ.
Giáo án dạy ôn thi THPT Ngữ văn – Gv Hà Thị Minh Thúy– THCS Hương Canh
4. Bài 4: Viết một đoạn văn nghị luận theo cách lập
luận quy nạp nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa câu tục
ngữ “ Không thầy đố mày làm nên”
Gợi ý:
Trong cuộc sống của nhân loại cũng như trong
cuộc sống của mỗi con người, người thầy đóng vai trò
hết sức quan trọng, không thể thiếu được. Bởi vì
người thầy là người truyền đạt kinh nghiệm, kĩ năng,
kiến thức, lẽ sống cho người đi sau, dẫn dắt mọi
người đi vào con đường hoạt động hữu ích cho xã hội.
Vì vậy mà nhân dân ta có câu tục ngữ: “ Không thầy
đố mày làm nên”. Câu tục ngữ khẳng định vai trò
quan trọng của người thầy trong việc truyền thụ tri
thức và giáo dục nhân cách cho học sinh.
4. Củng cố: Gv khái quát kiến thức cơ bản
5. Dặn dò: Về nhà: - Học thuộc bài
- Luyện đề

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×