Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Báo cáo kiểm định chất lượng gd

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (458 KB, 64 trang )

PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ BUÔN HỒ
TRƯỜNG THCS TRẦN PHÚ

Báo cáo tự đánh giá thcstranphu_2013
1
PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ BUÔN HỒ
TRƯỜNG THCS TRẦN PHÚ

BÁO CÁO
“TỰ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ”
Buôn Hồ, năm 2013
DANH SÁCH VÀ CHỮ KÝ THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG TỰ ĐÁNH GIÁ
TT Họ và tên Chức danh, chức vụ Nhiệm vụ
1 Nguyễn Đức Quang Hiệu trưởng Chủ tịch HĐ
Chữ ký
2 Hoàng Mạnh Đức Phó Hiệu trưởng Phó Chủ tịch HĐ
Chữ ký
3
Lê Nhã Uyên
PT Thư viện - Thư ký
hội đồng
Thư ký HĐ
Chữ ký
4 Phạm Văn Thành Tổ trưởng tổ Xã Hội Uỷ viên HĐ
Chữ ký
5 Nguyễn Thị Châu Tổ trưởng tổ Tự Nhiên Uỷ viên HĐ
Chữ ký
6 Trần Thị Huyền Tổ trưởng tổ văn phòng Uỷ viên HĐ
Chữ ký
7 Phạm Thị Hoa Kế toán Uỷ viên HĐ
Chữ ký


MỤC LỤC
Báo cáo tự đánh giá thcstranphu_2013
2
NỘI DUNG TRANG
Trang bìa. 1
Danh sách và chữ ký của Hội đồng tự đánh giá. 2
Mục lục. 3-4
Danh mục các chữ viết tắt 5-6
Bảng tổng hợp kết quả tự đánh giá. 7-9
PHẦN 1: CƠ SỞ DỮ LIỆU CỦA TRƯỜNG. 10-12
PHẦN 2: TỰ ĐÁNH GIÁ. 13-61
I. Đặt vấn đề. 13
II. Tự đánh giá. 13-61
Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường
13-29
Tiêu chí 1:
13-15
Tiêu chí 2:
15
Tiêu chí 3:
16-17
Tiêu chí 4:
17-18
Tiêu chí 5:
18-20
Tiêu chí 6:
21-22
Tiêu chí 7:
22-23
Tiêu chí 8:

23-25
Tiêu chí 9:
25-27
Tiêu chí 10:
27-29
Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh
29-35
Tiêu chí 1:
29
Tiêu chí 2:
29-31
Tiêu chí 3:
31-33
Tiêu chí 4:
33-34
Tiêu chí 5:
34-35
Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học
35-41
Tiêu chí 1:
35-36
Tiêu chí 2:
36-37
Tiêu chí 3:
37-38
Tiêu chí 4:
38
Báo cáo tự đánh giá thcstranphu_2013
3
Tiêu chí 5:

38-39
Tiêu chí 6:
39-41
Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
41-45
Tiêu chí 1:
41-42
Tiêu chí 2:
42-43
Tiêu chí 3:
43-45
Tiêu chuẩn 1: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục
45-61
Tiêu chí 1:
45-46
Tiêu chí 2:
46-47
Tiêu chí 3:
47-48
Tiêu chí 4:
48-49
Tiêu chí 5:
49-50
Tiêu chí 6:
50-51
Tiêu chí 7:
51-53
Tiêu chí 8:
53-54
Tiêu chí 9:

54-56
Tiêu chí 10:
56-57
Tiêu chí 11:
57-58
Tiêu chí 12:
58-60
III. KẾT LUẬN CHUNG
60-61
Phần III. PHỤ LỤC
63-65
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Báo cáo tự đánh giá thcstranphu_2013
4
THCS Trung học cơ sở
HĐSP Hội đồng sư phạm
PTCS Phổ thông cơ sở
CTPC Chuyên trách phổ cập
CT Chuyên trách
ƯDCNTT Ứng dục công nghệ thông tin
BGD&ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo
CNVC Công nhân ciên chức
CBVC Cán bộ viên chức
BGH Ban giám hiệu
CSVC Cơ sở vật chất
HĐSP Hội đồng sư phạm
UBND Ủy ban nhân dân
GV Giáo viên
CT/TW Chỉ thị trung ương
CNTT Công nghệ thông tin

HĐGDNGLL Hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp
TDTT Thể dục thể thao
TNTP Thiếu niên tiền phong
KHKT Khoa học kĩ thuật
CB-GV-HS Can bộ-Giáo viên-Học sinh
HS Học sinh
SGK Sách giáo khoa
ĐDDH Đồ dùng dạy học
Báo cáo tự đánh giá thcstranphu_2013
5
TVTH Thư viện trường học
TTGDTX Trung tâm giáo dục thường xuyên
GDCD Giáo dục công dân
đ/c Đồng chí
BCH Ban chấp hành
THPT Trung học phổ thông
BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ
TRƯỜNG THCS TRẦN PHÚ
Báo cáo tự đánh giá thcstranphu_2013
6
Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường.
Báo cáo tự đánh giá thcstranphu_2013
7
Tiêu chí Đạt Không đạt Tiêu chí Đạt Không đạt
Tiêu chí 1 Tiêu chí 6
a) a)
b) b)
c) c)
Tiêu chí 2 Tiêu chí 7
a) a)

b) b)
c) c)
Tiêu chí 3 Tiêu chí 8
a) a)
b) b)
c) c)
Tiêu chí 4 Tiêu chí 9
a) a)
b) b)
c) c)
Tiêu chí 5 Tiêu chí 10
a) a)
b) b)
c) c)
Tiêu chuẩn 2: Tổ chức và quản lý nhà trường.
Tiêu chí Đạt Không đạt Tiêu chí Đạt Không đạt
Tiêu chí 1 Tiêu chí 9
a) a)
b) b)
c) c)
Tiêu chí 2 Tiêu chí 10
a) a)
b) b)
c) c)
Tiêu chí 3 Tiêu chí 11
a) a)
b) b)
c) c)
Tiêu chí 4 Tiêu chí 12
a) a)

b) b)
c) c)
Tiêu chí 5 Tiêu chí 13
a) a)
b) b)
Báo cáo tự đánh giá thcstranphu_2013
8
c) c)
Tiêu chí 6 Tiêu chí 14
a) a)
b) b)
c) c)
Tiêu chí 7 Tiêu chí 15
a) a)
b) b)
c) c)
Tiêu chí 8
a)
b)
c)
Tiêu chuẩn 3: Tổ chức và quản lý nhà trường.
Tiêu chí Đạt Không đạt Tiêu chí Đạt Không đạt
Tiêu chí 1 Tiêu chí 4
a) a)
b) b)
c) c)
Tiêu chí 2 Tiêu chí 5
a) a)
b) b)
c) c)

Tiêu chí 3 Tiêu chí 6
a) a)
b) b)
c) c)
Tiêu chuẩn 4: Tổ chức và quản lý nhà trường.
Tiêu chí Đạt Không đạt Tiêu chí Đạt Không đạt
Tiêu chí 1 Tiêu chí 3
a) a)
b) b)
c) c)
Tiêu chí 2
a)
b)
c)
Tiêu chuẩn 5: Tổ chức và quản lý nhà trường.
Tiêu chí Đạt Không đạt Tiêu chí Đạt Không đạt
Tiêu chí 1 Tiêu chí 7
a) a)
Báo cáo tự đánh giá thcstranphu_2013
9
b) b)
c) c)
Tiêu chí 2 Tiêu chí 8
a) a)
b) b)
c) c)
Tiêu chí 3 Tiêu chí 9
a) a)
b) b)
c) c)

Tiêu chí 4 Tiêu chí 10
a) a)
b) b)
c) c)
Tiêu chí 5 Tiêu chí 11
a) a)
b) b)
c) c)
Tiêu chí 6 Tiêu chí 12
a) a)
b) b)
c) c)
Tổng số các chỉ số: Đạt: 104/108 = 96,2%; Không đạt: 04/108 = 3,8%
Tổng số các tiêu chí: Đạt: 33/36 = 91,7 %; Không đạt: 03/36 = 8,3%
Phần I
CƠ SỞ DỮ LIỆU
Tên trường/trung tâm (theo quyết định mới nhất): THCS Trần Phú.
Báo cáo tự đánh giá thcstranphu_2013
10
Tên trước đây (nếu có): PTCS Cung Kiệm.
Cơ quan chủ quản: Phòng Giáo dục và Đào tại thị xã Buôn Hồ.
Tỉnh/thành phố Đắk Lắk
Họ và tên hiệu trưởng
(giám đốc)
Nguyễn Đức
Quang
Huyện/quận/thị xã/thành phố Buôn Hồ Điện thoại
Xã/phường/thị trấn Đoàn Kết FAX
Đạt chuẩn quốc gia Chưa Website
Năm thành lập 2004 Số điểm trường

Công lập x Có học sinh khuyết tật x
Tư thục Có học sinh bán trú
Thuộc vùng đặc biệt khó khăn Có học sinh nội trú
Trường liên kết với nước ngoài Loại hình khác
Trường phổ thông DTNT
1. Số lớp
Số lớp
Năm học
2008-2009
Năm học
2009-2010
Năm học
2010-2011
Năm học
2011-2012
Năm học
2012-2013
Khối lớp 6 3 3 3 2 2
Khối lớp 7 3 3 2 2 2
Khối lớp 8 3 3 2 2 2
Khối lớp 9 3 3 3 2 2
Cộng 12 12 10 8 8
2. Số phòng học
Năm học
2008-2009
Năm học
2009-2010
Năm học
2010-2011
Năm học

2011-2012
Năm học
2012-2013
Tổng số 06 06 11 10 9
Phòng học
kiên cố
8 8 9
Phòng học
bán kiên cố
06 06 3 2
Phòng học
tạm
Cộng 12 12 11 10 09
3. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
a) Số liệu tại thời điểm tự đánh giá:
Tổng
số
Nữ
Dân
tộc
Trình độ đào tạo
Báo cáo tự đánh giá thcstranphu_2013
11
Đạt
chuẩn
Trên
chuẩn
Chưa đạt
chuẩn
Hiệu trưởng 01 01

Phó Hiệu
trưởng
01 01
Giáo viên 21 15 04 17
01 CTPC
01 CT Đội
Nhân viên 06 05 01 05 01
Cộng 29 20 01 10 18 01
b) Số liệu của 5 năm gần đây:
Năm học
2008-2009
Năm học
2009-2010
Năm học
2010-2011
Năm học
2011-2012
Năm học
2012-2013
Tổng số giáo
viên
25 (01 CT
Đội)
26 (01 CT
Đội)
25 (01 CT
Đội)
24 (01 CT
Đội)
21(01CTPC,

01 CT Đội)
Tỷ lệ giáo
viên/lớp
2.0 gv/lớp 2.08 gv/lớp 2.4 gv/lớp 2.87 gv/lớp 2.37 gv/lớp
Tỷ lệ giáo
viên/học sinh
0.55 gv
/01 hs
0.65 gv
/01 hs
0.69 gv
/01 hs
0.75 gv
/01 hs
0.69 gv
/01 hs
Tổng số giáo
viên dạy giỏi
cấp huyện và
tương đương
02 - - 05 -
Tổng số giáo
viên dạy giỏi
cấp tỉnh trở lên
01 - - 01 -
4. Học sinh:
Năm học
2008-2009
Năm học
2009-2010

Năm học
2010-2011
Năm học
2011-2012
Năm học
2012-2013
Tổng số 452 395 359 320 301
- Khối lớp 6 117 91 89 77 76
- Khối lớp 7 117 98 86 81 74
- Khối lớp 8 116 102 87 80 75
- Khối lớp 9 102 104 97 82 76
Nữ 290 202 184 159 142
Dân tộc 01 04 04 03 03
Đối tượng chính sách 47 33 32 47 35
Khuyết tật 0 0 0 0 0
Tuyển mới 93 87 88 79 76
Lưu ban 48 26 13 05 05
Báo cáo tự đánh giá thcstranphu_2013
12
Bỏ học 25 13 07 07 06
Học 2 buổi/ngày
Bán trú
Nội trú
Tỷ lệ bình quân học
sinh/lớp
37.6
hs/lớp
39.5
hs/lớp
35.9

hs/lớp
40
hs/lớp
37.6
hs/lớp
Tỷ lệ đi học đúng độ
tuổi
75.0% 72.1% 71.4% 73.5% 76.7%
- Nữ 46.1% 41.3% 40.1% 41.5% 38.9%
- Dân tộc 100% 100% 100% 66.6% 66.6%
Tổng số học sinh/tốt
nghiệp
97/102 105/106 96/97 81/83
- Nữ 55/56 56/56 53/54 40/40 -
- Dân tộc 02/02 01/01 01/01 0 -
Tổng số học sinh giỏi
cấp tỉnh
- 02 01 01 -
Tổng số học sinh giỏi
quốc gia
- - - -
-
Tỷ lệ chuyển cấp
(hoặc thi đỗ vào các
trường đại học, cao
đẳng)
94,8% 95,2% 93,7% 92,5% -
PHẦN II: TỰ ĐÁNH GIÁ
I- ĐẶT VẤN ĐỀ:
Báo cáo tự đánh giá thcstranphu_2013

13
Trường THCS Trần Phú nằm trên địa bàn Tổ dân phố Ân Mỹ I (nay là Tổ
dân phố 1), phường Đoàn Kết, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk. Đã tích cực thực
hiện Quyết định số 83/2008/QĐ-BGD-ĐT ngày 31/12/2008 về việc ban hành
Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông
của Bộ Giáo dục-Đào tạo; công văn số 8987/BGD&ĐT-KTKĐCLGD về việc
hướng dẫn tự đánh giá và đánh giá ngoài cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo
dục thường xuyên. Thực hiện cuộc vận động “Hai không”, các cuộc vận động
lớn của Ngành, cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh”, phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực”, đặc biệt thực hiện chủ đề năm học “Tiếp tục đổi mới quản lý, nâng cao
chất lượng dạy học”, nhà trường đã quan tâm đến công tác nâng cao chất lượng
đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, tích cực tăng cường ứng dụng công nghệ
thông tin (ƯDCNTT) nhằm đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra
đánh giá đối với học sinh. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang bị các thiết bị,
đồ dùng dạy học nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy. Thực hiện nghiêm túc
chương trình, kế hoạch giảng dạy, các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động
hướng nghiệp, dạy nghề, các phong trào Văn nghệ, Thể dục thể thao nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục toàn diện. Nhà trường tiến hành tự đánh giá chất lượng
giáo dục để xác định rằng trường đang ở cấp độ nào nhằm có kế hoạch cải tiến
chất lượng giáo dục. Trường đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục để cấp trên
công nhận, giúp trường tiếp tục duy trì và giữ vững chất lượng đồng thời để
phấn đấu đi lên theo chuẩn đánh giá kiểm định chất lượng của BGD&ĐT.
Để thực hiện tự đánh giá chất lượng giáo dục đạt hiệu quả, nhà trường đã
thành lập Hội đồng tự đánh giá chất lượng giáo dục gồm 08 thành viên và 03
nhóm thư ký với đầy đủ các thành phần theo quy định. Hội đồng đã phân công
nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên và tạo điều kiện cho các thành viên hoàn
thành nhiệm vụ được giao.
Thực hiện công tác kiểm định nhà trường càng thấy rõ hơn những mặt
mạnh, những mặt đạt được để củng cố phát huy, đồng thời cũng nhận thấy rõ

hơn những mặt tồn tại, hạn chế để có kế hoạch cải tiến chất lượng, nâng cao chất
lượng giáo dục, đưa phong trào của trường ngày một đi lên đáp ứng được yêu
cầu của xã hội.
II- TỰ ĐÁNH GIÁ:
Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường
Nhà trường có cơ cấu tổ chức phù hợp với quy định tại Điều lệ trường
THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học. Có đủ các khối lớp học, số
học sinh theo quy định. Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường hoạt động đúng
quy định, có hiệu quả cao. Các tổ chuyên môn và tổ văn phòng hoạt động hiệu
quả, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Chiến lược phát triển nhà trường được
xây dựng phù hợp và có tính khả thi. Nhà trường thực hiện tốt công tac quản lý
cũng như các phong trào thi đua, các cuộc vận động
Báo cáo tự đánh giá thcstranphu_2013
14
Tiêu chí 1: Nhà trường có cơ cấu tổ chức phù hợp với quy định tại Điều
lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông
có nhiều cấp học (sau đây gọi là Điều lệ trường trung học) và các quy định
khác do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
a) Có hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và các hội đồng (hội đồng trường đối
với trường công lập, hội đồng quản trị đối với trường tư thục, hội đồng thi đua
và khen thưởng, hội đồng kỷ luật, các hội đồng tư vấn khác).
b) Có các tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Công đoàn, Đoàn thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và các tổ chức xã
hội;
c) Có các tổ chuyên môn và tổ văn phòng (tổ giáo vụ và quản lý học sinh,
tổ quản trị đời sống và các bộ phận khác đối với trường chuyên biệt).
1. Mô tả hiện trạng:
a. Có quyết định bổ nhiệm Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng [H1-1-01-01];
Có các quyết định thành lập Hội đồng trường, Hội đồng thi đua khen thưởng
(Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ của Hội đồng thi đua khen thưởng có theo khoản 1,

Điều 21 của Điều lệ), Hội đồng kỷ luật (Hội đồng kỷ luật được cơ cấu như sau:
Hiệu trường làm chủ tịch hội đồng, phó hiệu trưởng làm phó chủ tịch hội đồng,
thư kí hội đồng làm thư kí hội đồng, chủ tịch công đoàn, tổ trưởng chuyên môn
làm uỷ viên) [H1-1-01-02]. Còn hội đồng tư vấn thì chưa thành lập;
b. Nhà trường có một chi bộ Đảng; Có BCH Công đoàn; BCH Đoàn
thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; có liên Đội TNTP Hồ Chí Minh [H1-1-01-
03], [H1-1-01-04].
c. Có quyết định thành lập 02 chuyên môn và tổ văn phòng [H1-1-01-05];
Có quyết định bổ nhiệm tổ trưởng 02 tổ chuyên môn và tổ trưởng tổ văn phòng [H1-
1-01-06]; Có các báo cáo hàng tháng, hàng kì, hàng năm của tổ chuyên môn và
tổ văn phòng [H1-1-01-07]; Có sổ ghi nghị quyết họp tổ [H1-1-01-08];
2. Điểm mạnh:
- Nhà trường có lưu đầy đủ các quyết định bổ nhiệm Hiệu trưởng, phó
Hiệu trưởng. Trong các năm qua đội ngũ cán bộ quản lý của trường có đủ năng
lực để triển khai, thực hiện các hoạt động giáo dục. Được tập thể nhà trường tín
nhiệm về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chuyên môn được nhân dân
kính trọng tin tưởng. Có đủ năng lực, sáng tạo trong công việc. Lãnh đạo nhà
trường được các cấp có thẩm quyền xếp loại tiên tiến.
- Ban giám hiệu nhà trường có các quyết định thành lập hội đồng trường
và các quyết định của cấp trên thành lập các tổ chức; Hàng năm, Hiệu trưởng
kịp thời ra quyết định thành lập các tổ chuyên môn, văn phòng theo đúng quy
định; cơ cấu tổ chuyên môn hợp lý. Riêng Hội đồng kỉ luật và Hội đồng tư vấn
chỉ được thành lập khi cần thiết và tùy vào tình hình thực tế.
3. Điểm yếu:
Vì lý do khách quan nên hiện nay nhà trường đã bị thất lạc mất quyết định
thành lập Công đoàn cơ sở.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
- Tiếp tục tham mưu với các cấp chính quyền địa phương, các cấp trong
ngành GD&ĐT, duy trì tốt các tổ chức hoạt động đoàn thể trong nhà trường.
Báo cáo tự đánh giá thcstranphu_2013

15
- Nhà trường cử cán bộ, giáo viên, công nhân viên tham gia đầy đủ các
lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ cốt cán các tổ chức
trong nhà trường.
- Công đoàn trường liên hệ với Công đoàn giáo dục thị xã Buôn Hồ xin
ý kiến về việc thất lạc quyết định thành lập Công đoàn cơ sở.
5. Tự đánh giá: Đạt.
Tiêu chí 2: Có đủ các khối lớp học, số học sinh và điểm trường theo
quy định của Điều lệ trường trung học.
a) Lớp học được tổ chức theo quy định: Có đủ các khối lớp từ lớp 6 đến lớp 9.
b) Nhà trường có đủ số học sinh trong một lớp theo quy định.
c) Địa điểm trường theo quy định: Nhà trường có một khu riêng biệt được
đặt trong một môi trường thuận lợi cho giáo dục.
1. Mô tả hiện trạng:
a. Nhà trường có đầy đủ các khối lớp từ lớp 6 đến lớp 9. Có bảng danh
sách lớp của nhà trường có ghi đầy đủ các thông tin [H1-1-02-01].
b. Có bảng danh sách học sinh các lớp, mỗi lớp không quá 45 học sinh
[H1-1-02-01]; Sổ gọi tên ghi điểm được lưu giữ, bảo quản tốt [H1-1-02-02]; Mỗi
giáo viên chủ nhiệm có sổ chủ nhiệm theo mẫu quy định chung [H1-1-02-03].
c. Nhà trường có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất [H1-1-02-04]; Có sơ
đồ tổng thể nhà trường [H1-1-02-05].
2. Điểm mạnh:
- Nhà trường có đủ các khối lớp từ lớp 6 đến lớp 9 và mỗi lớp không quá 45
học sinh; mỗi lớp có lớp trưởng, 1 hoặc 2 lớp phó do tập thể lớp bầu ra vào đầu
năm học; mỗi lớp được chia thành nhiều tổ học sinh, mỗi tổ có tổ trưởng, tổ phó
do học sinh trong tổ bầu ra; có bảng danh sách học sinh các khối lớp từ lớp 6 đến
lớp 9. Biên chế các khối lớp theo đúng quy định của Điều lệ trường.
- Sổ gọi tên ghi điểm hằng năm được lưu giữ và bảo quản tốt. Việc vào
điểm trong sổ điểm đảm bảo đúng quy định, độ chính xác tương đối cao.
- Giáo viên chủ nhiệm được trang bị sổ chủ nhiệm theo đúng quy định

chung của Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã. Trong sổ điểm có cập nhật đầy đủ
những thông tin cần thiết của học sinh theo quy định.
- Khuôn viên nhà trường là một khu riêng biệt được đặt trong một môi
trường thuận lợi cho giáo dục.
3. Điểm yếu:
- Còn một số sai sót trong quá trình giáo viên vào điểm trong sổ gọi tên
ghi điểm.
- Một số giáo viên chủ nhiệm trình bày sổ chưa khoa học, chưa đẹp.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
- Quán triệt thường xuyên đối với giáo viên trong công tác làm điểm để
hạn ché tới mức thấp nhất các sai sót. Đưa việc sửa điểm nhiều và không đúng
quy chế vào tiêu chí để xem xét thi đua cuối năm.
- Nhắc nhở giáo viên chủ nhiệm trong công tác hoàn thiện sổ sách.
5. Tự đánh giá: Đạt.
Tiêu chí 3: Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Công đoàn, Đoàn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí
Báo cáo tự đánh giá thcstranphu_2013
16
Minh, các tổ chức xã hội khác và các hội đồng hoạt động theo quy định của
Điều lệ trường trung học và quy định của pháp luật.
a) Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội
khác và các hội đồng hoạt động theo các quy định hiện hành;
b) Lãnh đạo, tư vấn cho hiệu trưởng thực hiện nhiệm vụ thuộc trách
nhiệm và quyền hạn của mình.
c) Thực hiện rà soát, đánh giá các hoạt động sau mỗi học kỳ.
1. Mô tả hiện trạng:
a. Chi bộ nhà trường hoạt động theo đúng Điều lệ Đảng và các văn bản
quy định của các cấp nhiều năm đạt “Trong sạch vững mạnh”; các tổ chức
Công đoàn, Đoàn Thanh Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên

tiền phong Hồ Chí Minh, Chi hội Chữ thập đỏ hoạt động theo các quy định hiện
hành, đạt hiêu quả cao được các cấp khen thưởng [H1-1-03-01], [H1-1-02-02];
Hội đồng trường, Hội đồng sư phạm, Hội đồng thi đua khen thưởng, Hội đồng
kỷ luật hoạt động đúng quy định hiện hành và theo nghị quyết của Hội nghị
công nhân viên chức hằng năm [H1-1-02-02], [H1-1-02-03].
b. Có đầy đủ các biên bản, nghị quyết các cuộc họp của chi bộ, hội đồng
trường, các tổ chức đoàn thể trong đó có nội dung tư vấn cho Hiệu trưởng thực
hiện nhiệm vụ giáo dục của nhà trường [H1-1-02-02].
c. Mỗi năm học các tổ chức trong nhà trường có rà soát, đánh giá các hoạt
động thông qua các cuộc họp sơ kết, tổng kết [H1-1-02-02].
2. Điểm mạnh:
- Có một chi bộ Đảng, gồm 11 đ/c, trong đó có 03 đ/c trong cấp uỷ và
08 đ/c trong chi bộ. Chi bộ nhà trường nhiều năm liền đạt trong sạch vững
mạnh.
- Có BCH Công đoàn do đ/c Trần Thị Hải làm chủ tịch, BCH Đoàn
thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh do đ/c Nguyễn Hải Dương làm bí thư, có liên
Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh do đ/c Lê Đình Điệp làm tổng phụ
trách, có Chi hội Chữ thập đỏ do đồng chí Nguyễn Thị Thanh Hà làm Chi hội
trưởng. Các tổ chức đoàn thể của nhà trường nhiều năm liền đạt vững mạnh,
vững mạnh xuất sắc cấp thị xã.
- Chi bộ, Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Đội thiếu niên, Hội đồng trường,
Hội đồng sư phạm, Hội đồng thi đua khen thưởng của nhà trường hoạt động
theo đúng quy định hiện hành, có đầy đủ các sổ sách, nghị quyết theo quy định.
- Công tác thi đua khen thưởng giáo viên và học sinh của nhà trường hoạt
động thường xuyên đánh giá công bằng, công khai trước hội đồng sư phạm nhà
trường được tập thể thống nhất. Hàng năm có điều chỉnh và tuân thủ theo quy
định hiện hành.
- Hội đồng kỷ luật thực sự làm việc công tâm, là nơi giáo dục học sinh
chậm tiến, học sinh cá biệt hiệu quả nhất.
3. Điểm yếu: Không.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
- Tiếp tục tham mưu với các cấp chính quyền địa phương, các cấp trong
ngành GD&ĐT, duy trì tốt các tổ chức hoạt động đoàn thể trong nhà trường.
Báo cáo tự đánh giá thcstranphu_2013
17
- Sáng tạo đổi mới hình thức hoạt động của các tổ chức trong nhà trường.
- Sau 1 năm kiện toàn lại tổ chức Hội đồng trường 1 lần và điều chỉnh các
thành viên của Hội đồng trường khi có sự thay đổi chuyên môn hoặc chuyển đổi
công tác.
- Tiếp tục đôn đốc hoạt động của Hội đồng trường để tổ chức này đi vào
hoạt động thường xuyên và có hiệu quả.
- Công đoàn trường liên hệ với Công đoàn giáo dục thị xã Buôn Hồ xin
ý kiến về việc thất lạc quyết định thành lập Công đoàn cơ sở.
5. Tự đánh giá: Đạt.
Tiêu chí 4: Cơ cấu tổ chức và việc thực hiện nhiệm vụ của các tổ chuyên
môn, tổ Văn phòng theo quy định tại Điều lệ trường trung học.
a) Tổ chuyên môn, tổ Văn phòng có cơ cấu tổ chức theo quy định.
b) Xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ theo tuần, tháng, năm học và sinh
hoạt tổ theo quy định.
c) Thực hiện các nhiệm vụ của tổ theo quy định.
1. Mô tả hiện trạng:
a. Có các quyết định bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó tổ chuyên môn, tổ văn
phòng [H1-1-01-06]; Có các quyết định cơ cấu tổ chuyên môn, tổ văn phòng theo
đúng quy định [H1-1-01-05].
b. Tổ chuyên môn và tổ văn phòng có xây dựng các kế hoạch hoạt động theo
từng tuần, tháng, kì và năm. Sinh hoạt ít nhất hai tuần một lần về hoạt động chuyên
môn, nghiệp vụ và các hoạt động giáo dục khác [H1-1-04-01]; [H1-1-01-08].
c. Các tổ chuyên môn hoạt động theo đúng chức trách và nhiệm vụ được
quy định trong luật giáo dục. Tổ văn phòng có kế hoạch công tác rõ ràng phù
hợp với quy định khoản 1 Điều 17 của Điều lệ do đó luôn hoàn thành các nhiệm

vụ được giao [H1-1-04-01]; [H1-1-01-08]; [H1-1-04-02].
2. Điểm mạnh:
- Có các quyết định bổ nhiệm Tổ chuyên môn, các tổ thực hiện tốt kế
hoạch đề ra.
- 2 tổ chuyên môn hoạt động có hiệu quả.
- Đội ngũ đủ số lượng nhân sự, đảm bảo trình độ, từng bước tiêu chuẩn
hoá.
- Đội ngũ có phẩm chất đạo đức tốt, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm
cao, yêu nghề mến trẻ, có ý chí phấn đấu phục vụ cho ngành giáo dục.
- Đa số các đồng chí đã công tác lâu năm trong nhà trường, có nhiều kinh
nghiệm.
- Trình độ tay nghề chuyên môn của giáo viên khá vững vàng, tương đối
ổn định.
- Thực hiện tốt các quy trình hoạt động của tổ chuyên môn
- Có các quyết định bổ nhiệm tổ trưởng tổ văn phòng theo các năm.
- Thực hiện tốt các nhiệm vụ, các kế hoạch theo quy định.
- Tổ văn phòng hoạt động nhìn chung có chất lượng, hiệu quả, hoàn thành
tốt việc phục vụ công tác giảng dạy và học tập.
3. Điểm yếu:
Báo cáo tự đánh giá thcstranphu_2013
18
- Nhìn chung đội ngũ giáo viên có tay nghề khá đều song mũi nhọn ở một
số môn một số khối lớp còn hạn chế.
- Một số thành viên phải kiêm nhiệm nhiều việc nên tổng hợp báo cáo
chưa đảm bảo quy định về thời gian. Đôi lúc chưa bám sát kế hoạch.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
- Tổ trưởng, tổ phó xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn
trong cả năm học dựa trên kế hoạch của nhà trường. Từ đó xây dựng kế hoạch
hoạt động của tổ chuyên môn theo từng học kỳ, tháng. Tổ trưởng, tổ phó chỉ đạo
tổ thực hiện các nhiệm vụ được giao theo kế hoạch đã xây dựng.

- Tổ trưởng tổ chức sinh hoạt chuyên môn ít nhất 2 buổi/1 tháng, thường
được bố trí vào tuần 2 và tuần 3 của tháng. Nội dung của các buổi sinh hoạt
chuyên môn chủ yếu tập trung vào: Trao đổi những nội dung cần thiết cho công
tác giảng dạy đạt hiệu quả cao.
- Sau từng mặt công tác, từng giai đoạn đều được tổ chuyên môn đánh giá
việc thực hiện nhiệm vụ, phân tích kỹ những mặt đã làm, chưa làm được và
nguyên nhân. Từ đó đề xuất các biện pháp, giải pháp hợp lý.
- Tổ văn phòng tập trung cho nâng cao nghiệp vụ từng thành viên với
chuyên môn chính thành thạo, chất lượng tốt, quản lý hồ sơ trường học, phổ cập,
kế toán bằng vi tính, làm tốt công tác kiêm nhiệm khi giao phó, tổ chức cho hoạt
động thư viện, thiết bị của nhà trường đạt hiệu quả.
- Cần có những quy định các chức trách, nhiệm vụ cụ thể cho các chức
danh văn phòng, quan trọng là phải xây dựng được tinh thần tự giác, làm việc
theo chế độ 40 giờ/tuần.
- Tổ trưởng bổ sung các quy định trong hoạt động của tổ và có các kế
hoạch kiểm tra rà soát, đánh giá để cải tiến các biện pháp thực hiện nhiệm vụ
được giao của tổ văn phòng.
5. Tự đánh giá: Đạt.
Tiêu chí 5: Xây dựng chiến lược phát triển nhà trường
a) Chiến lược được xác định rõ ràng bằng văn bản, được cấp quản lý
trực tiếp phê duyệt, được công bố công khai dưới hình thức niêm yết tại nhà
trường hoặc đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương,
trên website của sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT hoặc website của nhà trường (nếu
có).
b) Chiến lược phù hợp mục tiêu giáo dục của cấp học được quy định tại
Luật Giáo dục, với các nguồn lực của nhà trường và định hướng phát triển kinh
tế - xã hội của địa phương.
c) Rà soát, bổ sung, điều chỉnh chiến lược của nhà trường phù hợp với
định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo từng giai đoạn.
1. Mô tả hiện trạng:

a. Nhà trường có văn bản chiến lược phát triển trường THCS Trần Phú
thành trường chuẩn quốc gia được thông qua ở các cuộc họp HĐSP của nhà
trường và có văn bản đề nghị công nhận trình cấp trên phê duyệt (Phòng Giáo
dục và Đào tạo; UBND thị xã; Sở GD-ĐT) [H1-1-05-01].
Báo cáo tự đánh giá thcstranphu_2013
19
b. Có bảng thống kê nguồn nhân lực hiện có, dự kiến đào tạo nguồn nhân
lực bổ sung trong 5 năm 10 năm tới [H1-1-05-02]; Có bảng thống kê tài chính và
cơ sở vật chất của nhà trường hiện có [H1-1-05-03].
c. Định kì hằng năm có rà soát, bổ sung và điều chỉnh để phù hợp với tình
hình thực tế của địa phương và của trường [H1-1-04-02].
2. Điểm mạnh:
- Trong từng năm, Hiệu trưởng lên kế hoạch phát triển giáo dục phù hợp
với mục tiêu giáo dục được thông qua Hội đồng sư phạm nhà trường (Hội nghị
CNVC hàng năm) và nộp báo cáo để cấp trên phê duyệt.
- Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương và nhà trường để có chiến
lược phát triển một cách phù hợp với tình hình thực tiễn. Chiến lược đã được
xây dựng phù hợp với các nguồn lực của nhà trường và định hướng phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương và định kì được rà soát, bổ sung, điều chỉnh.
- Chú trọng các tiêu chí về nhân lực, vật lực và các phong trào thi đua
trong và ngoài nhà trường.
- Về nguồn nhân lực nhà trường hiện nay, 100% giáo viên trong nhà
trường đều đạt trình độ chuẩn và 80.9% giáo viên đạt trình độ trên chuẩn.
- Công khai chiến lược phát triển của nhà trường cho CBVC, nhân dân địa
phương và cha mẹ học sinh nắm bắt, từ đó quy mô phát triển của nhà trường
mỗi ngày một lớn mạnh.
- Hàng năm, tiến hành rà soát, bổ sung và điều chỉnh kế hoạch cho phù
hợp với tình hình thực tiễn của địa phương và nhà trường.
- Kế hoạch đã được niêm yết tại trụ sở của trường; từng bước đưa lên
trang Web của trường ().

3. Điểm yếu:
- Một vài biện pháp đưa ra trong chiến lược phát triển cò chưa cụ thể,
chi tiết.
- Chiến lược phát triển giáo dục của nhà trường chưa nhận được nhiều
ý kiến phản hồi, đóng góp của nhân dân địa phương.
- Các nguồn lực về tài chính và cơ sở vật chất chưa đáp ứng được chiến
lược phát triển của nhà trường.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
+ Mục tiêu phấn đấu từ năm 2013 và những năm tiếp theo:
- Tập trung xây dựng, củng cố, phát triển tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn
- Đội vững mạnh.
- Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch và sử dụng đội ngũ cán bộ trẻ.
- Xây dựng đội ngũ CBVC sáng về tâm đức, sâu về chuyên môn, giỏi về
tay nghề để đáp ứng đổi mới chất lượng giáo dục.
+ Nội dung và giải pháp thực hiện:
- Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức cách mạng, lối sống
văn hoá, ý thức trách nhiệm trong công tác, có phẩm chất tốt đẹp, có quyết tâm
hành động thực hiện thành công sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá.
- Tăng cường công tác giáo dục về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước, nâng cao
tinh thần cách mạng; tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm
Báo cáo tự đánh giá thcstranphu_2013
20
gương đạo đức Hồ Chí Minh”, coi đây là biện pháp chủ yếu trong việc giáo dục
lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho CBVC.
- Đổi mới công tác Giáo dục- Đào tạo, khuyến khích và tạo điều kiện cho
CBVC học tập nâng cao trình độ về mọi mặt.
- Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác Giáo dục- Đào tạo đảm bảo giáo
dục toàn diện về Đức - Trí - Thể - Mỹ.
- Xây dựng môi trường thân thiện, lành mạnh, tạo điều kiện cho CBVC và

học sinh nâng cao đời sống văn hoá tinh thần và phát triển toàn diện.
- Chi bộ Đảng, Chính quyền và các tổ chức trong nhà trường thường
xuyên quan tâm công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trẻ đủ điều kiện
đảm nhận chức vụ quản lý.
- Làm tốt công tác phát triển đảng viên, công tác xây dựng Đảng. Nâng
cao chất lượng đảng viên. Phát huy vai trò của người đảng viên thực sự là người
đầu tàu gương mẫu.
- Tăng cường vai trò của các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường.
Nâng cao chất lượng phối hợp giữa nhà trường với gia đình và các tổ chức xã
hội trong quản lý, giáo dục học sinh.
- Duy trì và tiếp tục thực hiện các văn bản quy định về nguồn lực và tài
chính, cơ sở vật chất, quản lý tài chính, lưu trữ hồ sơ, sổ sách, chứng từ theo
quy định hiện hành của ngành và của luật ngân sách Nhà nước…
- Thực hiện nghiêm Luật ngân sách, Luật kiểm toán Nhà nước quy định.
- Duy trì tốt việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ hàng năm.
- Lập xây dựng dự toán đầu năm phải sát với thực tế, phù hợp với hoạt
động của nhà trường.
- Thực hiện tốt việc đối chiếu chốt số liệu với Kho bạc theo từng tháng, quý,
năm.
- Thực hiện đúng lịch duyệt quyết toán tài chính thu chi theo tháng, quý,
năm và báo cáo công khai tài chính.
- Các số liệu thu chi tài chính, báo cáo luôn phải công khai qua các kỳ
họp phụ huynh và tổng kết hàng năm.
- Các tài sản và thiết bị dạy học được bảo quản, quản lý, ghi chép, hạch
toán qua hệ thống sổ sách, hàng năm có kiểm kê đánh giá lại tài sản thiết bị.
- Công khai việc sử dụng kinh phí trong và ngoài ngân sách định kỳ 1 năm 2
lần.
- Tiếp tục tham mưu các cấp bổ sung các nguồn lực về tài chính và cơ sở
vật chất cho nhà trường.
- Hàng năm, BGH nhà trường thường xuyên rà soát, điều chỉnh chiến lược

phát triển trên cơ sở bám sát các mục tiêu giáo dục cấp THCS của Bộ GD&ĐT
ban hành, mục tiêu, kế hoạch phát triển giáo dục của Sở Giáo dục và Đào tạo
tỉnh, Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã, thực tiễn của địa phương và nhà trường,
đồng thời nghiên cứu đưa ra các biện pháp thực hiện cụ thể nhằm đạt được mục
tiêu đề ra.
5. Tự đánh giá: Đạt.
Báo cáo tự đánh giá thcstranphu_2013
21
Tiêu chí 6: Chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước, của địa phương và sự lãnh đạo, chỉ đạo của cơ quan
quản lý giáo dục các cấp; đảm bảo Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt
động của nhà trường.
a) Thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của cấp ủy Đảng, chấp hành sự quản
lý hành chính của chính quyền địa phương, sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp
vụ của cơ quan quản lý giáo dục.
b) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất theo quy định.
c) Đảm bảo Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường.
1. Mô tả hiện trạng:
a. CBVC của nhà trường thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của cấp ủy
Đảng, chấp hành sự quản lý hành chính của chính quyền địa phương, sự chỉ đạo
về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan quản lý giáo dục [H1-1-03-03].
b. Nhà trường thực hiện nghiêm túc, chính xác, kịp thời chế độ báo cáo
định kỳ, đột xuất về các hoạt động giáo dục đối với các cơ quan chức năng được
thể hiện ở sổ theo dõi công văn đi của nhà trường [H1-1-06-01].
c. Có các văn bản báo cáo hằng năm của nhà trường có nội dung đánh giá
việc thực hiện quy chế dân chủ; Hằng năm, ban thanh tra nhân dân thực hiện chế
độ báo cáo theo quy định tại Hội nghị CBVC; Có báo cáo của công đoàn nhà
trường có nội dung thực hiện Quy chế dân chủ [H1-1-06-02].
2. Điểm mạnh:
- CBVC của nhà trường luôn thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của cấp ủy

Đảng, chấp hành sự quản lý hành chính của chính quyền địa phương, sự chỉ đạo
về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan quản lý giáo dục; Hoàn thành tốt nhiệm
vụ, không vi phạm kỉ luật.
- Cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường vốn được sinh hoạt và làm việc
trong môi trường ít chịu tác động bởi hoàn cảnh, môi trường xấu xung quanh.
Mặt khác, nhà trường và các tổ chức chính trị rất coi trọng công tác sinh hoạt tư
tưởng, đấu tranh tự phê bình và phê bình khi có những biểu hiện sai lệch được
uốn nắn và nhắc nhở kịp thời. Vì thế CBVC trong nhà trường không vi phạm
đạo đức nhà giáo và vi phạm pháp luật.
- Nhà trường luôn thực hiện nghiêm túc, chính xác, kịp thời chế độ báo
cáo định kỳ, đột xuất về các hoạt động giáo dục đối với các cơ quan chức năng.
- Quy chế dân chủ luôn được đảm bảo thực hiện tốt.
3. Điểm yếu:
- Cá biệt cũng còn một số giáo viên còn sơ suất nhỏ trong việc thực hiện
các nề nếp chuyên môn, thời gian làm việc, tuy nhiên không đến mức bị kỷ luật.
- Một số giáo viên năng lực chuyên môn đôi lúc chưa đáp ứng được yêu
cầu, nhất là yêu cầu việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Tiếp cận ứng
dụng công nghệ thông tin còn hạn chế ảnh hưởng tới việc thực hiện sự chỉ đạo
về chuyên môn nghiệp vụ của cấp trên.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
- 100% CBVC hưởng ứng và thực hiện tốt chỉ thị 06 CT/TW của Bộ
chính trị về cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh”.
Báo cáo tự đánh giá thcstranphu_2013
22
- 100% CBVC thực hiện tốt nghĩa vụ, trách nhiệm người thầy giáo (từ
điều 28 - điều 34 theo Điều lệ trường phổ thông).
- 100% CBVC hưởng ứng và thực hiện nghiêm túc các cuộc vận động
“Phòng chống tham nhũng - Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí’’, cuộc vận
động “hai không” với 4 nội dung và các cuộc vận động khác.

- 100% CBVC thực hiện nghiêm túc mọi chỉ thị quy định về nề nếp
chuyên môn, quy chế dạy thêm học thêm, đủ hồ sơ sổ sách đúng mẫu, đảm bảo
chất lượng về nội dung và hình thức.
- 100% giáo viên đứng lớp đều thực hiện đổi mới phương pháp dạy học
theo môn đào tạo và đều có thể dạy được chương trình sách giáo khoa mới toàn
cấp. Đồng thời, biết tích hợp giáo dục môi trường, giáo dục kỷ năng sống vào
từng môn học, từng bài, từng đơn vị kiến thức hợp lý và hiệu quả.
- Tập thể sư phạm nhà trường đoàn kết giúp đỡ nhau, tôn trọng dân chủ,
kỷ cương, tình thương, trách nhiệm …, thực hiện tốt chính sách về lễ tiết trường
học, không sinh hoạt bê tha, không vi phạm điều cấm, không khiếu kiện sai
nguyên tắc.
- 100% giáo viên mỗi giai đoạn, mỗi kỳ đều tự rà soát, đánh giá các nhiệm
vụ, công việc được giao để thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ.
- Tiếp tục bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị.
- Tiếp tục thực hiện tốt chế độ báo cáo định kì, đột xuất theo quy định.
5. Tự đánh giá: Đạt.
Tiêu chí 7: Quản lý hành chính, thực hiện các phong trào thi đua.
a) Có đủ hồ sơ phục vụ hoạt động giáo dục của nhà trường theo quy định
của Điều lệ trường trung học.
b) Lưu trữ đầy đủ, khoa học hồ sơ, văn bản theo quy định của Luật Lưu trữ.
c) Thực hiện các cuộc vận động, tổ chức và duy trì phong trào thi đua
theo hướng dẫn của ngành và quy định của Nhà nước.
1. Mô tả hiện trạng:
a. Nhà trường có đầy đủ hệ thống hồ sơ, sổ sách theo dõi hoạt động giáo
dục trong trường theo quy định tại Điều 27, Điều lệ trường trung học [H1-1-07-
01], có các biên bản phúc tra thi đua hằng năm có đánh giá về hệ thống hồ sơ sổ
sách [H1-1-07-02].
b. Hồ sơ, văn bản của nhà trường được lưu trữ đầy đủ, khoa học theo quy
định của Luật Lưu trữ [H1-1-06-01], [H1-1-07-01].
c. Nhà trường có các văn bản báo cáo có nội dung đánh giá việc thực hiện

các cuộc vận động, tổ chức và duy trì phong trào thi đua; Hằng năm, nhà trường
tiến hành họp Hội đồng thi đua khen thưởng đánh giá thi dua hàng tháng, hàng
năm có nghị quyết cụ thể; Có các giấy khen, bằng khen của các cấp về thành
tích thực hiện các cuộc vận động, tổ chức và duy trì phong trào thi đua nhà
trường [H1-1-07-03].
2. Điểm mạnh:
- Bộ hồ sơ quản lý, hồ sơ quản lý hành chính của nhà trường đúng mẫu
quy định, ghi chép đầy đủ, chính xác.
- Bam giám hiệu nhà trường kiểm tra ký duyệt đầy đủ, từng tuần, từng
tháng;
Báo cáo tự đánh giá thcstranphu_2013
23
- Có kế hoạch điều chỉnh và uốn nắn các thiếu sót của từng bộ phận.
- Hồ sơ, văn bản của nhà trường được lưu trữ đầy đủ, khoa học theo quy định
của Luật Lưu trữ.
- Lãnh đạo nhà trường có nhận thức đúng đắn về các mục tiêu, các cuộc
vận động, các phong trào, kế hoạch để triển khai tới từng CBVC trong nhà
trường từ đó các kế hoạch, các cuộc vận động, các phong trào được thực hiện
khá tốt.
- Có kế hoạch thực hiện chủ đề năm học và các cuộc vận động, phong
trào thi đua lồng ghép trong phương hướng, nhiệm vụ.
- Các phong trào mà trường tham gia đều có thứ hạng cao của thị xã.
3. Điểm yếu:
- Việc cập nhật hồ sơ có lúc chưa kịp thời, một số ít còn sai sót so với quy
định (vào điểm chậm tiến độ, sửa chữa chưa đúng quy định ).
- Vì hạn chế về tài chính nên một số phong trào chưa đi vào chiều sâu.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
- Tiếp tục triển khai thực hiện các mẫu sổ sách theo quy định tại điều 27
Điều lệ trường phổ thông.
- Bổ sung các thông tin trong các hệ thống sổ sách theo từng giai đoạn.

- Kiểm tra đánh giá và điều chỉnh các sai sót.
- Cần bổ sung các chế tài đánh giá thi đua, xử lý kỷ luật đối với những cá
nhân thiếu trách nhiệm trong việc quản lý sổ sách và ghi chép các thông tin.
- Cần cập nhật hồ sơ kịp thời theo qui định. Thực hiện tốt chế độ báo cáo.
- Nâng cao và thống nhất được nhận thức của CBVC, học sinh trong việc
thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua.
- Mạnh dạn nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật, kiên quyết đấu tranh
chống các biểu hiện tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục.
- Tạo ra được sự đồng thuận trong toàn xã hội và trong nhân dân.
- Có kế hoạch và biện pháp thực hiện tốt hơn các cuộc vận động, các
phong trào do ngành và các cấp phát động để các cuộc vận động và phong trào
thực sự đi vào chiều sâu và có kết quả tốt trong từng nội dung triển khai.
5. Tự đánh giá: Đạt.
Tiêu chí 8: Quản lý các hoạt động giáo dục, quản lý cán bộ, giáo viên,
nhân viên, học sinh.
a) Thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý các hoạt động giáo dục và quản lý học
sinh theo Điều lệ trường trung học.
b) Có các biện pháp chỉ đạo, kiểm tra việc dạy thêm, học thêm và quản lý
học sinh nội trú (nếu có);
c) Thực hiện tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm, quản lý cán bộ, giáo viên và
nhân viên theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Lao
động, Điều lệ trường trung học và các quy định khác của pháp luật.
1. Mô tả hiện trạng:
a. Nhà trường có kế hoạch hằng năm về thời gian năm học; Có các văn
bản của Hiệu trưởng về các biện pháp thường xuyên theo dõi chỉ đạo, kiểm tra,
đánh giá việc thực hiện kế hoạch giảng dạy và học tập, dự giờ, thi giáo viên dạy
Báo cáo tự đánh giá thcstranphu_2013
24
giỏi các cấp, sinh hoạt chuyên đề, nội dung giáo dục địa phương và hoạt động
giáo dục nghề phổ thông- hướng nghiệp; [H1-1-07-03], [H1-1-07-01].

b. Hiệu trưởng có kế hoạch về hoạt động dạy thêm, học thêm thông qua
Hội đồng trường. Có kế hoạch thường xuyên theo dõi chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá
việc thực hiện hoạt động dạy thêm, học thêm [H1-1-07-01]; Có phân công
chuyên môn và thời khóa biểu dạy thêm, học thêm trong nhà trường, Có sổ theo
dõi, kiểm tra công tác dạy thêm, học thêm, Có danh sách học sinh tự nguyện
đăng ký học thêm, Thực hiện thu chi tiền dạy thêm, học thêm theo đúng quy
định [H1-1-08-01].
c. Nhà trường thực hiện việc hiện tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm, quản lý
cán bộ, giáo viên và nhân viên theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật
Viên chức, Luật Lao động, Điều lệ trường trung học và các quy định khác của
pháp luật; Có hồ sơ tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ; Hiệu trưởng có hồ sơ
quản lý nhân sự theo đúng quy định [H1-1-07-01].
2. Điểm mạnh:
- Trường đã xây dựng được kế hoạch cụ thể cho từng năm học theo quy
định. Kế hoạch năm, học kỳ, tháng, tuần ở từng bộ phận và triển khai rõ sát tới
từng cán bộ giáo viên, công nhân viên chức trong nhà trường.
- Thực hiện đúng kế hoạch thời gian, kế hoạch giảng dạy các năm học.
Thực hiện đúng các nội dung trong Sổ đầu bài. Hàng tháng, học kỳ, năm học
có tổ chức rà soát việc thực hiện kế hoạch đề ra.
- Các bộ phận chuyên môn có kế hoạch cụ thể chỉ đạo việc giảng dạy
từng môn học theo hướng dẫn của Bộ, Sở, Phòng giáo dục. Nề nếp sinh hoạt
chuyên môn đã đi vào chiều sâu và khá ổn định.
- Việc kiểm tra đánh giá nhiệm vụ giáo dục trong nhà trường thường
xuyên liên tục, thực hiện trong từng tuần, tháng, giai đoạn, kỳ trong năm học
nên đã trở thành nề nếp tốt. Mọi thành viên trong trường đều có ý thức tự giác
chấp hành kỷ luật lao động, kỷ cương nề nếp chuyên môn nên rất coi trọng việc
kiểm tra đánh giá.
- Khi tiến hành kiểm tra đánh giá đều đảm bảo tính dân chủ, tính trung
thực, nghiêm túc và công bằng. Có tổ chức rà soát và lưu các biên bản.
- Thực hiện tốt Kế hoạch giảng dạy và học tập.

- Có kế hoạch chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy thêm, học thêm
hàng tháng được thông qua hội đồng sư phạm. Không có giáo viên vi phạm quy
định dạy thêm, học thêm.
- Nhà trường thực hiện việc hiện tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm, quản lý
cán bộ, giáo viên và nhân viên hằng năm theo đúng quy định của Luật Cán bộ,
công chức, Luật Viên chức, Luật Lao động, Điều lệ trường trung học và các
quy định khác của pháp luật; Có hồ sơ tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ;
Hiệu trưởng có hồ sơ quản lý nhân sự theo đúng quy định.
3. Điểm yếu:
- Một bộ phận nhỏ trong giáo viên còn có lúc xem nhẹ việc kiểm tra, chưa
thường xuyên tự kiểm tra mình, chưa đưa việc kiểm tra để điều chỉnh việc thực
hiện nhiệm vụ cá nhân một cách đều đặn mà chỉ thực hiện kiểm tra khi nhà
Báo cáo tự đánh giá thcstranphu_2013
25

×