Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Xây dựng chiến lược kinh doanh tại Công ty TNHH Thành Phát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.11 KB, 41 trang )

MỤC LỤC
1.3.4.Đề xuất chiến lược 35
LỜI MỞ ĐẦU
Ở nước ta, từ khi chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế kế hoach hoá tập
trung sang cơ chế thị trường, các doanh nghiệp đã rất lúng túng trong công tác
hoạch định chiến lược. Các doanh nghiệp cần thiết phải hoạch định và triển
khai một công cụ kế hoạch hoá mới có đủ tính linh hoạt để ứng phó với
những thay đổi của thị trường. Chiến lược kinh doanh được xây dựng trên cơ
sở phân tích và dự đoán các cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu của doanh
nghiệp, giúp cho doanh nghiệp có được những thông tin tổng quát về môi
trường kinh doanh bên ngoài cũng như nội lực của doanh nghiệp.
Ở Công ty TNHH Thành Phát, việc xây dựng kế hoạch của Công ty mới
chỉ dừng lại ở công tác kế hoạch hoá mà chưa có tầm chiến lược. Công ty có
nhiều thuận lợi: Thị trường tiêu thụ rộng lớn, gần trung tâm Thủ Đô song
Công ty đang ngày càng mất dần thị trường do sự cạnh tranh của các doanh
nghiệp mới ra nhập ngành. Vì vậy, việc hoạch định và thực hiện chiến lược
kinh doanh là rất quan trọng và cấp bách đối với sự tồn tại và phát triển của
Công ty.
Với ý nghĩa khoa học và thực tiễn đó, sau thời gian thực tập tại Công ty
TNHH Thành Phát em đã chọn đề tài "Xây dựng chiến lược kinh doanh tại
Công ty TNHH Thành Phát" nhằm tìm hiểu về công tác xây dựng kế hoạch
của Công ty. Chuyên đề được bố cục làm 3 phần:
Phần 1: Giới thiệu về Công ty TNHH Thành Phát
Phần 2: Thực trạng công tác hoạch định chiến lược tại công ty TNHH
Thành Phát
Phần 3: Đánh giá công tác quản trị chiến lược tại Công ty TNHH Thành
Phát
Do vốn kiến thức còn hạn hẹp và chưa có nhiều thời gian nghiên cứu nên
chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy em rất mong nhận
được những ý kiến đóng góp từ Thạc sĩ Lê Thị Hằng để bài viết được hoàn
1


thiện.
Em xin chân thành cảm ơn!
PHẦN 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH
THÀNH PHÁT
1.1. Giới thiệu khái quát về doanh nghiệp
Tên doanh nghiệp: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thành Phát
Giám đốc hiện tại: Nguyễn Viết Tuấn
Địa chỉ:Song phương - hoài đức - hà nội
Điện thoại: 0904007883
Fax: 0435565332
Cơ sở pháp lý của doanh nghiệp
Công ty TNHH Thành Phát là công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành
viên trở lên. Được thành lập ngày 29/01/1998 và được sở kế hoạch và đầu tư
tỉnh Hà Tây cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0302000259.
- Mã số thuế : 0500415211
- Vốn pháp định của Công ty là:200.000.000 (hai trăm triệu đồng VN ).
- Vốn điều lệ của Công ty: 40.000.000.000 ( bốn mươi tỷ đồng VN ).
Loại hình doanh nghiệp: Công ty Trách nhiệm hữu hạn
Nhiệm vụ của doanh nghiệp
 Chức năng của Doanh nghiệp: Là Doanh nghiệp có tư nhân với tư
cách pháp nhân, có tài khoản, con dấu riêng để giao dịch theo quy định hiện
hành của Nhà nước.
- Chức năng chính: Sản xuất giấy Kraft, giấy xi măng, giấy in, giấy
photo ,giấy ăn, bao bì…các loại có chất lượng cao.
- Chức năng phụ: Dịch vụ vận tải hàng hoá, du lịch.
 Nhiệm vụ của công ty:
- Nghiên cứu thị trường, nhu cầu khách hàng và năng lực sản xuất của
mình để xây dựng kế hoạch sản xuất.
- Tổ chức sản xuất theo hợp đồng đã ký
2

- Tổ chức khai thác (mua) các loại nguyên vật liệu, phụ liệu để phục
vụquá trình sản xuất
- Tăng cường khai thác năng lực sản xuất, nâng cao trình độ kỹ thuật, đổi
mới mặt hàng, cải tiến quản lý sản xuất, tăng năng xuất lao động, hạ giá thành
sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Tổ chức sản xuất, hợp tác sản xuất kinh doanh với các doanh nghiệp
trong nước, các doanh nghiệp liên doanh .
- Thực hiện đúng các chế độ quy định về quản lý kế toán, tài chính của
Nhà nước (đóng thuế).
- Quản lý, chăm lo, làm tốt công tác liên quan đến đời sống vật chất và
tinh thần cho cán bộ công nhân viên trong công ty.
- Đảm bảo việc làm, tiền lương ổn định cho cán bộ công nhân viên
- Hoạch định chiến lược lâu dài từ nay đến 2020 với mục tiêu cải tiến, kỹ
thuật tăng năng xuất lao động, đảm bảo tốc độ tăng trưởng từ 8-10%/năm.
Lịch sử hình thành và phát triển doanh nghiệp
Tiền thân của Công ty TNHH Thành Phát là xí nghiệp sản xuất giấy
Thành Phát được thành lập từ năm 1988. Ban đầu chỉ có 30 công nhân và một
loại sản phẩm giấy dùng cho đệm lót, đóng hộp, tổng sản lượng hàng năm đạt
1200tấn giấy. Xí nghệp đối mới công nghệ, lắp đặt thêm 3 dây chuyền sản
xuất giấy Kraft có công suất 10650tấn/năm.
Tháng 1 năm 1998 Công ty TNHH Thành Phát chính thức được thành
lập
Thời gian đầu công ty thành lập với tổng số vốn là: 10.890,30 triệu đồng
Đến năm 2007 thì tổng số vốn của công ty là: 14.235,106 triệu đồng
Năm 2009 tổng số vốn của công ty là:16.935,130 triệu đồng
Từ đó đến nay công ty đã phát triển không ngừng, sản xuất giấy với khối
lượng lớn để xuất khẩu chất lượng cao với khối lượng giấy hàng năm từ năm
2007 - 2010 trung bình là 1500 tấn giấy/năm, và tổng số vốn lên tới 21.51643
triệu đồng.
1.2. Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong 5

3
năm qua
Bảng 1: Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2007-2011
ST
T
Chỉ tiêu Đơn vị
Thực hiện
2007
Thực hiện
2008
Thực hiện
2009
Thực hiện
2010
Thực hiện
2011
1 Doanh thu Trđ 20.890,64 25.678,89 27.785,258 33.925,475 39.427,105
2 Tổng chi phí Trđ 18.903,70 23.871,6 26.881,7 32.490,154 37.725,901
3
Lợi nhuận
trước thuế
Trđ 1.986,94 1.807,29 903,558 1.435,321 1.701,204
4
Lợi nhuận
sau thuế
Trđ 298,134 467,891 614,491 976,018 1.156,819
5
Tổng số công
nhân viên
Người 179 235 271 312 334

6
Tổng số vốn
kinh doanh
Trđ 14.235,106 15.567,12 16.935,13 18.009,421 21.516,473
7 Vốn lưu động Trđ 4.892,67 5.124,84 5.872,125 6.342,25 7.503,442
8 Vốn cố định Trđ 9.342,436 10.442,28 11.063,005 11.667,171 14.013,031
9
Tiền lương
bình quân
1000/n
gười
1.590 1.645 1.680 1.721 1.782
10
Lợi
nhuận/doanh
thu
Đồng 0,0161 0,0198 0,0221 0,0287 0,0293
11
Lợi
nhuận/vốn
kinh doanh
Đồng 0,0187 0,0258 0,0363 0,0541 0,0537
12
Vòng quay
vốn lưu động
Đồng 2,985 3,432 4,732 5,349 5,255
Nguồn: Báo cáo tài chính
Qua bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ta thấy:
- Giá trị tổng sản lượng của hai mặt hàng giấy kraft và giấy trắng năm
2010 tăng 22,529% so với năm 2009 nhưng doanh thu tiêu thụ chỉ tăng

22,098%. Năm 2011 giá trị tổng sản lượng tăng 11,309% so với năm 2010 và
doanh thu tiêu thụ tăng 16,207%.
- Chỉ tiêu lợi nhuận trên doanh thu:Chỉ tiêu này phản ánh Công ty thu
bao nhiêu đồng lợi nhuận trên một đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng cao thì
hiệu quả kinh tế của Doanh nghiệp ngày càng tăng, biểu hiện qua các năm
như sau:
4
+ Năm 2009 cứ mmọt đồng doanh thu thì công ty thu được 0,0221 đồng
lợi nhuận.
+ Năm 2010 cứ một đồng doanh thu thì Công ty thu được 0,0287 đồng
lợi nhuận tăng 0,0066 đồng.
+ Năm 2011 thu được 0,0293 đồng trên một đồng doanh htu tăng 0,0006
đồng ứng với 2,09%.
- Chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn kinh doanh:Chỉ tiêu này phản ánh một đồng
vốn bỏ ra trong một năm thì công ty đạt được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
+ Năm 2011 cứ một đồng vốn bỏ ra thì Công ty thu được 0,0187 đồng
lợi nhuận.
+ Năm 2009 một đồng vốn bỏ ra thu được 0,0363 đồng lợi nhuận. Năm
2010 cứ một đồng thu được 0,054 đồng lợi nhuận tăng 0,0178 đồng hay
49,036%.
+ Nhưng năm 2011 Công ty chỉ thu được 0,0537 đồng lợi nhuận giảm
0,0004 đồng so với năm 2010.
Qua một số chỉ tiêu phân tich trên ta thấy những năm vưa qua Công ty
đã có một kết quả đáng khích lệ đó là doanh thu tăng, các khoản chi phí giam
xuống làm cho lợi nhuận của Công ty tăng lên. Do đó, thu nhập người lao
động tăng, tiền lương trả cho công nhân viên cũng tăng lên. Vì vậy, đời sống
công nhân viên trong Công ty ngày càng nâng cao.
5
PHẦN 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHIẾN
LƯỢC TẠI CÔNG TY TNHH THÀNH PHÁT

2.1. Khái quát công tác quản trị chiến lược tại Công ty TNHH
Thành Phát
2.1.1. Căn cứ xây dựng chiến lược
Các căn cứ để xây dựng chiến lược kinh doanh gồm có các yếu tố:
khách hàng, doanh nghiệp, đối thủ cạnh tranh, pháp lý. Cụ thể:
• Khách hàng:
Là người đại diện cho nhân tố "cầu" của thị trường, khái niệm khách
hàng chứa đựng trong đó vô số nhu cầu, động cơ, mục đích khác nhau của
những nhóm người khác nhau. Từ đó hình thành nên các khúc thị trường cá
biệt mà các doanh nghiệp không thể bao quát toàn bộ. Chiến lược kinh doanh
của Công ty luôn căn cứ vào khách hàng có nghĩa là nó phải tìm ra trong tập
hợp khách hàng một hoặc một số nhóm khách hàng hình thành nên một khúc
vào thị trường có lượng đủ lớn cho việc tập trung nỗ lực doanh nghiệp vào
việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng trên thị trường đó.
Để làm được điều đó, Công ty phân chia tập hợp khách hàng thành
từng nhóm, những khúc khác nhau theo các tiêu thức nh: trình độ văn hoá, thu
nhập, tuổi tác, lối sống… Bằng cách phân chia này doanh nghiệp xác định
được cho mình khúc thị trường mục tiêu, từ đó tập trung nguồn lực để thoả
mãn nhu cầu của thị trường.
• Doanh nghiệp
- Chức năng, nhiệm vụ của Công ty TNHH Thành Phát
- Cơ cấu tổ chức và lao động của Công ty
- Cơ cấu lao động
- Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
- Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật:
6
- Đặc điểm tổ chức sản xuất
- Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất ở Công ty
- Đặc điểm về máy móc thiết bị
- Đặc điểm về nguyên vật liệu

- Đặc điểm về vốn kinh doanh
- Đặc điểm về thị trường và khách hàng
- Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua một số chỉ tiêu tổng
hợp.
• Đối thủ cạnh tranh
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các doanh nghiệp cùng ngành, bao
gồm cả những Công ty đã có bề dầy phát triển lâu đời và cả những Công ty
mới gia nhập thị trường. Để có một chiến lược kinh doanh phù hợp, Thành
phát cần tim hiều kĩ các đối thủ của mình để có thể tạo ra sự khác biệt,
mang đến những sản phẩm tốt nhất cho khách hàng cả về giá cả lẫn chất
lượng.
• Yếu tố pháp lý
Căn cứ pháp lý:
- Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 có hiệu lực từ
ngày 01/07/2006.
- Luật lao động số 35-L/CTN ngày 05 tháng 7 năm 1994 của Chủ tịch
nước.
- Luật số 35/2002/QH10 ngày 19 tháng 4 năm 2002 của Quốc hội về sửa
đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động và các văn bản sửa đổi
bổ sung mới nhất áp dụng từ ngày 01/05/2009.
- Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/06/2008.
2.1.2. Bộ phận thực hiện xây dựng chiến lược
Để xây dựng được một chiến lược phát triển đúng đắn, cần có sự kết hợp
chặt chẽ từ các phòng, ban. Và đặc biệt tại công ty TNHH Thành Phát, ban
giám đốc là bộ phận chính thực hiện nhiệm vụ này.
7
Sau khi tổng hợp các thông tin từ các phòng, ban cung cấp, dựa vào tình
hình thực tiễn, ban giám đốc sẽ xây dựng chiến lược phát triển cho công ty.
2.1.3. Thời gian thực hiện xây dựng chiến lược
Tùy vào tình hình thực tiễn và những biến động của nền kinh tế, công ty

sẽ xây dựng và lên kế hoạch phát triển của mình. Do đặc điểm nền sản xuất và
kinh tế thường xuyên biến động mà chiến lược của công ty được xây dựng
mỗi 5 năm 1 lần và điều chỉnh khi có sự thay đổi lớn.
2.1.4. Người thực hiện xây dựng chiến lược
Các cán bộ chủ chốt trong phòng kế hoạch của công ty sẽ là người xây
dựng chiến lược và trình cho ban giám đốc phê duyệt.
2.1.5. Quá trình xây dựng chiến lược
Sau khi dựa vào các căn cứ đã nêu trên, phòng kế hoạch đưa ra các mục
tiêu, nhiệm vụ phải thực hiện. Các mục tiêu được cụ thể hoá bằng hệ thống
các chỉ tiêu: Doanh thu, sản lượng, lợi nhuận, nộp ngân sách Tại Công ty có
3 loại mục tiêu là: Mục tiêu dài hạn, trung hạn và ngắn hạn. Sau đó sẽ trình
lên ban giám đốc phê duyệt.
Qui trình xây dựng chiến lược gồm các bước:
- Xác định hệ thống mục tiêu của doanh nghiệp
- Phân tích môi trường kinh doanh
- Phân tích nội bộ doanh nghiệp
- Hình thành và lựa chọn chiến lược
2.2. Môi trường kinh doanh bên ngoài
2.2.1. Môi trường vĩ mô
a. Yếu tố kinh tế
Đối với một doanh nghiệp các yếu tố kinh tế luôn có những tác động hết
sức quan trọng trực tiếp và gián tiếp. Những động thái của nền kinh tế luôn
tiềm ẩn những cơ hội và đe doạ , đặc biệt trong nền kinh tế thị trường biến
động thì các doanh nghiệp càng cần phải phân tích một cách khoa học để
thích ứng nhạy bén với môi trường bên ngoài và có tầm nhìn chiến lược .
8
• Các yếu tố kinh tế quốc tế:
Một đặc điểm nền kinh tế thế giới vừa bước qua là cuộc khủng hoảng
kinh tế ở Châu Âu , cuộc khủng hoảng này làm cho nhiều nước rơi vào sự suy
thoái, điều này đã có tác động xấu đến sự đầu tư của nước ngoài vào Việt

Nam.
Danh mục 2007 2008 2009 2010
Tổng mức đầu tư
nước ngoài triệu
USD
4.897,3 4.462,5 2.058,63 2.034,76
(nguồn : thời báo đầu tư Việt Nam )
Qua đây ta thấy tác động cuả cuộc khủng hoảng rất rõ mặc dù chính sách
mở cửa kêu gọi người nước ngoài vào Việt Nam càng thuận lợi nhưng đầu tư
nước ngoài vẫn giảm mạnh. Tuy nhiên thời điểm đó đã lắng đi, nền kinh tế
thế giới đang dần hồi phục sau cơn khủng hoảng, một số nước đầu tư vào
Việt Nam đã có mức tăng trưởng đáng kể.
Xu thế phát triển khu vực hoá toàn cầu hoá với sự hiện diện của các
khối , các hiệp hội thực sự là một nhân tố quan trọng tác động đến hoạtđộng
và phát triển không những của một công ty, một ngành mà còn tác động đến
cả một quốc gia.
Nền kinh tê Việt Nam đã thực sự chiu tác động mạnh mẽ khi ra nhập
AFTA và WTO. Việc ra nhập AFTA là một bước phát triển tất yếu , để tránh
sự tụt hậu ở Việt Nam. Như ta đã biết ngành công nghiệp giấy, bao bì đã được
nhà nước bảo hộ sau khi nước ta trở thành thành viên WTO thuế suất thuế
nhập khẩu mặt hàng giấy đều giảm khá mạnh điều đó tất yếu buộc gíấy trong
nước phải cạch tranh sòng phẳng với giấy ngoại có nhiều ưu thế hơn sản xuất
trong nước. Trong khi đó nhiều loại vật tư cho sản xuất giấy liên tục tăng giá
9
làm cho giá thành sản phẩm lên cao. Thấy trước điều đó năm 2011 công ty đã
tập trung giải quyết nhiều vấn đề vừa mang tính thời sự vừa có tính chiến
lược .
* Các yếu tố trong nước :
Trạng thái phát triển của nền kinh tế quốc dân việt Nam đang thực hiện
chiến lược công nghiệp hoá hiện đại hoá để vực nền kinh tế ra khỏi dấu ấn

của nền kinh tế bao cấp đi lên CNXH. Vì thế trong nhiều năm qua cùng với
sự nỗ lực của các nước Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể mặc
dù tình hình kinh tế thế giới làm khủng hoảng
Chính sách của nhà nước một thuận lợi hết sức to lớn của ngành và một
số ngành liên quan đến ngành , chính phủ rất quan tâm tới ngành giấy vì nó
là ngành được coi là quan trọng trong thời kỳ đổi mới .
Một nhân tố nữa cũng đóng vai trò quan trọng là tỷ lệ lạm phát , trong
vài năm qua tỷ lệ lạm phát của nước ta khá cao vì thế mà tác động xấu vào
ngành giấy nói riêng và các ngành kinh tế nói chung, để giữ được vị thế cua
mình, Công ty cần có những chiến lược đúng đắn.
b. Yếu tố chính trị pháp luật, Chính Phủ
Hiện nay mặ dù đã có nhiều cố gắng nhưng những nhân tố chính trị
pháp luật của nước ta vẫn đang có sự tác động theo nhiều chiều hướng khác
nhau.Việt Nam đang thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá để tạo tiền đề cơ
sơ vật chất kỹ thuật tiến lên CNXH . vì vậy nhà nước ta coi ngành giấy là một
trong những ngành để phát triển đất nước .
Việc quản lý chất lượng sản phẩm, một số công ty không đảm bảo chất
lượng do đó đã làm ảnh hưởng đến tín hiệu của ngành.
c. Yếu tố xã hội
Do nhu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá của đất nước cũng nhu trên thế
10
giới làm cho nhu cầu sử dung giấy ngày càng nhiều nhằm đáp ứng việc năng
cao mức sốngcủa nhân dân. Hơn nữa với truyền thống yêu nước từ bao đời
nay cũng được thể hiện trên thị trường chẳng hạn như một số hàng VN chất
lượng cao đã chiếm được sự tin yêu của khách hàng chính vì vậy cũng phải
coi trọng chất lượng .
Điểm yếu của ngành giấy:
- Trình độ công nghệ của ngành giấy Việt Nam dưới mức trung bình của
thế giới, nên chất lượng trung bình thấp. Cung cách quản lý ở cơ sở lớn vẫn
mang dáng dấp kế hoạch hoá, còn ở cơ sở nhỏ mang tính chất gia đình.

- Do lệ thuộc vào bột nhập khẩu nên sức cạnh tranh của ngành giấy yếu.
Dây chuyền bột giấy lớn nhật hiện nay chỉ đạt công suất 61.000 tấn/ năm.
- Hầu hết các doanh nghiệp đều mua nguyên liệu nhỏ lẻ , không theo kế
hoạch , chưa bao giờ ký hợp đông kỳ hạn mua bột giấy cho dù kế hoạch đã
được xá định. Như vậy luôn chịu giá cao và luôn luôn bị biến động.
d. Yếu tố khoa học công nghệ
Các nhân tố kỹ thuật công nghệ là những nhân tố có sự cách biệt lớn
giữa Việt Nam và thế giới và Việ Nam , có nhiều lĩnh vực với sự lạc hậu của
nước ta so với thế giới phải đến 20 đến 30 năm. Trình độ công nghệ trang
thiết bị của ngành giấy hiện nay đang rất cũ kỹ lạc hậu
Ý thực được sự lạc hậu của ngành mình và nguy cơ cạnh tranh trong
tương lai nên hiện nay ngành giấy đang tích cực chuẩn bị sự lột xác thay thế
công nghệ lạc hậu và công nghệ lạc hậu bằng công nghệ tiên tiến trên thế giới
năms bắt được lợi thế của người đi sau. Điều này cũng phù hợp với chính
sách khuyến khích đầu tư đổi mới chuyển gíao công nghệ của nhà nước.
chính sách này đã tạo điều kiện để các công ty tiếp cận với các kỹ thuật công
nghệ tiên tiến trên thế giới .
Đối với việc đầu tư, xây dựng mới và các dự án cải tạo mở rộng các cơ
sở sản xuất của huyện Hoài Đức, Hà Nội không đáp ứng cho khai tha phục vụ
công ngiệp chế biến ngành giấy . Do đó công nghiệp chế biến ngành giấy của
11
Hà Nội nói chung cũng như của công ty TNHH Thành Phát nói riêng chủ yếu
là nguồn giấy tái sinh, nguồn nguyên liệu thu gom là giấy lề, bìa carton, các
loại giấy đã qua sử dụng và nguyên liệu bột giấy xuât khẩu
Xuất chủ lực của ngành phải sử dụng công nghệ và thiết bị tiên tiến, hiện
đại tự động hoá ở mức cao do đó tiết kiệm nguên liệu, nhiên liệu, điện năng
và các vật tư snr xuất , bảo vệ môi trường theo tiêu chuẩn Việt Nam và quốc
tế. Việc mua các thiết bị cũ đã qua sử dụng của công ty nhằm thực hiện để
năng cấp, cải tạo các cơ sở hiện có với quy mô sản xuất nhỏ.
e. Yếu tố tự nhiên

Việt Nam vốn là một nước có nhiểu tiềm năng về các loại tài nguyên
khoáng sản và rừng. đây là một nhân tố có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với
ngành giấy các ngành đó đều là yếu tố đầu vào cho ngành giấy. Bên cạnh đó
Việt Nam cũng là một nước đông dân trên thế giới và vào loại nhất nhì trong
khu vực do đó nguồn lao động của nước ta tương đối rẻ so với những nước
phát triển nhưng với những tố chất thông minh, cần cù chịu khó là một lợi thế
để ngành sản xuất giấy trong việc tuyênr trọn nhân lực.
2.2.2. Môi trường ngành của doanh nghiệp
a. Yếu tố người mua của doanh nghiệp
Công ty TNHH Thành Phát cùng lúc sản xuất 2 loại giấy công nghiệp
và giấy tiêu dùng do vậy khách hàng tiêu thụ sản phẩm này là tới công ty sẽ
tăng cường thêm một số nhãn hàng mới, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người
tiêu dùng. Nếu so sánh giữa 2 mặt hàng công nghiệp và tiêu dùng thì tốc độ
tăng trưởng song song nhau.
Trở ngại lớn nhất trong việc phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng :
đối với giấy công nghiệp thì việc phân phối theo đơn đặt hàng của đối tác khá
đơn giản, còn giấy tiêu dùng thì việc phân phối phức tạp hơn , do loại giấy
này cồng kềnh nên tốn kếm nhiều chi phí cho công tác vận chuyển . cũng
12
chính vì lý do này mà các tập đoàn nước ngoài đã bỏ qua thị trường giấy tiêu
dùng ở Việt Nam họ chủ yếu sản xuất giấy công nghệ cao để thu được lợi
nhuận nhiều hơn.
Thật ra điểm yếu của người tiêu dùng Việt Nam có tính “vọng ngoại”
trong những năm gần đây việc kêu gọi người Việt Nam dùng hàng Việt Nam
đa diễn ra nhưng vẫn chưa triệt để. trước đây vào thời kỳ bao cấp chất lượng
sản phẩm chưa được quan tâm nhiều. Tuy nhiên trong những năm vừa qua
hàng Việt Nam có những cải thiển rất đáng kể song người tiêu dùng gần gũi
hơn do doanh nghiệp trong nước sản xuất.
b. Yếu tố người cung ứng cho doanh nghiệp
Nơi cung cấp giấy nguyên liệu chính lớn nhất hiện nay là các khu làng

nghề ở Hà Nội, Bắc Ninh, Phú Thọ, chủ yếu tái chế từ nguồn giấy phế liệu,
nguồn giấy trong nước ngày càng mất đi độ khan hiếm ngày càng cao.
Nguyên nhân do Việt Nam là nước xuất khẩu , nguyên liệu cho sản xuất ít ỏi
nhập khẩu khó khăn cho nên phế liệu bây giờ cũng đắt đỏ và tranh giành nhau
để mua.
Điều đáng lo là giá giấy tăng nhưng không có hàng để mà mua khó
khăn và khan hiếm nguồn cung cấp nguyên liệu đang là tình trạng chung của
nhiều nước và công ty TNHH Thành Phát cũng vậy giá hiện đã lên cao nhưng
muốn mua nguyên liệu cũng không có. Các nước ASEAN khi nhận được đặt
hàng đều không đáp ứng do nhu cầu trong nước họ tưng cao và chính sách
hạn chế xuát khẩu để bảo vệ môi trường. Trong khi đó nguồn nhập khẩu từ
nhật là nhiều nhưng thuế nhập khẩu quá cao đến 25% , nguồn hàng trong
nước hiện nay không đủ cung cấp do đó cũng ảnh hưởng đến công ty.
Trước đây máy móc thiết bị của công ty chủ yếu do Nga , ucraina cung
cấp song hiện nay đã mở rộng nguồn cung cấp sang Phần Lan, Nhật ,Trung
Quốc . Do công ty mua với số lượng không đáng kể , mặc dù có nhiều nhà
cung cấp tương đối nhiều và số lượng mua của công ty khá lớn tạo cơ hội
13
tăng khả năng lựa chọn tránh được sức ép gía từ phía nhà cung cấp.
c. Đối thủ cạnh tranh hiện tại của công ty
Hạn chế cạnh tranh lớn nhất của nhà máy giấy hiện nay là công suất
đầu tư quá lớn nhưng công nghệ lạc hậu, năng suất thấp sản phẩm còn đơn
điệu về chủng loại và giá thành cao. Ngành giấy đang phải đối đầu với tình
trạng thiếu bột giấy nghiêm trọng, kéo dài suốt gần 4 năm qua nhất là bột hoá
tẩy dùng cho sản xuất các loại giấy cao cấp. Các nhà máy giấy phụ thuộc quá
nhiều vào nguồn bột giấy nhập khẩu. Mỗi năm Việt Nam phải nhập khẩu hơn
150.000 tấn bọt giấy trong khi đó nguồn nguyên liệu dồi dào trong nước để
sản xuất bột giấy chưa khai thác là bao.
Nhiều doanh nghiệp cho rằng, ngành giấy đã mất cơ hội đầu tư các nhà
máy sản xuất bột giấy quy mô lớn trong vòng 8 năm qua, nhất là bột hoá tẩy

dùng cho sản xuất các loại giấy cao cấp mà nguyên nhân chính là sự trì trệ
trong chính sách đầu tư và báo cáo khả thi của nhiều dự án bột giấy không có
tính khả thi, ngân hàng không cho vay tiền
Biện pháp khắc phục :
- Chúng ta cần tiết kiệm chi phí để đảm bảo giá thành cạnh tranh và tăng
khả năng thu hồi vốn . biện pháp thứ 2 là ban hành những chính sách ưu đãi
đầu tư vào vùng nguyên liệu giấy, nhanh chóng triển khai những dự án đầu tư
vào sản xuất bột giấy để chủ động nguồn bột giấy nguyên liệu để giảm dần
phụ thuộc bột nhập khẩu
- Đối thủ cạnh tranh là các tổ chức hay cá nhân có khả năng thoả mãn
nhu cầu của các khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp.
- Cường độ cạnh tranh của các doanh nghiệp sẽ tăng lên vì khi một hay
nhiều doanh nghiệp nhận thấy có cơ hội đẻ củng cố vị thế của mình trên
thương trường hay chịu áp lực kinh doanh của các doanh nghiệp.
Công ty TNHH Thành Phát chịu áp lực cạnh tranh của các Công ty
giấy khác như: giấy Bãi Bằng, giấy Thành Phát…
d. Sản phẩm thay thế
14
Những sản phẩm thay thế có xu hướng thay thế hoàn toàn sản phẩm
của Công ty đang sản xuất khi Công ty có nguy cơ bị phá sản.Vì vậy, việc
liên kết giữa các Công ty cùng sản xuất sản phẩm giấy với nhau là một tất yếu
để chống lại sự đe doạ của toàn ngành.
e. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Đó là các doanh nghiệp mới ra nhập ngành và trong điều kiện hiện
nay họ có trình độ, kỹ thuật công nghệ hiện đại … thì các đối thủ này có cơ
hội lớn trên thương trường.Tuy nhiên, điểm yếu của nó là kinh nghiệm, hình
ảnh, uy tín, thị phần … chưa lớn
Hiện nay, ngoài những Công ty có thương hiệu như: An Thịnh, Bãi
Bằng, Hồng Hà thì cũng có một số doanh nghiệp sản xuất mới ra đời như
Bình Minh, Hồng Tiến những doanh nghiệp này mới ra đời nên các máy

móc, nhà xưởng, thiết bị được trang bị hiện đại hơn vì thế mà mẫu mã cũng
như chất lượng hàng hóa cũng cao đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Hơn nữa nhờ có công nghệ hiện đại nên giá thành sản phẩm của các Công ty
này cũng thấp. Chính vì thế mà Thành Phát phải không ngừng đổi mới về
công nghệ, về sản phẩm để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp này.
2.3. Môi trường bên trong của doanh nghiệp
2.3.1. Yếu tố sản xuất kĩ thuật
a. Dây chuyền sản xuất sản phẩm
15
Sơ đồ 1: Dây chuyền sản xuất của công ty
b. Đặc điểm về phương pháp sản xuất
Qua sơ đồ dây truyền công nghệ sản xuất trên ta thấy để làm ra một sản
phẩm giấy thì phải qua rất nhiều giai đoạn và thao tác khác nhau. Vì vậy, đây là
một dây chuyền liên hoàn khép kín, yêu cầu phải đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, cán
bộ quản lý trong công ty đặc biệt là bộ phận sản xuất và kĩ thuật phải nắm chắc
và hiểu biết chính xãc về các thao tác và phương pháp sản xuất để hương dẫn
cho nhân viên, công nhân trong Công ty làm đúng theo quy trình sản xuất.
Công ty kết hợp cả công nghệ hiện đại và truyền thống phần lớn thiết bị
được nhập từ nước ngoài như: máy nghiền rửa, máy nghiền đĩa, máy xén tự
động, hệ thống sấy…Công nghệ truyền thông như: máy xeo giấy, máy bơm
bột… ngoài ra một số bể chứa: bể ngâm, bể chứa bột … là do chính Công ty
tự xây dựng và đưa vào sử dụng đạt hiệu quả cao. Các thiết bị được nhập chủ
yếu là máy móc bằng sắt do vậy khi đưa vào sử dụng đạt hiệu quả cao, ít
hỏng hóc, sử dụng hết công suất, dây chuyền thiết bị của các bộ phận khi đưa
vào hoạt động ăn khớp với nhau.
c. Đặc điểm về trang thiết bị
Công ty đầu tư dây chuyền với tổng giá trị 34 tỷ đồng sản xuất giấy bao
bì caston công suất 5.000 tấn/ năm .
Trước đây, phần lớn các máy móc thiết bị sử dụng trong công ty là các
thiết bị cũng đã cũ kỹ, công nghệ lạc hậu dẫn đến năng suất và chất lượng sản

Hệ
thóng
cuộn
Máy
nghiền
rửa
Bể
ngâm
Máy
xeo
giấy
Máy
xén tự
động
Máy
nghiền
đĩa
Bể chứa
bột
Máy
bơm
bột
Bể
trung
gian
Bể
khuấy
tròn
Hệ
thống

xấy
khô
Bãi
nguyên
liệu
16
phẩm thấp, bên cạnh đó còn làm tiêu hao nguyên liệu , nhiên liệu là điều
không tránh khỏi. những dây chuyền sản xuát công nghiệp giấy của công ty
chủ yếu sản xuất ra các sản phẩm là bao bì cấp thấp, giấy bao gói , giấy làm
ngòi pháo cung cấp cho xa Bình Hà – Hà Tây , giấy vệ sinh và khăn ăn. Năm
1995 khi chỉ thị 406/CT – TTg của thủ tướng chính phủ về cấm sản xuất pháo
nổ thì sản xuất trong ngành giấy gặp khó khăn
Từ khi hình thành một số khu cụm công nghịêp, Công ty TNHH Thành
Phát đã mạnh dạn đầu tư mới bằng thiết bị nhập khẩu từ Trung Quốc có công
nghệ khá hiện đại,tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau và chất lượng đat tiêu
chuẩn như giấy Duplex, Krap. Carton , giấy in pho to, giấy học sinh được tiêu
thụ trên thị trường cả nước .
d. Đặc điểm bố trí mặt bằng, nhà xưởng, về thông gió, ánh sáng
 Về bố trí mặt bằng, nhà xưởng:
Các phân xưởng sản xuất kết cấu khung kho Tiệp. Trần chống nóng bằng
tấm xốp, nền lát gạch CERAMIC liên doanh, cửa kính, khung nhôm.
 Về thông gió, chống nóng:
Một phần lợi dụng thông gió tự nhiên qua hệ thống cửa đi, cửa sổ, kết
hợp việc dùng hệ thống quạt thông gió với hệ thống làm lạnh công nghiệp.
 Giải pháp chiếu sáng:
Dùng hệ thống cửa kính tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên kết hợp với
việc sử dụng hệ thống đèn tuýp trên tràn dọc theo các dây chuyền sản xuất
 Thiết kế nhà, xưởng :
Đảm bảo khi có sự cố xe cứu hoả có thể tiếp cận tới mọi vị trí trong
xưởng sản xuất, nhà phục vụ sản xuất.Vật liệu xây dựng và các vật dụng khác

lựa chọn những loại khó cháy.Các nhà phục vụ sản xuất, xưởng sản xuất đều
có vòi nước bể cát, dung tích 1 đến 5 m3 bên ngoài có đặt các bình chữa cháy
bằng khí CO2 , bể nước cứu hoả 80 m3.
 Hệ thống điện:
17
Có các phương tiện đóng ngắt cầu dao, cầu trì bên ngoài nhà máy có thể
cắt điện thuận lợi khi có sự cố
 An toàn lao động:
Vấn đề an toàn lao động luôn được công ty đặt lên hàng đầu. Tại các
xưởng sản xuất công ty luôn đề khẩu hiệu: “An toàn để sản xuất, sản xuất
phải an toàn”.
Hệ thông bình cứu hỏa, bể nước phòng chữa cháy được trang bị đầy đủ
Công nhân được trang bị quần áo bảo hộ lao động, khẩu trang, găng tay
sản xuất
e. Loại hình sản xuất của doanh nghiệp
Tính chất sản xuât của tổng công ty là tính chất sản xuất phức tạp, kiểu
liên tục, loại hình sản xuất hàng loạt với số lượng lớn.
Công ty TNHH Thành Phát thuộc loại hình sản xuất công nghiệp, thực
hiện hoạt động sản xuất chế biến giấy và các sản phẩm từ giấy. Với nguyên
liệu chính là các loại nhiên liệu như: gỗ, tre, nứa…Sản phẩm của công ty là
các loại thành phẩm khô được bao gói theo mẫu mã nhất định.
Quá trình sản xuất trên các dây chuyền đều là sản xuất hàng loạt, liên
tục, chu kì sản xuất ngắn, sản phẩm dở dang hầu như không có , sản lượng ổn
định nhưng là sản xuất theo thời vụ. Từ tháng 9-3 sản xuất hết công xuất, từ
tháng 4 -8 tiêu thụ chậm hơn nên có tháng giảm cường độ sản xuất xuống 1
hoặc 2 ca.
f. Chu kì sản xuất
Công tác sản xuất của công ty được tiến hành liên tục do nhu cầu của
khách hàng về sản phẩm của công ty là quanh năm.
Chu kỳ sản xuất phụ thuộc vào từng mã hàng cụ thể nhưng nhìn chung là

sản xuất có chu kỳ ngắn.
2.3.2. Yếu tố Marketing
18
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, vai trò của marketing rất quan
trọng. trong một vài năm qua tình hình sản xuất của công ty giấy Bình vẫn
còn nhiều tồn tại trong đó có hoạt động marketing. Marketing trước đó chưa
được phát triển và chưa được coi trọng. Vì vậy để nâng cao khả năng chiếm
lĩnh thị phần thì công ty phấn đấu trong năm tới bằng hoạt động marketing.
Đây là kim chỉ nam để công ty thực hiện các mục tiêu.
Về công tác nghiên cứu thị trường
- Nghiên cứu thị trường là một vấn đề hết sức cần thiết mà công ty
TNHH Thành Phát đã xem nhẹ. Chính công tác này là nguyên nhân sâu xa
làm cho các hoạt động cùa công ty không bám sát thị trường, không nắm bắt
và từng bước được nhu cầu của khách hàng và các nhân tố khác.
- Thực tế cho thấy, do không tìm hiểu thị trường kỹ lưỡng nên có thể
công ty đã bỏ lỡ một số đơn đặt hàng để cho công ty khác nắm được, vì thế
việc tìm đơn đặt hàng của công ty còn khá thụ động chỉ chạy theo thị trường
khi các nhân tố đã hoặc đang xảy ra. Công tác nghiên cứu thị trường chính là
điểm bắt đầu cho việc hoạch định các chiến lược kinh doanh và nó hỗ trợ rất
nhiều cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Công tác khảo sát thị trường về các vấn đề biến động về giá cả của
nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất , các nhu cầu mới, nguồn cung ứng
nguyên vật liệu giá rẻ đều ảnh hưởng một cách rất quan trong tới hoạt đông
của công ty
2.3.3. Yếu tố tài chính
Bảng 2.1: Vốn và cơ cấu vốn của doanh nghiệp
Đơn vị tính: Triệu đồng
ST
T
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011

1 Tổng vốn 14.235,10 15.567,12 16.935,13 18.009,42 21.516,47
2 Vốn lưu động 4.892,67 5.124,84 5.872,125 6.342,25 7.503,442
3 Vốn cố định 9.342,436 10.442,28 11.063,00 11.667,17 14.013,03
19
Nguồn: báo cáo tài chính của Công ty
Qua bảng trên ta thấy nguồn vốn của Công ty không ổn định qua các
năm. Tổng vốn năm 2007 là 14.235,106 trđ nhưng sang năm 2008 là
15.567,12 trđ, nguồn vốn tiếp tục tăng từ năm 2009 là 16.935,130 trđ đến
2010 là 18.009,410 trđ (tức là tăng 6,3445% ) trong đó vốn lưu động tăng
8,006%, vốn cố định tăng 5,416% so với năm 2009. Năm 2011 tổng nguồn
vốn tăng 19,473% so với năm 2010, vốn lưu động tăng 18,309% và vốn cố
định tăng 20,107% so với năm 2010.
 Vốn lưu động và sử dụng vốn lưu động
Bảng 2.2: Tình hình sử dụng vốn lưu động
Đơn vị tính: Triệu đồng
ST
T
Chỉ tiêu
2007 2008 2009 2010 2011
1. Nợ ngắn hạn
45.612,6 47.810,8 39.645 47.394,8 52.147,7
2. Các khoản phải thu
23.980,0 21.675,9 21.523,8 30.241,5 26.793,6
3. Hàng tồn kho
29.569,7 35.132,2 23.584,5 20.135,4 38.245,2
4. Vốn lưu động 4.892,67 5.124,84 5.872,125 6.342,25 7.503,442
5. Nhu cầu vốn lưu
động thường xuyên
(2)+(3)-(1)
7.937,1 8.997,3 5.463,3 2.982,1 12.891,1

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính
Qua bảng phân tích trên có thể thấy rằng nhu cầu vốn lưu động của công
ty hàng năm lớn hơn vốn lưu động thực tế mà công ty có. Điều này nói lên
rằng công ty đã bị chiếm dụng một phần lớn vốn lưu động, như vậy ảnh
hưởng đến khả năng thanh toán của công ty.
 Vốn cố định và sử dụng vốn cố định
Thông qua bảng 7, có thể thấy rằng vốn cố định của công ty tăng dần qua
các năm. Điều này chứng tỏ công ty ngày càng chú trọng vào việc đầu tư
trang thiết bị, nhà xưởng để gia tăng giá trị tài sản cố định.
20
Khi nhà xưởng, máy móc được trang bị hiện đại công tác sản xuất sẽ có
điều kiện tốt hơn để nâng cao cả về năng suất lẫn chất lượng và giá thành sản
phẩm cũng giảm .
2.3.4. Yếu tố nhân sự
Bảng 2.3: Tổng hợp tình hình nhân sự tại công ty
STT Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011
1 Cơ cấu LĐ theo giới
Nam 114 162 203 238 256
Nữ 84 68 68 74 88
2 Cơ cấu LĐ theo tính chất
sx
Lao động trực tiếp 172 215 226 268 288
Lao động gián tiếp 26 35 45 46 56
3 Cơ cấu LĐ theo trình độ
Đại học và cao đẳng 3 3 4 5 5
Trung cấp 2 2 2 4 7
Trung học 11 15 14 18 19
Lao động phổ thông 182 230 251 285 313
4 Tổng số lao động 198 250 271 312 344
Do công ty là Doanh nghiệp sản xuất nên số lao động trẻ chiếm tỷ trọng

cao trên 55 % vì công việc đòi hỏi lao động có sức khoẻ, sáng tạo hăng say
với công việc.Số lao động trung niên chiếm 30,52% là số lao động có kinh
nghiệm chủ yếu trong ngành, số lao động già chiếm 14,25% đây là số lao
động dày dặn kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực sản xuất, quản lý.
Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy rằng lực lượng lao động của Công ty
đang bị già hóa, vì thế trong những năm tới khi bộ phận này đến tuổi về hưu
nhu cầu tuyển dụng lao động trẻ của Công ty sẽ tăng thêm và đồng thời đội
ngũ lao động dày dặn kinh nghiệm cũng tăng lên.
Qua bảng số liệu ta thấy, năm 2007 tổng lao động của Công ty chỉ có
198 người trong đó lao động gián tiếp chiếm 19,19 %, trực tiếp chiếm 86,
21
86%. Đến năm 2008 thì tổng số lao động là 250 người ( tăng 52 người so với
năm 2007 ). Đến năm 2009 Công ty có 271 người trong đó lao động gián tiếp
chiếm 16,61%, trực tiếp chiếm 83,39%. Đến năm 2010 tăng lên 312 người,
tăng 41 người trong đó lao động trực tiếp tăng 38, lao động gián tiếp tăng 3
người. Năm 2011 tổng số lao động là 344 người tăng 32 người so với năm
2010 trong đó lao động trực tiếp tăng 24 người, lao đông gián tiếp tăng 8
người.
Phân bố lao động theo giới tính do đặc thù của Công ty là sản xuất giấy
về giấy, hộp carton nên số lao động nam của Công ty chiếm tỷ lệ cao hơn so
với lao động nữ.
+ Về lao động nữ: Năm 2007 tổng số lao động nữ của Công ty là 84
người chiếm 42,42% tổng số lao động. Năm 2009 lao động nữ chiếm 25,09%
tổng số lao động, giảm hơn so với năm 2007 là 17,33%. Năm 2010 số lao
động nữ là 74 người tăng lên 6 người tương ứng tỉ lệ 8,82%. Năm 2011 tỉ lệ
lao động nữ tăng với tốc độ 18,92%.
+ Về lao động nam: Năm 2007 tổng số lao động nam của Công ty là
114 người chiếm tỷ trọng 57,57% tổng số lao động. Năm 2010 số lao động tăng
35 người tương ứng với tỷ lệ tăng 17, 24%. Năm 2011 tổng số lao động nam là
256 người tăng 18 người tương ứng với tỷ lệ tăng 7,56% so với năm 2010.

Nguồn lao động: Công ty thành lập và sản xuất giấy cung cấp cho thị
trường trong thời gian khá dài. Vì Công ty được đặt tại nơi đông dân cư khu
vực làng xã ở Hà Nội 2 nên việc tuyển dụng lao động dễ dàng, nhanh chóng
và hầu hết là nguồn lao động ở khu vực đó.
2.3.5. Yếu tố quản lý văn hóa doanh nghiệp
Công ty TNHH Thành Phát được đặt trên địa bàn ngoại thành Hà Nội do
vậy nguồn nhân lực cũng chủ yếu là người dân trên địa bàn của tỉnh. Do vây
tinh thần, niềm tự hào của mỗi cán bộ công nhân viên luôn cố gắng góp sức
mình thực hiên thành công các mục tiêu đặt ra dựa trên tinh thần giúp đỡ nhau
cùng tiến bộ. Ban lãnh đạo công ty luôn quan tâm đến đời sống vật chất cũng
22
như tinh thần của toàn bộ nhân viên trong công ty , giúp đỡ khi họ gặp khó
khăn do vây công ty luôn tạo được sự đoàn kết. giám đốc công ty luôn cổ vũ
tinh thần sáng tạo của mỗi người và qua mỗi kỳ công ty luôn tổ chức các đợt
khen thưởng cổ vũ tinh thần cho các bộ công nhân viên.
2.4. Một số ma trận của công ty
2.4.1. Ma trận IFE
Bảng 2.4. Ma trận IFE của công ty
Các yếu tố môi trường nội bộ Trọng số Điểm phân
loại
Điểm
trọng số
1. Hệ thống kênh phân phối mạnh 0,06 3 0,18
2. Uy tín lâu năm trên thị trường 0,1 4 0,4
3. Hiệu suất sử dụng máy móc thiết
bị không cao
0,1 3 0,3
4. Đội ngũ nhân viên trẻ có trình
độ , hăng hái nhiệt tình
0,08 2 0,16

5. Giá thành sản phẩm thấp 0,11 4 0,44
6. Sử ủng hộ của ban lãnh đạo 0,07 2 0,14
7. chưa có sản phẩm chủ đạo 0,07 1 0,14
8. Hình thức mẫu mã không hấp dẫn 0,1 2 0,2
9. Chất lượng sản phẩm chưa cao 0,12 1 0,12
10. Phải nhập nguyên liệu từ nước ngoài 0,13 2 0,26
11. Hoạt động nghiên cứu thị
trường yếu
0,06 2 0,12
Tổng số 1 2,46
Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy yếu tố” phải nhập nguyên liêu từ
nước ngoài” và “ chất lượng sản phẩm chưa cao” la hai điểm yếu của công ty
với mức độ quan trọng là 0,13 và 0,12.
- Do nước ta chưa đủ điều kiện về khoa học và công nghệ để tạo bột giấy
mà bột giấy là nhân tố chủ yếu để có thể sản xuất ra giấy mà nước ta vẫn phải
nhập phần nhiều từ nước ngoài.
- Thêm vào đó là chất lượng sản phẩm chưa cao đòi hỏi trong thời gian
tới khi xây dựng chiến lược sản phẩm cần chú ý tăng tỷ trọng các sản phẩm
23
cao cnh tranh vi cỏc i th , ng thi ph v nhu cu ngy cng a
dng ca ngi tiờu. yu t giỏ thnh sn phm thp l im mnh ca cụng
ty nú giỳp cụng ty cú th cnh tranh c trờn th trng so vi nhiu cụng ty
giy khac nh Thnh Phỏt, Bói Bng nhõn t hiu sut s dng mỏy múc
thit b vi mc quan trng l 0,1 cng l im yu ca cụng ty im ny
cho ta thy cụng ty cn chỳ trng hn na v vic s dng cụng sut mỏy mt
cỏc cú hiu qu. Nhõn t : s ng h ca ban lónh o v i ng nhõn viờn
tr cng l im mnh ca cụng ty vi mc quan trng l 0,07 v 0,08 .
hot ng nghiờn cu th trng mc quan trng l 0,06 l mt im
yu ca cụng ty ũi hi cụng ty cn quan tõm hn na trong vic nghiờn cu
th trng trong vic tỡm n hng va tỡm ngun cung cp nguyờn liu vi giỏ

r hn do ú cú th y mnh hot ng sn xut ca cụng ty mt cỏch cú
hiu qu.
Tng s im quan trng l 2,46 cho thy cụng ty ch di mc trung
bỡnh v chin lc ni b. do vy cụng ty cn cú k hoch chuyn nhng
im mnh tr thnh tht mnh v tớch cc khc phc cỏc im yu cụng
ty tht s cú c s phỏt trin bn vng .
2.4.2. Thit lp ma trn SWOT
Để xây dựng ma trận này trớc tiên cần kể ra các mặt mạnh, mặt yếu cơ
hội và nguy cơ đợc xác lập bằng ma trận phân loại theo thứ tự u tiên. Tiếp đó
là phối hợp tạo ra các nhóm, tơng ứng với mỗi nhóm này là các phơng án
chiến lợc cần đợc xem xét.
Ma trận SWOT Cơ hội (0) Nguy cơ (T)
Mặt mạnh (S) Phối hợp (S/O) Phối hợp (S/T)
Mặt yếu (W)
Phối hợp (W/O) Phối hợp (W/T)
Ma trận Swot (mặt mạnh, mặt yếu cơ hội và nguy cơ)
Chiến lợc kết hợp SO thu đợc do phối hợp các mặt mạnh chủ yếu với các
cơ hội của Doanh nghiệp. Điều quan trọng là Doanh nghiệp phải sử dụng các
24

×