Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

tiểu luận - khủng hoảng lương thực thế giới - những bài học rút ra cho việc phát triển nông nghiệp ở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (504.58 KB, 43 trang )

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………...............................2
Chương I. TỔNG QUAN VỀ AN NINH LƯƠNG THỰC………………………..4
1.
An ninh lương thực và khủng hoảng lương thực……………………………....4
1.1 An ninh lương thực……………………………………………………………...…4
1.2 An ninh lương thực cộng đồng……………………………………………………...…4
1.3 Khủng hoảng lương thực………………………………………………………………4
1.4 Hệ thống lương thực………………………………………………………………......5
1.5 Chủ quyền lương thực………………………………………………………………...5
2. Các khu vực lương thực trọng điểm trên thế giới………….……………………….6
2.1 Lúa gạo…………………………………….. …………………………………......6
2.2 Lúa mì……………………………………………………………………………..8
2.3 Ngơ………………………………………………………………………………..8
Chương II. NHẬN DIỆN CUỘC KHỦNG HOẢNG LƯƠNG THỰC TOÀN
CẦU 2007-2008……………………………………………………………………....9
1. Diễn biến và tác động của cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu 2007-2008…...9
1.1 Kết thúc thời kỳ lương thực giá rẻ……………………………………………9
1.2 Diễn biến trên thế giới………………………………………………………10
1.3 Tác động đến Việt Nam………………………………………………………13
1.3.1 Thị trường trong nước…………………………………………………….13
1.3.2 Vấn đề xuất khẩu………………………………………………………….14
1.3.3 Triển vọng xuất khẩu gạoViệt Nam trong năm 2009……………………..15
1.3.4 Định hướng xuất khẩu lương thực Việt Nam năm 2009………………….16
1.3.5 Một số giải pháp..........................................................................................17
1.4 Khủng hoảng lương thực -Người dân Việt nam được lợi hay chịu thiệt..........17
2. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng lương thực 2007-2008...................................18
Chương III. CÁC GIẢI PHÁP VÀ ĐỀ XUẤT KHẮC PHỤC CUỘC KHỦNG
HOẢNG LƯƠNG THỰC 2007-2008........................................................................25
1.Giải pháp...................................................................................................................25
2 . Đề xuất....................................................................................................................28


Chương IV. KHỦNG HOẢNG LƯƠNG THỰC - NHỮNG BÀI HỌC CHO THẾ
GIỚI VÀ VIỆT NAM................................................................................................31
1. Bài học cho thế giới..................................................................................................31
2. Bài học cho Việt Nam và nguy cơ một cuộc khủng hoảng tiềm ẩn.........................35
2.1.Bài học cho Việt Nam............................................................................................35
2.2. Việt Nam và nguy cơ một cuộc khủng hoảng tiềm ẩn..........................................36
Chương V/ Lời kết …………………………………………………………………40
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................41

1


PHẦN MỞ ĐẦU
I/ Tính bức thiết của đề tài:
Lương thực là nhu cầu không thể thiếu đối với con người. Vì vậy, việc đảm bảo an
ninh lương thực là nhiệm vụ sống còn của tất cả các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên,
chúng ta dường như chưa ý thức hết vai trò to lớn của lương thực mặc dù đây là nguồn
nuôi sống chúng ta hàng ngày. Mãi cho đến khi cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu
nổ ra, đặt con người trước những thực tế khắc nghiệt thì tầm quan trọng của lương thực
mới được ý thức một cách đầy đủ.
Lương thực thiếu hụt và giá cả gia tăng đã và đang gây ra những tác hại cho an
sinh và quyền của vô số người dân trên thế giới. Mặc dù quyền được có đủ ăn và khơng
bị đói kém ln được qui định trong luật quốc tế, nhưng trên thực tế, Liên hiệp quốc ước
tính hơn 850 triệu người trên khắp thế giới đang bị đói kém, và khoảng hai tỉ người thiếu
ăn. Từ châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latinh đến vùng biển Caribê, bản đồ phân bố những
"vụ bạo loạn vì đói" đang ngày càng lan rộng. Thế giới đang phải đối mặt với bóng đen
của một nạn đói khổng lồ, trong khi những dư âm của cuộc khủng hoảng tài chính vẫn
cịn rất nặng nề. Sự liên kết vốn đã rất lỏng lẻo giữa các quốc gia và cộng đồng quốc tế
giờ đây đang chịu sự đe dọa đến hai lần. Thế giới đang bị đặt trước những nguy cơ đáng
báo động mà từ trước tới nay chưa bao giờ có. Nếu khơng có các giải pháp khẩn cấp, kịp

thời và nguồn vốn cần thiết, chúng ta sẽ góp phần làm cho các phong trào nổi dậy của
người dân ngày càng mạnh mẽ, dẫn đến tình trạng di cư ồ ạt đến khơng thể kiểm sốt
được, điều đó sẽ gây ra những xung đột ngày càng nhiều; tình trạng đổ máu, chết chóc
ngày càng lan rộng và khiến cho sự bất ổn chính trị ngày càng leo thang ở các nước. Một
khi tất cả các thành phần này hội tụ lại thì sẽ tạo ra một cuộc khủng hoảng trầm trọng về
nhiều phương diện, làm cho tình hình thế giới diễn biến tồi tệ đến mức khó có thể cứu
vãn.
Trước những diễn biến phức tạp cùng những tác động tiêu cực của cuộc khủng
hoảng lương thực toàn cầu đối với đời sống của hàng tỷ người dân trên thế giới, chúng tôi
nhận thấy sự cấp thiết trong việc tìm hiểu những nguyên nhân cốt lõi cũng như những

2


giải pháp và bài học rút ra cho thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng trong cuộc
khủng hoảng lương thực vừa qua. Đó chính là lý do chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài
“Khủng hoảng lương thực thế giới - những bài học rút ra cho việc phát triển nơng nghiệp
ở Việt Nam”
II/ Mục đích nghiên cứu:
-

Giúp cho mọi người nắm được nguyên nhân và diễn biến của cuộc khủng hoảng
lương thực vừa qua.

-

Đề xuất các giải pháp khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng an ninh lương
thực.

-


Rút ra bài học cho việc phát triển nông nghiệp ở Việt Nam.

-

Đề xuất chiến lược phát triển nông nghiệp Việt Nam trong dài hạn.
III/ Nhiệm vụ nghiên cứu:

-

Tìm hiểu nguyên nhân gây ra khủng hoảng.

-

Tìm hiểu những diễn biến và tác động của cuộc khủng hoảng mang lại.

-

Phân tích các gói giải pháp đã được thực hiện để khắc phục hậu quả của cuộc
khủng hoảng an ninh lương thực.

-

Tìm hiểu và đề xuất những giải pháp khác để khắc phục cũng như ngăn chặn sự
xuất hiện của một cuộc khủng hoảng an ninh lương thực khác.

-

Rút ra bài học cho việc phát triển nông nghiệp ở Việt Nam.


-

Đề xuất chiến lược phát triển cho nông nghiệp Việt Nam trong dài hạn.

3


Chương I: TỔNG QUAN VỀ AN NINH LƯƠNG THỰC
1. An ninh lương thực và khủng hoảng lương thực:
1.1 An ninh lương thực:
An ninh lương thực chính là sự sẵn có của lương thực và khả năng để con người có
thể tiếp cận với nguồn lương thực này. Một gia đình bất kì được đánh giá có sự an ninh
lương thực một khi các thành viên của nó khơng phải sống trong cảnh đói khát hay nỗi lo
về sự chết đói chực chờ. (Cộng đồng an ninh lương thực của Newfoundland, Canada)
An ninh lương thực chỉ tồn tại khi thỏa mãn điều kiện tất cả mọi người đều có thể
tiếp cận một cách dễ dàng nguồn lương thực dồi dào, giàu dinh dưỡng, an toàn nhằm
phục vụ cho một cuộc sống khỏe mạnh và năng động. (Hội nghị thượng đỉnh về lương
thực thế giới – 1996)
1.2 An ninh lương thực cộng đồng
An ninh lương thực cộng đồng được xem là điều kiện trong đó tất cả các cá nhân đều có
được những bữa ăn đảm bảo chất dinh dưỡng, an toàn thông qua một hệ thống cung cấp
lương thực đã được kiểm định về chất và lượng nhằm tối đa hóa sự tự lực và và công
bằng xã hội cho mỗi thành viên trong cộng đồng.
1.3

Khủng hoảng lương thực
An ninh lương thực bị đe dọa hay khủng hoảng lương thực xảy ra khi:
-

Khơng có các nơng trại hoặc cửa hàng nơng phẩm phục vụ người dân ở khu vực đó.

-

Lương thực cần phải vận chuyển một khoảng cách xa mới đến được người dân .

-

Khơng có đủ tiền để mua lương thực.

-

Lương thực an tồn và giàu dinh dưỡng khơng có sẵn.

-

Lương thực dinh dưỡng mắc hơn lương thực thiếu dinh dưỡng.

-

Sơng ngịi bị ơ nhiễm gây chết cá hàng loạt

4


-

Lương thực truyền thống khơng có sẵn hoặc khơng thể tiếp cận được.

1.4 Hệ thống lương thực
An ninh lương thực không chỉ là vấn đề của sự nghèo khổ, bản chất của an ninh
lương thực mở rộng đến toàn bộ hệ thống lương thực và có sức ảnh hưởng đến tất cả mọi

người trong chúng ta trong nhiều cách khác nhau.
Hệ thống lương thực bao gồm:
- Tất cả cá nhân trồng và thu hoạch lương thực, như nông dân, ngư dân và thợ săn…
- Đất, khơng khí, nước, năng lượng (mơi trường nói chung)
- Các máy chế biến lương thực, q trình đóng gói, hệ thống phân phối, quảng bá…
- Các đại lý lương thực và các kho hàng chứa lương thực
- Hệ thống vận chuyển lương thực: xe tải, máy bay, tàu thuyền, xe lửa…
- Những nơi bán lương thực: cửa hàng tạp hóa, chợ, lị bánh mì, nơng trại, hợp tác xã,
nhà hàng…
- Những nơi mà lương thực được phục vụ: bệnh viện, các nhà điều dưỡng…
- Chính phủ, các chính sách, thuế quan ( mơi trường chính trị và kinh tế)
- Hệ thống chăm sóc sức khỏe, lực lượng lao động, trường học, công nghệ (môi trường
xã hội, giáo dục và văn hóa)
- Tất cả những ai cần lương thực.
1.5 Chủ quyền lương thực
Chính là quyền lợi của mỗi cá nhân và cộng đồng trong việc tiếp cận nguồn lương
thực giàu dinh dưỡng, an toàn và phù hợp với văn hóa cũng như tiếp cận những nguồn
sản xuất lương thực và khả năng duy trì cuộc sống của chính họ.
Quyền lợi của cá nhân và cộng đồng trong việc xác định những chính sách của riêng
họ về nông nghiệp, lao động, đánh bắt thủy sản, lương thực và đất đai theo hướng phù
hợp với sinh thái, xã hội, kinh tế và văn hóa tương ứng với những điều kiện đặc biệt của
họ.
(Diễn đàn NGO/CSO về chủ quyền lương thực, 13/6/2002, Roma)

5


2. Các khu vực lương thực trọng điểm trên thếgiới

Cây lương thực có vai trị rất quan trọng trong đời sống của con người nói riêng và

của sinh vật nói chung. Chúng cung cấp tinh bột và các chất dinh dưỡng cho sinh vật và
đảm bảo quá trình sốngcủa các sinh vật. Ngồi ra cây lương thực cịn là ngun liệu quan
trọng cho các ngành cơng nghiệp chế biến. Vì vậy cây lương thực chiếm tỉ lệ không nhỏ
trong cơ cấu trồng trọt của các quốc gia. Mỗi loại cây có những đặc điểm riêng thích nghi
với từng loại mơi trường khác nhau cho nên đã hình thành nên những vùng chun canh
có quy mơ lớn.
2.1 Lúa gạo:
Lúa gạo là cây lương thực được trồng nhiều ở miền nhiệt đới gió mùa vì những đặc trưng
rất riêng đất phù sa rất màu mỡ, khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, cần nhiều nước. Lúa gạo
được coi là cây lương thực chủ yếu của nhiều quốc gia trên thế giới. Đặc biệt là việc hình
thành vùng chuyên canh lúa gạo ở các quốc gia châu Á với trên 9/10 sản lượng lúa gạo
trên tồn thế giới. Vì dân số của các nước châu Á đông nên sản xuất lúa gạo trước hết
phải đáp ứng được nhu cầu trong nước, nếu đáp ứng được hết nhu cầu này thì mới dành
để xuất khẩu. Trung Quốc dẫn đầu thế giới trong việc sản xuất lúa gạo nhưng do dân số
quá đông nên xuất khẩu lúa gạo khơng nhiều. Vì thế lượng gạo xuất khẩu của các quốc
gia này chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong tổng sản lượng trên 580 triệu tấn (gần 4%- khoảng
trên 20 triệu tấn).1 Trong khi đó, Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ, Hoa Kì... là các nước xuất
khẩu gạo nhiều nhất trên thế giới. Có vai trị, ảnh hưởng rất lớn trong việc cung cấp điều
tiết và có ý nghĩa quyết định về giá của mặt hàng lúa gạo trên thị trường.

6


BẢNG 1: BẢNG SỐ LIỆU VỀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU LÚA GẠO CỦA CÁC
KHU VỰC VÀ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2008
QUỐC GIA
Thái Lan
Việt Nam
Mỹ
Pakistan

Ấn Độ
Trung Quốc

SẢNLƯỢNG
(nghìn tấn)
9500
5200
3300
3150
2300
1100

KHU VỰC
Thế giới
Châu Á
Bắc Mỹ
Nam Mỹ
Châu Phi
Châu Âu
Châu Đại Duơng

SẢNLƯỢNG
(nghìn tấn)
28250
21805
3310
2030
900
165
40


HÌNH 1: BIỂU ĐỒ PHÂN BỐ CÁC QUỐC GIA SẢN XUẤT GẠO NHIỀU NHẤT
TRÊN THẾ GIỚI

7


2.2 Lúa mì:
Khác với lúa gạo, lúa mì được trồng ở vùng khí hậu ơn đới, cận nhiệt đới và cả ở vùng
núi nhiệt đới. Lúa mì thích nghi với khí hậu ẩm, khơ, đất màu mỡ. Sản lượng lúa mì hằng
năm khoảng trên 550 triệu tấn, chiếm 28% sản luợng lương thực thế giới 2. Vì những đặc
điểm riêng khác với lúa gạo, lúa mì được mua bán trao đổi nhiều trên thế giới và là thị
trường lương thực lớn nhất thế giới. Sản lượng lúa mì của Trung Quốc là đứng đầu thế
giới, thứ hai là Ấn Độ, Hoa Kì, Pháp, Liên Bang Nga, Canada, Oxtralia... Trong đó Mỹ
và Canada là 2 nước xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới.
2.3

Ngô:
Ngô là cây lương thực của miền nhiệt đới, nhưng hiện nay ngô được trồng rộng rãi ở

cả những miền cận nhiệt đới và cả ở ôn đới nữa. Sản lượng lúa hiện nay cũng chiếm 29%
sản lượng lương thực trên thế giới dao động khoảng 600 triệu tấn/ năm 3. Trong đó, Mỹ là
quốc gia trồng nhiều ngơ nhất thế giới, ngồi ra cịn có Trung Quốc, Braxin, Mehico,
Pháp....
8


Ngồi 3 cây lương thực chủ yếu trên cịn có nhiều loại cây luơng thực khác (được
gọi là hoa màu) như là khoai tây, đại mạch, khoai lang, sắn....
Trên thế giới nổi lên những vùng chuyên canh cây lương thực lớn chẳng hạn như

Mỹ và Trung Quốc. Đây chính là 2 nền nơng nghiệp lớn nhất nhì thế giới với những điều
kiện vô cùng thuận lợi để việc phát triển cây lương thực, thổ nhưỡng đất đai màu mỡ, khí
hậu nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt đới và ơn đới vô cùng đặc trưng, biết ứng dụng thành tựu
khoa học kĩ thuật hiện đại vào sản xuất kinh doanh... làm cho sản lượng tăng đáng kể.
Ngoài ra cây lương thực còn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu trồng trọt ở các nước châu Á,
đặc biệt ở Đông Nam Á vì các nước này cũng có những điều kiện tự nhiên rất thuận lợi
nhưng có sự khác biệt với các quốc gia khác là phần lớn dân số theo nghề nơng, có kinh
nghiệm trong việc chăm sóc, trồng trọt nhưng vẫn còn sử dụng những kĩ thuật lạc hậu
làm năng suất không được cao như mong muốn. Nhưng xét cho cùng, sản phẩm lương
thực vẫn chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu ngành.
Chương II. NHẬN DIỆN CUỘC KHỦNG HOẢNG LƯƠNG THỰC TOÀN CẦU
2007-2008
1. Diễn biến và tác động của cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu 2007-2008
1.1 Kết thúc thời kỳ lương thực giá rẻ
Thế giới bước vào năm 2008 với lượng lương thực dự trữ ở mức thấp nhất và giá
lương thực ở mức cao nhất trong hơn 2 thập niên qua. Theo Hội đồng Ngũ cốc Quốc tế
(IGC), mặc dù tổng sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2007 đạt 1,66 tỉ tấn, tăng 89 triệu tấn
so với năm 2006, nhưng dự trữ lương thực toàn cầu giảm khoảng 53 triệu tấn xuống mức
thấp nhất từ trước đến nay. Sự mất cân đối cung cầu khiến giá các loại lương thực thiết
yếu tăng cao ngất ngưỡng. Năm 2007, giá bắp có thời điểm vượt 175 USD/tấn và hiện
vào khoảng 150 USD/tấn, tăng 50% so với năm 2006. Giá lúa mì năm 2007 tăng tới 65%
lên mức bình quân 375 USD/tấn. Giá gạo Thái Lan theo hợp đồng giao cuối tháng 1-2008
tăng 64-73 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2007, dao động từ 380 - 392 USD/tấn tùy loại.

9


Giá năng lượng tăng mạnh là yếu tố tác động
không nhỏ đến giá thực phẩm. Đồ thị trên cho
thấy khuynh hướng giá năng lượng và thực

phẩm trong dài hạn.

Gạo Việt Nam thời điểm đầu năm 2008 cũng tăng 85 - 95 USD/tấn so với cùng kỳ,
lên 340 - 380 USD/tấn. Lượng gạo giao dịch năm 2008 tăng 600.000 tấn so với năm
trước với giá cao được giữ trong dài hạn. Các loại thực phẩm thiết yếu như thịt, sữa, bơ...
giá cũng leo thang do chi phí chăn ni, vận chuyển... khơng ngừng tăng. Chỉ số giá
lương thực, do FAO tính tốn dựa trên 60 loại thực phẩm bn bán quốc tế, tăng 37%
trong năm 2007, so với 14% năm 2006.
Khoảng 3 tỉ người trên thế giới có nguy cơ thiếu đói do giá ngũ cốc tăng cao. Trong
khi đó, để đảm bảo an ninh lương thực trong nước, một số nước xuất khẩu lương thực lớn
đã phải hạn chế nguồn cung. Nga nâng thuế xuất khẩu lúa mì từ 10% lên 40%. Argentina,
một trong những nước xuất khẩu lúa mì hàng đầu thế giới, cũng “khóa sổ” đăng ký xuất
khẩu hồi đầu tháng 12-2007 cho đến khi thu hoạch mùa vụ mới. Chính phủ Ấn Độ cấm
xuất khẩu các loại gạo có giá dưới 500 USD/tấn. Thái Lan và Việt Nam, hai nước xuất
khẩu gạo lớn nhất thế giới, cũng đang xem lại chính sách xuất khẩu gạo của mình.
1.2 Diễn biến trên thế giới:
Ở nhiều quốc gia, chỉ trong vòng 2 tháng giá lương thực đã tăng 48% và giá gạo
tăng đến 30%. Riêng năm 2007 giá lương thực bán lẻ ở Trung Quốc đã tăng 18%,
Srilanka tăng 17%, khắp Mỹ la tinh và Nga tăng 10%. Nhiều quốc gia, giá các sản phẩm

10


sữa tăng tới 200%, giá lúa mì tăng trung bình 40% cao nhất trong vòng 20 năm trở lại
đây. Theo thống kê của UNESCO từ tháng 3/2007, giá đậu hạt đã tăng lên 87%, lúa
mạch tăng 130% và lúa gạo tăng 40% trong khi nguồn dự trữ lương thực của thế giới đã
xuống đến mức thấp nhất chưa từng thấy. Tình trạng cung khơng đủ cầu và giá cả lương
thực không ngừng leo thang liên tục không những ảnh hưởng đến các nước đang phát
triển mà còn lan sang các nước phát triển. Các nước hoảng loạn tranh nhau mua gạo dự
trữ lại càng làm cho giá gạo tăng vọt kéo theo nhiều hệ quả nghiêm trọng, đặc biệt đối với

các nước đang phát triển.
Tình trạng thiếu lương thực đẩy các quốc gia nghèo vào cảnh mất cân đối. Ở
những nước có thu nhập theo đầu người thấp, lương thực chiếm tỉ lệ lớn nhất trong chi
dùng gia đình trên 80% so với 15% trung bình trong các gia đình tại Mỹ và châu Âu.
Riêng các quốc gia châu Á rất nhạy cảm với vấn đề tăng giá lương thực. Vì chi cho lương
thực chiếm 30% tổng mức chi tiêu ở Trung Quốc, 40% ở Việt Nam và 50% ở Ấn Độ.
Bên cạnh đó, trong quá khứ, việc tăng giá lương thực là yếu tố chính tạo ra lạm phát,
cũng là nguyên nhân gây nên các vụ bạo loạn ở nhiều nước; làm sụp đổ các chính phủ
của Tổng thống Suharto ở Indonesia và Marccos ở Philippines cuối thập niên 1990.
Chính vì vậy, lần này các chính phủ châu Á rất cẩn trọng trong công cuộc kiềm chế lạm
phát và bảo đảm an ninh lương thực quốc gia.Thế nhưng giọt nước đã làm tràn ly vào đầu
tháng 4/2008, để đảm bảo đủ lượng cung và giữ vững an ninh lương thực trong nước,
trong vòng hai tuần một số nhà sản xuất và xuất khẩu gạo lớn như Thái Lan, Việt Nam,
Ấn Độ, Ai Cập và Campuchia đã tuyên bố hạn chế xuất khẩu gạo, điều đó làm nguồn
cung trên thế giới càng trở nên khan hiếm và tâm lý của người tiêu dùng thêm hoang
mang, giá gạo đạt đến mức kỷ lục 1000 USD/tấn. Trước sức ép giá cả lương thực đó, thị
trường lương thực tồn cầu trở nên vơ nghĩa. Các trung tâm giao dịch lương thực phải
chịu sức ép của những thỏa thuận song phương được ký kết riêng rẽ ngày càng nhiều giữa
một số quốc gia. Hơn nữa nhiều thương vụ ngầm nảy sinh và người ta có xu hướng coi
trọng “miếng ăn” hơn “tiền bạc”. Ai Cập đã ký thỏa thuận đổi lương thực đối với Syria,
còn Ukraina ký với Libya hiệp ước cắt hẳn 100.000 hecta đất của mình đề trồng cây

11


lương thực cho những nước Bắc Phi. Ngay cả những nước có thể đảm bảo được an ninh
lương thực như Hàn Quốc, Nhật Bản cũng tiến hành tìm kiếm mua đất canh tác.
Người chịu ảnh hưởng nặng nề nhất không ai khác chính là những người nghèo và
những người có thu nhập thấp ở cả các nước đang phát triển. Hơn 73 triệu người của 78
nước phụ thuộc vào lương thực cứu trợ của Chương trình Lương thực thế giới (WFP)

phải chịu cảnh thiếu thốn khẩu phần trong năm 2008. Khủng hoảng lương thực lan rộng ở
hơn 36 quốc gia trên thế giới. Trong số 36 quốc gia này, có đến 21 nước Châu Phi. Do
các nước này không thể tiếp cận được với thị trường lương thực do thu nhập quá thấp
trong khi giá cả lương thực tăng cao đến chóng mặt và điều kiện sản xuất lương thực
trong nước ln trong tình trạng bấp bênh. Khủng hoảng lương thực đe dọa tới sinh mạng
của hàng triệu người nghèo, khoảng 850 triệu người trên thế giới bị đói kém và hàng trăm
triệu người rơi lại vào tình trạng nghèo túng, đồng thời làm mờ đi những nỗ lực xóa đói
giảm nghèo trên tồn thế giới.Trong danh sách các nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ
khủng hoảng lương thực của Liên Hiệp Quốc dựa trên nhu cầu nhập khẩu lương thực thì
Indonesia, Philippines và Bangladesh đứng đầu tiến, thứ hai và thứ tư. Trung Quốc và Ấn
Độ cũng lọt vào top 10 do dân số khổng lồ ở các vùng nơng thơn nghèo. Năm ngối ở Ấn
Độ, hơn 25.000 nơng dân đã chấm dứt cuộc sống do lâm vào cảnh tuyệt vọng vì thiếu
lương thực và nợ nần.
Tác động tiêu cực khác của khủng hoảng lương thực tồn cầu đó là gây ra tình
trạng bạo loạn và bất ổn chính trị ở nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Những cuộc biểu
tình vì lương thực đã nổ ra ở khắp thế giới: cuộc bạo động bánh ngô tại Mexico, tranh
chấp khẩu phần lương thực ở Tây Bengal, biểu tình giá gạo ở Senegal, Mauritania và
nhiều nước châu Phi. Tại Yemen, trẻ em còn đánh nhau giành thức ăn, và ở London hàng
trăm nông dân các trang trại nuôi lớn đã biểu tình phía ngồi phố Downing. Các quốc gia
Trung Đơng như Bahrain, Jordan và Các tiểu vương quốc Ả rập, cơng nhân đã phát động
nhiều cuộc biểu tình phản đối tình trạng khan hiếm lương thực. Ở Morocco, hàng chục
người bị bỏ tù vì bạo loạn; ở Yemen đã có hàng chục người khác bị giết trong những
cuộc xung đột liên quan tới lương thực. Hàng ngàn binh lính đã được bố trí ở Pakistan,
Indonesia để hộ tống những đồn xe tải chở gạo và bột mì. Trong khi đó, tại Haiti, hàng

12


trăm người biểu tình phản đối giá lương thực tăng cao đã xông vào dinh Tổng thống tại
thủ đô Port au Prince, yêu cầu Tổng thống Rene Preval từ chức. Trong bạo loạn, hàng

trăm người bị chết và bị thương chưa kể đến những thiệt hại về vật chất, góp phần tác
động tiêu cực đến tình hình an ninh trên toàn thế giới.
Những tác động lớn nhất của khủng hoảng lương thực toàn cầu chung quy lại đều
tập trung vào những người nghèo khổ, những người có thu nhập thấp và các quốc gia
kém phát triển gánh chịu. Nó gióng lên hồi chuông cảnh báo cho cả thế giới về tình trạng
an ninh lương thực và vai trị của an ninh lương thực đối với sự phát triển ổn định và bền
vững của nền kinh tế tồn cầu. Những gì đã xảy ra địi hỏi chúng ta phải có sự quan tâm
cũng như những chính sách tốt hơn để tăng cường và phát triển an ninh lương thực thế
giới.

1.3 Tác động đến Việt Nam:
Như đã phân tích ở trên, khủng hoảng lương thực tác động đến hàng loạt các quốc
gia trên thế giới. Cơn bão giá lương thực không chỉ khiến hàng triệu người nghèo chết
đói, mà người giàu cũng trở nên điêu đứng. Ở Việt Nam, chỉ số giá lương thực tháng 52008 tăng 7,25% so với tháng 4 và tăng 52,88% so với tháng 12- 2007. Đây là tốc độ
tăng giá lương thực cao nhất trong 21 năm đổi mới và là một trong những nguyên nhân
chủ yếu đưa chỉ số giá tiêu dùng tháng 5 tăng 3,91% so với tháng 4 và tăng 15,96% so
với tháng 12 năm 2007. Thực tế đó đang đặt ra nhiều vấn đề về an ninh lương thực ở
nước ta, một nước xuất khẩu gạo thuộc vào diện nhất nhì thế giới, buộc các nhà làm
chính sách phải xem xét lại chính sách phát triển nơng nghiệp nơng thơn của mình.
1.3.1 Thị trường trong nước:

13


Năm 2008, dân số cả nước tăng thêm khoảng 1,3 triệu người (1,2%) so với năm
2007. Nhu cầu lương thực cung cấp cho khoảng 87 triệu dân cả năm sẽ tăng so với năm
2007, chưa kể cho chăn nuôi và dự trữ. Tốc độ tăng sản lượng lương thực năm 2008 chỉ
đạt khoảng dưới 1% (năm 2007 giảm 18,2 nghìn tấn so năm 2006), thấp hơn tốc độ tăng
dân số, nên lương thực bình qn đầu người chỉ cịn 459 kg, giảm so với năm 2007
(465kg) và năm 2006 (471,1kg). Trong khi đó, giá lương thực tháng 5-2008 tiếp tục tăng

nhanh và đứng ở mức cao, bằng 167,84% cùng kỳ năm trước. Lạm phát cao và chưa có
dấu hiệu giảm nhiệt nên tâm lý dự trữ lương thực trong dân cư khu vực nơng thơn cịn
nặng nề hơn, sẽ tác động trực tiếp đến thị trường và quan hệ cung - cầu mặt hàng chiến
lược này trong cả năm 2008.
Những yếu kém, hạn chế trong công tác tổ chức điều phối, nhất là phương thức thu
mua, dự trữ, quản lý thị trường lương thực trong nước của Nhà nước, cụ thể là các tổng
công ty lương thực nhà nước, như đã xảy ra trong cơn sốt giá lương thực giả tạo đầu
tháng 5 năm 2008 vẫn chưa được khắc phục. Do đó tình trạng đầu cơ, tích trữ lương
thực của tư thương trong những tháng còn lại năm 2008 vẫn tiếp tục xảy ra. Trong khi đó,
việc các bộ chủ quản, hiệp hội lương thực và các doanh nghiệp kinh doanh lương thực
nhà nước chỉ bàn nhiều về xuất khẩu gạo (chủ yếu đề nghị Chính phủ cho phép tiếp tục
ký hợp đồng xuất khẩu gạo), mà ít bàn đến giải pháp ổn định thị trường lương thực trong
nước là chưa hợp lý.
1.3.2 Vấn đề xuất khẩu:
Khủng hoảng lương thực và giá cả tăng cao trên phạm vi toàn cầu đã, đang và sẽ
tác động trực tiếp đến thị trường, giá cả lương thực trong nước. Theo dự báo của Tổ chức
lương thực và nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO), tình hình này cịn có khả năng kéo
dài, ít nhất là 2 năm tới và số người thiếu đói có thể lên tới hàng tỉ người, chủ yếu ở châu
Phi, châu Á. Trước thực tế đó, làm thế nào để nước ta vừa giữ vững an ninh lương thực
quốc gia, trước mắt là ổn định, tiến tới giảm dần giá lương thực trong nước ở mức hợp lý,
vừa thực hiện kế hoạch xuất khẩu gạo ở mức nhất định?

14


Kế hoạch năm 2008 là xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, nhưng do giá lương thực tăng
cao và để kiềm chế tốc độ lạm phát, vừa qua Chính phủ đã quyết định tạm ngừng ký các
hợp đồng xuất khẩu và sẽ xem xét điều chỉnh vào thời gian thích hợp. Trong khi đó, tính
đến cuối tháng 5-2008, nước ta đã xuất khẩu 2,124 triệu tấn gạo, kim ngạch đạt 1.166
triệu USD trong số 2,4 triệu tấn theo các hợp đồng đã ký. So cùng kỳ năm 2007, lượng

gạo xuất khẩu tăng 12,9%, kim ngạch tăng 94,1%. Giá gạo xuất khẩu đạt mức bình quân
548 USD/tấn, tăng 198 USD (68,5%) so cùng kỳ. Hiện nay, một số nước như Ấn Độ,
Cam-pu-chia đã bãi bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo và triển vọng vụ lúa đông - xuân Việt
Nam được mùa nên giá lương thực đã xuất hiện xu hướng giảm nhẹ. Tuy nhiên, hậu quả
nặng nề của cơn bão lớn vùng trọng điểm lúa ở Mi-an-ma và động đất ở Trung Quốc vừa
qua lại làm giảm lượng cung, tăng cầu lương thực và ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường
giá cả lương thực châu á và thế giới cả năm 2008.
Trong năm 2008, Việt Nam đã ký hợp đồng xuất khẩu 5,1 triệu tấn gạo, đã giao
4,65 triệu tấn, đạt kim ngạch xuất khẩu 2,9 tỷ USD, gấp hơn hai lần so với năm 2007 (1,4
tỷ USD). Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2008 cũng đạt mức cao, bình qn
là 550 USD/tấn, gần gấp đơi so với năm trước.
1.3.3 Triển vọng xuất khẩu gạoViệt Nam trong năm 2009:
Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thơn đều có dự báo
về tình hình khan hiếm lúa gạo trên thị trường thế giới trong năm 2009. Trong khi đó,
Tổ chức Lương thực và Nơng nghiệp Liên hiệp quốc (FAO) dự báo, khủng hoảng tài
chính tồn cầu sẽ ảnh hưởng tích cực đến hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Theo Trung tâm Thông tin thương mại (Bộ Cơng Thương), gạo vẫn là loại
lương thực chính của thế giới trong khi dân số tiếp tục tăng. Khủng hoảng tài chính
đang đẩy thêm nhiều người vào cảnh thiếu đói và vốn dành cho nông nghiệp cũng bị
hạn chế. Những nguyên nhân này ngày càng khiến thị trường lúa gạo thêm căng
thẳng.

15


Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho rằng, người dân ở các nước đang
phát triển tiếp tục có xu hướng tăng tiêu thụ gạo để thay thế cho các loại thực phẩm
đắt đỏ khác như rau, hoa quả và thịt. Bởi vậy, mức tiêu thụ gạo toàn cầu năm 2009 sẽ
đạt khoảng 426 triệu tấn, tăng 1% so với năm 2008. Trong khi đó, các quốc gia xuất
khẩu gạo lớn như Thái Lan, Ấn Độ lại có kế hoạch tăng dự trữ gạo để đảm bảo an

ninh lương thực trong nước.
Việt Nam, nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới, vẫn tiếp tục chủ trương ổn
định diện tích lúa ở mức khoảng 7,5 triệu ha trong năm 2009 và sản lượng khoảng 39
triệu tấn. Con số này sẽ đảm bảo thực hiện được mục tiêu an ninh lương thực và duy
trì lượng gạo xuất khẩu ở mức ổn định. Số liệu vừa được Tổng Cục Thống kê công bố
cho thấy, năm 2008 Việt Nam đã xuất khẩu được 4,72 triệu tấn gạo, đạt giá trị 2,9 tỷ
USD. Điều đáng chú ý là gạo Việt Nam bán được giá hơn nên dù số lượng chỉ tăng
khoảng 3,6% so với năm 2007 nhưng kim ngạch lại tăng gần gấp đôi.
Theo FAO, trong bối cảnh các nước phải tăng cường dự trữ lương thực trước
những rủi ro từ khủng hoảng, trong năm 2009, Việt Nam có thể xuất khẩu được 5
triệu tấn gạo. Năm 2009, tuy giá gạo không tăng đột biến như năm 2008 nhưng vẫn
tiếp tục ở mức cao. So với năm 2003, giá gạo tăng khoảng hai lần do nhu cầu gạo của
các nước tăng cao trong khi nguồn cung khơng tăng.
Hiện nay giá phân bón và các vật tư nông nghiệp đã giảm tới 50%, trong khi
giá xuất khẩu khơng giảm nhiều. Đây là tín hiệu tích cực đối với nơng dân và doanh
nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam. Đây cũng là cơ hội để bù đắp phần nào thiệt hại
mà nhà nông và doanh nghiệp của chúng ta đã gặp phải trong năm 2008.
Hiện nay, diện tích trồng lúa của Việt Nam khoảng 7,5 triệu ha, cho sản lượng
khoảng 39 triệu tấn. Do vậy, mục tiêu xuất khẩu 4,8 triệu tấn gạo trong năm nay là
hồn tồn có thể đạt được. Nhưng sản lượng xuất khẩu có khả năng chỉ tăng vào nửa
cuối năm 2009. Thời điểm đó, việc đàm phán hợp đồng với các thị trường mới, đặc
biệt là các nước châu Phi mới được hồn thành. Trung tâm Thơng tin Nơng nghiệp và
16


Phát triển Nông thôn cũng dự báo, các thị trường lớn, truyền thống của Việt Nam có
khả năng sẽ mua khoảng 50% sản lượng gạo xuất khẩu này.
1.3.4 Định hướng xuất khẩu lương thực Việt Nam năm 2009
Dự kiến xuất khẩu gạo sẽ dao động ở mức khoảng 4 - 4,5 triệu tấn/năm trong giai
đoạn 2009-2010 với kim ngạch xuất khẩu khoảng 2 tỷ USD/năm.

Xuất khẩu gạo giai đoạn này có nhiều thuận lợi về giá và khơng gặp khó khăn về
thị trường do diện tích canh tác trên tồn thế giới có xu hướng ngày càng bị thu hẹp, tình
hình bão lụt, hạn hán xảy ra sâu sắc ở nhiều nơi trên thế giới, nguồn cung không đáp ứng
đủ cầu...
Thị trường xuất khẩu gạo trong giai đoạn 2009-2010 vẫn chủ yếu hướng tới các
nước châu Á, châu Phi. Ngoài ra, để đa dạng hóa thị trường có thế hướng tới khai thác thị
trường Nhật Bản, Trung Quốc, Australia và New Zealand.

1.3.5 Một số giải pháp
Tạo điều kiện thuận lợi cho thương nhân, cho cư dân các nước có chung đường
biên giới với nước ta hợp tác sản xuất tiêu thụ gạo và các loại nông sản. Hiện nay cơ
chế của nhà nước về việc này đã khá rõ ràng nhưng khi thực hiện vẫn còn nhiều
vướng mắc về thủ tục hải quan, thuế xuất nhập khẩu.
Do đặc điểm sản xuất lúa của Việt Nam, lượng lúa hàng hoá thường tập trung
theo vụ nhất là vụ Đông Xuân (trên 50% sản xuất gạo hàng hoá cả năm) nên cần kết
hợp những hợp đồng xuất khẩu lớn, hợp đồng tập trung với các hợp đồng thương mại
để chủ động đảm bảo tiêu thụ hết lúa hàng hố kịp thời có lợi cho người sản xuất.
Cơ chế điều hành xuất khẩu cũng cần được điều chỉnh theo hướng mở cho các
doanh nghiệp tham gia xuất khẩu theo cơ chế thị trường.

17


Tổ chức tốt cơng tác dự báo tình hình mùa vụ, thị trường. Đồng thời, nghiên
cứu đầu tư xây dựng hệ thống kho chứa hiện đại từ nguồn ngân sách nhà nước để
nâng cao khả năng dự trữ, đảm bảo cân đối cung cầu và an ninh lương thực trong
nước.
1.4 Khủng hoảng lương thực -Người dân Việt nam được lợi hay chịu thiệt?
Thứ nhất, giá lương thực tăng cao kéo theo lạm phát tăng, làm nền kinh tế
chậm lại và giảm công ăn việc làm cho người nghèo. Chẳng hạn, hiện nay Việt Nam

buộc phải giảm định mức phát triển kinh tế cho năm nay bởi vì lạm phát đã lên rất
cao.
Thứ hai là cuộc khủng hoảng lương thực khiến cho người nghèo phải tăng chi
tiêu cho mức sống tối thiểu. Trong khi cuộc khủng hoảng lương thực ảnh hưởng mạnh
đến cuộc sống của người nghèo thành thị thì tại nông thôn vật giá leo thang cũng làm
người nông dân điêu đứng. Ngay cả những nông dân trồng lúa là người có thể được
hưởng lợi từ việc giá lúa gạo tăng, tuy nhiên hàng loạt các mặt hàng khác cùng đồng
loạt tăng giá; lúc này, lợi ích mà họ nhận được từ việc giá lương thực tăng cao không
đủ bù đắp tổn thất mà họ phải trả thêm cho việc chi tiêu do tình trạng lạm phát.
Thứ ba, khủng hoảng lương thực trên thế giới, mặt dù khơng có tác động mạnh
mẽ đến Việt Nam, nhưng với sự gia tăng của giá lương thực trong thời gian vừa qua
đã làm cho người dân vơ cùng bất an. Tình trạng những hàng người dài xếp hàng
trong siêu thị chờ mua được gạo là hình ảnh dễ thấy trong thời gian qua. Để mua được
một lượng gạo ít ỏi, họ phải tồn biết bao sức lực, thời gian, cũng như sự hoang mang
tinh thần. Đây là những tổn thất mà không ai có thể đo lường được. Tình trạng này
như một hồi chng báo về tình trạng thiếu hiệu quả trong cơng tác điều tiết thị
trường lương thực trong nước.
2. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng 2008-2009.

18


Cuộc khủng hoảng lương thực 2008 với mức tăng giá lương thực lên đến 83% tính
từ tháng 2 năm 2005 đến hết năm 2008 (theo WB) đã tác động một cách tiêu cực đến đời
sống của hàng tỷ người dân trên thế giới. Thực tế “khắc nghiệt” mà con người đã và đang
phải đối mặt chính là dấu chấm hết cho thời kì “Goldilocks” kéo dài suốt 30 năm qua với
giá lương thực luôn ở mức thấp. Thế giới đang đứng trước một thời kì mới với nhiều biến
động khó lường của giá cả lương thực với bằng chứng là hơn 800 triệu người ở các quốc
gia đang phát triển đang phải đối mặt với nạn đói và nỗi lo về những bữa ăn cơ bản hàng
ngày. Có thể nói tình hình an ninh lương thực chưa bao giờ trở nên nóng bỏng và căng

thẳng như thời điểm 2007-2008 kể từ sau cuộc khủng hoảng lương thực vào giữa năm
1970. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng lương thực 2008 chính là sự tích lũy của nhiều
yếu tố khác nhau.
Nguyên nhân đầu tiên được đề cập đến chính là những vấn đề của giai đoạn hậu
Cách Mạng Xanh ở Châu Á. Cách đây vài thập niên, rất nhiều người đã nghĩ rằng thế giới
sẽ sớm cạn kiệt lương thực và sự khan hiếm này được dự báo sẽ ngày càng tệ hại hơn.
Vào những năm 1960, tình hình lương thực khan hiếm ln là bóng ma ám ảnh hai quốc
gia Trung Quốc và Ấn Độ. Thế nhưng cuộc Cách Mạng Xanh cùng với những tiến bộ
trong công nghệ và phương thức sản xuất cũng như mức đầu tư tăng lên đáng kể trong
nơng nghiệp đã nhanh chóng làm gia tăng sản lượng lương thực thực phẩm ở những khu
vực trọng điểm ở Châu Á và Mĩ La Tinh. Sự kì diệu của khoa học công nghệ đã đem đến
những mức sản lượng khổng lồ cho ngành nông nghiệp. Việc lương thực thực phẩm trở
nên dồi dào đã dẫn đến suy nghĩ rằng nơng nghiệp vẫn có thể phát triển mạnh mà không
cần đến việc tiếp tục áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ cũng như những kế hoạch
đầu tư phù hợp cho khu vực này. Nhiều người thậm chí cịn cho rằng “lương thực ln
ln đủ đáp ứng cho toàn cầu, vấn đề chỉ nằm ở khâu phân phối”. Chính sự thỏa mãn về
những thành quả đạt được đã dẫn đến việc nhiều quốc gia cắt giảm ngân sách đầu tư vào
nông nghiệp.
FAO Food Price Index: February 2007 - January 2008

19


Source: FAO, 2008
Năm 1990, khoảng 12% viện trợ nước ngoài cho các quốc gia đang phát triển
được dùng vào việc đầu tư cho nông nghiệp, hiện tại, con số này chỉ còn ở mức 4%. 2 Vào
đầu những năm 1980, 30% số tiền cho vay của Ngân Hàng Thế Giới cũng tập trung vào
khu vực nông nghiệp, thế nhưng đến đầu những năm 2000, con số trên chỉ khoảng 10%
bất chấp thực tế có đến 75% người nghèo trên thế giới đều sống ở nơng thơn. Chính việc
đầu tư khơng thích đáng cho nơng nghiệp đã dẫn đến sự sụt giảm lương thực trên thế

giới, quy mô sản xuất bị thu hẹp dẫn đến hệ quả tất yếu là mức giá tăng cao của lương
thực thực phẩm toàn cầu.
Nguyên nhân thứ hai cũng chính là một hệ lụy của cuộc Cách Mạng Xanh ở
Châu Á. Cuộc cách mạng này đã làm tăng lượng lúa gạo và giữ cho giá cả lương thực
luôn ở mức thấp trong một thời gian dài.. Thế nhưng chi phí cho các khoản đầu vào của
nơng nghiệp lại khơng ngừng tăng cao như phân bón, thuốc trừ sâu, tưới tiêu, lao động…
Mâu thuẫn này đẫn đến mức lợi nhuận thấp dần mà mỗi người nông dân nhận được.
Đồng thời khu vực nông nghiệp cũng trở nên kém hấp dẫn trước những lựa chọn đầu tư
của chính phủ và quyết định duy trì quy mơ sản xuất của người nông dân. Kết quả là
nông nghiệp bị lãng quên và sản lượng lương thực thực phẩm cũng giảm sút.
Ngun nhân thứ ba có thể kể đến chính là tâm lý về giá lương thực khá ổn định
trong một thời gian dài dẫn đến mức dự trữ lương thực đang ở mức thấp nhất từ trước đến
20


nay. Ngồi ra, tình trạng cung khơng đủ cầu trên thị trường gạo cùng với sự gia tăng
trong chi phí bảo quản gạo dự trữ khiến chính phủ các nước liên tục giảm lượng gạo tồn
kho. Dự trữ toàn cầu hiện nay chỉ ở khoảng 75 triệu tấn, thấp nhất kể từ năm 1970.
Thứ tư, q trình cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa diễn ra mạnh mẽ ở các quốc gia
đang phát triển chính là kết quả của sự đánh đổi trong việc bất chấp vai trò to lớn của
nông nghiệp và nông thôn. Các quốc gia như Đông Á và Đơng Nam Á ngày càng xem
nhẹ vai trị của nông dân và vấn đề sản xuất lương thực thực phẩm. Diện tích đất canh tác
liên tục giảm. Ở Việt Nam, diện tích ruộng lúa bị thu hẹp mỗi năm lên tới 40.000 hecta.
Ở Thái Lan, diện tích đất canh tác giảm 13% từ năm 1995 đến năm 2005. Ở Trung Quốc,
năm 2007, diện tích đất trồng trọt giảm 40.700 hecta so với năm 2006.
Thứ năm, q trình cơng nghiệp hóa đã giúp nhiều quốc gia đang phát triển trong
đó có Trung Quốc và Ấn Độ cải thiện được chất lượng cuộc sống của người dân mình.
Điều này cũng góp phần tăng nhu cầu tiêu thụ lương thực và hơn nữa là sự thay đổi trong
chế độ ăn uống của người dân nước này, đặc biệt là nhu cầu tiêu thụ thịt đã tăng lên đáng
kể. Để có được 1kg thịt bò cần đến 7kg ngũ cốc. Sự chênh lệch này dẫn đến đất canh tác

để sản xuất thực phẩm cho người trở thành đất canh tác để sản xuất lương thực cho gia
súc.

Thứ sáu, trước thực tế Mĩ và các nước trong khối EU đưa ra các biện pháp trợ giá
nông sản để ngăn chặn sự thâm nhập của hàng hóa này vào thị trường của họ đã dẫn đến

21


việc giá gạo trên thế giới luôn bị kiềm chế ở mức thấp. Giá gạo thấp đồng nghĩa với lợi
nhuận thấp. Nhân dân ở các nước đang phát triển nhận thấy miêng bánh lợi ích của mình
bị cắt xén một cách bất công đã giảm dần việc trồng lúa. Như vậy, chính các khoản trợ
cấp nơng nghiệp đã “làm biến dạng thương mại”, hủy hoại ngành sản xuất lương thực ở
các nước nghèo, góp phần gây ra cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu vừa qua.
Thứ bảy, sự gia tăng nhanh chóng của dân số thế giới dẫn đến nhu cầu tiêu thụ
lương thực tăng cao. Mức tăng sản lượng lương thực thực phẩm trở nên hụt hơi trước
những mức nhảy vọt của dân số thế giới. Sự gia tăng dân số hơn nữa còn tạo áp lực lên
một loạt các nguồn tài nguyên như đất, nước và dầu mỏ.

Thứ tám, các hiện tượng thời tiết bất thường như hiện tượng sa mạc hóa đang ảnh
hưởng đến một số vùng ở Trung Quốc và Châu Phi, lụt lội và hạn hán thay phiên nhau
hoành hoành các quốc gia sản xuất lương thực như Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ…Đặc
biệt là Úc, một trong những nước sản xuất lúa mì hàng đầu thế giới đã phải hứng chịu hạn
hán liên tục trong 10 năm qua. Có thể nói thiên tai đã làm sụt giảm đáng kể sản lượng
lương thực toàn cầu trong những năm trở lại đây.
Thứ chín, một nghiên cứu gần đây của Ngân Hàng Phát Triển Châu Á cho biết
lượng nước sẵn có phục vụ cho nơng nghiệp đã giảm mạnh trong nhiều thập niên qua,
đặc biệt ở Châu Á.. Sự khan hiếm nước đang và sẽ là một thách thức lớn đối với Trung

22



Quốc và Ấn Độ nơi mà lượng nước tiêu thụ phục vụ cho tưới tiêu được dự đoán sẽ giảm
từ 5% đến 10% trước năm 2050 so với năm 2000.
Thứ mười, giá dầu thế giới không ngừng thiết lập những kỉ lục mới, 30USD/thùng
vào năm 2006 và 120USD/thùng năm 2008. Giá dầu tăng dẫn đến giá cả các yếu tố đầu
vào của nơng nghiệp như phân bón, thuốc trừ sâu, điện, nước, chi phí vận chuyển gia tăng
đáng kể từ 30 – 50%. Điều này dẫn đến quyết định thu hẹp sản xuất của người nông dân
và các công ty phân phối lương thực hoặc một cách khác là nâng giá bán để chuyển gánh
nặng này lên những người tiêu thụ.
Cuối cùng, chính nỗi ám ảnh về giá dầu và mong muốn giảm bớt ô nhiễm môi
trường đã dẫn đến việc nhiều quốc gia chuyển sang sử dụng năng lượng sinh học chế từ
các loại ngũ cốc. Điều này đồng nghĩa với việc một lượng lớn lương thực sẽ được đưa
vào sản xuất ethanol, gây áp lực tăng giá lương thực trên toàn cầu. Từ năm 2002, sản
lượng ngũ cốc phục vụ cho việc tiêu thụ lương thực thuần túy của con người tăng từ 4%
đến 7% trong khi cầu về ngũ cốc để sản xuất năng lượng sinh học tăng đến 25% (FAO
2007). Hằng năm, trung bình có đến 100 triệu tấn ngô được sử dụng để sản xuất Ethanol.

Năm 2008, diện tích trồng ngơ để sản xuất Ethanol ở Mĩ đã tăng lên nhanh chóng,
18% sản lượng ngũ cốc bị đưa vào sản xuất Ethanol. Kết quả là lượng cung lương thực
23


sụt giảm đáng kệ, gây áp lực tăng giá lương thực trên toàn cầu. Theo IMF, sự gia tăng
nhu cầu về năng lượng sinh học chịu trách nhiệm đến 70% cho sự tăng giá ngơ trên tồn
thế giới.
World Ethanol Production, 1975-2005

Source: EarthTrends, 2007 (sử dụng dữ liệu từ Earth Policy Institute, 2006)


Nhu cầu về năng lượng sinh học ngày càng tăng cao trong cả sản xuất ethanol và diesel
sinh học đã đẩy giá ngô và hạt cải dầu tăng cao. Khoảng 30% lượng sản xuất ngô ở Mĩ
sẽ được dùng đẻ sản xuất năng lượng sinh học trước năm 2010.

24


Chương III: CÁC GIẢI PHÁP VÀ ĐỀ XUẤT KHẮC PHỤC CUỘC KHỦNG
HOẢNG LƯƠNG THỰC 2007-2008
1.

Giải pháp
Khi đứng trước cuộc khủng hoảng lương thực, nhất là gạo, có thể dẫn đến nhiều

bất ổn về chính trị cũng như bạo loạn xã hội, chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế
đã đề ra hàng loạt biện nhằm giải quyết vấn đề. Ngồi cách biện pháp mang tính nhất
thời như bắt giữ những kẻ đầu cơ, cử binh lính canh gác kho gạo, dùng cảnh sát chống
bạo loạn….cần có những giải pháp căn cơ hơn. Trong hoàn cảnh cung cầu mất cân
bằng và giá cả tăng vọt thì mọi biện pháp đều có tính hai mặt của nó.
Các nước nhập khẩu lương thực đã tăng cường mua và tăng dự trữ quốc gia.
Trong bối cảnh lương thực ngày càng khan hiếm và giá tăng cao, chính phủ các nước
phải nhập khẩu lương thực, nhất là ở Châu Á nơi có hơn 3 tỷ người xem gạo là lương
thực chủ yếu và 1.9 tỷ người sống với 2 USD/ngày đã đẩy mạnh nhập khẩu. Đây cũng
xem như là biện pháp tâm lý để trấn an người dân, đảm bảo ổn định chính trị xã hôi.

25


×