Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Nghiên cứu đặc tính sinh học cá Diếc Carassius auratus (Linnaeus, 1758) ở tỉnh Thừa Thiên Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.49 MB, 85 trang )

-1-

MỞ ĐẦU

Thừa Thiên Huế là tỉnh miền Trung có hệ thống đầm phá lớn nhất nước
ta. Hệ thống ao, hồ kênh mương, ruộng ngập nước chiếm một diện tích đáng kể
và mang những yếu tố sinh thái thuận lợi cho thuỷ sinh vật phát triển.
Tiềm năng thuỷ sinh vật ở Thừa Thiên Huế khá phong phú và đa dạng,
trong đó cá là nguồn thuỷ sản đóng vai trò quan trọng trong đời sống hàng
ngày của con người. Cá là những mắt xích không thể thiếu trong chuổi thức ăn
ở các thuỷ vực, vừa là nguồn thực phẩm giàu đạm chủ yếu trong các bữa ăn
của người Việt Nam chúng ta. Vì thế, từ lâu cá được xem là đối tượng khai
thác chính trên các thuỷ vực, đặc biệt là các loài cá có giá trị kinh tế.

Để phát triển bền vững, nghề cá nhất thiết phải quan tâm đến các đối
tượng vừa mang lại hiệu quả kinh tế, vừa có vai trò quan trọng đảm bảo cân
bằng sinh thái và đa dạng sinh học ở các thuỷ vực tự nhiên. Trong số đó, cá
Diếc Carassius auratus (Linnaeus, 1758) là loài đã đi vào dân gian, trở thành
nét văn hoá ẩm thực tao nhã và không kém phần sang trọng trong đời sống
hàng ngày.
Xuất phát từ thực tiễn nuôi cá và khai thác cá ở các thuỷ vực nước ngọt
vùng Huế, để đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững cần đề xuất được các biện
pháp quản lý và bảo tồn nguồn lợi một cách phù hợp. Điều này nhất thiết phải
dựa trên những hiểu biết về nguồn lợi, về đặc điểm sinh học, sinh thái của từng
đối tượng.
Đến nay, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu sâu về đặc tính
sinh trưởng, sinh sản, dinh dưỡng của cá Diếc ở các thuỷ vực Thừa Thiên
Huế. Vì những lý do trên chúng tôi chọn đề tài: “ Nghiên cứu đặc tính sinh
học cá Diếc Carassius auratus (Linnaeus, 1758) ở tỉnh Thừa Thiên Huế”.

-2-



Phần thứ nhất: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Chƣơng 1: TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁ
1.1 Nghiên cứu cá ở Việt Nam
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, tiếp giáp với vùng thềm lục địa. Hệ
thống sông ngòi, ao hồ, đầm phá với tổng diện tích lớn. Đó là những hệ sinh
thái thuỷ vực nhiệt đới điển hình, mang tính đa dạng sinh học cao và có những
đặc trưng riêng.
Nghiên cứu Ngư loại học ở Việt Nam khởi đầu từ năm 1876 khi
H.E.Sauvage giới thiệu về sự phân bố của một vài loài cá nước ngọt Việt Nam.
Một vài năm sau đó, khi ông khảo sát về khu hệ cá miền Đông Nam Châu Á,
một lần nữa lại mô tả về những loài mới ở Việt Nam và Cambodia. Tuy nhiên,
các công trình nghiên cứu có hệ thống về cá nước ngọt mới thực sự bắt đầu từ
nửa sau của thế kỷ XIX. Phần lớn là các công trình thuộc các tác giả người
Pháp như: H. E. Sauvage (1884) thu thập và công bố 10 loài cá nước ngọt ở Hà
Nội, trong đó có 7 loài mới; L. Vallant: thu thập 6 loài ở Lai Châu, mô tả 4 loài
mới (1891), 5 loài ở sông Kỳ Cùng - có một loài mới (1904). Quan trọng hơn
cả là kết quả phân tích mẫu cá thu thập ở Việt Nam là của H. E. Sauvage được
công bố năm 1881, trong tác phẩm “Nghiên cứu về khu hệ cá Á Châu” đã mô
tả một số loài cá ở Đông Dương và mô tả hai loài mới ở miền Bắc nước ta.
Năm 1929, G. Tirant đã công bố thành phần loài, mô tả 70 loài cá sông Hương
(Huế), trong đó có 5 loài mới mà ông đã thu thập mẫu vật từ năm 1883 [40].
Tiếp sau đó, có nhiều công trình nghiên cứu cá ở Hà Nội của Đoàn Thường
trực khoa học Đông Dương và đã công bố 29 loài, mô tả 2 loài mới (1907), sau
đó công bố 33 loài mới (1934). Ngoài ra còn có nhiều tác giả người Pháp khác
như: P. Chevey (1930, 1932, 1935, 1936, 1937); J.Pellegrin và P. Chevey
(1934, 1936, 1938, 1941) [3] đã nghiên cứu nhiều mặt về cá nước ngọt ở
-3-


sông, suối và đầm phá ven biển nước ta [41]. Năm 1937, một công trình tổng
hợp đầy đủ nhất lúc bấy giờ về thành phần cá nước ngọt miền Bắc Việt Nam
của P. Chevey và J. Lemasson: “Góp phần nghiên cứu về các loài cá nước ngọt
miền Bắc Việt Nam" được công bố. Ở đó, người đọc không những tìm thấy danh
mục của 17 họ, 98 loài cá nước ngọt và nhiều loài mới cho khoa học mà còn tìm
thấy một số đặc điểm sinh học, phân bố địa lý của chúng trong khu vực nghiên
cứu [41].
Có thể nói thời kỳ đầu thế kỷ XX cho đến năm 1945, nghiên cứu cá nước ngọt ở
Việt Nam đều do các tác giả người nước ngoài tiến hành. Thời kỳ này mới dừng lại ở
việc mô tả, thống kê thành phần loài, chưa nghiên cứu về nguồn lợi.
Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954), công tác
nghiên cứu cá bị gián đoạn.
Khi hòa bình lập lại miền Bắc được hoàn toàn giải phóng (1955 – 1975),
công tác nghiên cứu được tiếp tục do chính các nhà khoa học Việt Nam tiến
hành. Vào thời điểm này ở miền Bắc, công tác điều tra cơ bản sinh vật nước
ngọt nói chung, cá nói riêng được các cơ quan: Trạm nghiên cứu Thủy sản
nước ngọt Đình Bảng thuộc Tổng cục Thủy sản, Khoa Sinh vật - Trường Đại
học Tổng hợp Hà Nội và Trường Đại học Thủy sản Hải Phòng thực hiện. Các
công trình tiêu biểu nghiên cứu về khu hệ cá nước ngọt ở Miền Bắc là của các
tác giả Đào Văn Tiến và Mai Đình Yên: Dẫn liệu sơ bộ ngư giới Ngòi Thia
(1958); Đào Văn Tiến, Đặng Ngọc Thanh, Mai Đình Yên: Điều tra nguồn lợi
sinh vật Hồ Tây (1961); Mai Đình Yên: Sơ bộ điều tra thành phần, nguồn gốc và
phân bố của chủng quần cá sông Hồng (1962) [30]; Nguyễn Văn Hảo: Dẫn liệu
nguồn lợi cá Hồ Ba Bể (1964); Hoàng Duy Hiệp, Nguyễn Văn Hảo: Kết quả điều
tra nguồn lợi cá sông Thao (1964); Đoàn Lệ Hoa, Phạm Văn Doãn: Sơ bộ điều tra
nguồn lợi cá sông Mã (1971);
-4-

Trong thời kỳ này, ở miền Nam cũng có một số công trình do các cán bộ
khoa học người Việt Nam và người nước ngoài thực hiện như: Trần Ngọc Lợi

và Nguyễn Cháu (1964); Fourmanvir (1965); M. Yamamura (1966);
Kawamoto, Nguyễn Viết Trương và Trần Thị Túy Hoa (1972); Y. Taki
(1975),…
Cùng với các nghiên cứu về khu hệ, các công trình nghiên cứu về đặc tính
sinh học, sinh thái học cũng được chú ý hơn. Nổi bật có các công trình nghiên
cứu của Đào Văn Tiến, Mai Đình Yên (1960), Mai Đình Yên (1964) đã nghiên
cứu về đặc điểm sinh học của các loài cá kinh tế ở sông Hồng; Nguyễn Dương
(1963): Sinh học cá Ngạnh sông Lô; Hoàng Đức Đạt (1964): Sinh thái học một
số loài cá sông Lô [4]. Đặc biệt cuốn sách “Các loài cá kinh tế nước ngọt miền
Bắc Việt Nam” của Mai Đình Yên (1969) lần đầu tiên trình bày hệ thống các
đặc tính sinh học, ý nghĩa kinh tế của 33 loài cá kinh tế thuộc khu vực miền Bắc
dựa theo từng sinh cảnh đặc trưng như sông suối, ao hồ, đồng ruộng. Tuy nhiên các
công trình nghiên cứu trong thời kỳ này vẫn mang tính chất riêng lẻ cho từng khu
vực, còn nhiều thủy vực vẫn chưa được nghiên cứu.
Sau khi đất nước được hoàn toàn thống nhất (từ năm 1975 đến nay), Viện
nghiên cứu hải sản I Đình Bảng, các Khoa Sinh học trong các Trường Đại học
của cả nước, các tổ chức khoa học, các đoàn hợp tác Quốc gia và Quốc tế đã
từng bước tiến hành điều tra và nghiên cứu rộng, sâu theo các mục đích khác
nhau. Các kết quả nghiên cứu tiêu biểu là do các tác giả: Nguyễn Hữu Dực
(1982): Thành phần loài cá sông Hương, đã thống kê được 58 loài [3]; Nguyễn
Thái Tự (1983): Khu hệ cá sông Lam, đã thống kê được 157 loài [32]; Mai
Đình Yên, Nguyễn Hữu Dực (1991): Thành phần các loài cá sông Thu Bồn
gồm 58 loài, sông Trà Khúc 47 loài, sông Vệ 34 loài, sông Côn 43 loài, sông
Ba 48 loài, sông Cái 25 loài [35]; Mai Đình Yên, Nguyễn Văn Trọng, Nguyễn
-5-

Văn Thiện, Lê Hoàng Yến, Hứa Bạch Loan (1992): Thành phần loài cá sông
Tiền, sông Hậu, sông Vàm Cỏ, sông Sài Gòn và sông Đồng Nai (255 loài) [33].
Hai công trình mang tính tổng hợp các kết quả nghiên cứu cá của các thời
kỳ trước được công bố là: "Định loại cá nước ngọt ở các tỉnh miền Bắc Việt

Nam" của Mai Đình Yên (1978) đã thống kê danh mục, mô tả chi tiết, lập khóa
định loại, đặc điểm phân bố và ý nghĩa kinh tế của 201 loài cá nước ngọt ở
miền Bắc nước ta và "Định loại các loài cá nước ngọt Nam Bộ" do Mai Đình
Yên chủ biên với các cộng sự Nguyễn Văn Trọng, Nguyễn Văn Thiện, Lê
Hoàng Yến và Hứa Bạch Loan (1992), mô tả định loại 255 loài cá ở Nam Bộ Việt
Nam. Đây là hai công trình tổng hợp đầy đủ nhất hiện nay về hai khu hệ cá nước
ngọt miền Bắc và miền Nam nước ta, được sử dụng như một tài liệu chính trong
việc định loại cá nước ngọt Việt Nam [33], [34].
Ở vùng nước ngọt miền Trung, Tây Nguyên đã có một số công bố về đặc
điểm, thành phần loài khu hệ cá ở một số sông suối, hồ và đầm phá ven biển
miền Trung, gồm các công trình nghiên cứu của Dương Tuấn (1979), Nguyễn
Văn Hảo, Nguyễn Hữu Dực (1994,1995) [3]; Võ Văn Phú (1995, 2000,
2001, ); Nguyễn Thị Thu Hè (2003); Võ Văn Phú và Trương Thị Thu Hà
(2003); Võ Văn Phú, Nguyễn Thị Phi Loan (2003); Võ Văn Phú, Nguyễn Thị
Thu Hà (2003); Võ Văn Phú, Nguyễn Duy Chinh, Hồ Thị Hồng (2004); Võ Văn
Phú, Nguyễn Minh Ty (2005), [9], [23], [18],[17], [23].
Các kết quả nghiên cứu về đặc tính sinh học của một số loài cá có giá trị
kinh tế ở Đầm Phá Thừa Thiên Huế của Võ Văn Phú, Đặng Thị Diệu Tâm
(1978) [22]; Hoàng Đức Đạt, Võ Văn Phú (1980) [7]; Võ Văn Phú (1991,
1994, 1995, 1999, 2000) [16], [17]; Đặc điểm sinh học cá Quả (Ophiocephalus
striatus) của Nguyễn Duy Hoan (1979); Sinh học sinh sản và kỹ thuật sản xuất
giống cá Sặc rằn (Trichogaster pertoralis Regan) của Lê Như Xuân và Nguyễn
Trọng Nho (1999); Đặc tính sinh sản của cá Lăng (Hemibagrus guttatus) của
-6-

Nguyễn Hồng Hải (2000); Dẫn liệu bước đầu về đặc tính sinh trưởng và dinh
dưỡng của cá Trê (Clarias fuscus) của Lê Thị Nam Thuận (2000) [28]; Một vài
tính chất lý học của lectin cá Nheo (Parasilurus asotus) của Nguyễn Quốc
Khang (2000) [12]; Đặc trưng của lectin ở 2 loài cá Chình hoa (Anguilla
mamorata) và cá Chình nhật (Anguilla japonica) của Cao Đăng Nguyên

(2000); Sinh học về sinh trưởng và sinh sản của cá Rô phi (Oreochromis
niloticus) của Võ Văn Phú và Nguyễn Duy Chinh (2000); So sánh một số chỉ
tiêu sinh học và chỉ tiêu nuôi cá của 5 loại hình thái cá Chép ở Cần Thơ của
Nguyễn Văn Kiểm, Nguyễn Thị Nga (2000); Nghiên cứu một số đặc điểm sinh
học của loài cá Lăng nha (Mystus nemurus) của Hoàng Đức Đạt, Thái Trọng
Trí, Nguyễn Xuân Thư (2003) [8]; Đặc điểm sinh học của cá Dầy (Cyprynus
centralus Nguyen et Mai) vùng đầm phá Thừa Thiên Huế của Võ Văn Phú,
Nguyễn Hữu Quyết, Hồ Thị Hồng (2005) [20] Đây là những tư liệu quý về
sinh học, sinh thái, sinh lý các loài cá kinh tế nội địa Việt Nam.
Nghiên cứu về đặc trưng phân bố các loài và đặc điểm địa động vật học cá
nước ngọt Việt Nam có các tác giả Mai Đình Yên (1983), Nguyễn Thái Tự
(1983, 1997, 1998) và Mai Đình Yên, Nguyễn Hữu Dực (1991), Võ Văn Phú
(1995, 1997, 1999 và 2000), Nguyễn Quốc Nghị, Ngô Sĩ Vân (1999), Nguyễn
Thị Thu Hè (2000), Nguyễn Thái Tự, Lê Viết Thắng (2000, 2002), [33], [35],
[10]…
1.2 Nghiên cứu cá ở Thừa Thiên Huế
Thừa Thiên Huế có hệ thống sông ngòi dày đặc và chiếm một diện tích
đáng kể. Hệ thống sông ngòi mang những yếu tố sinh thái thuận lợi cho thuỷ
sinh vật, trong đó có cả nguồn lợi thuỷ sản phát triển, là nguồn thực phẩm
không thể thiếu, đồng thời là nguồn xuất khẩu có giá trị đáng kể đóng góp
ngoại tệ, góp phần phát triển kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế.
-7-

Công trình nghiên cứu của G. Tirant năm 1883 được xem là công trình
nghiên cứu về ca nước ngọt đầu tiên ở Huế. Ông đã đưa ra danh mục và mô tả
70 mươi loài cá sông Hương. Tuy nhiên ở công trình này chỉ có 20 loài cá
nươc ngọt, phần còn lại là cá nước lợ. Trong tác phẩm này, tác giả đã chú ý đến
nơi sống, khởi đầu cho việc nghiên cứu về tính chất phân bố và đặc điển sinh
học của các loài cá, nhất là các loài cá có giá trị kinh tế.
Những năm tháng sau đó đến trước 1975, chiến tranh đã phân chia hai miền

Nam - Bắc. Công tác điều tra nghiên cứu khu hệ cá miền Trung nói chung và
sông ở Thừa Thiên Huế nói riêng hầu như bị ngưng lại.
Từ sau năm 1975, khi hoà bình lập lại, có nhiều công trình nghiên cứu đầm
phá của khoa Sinh vật - Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (1976) và liên tục
các năm sau (1978 - 2006) có các nghiên cứu của khoa Sinh học - Đại học
Tổng hợp Huế với các đề tài cấp Bộ và cấp Tỉnh về điều tra nguồn lợi và định
hướng qui hoạch phát triển nghề khai thác và nuôi trồng thuỷ sản ở đầm phá.
Nghiên cứu đầu tiên là công trình đề cặp đến khu hệ cá nước ngọt sông Hương
như: “Những đặc tính cơ bản khu hệ động thực vật thuộc lưu vực sông Hương”
của Vũ Trung Tạng (1976), “Nguồn lợi thuỷ sản các đầm phá phía Nam sông
Hương và những vấn đề về khai thác hợp lý nguồn lợi đó” của Vũ Trung Tạng
và Đặng Thị Sy (1978). Những công bố tiếp theo về phân loại, bắt đầu là của
Hoàng Đức Đạt - Lê Hữu Thuận (1977, 1980), Lê Văn Miên (1980), sau đó có
nhiều công trình của Võ Văn Phú (1992, 1993, 1994, 2001, 2004) [7], [8], [21],
[22], [23]. Kết quả của những nghiên cứu này bước đầu đã đánh giá được tính
đa dạng của khu hệ cá đầm phá của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Nghiên cứu về sinh học và sinh thái của các loài cá trong đầm phá có nhiều
công trình nghiên cứu: Công trình của Hoàng Đức Đạt (1978, 1980, 1983), Võ
Văn Phú (1978, 1980, 1991, 1993, 1994, ). Đặc biệt, Võ Văn Phú (1997) đã
công bố thành phần loài khu hệ cá Tam Giang - Cầu Hai với tổng số 163 loài
-8-

thuộc 95 giống, nằm trong 60 họ của 17 bộ khác nhau. Đây được xem là công
trình đầy đủ nhất và mới nhất của khu hệ cá đầm phá Tam Giang - Cầu Hai từ
trước cho đến trận lũ lịch sử vào đầu tháng XI năm 1999.
Riêng các thuỷ vực nước ngọt Thừa Thiên Huế có ít công trình nghiên cứu.
Năm 1997, Nguyễn Hữu Dực tiến hành nghiên cứu về cá khu vực miền Trung
với đề tài: “Sơ bộ điều tra khu hệ cá sông Hương”. So với công trình nghiên
cứu trước của Tirant, công trình này khá đầy đủ hơn. Tác giả đã thu thập được
58 loài cá trong đó có 49 loài cá nước ngọt và 9 loài cá nước lợ. Tiếp đó là các

công trình nghiên cứu về “Nguồn lợi thuỷ vực các đầm phá phía Nam sông
Hương và vấn đề khai thác hợp lý các nguồn lợi đó” của Vũ Trung Tạng, Đặng
Thị Sy (1978).
Công trình nghiên cứu Hoàng Đức Đạt (1979) và cộng sự về “Dẫn liệu
thành phần loài cá ở các sông thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế cũ” tiến hành điều tra
thu thập mẫu vật cá ở các sông Ô Lâu, sông Bồ, sông Hương và một số sông
suối huyện Phú Lộc, Hương Phú thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế đã thống kê danh
mục gồm 98 loài cá thuộc 12 bộ khác nhau.
Những năm gần đây, ngoài công tác nghiên cứu thống kê phân loại có các
tác giả Hoàng Đức Đạt, Lê Hữu Thuận (1977-1980), Lê Văn Miên (1980), Võ
Văn Phú(1992, 1993, 1994), nhiều tác giả đặc biệt quan tâm nghiên cứu đặc
điểm sinh học của các loài cá có giá trị kinh tế như cá Dìa, cá móm gai dài, cá
mòi cờ Các tác giả tiêu biểu nghiên cứu đặc điểm sinh học cá đầm phá như
Đặng Thị Thu Hiến, Võ Văn Phú (1996-1997) nghiên cứu sinh học ở cá Chẽm
ở hệ đầm phá Tam Giang và các vùng phụ cận; Võ Nguyễn Hữu Quyết (2003-
2004) nghiên cứu đặc điểm sinh học cá Dày và nhiều công trình nghiên cứu
của Võ Văn Phú, Hồ Thị Hồng về đặc điểm sinh học cá đầm phá
Cá Diếc là một loài có giá trị kinh tế và gần đây nhất công trình nghiên cứu
của Lê Vũ Khôi, Võ Văn Phú và nhóm nghiên cứu (2004) về đa dạng sinh học
-9-

động vật vườn Quốc gia Bạch Mã có đề cập đến ca Diếc Carassius auratus
(Linnaeus, 1758), là đối tượng chúng ta quan tâm.

























-10-

Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG,THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tƣợng
Cá Diếc Carassius auratus (Linnaeus, 1758)
Họ cá Chép: Cyprinidae
Bộ cá Chép: Cypriniformes
Lớp cá xương: Osteichthyes
Cá Diếc Carassius auratus (Linnaeus, 1758), là loài cá nước ngọt phổ
biến. Chúng sống ở sông, ao, hồ đầm, ruộng…là loài cá có giá trị kinh tế.
Ở Thừa Thiên Huế, cá Diếc phân bố khá nhiều ở các thuỷ vực nước ngọt
tự nhiên và nhu cầu tiêu dùng của người dân là khá lớn.

2.2 Thời gian, địa điểm
Thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng IX năm 2006 đến tháng IX
năm 2007
Địa điểm: Sông Ô Lâu, sông Bồ, sông Hương, sông Nông, sông Truồi,
sông Cầu Hai, và một số ao, hồ nuôi tự nhiên.
2.3 Phƣơng pháp nghiên cứu
23.1 Nghiên cứu ngoài thực địa
Mẫu cá được thu bằng nhiều cách khác nhau: Trực tiếp theo ngư dân
đánh bắt, đặt mua ở các thuyền, thuộc khu vực nghiên cứu. Mẫu thu ngẫu nhiên
nhằm đại diện cho chủng quần cá đánh bắt trong thời gian đó, mẫu phải đảm
bảo nguyên vẹn, không bị rách rời các phần vẩy, vây đuôi
Trường hợp mẫu thu xa phòng thí nghiệm đã được xử lý ngay tại thực
địa. Mẫu thu được phân chia thành từng nhóm kích thước khác nhau, cân trọng
lượng (g) và đo chiều dài (mm) của mỗi cá thể để xác định mối tương quan
giữa hai đại lượng này.
- Đo chiều dài thân (L, L
0
), trong đó:
-11-

+ L: Chiều dài cơ thể từ mút mõm đến hết tia vây đuôi dài nhất (mm).
+ L
0
: Chiều dài cơ thể từ mút mõm đến hết phần phủ vảy cuối
đuôi(mm).
- Cân trọng lượng cơ thể (W, W
0
), trong đó:
+ W: Trọng lượng toàn thân cá (g)
+ W

0
: Trọng lượng cá cắt bỏ nội quan (g).
- Lấy vẩy để xác định tuổi cá: Lấy vẩy trên các vùng khác nhau: Vùng
trên đường bên phía trước vây lưng, vùng bụng bên dưới đường bên để chọn
lựa vùng lấy vẩy tối ưu nhất cho các lần thu mẫu tiếp sau. Vẩy của mỗi cá thể
nghiên cứu được cho vào sổ vẩy riêng có ghi ngày tháng, địa điểm thu mẫu, vị
trí lấy vẩy.
- Giải phẩu cá để xác định độ no, độ mỡ và các giai đoạn chín muồi
tuyến sinh dục [23], [36].
- Cân buồng trứng ở giai đoạn IV, định hình tuyến sinh dục vào dung
dịch Bouin, ngâm mẫu thức ăn trong dung dịch formol 3%. Tất cả số liệu
nghiên cứu về sinh học đều được ghi vào sổ gốc theo quy định chung.
2.3.2 Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
2.3.2.1. Xác định tuổi của cá
Tuổi cá được xác định bằng vẩy hoặc bằng nhĩ thạch (đá tai). Mẫu vẩy
quan sát được ngâm trong dung dịch NaOH 4% để tẩy bớt mỡ, các chất bẩn
hay sắc tố bám trên vẩy. Tuỳ theo mức độ bám của mỡ và độ dày của vẩy mà
thời gian ngâm khoảng từ 30 đến 60 phút sau đó vớt ra. Làm sạch các chất còn
bám trên vẩy sao cho chỉ còn lại là vẩy cá trong suốt. Rửa sạch bằng nước, lau
khô và quan sát trên kính lúp với độ phóng đại 20 lần để chọn vẩy đẹp dùng
quan sát vòng năm và đo bán kính vẩy bằng trắc vi thị kính. Quan sát xác định
-12-

vùng vẩy có vòng năm rõ mà xác định chiều đo của trắc vi thị kính cho thích
hợp và đặc trưng cho loài cá Diếc trong suốt quá trình nghiên cứu.
2.3.2.2. Nghiên cứu đặc tính sinh trƣởng của cá
- Tương quan giữa chiều dài và trọng lượng: Dựa vào số đo chiều dài
và trọng lượng thực tế của cá để tính mối tương quan theo phương trình của R.
J. H Berton – S. J Holt (1956) [23].
W = a. L

b

Trong đó: W: Trọng lượng toàn thân của cá (g)
L: Chiều dài toàn thân cá (mm)
a, b: Các hệ số tương quan
Các hệ số a, b được dựa trên phương trình toán học thực nghiệm và kết
quả thực tế để tính. Chúng tôi sẽ trình bày ở phần phụ lục.
- Tốc độ sinh trưởng: Dựa vào chiều dài toàn thân L (mm) và kích
thước vẩy (bán kính vẩy và các vòng năm), tính ngược sinh trưởng về chiều dài
cá theo công thức Rose Lee (1920):
a
V
V
aLL
t
t
 )(

Trong đó,
L
t
: Chiều dài của cá ở tuổi t cần tìm (mm)
L: Chiều dài của cá hiện tại đo được (mm)
V
t
: Khoảng cách từ tâm vẩy đến vạch vòng năm ở tuổi t (mm)
V: Bán kính từ tâm đến mép vẩy (mm)
a: Kích thước cá khi bắt đầu có vẩy (mm)
-13-


Giá trị a được xác định dựa vào những số liệu cụ thể về chiều dài và kích
thước vẩy đo được ở từng cá thể trên cơ sở áp dụng các phương trình toán học
thực nghiệm (xem phần phụ lục).
Sau khi đã xác định L
t
, tốc độ sinh trưởng hàng năm của cá được tính
theo công thức:
T
t
= L
t
- L
(t-1)

Trong đó, T
t
: Tốc độ tăng trưởng về chiều dài của cá ở tuổi t (mm)
L
t
: Chiều dài trung bình của cá ở tuổi t (mm)
L
(t-1)
: Chiều dài trung bình của cá ở tuổi t-1 (mm)
- Xác định thông số sinh trưởng của cá Diếc theo phương trình Von
Bertalanffy (1954), các chỉ tiêu về chiều dài và trọng lượng dựa vào công thức:
+ Về chiều dài: L
t
= L

1 - e

-k(t-t
0
)

+ Về trọng lượng: W
t
= W

 1 - e
-k(t-t
0
)

b

Trong đó, L
t
và W
t
: Chiều dài và trọng lượng của cá ở tuổi t (năm)
L

: Chiều dài cực đại của cá (mm).
W

: Trọng lượng cực đại của cá (g)
k: Chỉ số đường cong (corvature parametes)
t và t
0
: Khoảng thời gian cá sinh trưởng

b: Hệ số tương quan chiều dài và trọng lượng của cá
Các thông số L

, W

, k, b, t
0
được xác định bằng phương trình toán học
thực nghiệm, sẽ được trình bày ở phần phụ lục.
2.3.2.3. Nghiên cứu đặc tính dinh dƣỡng của cá
- Xác định thành phần thức ăn: Mẫu cá thu được phân thành 4 nhóm có
kích thước khác nhau. Tách thức ăn ra khỏi ruột và dạ dày của từng cá thể,
-14-

quan sát dưới kính hiển vi hoặc kính lúp hai mắt. Sử dụng khoá phân loại thực
vật bậc thấp [28] định loại các thành phần thức ăn đến từng bậc taxon có thể
phân loại được (giống, bộ, họ). Đếm số lượng thức ăn để xác định tần số xuất
hiện cũng như mức độ tiêu hóa thức ăn của cá.
- Xác định độ no: Dựa vào sức chứa thức ăn trong ống tiêu hóa để đánh
giá cường độ bắt mồi của cá. Độ no của cá được xác định theo thang 5 bậc (từ
bậc 0 đến bậc 4) của Lebedep [18]:
Bậc 0: Ruột và dạ dày không có thức ăn.
Bậc 1: Ruột có ít thức ăn, dạ dày không có thức ăn.
Bậc 2: Ruột và dạ dày đều có thức ăn ở mức bình thường.
Bậc 3: Dạ dày và ruột chứa nhiều thức ăn, phình to căng.
Bậc 4: Dạ dày và ruột chứa đầy thức ăn, vách dạ dày phình to. Dưới tác
dụng của áp suất mổ có thể vỡ ra.
- Xác định độ mỡ: theo thang 5 bậc của Prozorovskaia.
- Xác định hệ số béo: Thống nhất với quan điểm của G. V. Nikolxki
(1963), chúng tôi dùng cả hai phương pháp của Fulton (1902) và Clark (1928)

để xác định hệ số béo của cá [23].
+ Công thức Fulton (1902): Q = W . 100/L
3

+ Công thức Clark (1928): Q = W
0
. 100/ L
3

Trong đó, Q: Hệ số béo của cá
L: Chiều dài toàn thân cá (mm)
W: Trọng lượng toàn thân cá (g)
W
0
: Trọng lượng toàn thân đã cắt bỏ nội quan cá (g).

-15-

2.3.2.4. Nghiên cứu sinh sản của cá
- Xác định các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục
Xác định các giai đoạn chín muồi tuyến sinh dục của cá theo tháng 6 bậc
của K. A. Kiselevich (1923) mà ông đã giới thiệu trong cuốn sách “Hướng dẫn
quan sát sinh vật học” [23]. Trên cơ sở đó, đánh giá được thời gian đẻ trứng
của cá.
Để làm tiêu bản nghiên cứu cấu trúc tế bào của buồng trứng và tuyến tinh,
chúng tôi tiến hành:
+ Lấy mẫu cố định trong dung dịch Bouin.
+ Tuyến sinh dục được khử nước.
+ Đúc Parafin.
+ Cắt lát mỏng 3-5µm

+ Nhuộm tiêu bản bằng phương pháp HE (Hematoxylin - sắt đối
với tuyến sinh dục đực và Hematoxylin - Eosin đối với tuyến sinh dục cái), đọc
tiêu bản dưới kính hiển vi có độ phóng đại 400 lần theo quan điểm của O. F.
Xakun và A. N. Buskaia (1968) [36] và chụp ảnh bằng kỹ thuật số (Digital).
- Xác định sức sinh sản: Xác định sức sinh sản tuyệt đối theo phương
pháp trọng lượng. Cân toàn bộ tuyến sinh dục, lấy mẫu ở 3 vùng khác nhau
trên chiều dài của tuyến. Số trứng trong buồng trứng là sức sinh sản tuyệt đối
của cá. Đếm lặp lại nhiều lần số trứng ở cả 3 vùng trên 1 đơn vị trọng lượng
bằng phòng đếm động vật để có kết quả chính xác. Dựa vào sức sinh sản tuyệt
đối, chúng tôi tính được sức sinh sản tương đối là số lượng trứng trên 1 đơn vị
trọng lượng cơ thể cá.


-16-

Chƣơng 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU
3.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN THỪA THIÊN HUẾ

Thừa Thiên Huế là một tỉnh nằm ở dải đất miền Trung, thuộc vùng Bắc
Trung Bộ của Việt Nam, Thừa Thiên Huế có toạ độ địa lý 107
0
00

đến 108
0
15


Kinh Đông và 16
0

00 đến 16
0
45

Vĩ Bắc. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị, phía
Nam giáp thành phố Đà Nẵng, phía Tây giáp Lào, phía Đông giáp biên Đông
với chiều dài 126 km bờ biển. Nơi đây mang đặc điểm chung và cơ bản của khí
hậu nhiệt đới gió mùa Việt Nam [26]
3.1.1 Địa lý, địa hình

Thừa Thiên Huế có địa hình khá phức tạp, là một tỉnh ven miền Trung,
phía Nam bị chắn bởi đèo Hải Vân, phía Tây chắn bởi sườn núi dãy Trường
Sơn nên Thừa Thiên Huế có những nét đặc thù riêng.
Hệ thống sông ở Việt Nam nói chung và ở Thừa Thiên Huế nói riêng có
dòng chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Sông Hương bắt nguồn từ dãy
Trường Sơn với độ cao trên 900m, chảy qua giữa lòng đô thị cổ có nhiều di sản
văn hoá. Lưu vực sông Hương giới hạn bởi toạ độ 15
0
59

đến 16
0
36

vĩ độ Bắc,
107
0
09

đến 107

0
51

kinh độ Đông. 80% lưu vực sông Hương là đồi núi, 5% là
cồn cát ven biển, phần còn lại có thể khai thác được khoảng 37.000 ha diện tích
canh tác [14], [26].
Hệ thống sông Hương gồm 3 nhánh chính là Tả Trạch, Hữu Trạch, và
sông Bồ. Hữu Trạch và Tả Trạch bắt nguồn từ dãy núi thuộc dãy Trường Sơn
(cách thành phố Huế khoảng 15 km về phía Nam) tạo thành dòng chảy chính
của sông Hương, nhánh sông Bồ bắt nguồn từ các dãy núi phía Nam và lưu với
sông Hương tại ngã ba Sình (cách thành phố Huế 10km về phía Bắc) rồi đỗ vào
phá Tam Giang theo hướng Đông Bắc. Chiều rộng của sông Hương trung bình
khoảng 44,6m [14], [26].
-17-

Lưu vực sông Hương có dạng hình nang quạt, sông ngắn và dốc. Vùng
đồng bằng nhỏ và hẹp so với toàn lưu vực, có độ cao từ 0-10m không bằng
phẳng, bị chia cắt bởi nhiều kinh rạch. Trong vùng đồng bằng, ngoài dãi cát nội
đồng thuộc hai huyện Phong Điền và Quảng Điền, còn có dãy cồn cát ven biển
kéo dài từ Điền Hương (giáp Quảng Trị) đến Phú Lộc. Do thượng lưu ngắn và
dốc nên khi có mưa lũ, nước tập trung và chảy rất mạnh về hạ lưu, gây ngập lụt
nghiêm trọng. Về mùa cạn, mặn xâm nhập sâu vào sông, ảnh hưởng nhiều đến
sinh vật trong lưu vực [26].
Từ đặc điểm của dòng chảy, điều kiện phức tạp của địa chất lòng sông
mà trong vòng 20 năm gần đây, địa hình của sông có nhiều thay đổi. Bờ sông
Hương đoạn từ cầu Phước Dũ đến Ngọc Hồ thuộc địa phận xã Hương Hồ
(khoảng 2km) trong 20 năm qua đã bị sụt lỡ, lấn sâu vào bờ khoảng 20-30m.
Ngược lại, bờ sông phía xã Thuỷ Biều được bồi lắng, tạo thành những bãi cát
có chiều dài 800-900m. Phía được bồi lắng, phía bị sạt lỡ làm cho dòng sông
uốn cong, dòng chảy bị thay đổi [14], [15], [26]. Hiện tượng sạt lỡ và bồi lắng

còn thể hiện khá rõ ở các con sông khác như sông Bồ,
Thừa Thiên Huế còn có hệ thống ao hồ nước ngọt rất phong phú, với
nhiều hình dạng khác nhau, được phân bố rãi rác trong toàn tỉnh, dưới chân
đồi, đồng bằng hay trong thành phố. Nhiều nhất là vùng dưới chân đồi do dòng
chảy của các con suối đỗ về tạo thành các vùng nước lớn. Các thuỷ vực này
người dân có thể nuôi cá hay khai thác nguồn cá sẵn có trong tự nhên. Ngoài
các thuỷ vực tự nhiên, do nhu cầu phát triển kinh tế trong những năm gần đây,
người dân đã tạo ra các hồ, ao nuôi cá. Những hồ, ao nuôi dạng này đang ngày
một phát triển.
Địa hình các ao hồ ở tỉnh Thừa Thiên Huế có thể chia làm hai nhóm
chính:
-18-

- Các ao hồ dưới chân đồi núi: Đây là các vùng nước lớn, có địa hình
phức tạp với nhiều hình thù khác nhau, có diện tích rộng, độ sâu lớn, thường
xuyên được bổ sung nguồn nước bởi các con suối đổ về và những đợt mưa.
Các hồ nước này thường giàu chất dinh dưỡng, cơ sở thức ăn tự nhiên phong
phú và đa dạng. Cá sinh trưởng và phát triển tốt
- Các ao hồ ở đồng bằng. Hầu hết là những ao hồ nhân tạo, có địa hình
tương đối bằng phẳng, đơn giản, hình dạng không phức tạp, có kích thước
không lớn, độ sâu vừa phải. Lượng nước bổ sung là các trận mưa, các kênh
mương dẫn nước ngoài vào, các ao hồ này người dân thường áp dụng các biện
pháp khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng, chủ động đánh bắt, cho hiệu quả kinh tế
cao.
3.1.2 Khí hậu

Thừa Thiên Huế là tỉnh ven biển miền Trung Việt Nam nên chịu ảnh
hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa Đông Nam, với địa hình phức tạp. Thừa
Thiên Huế là nơi thường xảy ra giao tranh giữa các khối khí dẫn đến chế độ
mưa nắng rất phức tạp và khắc nghiệt.

Mưa là yếu tố cơ bản bổ sung nguồn nước cho các ao hồ, kênh mương,
đầm phá và là thành tố quan trọng của khí hậu. Nó quan hệ mật thiết đến chế
độ thuỷ học. Thừa Thiên Huế có lượng mưa hàng năm lớn và chậm hơn các
tỉnh phía Băc, vũ lượng trung bình hàng năm là 2.500-2.800mm và phân phối
không đều, mưa nhiều tập trung vào các tháng IX đến tháng XII, trung bình
200 đến 700mm/tháng. Cao nhất vào tháng X lên đến 771 mm/tháng. Mùa khô
từ tháng II đến tháng VII lượng mưa trung bình 70-80 mm/tháng (Lê Khắc
Phò, 1993). Mưa lớn kết hợp với bão thường tạo ra những trận lũ lụt, gây tác
động không nhỏ đế biến động số lượng số lượng và thành phần loài thuỷ sinh
vật trong vùng. Đặc biệt là trận lũ lịch sử tháng IX năm 1999 với bốn ngày với
lượng mưa lên đến 2219 mm, đã gây cho thuỷ sinh vật học trong vùng một số
-19-

xáo trộn đáng kể. Các tháng tuy có lượng mưa ít nhưng có tác dụng lớn vào
việc điều hoà nhiệt độ cho những ngày nắng oi bức của mùa hè.
Mùa đông mưa nhiều, thời gian chiếu sáng trong ngày ít hơn mùa hạ.
Ánh sáng mặt trời là nguồn năng lượng không thể thiếu trong quá trình quang
hợp của thực vật nên chúng ảnh hưởng trực tiếp và dáng tiếp đến sinh trưởng
và phát triển của cá.
Thừa Thiên Huế trong năm có 2 mùa gió chính: Đông Bắc và Tây Nam
- Gió mùa Đông Bắc không duy trì liên tục trong suốt mùa mà tràn về
từng đợt, gió xuất hiện thường kèm theo những đợt rét, nhiệt độ không khi theo
đó giảm xuống đột ngột. Nhiệt độ trung bình ổn định 20-25
0
C, gặp những đợt
rét đậm nhiệt độ có lúc xuống dưới 13
0
C
- Gió Tây Nam cũng có nhiều nét đặc trưng, khi gió Tây Nam thổi nhiệt
độ không khí tăng cao làm độ ẩm không khí giảm thấp. Nhiệt độ trong mùa

nắng (từ tháng IV đến tháng VII) trung bình ổn định trên 25
0
C nhưng có lúc
lên đến 40
0
C khi có gió Tây Nam. Gió Tây Nam làm nước bốc hơi nhiều, sông
suối ao hồ bị cạn dần, đặc biệt một số nhánh sông gần đầm phá có nguy cơ bị
nhiễm mặn, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến lưu lượng và tính chất của
nguồn nước .
Thừa Thiên Huế là một vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng trực tiếp của
bão. Hàng năm có tới từ 2-5 cơn bão đổ bộ trực tiếp vào tỉnh Thừa Thiên Huế
(thường bắt đầu vào tháng VII và kết thúc vào tháng XI). Do ảnh hưởng của
bão mà thời tiết thay đổi hẵn đi. Bão thường kéo theo lũ lụt vì vậy khi có bão
thường gây biến động về thành phần loài ở sông, suối, ao hồ.
3.1.3 Thuỷ văn

Đặc điểm cơ bản nhất của đời sống thuỷ sinh vật là chúng sống trong
môi trường nước. Các quá trình sống của thuỷ sinh vật, nhìn một cách tổng
-20-

quát, khác với sinh vật môi trường cạn các thuỷ sinh vật chịu tác động rất lớn
của môi trường nước nói chung và chế đọ thuỷ văn nói riêng.
Nguồn nước: Nước là môi trường sống của cá, nước chi phối toàn bộ đời
sống của cá các sinh vật làm thức ăn tự nhiên cho chúng. Nước ảnh hưởng trực
tiếp đến sinh trưởng và phát triển của cá, “Nuôi nước là nuôi cá”. Nước có khả
năng hoà tan chất vô cơ, hữu cơ, các chất dinh dưỡng và chất khí Đó là
những chất dinh dưỡng cần thiết cho cá. Lượng nước trong ao, hồ, kinh mương
ở Huế chủ yếu do hai nguồn nước cung cấp chính: Nguồn nước do các con suối
nội địa đỗ vào ao hồ kênh mương dẫn nước, nguồn nước thứ hai là do các cơn
mưa trực tiếp đổ vào.

- Nhệt độ nước: Các thuỷ vực tỉnh Thừa Thiên Huế có độ sâu không lớn
nên nhiệt độ nước tương đối đồng đều. Mặt khác, trong các ao nuôi người ta có
thể điều chỉnh được lượng nước nên nhịêt độ thay đổi tương đối đồng đều. Do
chịu ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện khí hậu nhiệt đới nhiệt nên nhiệt độ
nước còn thay đổi theo thời gian (thay đổi trong ngày và theo mùa). Về mùa
Đông, từ tháng X đến tháng III năm sau, nhiệt độ có xu hướng giảm dần (18-
19
0
C), trong khi đó nhiệt độ tăng từ tháng IV đến tháng VII đạt 28-30
0
C. Ngoài
ra nhiệt độ nước còn thay đổi theo ngày và đêm. Tóm lại nhiệt độ nước là một
trong những yếu tố ảnh hưởng đến thuỷ sinh vật rất mạnh mẽ, có vai trò to lớn
trong quá trình đồng hoá thức ăn, chín muồi các sản phẩm sinh dục và sinh sản
của các loài thuỷ sinh biến nhiệt. Đối với cá, nhiệt độ nước là yếu tố sinh thái
hàng đầu tác động toàn diện lên chu kỳ sống của chúng.
- O
2
hoà tan và hàm lượng CO
2

+ Oxy hoà tan. Nguồn oxy trong nước bao gồm: Oxy không khí hào tan vào
nước do sóng, gió và hoạt động quang hợp của thực vật thuỷ sinh. Lượng oxy
hoà

trong nước ít hơn 20 lần so với bề mặt đất. Mặt khác, lượng oxy trong
nước luôn bị tiêu hao do sự hô hấp của sinh vật thuỷ sinh là do quá trình phân
-21-

huỷ của các chất hữu cơ trong nước. Do đó hàm lượng oxy hào tan trong nước

ở các thuỷ vực có sự thay đổi khác nhau. Đối với các thuỷ vực lớn, lượng oxy
hoà tan nhiều thường từ 5-7mg/lít và có lúc đạt đến 11mg/lít; ở các thuỷ vực
nhỏ hàm lượng oxy hoà tan thấp hơn.
Ở tầng nước mặt từ 0-0,5m hàm lượng oxy hoà tan ổn định từ 7,5-8,0
mg/lít. Càng xuống sâu, hàm lượng oxy càng giảm dần. Ở các thuỷ vực có
dòng chảy yếu, hàm lượng oxy trong nước đạt 8-11mg O
2
/lít vào lúc 15-17giờ
và thấp nhất là 0,8-1,28mgO
2
/lít vào lúc 1-7 giờ sáng. Như vậy chỉ trong một
ngày, đêm cá phải chịu đựng và thích ứng với sự dao động khá lớn về hàm
lượng oxy. Ở những ao thiếu oxy vào ban đêm và lúc sáng sớm nhiều loài cá
(như cá mè, trôi trắm, chép ) thường nổi đầu lên mặt nước để hô hấp. Như vâỵ
lượng oxy hoà tan trong nước có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình trao đổi
chất của thuỷ sinh vật nhất là loài cá.
+ Hàm lượng CO
2
: Trái ngược O
2
, khí CO
2
có hại cho hô hấp cá, hàm lượng
CO
2
trong nước cao sẽ làm cho cá bị ngạt thở .
Nguồn CO
2
có trong nước là một phần do hoà tan CO
2

trong không khí vào
nước bởi sóng, gió, hay do quá trình hô hấp của sinh vật trong nước và do quá
trình phân giải các chất hữu cơ trong nước. Sự biến thiên CO
2
trong nước
ngược lại biến thiên O
2
. Ở tầng mặt, hàm lượng CO
2
thấp và tầng đáy CO
2

hàm lượng cao hơn.
- Độ pH ở các thuỷ vực ảnh hưởng lớn đến thành phần lý hoá học trong đất
và ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và hô hấp của cá, độ pH quá cao
hay quá thấp đều ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cá.
- Các thuỷ vực ở Thừa Thiện Huế độ pH tương đối ổn định từ 7,0-7,6.
Không có sự chênh lệch giữa các khu vực và các tháng trong năm. Ở tầng sâu
pH có giảm hơn, dao động 6,5-6,8 là do sự phân huỷ yếm khí lớp bùn đáy giàu
chất hữu cơ.
-22-

3.1.4 Độ mặn
Trong mùa khô, lượng nước cần cho nông nghiệp là rất lớn, tạo nên
thiếu hụt nước và tạo điều kiện cho nước mặn xâm nhập vào. Mực nước sông
Hương trong mùa kiệt phụ thuộc vào nước thuỷ triều.
Những năm trước năm 2004, bình thường nước mặn lên đến chùa Thiên
Mụ; trên sông Bồ nước mặn có thể lên đến chợ Khê (Hương Xuân), có lúc mặn
đến Phù Ốc (gần cầu An Lỗ), độ mặn vào mùa này phân bố dọc theo sông
Hương có nồng độ giảm dần từ hạ nguồn đến thượng nguồn, và từ đáy sông lên

mặt sông [14], [26].
Có thể nói tình hình mặn trên sông Hương giai đoạn chưa có đập Thảo
Long diễn biến khá phức tạp. Nó phụ thuộc vào các yếu tố giữa lượng nước
nguồn, lượng nước mưa và thuỷ triều. Trong những năm có công trình ngăn
đập Thảo Long, phần nào có tác dụng nhất định giảm ảnh hưởng mặn trên sông
Hương, công tác ngăn mặn đã dần được khắc phục.
3.1.5 Cơ sở thức ăn của thuỷ vực.
Cơ sở thức ăn là khái niệm chỉ lượng động vật, thực vật, chất hữu cơ có
trong thuỷ vực có thể dùng làm thức ăn cho một nhóm thuỷ sinh vật nhất định
nào đó. Khái niệm cơ sở thức ăn gắn liền với một nhóm thuỷ sinh vật nhất
định. Cơ sở thức ăn của một nhóm thuỷ sinh vật thường chỉ là một bộ phận của
nguồn thức ăn trong thuỷ vực và biến đổi theo thành phần của nhóm thuỷ sinh
vật đó.
Thức ăn tự nhiên của cá bao gồm nhiều loại sinh vật ở trong nước, thực
vật thuỷ sinh, động vật không xương sống thuỷ sinh và vi sinh vật. Ngoài ra
còn có các chất xác bã hữu cơ là xác các động vật, thực vật khi chết chìm
xuống đáy và trong quá trình phân huỷ đã tạo thức ăn tổng hợp cho cá.
3.1.5.1 Thực vật thuỷ sinh

-23-

Thực vật thuỷ sinh chủ yếu là tảo (có kích thước nhỏ bé). Theo kết quả
nghiên cứu tảo trong các thuỷ vực có 7 nhóm: Tảo lam (Cyanophyta), tảo lục
(chlorophyta), tảo mắt (Euglenophyta), tảo giáp (Pirophyta), tảo vàng
(Chyrysophyta), tảo vàng ánh (Chrysyophyta), tảo silic hay tảo khuẩn
(Bacillariophyta). Toàn bộ chu trình sống của chúng đều ở trong nước và phân
bố trôi nổi [15].
Tảo là nhóm thức ăn quan trọng và là nguồn thức ăn ban đầu cho các
loại động vật trong các thuỷ vực. Cá Rô phi, ca Mè trắng trực tiếp ăn tảo.
Ngoài ra tảo là nguồn thức ăn của động vật nổi và động vật đáy. Do đó các

thuỷ vực có màu nước xanh như lá chuối tức là tảo phát triển mạnh, động vật
nổi và động vật đáy phong phú. Đây là cơ sở thức ăn cho cá Diếc. Tảo còn
đóng góp to lớn vào việc làm sạch môi trường nước, làm giàu oxy cho lớp
nước mặt vào mùa hạ. Một số loài tảo còn có khả năng cố định đạm từ khí
quyển để làm giàu chất dinh dưỡng cho vực nước (Tôn Thất Pháp, 1993,
1998).
Tảo có khả năng sinh sản rất nhanh và có giá trị dinh dưỡng cao. Lượng
protein của tảo chiếm 45-60% trọng lượng và chứa đầy đủ các amino acid thiết
yếu. Ngoài ra tảo còn chứa nhiều acid béo cần thiết và nguồn vitamin quan
trọng. Tảo lục là loại thức ăn tốt và phong phú nhất, có thể đưa năng suất cá
các thuỷ vực lên cao.
3.1.5.2 Động vật không xƣơng sống thuỷ sinh

- Động vật nổi (Zooplankton)
Động vật nổi bao gồm các động vật nhỏ sống trôi nổi trên mặt nước đó
là các nhóm: Động vật nguyên sinh (Protozoa), luân trùng (Rotifera) và giáp
xác thấp như: Copepoda, Izopoda,
Đặc tính của chúng là vào sáng sớm và ban đêm nổi lên mặt nước, ban
ngày chìm xuống. Những loại này phát triển vào mùa xuân, là nguồn thức ăn
-24-

trực tiếp của cá ở các giai đoạn của cá từ cá bột đến cá hương và thức ăn trực
tiếp của nhiều loài cá trưởng thành.
Động vật nổi ăn các loại thức ăn như tảo, vi khuẩn và mãnh hữu cơ lơ
lững trong nước, một số loài động vật phù du cỡ lớn thường ăn lại trứng cá và
tấn công cá bột.
- Động vật đáy (Zoobenthos)
Động vật đáy là những loài sống trên nền hay trong lớp bùn đáy ao hồ
phổ biến nhất là ấu trùng côn trùng (Chironomidae), giun ít tơ (Oligochaeta),
giun nhiều tơ (Polychaeta), trùng chỉ (Giun đỏ) Những sinh vật nàyđều là

thức ăn của các loài cá sống ở tầng đáy. Động vật đáy có 33 loài, chúng thường
ăn những tảo lắng chìm ở tầng đáy, mùn bã hữu cơ và các vi khuẩn.
3.1.5.3 Mùn bã hữu cơ

Mùn bã hữu cơ là xác của thực và động vật. Các vi khuẩn, một số động
vật nguyên sinh sống nhờ xác bã hữu cơ và biến đổi thành phần hoá của chúng
thành các chất đơn giản.
Mùn bã hữu cơ là nguồn thức ăn trực tiếp cho một số loài cá, đặc biệt là
cá Diếc. Mùn bã phân huỷ tạo các chất dinh dưỡng cho nguồn nước. Lượng
mùn bã thay đổi theo mùa, lớn nhất vào mùa mưa, thấp nhất vào mùa khô.
Đồng thời tuỳ thuộc vào vị trí địa lý, những nơi gần dân cư thường lượng mùn
bã nhiều hơn.
3.2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ KINH TẾ, XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU
3.2.1 Dân số, lao động

Thống kê dân số Thừa Thiên Huế năm 2006 hơn 1.100.000 người gồm
122 xã, 28 phường - thị trấn,8 huyện và thành phố Huế. Mật độ dân số đạt 216
người/km
2
. Toàn tỉnh có lao động. Thành phố Huế có 5 xã, 20 phường
3.2.2 Đời sống kinh tế, xã hội vùng nghiên cứu

-25-

Về Y tế: Thừa Thiên Huế có 186 cơ sở Y tế, gồm 12 bệnh viện, 22
phòng khám đa khoa khu vực, 1 trạm diều dưỡng và 152 trạm y tế (xã,
phường). 100% số xã trong tỉnh đã có trạm y tế. Mạng lưới cơ sở y tế cũng như
đội ngũ cán bộ ở thành phố Huế (59,2% số giường bệnh, 65% cán bộ ngành y,
91% cán bộ ngành dược). Ở các huyện miền núi, công tác chăm sóc cho nhân
dân đã được quan tâm, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về

khám chữa bệnh.
3.2.3 Giáo dục

Huế là một trung tâm giáo dục - đào tạo lớn của miền Trung, Mạng lưới
các trường học từ mẫu giáo, phổ thông đến Đại học phát triển rộng khắp thu
hút đông đảo học sinh. Về Đại học và cao đẳng có 6 trường thuộc Đại học Huế.
Việc phát triển giáo dục - đào tạo ở các huyện miền núi là một trong hững vấn
đề được quan tâm đặc biệt. Hiện nay 118/122 xã của cả tỉnh có trường tiểu học.
Với đặc điểm vị trí thuận lợi nêu trên, Thừa Thiên Huế có đủ điều kiện
để phát triển mạnh ngành thuỷ, xứng đáng với tiềm năng của nó.











×