Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

cơ chế bệnh sinh và đáp ứng miễn dịch trong hen phế quản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (328.79 KB, 30 trang )

CƠ CHẾ BỆNH SINH
VÀ ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH TRONG HEN PHẾ QUẢN
1. ĐỊNH NGHĨA VÀ DỊCH TẾ HỌC HEN PHẾ QUẢN
1.1. Định nghĩa hen phế quản
Hen phế quản là một trong những bệnh viêm đường hô hấp mạn tính
khá phổ biến và ngày càng gia tăng trên thế giới cũng như ở Việt Nam, trở
thành vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều chuyên ngành Y học như Nội
khoa hô hấp, Dị ứng - Miễn dịch, Nhi khoa
Qua nhiều thời kỳ với nhiều chuyên ngành khác nhau đã có rất nhiều
định nghĩa về HPQ. Theo Tổ chức Y tế thế giới (1975) HPQ là một bệnh lý
được đặc trưng bởi những cơn khó thở gây nên do các yếu tố khác nhau hay
do gắng sức, kèm theo các biểu hiện lâm sàng tắc nghẽn toàn bộ hay một
phần, có thể hồi phục được giữa các cơn. Tình trạng tắc nghẽn đó là do tăng
đột ngột những cản trở hô hấp có liên quan đến cơ chế miễn dịch hay không.
Trong thực hành lâm sàng, định nghĩa của Hội lồng ngực Hoa Kỳ (1975)
thường được áp dụng: hen phế quản là một hội chứng trên lâm sàng được đặc
trưng bởi sự tăng tính phản ứng của đường dẫn khí với các tác nhân kích thích
khác nhau, biểu hiện thành các triệu chứng điển hình như khó thở kịch phát,
thở rít và có thể hồi phục từng phần hay hoàn toàn một cách tự phát hay do điều
trị. Nhưng các định nghĩa này đều chưa làm sáng tỏ bệnh sinh cơ bản của HPQ.
Dựa trên những hiểu biết mới nhất về HPQ, trên cơ sở sự kết hợp của Viện
Quốc gia Tim, Phổi và Huyết Học Hoa Kỳ và WHO, chương trình khởi động
toàn cầu về hen phế quản đã đưa ra một định nghĩa thống nhất hơn “Hen phế
quản là mét bệnh viêm mạn tính đường thở, với sự tham gia của rất nhiều loại tế
bào và thành phần tế bào, đặc biệt là vai trò của các mastocyte, bạch cầu ái toan
và lympho T dẫn tới biểu hiện lâm sàng là những đợt tái phát của ho, khó thở và
tắc nghẽn lồng ngực thường về đêm hoặc sáng sớm, biểu hiện về rối loạn chức
1
năng phổi là tắc nghẽn đường thở lan toả, biến đổi theo đợt và thường hồi phục
một cách tự phát hoặc sau điều trị”. Tình trạng viêm này cũng làm cho đường
dẫn khí nhạy cảm với các tác nhân kích thích khác nhau như khói thuốc lá, bụi,


hoá chất dẫn đến đường thở có thể bị phù nề, co thắt, tăng tiết nhày và tăng
tính phản ứng. Khi đáp ứng với điều trị, tình trạng viêm này có thể giảm trong
một thời gian dài và các triệu chứng của bệnh có thể được kiểm soát hay phòng
ngừa.
1.2. Dịch tễ học bệnh hen
Hen phế quản được xếp hàng thứ ba trong các vấn đề sức khoẻ cộng
đồng sau ung thư và tăng huyết áp. Năm 1998, nghiên cứu của WHO cho thấy
ở nhiều nước bệnh hen gây phí tổn hơn cả hai căn bệnh hiểm nghèo của thế kỷ
là HIV/AIDS và lao cộng lại và ngày càng tăng do độ lưu hành HPQ tăng
nhiều, như ở Mỹ tổng chi phí cho bệnh hen năm 1990 là 6,2 tỷ USD, năm 2000
là 12,7 tỷ USD và đến năm 2003 là 14,5 tỷ USD. Bệnh gặp ở tất cả các nước và
ở mọi lứa tuổi. Trong những thập kỷ gần đây, HPQ có xu hướng gia tăng.
Theo thống kê của WHO, năm 1995, trên thế giới có khoảng 150 triệu bệnh
nhân hen. Hiện nay, con số này đã lên tới 300 triệu và dự kiến đến năm 2025 sẽ
là 400 triệu người bệnh HPQ. Tỷ lệ mắc bệnh được ước tính là 6-8% ở người
lớn và 10-12% ở trẻ em. Tỷ lệ này có sự khác biệt tuỳ từng nước và từng lứa
tuổi. Theo GINA (2004) trên thế giới, Scotland là nước có tỷ lệ mắc HPQ cao
nhất (18,4%) trong khi đó Indonesia có tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất (1,1%).
Tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, tỷ lệ mắc HPQ trong 10 năm
(1984-1995) tăng trung bình 3 lần, trong đó Singapore tăng 4 lần (5% - 20%),
Nhật tăng trên 10 lần (0,7% - 8%), Philippin tăng 3 lần (6% - 18%). Việt
Nam là một quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, có tỷ lệ mắc bệnh tăng
nhanh trong những năm gần đây. Theo điều tra của khoa Dị ứng - Miễn dịch
lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai và Bộ môn Dị ứng - Đại học y Hà Nội, từ năm
1961 đến năm 1995, tỷ lệ mắc bệnh đã tăng gấp 3 lần (2- 6% ở người lớn và
khoảng 10% ở trẻ em < 15 tuổi). Hiện nay, tỷ lệ mắc HPQ ở nước ta là 5-7%
2
chung cho cả trẻ em và người lớn (khoảng 4 triệu người). Tỷ lệ này thay đổi
tuỳ từng vùng và tình trạng ô nhiễm môi trường. Tại Hải Phòng, nghiên cứu
điều tra về tỷ lệ mắc hen phế quản ở một xã vùng đồng bằng ven biển chiếm

3,01% và ở một phường nội thành chiếm 3,97%.
Tỷ lệ tử vong do HPQ ngày càng gia tăng. Trên thế giới trung bình có
khoảng 20 vạn người chết /năm do hen, trong 250 ca tử vong do mọi nguyên
nhân có 1 ca tử vong vì hen. Tỷ lệ tử vong trước đây là 0,5 đến 2% và hiện
nay là 2-3%. Tại Việt Nam, chưa có con số chính thức về tỷ lệ tử vong do
HPQ nhưng qua một số nghiên cứu cho thấy xu hướng gia tăng các trường
hợp hen nặng phải cấp cứu tại bệnh viện. Điều này được giải thích do sự tăng
mức độ nặng của hen, sự đáp ứng với điều trị và hiệu quả công tác quản lý
bệnh chưa cao. Việc kiểm soát hen tại Việt Nam và các nước trong khu vực
còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ bệnh nhân được điều trị dự phòng theo khuyến cáo
còn rất thấp: 10% ở Malaysia, trên 10% ở Việt Nam, 14% ở Châu Á-Thái
Bình Dương, và chỉ có 5% bệnh nhân hen được kiểm soát.
Tuy nhiên, theo quan niệm mới hiện nay, HPQ là một bệnh có thể kiểm
soát triệt để tại cộng đồng. Việc áp dụng tốt chiến lược điều trị dự phòng
trong đó người bệnh tự theo dõi điều trị là khâu cơ bản nhất giúp tránh được
các hậu quả đáng tiếc do hen gây ra. Phần lớn người bệnh HPQ có thể sống
bình thường hoặc gần bình thường và các chi phí cho HPQ sẽ giảm nếu người
bệnh được phát hiện, điều trị, quản lý và dự phòng đúng hướng. Có thể ngăn
ngừa được 85% các trường hợp tử vong nếu xã hội và gia đình, thầy thuốc và
bệnh nhân quan tâm hơn đối với HPQ.
2. NGUYÊN NHÂN VÀ YẾU TỐ KHỞI PHÁT HEN PHẾ QUẢN
Hen phế quản là một bệnh do sự tác động kết hợp của nhiều yếu tố và tuỳ
theo sự đáp ứng của từng cơ thể mà bệnh nhân cú cỏc biểu hiện lâm sàng khác
nhau.
2.1. Yếu tố cơ địa
3
Các yếu tố cá thể dễ mắc hen bao gồm: yếu tố di truyền, cơ địa dị ứng,
yếu tố chủng tộc và giới tính.
Tỷ lệ mắc bệnh tăng cao trong một số gia đình là bằng chứng cho vai
trò của yếu tố di truyền. 50-60% HPQ có yếu tố di truyền từ mẹ do bất thường

trên nhiễm sắc thể 11q13. Các hệ HLA liên quan đến di truyền của HPQ là
HLA DRB
1
, DRB
3
, DRB
5


DP
1
. Người ta ước tính rằng, nếu bố hoặc mẹ bị
hen thì nguy cơ mắc hen ở con là 25% - 30%, nếu cả bố và mẹ bị hen thì nguy
cơ này tăng lên đến 50%. Yếu tố di truyền quyết định đến tính tăng phản ứng
của phế quản và cơ địa dị ứng.
Cơ địa dị ứng (tạng Atopy) là khả năng cơ thể sản xuất một lượng
kháng thể IgE quá mức đáp ứng với dị nguyên của môi trường, được xác
định có liên quan đến gen nằm trên nhiễm sắc thể 11. Đây là nhân tố quan
trọng nhất liên quan đến cơ chế bệnh sinh của hen, người có cơ địa dị ứng
có nguy cơ mắc hen gấp 10-20% lần so với người bình thường. Có thể xác
định được tình trạng dị ứng và cơ địa Atopy bằng tét lẩy da hoặc bằng xác
định IgE toàn phần, IgE đặc hiệu với các loại dị nguyên. Tuy nhiên, người
ta nhận thấy rằng trên thế giới có khoảng 30-50% người có cơ địa dị ứng
nhưng không phải ai cũng mắc bệnh dị ứng.
Hen phế quản cũng có liên quan đến yếu tố chủng tộc và giới tính.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hen ở trẻ em gặp nhiều ở nam hơn ở nữ do
sự khác biệt về đường kính và trương lực của đường dẫn khí. Sự khác
biệt này chấm dứt khi trẻ lớn hơn 10 tuổi. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra
rằng người da đen có tỉ lệ mắc HPQ cao hơn người da trắng. Đồng thời,
tỷ lệ mắc bệnh tăng cao ở một số nhóm người, điều này do có sự khác biệt

về môi trường sống và môi trường kinh tế, xã hội.
2.2. Yếu tố môi trường
2.2.1. Yếu tố nguy cơ của hen phế quản:
 Dị nguyên và yếu tố nhạy cảm nghề nghiệp: là yếu tố quan trọng nhất
phát triển HPQ. Dị nguyên là những chất có bản chất kháng nguyên hoặc
4
không kháng nguyên nhưng khi vào cơ thể mẫn cảm có khả năng kích thích
cơ thể sinh ra kháng thể dị ứng và xảy ra phản ứng dị ứng. Có nhiều loại dị
nguyên khác nhau có khả năng gây HPQ:
- Các dị nguyên đường hô hấp trong nhà: bụi nhà (con bọ nhà như
Dermatophagoides pteronyssius, D. farina, D. micoceras…); dị nguyên động
vật (lông chó, lụng mốo…); nấm mốc (Penicillium, Aspergillus, Allternaria,
Cladosporium ); gián (Blatella Orientalis)
- Các dị nguyên trong không khí (phấn hoa, nấm mốc ); dị nguyên
trong môi trường làm việc; dị nguyên thức ăn (tôm, cua, cá, ốc, trứng, sữa,
nhộng tằm, các loại hải sản ); dị nguyên thuốc (các kháng sinh, Aspirin, các
thuốc chống viêm non steroide ). Các dị nguyên xâm nhập vào cơ thể theo
nhiều con đường khác nhau, trong đó qua đường hô hấp là phổ biến nhất.
- Tác nhân nhạy cảm nghề nghiệp: có nhiều nghề mà người công nhân
phải tiếp xúc với những chất gây dị ứng và do đó xuất hiện hen do nghề
nghiệp, như các ngành dệt may, sơn, hoá chất, thư viện, chăn nuôi gia súc,
dược phẩm…Các dị nguyên gây bệnh ở đây rất đa dạng có thể là Protein động
vật, thực vật; các hợp chất vô cơ, hữu cơ…
 Khói thuốc lá: trong khói thuốc có Polycylic hydrocacbon, Nicotin,
Cacbon monoxide, Cacbon dioxide, Nitric oxide các chất này làm tăng phản
ứng phế quản, gây viêm nhiễm, tăng xuất tiết phế quản. Hút thuốc lá chủ động
và thụ động làm tăng nguy cơ ở người tiếp xúc tác nhân nhạy cảm nghề
nghiệp.
 Ô nhiễm môi trường: nhất là ô nhiễm không khí là nguyên nhân
gây nên các bệnh đường hô hấp và HPQ. Các chất làm ô nhiễm không khí

có ảnh hưởng đến nguy cơ mắc HPQ gồm nhiều loại khác nhau như
ozone, oxide, nitrogen, dioxide, SO
2
,

NO
2
…chúng làm kích thích phế
quản, tăng phản ứng phế quản gây nên phản ứng dị ứng. Ô nhiễm còn gặp
trong nhà với các loại khói than, mùi bếp ga, dầu hoả, khói thuốc lá, khói
hương, các loại hoá chất được sử dụng trong trang trí nội thất…
5
 Nhiễm trùng hô hấp: nhiễm vius hô hấp (Rhinovirus, Coronavirus,
Influenza, Parainfluenza, Adenovirus); nhiễm khuẩn hô hấp (Chlamydia
pneumoniae, Mycobarterium bovis…); nhiễm ký sinh trùng…
 Các yếu tố khác: tình trạng kinh tế xã hội thấp kém, gia đình đông
người, chế độ ăn kiêng, béo phì, gắng sức, stress, thời tiết, yếu tố nội tiết…
Nhiều nghiên cứu cho thấy tương quan giữa tỷ lệ mắc bệnh và sự
tiếp xúc thường xuyên với dị nguyên, đồng thời ghi nhận sự cải thiện tình
trạng bệnh khi ngừng tiếp xúc với dị nguyên.
Bảng 1.1: Yếu tố nguy cơ của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản
( Demeo DL. 2002)
Yếu tè nguy cơ BPTNMT HPQ
Hút thuốc lá +++ ++
Giới tính Nam > nữ Nữ > nam
Tuổi Già Trẻ
Tăng đáp ứng đường thở + +
Dị ứng ++ ++++
2.2.2. Các yếu tố gây đợt bùng phát hoặc gây các triệu chứng dai dẳng
Đặc biệt, một số yếu tố nguy hiểm có thể làm bựng phỏt một cơn hen

cấp và nặng hay kéo dài sự tồn tại các triệu chứng như: hút thuốc lá (chủ động
hay thô động); nhiễm trùng đường hô hấp trên do virus, vi khuẩn; ô nhiễm
môi trường Ngoài ra, trẻ suy dinh dưỡng, đẻ thiếu cân hoặc béo phì; chế độ
ăn nhiều cá; các hoạt động thể lực và gắng sức, kinh nguyệt hay thai nghén
cũng là những yếu tố có vai trò khởi phát hay tạo thuận lợi cho cơn HPQ xuất
hiện.
3. CƠ CHẾ BỆNH SINH CỦA HEN PHẾ QUẢN
Cơ chế bệnh sinh của HPQ rất phức tạp do:
6
- Nguyên nhân của HPQ rất đa dạng và phức tạp, phối hợp tác động lẫn
nhau. Nhưng đa số các tác giả cộng nhận 3 cơ chế cơ bản nhất trong bệnh sinh
của HPQ là:
+ Viêm đường thở
+ Rối loạn hệ thần kinh tự động
+ Tăng tính phản ứng của đường thở với các tác nhân kích thích
- Nguyên nhân của HPQ: burney P. (1995), Barnes P.J và cs (1995), Holgate
S.T và cs (1997), Bùi Xuân Tám (1999) chia các căn nguyên của HPQ bao
gồm:
+ Di truyền: 60% HPQ có yếu tố di truyền từ người mẹ do bất thường
trên nhiễm sắc thể 11q13. Các hệ HLA liên quan đến di truyền của HPQ là
HLA DRB
1
, DRB
3
, DRB
5
, và DP
1
.
+ Các yếu tố môi trường: hoá chất, bụi, khói

+ Các dị nguyên: các dị nguyên gây HPQ nh phấn hoa, đặc biệt là mạt
bụi nhà trong đó vai trò chính là con bọ nhà Dermatophagoides pteronyssinus
hoặc Dermatophagoides farinae.
+ Nhiễm virus: chủ yếu là các virus đường hô hấp (virus cóm, virus
hợp bào hô hấp).
+ Khói thuốc lá: hút thuốc lá (chủ động và thụ động) gây tăng tính phản
ứng phế quản và gây HPQ.
- Các yếu tố nguy cơ (risk factors) phát triển HPQ:
+ Thể tạng atopy
+ Tiếp xúc thường xuyên với các dị nguyên đặc biệt trong những năm
đầu của cuộc sống
+ Người mẹ mang thai hút thuốc lá
+ Bệnh hô hấp tái diễn nhiều lần ở trẻ em dưới 2 tuổi
+ Chế độ ăn nhiều muối, Ýt magie và selenium.
3.1. Cơ chế của viêm đường thở trong HPQ
7
Viêm đường thở là cơ chế chủ yếu, quan trọng nhất trong bệnh sinh của
HPQ và được nhiều tác giả công nhận. Viêm đường thở là biểu hiện chung
cho tất cảc các loại HPQ.
* Các tế bào viêm:
Có rất nhiều tế bào tham gia vào quá trình viêm đường thở trong HPQ:
- Tế bào mast (mastocyte): có vai trò chủ yếu trong pha đáp ứng sớm của
HPQ. Các TGHH viêm của tế bào mast gồm: histamin, tryptase, chymase,
acid gluconidase, β- glucoronidase, β- galactosidase, leucotriene C4,
prostaglandin D2, interleukin 4,5,6, yếu tố hoại tử u α (tumor necrosis factors
α)
- Bạch cầu ái toan (eosinophils- E): đây là tế bào chìa khoá (key cell) có vai
trò chủ yếu trong quá trình viêm đường thở ở pha đáp ứng muộn và trong giai
đoạn viêm mạn tính đường thở. Các TGHH viêm của E gồm: protein cơ bản
chủ yếu (major basic protein), eosinophil cationic protein, eosinophil

peroxidase, neurotoxin, elastase, metalloprotease
- Bạch cầu ưu kiềm (basophils): có vai trò giúp tế bào mast trình diện chức
năng chính xác và tham gia vào cả hai pha đáp ứng viêm của HPQ. Các
TGHH viêm chủ yếu của B là: histamin, prostaglandin D2, trypsin,
leucotriene C4, D4.
- Bạch cầu đa nhân trung tính (neutroophils- N): có vai trò trong pha đáp ứng
sớm và muộn của HPQ. Các TGHH của tế bào N là prostaglandin,
thromboxan, leucotriene B4, yếu tố hoạt hoá tiểu cầu (platelet activating
factor).
- Tiểu cầu (platelets- P): tham gia vào điều hoà tính phản ứng phế quản và có
vai trò trong đáp ứng viêm muộn. Khi hoạt hoá tiểu cầu tiết ra yếu tố tiểu cầu
4, β-thromboglobulin, thromboxan, các peptide đặc biệt, yếu tố hoá ứng động
bạch cầu, yếu tố tăng trưởng (growth factor).
- Tế bào lympho (lymphocyte - L): đây là các tế bào có vai trò chủ đạo trong
quá trình viêm của đường thở. Trong HPQ tế bào T (chủ yếu là tế bào TCD4
8
và TCD8) đóng vai trò chủ đạo trong phản ứng viêm đường thở. Tế bào
TCD4 gồm có 2 loại: tế bào Th
1
và Th
2
. Tế bào Th
1
chủ yếu sản xuất
interleukin 2, interferon γ, β làm hoạt hoá đại thực bào, lympho T và ức chế
tổng hợp IgE. Tế bào Th
2
sản xuất interleukin 4,5,6,10 yếu tố hoại tử u α, kích
thích dòng bạch cầu hạt và đại thực bào (granulocyte macrophase colony
stimulating factor) làm tăng trưởng, kéo dài thời gian sống của tế bào E, điều

hoà tổng hợp IgE và duy trì viêm đường thở kéo dài. Tế bào TCD8 tăng ở
đường thở trong pha đáp ứng sớm của HPQ và có vai trò ức chế các dị
nguyên đặc hiệu, ức chế tổng hợp IgE .
* Ngoài ra còn có các tế bào khác tham gia như:
- Đại thực bào (macrophage): tham gia điều biến miễn dịch, ức chế đáp ứng
của tế bào T với dị nguyên. Khi hoạt hoá đại thực bào sản xuất thromboxan
A2, prostaglandin F2, leucotriene B4, D4, yếu tố hoạt hoá tiểu cầu, yếu tố
hoại tử u γ, yếu tố kích thích dòng bạch cầu hạt và đại thực bào, interleukin
1,6, yếu tăng trưởng chuyển đổi (transforming growth factor β), O
2
, β-
glucuronidase, yếu tố giải phóng histamin.
- Tế bào mono (monocyte): hoạt hoá trong suốt quá trình viêm của đường thở.
Tế bào mono sản xuất yếu tố hoạt hoá tiểu cầu, leucotriene B4, làm tăng quy
tập tế bào E và N vào đường thở.
- Tế bào đuôi gai (dendritic cell): có vai trò xử lý dị nguyên thành mảnh
peptide nhỏ và trình diện chọn lọc trên bề mặt tế bào (còn gọi là tế bào trình
diện kháng nguyên – antigen presenting cell) và tương tác với tế bào T gây
tăng sinh tế bào Th
2
.
- Tế bào biểu mô phế quản (BMPQ): BMPQ là đích tấn công của quá trình
viêm trong HPQ và tổn thương BMPQ là yếu tố quan trọng làm khuyếch đại
quá trình viêm của đường thở. Hiện nay rất nhiều tác giả tế bào BMPQ như là
1 tế bào viêm trong quá trình viêm đường thở trong HPQ. Khi bi tổn thương
các tế bào BMPQ là nguồn giải phóng các TGHH viêm đa dạng, phong phú :
các cytokine, các chất hoá ứng động (chemokine), các yếu tố tăng trưởng.
9
BMPQ còn là nơi trình diện các thủ thể trên bề mặt tế bào: các thụ thể tự động
(thụ thể β-adrenergic và protein hoạt mạch tổ chức kẽ ) và các thụ thể cho

các phân tử kết dính.
* Các trung gian hoá học viêm: có rất nhiều chất trung gian hoá học (TGHH)
viêm và sự tương tác phức tạp giữa chúng trong đường thở:
- Histamin: giải phóng từ các tế bào mast và bạch cầu ưa kiềm, tác động gây
co thắt phế quản, tăng tính thấm thành mạch, tăng tiết nhày và cảm ứng sản
xuất các TGHH viêm khác.
- Các TGHH lipid (prostanoids): có nguồn gốc từ các tế bào N, mono, L, E,
mast, tiểu cầu và BMPQ. Các TGHH lipid gồm có: leucotriene, prostglandin,
thromboxan, tác dụng gây co thắt phế quản, tăng tính thấm thành mạch, tăng
tính phản ứng phế quản và chiêu mộ các tế bào viêm vào đường thở.
- Các cytokine: được giải phóng từ các tế bào viêm và có tác động lẫn nhau.
Cytokine hoạt động như các TGHH viêm, đặc biệt là điều hoà quá trình viêm
mạn tính đường thở trong HPQ. Trong HPQ các cytokine có vai trò chủ yếu là
các interleukin 1,2,3,4,5,6. Sự hoạt động của các cytokine tạo nên mạng
cytokine (cytokine network) trong phản ứng viêm của HPQ:
+ Nhóm cytokine thứ nhất: interleukin 1, yếu tố hoại tử u α được giải
phóng từ đại thực bào và các tế bào khác sẽ huy động dòng tế bào thứ nhất
vào đường thở.
+ Nhóm cytokine thứ hai: các tế bào viêm ban đầu (dòng tế bào thứ
nhất) giải phóng yếu tố khích thích dòng bạch cầu hạt và đại thực bào,
interleukin 8 v.v sẽ khuyếch đại đáp ứng viêm làm tăng dòng tế bào thứ 2
vào đường thở.
- Bradykinin: có nguồn gốc từ huyết tương và tổ chức, có tác dụng co thắt phế
quản, tăng tiết nhày và hoạt hoá phospholipase A2.
- Các chất hoá ứng động (chemokine hoặc intercrine): có nguồn gốc từ các tế
bào viêm, bao gồm 2 họ: họ α -chemokine (interleukine 8, yếu tố tiểu cầu 4,
10
-thromboglobulin ) v h -chemokine (monocyte chemotactic protein
1,2,3; macrophage inhibitory protein , 1 ).
- Yu t hoi t u (tumor necrosis factor ): sn xut bi i thc bo, t

bo mast, E v BMPQ, cú vai trũ quan trng trong viờm mn tớnh ng th.
- Interferon (INF ): c sn xut bi t bo Th
1
, cú vai trũ ch hot ng
ca t bo Th
2
,

i khỏng vi interleukin 4 v kớch thớch cỏc t bo khỏc gii
phúng cỏc cytokine.
- Cỏc yu t tng trng (growth factor): c sn sut t i thc bo, t bo
E, BMPQ, ni mụ v nguyờn bo si. Tỏc dng ch yu ca yu t tng
trng l tham gia vo tỏi to li cu trỳc (remodelling) ng th. Mt s
yu t tng trng trong ng th ca HPQ: yu t tng trng ngun gc
tiu cu, yu t tng trng nguyờn bo si, yu t tng trng chuyn i .
- Cỏc TGHH khỏc: cỏc gc t do (O
2
-
, OH
-
), adenosin, endothelin, nitric oxide
(NO), cỏc protein c bn.
Yu tố nguy c
(lm phỏt sinh bnh hen)



Cỏc yu t kớch phỏt
Triu chng hen
S 1.1: Cỏc quỏ trỡnh bnh lý trong bnh hen (GINA 2004)

* Cỏc giai on ca viờm ng th trong HPQ:
11
Viêm
Tăng đáp ứng đ
ờng thở
Co thắt phế
quản
Quá trình viêm đường thở trong HPQ xảy ra 3 giai đoạn:
+ Viêm cấp tính: gồm 2 pha đáp ứng trong HPQ
. Pha đáp ứng sớm (early phsse reaction): xảy ra sau 5-15 phót sau kích
thích của dị nguyên. Tham gia vào pha này chủ yếu là các tế bào mast, tế bào
trình diện kháng nguyên và đại thực bào. Các TGHH viêm chủ yếu là
histamin, IgE, tryptase, lecotriene B4, C4, D4, F4, prostaglandin D2,
interleukin 1,2,3,4,5,6 và kinin.
. Pha đáp ứng muộn (late phase reaction): xảy ra sau 6-12 giê sau kích
thích của dị nguyên, kéo dài 60 phút đến 12 giờ với sự tham gia của các tế
bào E, Th
2
, N và đại thực bào, trong đó hoạt hoá tế bào E là quan trọng nhất.
Các TGHH chủ yếu là protein cơ bản, neurokinin, lecotriene C4, yếu tố hoạt
hoá tiểu cầu, interleukin 5,8 và interferon γ.
Hậu quả của viêm cấp tính : gây phù niêm mạc, co thắt cơ trơn phế
quản, tăng giải phóng các TGHH viêm thứ phát và tăng tính phản ứng phế
quản.
+ Viêm mạn tính: là hậu quả của quá trình viêm cấp tính kéo dài và tái
diễn. Quá trình viêm mạn tính liên quan tới tất cả các tế bào viêm trong
đường thở, nhưng chủ yếu là vai trong của các tế bào Th
2
, E và BMPQ. Các
TGHH viêm chủ yếu là protein cơ bản chủ yếu, các protease, interleukin

2,4,5, interferon γ, yếu tố hoạt hoá tiểu cẩu, leucotriene C4, các yếu tố tăng
trưởng, các phân tử kết dính và các gốc tự do.
Hậu quả của viêm mạn tính: gây rối loạn quá trình chết theo chương
trình (apoptosis) của các tế bào, tái tạo lại cấu trúc (remodelling) đường thở
và tăng tính phản ứng phế quản bền vững.
Rối loạn quá trình apoptosis của các tế bào trong HPQ: chủ yếu là rối
loạn quá trình apoptosis của tế bào E do:
. Tăng giải phóng các yếu tố làm tăng sống sót của tế bào E: interleukin
3,5, yếu tố kích thích dòng bạch cầu hạt và đại thực bào.
12
. Tăng yếu tố làm thay đổi trình diện hoặc chức năng của phân tử điều
hoà apoptosis: Bcl-XL, protein Bax, Mcl-1, Bcl-XL, caspase 3.
. Tăng trình diện các phân tử kết dính trên bề mặt các tế bào.
Hậu quả của rối loạn quá trình apoptosis: làm cho quá trình viêm đường
thở thêm dai dẳng, mạn tính.
+ Quá trình tái tạo lại đường thở trong HPQ: ở giai đoạn viêm cấp tính
thì tổn thương được sửa chưa và hồi phục hoàn toàn, nhưng ở giai đoạn viêm
mạn tính có sự tái tạo lại đường thở làm thay đổi lại cấu trú đường thở .
. Đặc điểu của tái tạo lại đường thở trong HPQ: phì đại, tăng sản cơ trơn,
bong tróc BMPQ, tăng tạo mạch, phù màng nhày, tăng tiết nhày, phì đại tuyến
nhày, thâm nhiễm các tế bào viêm và xơ hoá dưới biểu mô làm hẹp lòng phế
quản.
. Cơ chế của tái tạo lại đường thở trong HPQ: quá trình tái tạo lại đường
thở do tác động các yếu tố:
+ Thâm nhiễm và tồn tại lâu dài các tế bào viêm mà chủ yếu là tế bào E
và T (chủ yếu là Th
2
).
+ Tác động của các yếu tó tăng trưởng làm tăng phát triển tổ chức xơ,
đặc biệt là xơ hoá màng nền.

. Hậu quả của tái tạo lại đường thở: gây tắc nghẽn đường thở không hồi
phục và tăng tính phản ứng phế quản bền vững làm cho HPQ trở nên dai dẳng
và mạn tính.
. Các yếu tố ảnh hưởng đến tái tạo lại đường thở: dùng glucocorticoid
muộn, tuổi trẻ (trẻ em xuất hiện tái tạo lại đường thở sớm), phát hiện và điều
trị bệnh muộn.
Viêm trong hen có những điểm khác với viêm trong BPTNMT:
HPQ BPTNMT
Chất gây viêm Chất gây độc
13
Viªm ®êng thë
CD4 + T- Lymphocytes
Eosinophils
Viªm ®êng thë
CD8 + T- Lymphocytes
Macrophages
Neutrophils
3.2. Cơ chế thần kinh
Chi phối hoạt động của đường thở là hệ thần kinh tự động, có 3 hệ thần
kinh tự động trong đường thở:
- Hệ adrenergic (hệ thần kinh giao cảm)
- Hệ Cholinergic (hệ thần kinh phó giao cảm)
- Hệ thần kinh không phải adrenergic và cholinergic (non adrenergic, non
cholinergic - NANC).
* Bất thường các hệ thần kinh tự động trong HPQ:
- Bất thường hệ adrenergic:
+ Thụ thể β- adrenergic bị phong bế (block β-adrenoreceptor): do di
truyền hoặc nhiễm trùng, viêm đường thở và dùng nhiều các thuốc chủ vận β-
adrenergic.
+ Tăng cường hoạt động của thụ thể α- adrenergic do dùng thuốc chủ

vận adrenergic toàn thân, kéo dài và không chọn lọc.
+ Giảm nồng độ catecholamin (chủ yếu là adrenalin) trong máu và rối
loạn phân bố catecholamin ở đường thở.
- Bất thường hệ cholinergic:
Trong HPQ hệ cholinergic tăng cường hoạt động do:
+ Tăng trương lực dây X.
+ Tăng giải phóng axetylcholin do các TGHH viêm (thromboxan,
prostaglandin D2).
14
Phôc håi hoµn toµn Kh«ng phôc
håi hoµn toµn
T¾c nghÏn ®êng thë
+ Bất thường thụ thể M-cholinergic: tăng đậm độ và ái lực các thụ thể
M
1
, M
3
và suy giảm chức năng thụ thể M
2
(thụ thể tự động hoá) do nhiễm
trùng, viêm đường thở và dùng thuốc chẹn thu thể β- adrenergic, hậu quả là
tăng giải phóng axetylcholin.
- Bất thường hệ NANC:
+ Giảm chức năng của hệ NANC ức chế trong HPQ do các chất dẫn
truyền thần kinh bị thoái biến trong quá trình viêm đường thở: có 2 chất dẫn
truyền thần kinh quan trọng của hệ NANC ức chế polypeptide hoạt mạch tổ
chức kẽ (vasoactive interstial plyopeptide) bị thoái biến bởi α-chymotrypsin,
trypsin từ tế bào mast và NO (nitric oxide) bị thoái biến bởi O
2
-

từ các tế bào
viêm.
+ Tăng hệ NANC kích thích: do quá trình viêm của đường thở làm
tăng giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh của hệ NANC kích thích gồm
chất P (P substance), neurokinin A và các neuropeptide theo cơ chế phản xạ
axon. Các chất này gây co thắt phế quản, dãn mạch, tăng tiết nhày.
3.3. Cơ chế tăng tính phản ứng phế quản
Tăng tính phản ứng đường thở với nhiều kích thích khác nhau là một
đặc trưng của HPQ. Tăng tính phản ứng đường thở tương quan với mức độ
lâm sàng, chức năng hô hấp nhưng không đặc hiệu trong HPQ. McFadden
E.R. (1998) cho rằng cơ chế của tính tăng phản ứng phế quản rất phức tạp và
chưa rõ ràng. Có rất nhiều yếu tố tham gia vào cơ chế tăng tính phản ứng phế
quản: di truyền, môi trường, viêm đường thở, vai trò của tế bào BMPQ, cơ
trơn phế quản, nội mô của mạch máu Trong đó viêm đường thở đóng vai trò
chủ yếu trong cơ chế của tăng tính phản ứng phế quản do:
- Tổn thương biểu mô làm mất chức năng bảo vệ của đường thở gây
tăng nhận cảm dị nguyên, tăng phản xạ co thắt cơ trơn.
- Phì đại cơ trơn làm thay đổi cấu trúc hình học của đường thở gây tăng
sức cản đường thở và tăng co thắt cơ trơn.
15
- Mất yếu tố giản cơ trơn của biểu mô phế quản (epithelial derived
relaxant factor) do bị phân huỷ bởi các TGHH viêm.
- Các enzym thoái giáng các TGHH viêm giảm: do tổn thương biểu mô
phế quả làm giảm yếu tố thoái giàng tachykinin.
- Tăng giải phóng các TGHH viêm từ tế bào biểu mô phế quản nh
prostaglandin, interleukin 1β, 8, yếu tố kích thích dòng bạch cầu hạt và đại
thực bào làm khuyếch đại phản ứng viêm.
- Bộc lộ tận cùng thần kinh nhận cảm, gây rối loạn thần kinh tự động
làm tăng trương lực cơ trơn phế quản.
4. ỨNG DỤNG TRÊN LÂM SÀNG

4.1. Cơ chế của liệu pháp miễn dịch:
LPMD là phương pháp điều trị đặc hiệu duy nhất làm thay đổi được
đáp ứng miễn dịch của bệnh nhân dị ứng, làm ngừng tiến triển các triệu chứng
lâm sàng. Phương pháp điều trị LPMD là dùng chính dị nguyên D.
pteronyssinus nhỏ dưới lưỡi cho bệnh nhân HPQ với liều nhỏ tăng dần. Lần
đầu khi tiếp xúc với dị nguyên D. pteronyssinus, cơ thể sản xuất kháng thể
IgE chống lại dị nguyên. Kháng thể IgE được gắn sẵn vào bề mặt của tế bào
mastocyte ở trên niêm mạc phế quản. Khi dị nguyên D. pteronyssius vào lần 2
sẽ được kết hợp với kháng thể IgE có sẵn trên bề mặt tế bào mastocyte làm
thay đổi cấu trúc không gian bề mặt màng, làm thoát ra các chất trung gian
hoá học bên trong tế bào mastocyte như histamin, serotonin gây co thắt phế
quản tạo thành cơn HPQ. Khi nhỏ dị nguyên với liều nhỏ tăng dần theo liệu
trình của phương pháp giảm mẫn cảm sẽ kích thích hệ thống đáp ứng miễn
dịch của cơ thể sinh kháng thể bảo vệ IgG4, các kháng thể này có khả năng
ngăn chặn dị nguyên (trung hoà dị nguyên) trước khi chúng kết hợp IgE trên
tế bào mastocyte ở phế quản. Các tự kháng thể kháng IgE xuất hiện sau khi
điều trị giảm mẫn cảm, chúng có khả năng điều chỉnh quá trình tổng hợp IgE.
Các lympho T với hoạt động ức chế đặc hiệu dị nguyên đã tăng quá trình biệt
hoá và tăng hoạt động ức chế quá trình sản xuất IgE đặc hiệu. Các tế bào
16
mastocyte giảm hoạt động do đó giảm giải phóng các chất trung gian hoá học
gây viêm. Các tế bào khác như eosinophil, basophil, tiểu cầu cũng giảm
hoạt động nên không gây tổn thương tổ chức. Các tế bào biểu mô giảm bộc lộ
các phân tử kết dính ICAM, VCAM do đó hạn chế sự di chuyÓn các tế bào
tới tổ chức viêm. Bệnh nhân dị ứng có xu hướng tăng đáp ứng biệt hóa từ Th0
về Th2 và giảm mẫn cảm có tác dụng chuyển đáp ứng biệt hóa tế bào Th0 về
Th1 thể hiện qua hoạt động của các cytokin tương ứng mà chúng tiết ra. Các
cytokin của Th2 là IL-4, IL-5, IL-13 làm tăng phản ứng viêm dị ứng trong đó
IL-4 cần thiết cho tổng hợp IgE. Các cytokin của Th1 là IL-2 và IFNγ ức chế
sản xuất IgE và phản ứng viêm. Đến thời điểm này, cơ địa của bệnh nhân

HPQ đã được chuyển đổi dần từ cơ địa dị ứng sang cơ địa không dị ứng.
Những nghiên cứu về LPMD và kết quả của các tác giả trên thế giới
cho thấy cơ chế của LPMD là:
- Tăng sản xuất các kháng thể phong bế IgG4. Quá trình điều trị với
liều dị nguyên tăng dần đã kích thích cơ thể sản xuất ra các kháng thể phong
bế thuộc lớp IgG. Các kháng thể này có khả năng ngăn chặn dị nguyên trước
khi chúng kết hợp vơi IgE trên bề mặt tế bào mast ở niêm mạc mũi, phế quản.
- Sản xuất tự kháng thể kháng IgE. Các tự kháng thể kháng IgE xuất
hiện sau khi điều trị LPMD. Chúng có khả năng điều chỉnh quá trình tổng hợp
IgE.
- Tăng hoạt động của các lympho T ức chế đặc hiệu dị nguyên. Các
lympho T với hoạt động ức chế đặc hiệu dị nguyên đã tăng quá trình biệt hoá
và tăng hoạt động ức chế quá trình sản xuất các IgE đặc hiệu.
- Thay đổi số tế bào tham gia phản ứng viêm dị ứng. Các tế bào mast
giảm hoạt động, do đó giảm giải phóng các chất trung gian hoá học gây viêm.
Các tế bào khác như eosinophil, basophil, tiểu cầu . . . cũng giảm hoạt động
nên không gây tổn thương tổ chức. Các tế bào biểu mô giảm bộc lộ các phần
tử kết dính ICAM, VCAM do đó hạn chế sự di chuyển các tế bào tới tổ chức
viêm.
17
- Thay đổi cân bằng giữa Th1/Th2 của lympho TCD4. Bệnh nhân dị
ứng có xu hướng tăng đáp ứng của Th2. Miễn dịch liệu pháp có tác dụng
chuyển đáp ứng về Th1 thể hiện qua hoạt động của các cytokin tương ứng mà
chúng tiết ra. Các cytokin của Th2 là IL-4, IL-5, IL-13 làm tăng phản ứng
viêm dị ứng, trong đó IL-4 cần thiết cho tổng hợp IgE. Các cytokin của Th1 là
IL-2 và IFLγ ức chế sản xuất IgE và phản ứng viêm.
- Sự giảm dòng Th2/Th0 đặc hiệu dị nguyên.
- Ngăn ngừa các phản ứng muộn gây bởi dị nguyên ở mũi hoặc phế
quản (giảm giải phóng IL-3, IL-5)
- Điều biến các cytokin: tăng hoạt động của IL2 và IFNγ, giảm hoạt

động của IL3, IL4, IL5, IL13.
- Rất hiệu quả trong việc làm giảm tần số và cường độ các triệu chứng
dị ứng.

CD4+

TÕ bµo T

APC

IL-12

Th1

Th2

IgE

IFN-

IL-4

IL-5

IgG

Eosinophil

Ph¶n øng pha muén


Sơ đồ 2: Cơ chế miễn dịch liệu pháp
18
4.2. Xét nghiệm trung gian hóa học trong chẩn đoán, đánh giá tiến triển
và đáp ứng điều trị LPMD
4.2.1. Xét nghiệm IgE trong hen phế quản dị ứng
4.2.1.1. Nghiệm ứng da
Đây là bước làm đầu tiên của bác sĩ chuyên khoa dị ứng sau khi đã hỏi
kỹ bệnh sử. Kết quả của nó cần thiết để thực hiện một kế hoạch chẩn đoán và
điều trị.
- Nguyên lý : Khi đưa dị nguyên vào tổ chức da, dị nguyên sẽ cặp đôi
với kháng thể gắn trên tế bào Mast làm tế bào thoát hạt giải phóng ra các chất
trung gian hoá học như histamin, serotonin, bradikinin, prostaglandin gây
nên sẩn, đỏ, ngứa (tam chứng Lewis).
- Phương pháp : dùng kim rạch xước da (prick) hay dùng kim tiêm
trong da có dị nguyên ở mặt trước trong cẳng tay. Cần có chứng âm (dung
dịch pha loãng dị nguyên) và chứng dương (histamin hoặc photphat codein)
để đối chiếu. Kết quả đọc sau 15-20 phót.
Đây là phương pháp đơn giản, dễ làm, rẻ tiền và nhạy cảm. Nếu thực
hiện chuẩn xác mang lại kết quả cao. Nghiệm ứng trong da nhạy cảm hơn
prick-test nhưng tỷ lệ dương tính giả cao hơn.Hạn chế của phương pháp là có
thể gây sốc phản vệ (đối với tiêm trong da) nên cần có sự theo dõi của bác sĩ
thành thạo và có phương tiện cấp cứu sẵn sàng. Hơn nữa, 20% người khoẻ
mạnh lại có nghiệm ứng da dương tính.
Một số thuốc làm thay đổi kết quả : + Antihistamin H
1
+ Cocticoid
+ Ketotifen
+ Theophilin
+ Các thuốc an thần, thuốc ngủ.
+ Dopamin

Đánh giá kết quả
Mức độ phản ứng Ký hiệu Biểu hiện
Âm tính - Giống chứng âm
Dương tính nhẹ + Đường kính ban sẩn 3-5mm
19
Dương tính vừa ++ Đường kính ban sẩn 5 - 8mm
Dương tính mạnh +++ Đường kính ban sẩn 8-12mm, có chân
giả
Dương tính rất mạnh ++++ Đường kính ban sẩn > 12mm, có nhiều
chân giả
4.2.1.2. Phản ứng gián tiếp phân huỷ mastocyte
Nguyên lý: Sau giai đoạn mẫn cảm khi dị nguyên xâm nhập vào cơ thể
sẽ kết hợp với kháng thể IgE đặc hiệu gắn trên tế bào mastocyte để tạo thành
phức hợp kháng nguyên kháng thể. Phức hợp này sau khi hình thành sẽ tác
động trực tiếp lên màng mastocyte làm thay đổi cấu trúc của màng cũng như
chuyển hoá trong tế bào. Kết quả là tế bào bị thoát hạt.
Đây là phản ứng gián tiếp dùng tế bào mastocyte của chuột để đánh giá.
Phương pháp này có độ đặc hiệu 72% và độ nhạy 75,78%, kết quả còn phụ
thuộc vào nhiều yếu tố khách quan. Tuy nhiên ở nước ta phương pháp này
hiện nay còn được dùng phổ biến ở các trung tâm chẩn đoán và điều trị bệnh
dị nguyên đường hô hấp.
Đánh giá kết quả : (-) : Số tế bào thoát hạt so với chứng < 10%
(+) : Số tế bào thoát hạt so với chứng = 11-20%
(++) : Số tế bào thoát hạt so với chứng = 21-30%
(+++) : Số tế bào thoát hạt so với chứng = 31-40%
(++++) : Số tế bào thoát hạt so với chứng > 40%
4.2.1.3. Định lượng IgE toàn bộ trong huyết thanh
Nồng độ IgE trong huyết thanh dao động từ 100-5000 UI/ml (UI =
2ngIgE). ở người bình thường IgE có nồng độ khoảng 100 UI/ml, còn ở người
dị ứng nồng độ IgE tăng cao. Tuy nhiên người ta cũng thấy rằng có 20%

người bình thường có nồng độ 20IgE/150UI/ml và 20% người dị ứng mẫn
cảm với 1 dị nguyên có nồng độ IgE thấp, trái lại ở người dị ứng với nhiều dị
nguyên thì hơn 80% các trường hợp có nồng độ IgE cao. Nh vậy nồng độ IgE
toàn bộ chỉ có tính chất suy đoán để phát hiện một bệnh dị ứng xảy ra. IgE
toàn bộ không có giá trị để chẩn đoán bệnh dị ứng.
20
IgE toàn bộ được định lượng theo phương pháp miễn dịch phóng xạ
hoặc phương pháp miễn dịch enzym. Kết quả được thể hiện theo đơn vị quốc
tế đã qui định với mẫu chuẩn của OMS.
Phương pháp đặc biệt thích hợp với trẻ nhỏ. ở trẻ bình thường, khi lấy
máu cuống rốn xác định thấy IgE = 0 UI/ml. Đối với trẻ sơ sinh có cha mẹ bị
dị ứng cho thấy tỉ lệ IgE khoảng 5 UI/ml. Từ đó có thể xác định cơ địa Atopy
cho những đứa trẻ này.
Ngoài ra IgE còn tăng cao ở một số bệnh khác nh nhiễm ký sinh trùng
và một số bệnh nhiễm khác nh hội chứng Wiskott Aldrich và Job-Buckley.
4.2.1.4. Định lượng IgE đặc hiệu huyết thanh
Đây là phương pháp đặc biệt trong lĩnh vực chẩn đoán miễn dịch. Phương
pháp này bổ sung và khẳng định chẩn đoán đặc biệt khi nghiệm pháp da
không thực hiện được hoặc nghi ngờ. Nh vậy khi tiền sử bệnh phù hợp hoàn
toàn với nghiệm pháp da thì liều IgE không cần dùng để khẳng định chẩn
đoán. Với dị nguyên chuẩn đoán IgE đặc hiệu phù hợp với test kich thích mũi
và test da.
Ưu điểm:
- Không xảy ra mét tai biến nhỏ nào đối với bệnh nhân
- Phát hiện phản ứng dương tính giả của test da (ví dụ chứng da vẽ nổi -
Dermatographisme).
- Không bị ảnh hưởng của thuốc mà bệnh nhân sử dụng
- Thực hiện được ở bệnh nhân có bệnh lý ở da.
Nhược điểm :
- Tốn kém

- Cần một thời gian để có kết quả
Kết quả IgE đặc hiệu phụ thuộc vào các yếu tố :
- Chất lượng dị nguyên
- Chất lượng kỹ thuật tiến hành
Trái với IgE toàn bộ, IgE đặc hiệu không có đơn vị chuẩn quốc tế. Mỗi
một kỹ thuật có một đơn vị IgE đặc hiệu riêng. Các nhà khoa học ở các nước
21
Châu Âu, Mỹ, Nhật dùng đơn vị KU/L. Đặc hiệu được phân theo các mức độ
và có mối liên quan đồng nhất giữa các kỹ thuật định lượng nh sau:
ĐỘ VOLT KU/L SU/L
0 <0,06 < 0,35 < 1,4
1 0,18-0,67 0,35 - 0,7 1,4-4
2 0,67-1,90 0,7-3,5 4-20
3 1,90-3,50 3,5-17,5 20-100
4
≥ 3,50
17,5-50 100-300
5 50-100 >300
6 >100
4.2.2. Các xét nghiệm khác:
4.2.2.1. Phản ứng tiêu bạch cầu đặc hiệu
* Phản ứng tiêu bạch cầu đặc hiệu
Trong các phản ứng dị ứng, phức hợp dị nguyên-kháng thể không những
chỉ làm phân huỷ tế bào mastocyte, mà còn phá huỷ tế bào bạch cầu hạt. Vì
vậy, nhiều tác giả đã nghiên cứu và sử dụng phản ứng này để góp phần trong
chẩn đoán đặc hiệu bệnh dị ứng. Thường sử dụng là các tác giả X.M. Tilova;
A.A. Polner; T.L. Xerova.
Nguyên lý:
Phức hợp dị nguyên - kháng thể gắn ở màng tế bào bạch cầu hạt khi có
tác động của bổ thể sẽ làm phân huỷ bạch cầu hạt.

Phương tiện - dụng cụ: (Theo phương pháp X.M. Tilova. 1971)
Tiến hành.
- Bước 1: Lấy 2 ống nghiệm: ống thử (a) và ống chứng (b). Trong đó:
Èng thử (a): Lấy 0,05 ml Citrate Natri 3,8%, 0,1 ml máu bệnh nhân và
0,05 ml DNLV.
Èng chứng (b): Lấy 0,05 ml Citrate Natri 3,8%, 0,1 ml máu bệnh nhân
và 0,05 ml NaCl 0,9%.
22
- Bước 2: Để cả hai ống nghiệm ở tủ Êm 37
0
C trong 2 giờ, cứ 15 phút lắc
nhẹ một lần.
- Bước 3: Dùng micropipette hút ở ống thử và ống chứng, mỗi ống 0,02
ml, cho sang hai ống nghiệm khác đã đánh dấu (a', b'), rồi thêm vào mỗi ống
0,4 ml dung dịch acid acetic 3% để phá vỡ hồng cầu.
Tính chỉ số bạch cầu (CSBC) đặc hiệu theo công thức:
B
k
- B
0
CSBC = x 100%
B
k
B
k
: Số bạch cầu đếm được ở ống chứng.
B
0
: Số bạch cầu đếm được ở ống thí nghiệm.
Phản ứng được coi là dương tính khi chỉ số tiêu bạch cầu đặc hiệu từ

10% trở lên. Có thể chia thành từng mức độ phản ứng như sau:
Dương tính (+) nếu chỉ số tiêu bạch cầu từ 10%-20%.
Dương tính (++) nếu chỉ số tiêu bạch cầu từ 21%-30%.
Dương tính (+++) nếu chỉ số tiêu bạch cầu từ 31%-40%.
Dương tính (++++) nếu chỉ số tiêu bạch cầu trên 40%.
4.2.2.2. Hàm lượng IgG toàn phần trong huyết thanh
Nguyên lý: Kháng thể trong huyết thanh cần định lượng đóng vai trò nh
một kháng nguyên sẽ kết hợp với các kháng kháng thể tạo thành phức hợp
miễn dịch KN-KT. Sự kết hợp này tạo thành kết tủa lơ lửng một thời gian và
người ta đo được bằng phương pháp đo độ đục. Nộng độ kháng thể tỷ lệ thuận
với độ đục và được đối chiếu với một dung dịch chuẩn của kháng thể có nồng
độ biết trước.
Tiến hành: Xác định đường chuẩn với từng dung dịch chuẩn của IgG.
Mỗi dung dịch chuẩn lại có 5 dung dịch ở các nồng độ khác nhau. Tiến hành
đo các mẫu huyết thanh của bệnh nhân và máy tự động tính kết quả.
5. Các phương pháp điều trị hen phế quản dị ứng.
23
Cơ chế bệnh của HPQ dị ứng có nhiều hiện tượng cùng xẩy ra đồng
thời là tăng tính phản ứng phế quản, co thắt phế quản và viêm, vì vậy việc
điều trị kết hợp là cần thiết.
Ngày nay, điều trị HPQ dị ứng dựa trên các phương pháp sau:
• Phòng tránh dị nguyên (Allergen avoidence)
• Điều trị bằng thuốc (Pharmacotherapy)
• Miễn dịch liệu pháp (Immunotherapy)
• Điều trị bằng gen (Gentherapy)
• Tuyên truyền, giáo dục bệnh nhân
24
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Năng An (2006):“Tổng quan về vấn đề hen phế quản”, Y học

thực hành số 513, trang 199-219.
2. Nguyễn Năng An (2007): “Bệnh hen có thể kiểm soát được. Mục tiêu và
biện pháp cụ thể theo GINA 2006”. Hội thảo khoa học những tiến bộ mới
trong kiểm soát hen theo GINA 2006, Hải Phòng.
3. Nguyễn Năng An (2007):“Tình hình và thực trạng hen tại Châu Á - Thái
Bình Dương 2006 (AIRIAP 2-Asthma Insights & Reality in Asia Pacific
2006)” Hội thảo khoa học nhân ngày hen toàn cầu tại Hà Nội, Hà Nội.
4. Lê Anh Bá (2001): “Kết quả nghiên cứu nhận thức và thực tế về Hen phế
quản trong vùng Chõu Á-Thỏi Bỡnh Dương (AIRIAP)”, URL:
www.ykhoanet.com.
5. Đái Duy Ban, Phạm Duy Linh (2002): “Hen phế quản”, Tạp chí thông
tin Y dược, Chuyên đề Dị ứng học, tr. 50-57.
6. Ngô Quý Châu (2006): “Sử dụng thuốc điều trị hen phế quản như thế
nào?”. URL: www.ykhoanet.com
7. Lê Thị Kim Cúc (2003): “Tìm hiểu lâm sàng, điều trị hen phế quản tại
khoa Hô hấp, bệnh viện Bạch Mai 2002”, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên
khoa 2, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
8. Mai Văn Điển (2005): “Cỏc liệu pháp điều trị mới trong hen phế quản và Viêm
mũi dị ứng”, Tạp chí thông tin Y dược, Chuyên đề Miễn dịch học, tr. 46-50.
9. Vân Điển - Lưu Hà (2004): “20 năm, tăng gấp đôi tỷ lệ mắc hen phế
quản”, URL: www.ykhoanet.com
10. Lê Thắng Đức (2001): “Nghiên cứu sự biến đổi thông khí phổi và khí
máu trước và sau nghiệm pháp Salbutamol để phân biệt COPD týp B với
25

×