Tải bản đầy đủ (.ppt) (30 trang)

Ngữ pháp văn bản tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 30 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
KHOA NGỮ VĂN

HỆ THỐNG ĐƠN VỊ VÀ KẾT CẤU
VĂN BẢN
I. HỆ THỐNG ĐƠN VỊ
II. KẾT CẤU VĂN BẢN

I. HỆ THỐNG ĐƠN VỊ
1.CÂU:
Câu là gì?
Câu là đơn vị văn bản nhỏ nhất, là thành tố nhỏ nhất của
văn bản có một cấu trúc và một nội dung nhất định. Nội
dung này có thể đầy đủ hoặc không đầy đủ. Đơn vị này có
ranh giới xác định, nó bắt đầu bằng chữ cái hoa và kết
thúc bằng dấu ngắt câu. Đó là dấu chấm câu (.)

dấu chấm hỏi (?), dấu chấm cảm (!) và đôi khi,
dấu hai chấm (:) hoặc dấu (…)hết câu. Đó là
đơn vị văn bản cơ sở dùng để cấu tạo nên
các đơn vị văn bản thuộc các cấp độ cao hơn
tức là các kết cấu văn bản như cụm câu,
đoạn văn, mục, tiết…

Ví dụ:
Cái nhà anh Hoàng ở nhờ có thể gọi là rộng
rãi(1). Ba gian nhà gạch sạch sẽ(2) .Hàng
hiên rộng ở ngoài(3). Sân gạch, tường hoa
(4). Một mảnh vườn trồng rau tươi tười
tượi(5). Xinh xắn lắm(6).


Ngữ liệu trên có 6 câu. Mỗi câu có cấu trúc và
nội dung nhất định, bắt đầu bằng chữ cái viết
hoa và kết thúc bằng dấu chấm câu.

2. Cụm câu:
Cụm câu là gì?
Cụm câu là đơn vị ngôn ngữ ở bậc trên câu và là
tập hợp câu gắn bó chặt chẽ về nội dung và hình
thức nhờ các phương tiện liên kết câu và thể hiện
một chủ đề đơn nghĩa là một chủ đề nhỏ nhất
thường không có khả năng chia thành các chủ đề
nhỏ hơn. Chủ đề này sẽ bao quát ý tưởng của các
câu thành tố.

-Về mặt cấp độ: cụm câu là thành tố của văn bản, là
đơn vị văn bản ở bậc trên trực tiếp của phát ngôn
-Về mặt nội dung thông báo: cụm câu thể hiện ở
một chủ đề đơn hay đơn chủ đề.
-Về mặt kết cấu: cụm câu gồm một số câu gắn bó
với nhau bởi sự liên kết nhất định, có một kết cấu
nội bộ nhất định.
-Về mặt hình thức: cụm câu có liên kết nội tại chặt:
chúng có thể liên kết móc xích hoặc liên kết song
song nhờ các phương tiện liên kết văn bản. Nó có
thể được phân cách với các cụm câu khác nhờ
dấu chấm qua hàng hoặc không qua hàng mà
đơn giản là sự chuyển đổi chủ đề .

Ví dụ:
Đoạn đầu khi giới thiệu về gia đình Kiều, có

thể chia làm 2 cụm nhỏ:
-
Cụm 1: “Cảo thơm lần giở trước đèn
….
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân”
giới thiệu gia đình Kiều.
-
Cụm 2: “Mai cốt cách, tuyết tinh thần
….
Tường đông ong bướm đi về mặc ai”
miêu tả vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều

3.Đoạn văn
Đoạn văn là gì?
Đoạn văn là một kết cấu văn bản, là một tập hợp
các cụm câu liên kết chặt chẽ với nhau về hai
mặt nội dung và hình thức nhờ các phương tiện
liên kết nhằm thể hiện một chủ đề bộ phận trong
chủ đề chung của văn bản hoặc của kết cấu văn
bản thuộc cấp độ cao hơn đoạn văn.
- Về mặt cấp độ: đoạn văn là đơn vị ngữ pháp văn
bản ở cấp độ cao hơn cụm câu

-Về mặt nội dung, ngoài mối liên kết với toàn
văn bản, các cụm câu trong đoạn văn liên kết
chặt chẽ với nhau và làm thành một chỉnh
thể thông báo làm nên chủ đề của đoạn văn.
-Về mặt kết cấu, là thành phần cấu tạo nên văn
bản, đoạn văn là đơn vị có cấu trúc nội bộ và
có sự chi phối của văn bản hoặc của kết cấu

văn bản ở cấp độ cao hơn đoạn văn.
-Về mặt hình thức, các cụm câu trong đoạn văn
thường liên kết chặt chẽ với nhau nhờ các
phương tiện liên kết hình thức.

Ví dụ:
Một tiếng hét dữ dội(1). Tnu đã nhảy xổ vào
giữa bọn lính(2). Anh không biết đã làm gì(3).
Chỉ thấy thằng lính giặc to béo nằm ngửa ra
giữa sân, thằng Dục tháo chạy vào nhà
ưng(4). Tiếng lên đạn lách cách quanh
anh(5). Rồi Mai ôm đứa con chui vào ngực
anh(6). Hai cánh tay rộng lớn như hai cánh
lim chắc của anh ôm chặt lấy mẹ con Mai.(7)

Đoạn văn trên gồm 7 câu trong đó các câu liên
kết chặt chẽ với nhau theo nguyên tắc logic.
Câu (1) với hành động “thét”, câu (2) là “nhảy
xổ”, câu (3), câu (4) là hệ quả của câu (2),
câu (5) là hệ quả của câu (4). Các câu này
diễn tả hành động dũng cảm cua Tnu. Các
câu (6), (7) diễn tả tình cảnh đáng thương
của gia đình anh trước tội ác của giặc.
Như vậy toàn đoạn văn được liên kết một cách
chặt chẽ, diễn đạt nội dung hoàn chỉnh đó là
hành động của một con người có trách
nhiệm, thương yêu gia đình, không thể
khoanh tay đứng nhìn khi chứng kiến cảnh
vợ con bị tra tấn dã man.


4.Các kết cấu văn bản trên đoạn văn
-Mục là phần của văn bản trình bày trọn vẹn một
điểm một khía cạnh hoặc một vấn đề do đoạn văn
cấu tạo nên.
-Tiết, bài là phần của văn bản trình bày tương đối
trọn vẹn một ý tưởng thường bao gồm nhiều mục.
Tiết là đơn vị văn bản thường được dùng trong các
văn bản nghiên cứu khoa học, còn bài thường được
dùng trong các văn bản giáo khoa.
-Chương, hồi là phần của văn bản có nội dung trọn
vẹn cao, thường do nhiều tiết, bài hoặc tình tiết cấu
tạo nên. Chương là tên gọi thường được dùng trong
các văn bản khoa học, giáo khoa và truyện hiện đại,
còn hồi là đơn vị văn bản kịch và tiểu thuyết cổ của
Trung Hoa.

-Phần là một bộ phận của văn bản, diễn đạt
một nội dung trọn vẹn cao, thường do nhiều
chương cấu tạo nên.
-Văn bản là kết cấu văn bản lớn nhất, là đơn vị
cơ bản của ngôn ngữ trong sự vận hành của
nó.
Ví dụ: Tác phẩm “Dấu chân người lính” của
Nguyễn Minh Châu có 3 phần, 17 chương.

II. Kết cấu văn bản
Một cách khái quát, kết cấu của văn bản có khuôn hình
thường dùng gồm có ba phần, có thể gọi tên theo tuần tự
như sau:
Loại kết câu này được sử dụng rộng rãi trong nhà trường,

nhất là trong những bài làm văn miêu tả và những văn bản
thuộc phong cách nghị luận
kết cấu của văn bản
Phần mở
Phần thân
Phần kết

Ngoài ba phần vừa nêu, văn bản còn có thêm yếu
tố không kém phần quan trọng đó chính là
phần Đầu đề. Tuy quan trọng nhưng phần này
không mang tính chất bắt buộc. Thế nhưng
trong việc dạy-học tiếng, nhất là dạy - học Làm
văn không nên coi đầu đề là yếu tố bỏ qua.
Như vậy tốt hơn nên dùng cách nói: kết cấu văn
bản thường dùng gồm 4 thành tố
Kết cấu văn bản
Đầu
Đề
Phần
Mở
Phần
Thân
Phần
Kết


Đ u đầ ề
Đặt đầu đề cho văn bản ngày nay đã trở thành một
“nghệ thuật” phức tạp mà yếu tố chi phối là mục
đích sử dụng văn bản. ít nhất ở đây có hai lựa

chọn cần đặt ra trong mối quan hệ giữa phần đầu
đề với phần văn bản còn lại:
- Đặt đầu đề theo hướng nêu tên đề tài hay
theo hướng nêu chủ đề
- Đặt đầu đề theo lối phản ánh trực tiếp hay
theo lối phản ánh gián tiếp nội dung phần còn lại
của văn bản
Về mặt cấu tạo ngữ pháp, đầu đề nên đặt bằng một
danh từ, cụm danh từ, cố gắng tránh dùng câu có
chủ ngữ - vị ngữ

Phần mở
Với mục đích là nêu tên đề tài – chủ đề của
văn bản, văn bản miêu tả ở phần mở thường
có kèm những yếu tố hoàn cảnh không gian,
còn văn bàn nghị luận thường kèm theo
những yếu tố khác nữa, phức tạp hơn.
Nhìn tổng quát có thể nêu lên những yêu tố nội
dung sau đây ở phần mở:
- Nêu tên đề tài- chủ đề
-Nêu khung cảnh chung của đề tài- chủ đề
-Giới hạn nội dung được đề cập đối với đề
tài- chủ đề, cũng tức là định hướng cho việc
triển khai đề tài- chủ đề ở phần thân.

Phần thân
Phần thân thường được gọi là phần quan trọng nhất trong kết cấu của
văn bản.
Nhiệm vụ trung tâm của phần thân là triển khai đầy đủ đề tài – chủ đề
theo hướng đã xác định ở phần mở văn bản.

Phần thân là phần thể hiện rõ nhất hai thao tác cơ bản của việc sử dụng
ngôn ngữ: lựa chọn và kết hợp. Ba thao tác cơ bản là:
- Chọn ý
- Phân cấp các ý
- Trình bài các ý
Số lượng các ý được chọn phải thep tiêu chuẩn logic là cần và đủ, nhờ
đó văn bản sẽ tránh được hiện tượng “thiếu ý” và “rườm rà”
Phân cấp ý là biểu hiện của việc biết đánh giá tác dụng của các ý trong
văn bản đang thực hiện. Ở đây 2 khái niệm tương đương và bao hàm
có vai trò quyết định.
Phải xác định ý nào tương đương với ý nào. Ý nào bao hàm ý nào và ý
nào bị bao hàm trong một ý nào

Phần kết
Phần kết có tác dụng tạo cho văn bản tình kết thúc, tính
chất đóng cả về phương diện nội dung lẫn phương diện
hình thức. Phần kết có thể được thực hiện theo mấy
hướng sau đây, sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp với nhau:
- Điểm khái quát toàn bộ nội dung của phần thân một
cách có ấn tượng.
- Nêu bật những kết quả tìm tòi khảo sát, nghiên cứu mà
người thực hiện văn bản đã khám phá được.
- Mở ra những phương diện, những đối tượng, những
cách thức xem xét khác có quan hệ và có tác dụng tích
cực đối với việc nghiên cứu đề tài –chủ đề được nêu
trong văn bản.

Ngoài những nét lớn kể trên, đối với kết cấu văn
bản còn có những vấn đề khác nũa, trong đó có
một số vấn đề về Mạch lạc trong văn bản, sẽ bàn

ở phần nói về Đoạn văn
Nhìn lại toàn cục, khi bàn về kết cấu của văn bản
cần chú ý hai phần có quan hệ mật thiết với nhau:
một phần thuộc phương diện kết cấu văn bản ,
một phần thuộc phương diện hiện thực hóa kết
cấu đó, còn gọi là lấp đầy văn bản.
Đối với kết câu văn bản, tiêu chuẩn đánh giá là
tính đúng, tính hợp logic ; đối với việc hiện thực
hóa văn bản thì tiêu chuẩn đánh giá là tốt hay
không tốt.

[I] NGƯỜI THẦY ĐẠO CAO ĐỨC TRỌNG
[II] (1) Ông Chu Văn An đời Trần là một thầy giáo giỏi, tính
tình cứng cỏi, không màng danh lợi.
[III](2) Học trò theo ông rất đông. (3)Nhiều người đỗ cao và
sau này giữ những trọng trách trong triều đình như các ông
Phạm Sư Mạnh, Lê Bá Quát, vì thế mà vua Trần Minh Tông
vời ông ra dạy thái tử học. (4) Đến thời Dụ Tông, vua thích
vui chơi, không coi sóc đến việc triều đính, lại tin dùng bọn
nịnh thần. (5) Ông nhiều lần can ngăn nhưng vua không
nghe. (6) Lần cuối, ông trả lại áo mũ triều đình, từ quan về
làng.
VÍ DỤ

[IV] (7) Học trò của ông, từ người làm quan to đến người bình
thường khi có dịp tới thăm thầy cũ, ai cũng giữ lễ. (8) Nếu họ có
đều gì không phải, ông mắng ngay, có khi không cho vào thăm.
[V] (9) Khi ông mất, mọi người đều thương tiếc.
Các thành tố kết cấu của văn bản này như sau:
[I] – Đầu đề

[II] – Phần mở
[III, IV] – Phần thân
[V] –Phần kết

Đầu đề: ở đây được chọn theo lối kết hợp đề tài và
tuyến chủ đề: đề tài là người thầy, chủ đề là đạo cao
đức trọng.
Nếu đầu đề chỉ là đề tài thì có thể là một trong nhưng cách
diễn đạt sau đây: Ông hay Thầy [giáo] Chu Văn An, hay một
ông thầy, hay thậm chí chỉ Chu Văn An…
Nếu đầu đề chỉ là chủ đề thì đại loại có thể là: Một tấm
gương cao quý, Đạo đức của một ông thầy, thậm chí chỉ Đạo
cao đức trọng, Đạo làm thầy…
Đầu đề được chọn cũng thuộc loại đầu đề trực tiếp.


Phần mở : Chỉ dùng một câu ngữ pháp mà đã nêu
được các yếu tố khống chế đủ rõ và cần thiết.
-Tên nhân vật (Chu Văn An);
-
Thời điểm lịch sử (đời Trần);
-
Cương vị xã hội (thầy giáo);
-
Phẩm chất (giỏi, tính tình cứng cỏi, không màng danh lợi).
Phần mở ngắn gọn, bằng một câu ngữ pháp, ở đây thực
hiện cùng một lúc hai nhiệm vụ:
- Cụ thể hóa đầu đề ở hai phương diện nhân vật và phẩm
chất khái quát của nhân vật: Ông Chu Văn An đời Trần với
cương vị một thầy giáo; phẩm chất khái quát là giỏi nghề, tính

tình cương nghị (cứng cỏi), không màng danh lợi, cũng chính
là đạo cao đức trọng.

×