Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

So sánh phần ngữ pháp trong sách tiếng việt hợp nhất năm 2000 và bộ sách ngữ văn nâng cao THPT hiện nay luận văn thạc sỹ ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (415.54 KB, 107 trang )

1

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh

Lấ TH TUYT LAN

SO SáNH PHầN NGữ PHáP
TRONG SáCH TIếNG VIệT HợP NHấT NĂM 2000
Và Bộ SáCH NGữ VĂN NÂNG CAO
TRUNG HọC PHổ THÔNG HIệN NAY

LUậN VĂN THạC Sĩ NGữ VĂN

VINH, 2011


2

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh

Lấ TH TUYT LAN

SO SáNH PHầN NGữ PHáP
TRONG SáCH TIếNG VIệT HợP NHấT NĂM 2000
Và Bộ SáCH NGữ VĂN NÂNG CAO
TRUNG HọC PHổ THÔNG HIệN NAY

LUậN VĂN THạC Sĩ NGữ VĂN


CHUYấN NGNH NGÔN NGỮ HỌC
Mã số: 60.22.01

Người hướng dẫn: TS Đặng Lưu

VINH, 2011


3

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Vấn đề biên soạn sách giáo khoa phổ thông môn Ngữ văn luôn đòi
hỏi các nhà khoa học phải cân nhắc kỹ lưỡng từng vấn đề, từng bài học. Bộ
sách giáo khoa chỉnh lí hợp nhất năm 2000 mơn Ngữ văn có một số ưu điểm,
nhưng trước yêu cầu đổi mới nội dung và phương pháp dạy học đối với bộ
môn này, công việc thay sách đã được tiến hành. Vì thế, 3 phân môn Văn
học, Tiếng Việt, Làm văn trước đây được hợp nhất lại trong một quyển sách
Ngữ văn. Như vậy, việc biên soạn sách giáo khoa Ngữ văn phổ thông phải
đảm bảo được kiến thức của 3 phân môn này theo hướng tích hợp.
1.2. Ngữ pháp là vấn đề đặc biệt quan trọng trong hệ thống ngơn ngữ.
Nó là yếu tố chi phối việc sử dụng các đơn vị ngôn ngữ để tạo thành lời nói,
làm cho ngơn ngữ thực hiện được chức năng là công cụ giao tiếp trong đời
sống xã hội. Ngữ pháp cũng có vai trị rất quan trọng trong việc tổ chức hoạt
động lĩnh hội và tạo lập văn bản. Vì thế, phân mơn Tiếng Việt nói chung,
phần Ngữ pháp nói riêng đã được đưa vào giảng dạy trong nhà trường phổ
thông từ trước đến nay, từ các lớp bậc tiểu học, qua các lớp trung học cơ sở
đến bậc trung học phổ thông. Phần Ngữ pháp tiếng Việt ở trường THPT chủ
yếu tập trung vào phần cú pháp, nghĩa là phần ngữ pháp ở bậc câu.
1.3. Trong bộ sách giáo khoa Tiếng Việt THPT chỉnh lí hợp nhất năm

2000, phần câu được dạy một cách có hệ thống nhưng nặng về lí thuyết, chưa
chú trọng hoạt động thực hành của học sinh. Trong khi trên thế giới hiện nay,
xu hướng dạy học ngôn ngữ dân tộc chú trọng vào hoạt động giao tiếp, chú
trọng mặt hành chức của ngơn ngữ. Điều đó địi hỏi phải biên soạn lại bộ
sách giáo khoa đối với môn Ngữ văn THPT. Bộ sách Ngữ văn THPT lần này


4
được biên soạn theo hai mức độ khác nhau, đó là sách cơ bản và sách nâng
cao, trong đó sách Ngữ văn nâng cao có những điểm khác so với chương
trình chuẩn. So với phần Ngữ pháp trong sách Tiếng Việt THPT trước đây,
phần Ngữ pháp trong bộ sách giáo khoa Ngữ văn nâng cao THPT có những
điểm mới cần được xem xét để thảo luận, rút kinh nghiệm.
1.4. Sự thay đổi của chương trình và sách giáo khoa mới đòi hỏi người
giáo viên phải nhận thức sâu sắc về nội dung các hợp phần của Tiếng Việt,
trong đó có phần Ngữ pháp, để lựa chọn phương pháp giảng dạy thích hợp.
Ngồi ra, vấn đề này cũng cần được nghiên cứu để thấy được sự tất yếu của
việc thay sách giáo khoa, đánh giá những mặt mạnh, mặt hạn chế của bộ sách
mới xét từ phương diện nội dung, rút kinh nghiệm cho những sự thay đổi tất
yếu sẽ diễn ra trong tương lai.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn vấn đề So sánh phần
Ngữ pháp trong bộ sách Tiếng Việt hợp nhất năm 2000 và bộ sách Ngữ
văn nâng cao THPT hiện nay để triển khai nghiên cứu trong khuôn khổ một
luận văn thạc sĩ ngành Ngôn ngữ học.
2. Lịch sử vấn đề
Từ khi phân mơn Tiếng Việt có chương trình, sách giáo khoa riêng,
trải qua một thời gian, cho đến gần đây, sách Ngữ văn cơ bản và nâng cao
biên soạn theo tinh thần tích hợp được áp dụng trong cả nước, đã có một số
bài báo, một số cơng trình bàn về nội dung cũng như cách dạy học (trong đó
có phần Ngữ pháp). Chúng tôi xin lược qua một số quan điểm được nêu trong

các bài viết và trong các cơng trình.
Phương pháp dạy học Tiếng Việt các tác giả: Lê A - Nguyễn Quang
Ninh - Bùi Minh Toán là cuốn giào trình duy nhất về phương pháp dạy tiếng
mẹ đẻ bậc THPT ở nước ta. Cuốn sách được biên soạn dựa trên nội dung của
sách Tiếng Việt 10 và 11 trước hợp nhất năm 2000, nghĩa là ở hai miền của


5
đất nước sử dụng hai bộ sách giáo khoa khác nhau. Cuốn giáo trình có hai
phần. Phần 1 bàn những vấn đề chung về dạy học Tiếng Việt, phần 2 nêu
phương pháp dạy học các hợp phần tiếng Việt, trong đó có phần Ngữ pháp.
Một số vấn đề về nội dung ngữ pháp được đề cập trước khi nói đến chuyện
phương pháp dạy học. Đó là cấu tạo ngữ pháp của câu, sự liên kết câu trong
văn bản và vấn đề ngữ nghĩa của câu [1].
Năm 1989, Lê Cận có bài Một số vấn đề dạy ngữ pháp ở nhà trường
(in trong cuốn Những vấn đề ngữ pháp Tiếng Việt hiện đại), nghiên cứu ngữ
pháp theo quan điểm thực hành giao tiếp dưới ánh sáng của lí thuyết hoạt
động lời nói [5].
Một số vấn đề về ngữ pháp tiếng Việt cũng được tác giả Đinh Trọng
Lạc đề cập đến trong cuốn Sổ tay tiếng Việt trung học phổ thông theo hướng
hệ thống hóa ngắn gọn các kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa Tiếng Việt
phổ thơng, trong đó, chương trình của bậc THPT được nghiên cứu kĩ lưỡng
[18].
Trong bài Dạy bài Lỗi về câu trong sách Tiếng Việt 10 theo hướng tích
hợp, in trong Thơng báo khoa học Trường Đại học Vinh, tác giả Đặng Lưu
bàn về nội dung một bài ngữ pháp trong sách giáo khoa hợp nhất năm 2000
và đề xuất cách dạy học theo hướng tích hợp - điều sẽ được áp dụng một cách
có chủ trương khi sách giáo khoa Ngữ văn được biên soạn lại [27].
Năm 2007, Khoa Ngữ văn Trường Đại học Vinh phối hợp với Sở Giáo
dục và Đào tạo Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh tổ chức Hội thảo khoa học cấp

Quốc gia bàn về vấn đề Dạy học Ngữ văn ở trường phổ thơng theo chương
trình và sách giáo khoa mới. Trong cuộc hội thảo này, một số tham luận bàn
về cách dạy học Tiếng Việt nói chung, Ngữ pháp nói riêng. Đặt vấn đề Để
dạy tốt phần Tiếng Việt trong sách giáo khoa ngữ văn THPT (bộ mới), tác giả
Đặng Lưu nêu một số luận điểm liên quan đến nội dung từ ngữ, ngữ pháp,


6
phong cách [28]. Trong bài viết của một số tác giả như Đỗ Thị Kim Liên,
Hoàng Trọng Canh, Nguyễn Hoài Ngun, Lê Thị Sao Chi... đều ít nhiều có
liên quan đến phần ngữ pháp [17]. Gần đây, trong Hội thảo quốc tế Tiếng
Việt - những vấn đề đào tạo và nghiên cứu, tác giả Đặng Lưu có bản tham
luận với nhan đề Áp lực đổi mới việc dạy học Tiếng Việt từ chương trình và
sách giáo khoa Ngữ văn THPT. Ở bài viết này, nhiều vấn đề được xem là khó
khăn, thách thức đặt ra cho đội ngữ giáo viên khi thực hiện chương trình như
cách hiểu và cách vận dụng tư tưởng tích họp; tình trạng bất cập về tri thức;
những chỗ cần thảo luận lại về tính chính xác của tri thức từ ngữ, ngữ pháp,
phong cách ở một số bài cụ thể, yêu cầu cập nhật thành tựu nghiên cứu về
ngôn ngữ học và Việt ngữ học... [29].
Năm 2006, Đỗ Ngọc Thống biên soạn cuốn Tìm hiểu chương trình và
sách giáo khoa ngữ văn THPT. Đây là thời điểm bộ sách mới được bắt đầu
biên soạn, cuốn Ngữ văn 10 (cơ bản và nâng cao) vừa được áp dụng trong cả
nước. Trong cơng trình này, Đỗ Ngọc Thống cũng đề cập đến một số vấn đề
thuộc phần Tiếng Việt nói chung, phần Ngữ pháp nói riêng [44].
Nhìn một cách bao qt, các bài viết và cơng trình liên quan đến phần
Ngữ pháp trong sách Tiếng Việt 10, 11 hợp nhất năm 2000 và phần Ngữ pháp
trong sách Ngữ văn THPT nâng cao hiện nay chưa phải là nhiều. Những ưu
điểm cũng như những hạn chế của bộ sách cơ bản và bộ sách nâng cao đã
được nêu, phân tích trong một số bài báo. Các soạn giả của sách giáo khoa
Ngữ văn cũng đã trao đổi lại. Nhưng phần lớn chỉ xoay quanh những bài đọc

- hiểu, ít có sự tranh luận về các bài thuộc phần Tiếng Việt. Không phải phần
tiếng Việt trong cả hai bộ sách giáo khoa khơng có chuyện để bàn, mà có lẽ
chủ yếu người sử dụng sách giáo khoa (đội ngũ giáo viên) hoặc các nhà khoa
học chưa chú ý đúng mức chương trình chung cũng như từng hợp phần của
phân mơn Tiếng Việt. Chính điều này góp phần thúc đẩy chúng tôi đi vào đề


7
tài đã lựa chọn, với mong muốn góp thêm tiếng nói trao đổi thêm về những
nội dung khoa học của phần Ngữ pháp, nhằm phục vụ tốt hơn cho việc dạy
học.
3. Đối tượng, nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Với luận văn này, chúng tôi sẽ tập trung khảo sát nội dung các bài
về ngữ pháp trong 2 bộ sách giáo khoa Tiếng Việt hợp nhất năm 2000 và sách
giáo khoa Ngữ văn nâng cao THPT.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu tổng quan về phần Ngữ pháp trong 2 bộ sách giáo khoa cũ
và mới bậc THPT.
- Khảo sát, thống kê, phân tích nội dung phần Ngữ pháp trong hai bộ
sách giáo khoa bậc THPT để nhìn nhận một cách khoa học về kiến thức ngữ
pháp trong từng bộ sách.
- So sánh nội dung phần Ngữ pháp trong 2 bộ sách, phát hiện những
điểm tương đồng và khác biệt, những tri thức được cập nhật trong bộ sách
mới, trên cơ sở đó, khẳng định tính tất yếu của việc thay đổi chương trình và
sách giáo khoa, đặt yêu cầu lựa chọn phương pháp dạy học thích hợp.
3.3. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi chỉ ra những đặc điểm, những ưu điểm
và hạn chế về nội dung phần Ngữ pháp ở 2 bộ sách, từ đó, giúp cho thực tiễn
dạy học sách giáo khoa Ngữ văn mới đạt hiệu quả cao.

4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài này được triển khai với sự áp dụng các phương pháp nghiên cứu
cơ bản sau đây:
- Phương pháp khảo sát - thống kê - phân loại;
- Phương pháp miêu tả;


8
- Phương pháp so sánh đối chiếu;
- Phương pháp phân tích - tổng hợp.
5. Cấu trúc luận văn
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận luận văn được triển khai thành ba
chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan về phần Ngữ pháp trong sách Tiếng Việt hợp
nhất năm 2000 và sách Ngữ văn nâng cao THPT hiện nay.
Chương 2: Nội dung phần Ngữ pháp trong bộ sách Tiếng Việt hợp nhất
năm 2000 và sách Ngữ văn nâng cao THPT hiện nay.
Chương 3: So sánh phần Ngữ pháp trong hai bộ sách
Sau cùng là Tài liệu tham khảo.


9
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ PHẦN NGỮ PHÁP
TRONG SÁCH TIẾNG VIỆT HỢP NHẤT NĂM 2000
VÀ SÁCH NGỮ VĂN NÂNG CAO THPT HIỆN NAY
1.1. Giới thiệu khái quát về sách Tiếng Việt hợp nhất năm 2000 và
sách Ngữ văn nâng cao THPT
1.1.1. Vài nét về sách Tiếng Việt bậc THPT hợp nhất năm 2000
Tuy đã có một q trình hình thành và phát triển lâu đời, nhưng bộ

môn Tiếng Việt trong nhà trường thuộc các bậc học ở Việt Nam vẫn được
xem là cịn non trẻ. Trước đó, thời phong kiến, tiếng Hán là ngơn ngữ chính
thống, việc dạy học chủ yếu là chữ Hán. Thời Pháp thuộc, tiếng Việt có được
dạy ít nhiều, nhưng vẫn lép vế trước tiếng Pháp. Cách mạng tháng Tám thành
công, tiếng Việt trở thành ngôn ngữ quốc gia. Song, nhận thức vai trị của
mơn Tiếng Việt, với tư cách là một môn học độc lập trong nhà trường phổ
thông đã trải qua những giai đoạn khác nhau, với các quan điểm không giống
nhau.
Theo tư liệu của các tác giả giáo trình Phương pháp daỵ học tiếng Việt,
bậc tiểu học (cấp 1), cho đến trước cuộc cải cách giáo dục năm 1981, sách
giáo khoa dạy cả Văn lẫn Tiếng, nhưng trên thực tế, phần dạy Tiếng vẫn bị
coi nhẹ.
Từ 1986, ở cấp THCS (thường gọi là cấp 2), Văn và Tiếng mới tách
thành hai môn riêng. Tiếng Việt mới có tư cách là một mơn học độc lập.
Môn Tiếng Việt ở bậc THPT (thường gọi là cấp 3) thì cịn được khẳng
định muộn hơn nữa. Cho đến cuối những năm 80, vì thấy nhu cầu quá cấp
thiết của môn Tiếng Việt, Vụ Giáo dục phổ thông mới bổ sung vào chương
trình Văn một số giờ tiếng Việt - Làm văn qua tài liệu dạy học Tiếng Việt -


10
Làm văn lớp 10 và lớp 1. Phải đến năm 1990, Tiếng Việt mới trở thành mơn
học chính thức ở nhà trường PTTH, có chương trình và SGK riêng. Từ 1993,
với chương trình thí điểm chun ban, mơn Tiếng Việt ngày càng được
khẳng định và có một vị trí thỏa đáng hơn. Vậy là, phải 40 năm sau cách
mạng tháng Tám, mơn Tiếng Việt mới có vai trị thích đáng như hiện nay ở
bậc học phổ thông.
Tháng 6 năm 2000, cuốn sách có tên gọi Tiếng Việt 10 (sách chỉnh lí
hợp nhất) của Bộ giáo dục và đào tạo do các tác giả Diệp Quang Ban (chủ
biên) và Đỗ Hữu Châu biên soạn đã ra đời. Tháng 3 năm 2001, cuốn sách

tiếp theo có tên gọi Tiếng Việt 11 của Bộ giáo dục và Đào tạo do các tác giả
Hồng Dân (chủ biên) Cù Đình Tú, Bùi Tất Tươm biên soạn cũng đã được
đưa vào sử dụng trong dạy học. Và như vậy, việc chỉnh lí hợp nhất sách
Tiếng Việt bậc THPT xem như đã hoàn tất. Bộ sách ra đời trên cơ sở hợp nhất
của hai bộ sách tạm gọi là của hai miền Nam - Bắc khác nhau, cụ thể: ở sách
Tiếng Việt 10, đó là sự chỉnh lí hợp nhất trên cơ sở của hai bộ sách giáo khoa
Tiếng Việt 10 do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội chủ trì biên soạn, tác giả:
Đỗ Hữu Châu (chủ biên), Diệp Quang Ban, Đặng Đức Siêu và Tiếng Việt 10
do Hội Nghiên cứu và giảng dạy văn học Thành Phố Hồ Chí Minh chủ trì
biên soạn, tác giả: Hồng Dân (chủ biên), Nguyễn Văn Bằng, Cù Đình Tú, Bùi
Tất Tươm. Tiếng Việt 11 là sách chỉnh lí hợp nhất trên cơ sở các sách giáo
Tiếng Việt 11 do Đại học Sư phạm Hà Nội chủ trì biên soạn, tác giả: Diệp
Quang Ban (chủ biên), Đinh Trọng Lạc và Tiếng Việt 11 do Hội Nghiên cứu
và giảng dạy văn học Thành Phố Hồ Chí Minh chủ trì biên soạn. Tác giả:
Hồng Dân (chủ biên), Nguyễn Nguyên Trứ, Cù Đình Tú.
Bộ sách Tiếng Việt hợp nhất ra đời đã cơ bản giải quyết được những
quan ngại lúc bấy giờ về hình thức cũng như nội dung của những bộ sách
trước đó, bước đầu tạo được một chuẩn chung về khung chương trình học và


11
thi đối với môn Văn - Tiếng Việt - Làm văn. Sự ra đời của bộ sách đánh dấu
sự thống nhất hồn tồn về mặt chương trình dạy và học trên phạm vi cả
nước có ý nghĩa như một sự khẳng định về thể thống nhất của quốc gia, dân
tộc Việt Nam.
1.1.2. Vài nét về sách Ngữ văn THPT cơ bản hiện nay
Mục tiêu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã được Nghị quyết
số 40/ 2000/QH10, ngày 09 tháng 12 năm 2000 của Quốc hội khóa X về đổi
mới chương trình giáo dục phổ thơng đã khẳng định: “Xây dựng nội dung
chương trình, phương pháp giáo dục, SGK phổ thơng mới nhằm nâng cao

chất lượng giáo dục tồn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn
nhân lực phục vụ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phù hợp với thực
tiễn và truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thơng ở các
nước phát triển trong khu vực và trên thế giới” [37, tr.3]. Cũng trong văn bản
này, yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng được đặt ra: "phải
qn triệt mục tiêu, yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục của các bậc
học, cấp học quy định trong Luật Giáo dục; khắc phục những mặt hạn chế
của chương trinh, SGK; tăng cường tính thực tiễn, kĩ năng thực hành năng
lực tự học; coi trọng kiến thức khoa học xã hội và nhân văn; bổ sung những
thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại phù hợp với khả năng tiếp thu của
học sinh. Bảo đảm sự thống nhất, kế thừa và phát triển của chương trình giáo
dục” [337, tr.4] để đáp ứng chiến lược phát triến kinh tế - xã hội nước ta giai
đoạn 2001- 2010. Việc “khẩn trương biên soạn và đưa vào sử dụng ổn định
trong cả nước bộ chương trình và SGK phổ thơng phù hợp với yêu cầu phát
triển mới” [37, tr.4] là một đòi hỏi cấp bách.
Một trong những thay đổi của chương trình SGK mới ở bộ mơn Văn
chính là việc biên soạn nội dung chương trình mơn học này theo hướng tích
hợp các nội dung dạy học. Cụ thể: nếu như sách giáo khoa mơn Văn nói


12
chung trước đây đươc biên soạn gồm có ba phân môn độc lập tách biệt nhau
thành ba cuốn sách riêng biệt là Văn học - Làm văn - Tiếng Việt, thì nay được
biên soạn lại trong một cuốn sách chung có tên gọi là Ngữ văn. Việc biên
soạn lại chương trình của cả ba phân mơn trong một cuốn sách khơng có
nghĩa là sự cộng gộp một cách cơ học, mà trên cơ sở của sự tính tốn và cân
nhắc về tri thức, thời lượng và hình thức trình bày để đáp ứng tối đa tinh thần
tích hợp các nội dung dạy học giữa các phân môn với nhau.
Theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chương trình và sách giáo
khoa mới có sự phân loại. Nội dung chương trình mơn Ngữ văn được xây

dựng theo hai mức độ. Biên soạn theo chương trình chuẩn gọi là sách Ngữ
văn cơ bản. Sách này nhằm đáp ứng cho các học sinh có nhu cầu nắm vững
nội dung mơn học để có thể hồn thành kì thi tốt nghiệp THPT. Biên soạn
theo chương trình nâng cao được gọi là sách Ngữ văn nâng cao. Sách này,
ngồi những nội dung có trong chương trình chuẩn, cịn có thêm một số nội
dung và yêu cầu khác biệt, nhằm một mặt, phân hóa đối tượng học sinh, mặt
khác, phục vụ nhu cầu học tập khơng chỉ thi tốt nghiệp mà cịn tham gia thi
đại học vào các trường thuộc ban Khoa học xã hội.
Nhìn một cách tổng quát, sách Ngữ văn THPT từ khi được áp dụng
trong cả nước đến nay đã tạo ra hai luồng ý kiến, có khẳng định, có phê bình.
Dường như đây là điều tất yếu. Tuy nhiên, vấn đề cơ bản nhất đối với người
thực hiện chương trình và sách giáo khoa là phải nắm vững tư tưởng được thể
hiện trong bộ sách, những nội dung mới của nó so với bộ sách đã bị thay thế,
từ đó có được định hướng về phương pháp dạy học - vấn đề đang được xem
là khá nóng bỏng trong trường THPT hiện nay ở nước ta.
1.2. Quan điểm biên soạn, kết cấu chương trình và phần ngữ pháp
trong hai bộ sách
1.2.1. Quan điểm biên soạn của hai bộ sách


13
Một bộ sách giáo khoa ra đời là kết quả tổng hợp của nhiều khâu, liên
quan đến nhiều người: từ sự chỉ đạo chung của Bộ chủ quản, tư tưởng bao
trùm do tổng chủ biên đề ra với sự đồng thuận của đội ngũ biên soạn, hoạch
định chương trình tổng thể và phân công biên soạn từng phần, từng bài cụ
thể. Cho nên, muốn hiểu sâu sắc về nội dung của bất cứ bộ sách nào, trước
hết cần hiểu được tư tưởng, quan điểm biên soạn của các nhà khoa học.
1.2.1.1. Quan điểm biên soạn sách Tiếng Việt bậc THPT hợp nhất năm
2000
a) Tính tất yếu của việc chỉnh lí, hợp nhất

Năm 1975, sau khi đất nước thống nhất, chương trình và SGK mơn
Văn - Tiếng Việt - Làm văn tất yếu phải thay đổi, đặc biệt là với miền Nam nơi trước đây đã tồn tại một nền giáo dục dưới chế độ cũ. Qua một số lần
thay đổi như là các giải pháp tình thế, đến năm 1991 sách giáo khoa môn Văn
tiếp tục được cải cách thêm một lần nữa. Lần biên soạn này, sách được tách
ra làm hai bộ với hai đội ngũ biên soạn khác nhau: một bộ do nhóm các tác
giả của trường Đại học Sư phạm Hà Nội chủ trì biên soạn, được sử dụng
trong các nhà trường phổ thông từ khu vực Quảng Bình trở ra Bắc. Một bộ do
nhóm các tác giả thuộc hội Nghiên cứu và Giảng dạy Văn học Thành phố Hồ
Chí Minh đảm nhiệm, được sử dụng cho các nhà trường phổ thông từ khu
vực Thừa Thiên Huế trở vào Nam.
Tuy nhiên, việc biên soạn SGK môn Văn thành hai bộ và sử dụng ở hai
phạm vi khác nhau đã nảy sinh khơng ít vấn đề.
Thứ nhất, chương trình dù được biên soạn là thống nhất chung trong cả
nước, song khơng phải là hồn tồn trùng khớp. Có những bài viết chưa có sự
hịa hợp trong quan điểm, cách nhìn nhận đánh giá vấn đề, một số nội dung
đã khơng cịn phù hợp với thực tế tình hình, rõ nhất là bài Khái quát về Văn
học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975, bài khái quát về tác gia Nguyễn Ái


14
Quốc - Hồ Chí Minh… Thực tế này đặt ra u cầu phải có một cách nhìn
chung, nhận định chung thống nhất trong phạm vi cả nước.
Thứ hai, việc tách SGK thành hai bộ với nội dung khơng hồn tồn
giống nhau đã dẫn tới những bất cập trong quá trình ra đề thi đại học, cao
đẳng. Có những phần thí sinh miền Bắc khơng được học thì lại có trong đề
thi của trường miền Nam và ngược lại. Thực tế này địi hỏi phải có một
chuẩn kiến thức chung cho cả hai miền Nam - Bắc.
Thứ ba, có những nhà chính trị nêu quan điểm: năm 1975, đất nước đã
liền một dải sau 30 năm chia cắt, vậy thì khơng có lí do gì một đất nước
thống nhất mà vấn đề sách giáo khoa nói riêng, giáo dục nói chung vẫn trong

tình trạng "cát cứ".
Trước tình hình như vậy, Đảng và Nhà nước đã đi đến chủ trương phải
thống nhất 2 bộ SGK thành một bộ duy nhất để sử dụng cho học sinh cả
nước.
b) Quan điểm biên soạn
Trên tình hình cụ thể, liên quan đến những gì đã tồn tại trước đó và yêu
cầu khắc phục những bất cập như đã nêu trên, tất yếu bộ sách năm 2000 phải
được biên soạn theo 2 định hướng: “chỉnh lí” và “hợp nhất”:
Về mặt nội dung, trên cơ sở của hai bộ sách trước đó, sách chỉnh lí có
sửa đổi một số nội dung, bài học để có một chuẩn chung về kiến thức. Nghĩa
là về cơ bản, bộ sách chỉnh lí khơng có sự thay đổi nhiều về nội dung so với
hai bộ sách hiện hành vào thời điểm đó.
Về mặt hình thức: đúng như tên gọi “hợp nhất”, quan điểm của các nhà
biên soạn là thống nhất về mặt văn bản, tức đem đến cho SGK Văn một bộ
duy nhất và thống nhất sử dụng như nhau trên phạm vi cả nước.


15
Từ đó có thể thấy, về cơ bản, bộ sách giáo khoa chỉnh lí hợp nhất
khơng có sự thay đổi q nhiều so với hai bộ sách trước đó. Tìm hiểu kĩ,
chúng tôi thấy sách SGK mới chỉ thay đổi khoảng 20% so với sách cũ.
1.2.1.2. Quan điểm biên soạn sách Ngữ văn THPT cơ bản hiện nay
a) Những yêu cầu về việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa Ngữ
Văn
Như đã nói ở trên, trong suốt một quãng thời gian dài từ sau ngày đất
nước thống nhất, chương trình và SGK mơn Văn - Tiếng Việt hầu như không
thay đổi bao nhiêu.
Thực hiện Nghị quyết số 40/2000/QH 10 của Quốc hội khóa X; Chỉ thị
số 14/2001/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới chương trình giáo
dục phổ thông; Chỉ thị số 40- CTTW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư về xây

dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục, từ
năm học 2006 - 2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai thực hiện chương
trình và sách giáo khoa mới THPT trong phạm vi cả nước. Năm 2000,
chương trình Ngữ văn THCS mới thực sự có những thay đổi lớn. Tiếp đó,
năm học 2006 - 2007, sách giáo khoa mới bậc THPT sự ra đời. Sự đổi mới
chương trình và SGK lần này là một tất yếu, bởi những lí do sau đây:
Thứ nhất, hiện nay, đất nước ta đang bước vào giai đoạn cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa với mục tiêu năm 2020, Việt Nam sẽ từ một nước nông
nghiệp về cơ bản trở thành nước công nghiệp, hội nhập với cộng đồng quốc
tế. Nhân tố quyết định thắng lợi của cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
và hội nhập quốc tế là con người, là nguồn lực con người Việt Nam được
phát triển cả về số lượng và chất lượng trên cơ sở mặt bằng dân trí được nâng
cao. Cơng việc này cần được bắt đầu từ giáo dục phổ thông, mà trước hết là
phải bắt đầu từ việc xác định mục tiêu đào tạo như là xác định những gì cần
đạt được sau một quá trình đào tạo. Vì vậy, để chăm lo phát triển con người,


16
một trong những yếu tố cần thiết là nhà trường phải thay đổi nội dung,
phương pháp giáo dục để chuẩn bị cho xã hội một lớp người lao động mới,
có những năng lực và phẩm chất phù hợp với yêu cầu của đất nước trong thời
kì mới.
Thứ hai, chương trình và sách giáo khoa ở các nước trong khu vực và
trên thế giới có những thay đổi, điều đó buộc Việt Nam phải có những đổi
mới. Xu thế giáo dục ấy đã được tổ chức UNESCO đề xướng với bốn yêu
cầu cốt lõi: học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định
mình. Trên thế giới, xu thế này đã được nhiều quốc gia chuẩn bị và triển khai
ngay từ những thập kỉ cuối của thế kỉ XX. Cải cách giáo dục tập trung vào
giáo dục phổ thông, mà trọng điểm là cải cách chương trình và SGK. Chương
trình của các nước đều hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục, trực

tiếp góp phần cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng sống
của con người; khắc phục tình trạng học tập nặng nề, căng thẳng gây mất
hứng thú và niềm tin đối với việc học tập của học sinh; giáo dục thốt li đời
sống, q nhấn mạnh đến tính hệ thống, yêu cầu quá cao về mặt lí thuyết mà
coi nhẹ những tri thức và kĩ năng có liên quan trực tiếp đến cuộc sống hằng
ngày của học sinh, khiến năng lực hoạt động thực tiễn của người học bị hạn
chế. Xu thế đổi mới cũng nhằm khắc phục tình trạng sản phẩm của giáo dục
không đáp ứng được yêu cầu biến đổi nhanh và đa dạng của phát triển xã hội,
sự bất bình đẳng về cơ hội tiếp nhận giáo dục mà biểu hiện chủ yếu là sự
cách biệt về điều kiện, về trình độ giữa các địa phương và khu vực, cách biệt
giữa giới tính và địa vị xã hội. Trên tinh thần ấy, chương và SGK của các
nước phát triển rất coi trọng thực hành, vận dụng, nội dung được tích hợp
nhiều mặt. SGK trở thành tài liệu định hướng cho học sinh tự tìm hiểu, tự
học, tự phát hiện, tự chiếm lĩnh tri thức mới. Trào lưu cải cách giáo dục lần


17
thứ 3 của thế kỉ XX đang hướng tới khắc phục những biểu hiện nói trên để
chuẩn bị cho thế hệ trẻ bước vào thế kỉ XXI.
Thứ ba, một thực tế khơng thể làm ngơ: chương trình SGK cũ ra đời đã
lâu - bộ SGK cũ được áp dụng gần một thập niên, và đến nay, cơ bản đã hoàn
thành nhiệm vụ của giai đoạn thống nhất hệ thống giáo dục phổ thơng. Trong
thời kì hiện nay, nó đã và đang bộc lộ những hạn chế nhất định, những bất
cập trước yêu cầu đổi mới về mục tiêu, nội dung và phương pháp. Vấn đề đặt
ra là cần khẩn trương soạn thảo và đưa vào thực hiện một chương trình dạy
và học mới để có thể đáp ứng được với tình hình thực tại theo luật giáo dục
năm 1998 và các nghị quyết của Đảng và Nhà nước đã đề ra.
Thứ tư, đối tượng giáo dục hiện nay của chúng ta đã thay đổi. Các kết
quả điều tra tâm sinh lí lứa tuổi học sinh thời gian gần đây trên thế giới cũng
như ở nước ta cho thấy: học sinh bậc THCS và THPT những năm đầu thế kỉ

XXI so với những năm 80 của trở về trước là rất khác nhau. Trong điều kiện
phát triển của công nghệ thông tin, các phương tiện truyền thông, trong bối
cảnh hội nhập, mở rộng giao lưu quốc tế, học sinh được tiếp nhận nhiều
nguồn thông tin khác nhau đa dạng phong phú từ nhiều mặt của cuộc sống,
những hiểu biết của học sinh cũng nhiều hơn linh hoạt và thực tế hơn so với
các thế hệ cùng lứa tuổi trước đó. Trong học tập, học sinh khơng thỏa mãn
với vai trị là người tiếp thu thụ động, không chỉ chấp nhận các giải pháp đặt
ra có sẵn. Một nhu cầu tất yếu nảy sinh là sự lĩnh hội độc lập các tri thức và
phát triển các kĩ năng.
Một thực tế cần nhận thức đầy đủ trong giáo dục: đối tượng học sinh
hiện nay có các yếu tố về thể chất tâm sinh lí cũng khác trước, nhiều quan
niệm về lối sống, đạo đức, quan niệm về các giá trị tinh thần và vật chất của
học sinh thay đổi. Và như vậy, tất yếu không thể không đổi mới nội dung,
phương pháp giáo dục một khi đối tượng giáo dục đã thay đổi.


18
Thứ năm, các ngành khoa học xã hội và nhân văn, lí luận dạy học bộ
mơn trong nhà trường đã có nhiều thành tựu nghiên cứu mới. Chính điều đó
đã đem đến cho khoa nghiên cứu văn học, phê bình văn học, ngôn ngữ học…
những sức sống mới, hơi thở mới. Bên cạnh đó, nhiều giá trị cũ cũng được
xem xét đánh giá lại và khơng ít vấn đề đã trở nên lỗi thời, bất cập… cần phải
được loại bỏ. Chương trình, SGK phổ thơng khơng thể khơng tiếp cận với
những thành tựu mới của khoa học cơ bản.
Trong bối cảnh như vậy, đổi mới là điều đề tất yếu đặt ra cho nền giáo
dục Việt Nam. Vấn đề chỉ là ở chỗ, cần đổi mới như thế nào, theo hướng nào.
b) Những quan điểm trong biên soạn SGK Ngữ văn cơ bản THPT
Như chúng ta đã biết, chương trình và SGK Ngữ văn được xây dựng
trên cơ sở kế thừa những thành tựu của ngành nghiên cứu văn học, Ngơn ngữ
học, Tâm lí học, Giáo dục học cũng như thành tựu một số ngành khoa học

khác…, đặc biệt là những thành tựu của ngành phương pháp dạy học Văn và
tiếng mẹ đẻ theo những quan điểm mới về giáo dục, nhằm bắt nhịp với xu thế
giáo dục hiện đại và những yêu cầu cấp thiết của việc đào tạo nguồn nhân lực
cho đất nước trong những năm đầu thế kỉ XXI. Sách giáo khoa Ngữ văn được
biên soạn theo hai quan điểm chính: tích hợp các nội dung học tập và tích
cực hóa hoạt động học tập của học sinh.
- Quan điểm tích hợp trong dạy và học Ngữ văn
Hiện nay, tích hợp được xem là một trong những xu thế dạy học hiện
đại, đang được quan tâm nghiên cứu và áp dụng vào nhà trường ở nhiều nước
có nền giáo dục tiên tiến như Mỹ, Pháp, Trung Quốc, Nhật… Tích hợp đã và
đang thực sự trở thành một trào lưu sư phạm.
Ở nước ta, từ thập niên 90 của thế kỷ XX trở lại đây, vấn đề xây dựng
mơn học tích hợp với những mức độ khác nhau mới được thực sự tập trung
nghiên cứu, thử nghiệm và áp dụng vào nhà trường phổ thông, chủ yếu ở bậc


19
học Tiểu học và cấp THCS. Trước đó, tinh thần giảng dạy tích hợp chỉ mới
được thực hiện ở những mức độ thấp như liên hệ, phối hợp các kiến thức, kĩ
năng thuộc các môn học hay phân môn khác nhau để giải quyết một vấn đề
giảng dạy.
Hiện nay, xu hướng tích hợp vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu, thử
nghiệm và áp dụng vào đổi mới chương trình và SGK THPT. Chương trình
mơn Ngữ văn THPT áp dụng từ năm 2002 do bộ GD&ĐT dự thảo đã ghi rõ:
“Lấy quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo để tổ chức nội dung chương
trình, biên soạn sách giáo khoa và lựa chọn các phương pháp giảng dạy”;
"Quan điểm tích hợp phải được qn triệt trong tồn bộ mơn học, từ Đọc văn,
Tiếng Việt đến Làm văn; quán triệt trong mọi khâu của quá trình dạy học;
quán triệt trong mọi yếu tố của hoạt động học tập…”. Như vậy, ở nước ta
hiện nay, vấn đề cần hay khơng cần tích hợp trong xây dựng nội dung

chương trình, biên soạn SGK và lựa chọn các phương pháp giảng dạy môn
Ngữ văn khơng đặt ra nữa. Bài tốn cịn lại cho chúng ta là vận dụng quan
điểm tích hợp vào dạy học Ngữ văn như thế nào để có thể hình thành và phát
triển các năng lực cho học sinh có hiệu quả hơn, góp phần thực hiện tốt mục
tiêu giáo dục và đào tạo của bộ mơn.
Vậy thực chất tích hợp là gì? Và thực hiện quan điểm tích hợp trong
dạy học Ngữ văn là thực hiện như thế nào?
Tích hợp (Integration) có nghĩa là sự hợp nhất, hịa nhập, kết hợp. Nội
hàm khái niệm tích hợp có thể hiểu một cách khái quát là sự hợp nhất hay là
sự nhất thể hóa đưa tới một đối tượng mới như là một thể thống nhất trên
những nét bản chất nhất của các thành phần đối tượng, chứ không phải là một
phép cộng giản đơn những thuộc tính của các thành phần ấy. Hiểu như vậy,
tích hợp có hai tính chất cơ bản, liên hệ mật thiết với nhau, quy định lẫn
nhau, là tính liên kết và tính tồn vẹn. Liên kết phải tạo thành một thực thể


20
tồn vẹn khơng cịn sự phân chia giữa các thành phần kết hợp. Tính tồn vẹn
dựa trên sự thống nhất nội tại các thành phần liên kết, chứ không phải là sự
sắp đặt các thành phần bên cạnh nhau. Không thể gọi là tích hợp nếu các tri
thức, kĩ năng chỉ được thụ đắc, tác động một cách riêng rẽ, khơng có sự liên
kết phối hợp với nhau trong lĩnh hội nội dung hay giải quyết một vấn đề, tình
huống. Trong lí luận dạy học, tích hợp được hiểu là sự kết hợp một cách hữu
cơ, có hệ thống ở những mức độ khác nhau, các kiến thức, kĩ năng thuộc các
môn học khác nhau hoặc các hợp phần của bộ môn thành một nội dung thống
nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến
trong các môn học hoặc hợp phần của các mơn đó. Trong Chương trình
THPT, mơn Ngữ văn năm 2002 của Bộ giáo dục và Đào tạo, khái niệm tích
hợp cũng được hiểu là “sự phối hợp các tri thức gần gũi, có quan hệ mật thiết
với nhau trong thực tiễn để chúng hỗ trợ và tác động vào nhau nhằm tạo nên

kết quả nhanh chóng và vững chắc”.
Tích hợp trong dạy học ngữ văn được thực hiện theo hai dạng: tích
hợp dọc và tích hợp ngang.
- Tích hợp ngang là sự tích hợp thể hiện mối quan hệ, sự liên thông
giữa đơn vị tri thức ở bộ môn này với tri thức ở bộ môn khác. Theo quan
điểm này, các phân môn Đọc - hiểu, Tiếng Việt, Làm văn trước đây ít có
quan hệ, gắn bó với nhau, nay được tập hợp xung quanh trục chủ điểm và các
bài học. Các nhiệm vụ cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng cũng gắn bó
chặt chẽ với nhau hơn trước.
+ Tích hợp dọc là sự tích hợp ở một đơn vị kiến thức và kĩ năng đã học
trước đó theo nguyên tắc đồng tâm. Cụ thể: kiến thức và kĩ năng của lớp trên,
bậc học trên bao hàm kiến thức và kĩ năng của lớp học, bậc học dưới, nhưng
cao hơn và sâu hơn. Đây là giải pháp củng cố và dần dần nâng cao kiến thức,



×