Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Sổ tay chất lượng CHO CÔNG TY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 35 trang )

Sổ tay chất lượng – Công ty TNHH Công nghệ COSMOS Trang: 1/35
Sổ tay chất lượng – Công ty TNHH Công nghệ COSMOS Trang: 2/35
SỔ TAY CHẤT LƯỢNG
Ký hiệu: QM
VĨNH PHÚC - 2009
Sổ tay chất lượng – Công ty TNHH Công nghệ COSMOS Trang: 3/35
BẢNG MỤC LỤC
STT
Nội dung Trang
Các từ viết tắt 4
Lời nói đầu 5
Phần 1
Giới thiệu 6
Phần 2
Sơ lược về công ty, phạm vi của HTQLCL 7
2.1
Sơ lược về Công ty 7
2.2
Chính sách chất lượng 8
2.3
Mục tiêu chất lượng 9
2.4
Chương trình quản lý chất lượng 10
2.5
Lưu trình sản xuất chung của Công ty 11
2.6
Phạm vi của Hệ thống Quản lý chất lượng 12
Phần 3
Sơ đồ tổ chức và giới thiệu HTQLCL 12
3.1
Sơ đồ tổ chức trong HTQLCL 12


3.2
Qui đinh chức năng nhiệm vụ và quyền hạn 13
3.3
Giới thiệu về Hệ thống chất lượng 19
Phần 4
Hệ thống Quản lý chất lượng 20
4.1
Yêu cầu chung 20
4.2
Yêu cầu về hệ thống tài liệu 21
Phần 5
Trách nhiệm của lãnh đạo 23
5.1
Cam kết của lãnh đạo 23
5.2
Hướng vào khách hàng 23
5.3
Chính sách chất lượng 24
5.4 Hoạch định 24
5.5
Trách nhiệm quyền hạn và trao đổi thông tin 24
5.6
Xem xét của lãnh đạo 25
Phần 6
Quản lý nguồn lực 25
6.1
Cung cấp nguồn lực 25
6.2
Nguồn nhân lực 26
6.3

Cơ sở hạ tầng 26
6.4
Môi trường làm việc 26
Phần 7
Tạo sản phẩm 27
7.1
Hoạch định việc tạo sản phẩm 27
7.2
Các quá trình liên quan đến khách hàng 27
7.3
Thiết kế và phát triển 28
7.4
Mua hàng 30
7.5
Sản xuất và cung cấp dịch vụ 30
7.6
Kiểm soát thiết bị theo dõi và đo lường 32
Phần 8
Đo lường, phân tích và cải tiến 33
8.1
Khái quát 33
8.2
Theo dõi và đo lường 33
Sổ tay chất lượng – Công ty TNHH Công nghệ COSMOS Trang: 4/35
8.3
Kiểm soát sản phẩm không phù hợp 34
8.4
Phân tích dữ liệu 35
8.5
Cải tiến 35

CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Nội dung
1 HTQLCL Hệ thống quản lý chất lượng
2 QM Sổ tay chất lượng
3 QMR Đại diện lãnh đạo chất lượng
4 BGĐ
Ban Giám đốc (các thành viên hội đồng thành viên, Giám đốc, Phó
Giám đốc hoặc người được ủy quyền)
5 GĐ Giám đốc Công ty
6 BP Bộ phận (đồng nghĩa với đơn vị, có thể dùng thay thế)
7 ĐV Đơn vị (đồng nghĩa với bộ phận, có thể dùng thay thế)
8 QLSX Bộ phận Quản lý sản xuất
9 QC Bộ phận kiểm soát chất lượng
10 QLTB Bộ phận quản lý thiết bị
11 ĐVSX Đơn vị sản xuất
12 ĐVSD Đơn vị sử dụng
13 HT Tổ hoàn thành
14 Kho NL Kho nguyên liệu
15 Kho LK Kho Linh kiện (sản phẩm dở dang và hàng tiêu hao)
16 Kho TP Kho thành phẩm
17 TT Tổ trưởng
18 TP Tổ phó
19 NT Nhóm trưởng
20 NVSX Nhân viên sản xuất (nhân viên các đơn vị sản xuất)
21 NV Nhân viên (chỉ toàn bộ người lao động trong công ty)
22 CIC/COSMOS Công ty TNHH Công nghệ COSMOS
LỜI NÓI ĐẦU
Sổ tay chất lượng này được xây dựng, áp dụng và duy trì liên tục tại Công ty
TNHH Công nghệ COSMOS dựa theo tiêu chẩn TCVN ISO 9001:2008
Sổ tay chất lượng này do Thư ký ISO biên soạn, Đại diện lãnh đạo chất lượng

kiểm tra, Giám Đốc Công ty phê duyệt.
Sổ tay chất lượng – Công ty TNHH Công nghệ COSMOS Trang: 5/35
Thư ký ISO Đại diện lãnh đạo chất lượng Giám Đốc
PHẦN 1 GIỚI THIỆU
Tài liệu này là một phương tiện hỗ trợ thông tin nội bộ và cho các bên quan tâm liên quan đến
hoạt động phát triển, triển khai các quá trình cần thiết cho hệ thống quản lý chất lượng của Công ty
chúng tôi và để phù hợp với các yêu cầu sau:
 Các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001 :2008;
 Các yêu cầu của khách hàng và của pháp luật;
 Các yêu cầu của công ty.
Mục tiêu cơ bản của công ty là để đạt được các yêu cầu về chất lượng và môi trường tích cực
trong công ty nhằm đảm bảo các yêu cầu của khách hàng về chất lượng, giao hàng đúng hạn, sản
xuất với chi phí cạnh tranh và môi trường đảm bảo cho người lao động.
1.1. MỤC ĐÍCH:
Sổ tay chất lượng – Công ty TNHH Công nghệ COSMOS Trang: 6/35
Mục đích của Sổ tay chất lượng là cung cấp những thông tin về chính sách và mục tiêu chất
lượng, cơ cấu tổ chức, đồng thời giới thiệu về hệ thống quản lý chất lượng của Công ty theo Tiêu
chuẩn TCVN ISO 9001:2008.
1.2. PHÂN PHỐI SỔ TAY CHẤT LƯỢNG:
Đối tượng sử dụng Sổ tay chất lượng là Ban lãnh đạo Công ty, các Phòng ban, các bộ phận
của Công ty. Sổ tay chất lượng có thể cung cấp cho khách hàng, cơ quan chứng nhận. Sổ tay chất
lượng chỉ được phân phối cho các đơn vị bên ngoài khi được Giám Đốc, hoặc Đại diện lãnh đạo phê
duyệt.
1.3. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
 TCVN 5951 :1995 Hướng dẫn xây dựng hệ thống quản lý chất lượng;
 TCVN ISO 10005 :2007 Hệ thống quản lý chất lượng – HD lập kế hoạch chất lượng;
 TCVN ISO 10002 :2007 Hệ thống quản lý chất lượng – Sự thoả mãn của khách hàng - HD
về xử lý khiếu nại trong tổ chức
 TCVN 9001 :2000 Hệ thống quản lý chất lượng – Cơ sở từ vựng;
 TCVN 9001 :2008 Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu;

PHẦN 2 SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY,
PHẠM VI CỦA HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
2.1. SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY:
Công ty TNHH Công nghệ COSMOS là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư trong nước được
thành lập theo Giấy Đăng ký kinh doanh số 1902000727 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc
cấp ngày 24/5/2005.
 Vốn đăng ký: 20.000.000.000 VNĐ
 Vốn đầu tư: 90.000.000.000 VNĐ
 Lĩnh vực kinh doanh:
Sản xuất các sản phẩm phụ tùng ô tô, xe gắn máy;
Khuôn mẫu các loại;
Sổ tay chất lượng – Công ty TNHH Công nghệ COSMOS Trang: 7/35
 Thị trường tiêu thụ: Trong nước và hướng tới xuất khẩu 20% vào năm 2012;
 Mặt bằng:
Tổng diện tích mặt bằng: 8.000 m
2
Diện tích nhà xưởng: 4.000 m
2
 Tổng số lao động: 300 người
 Địa chỉ liên hệ:
Công ty TNHH Công nghệ COSMOS
KCN Khai Quang – Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc - Việt Nam
Điện thoại: 0211 - 3721137 Fax: 0211 - 3847877
Email:
2.2. CHÍNH SÁCH CHẤT LƯỢNG:
Lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân Công ty TNHH Công nghệ COSMOS cam kết
xây dựng và áp dụng thành công HTQLCL theo các yêu cầu của ISO 9001:2008 nhằm:
1. Thoả mãn ngày càng cao yêu cầu của khách hàng và các yêu cầu của luật định;
2. Cải tiến thường xuyên để nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất, kinh doanh;
3. Xây dựng Công ty ngày một phát triển đủ sức cạnh tranh và hội nhập quốc tế ;

4. Tăng cường mối quan hệ hợp tác cùng có lợi với các bên liên quan ;
5. Cải tiến thường xuyên để nâng cao an toàn, vệ sinh lao động cho nhân viên;
6. Không ngừng đào tạo cán bộ công nhân viên nhằm nâng cao trình độ, năng lực, tạo ra niềm say
mê và lòng yêu nghề cho người lao động ;
Sổ tay chất lượng – Công ty TNHH Công nghệ COSMOS Trang: 8/35
7. Nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên và đóng góp thật nhiều cho sự nghiệp phát triển
của nền kinh tế Việt Nam.
ĐẠI DIỆN LÃNH ĐẠO CHẤT LƯỢNG

NGUYỄN NGỌC PHƯỢNG
2.3. MỤC TIÊU CHẤT LƯỢNG:
QMR có trách nhiệm thiết lập mục tiêu chất lượng của công ty. Mục tiêu được thiết lập và
duy trì để từng bước giảm các tác động đáng kể đến chất lượng của hoạt động sản phẩm và dịch vụ
của công ty nhằm cải tiến liên tục hệ thống quản lý chất lượng của công ty.
Mục tiêu chất lượng được thiết lập dựa trên các nguyên tắc sau:
- Dựa trên chính sách chất lượng;
- Mong muốn của Khách hàng đối với sản phẩm;
- Đảm bảo tuân thủ với các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác về chất lượng và có xét
đến các yêu cầu khác của các bên liên quan;
- Định rõ trách nhiệm nhằm đạt được mục tiêu chất lượng ở từng cấp, từng bộ phận;
- Có chương trình, biện pháp và tiến độ để đạt được mục tiêu chất lượng;
Sổ tay chất lượng – Công ty TNHH Công nghệ COSMOS Trang: 9/35
- Ban ISO có trách nhiệm giám sát và kiểm tra định kỳ việc thực hiện mục tiêu. Việc xem
xét định kỳ được quy định trong cuộc họp xem xét của lãnh đạo hoặc khi có sự thay đổi
về các hoạt động hoặc qui trình sản xuất trong Công ty.
2.4. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG:
Chương trình quản lý chất lượng được thiết lập nhằm đạt được các mục tiêu đặt ra. Chương
trình quản lý chất lượng sẽ thay đổi phù hợp với khoảng thời gian đặt ra.
Chương trình quản lý chất lượng bao gồm:
- Phương pháp thực hiện để đạt được mục tiêu;

- Bộ phận chịu trách nhiệm/ người chịu trách nhiệm;
- Thời gian thực hiện;
- Nguồn lực thực hiện (tài chính, kỹ thuật…).
Chương trình quản lý chất lượng của Công ty do phụ trách Nhân sự thiết lập, QMR hoặc
Giám đốc phê duyệt.
Chương trình quản lý chất lượng được định kỳ xem xét trong các cuộc họp xem xét của lãnh
đạo hoặc khi bất kỳ có sự thay đổi nào về hoạt động hoặc sản phẩm của Công ty.
Sổ tay chất lượng – Công ty TNHH Công nghệ COSMOS Trang: 10/35
2.5. LƯU TRÌNH SẢN XUẤT CHUNG CỦA CÔNG TY:
Sổ tay chất lượng – Công ty TNHH Công nghệ COSMOS Trang: 11/35
2.6. PHẠM VI CỦA HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG:
2.6.1. Phạm vi áp dụng:
HTQLCL của CIC áp dụng cho lĩnh vực sản xuất phụ tùng xe gắn máy và các sản phẩm cơ
khí chính xác, nhằm chứng tỏ khả năng cung cấp ổn định các sản phẩm cho Khách hàng.
Thông qua việc áp dụng có hiệu lực của hệ thống, các yêu cầu của Khách hàng, các yêu cầu
chế định thích hợp sẽ được đáp ứng, tạo niềm tin đối với Khách hàng sử dụng sản phẩm của Công
ty.
2.6.2. Giới hạn:
Toàn bộ sản phẩm sản xuất trong Công ty đều theo các tiêu chuẩn định sẵn.
PHẦN 3: CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ GIỚI THIỆU HTQLCL CỦA CÔNG TY
3.1. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC TRONG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG:
Sổ tay chất lượng – Công ty TNHH Công nghệ COSMOS Trang: 12/35
3.2. QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÁC CÁ NHÂN, ĐƠN
VỊ TRONG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG:
3.2.1. Trách nhiệm của Đại diện lãnh đạo chất lượng (QMR):
- Tổ chức xây dựng, áp dụng và duy trì HTQLCL theo TCVN ISO 90001:2008 một cách có
hiệu quả và hiệu lực trong toàn Công ty;
- Thiết lập và ban hành chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng;
- Định kỳ đánh giá HTQLCL, xem xét và xử lý các vấn đề phát sinh;
- Cung cấp các bằng chứng về cam kết của Công ty đối với quá trình xây dựng, triển khai và

liên tục cải tiến hiệu quả của HTQLCL và đảm bảo cung cấp các nguồn lực thích hợp cho
HTQLCL;
- Đảm bảo cho các quá trình cần thiết của HTQLCL được thiết lập, thực hiện và duy trì;
- Đảm bảo để toàn bộ mọi người trong Công ty nhận thức được các yêu cầu của pháp luật,
yêu cầu khách hàng và các yêu cầu khác về chất lượng;
- Báo cáo Ban Giám đốc về kết quả hoạt động của HTQLCL và nhu cầu cải tiến;
- Đại diện cho lãnh đạo về chất lượng trong quá trình xây dựng, áp dụng và duy trì
HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2008;
Sổ tay chất lượng – Công ty TNHH Công nghệ COSMOS Trang: 13/35
- Là đại diện của Công ty khi liên hệ với bên như tư vấn, đánh giá liên quan đến HTQLCL;
- Có quyền tạm đình chỉ những công việc không phù hợp yêu cầu của HTQLCL;
- Uỷ quyền cho Thư ký ISO và các trưởng bộ phận giải quyết các vấn đề tương ứng khi đi
vắng.
3.2.2. Ban ISO:
- Thực hiện các hoạt động dưới sự chỉ đạo của Đại diện lãnh đạo về chất lượng;
- Giúp Đại diện lãnh đạo về chất lượng giải quyết các vấn đề liên quan đến HTQLCL;
- Giúp Đại diện lãnh đạo về chất lượng thiết lập và duy trì HTQLCL;
- Chỉ đạo hoạt động, kiểm tra giám sát các bộ phận, cá nhân được phân công trong các hoạt
động liên quan đến chất lượng.
3.2.3. Thư ký ISO:
- Thực hiện các hoạt động dưới sự chỉ đạo của Ban ISO;
- Giúp Ban ISO giải quyết các vấn đề liên quan đến HTQLCL;
- Thu thập các ý kiến về sửa đổi văn bản, tài liệu của HTQLCL và trình Đại diện lãnh đạo về
chất lượng;
- Tổ chức in ấn tài liệu đã soát xét, trình duyệt tài liệu và tiến hành phân phối theo đúng
trình tự;
- Ghi và lưu giữ biên bản các cuộc họp của lãnh đạo, quản lý các tài liệu, hồ sơ gốc của
HTQLCL;
- Thay mặt Đại diện lãnh đạo về chất lượng điều hành hoạt động của ban ISO;
- Phân tích, xử lý, nghiên cứu và hoạch định các phương án cải tiến quản lý Công ty;

- Chỉ đạo các đơn vị và các cá nhân trong việc xây dựng và áp dụng HTQLCL TCVN ISO
9001:2008;
- Đào tạo nhân viên về HTQLCL;
- Lập kế hoạch và cùng các chuyên gia đánh giá nội bộ tiến hành đánh giá nội bộ chất
lượng;
- Liên hệ với các bên tư vấn chứng nhận HTQLCL ISO 9001:2008 cho Công ty;
- Điều hành các công việc khác theo sự phân công của Giám Đốc;
- Uỷ quyền cho các nhân viên liên quan giải quyết các vấn đề tương ứng khi đi vắng;
- Thực hiện và thúc đẩy các nghiệp vụ có liên quan đến đánh giá chứng nhận HTQLCL theo
TCVN ISO 9001:2008.
3.2.4. Phòng Nhân sự:
- Nghiên cứu, xây dựng và thực hiện Nội quy lao động, quy tắc làm việc, điều lệ của Công
ty cho phù hợp với thực tế sản xuất - kinh doanh của Công ty và phù hợp với luật định;
- Lập kế hoạch nhân lực, quản lý tuyển dụng, đào tạo nhân viên và các nghiệp vụ có liên
quan;
- Tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho nhân viên;
- Đặt mua, quản lý và phân phát đồng phục, bảo hộ lao động cho nhân viên;
- Soạn thảo, in ấn, quản lý, lưu trữ các thông báo, công văn, quyết định của Công ty;
- Chuẩn bị, tổ chức các bữa ăn giữa ca cho nhân viên, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;
Sổ tay chất lượng – Công ty TNHH Công nghệ COSMOS Trang: 14/35
- Nghiên cứu và thực hiện luật an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ;
- Giám sát, đôn đốc và thực hiện đào tạo, kiểm tra, cải tiến ATVSLĐ;
- Thực hiện các công việc liên quan đến kiểm tra sức khoẻ của công nhân, cấp cứu tai nạn, y
tế ;
- Thống kê, điều tra tai nạn lao động và xác nhận đối sách;
- Quản lý, giám sát, kiểm tra an toàn công trình, nhà xưởng, tài sản của Công ty;
- Quản lý chất thải, sửa chữa các thiết bị vệ sinh, vệ sinh, giữ gìn, làm đẹp môi trường công
cộng;
- Tiếp nhận, xử lý và trả lời các khiếu nại về môi trường;
- Định kỳ triệu tập hội nghị nhân sự để báo cáo, trao đổi thông tin và xử lý các vấn đề bất

thường;
- Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Giám Đốc;
- Quản lý, kiểm soát và lưu trữ tài liệu, hồ sơ theo quy định;
- Thực hiện và thúc đẩy các nghiệp vụ có liên quan đến đánh giá chứng nhận HTQLCL theo
TCVN ISO 9001:2008.
* Trưởng phòng nhân sự:
- Tổ chức và triển khai công việc thông qua việc phân công công việc và trách nhiệm cho
các nhân viên, lập và giám sát các kế hoạch hành động, định kỳ kiểm tra và xử lý các vấn đề bất
thường, cải tiến thường xuyên nhằm đảm bảo các nhiệm vụ của phòng được hoàn thành và chịu
trách nhiệm trước Ban Giám Đốc về kết quả công việc đạt được;
- Đảm bảo các nhân viên trong phòng và trong Công ty có đầy đủ năng lực cần thiết và tuân
thủ các yêu cầu của HTQLCL để hoàn thành nhiệm vụ được giao thông qua tổ chức các khoá huấn
luyện, đào tạo nội quy, ý thức và chuyên môn, đồng thời thường xuyên nâng cao và đánh giá kỹ
năng của các nhân viên;
- Đảm bảo việc vệ sinh sạch sẽ, phân loại chất thải tại đơn vị và để chất thải đúng nơi qui
định;
- Đảm bảo việc sử dụng tiết kiệm các tài nguyên, năng lượng như: điện, nước, dầu, công cụ
dụng cụ…;
- Đảm bảo việc bảo quản, vận chuyển và sử dụng nhiên liệu, hóa chất đúng qui định;
- Đảm bảo việc chuẩn bị ứng phó và xử lý các điểm bất thường về môi trường.
3.2.5. Phòng Kinh doanh + QLSX:
- Tiếp nhận đơn hàng, phân tích, đánh giá năng lực sản xuất, báo cáo Giám Đốc.
- Lập báo giá, xác nhận giá bán. Kết hợp với Phòng kế toàn kiểm soát chi phí sản xuất và
xúc tiến các hoạt động cải tiến nhằm giảm giá thành sản xuất.
- Tổ chức giao hàng theo đơn hàng, kiểm soát giao hàng, kiểm soát hàng NG trả về.
- Quản lý chứng từ giao hàng, đối chiếu số liệu với Khách hàng hàng tháng.
- Trao đổi thông tin, tiếp thu phàn nàn của Khách hàng, giải trình đối sách phục vụ Khách
hàng.
- Nhận nguyên liệu gia công, kiểm soát sử dụng, cân đối số liệu, đối chiếu số liệu với Khách
hàng.

- Lập, sắp xếp kế hoạch sản xuất, đôn đốc và kiểm soát tiến độ sản xuất.
Sổ tay chất lượng – Công ty TNHH Công nghệ COSMOS Trang: 15/35
- Điều động, cân đối nguồn lực các đơn vị. Xử lý bất thường, lập đối sách giao hàng trễ hẹn.
- Thống kê báo cáo sản xuất của từng ca, hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, so sánh năng
suất.
- Quản lý các kho: nguyên liệu, linh kiện, thành phẩm, nhiên liệu và hóa chất; quản lý việc
bảo quản, vận chuyển và sử dụng hóa chất trong Công ty.
- Hàng ngày kiểm soát xuất, nhập, tồn các kho, kiểm soát tồn kho an toàn;
- Bảo quản hàng hoá ngăn ngừa hỏng hóc, rỉ sét, đúng nơi, đúng chỗ và được phân biệt rõ
ràng, dễ nhận biết về đặc tính cũng như chủng loại;
- Vệ sinh, chỉnh lý, chỉnh đốn các kho, đóng gói hàng hoá đúng theo quy cách, dán nhãn
mác đầy đủ cho hàng hoá cũng như vị trí lưu trữ.
- Định kỳ rút kiểm, kiểm kê các kho, đối chiếu số lượng, sổ sách giấy tờ và thống kê tổng
hợp báo cáo.
- Định kỳ triệu tập hội nghị sản xuất để báo cáo, trao đổi thông tin và xử lý các vấn đề bất
thường.
- Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Giám Đốc;
- Quản lý, kiểm soát và lưu trữ tài liệu, hồ sơ theo quy định;
- Thực hiện và thúc đẩy các nghiệp vụ có liên quan đến đánh giá chứng nhận HTQLCL theo
TCVN ISO 9001:2008.
* Trưởng phòng QLSX:
- Tổ chức và triển khai công việc thông qua việc phân công công việc và trách nhiệm cho
các nhân viên, lập và giám sát các kế hoạch hành động, định kỳ kiểm tra và xử lý các vấn đề bất
thường, cải tiến thường xuyên nhằm đảm bảo các nhiệm vụ của phòng được hoàn thành và chịu
trách nhiệm trước Ban Giám Đốc về kết quả công việc đạt được;
- Đảm bảo các nhân viên trong phòng có đầy đủ năng lực cần thiết và tuân thủ các yêu cầu
của HTQLCL để hoàn thành nhiệm vụ được giao thông qua các khoá huấn luyện, đào tạo chuyên
môn, đồng thời thường xuyên nâng cao và đánh giá kỹ năng của các nhân viên;
- Đảm bảo hàng hoá được chuẩn bị và giao hàng cho Khách hàng đúng hạn, các phàn nàn
của Khách hàng được đáp ứng kịp thời nhằm thoả mãn các yêu cầu của Khách hàng.

- Đảm bảo việc vệ sinh sạch sẽ, phân loại chất thải tại đơn vị và để chất thải đúng nơi qui
định;
- Đảm bảo việc sử dụng tiết kiệm các tài nguyên, năng lượng như: điện, nước, dầu, công cụ
dụng cụ…;
- Đảm bảo việc bảo quản, vận chuyển và sử dụng nhiên liệu, hóa chất đúng qui định;
- Đảm bảo việc chuẩn bị ứng phó và xử lý các điểm bất thường về môi trường.
3.2.6. Phòng Kỹ thuật:
- Hoạch định khai phá linh kiện, sản phẩm mới.
- Quản lý bản vẽ của Khách hàng, tài liệu kỹ thuật, các tài liệu liên quan công đoạn sản xuất.
- Khai phá, làm thử, thử nghiệm linh kiện, sản phẩm mới.
- Giao mẫu sản phẩm mới, xử lý, thương lượng chất lượng, kỹ thuật sản xuất với Khách
hàng.
Sổ tay chất lượng – Công ty TNHH Công nghệ COSMOS Trang: 16/35
- Lập biểu QC công đoạn, Biểu lưu trình chế tạo, Biểu tiêu chuẩn tác nghiệp để phân phát
cho các đơn vị liên quan và kiểm soát, lưu trữ các biểu này.
- Lập và đệ trình tài liệu kỹ thuật cho Khách hàng xem xét và phê duyệt.
- Kiểm soát thay đổi thiết kế.
- Thiết kế, chế tạo, sản xuất khuôn, gá hàn, gá kiểm nhằm tiết kiệm nguyên vật liệu, tăng
năng suất lao động, giảm tỷ lệ hàng hỏng;
- Quản lý, kiểm soát và lưu trữ tài liệu, hồ sơ theo quy định;
- Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Giám Đốc;
- Thực hiện và thúc đẩy các nghiệp vụ có liên quan đến đánh giá chứng nhận HTQLCL theo
TCVN ISO 9001:2008.
* Trưởng phòng kỹ thuật sản xuất:
- Tổ chức và triển khai công việc thông qua việc phân công công việc và trách nhiệm cho
các nhân viên, lập và giám sát các kế hoạch hành động, định kỳ kiểm tra và xử lý các vấn đề bất
thường, cải tiến thường xuyên nhằm đảm bảo các nhiệm vụ của phòng được hoàn thành và chịu
trách nhiệm trước Ban Giám Đốc về kết quả công việc đạt được;
- Đảm bảo các nhân viên trong phòng có đầy đủ năng lực cần thiết và tuân thủ các yêu cầu
của HTQLCL để hoàn thành nhiệm vụ được giao thông qua các khoá huấn luyện, đào tạo chuyên

môn, đồng thời thường xuyên nâng cao và đánh giá kỹ năng của các nhân viên;
- Đảm bảo việc vệ sinh sạch sẽ, phân loại chất thải tại đơn vị và để chất thải đúng nơi qui
định;
- Đảm bảo việc sử dụng tiết kiệm các tài nguyên, năng lượng như: điện, nước, dầu, công cụ
dụng cụ…;
- Đảm bảo việc bảo quản, vận chuyển và sử dụng nhiên liệu, hóa chất đúng qui định;
- Đảm bảo việc chuẩn bị ứng phó và xử lý các điểm bất thường về môi trường.
* Bộ phận QC:
- Quản lý, bảo quản, hiệu chuẩn, kiểm tra dụng cụ đo lường, dụng cụ kiểm tra;
- Vệ sinh, chỉnh lý, chỉnh đốn các khu vực kiểm tra;
- Kiểm nghiệm, xác nhận chất lượng thành phẩm nhập kho;
- Kiểm nghiệm xuất hàng, hàng NG khách hàng trả về, lập hồ sơ kiểm nghiệm;
- Trao đổi thông tin, tiếp thu phàn nàn của Khách hàng, giải trình đối sách phục vụ Khách
hàng;
- Thực hiện rút kiểm chất lượng công đoạn, xác nhận thành tích thực tế;
- Kiểm nghiệm hàng hoá, linh kiện nhập và lập hồ sơ kiểm nghiệm;
- Kiểm nghiệm nguyên liệu nhập kho, kiểm soát phân biệt và sử dụng nguyên liệu theo đúng
chủng loại, quy cách, yêu cầu của bản vẽ;
- Phân tích, thống kê hàng NG, trao đổi thông tin, lập đối sách xử lý hàng NG, xác nhận và
báo cáo kết quả;
- Xác nhận chất lượng hàng báo huỷ, báo cáo tổn thất;
- Thiết lập mục tiêu chất lượng, thu thập thông tin chất lượng, đo lường kết quả. Yêu cầu
đơn vị sản xuất lập đối sách bất thường, thúc đẩy, kiểm soát đối sách, xác nhận và báo cáo kết quả;
Sổ tay chất lượng – Công ty TNHH Công nghệ COSMOS Trang: 17/35
- Định kỳ triệu tập hội nghị chất lượng để báo cáo, trao đổi thông tin và xử lý các vấn đề bất
thường;
- Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Giám Đốc;
- Quản lý, kiểm soát và lưu trữ tài liệu, hồ sơ chất lượng theo quy định;
- Thực hiện và thúc đẩy các nghiệp vụ có liên quan đến đánh giá chứng nhận HTQLCL theo
TCVN ISO 9001:2008.

* Trưởng bộ phận QC:
- Tổ chức và triển khai công việc thông qua việc phân công công việc và trách nhiệm cho
các nhân viên, lập và giám sát các kế hoạch hành động, định kỳ kiểm tra và xử lý các vấn đề bất
thường, cải tiến thường xuyên nhằm đảm bảo các nhiệm vụ của phòng được hoàn thành và chịu
trách nhiệm trước Ban Giám Đốc về kết quả công việc đạt được;
- Khắc phục kịp thời các vấn đề chất lượng và phối hợp với Khách hàng trong việc đáp ứng
các yêu cầu nhằm thoả mãn Khách hàng;
- Đảm bảo tất cả các nguyên liệu, linh kiện đầu vào từ phía nhà cung cấp phù hợp với các
tiêu chuẩn và yêu cầu của bản vẽ;
- Đảm bảo hoạt động kiểm tra thích hợp được tiến hành đối với sản phẩm trong quá trình sản
xuất;
- Đảm bảo hoạt động kiểm tra xuất hàng và các thử nghiệm đối với sản phẩm được thực hiện
theo các yêu cầu của Khách hàng;
- Đảm bảo các dụng cụ đo lường được hiệu chuẩn theo đúng kế hoạch, được nhận biết tình
trạng chất lượng, được kiểm tra, hiệu chỉnh trước khi sử dụng;
- Đảm bảo các nhân viên trong phòng có đầy đủ năng lực cần thiết và tuân thủ các yêu cầu
của HTQLCL để hoàn thành nhiệm vụ được giao thông qua các khoá huấn luyện, đào tạo chuyên
môn, đồng thời thường xuyên nâng cao và đánh giá kỹ năng của các nhân viên;
- Đảm bảo việc vệ sinh sạch sẽ, phân loại chất thải tại đơn vị và để chất thải đúng nơi qui
định;
- Đảm bảo việc sử dụng tiết kiệm các tài nguyên, năng lượng như: điện, nước, dầu, công cụ
dụng cụ…;
- Đảm bảo việc bảo quản, vận chuyển và sử dụng nhiên liệu, hóa chất đúng qui định;
- Đảm bảo việc chuẩn bị ứng phó và xử lý các điểm bất thường về môi trường;
3.2.7. Tổ quản lý thiết bị:
- Quản lý, kiểm tra sử dụng năng lượng, các thiết bị điện và máy móc toàn phân xưởng;
- Soạn thảo các tài liệu hướng dẫn công việc, hướng dẫn kiểm tra, hướng dẫn vận hành máy
móc thiết bị và hướng dẫn kiểm định;
- Phân tích, điều tra nguyên nhân, lập đối sách và sửa chữa thiết bị sản xuất gặp sự cố;
- Lập kế hoạch và thực hiện bảo dưỡng, kiểm tra máy móc, thiết bị định kỳ;

- Xác định các linh kiện máy thay thế, dụng cụ sửa chữa, lập định mức sử dụng. Kết hợp
cùng kho tiêu hao kiểm soát tồn kho an toàn các linh kiện thay thế, dụng cụ sửa chữa;
- Phân tích, đánh giá, qui hoạch và cải tiến thiết bị nhằm tiết kiệm điện, giảm tiếng ồn, hạn
chế dầu rơi xuống nền xưởng và giảm nhiệt độ nhà xưởng vào mùa hè;
Sổ tay chất lượng – Công ty TNHH Công nghệ COSMOS Trang: 18/35
- Đảm bảo các báo cáo công việc được đệ trình kịp thời lên lãnh đạo hay cung cấp cho các
đơn vị khác theo quy định;
- Đảm bảo việc vệ sinh sạch sẽ, phân loại chất thải tại đơn vị và để chất thải đúng nơi qui
định;
- Đảm bảo việc sử dụng tiết kiệm các tài nguyên, năng lượng như: điện, nước, dầu, công cụ
dụng cụ…;
- Đảm bảo việc bảo quản, vận chuyển và sử dụng nhiên liệu, hóa chất đúng qui định;
- Đảm bảo việc chuẩn bị ứng phó và xử lý các điểm bất thường về môi trường;
- Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Ban Giám Đốc;
- Lưu trữ các tài liệu, hồ sơ về kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa và kiểm định MMTB;
- Thực hiện và thúc đẩy các nghiệp vụ có liên quan đến đánh giá chứng nhận HTQLCL theo
TCVN ISO 9001:2008.
3.2.8. Tổ trưởng/Tổ phó/Nhóm trưởng đơn vị sản xuất:
- Chịu trách nhiệm về chất lượng trong ca mình phụ trách. Có quyền dừng sản xuất để giải
quyết vấn đề chất lượng, môi trường;
- Sắp xếp nhân công, máy móc, bố trí công đoạn sản xuất theo kế hoạch. Kiểm soát, hối thúc
sản xuất để hoàn thành kế hoạch;
- Điều tra nguyên nhân trễ kế hoạch sản xuất, đề xuất và thực hiện các phương pháp đối
ứng;
- Điều tra nguyên nhân phát sinh chất lượng, môi trường bất thường, đề xuất và thực hiện
các phương pháp đối ứng;
- Đảm bảo hàng NG loại ra từ các công đoạn sản xuất được cách ly, phân biệt, được nhận
dạng, phân tích lỗi và thống kê lỗi đầy đủ, chính xác. Tổ chức xử lý hàng NG phát sinh;
- Bảo dưỡng, kiểm tra, giữ gìn máy móc thiết bị (bao gồm cả xe chuyên dùng, giỏ đựng,
khuôn, bàn gá, bàn kiểm, công cụ, dụng cụ…);

- Tổ chức sản xuất an toàn, điều tra nguyên nhân sự cố tai nạn lao động, đề xuất báo cáo
khắc phục/ phòng ngừa;
- Đảm bảo các nhân viên tại các công đoạn sản xuất có đầy đủ năng lực cần thiết để đảm bảo
chất lượng sản phẩm và tuân thủ các yêu cầu của HTQLCL thông qua huấn luyện, đào tạo chuyên
môn, đồng thời thường xuyên nâng cao và đánh giá kỹ năng của nhân viên;
- Phân tích, đánh giá và cải tiến thiết bị, phương pháp sản xuất;
- Đảm bảo việc vệ sinh sạch sẽ, phân loại chất thải tại đơn vị và để chất thải đúng nơi qui
định;
- Đảm bảo việc sử dụng tiết kiệm các tài nguyên, năng lượng như: điện, nước, dầu, công cụ
dụng cụ…;
- Đảm bảo việc bảo quản, vận chuyển và sử dụng nhiên liệu, hóa chất đúng qui định;
- Đảm bảo việc chuẩn bị ứng phó và xử lý các điểm bất thường về môi trường;
- Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Ban Giám Đốc;
- Lưu trữ các tài liệu, hồ sơ theo yêu cầu;
- Thực hiện và thúc đẩy các nghiệp vụ có liên quan đến đánh giá chứng nhận HTQLCL theo
TCVN ISO 9001:2008.
Sổ tay chất lượng – Công ty TNHH Công nghệ COSMOS Trang: 19/35
3.2.9. Nhân viên các đơn vị:
- Tuân thủ sự phân công công việc của cấp trên;
- Vệ sinh sạch sẽ nơi làm việc, không vứt rác bừ bãi;
- Phân loại chất thải, để chất thải đúng nơi qui định;
- Tuân thủ các qui định về an toàn, vệ sinh lao động;
- Tiết kiệm điện, nước, xăng dầu, công cụ, dụng cụ…;
- Giữ gìn cảnh quan môi trường trong và ngoài Công ty;
- Bảo quản, vận chuyển và sử dụng nhiên liệu, hóa chất đúng qui định;
- Thông báo kịp thời các điểm bất thường về môi trường cho cấp trên; Hiểu rõ các nguy cơ
bất thường về môi trường và phương pháp xử lý;
- Không ngừng học hỏi để có hiểu biết và nhận thức đầy đủ, chính xác về các yêu cầu của
HTQLCL;
- Thực hiện các yêu cầu khác của HTQLCL;

3.3. GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG CHẤT LƯỢNG:
3.3.1. Sổ tay chất lượng:
- Sổ tay chất lượng trình bầy chính sách quản lý chung về chất lượng, cơ cấu tổ chức và
trách nhiệm cụ thể của các chức vụ chủ yếu trong Công ty, các nguyên tắc chung trong việc thực
hiện các yêu cầu của Hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2008;
- Sổ tay chất lượng tổng hợp những hoạt động đã và đang thực hiện ở các bộ phận của Công
ty để đạt được các mục tiêu về chất lượng;
- Đối tượng sử dụng Sổ tay chất lượng: Xem ở phần phạm vi áp dụng.
3.3.2. Thủ tục:
- Trong các thủ tục hướng dẫn trình bày chi tiết các quá trình thực hiện yêu cầu của Hệ
thống quản lý chất lượng. Các chỉ dẫn, hướng dẫn thực hiện công việc tại các vị trí làm việc;
- Đối tượng sử dụng tài liệu này là những người tham gia vào hoạt động liên quan trong bộ
phận. Những tài liệu này không được cấp phát cho những người không có nhiệm vụ.
3.3.3. Hồ sơ, biên bản, tiêu chuẩn, quyết định nội bộ:
- Các hồ sơ, biên bản họp thực hiện theo hướng dẫn hoặc các cuộc họp liên quan đến chất
lượng;
- Tiêu chuẩn, quyết định nội bộ: Là các tiêu chuẩn, quyết định có liên quan đến chất lượng.
QUY TRÌNH
HƯỚNG DẪN
HỒ SƠ
STCL
Sổ tay chất lượng – Công ty TNHH Công nghệ COSMOS Trang: 20/35
PHẦN 4: HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
4.1. Yêu cầu chung:
Công ty tiến hành xây dựng, lập văn bản, thực hiện, duy trì hệ thống quản lý chất lượng và
thường xuyên nâng cao hiệu lực của hệ thống theo các yêu cầu của tiêu chuẩn này.
Công ty sẽ:
a) Xác định các quá trình cần thiết trong hệ thống quản lý chất lượng và áp dụng chúng trong
toàn bộ tổ chức (xem 1.2).
b) Xác định trình tự và mối tương tác của các quá trình này.

c) Xác định các chuẩn mực và phương pháp cần thiết để đảm bảo vận hành và kiểm soát các
quá trình này có hiệu lực.
d) Đảm bảo sẵn có các nguồn lực và thông tin cần thiết để hỗ trợ việc vận hành và theo dõi các
quá trình này.
e) Theo dõi, đo lường khi thích hợp và phân tích các quá trình này.
f) Thực hiện các hành động cần thiết để đạt được kết quả dự định và cải tiến liên tục các quá
trình này.
Công ty sẽ quản lý các quá trình tuân thủ theo các yêu cầu của tiêu chuẩn này.
Khi một Công ty chọn nguồn bên ngoài cho bất kỳ quá trình nào ảnh hưởng đến sự phù hợp
của sản phẩm với các yêu cầu, Công ty sẽ đảm bảo kiểm soát được các quá trình đó. Việc kiểm soát
những quá trình đó. Việc kiểm soát những quá trình do nguồn bên ngoài được nhận biết trong hệ
thống quản lý chất lượng.
Chú thích 1: Các quá trình cần thiết đối với hệ thống quản lý chất lượng nêu ở trên cần bao gồm cả
các quá trình về các hoạt động quản lý, cung cấp nguồn lực, tạo sản phẩm, đo lường, phân tích và
cải tiến.
Chú thích 2: “Quá trình sử dụng nguồn bên ngoài” là quá trình Công ty sẽ cho hệ thống quản lý chất
lượng của mình và lựa chọn để bên ngoài thực hiện.
Sổ tay chất lượng – Công ty TNHH Công nghệ COSMOS Trang: 21/35
Chú thích 3: Việc đảm bảo kiểm soát các quá trình sử dụng ngồn bên ngoài không loại trừ được
trách nhiệm của Công ty về sự phù hợp với tất cả các yêu cầu của khách hàng, luật định và chế
định. Loại và mức độ kiểm soát cần áp dụng với các quá trình sử dụng ngồn bên ngoài có thể bị ảnh
hưởng bởi các yếu tố như:
a) Tác động tiềm ẩn của quá trình sử dụng nguồn bên ngoài đến khả năng của tổ chức trong
việc cung cấp sản phẩm phù hợp với các yêu cầu;
b) Mức độ chia sẻ việc kiểm soát quá trình,
c) Khả năng đạt được kiểm soát cần thiết thông qua việc áp dụng 7.4.
4.2. Yêu về hệ thống tài liệu:
4.2.1. Khái quát:
CIC xây dựng và thực hiện hệ thống quản lý chất lượng dưới dạng văn bản nhằm tạo khả
năng thông báo các ý định và tạo sự nhất quán trong hành động để đạt được chất lượng sản phẩm và

làm căn cứ để cải tiến chất lượng, để lập lại công việc một cách thống nhất và làm cơ sở cho truy
tìm nguồn gốc khi cần.
Hệ thống tài liệu được phân chia thành các tầng như sau:
 Tầng 1: Sổ tay chất lượng;
 Tầng 2: Thủ tục tiến hành và sơ đồ các quá trình;
 Tầng 3: Các hướng dẫn công việc, kế hoạch kiểm soát, các tiêu chuẩn, các hướng dẫn sử
dụng máy, các quy định đơn lẻ, các tài liệu từ bên ngoài (tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, tài
liệu Khách hàng: bản vẽ và các yêu cầu kỹ thuật ).
 Tầng 4: Hồ sơ chất lượng.
4.2.2. Sổ tay chất lượng:
- Ký hiệu: QM
QM xác định chính sách chất lượng, sơ đồ tổ chức của Công ty, mối quan hệ giữa các quá
trình trong HTQLCL, trách nhiệm trong việc của các vị trí chủ chốt và tổng quan về HTQLCL;
QM do thư ký ISO kiểm soát, chịu trách nhiệm ban hành và cập nhật đúng thời điểm;
Các thay đổi phải được xác định bằng cấp độ thay đổi, được ghi lại trong nhật ký sửa đổi sổ
tay và phải được Giám đốc phê duyệt trước khi ban hành;
Đại diện lãnh đạo về chất lượng chịu trách nhiệm đảm bảo các bản lỗi thời của Sổ tay chất
lượng được thu hồi và tái bản Sổ tay chất lượng sửa đổi;
Phân phát sổ tay chất lượng bằng các bản sao được kiểm soát;
Chỉ được cấp Sổ tay chất lượng cho các tổ chức bên ngoài khi đã được Giám đốc cho phép;
Phân phát Sổ tay chất lượng phải được ghi lại trong Danh mục phân phát Sổ tay chất lượng;
Bản gốc Sổ tay chất lượng và nhật ký phân phát tài liệu do Thư ký ISO lưu trữ;
4.2.3. Kiểm soát tài liệu:
Sổ tay chất lượng – Công ty TNHH Công nghệ COSMOS Trang: 22/35
• Công ty quy định rõ ràng việc lập, kiểm tra, phê duyệt, phân phối, quản lý, thu hồi và sửa
chữa các tài liệu thuộc hệ thống quản lý chất lượng.
• Khi có sự thay đổi, soát xét, cập nhật, Công ty phải cung cấp tài liệu mới nhất đến đúng nơi
sử dụng;
• Tài liệu mới chỉ sau khi đã được Lãnh đạo phê duyệt mới được cập nhật vào Danh mục tài
liệu và khi phân phối phải có sự xác nhận của người nhận tại liệu;

• Công ty thu lại đầy đủ các tài liệu cũ, lỗi thời khi phát hành tài liệu mới Thư ký ISO có trách
nhiệm cập nhật tài liệu mới và thu hồi tài liệu cũ;
• Trách nhiệm phê duyệt, sửa đổi tài liệu thuộc về người phê duyệt tài liệu gốc;
• Các tài liệu lỗi thời được lưu trữ với mục đích tham khảo đều có dấu hiệu nhận biết rõ ràng
tránh nhầm lẫn;
• Các tài liệu chỉ được sửa đổi khi có “Giấy trình duyệt” yêu cầu sửa đổi tài liệu đã được thư
ký ISO xem xét và có sự chấp thuận của QMR/Giám đốc;
• Những tài liệu kiểm soát không được phân phối tới những người không có nhiệm vụ liên
quan và khi phát hành ra ngoài Công ty phải có ý kiến của Ban Giám đốc hoặc người được
uỷ quyền;
• Các tài liệu bên ngoài cũng luôn được xem xét và cập nhật. Các tài liệu lỗi thời đều phải huỷ
bỏ, Thư ký ISO là người lưu bản gốc gần nhất của tài liệu lỗi thời.
Thủ tục Kiểm soát tài liệu (C-T-01) trình bày chi tiết quá trình kiểm soát tài liệu.
4.2.4. Kiểm soát hồ sơ:
• Công ty đảm bảo rằng các hồ sơ chất lượng được bảo quản, lưu trữ tránh hư hao, mất mát và
thuận tiện cho việc sử dụng;
• Các đơn vị chức năng trong Công ty có trách nhiệm đảm bảo rằng luôn có đủ hồ sơ để
chứng minh được rằng đơn vị đã và đang hoạt động theo đúng chứng năng và nhiệm vụ
trong hệ thống;
• Các tài liệu tạo nên hồ sơ chất lượng được theo dõi, quản lý và cập nhật theo mã hiệu riêng,
có nhãn tên;
• Hồ sơ được lưu trữ tại các phòng ban, bộ phận và đảm bảo không bị ẩm mốc, mối mọt, hư
hại;
• Định kỳ hồ sơ được kiểm tra để phát hiện những mất mát và loại bỏ những hồ sơ không cần
thiết;
• Các hồ sơ đều có quy định về thời gian lưu trữ;
• Khi phân phát hồ sơ chất lượng ra bên ngoài phải có sự cho phép của Lãnh đạo Công ty;
Thủ tục Kiểm soát hồ sơ (C-T-02) trình bày chi tiết cách thức bảo quản, lưu trữ hồ sơ chất lượng.
Sổ tay chất lượng – Công ty TNHH Công nghệ COSMOS Trang: 23/35
PHẦN 5: TRÁCH NHIỆM CỦA LÃNH ĐẠO

5.1. Cam kết của lãnh đạo:
Lãnh đạo CIC cam kết xây dựng và thực hiện hệ thống quản lý chất lượng và cải tiến liên
tục hiệu lực của hệ thống đó bằng cách:
 Truyền đạt cho Công ty về tầm quan trọng của việc đáp ứng các yêu cầu của khách hàng
cũng như các yêu cầu của luật định và chế định
 Thiết lập chính sách chất lượng;
 Đảm bảo việc thiết lập các mục tiêu chất lượng;
 Tiến hành việc xem xét của lãnh đạo; và
 Đảm bảo sẵn có các nguồn lực.
5.2. Hướng vào khách hàng:
Lãnh đạo CIC đảm bảo các yêu cầu của khách hàng được xác định và đáp ứng nhằm nâng
cao sự thoả mãn khách hàng (xem 7.2.1 và 8.2.1).
5.3. Chính sách chất lượng:
Chính sách chất lượng được Giám đốc CIC nghiên cứu, bàn bạc và công bố tại Phần 2, Điều
2.2. Đảm bảo chính sách chất lượng được thông tin đến tất cả các cấp nhân viên Công ty và nằm
trong chương trình đào tạo nhân viên mới. Bên cạnh đó, chính sách chất lượng treo tại các khu vực
chính trong Công ty và được xem như một biện pháp thông tin cho toàn bộ nhân viên Công ty.
5.4. Hoạch định:
5.4.1. Mục tiêu chất lượng:
Mục tiêu chất lượng được thiết lập cho các phòng ban liên quan, các cấp trong Công ty và
nằm trong kế hoạch kinh doanh. Mục tiêu chất lượng bao gồm mong muốn của Khách hàng đối với
sản phẩm. Mục tiêu chất lượng có thể đo lường được và phù hợp với Chính sách chất lượng.
5.4.2. Hoạch định hệ thống quản lý chất lượng:
Lãnh đạo CIC đảm bảo:
 Tiến hành hoạch định hệ thống quản lý chất lượng để đáp ứng các yêu cầu nêu trong 4.1
cũng như các mục tiêu chất lượng;
 Tính nhất quán của hệ thống quản lý chất lượng được duy trì khi các thay đổi đối vơi hệ
thống quản lý chất lượng được hoạch định và thực hiện;
5.5. Trách nhiệm, quyền hạn và trao đổi thông tin:
5.5.1. Trách nhiệm và quyền hạn:

Lãnh đạo Công ty đã xác định trách nhiệm, quyền hạn và thông tin trong tổ chức thông qua
“Bảng mô tả công việc”, thủ tục và hướng dẫn công việc. Trách nhiệm, quyền hạn của các vị trí chủ
chốt được mô tả trong phần 3 cuốn sổ tay chất lượng này.
Sổ tay chất lượng – Công ty TNHH Công nghệ COSMOS Trang: 24/35
5.5.2. Đại diện của lãnh đạo:
Phó Giám đốc của Công ty làm đại diện lãnh đạo về chất lượng (QMR). Ngoài các trách
nhiệm và quyền hạn về chuyên môn, nghiệp vụ cụ thể, QMR còn có các trách nhiệm và quyền hạn
khác đối với HTQLCL (chi tiết xem 3.2.1 của QM này).
5.5.3. Trao đổi thông tin nội bộ:
 Trong trường hợp có sản phẩm hoặc quá trình không phù hợp với yêu cầu đặt ra, trưởng bộ
phận kiểm soát chất lượng và trưởng phòng sản xuất phải được thông báo kịp thời để đảm
bảo cho các hoạt động khắc phục được triển khai đúng lúc và hiệu quả của chúng được theo
dõi đầy đủ;
 Trong trường hợp có sản phẩm hoặc quá trình không phù hợp với yêu cầu đặt ra, trưởng bộ
phận kiểm soát chất lượng và/ hoặc cán bộ đơn vị sản xuất có quyền dừng dây chuyền sản
xuất để khắc phục vấn đề chất lượng;
 Đối với các quá trình có phân ca, trưởng ca được bổ nhiệm và chịu trách nhiệm đảm bảo
chất lượng sản phẩm;
 Lãnh đạo Công ty thông tin về hiệu quả của HTQLCL trong toàn Công ty thông qua thông
báo nội bộ, bản ghi nhớ, thư điện tử;
Thủ tục trao đổi và quản lý thông tin (C-T-10) trình bày chi tiết quá trình và cách thức trao đổi
thông tin trong nội bộ và với bên ngoài.
5.6. Xem xét của lãnh đạo:
5.6.1. Khái quát:
Lãnh đạo Công ty tiến hành xem xét lãnh đạo ít nhất mỗi năm một lần để đảm bảo tính phù
hợp, đầy đủ và hiệu quả của hệ thống.
Hồ sơ xem xét của lãnh đạo được duy trì theo Thủ tục kiểm soát hồ sơ (C-T-02).
5.6.2. Đầu vào của việc xem xét:
Công ty tiến hành định kỳ 1 lần trong 1 năm cuộc họp xem xét của Lãnh đạo nhằm xem xét,
giải quyết những vấn đề sau:

 Kết quả của các cuộc đánh giá nội bộ và đánh giá sự phù hợp với các yêu cầu pháp luật, yêu
cầu của khách hàng và các yêu cầu khác;
 Các thông tin, xử lý các khiếu nại phản hồi của khách hàng;
 Kết quả của cá mục tiêu đạt được;
 Các hành động tiếp theo từ các cuộc họp xem xét của lãnh đạo lần trước;
 Việc triển khai và kết quả của các hành động khắc phục/phòng ngừa và cải tiến;
 Những thay đổi có thể ảnh hưởng đến hệ thống quản lý chất lượng;
 Các khuyến nghị về cải tiến;
5.6.3. Đầu ra của việc xem xét:
Sổ tay chất lượng – Công ty TNHH Công nghệ COSMOS Trang: 25/35
Đầu ra của việc xem xét của lãnh đạo có thể bao gồm những quyết định và biện pháp có liên
quan đến:
 Việc cải tiến hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng và cải tiến các quá trình của hệ thống;
 Việc cải tiến sản phẩm liên quan đến các yêu cầu của khách hàng;
 Nhu cầu về nguồn lực;
Kết quả của cuộc họp được lưu trữ tại Ban ISO, các biện pháp cần thực hiện sẽ do những
người liên quan thực hiện.
Thủ tục Xem xét của lãnh đạo (C-T-03) trình bày chi tiết cách thức và nội dung xem xét của lãnh
đạo.
PHẦN 6: QUẢN LÝ NGUỒN LỰC
6.1. Cung cấp nguồn lực:
CIC cam kết cung cấp đầy đủ và kịp thời các nguồn lực bao gồm con người, máy móc thiết
bị, tài chính để thực hiện, duy trì, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của HTQLCL và tăng sự thoả mãn
của khách hàng.
6.2. Nguồn nhân lực
6.2.1. Khái quát:
- Tuyển dụng nhân lực: Công ty đảm bảo tuyển dụng nguồn nhân lực từ các trường Đại học,
Cao đẳng và dạy nghề hoặc từ các thành phần kinh tế khác trong nước được đào tạo có kiến thức và
tay nghề phù hợp với yêu cầu của Công ty;
- Phân công lao động: Công ty đảm bảo người được phân công trách nhiệm trong HTQLCL

có năng lực trên cơ sở được giáo dục, đào tạo kỹ năng và kinh nghiệm thích hợp;
6.2.2. Năng lực, đào tạo và nhận thức:
 Công ty quy định cách thức tổ chức đào tạo và quản lý đào tạo nhân viên của Công ty;
 Công ty tạo mọi cơ hội, điều kiện để đào tạo và bồi dưỡng kiến thức cho toàn bộ nhân viên
để họ không ngừng cải tiến công việc của mình;
 Dựa trên thực tế sản xuất, trình độ thực tế của nhân viên bộ phận Nhân sự lập kế hoạch đào
tạo và chương trình đào tạo;
 Quá trình triển khai đào tạo được chia làm 2 hình thức: Đào tạo cơ bản và Đào tạo nghiệp
vụ;
• Đào tạo cơ bản: Đào tạo cho tất cả nhân viên (bao gồm cả nhân viên mới) nhằm cho họ hiểu
được những kiến thức cơ bản về HTQLCL, Chính sách chất lượng, Mục tiêu chất lượng và
các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng tại Công ty;
• Đào tạo nghiệp vụ: Được tiến hành cho những nhân viên mà công việc của họ liên quan đến
chất lượng. Tuỳ từng vị trí công việc mà nội dung đào tạo sẽ khác nhau;

×