UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI
BCĐ CUỘC THI TÌM HIỂU PLLĐ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÀI THI TÌM HIỂU PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG NĂM 2013
(Đề thi số 7)
Họ và tên người dự thi:
Địa chỉ:
Ngày tháng năm sinh: Điện thoại liên hệ:
I.Phần trắc nghiệm: (08 câu) Người dự thi trả lời bằng cách lựa chọn trong các
phương án 1 cau trả lời đúng và khoanh tròn vào ký tự a, hoặc b, hoặc c, hoặc d ở
đầu phương án đó.
Câu 1: Hợp đồng lao động là gì?
a. Hợp đồng lao động là giao kết giữa người lao động và người sử dụng lao động về
việc làm có trả lương;
b. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao
động điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
c. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao
động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên
trong quan hệ lao động.
Câu 2: Khi giao kết hợp đồng lao động các bên phải thực hiện nguyên tắc nào dưới
đây:
a. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.
b. Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao
động tập thể và đạo đức xã hội.
c. Cả hai phương án trên .
Câu 3: Người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm
công việc khác so với hợp đồng lao động theo qui định của pháp luật Lao động với
thời hạn nào dưới đây:
a. 30 ngày làm việc;
b. 40 ngày làm việc;
c. 60 ngày làm việc;
Câu 4: Người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái
pháp luật phải thực hiện nghĩa vụ nào dưới đây:
a. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết;
b. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và
phải đền bù 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động;
c. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và
trả tiền lương; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động
không được làm việc cộng với ít nhất 02 tiền lương theo hợp đồng lao động.
Câu 5: Cán bộ công đoàn không chuyên trách là Chủ tịch, Phó Chủ tịch công đoàn
cơ sở được sử dụng bao nhiêu giờ làm việc trong một tháng để làm công tác công
đoàn?
a. 12 giờ.
b. 24 giờ.
c. 48 giờ.
Câu 6: Cán bộ công đoàn không chuyên trách sử dụng thời gian theo quy định của
pháp luật để làm công tác công đoàn có được đơn vị sử dụng lao động trả lương
không?
a. Không được trả.
b. Được trả lương.
c. Tùy thuộc hai bên thỏa thuận.
Câu 7: Người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc chưa đến tuổi nghỉ hưu, chưa đủ
hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần thì
được nhận như thế nào?
a. Sau 06 tháng nghỉ việc không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;
b. Sau 12 tháng nghỉ việc không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;
c. Sau 18 tháng nghỉ việc không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;
Câu 8: Mức trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi là bao nhiêu?
a. 2,0 tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con.
b. 2,5 tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con.
c. 03 tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con.
c. 04 tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con.
II. Phần Tình huống: (01 câu)
Câu 9: Ông B là cán bộ công đoàn không chuyên trách của công đoàn cơ sở với
chức danh Chủ tịch công đoàn công ty A trực thuộc Công đoàn Ngành Công thương.
Ngày 21/3/2013, Ông B nhận được giấy triệu tập dự lớp tập huấn 02 ngày (từ ngày
28 đến hết ngày 29/3/2013). Khi Ông B thông báo với Giám đốc Công ty A về việc
đi dự tập huấn của công đoàn cấp trên thì Giám đốc Công ty trả lời sẵn sàng bố trí
thời gian để Ông B dự tập huấn nhưng Ông B sẽ không được hưởng tiền lương trong
hai ngày dự tập huấn với lý do Ông B đã sử dụng hết 24 giờ làm việc trong tháng
theo quy định để làm công tác công đoàn .
Theo Anh(Chị), Công ty A thực hiện như vậy có đúng quy định không? Vì
sao? Liên hệ thực tế tại đơn vị của Anh(Chị)?
TRẢ LỜI
Khi Ông B thông báo với Giám đốc Công ty A về việc đi dự tập huấn của
công đoàn cấp trên thì Giám đốc Công ty trả lời sẵn sàng bố trí thời gian để Ông B
dự tập huấn là đúng quy định hiện hành của luật Lao động và Luật Công đoàn.
Nhưng Ông B sẽ không được hưởng tiền lương trong hai ngày dự tập huấn
với lý do Ông B đã sử dụng hết 24 giờ làm việc trong tháng theo quy định để làm
công tác công đoàn .
Công ty A thực hiện như vậy không đúng với quy định tại mục 3 điiều 24 của
luật Công Đoàn đã nêu trên :“Cán bộ công đoàn không chuyên trách được nghỉ làm
việc và được hưởng lương do đơn vị sử dụng lao động chi trả trong những ngày
tham dự cuộc họp, tập huấn do công đoàn cấp trên triệu tập; chi phí đi lại, ăn ở và
sinh hoạt trong những ngày tham dự cuộc họp, tập huấn do cấp công đoàn triệu tập
chi trả ”.
Liên hệ thực tế tại đơn vị
Ở trường THCS …………… cán bộ công đoàn nhà trường được tạo điều
kiện về thời gian, kinh phí khi tham gia các lớp tập huấn do công đoàn cấp trên tổ
chức theo đúng các quy định hiện hành. Chủ tịch công đoàn đi tập huấn được nhà
trường bố trí giáo viên khác dạy thay thời khóa biểu khi chủ tịch công đoàn đị tập
huấn. Trong thời gian dự tập huấn Chủ tịch công đoàn vẫn được hưởng nguyên
lương theo quy định. Nhà trường luôn quan tâm tạo điều kiện để các đồng chí cán bộ
công đoàn của nhà trường tham gia học tập nâng cao trình độ góp phần động viên,
thúc đẩy hoạt động của công đoàn nhà trường ngày càng phát triển, đóng góp tích
cực cho hoạt động chung của nhà trường.
III. Phần tự luận:
Câu 10: - Quyền và nghĩa vụ của người lao động theo quy định của Bộ luật Lao
động 2012 có hiệu lực 2013:
1, Quyền của người lao động theo quy định của Bộ luật Lao động 2012 có hiệu lực
2013:
a) Làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề
nghiệp và không bị phân biệt đối xử;
b) Hưởng lương phù hợp với trình độ kỹ năng nghề trên cơ sở thoả thuận với người
sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an
toàn lao động, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có lương và được
hưởng phúc lợi tập thể;
c) Thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác
theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại với người sử dụng lao
động, thực hiện quy chế dân chủ và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao
động;
d) Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật;
đ) Đình công.
2. Nghĩa vụ của người lao động theo quy định của Bộ luật Lao động 2012 có hiệu
lực 2013:
a) Thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể;
b) Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động, tuân theo sự điều hành hợp pháp
của người sử dụng lao động;
c) Thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo
hiểm y tế.
- Liên hệ thực tế tại nhà trường: Trong những năm quan nhà trường đã đảm bảo tốt
các quyền của người lao động và tạo điều kiện để người lao động được thực hiện
nghĩa vụ của mình.
+ Cán bộ giáo viên được phân công chuyên môn phù hợp với chuyên môn đào tạo và
điều kiện thực tế của nhà trường, được tạo điều kiện đi học, tham gia chuyên đề….
nâng cao trình độ nghề nghiệp và không bị phân biệt đối xử;
+ Hưởng lương, tăng lương theo đúng ngạch bậc quy định; được bảo hộ lao động,
làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn lao động, vệ sinh lao động; nghỉ theo
chế độ, nghỉ hằng năm có lương và được hưởng phúc lợi tập thể trong ngày lế tết,
tham quan….
+ Được tạo điều kiện gia nhập, hoạt động công đoàn, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức
khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại với người sử dụng
lao động, thực hiện quy chế dân chủ và được tham vấn tại làm việc để bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao
động;
+ Cán bộ giáo viên được thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể
theo quy định.
+ 100% Cán bộ giáo viên chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động, tuân theo sự
điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động;
+ 100% Cán bộ giáo viên thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội
và pháp luật về bảo hiểm y tế.