Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Nghiên cứu bào chế và đánh giá sinh khả dụng viên nang itraconazol (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 29 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

TRẦN TRỊNH CÔNG
NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ VÀ ĐÁNH GIÁ SINH KHẢ DỤNG
VIÊN NANG ITRACONAZOL
Chuyên ngành: Công nghệ dược phẩm và Bào chế thuốc
Mã số: 62.72.04.02
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƯỢC HỌC






Hà Nội, năm 2014



Công trình được hoàn thành tại:
Bộ môn: Bào chế, Bộ môn: Công nghiệp Dược,
Bộ môn: Vi sinh-Sinh học, Bộ môn: Dược lực –
Trường Đại học Dược Hà Nội.
Trung tâm: Tương đương Sinh học –
Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung Ương

Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. Nguyễn Đăng Hòa
PGS. TS. Nguyễn Văn Long


Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường
Họp tại: Phòng Hội đồng - Trường Đại học Dược Hà Nội
Vào hồi … giờ … phút ngày … tháng … năm 2014

Có thể tìm hiểu luận án tại:
Thư viện Quốc gia Việt Nam
Thư viện trường ĐH Dược Hà Nội



CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN ÁN
AFM
: Kính hiển vi lực nguyên tử (Atomic force
microscope)
AIDS
: Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải
(Acquired immune deficiency syndrome)
ATCC
: Ngân hàng chủng chuẩn Mỹ
(American type culture collection)
AUC
: Diện tích dưới đường cong nồng độ-thời gian
(Area under the curve of concentration versus time)
CFU
: Khuẩn lạc
(Colony forming unit)

CLSM
: Kính hiển vi lase đồng tiêu cự
(Confocal lazer scanning microscope)
CM
: Chất mang
CV
: Hệ số biến thiên (Coefficient of variation)
DAD
: Detector mảng diod (Diode array detector)
DC
: Dược chất
DC-CM
: Dược chất-chất mang
DC-TD
: Dược chất-tá dược
DĐH
: Dược động học
DĐVN
: Dược điển Việt Nam
DLS
: Tán xạ ánh sáng động (Dynamic light scattering)
DMSO
: Dimethylsulfoxid
DSC
: Phân tích nhiệt vi sai (Differential scanning
calorimetry)
ĐK (Φ)
: Đường kính
FTIS
: Phổ hồng ngoại chuyển dạng Fourier

(Fourier transform infrared spectroscopy)
HC
: Hoạt chất
HHVL
: Hỗn hợp vật lý
HIV
: Virus gây suy giảm miễn dịch ở người
(Human immunodeficiency virus)
1
H-NMR
: Phổ cộng hưởng từ hạt nhân
(Proton nuclear magnetic resonance spectroscopy)
HP-β-CD
: Hydroxypropyl-beta-cyclodextrin


HPLC
: Sắc ký lỏng hiệu năng cao
(High performance liquid chromatography)
HPMC
: Hydroxy propyl methyl cellulose
HPMCAS
: Hydroxypropylmethylcellulose acetat succinat
HPMCP
: Hydroxypropylmethylcellulose phtalat
HPTR
: Hệ phân tán rắn
HT
: Huyết tương
ITZ

: Itraconazol
IV
: Trong tĩnh mạch (intravenous)
Kl/Kl
: Khối lượng/khối lượng
LC-MS
: Sắc ký lỏng-khối phổ
(Liquid chromatography-mass spectrum)
LLOQ
: Giới hạn định lượng dưới (Lower limit of
quantification)
MIC
: Nồng độ ức chế tối thiểu
(Minimal inhibitory concentration)
MRT
: Thời gian lưu trú trung bình (Mean retention time)
ND
: Nhân đường
PEG
: Polyethylen glycol
PHPMA
: Poly[N-(2-hydroxypropyl)methacrylat]
PLX
: Poloxame
PTL
: Phân tử lượng
PTN
: Phòng thí nghiệm
PVA
: Alcol polyvinic (Polyvinyl alcohol)

PVP
: Polyvinyl pyrrolidon
RH
: Độ ẩm tương đối (Relative humidity)
SEM
: Kính hiển vi điện tử quét (Scanning electron
microscope)
SKD
: Sinh khả dụng
SPE
: Chiết pha rắn (Solid phase extraction)
TD
: Tá dược
TĐSH
: Tương đương sinh học
TGA
: Phân tích nhiệt trọng lượng (Thermogravimetric
analysis)
TLTK
: Tài liệu tham khảo
UV
: Tia tử ngoại (Ultra violet)
V/V
: Thể tích/thể tích (Volume/volume)
XRD
: Nhiễu xạ tia X (X-ray diffraction)
β-CD
: β-cyclodextrin
1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Ngày nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau, các bệnh do nấm ngày
một gia tăng trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Bên cạnh sự phát
triển của các bệnh nấm toàn thân, ngoài da ở người bình thường, các bệnh
nấm cơ hội cũng ngày càng xuất hiện nhiều cả về tỷ lệ nhiễm lẫn tỷ lệ tử
vong.
Itraconazol (ITZ) là một dược chất (DC) kháng nấm tổng hợp, thuộc
nhóm azol. Dược chất này được sử dụng phổ biến trên lâm sàng với cả hai
mục đích: dự phòng và điều trị nhiều loại bệnh nấm khác nhau.
Itraconazol có nhiều ưu điểm: độc tính thấp hơn so với các DC kháng nấm
khác, phổ hoạt tính rộng (với cả nấm men, nấm sợi và nấm lưỡng hình) và
là DC duy nhất đạt hiệu quả điều trị bằng đường uống với cả Candida và
Aspergillus, là hai loại bệnh nấm phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, ITZ
là DC thuộc nhóm II trong hệ thống phân loại sinh dược học (độ tan trong
nước rất thấp và tính thấm tốt qua màng sinh học), sinh khả dụng (SKD)
của các dạng bào chế từ dược DC này thường thấp khi dùng qua đường
uống.
Với mong muốn góp phần cải thiện SKD các chế phẩm kháng nấm
ITZ ở Việt Nam, đề tài “Nghiên cứu bào chế và đánh giá sinh khả dụng
viên nang itraconazol ” đã được thực hiện.
2. Mục tiêu của luận án
- Nghiên cứu tăng độ tan của ITZ bằng hệ phân tán rắn và bào chế
được viên nang ITZ.
- Đề xuất tiêu chuẩn và đánh giá độ ổn định của viên nang bào chế.
- Bước đầu đánh giá SKD viên nang bào chế trên chó thực nghiệm.
3. Nội dung của luận án
Để thực hiện các mục tiêu đề ra, luận án gồm các nội dung sau:
- Bào chế hệ phân tán rắn để làm tăng độ tan của itraconazol.
- Bào chế pellet itraconazol từ hệ phân tán rắn.

- Bào chế viên nang ITZ từ pellet-hệ phân tán rắn.
- Xây dựng tiêu chuẩn và đánh giá độ ổn định của viên nang.
- Đánh giá SKD viên nang bào chế được so với viên đối chiếu trên
chó thực nghiệm.
4. Những đóng góp mới của luận án
Cho đến thời điểm hiện tại, chúng tôi chưa tìm thấy công bố về bào
chế và đánh giá SKD viên nang ITZ giải phóng ngay ở Việt Nam. Vì vậy,
kết quả nghiên cứu của luận án có thể được xem là những đóng góp mới
ở trong nước. Trong đó, chúng tôi đã áp dụng được những tiến bộ mới về
nghiên cứu bào chế, đánh giá tiêu chuẩn, chất lượng và SKD của ITZ
2

như:
■ Đã nghiên cứu biện pháp làm tăng độ hòa tan của ITZ bằng kỹ
thuật chế tạo HPTR với phương pháp dung môi và lựa chọn được chất
mang và tỷ lệ phối hợp cho độ hòa tan ITZ cao nhất. HPTR được lựa
chọn là ITZ:HPMC E6:Tween 80 theo tỷ lệ 1,0:1,5:0,06 (kl/kl).
■ Đưa hệ phân tán rắn ITZ lên pellet, vừa tận dụng được ưu điểm
của HPTR (cải thiện độ tan của ITZ) và ưu điểm của pellet (duy trì được
sự ổn định của DC, dễ đóng nang), yếu tố quyết định để có SKD in vitro
của viên nang nghiên cứu tương đương và SKD in vivo cao hơn so với
viên đối chiếu Sporal
®
.
■ Xây dựng và thẩm định được 2 phương pháp định lượng ITZ
trong pellet và nguyên liệu: HPLC và vi sinh (chưa được triển khai trong
nước), cho phép đánh giá chế phẩm thuốc kháng sinh đầy đủ cả về hoạt
lực kháng nấm và hàm lượng dược chất tinh khiết trước và sau điều chế,
đảm bảo chất lượng thuốc.
■ Xây dựng và thẩm định được 2 phương pháp định lượng ITZ

trong huyết tương chó: LC-MS/MS và vi sinh (VS). Phương pháp ghép
nối HPLC với detector khối phổ là kỹ thuật phân tích thuốc trong dịch
sinh học hiện đại, có độ nhạy và độ chính xác cao chưa được triển khai
nhiều trong nước. Phương pháp VS chưa được triển khai trong nước, cho
phép đánh giá hoạt lực toàn phần (cả chất gốc và các chất chuyển hóa có
hoạt tính kháng nấm) của thuốc trong huyết tương, bổ sung cho kết quả
của LC-MS/MS, chỉ định lượng được dược chất gốc. Đồng thời, có thể
cho phép ứng dụng phương pháp này trong các nghiên cứu về tác dụng
dược lý, tương đương điều trị các chế phẩm của dược chất này.
5. Cấu trúc của luận án
Luận án gồm 146 trang (không kể danh mục các công trình nghiên
cứu, phụ lục và tài liệu tham khảo), 66 bảng, 30 hình. Bố cục gồm các
phần: Đặt vấn đề (2 trang); tổng quan (38 trang); nguyên liệu, thiết bị và
phương pháp nghiên cứu (13 trang); kết quả nghiên cứu (71 trang); bàn
luận (20 trang); kết luận và đề xuất (2 trang); danh mục các công trình đã
công bố liên quan đến luận án (1 trang). Luận án có 138 tài liệu tham
khảo (12 trang) và 9 phụ lục.
Chương 1. TỔNG QUAN
Phần tổng quan trình bày các nội dung: Đại cương về ITZ; Hệ phân
tán rắn: khái niệm, phân loại, ưu điểm, chất mang thường dùng, các
phương pháp chế tạo và đánh giá HPTR; Pellet: khái niệm, thành phần,
ưu điểm, kỹ thuật bào chế pellet bằng phương pháp bồi dần và đánh giá
chất lượng pellet. Khái niệm về SKD, TĐSH, các phương pháp đánh giá
SKD. Một số nghiên cứu đánh giá SKD và TĐSH đường uống của dạng
bào chế ITZ.
3

Chương 2. NGUYÊN LIỆU, THIẾT BỊ
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nguyên liệu và thiết bị

2.1.1. Nguyên liệu
Các nguyên liệu, hóa chất, tá dược đều là loại dược dụng đạt tiêu
chuẩn DĐVN, BP, USP hoặc tinh khiết phân tích. Các dung môi sử dụng
cho phân tích ITZ trong dịch sinh học đạt tiêu chuẩn dùng cho HPLC,
LC-MS. Viên đối chiếu là viên nang Sporal
®
100 mg của nhà sản xuất
Janssen (Thái Lan). Số lô: 143009, hạn dùng: 06/2014, sử dụng để
nghiên cứu từ tháng 6/2011 - 6/2013.
2.1.2. Thiết bị
Sử dụng các thiết bị bào chế và đánh giá tin cậy của Trường Đại
học Dược Hà Nội và Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung Ương.
2.1.3. Chủng nấm kiểm định, môi trường thử và động vật thí nghiệm
■ Chủng nấm kiểm định: Candida albicans ATCC 10231 (do Viện
kiểm nghiệm thuốc Trung Ương cung cấp).
■ Môi trường thử: Môi trường SDA 2%, gồm pepton nấm 10g;
dextrose 20g; thạch 17g; nước cất v.đ. 1000 ml; pH cuối cùng (sau
tiệt trùng 121
o
C, 15 phút): 5,6 ± 0,2 ở 25
o
C.
■ Động vật thí nghiệm: Chó đực, khỏe mạnh, cân nặng 10-12 kg,
được nuôi dưỡng trong điều kiện thí nghiệm với chế độ ăn đầy đủ
và được kiểm soát.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp bào chế
■ Phương pháp chế tạo HPTR itraconazol
Áp dụng các phương pháp: đun chảy, dung môi và phun sấy, với
các chất mang PEG, Eudragit E100, PVP K30, HP-β-CD và HPMC E6

để lựa chọn CM và phương pháp bào chế.
■ Phương pháp bào chế pellet-HPTR itraconazol
Pellet-HPTR itraconazol được bào chế bằng phương pháp bồi dần
dung dịch DC-CM lên pellet trơ (nhân đường) trong thiết bị bao tầng sôi
Diosna Minilab.
■ Bào chế viên nang cứng itraconazol giải phóng ngay
Pellet-HPTR itraconazol đạt tiêu chuẩn chất lượng bán thành phẩm
được đóng vào nang cứng bằng phương pháp thủ công, không dùng pellet
trơ để độn. Hàm lượng ITZ trong một viên nang là 100 mg.
2.2.2. Phương pháp tiêu chuẩn hóa sản phẩm
■ Đánh giá chất lượng HPTR: Đo độ hòa tan của ITZ, phổ nhiễu xạ
tia X, phân tích nhiệt vi sai và theo dõi độ ổn định.
■ Đánh giá chất lượng pellet-HPTR
4

- Hiệu suất bào chế pellet: Dựa trên tỷ lệ giữa khối lượng pellet thu
được trên tổng khối lượng nguyên liệu rắn ban đầu.
- Độ trơn chảy; khối lượng riêng biểu kiến.
- Phương pháp xác định độ ẩm: Sử dụng cân xác định độ ẩm.
- Định lượng ITZ trong pellet: Sử dụng 2 phương pháp HPLC và VS
(phương pháp khuếch tán trên thạch, 3 liều 2 chế phẩm).
- Đánh giá độ hòa tan ITZ: Tiến hành thử độ hòa tan theo USP 35.
- So sánh đồ thị hòa tan DC: Sử dụng hệ số tương đồng f
2
.
■ Đánh giá chất lượng viên nang cứng ITZ
- Hình thức: quan sát bằng mắt thường.
- Độ đồng đều khối lượng: theo DĐVN IV.
- Định lượng ITZ: Phương pháp HPLC.
- Độ hòa tan DC: USP 35.

Dựa vào kết quả đánh giá, tiêu chuẩn cơ sở (TCCS) viên nang
cứng ITZ được đề xuất.
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu độ ổn định viên nang itraconazol
Khảo sát độ ổn định của thuốc được thực hiện dựa theo quy định
của ASEAN với một số điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực
nghiệm. Nghiên cứu dài hạn: Điều kiện thực tại PTN (12 tháng) và
nghiên cứu ngắn hạn: điều kiện lão hóa cấp tốc (6 tháng).
2.2.4. Phương pháp đánh giá sinh khả dụng
■ Thử nghiệm trên chó:
- Tiêu chuẩn chó thí nghiệm: Được lựa chọn theo tiêu chuẩn.
- Thiết kế nghiên cứu: Thiết kế chéo đôi, đơn liều, hai thuốc, hai
giai đoạn trên 12 chó thí nghiệm.
- Thuốc thử (mẫu T): Viên nang giải phóng ngay, hàm lượng 100
mg ITZ, là viên nghiên cứu, được bào chế từ mẻ 3000 viên, tại Bộ môn
Bào chế, trường Đại học Dược Hà Nội.
- Thuốc đối chiếu (mẫu R): Viên nang cứng Sporal
®
100 mg ITZ
của nhà sản xuất Janssen, Thái Lan. Số lô: 143009. Hạn dùng: 06/2014.
Các mẫu thuốc đạt TCCS được dùng vào nghiên cứu.
- Mẫu máu: Lấy một mẫu trước khi cho chó uống thuốc và các thời
điểm: 0,5; 1; 1,5; 2; 3; 5; 8; 12; 24; 36; 48; 72 và 96 giờ sau khi uống
thuốc.
- Mẫu huyết tương được ly tâm với tốc độ 2000 vòng/phút trong 10
phút. Tách lớp huyết tương cho vào các ống polyethylen có dán nhãn, bảo
quản ngay ở -30
0
C cho đến khi phân tích.
- Định lượng: Sử dụng 2 phương pháp:
+ Phương pháp LC-MS/MS, chất chuẩn nội là felodipin, được thẩm

định theo hướng dẫn của FDA.
5

+ Phương pháp vi sinh (VS): Sử dụng phương pháp khuếch tán trên
các giếng thạch (môi trường SDA 2%) với chất chuẩn là ITZ, chủng kiểm
định C. albicans ATCC 10231, được thẩm định theo các tiêu chí: độ
tuyến tính, độ đúng và độ lặp.
■ Phương pháp tính toán các thông số dược động học:
- Các giá trị T
max
, C
max
thu được nhờ quan sát dữ liệu trực tiếp từ
nồng độ thuốc trong máu tại từng thời điểm.
- AUC: diện tích dưới đường cong nồng độ - thời gian được tính
theo phương pháp hình thang.
- Hằng số tốc độ thải trừ λ
z
: được tính từ độ dốc đường cong logarit
nồng độ ITZ trong huyết tương theo thời gian tại những điểm lấy mẫu
cuối cùng của pha thải trừ.
Khi đánh giá SKD, so sánh giá trị AUC, C
max
được thực hiện bằng
phương pháp phân tích phương sai và khoảng tin cậy 90%. So sánh giá trị
T
max
dựa trên kiểm định phi tham số Wilcoxon.
■ Xử lý số liệu và biểu thị các kết quả nghiên cứu:
- Phương pháp ngoại suy dự đoán tuổi thọ của thuốc: Sử dụng phần

mềm Minitab 17.
- Tính toán các thông số DĐH và phân tích SKD: Sử dụng phần
mềm WinNonlin 6.3.
- Các số liệu thống kê: Sử dụng phần mềm EXCEL 2013.
- Các kết quả nghiên cứu được xử lý và biểu thị dưới dạng giá trị
trung bình (
X
), độ lệch chuẩn (SD) và độ lệch chuẩn tương đối (RSD %).

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Kết quả nghiên cứu tăng độ tan của ITZ bằng HPTR
Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ, khối lượng phân tử chất mang
(PEG 4000, PEG 6000, PVP, HP-β-CD, Eudragit E100 và HPMC E6), sự
phối hợp CM và phương pháp chế tạo HPTR tới độ hòa tan của ITZ cho
thấy:
- Với chất mang HPMC E6 (có phân tử lượng thấp và độ nhớt thấp)
mặc dầu chiếm tỷ lệ không cao trong HPTR (0,5-2,0 so với ITZ), được
chế tạo bằng phương pháp phun sấy) đã cải thiện tốt hơn đáng kể độ hòa
tan của DC (độ hòa tan của ITZ sau 90 phút đạt được dao động từ 45-82%
tương ứng với tỷ lệ CM 0,5-2,0 so với DC) so với các CM khác (Eudragit
E100, HP-β-CD; PEG…) cùng tỷ lệ. Tuy nhiên, độ hòa tan và tốc độ tan
của ITZ từ HPTR so với viên đối chiếu Sporal
®
vẫn chưa đạt yêu cầu.
Ngoài ra, HPTR thu được bằng phương pháp phun sấy có dạng bột xốp,
thể tích khối bột tăng, bề mặt tiếp xúc ẩm lớn, chuyển động phân tử DC dễ
dàng, khó ổn định và hiệu suất không cao do bị dính vào thiết bị.
6

Để phát huy các ưu điểm và khắc phục các nhược điểm, phương

pháp đưa HPTR của ITZ và HPMC E6 lên pellet trơ (bào chế pellet-
HPTR) bằng thiết bị bao tầng sôi đã được lựa chọn.
3.2. Bào chế pellet-HPTR itraconazol
Quá trình chế tạo pellet-HPTR bằng phương pháp bao tầng sôi chịu
ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về kỹ thuật (các thông số thiết bị) và các
yếu tố thuộc về công thức dịch bồi.
3.2.1. Nghiên cứu lựa chọn các thông số của thiết bị bao tầng sôi
Dựa vào tài liệu tham khảo và kết quả khảo sát HPTR, tiến hành bồi
mỗi mẻ 200g pellet trơ (nhân đường Φ 850-1000 µm) và cố định công thức
dịch bồi như sau (CT1):
Itraconazol 100,0 g
HPMC E6 150,0 g
Ethanol 96% 1150,0 g
Dicloromethan 1725,0 g
Qua đánh giá hiệu suất và tính chất các mẫu pellet-HPTR thu
được, các thông số bồi thích hợp tương ứng với các giai đoạn của quá
trình bồi được chọn (bảng 3.11).
Bảng 3.11: Thông số thích hợp cho các giai đoạn
của quá trình bồi dung dịch ITZ và HPMC E6 lên pellet trơ
Thông số


Giai đoạn
Áp
suất
phun
(bar)
Tốc
độ
gió

(%)
Nhiệt
độ
khí
vào
(ºC)
Tốc độ
phun
(ml/phút)
Áp
suất
giũ
(bar)
ĐK
vòi
phun
(mm)
Giai đoạn 1
(10% lượng
dịch phun)
2
80
55
3
1
1,2
Giai đoạn 2
(20% lượng
dịch phun)
3

80
55
5
1
1,2
Giai đoạn 3
(Phần dịch còn lại)
3,4
85
55
6
1
1,2
Với các thông số thiết bị được chọn tương ứng với 3 giai đoạn của
quá trình bồi, pellet-HPTR thu được có hình cầu, đều, trơn bóng và đạt
hiệu suất cao (77,8-88,6%).
3.2.2. Nghiên cứu lựa chọn công thức và qui trình bào chế
- Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của Φ nhân đường: Nhân
đường (ND) có Φ 710-850µm cho pellet có độ hòa tan của ITZ tốt hơn
7

loại nhân đường Φ 850-1000µm.
- Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tỉ lệ ITZ và HPMC E6:
Kết quả đánh giá pellet-HPTR thu được từ các tỷ lệ ITZ và HPMC E6
khác nhau cho thấy tỷ lệ ITZ và HPMC E6 ở mức 1:1,5 cho độ hòa tan
của DC từ pellet gần với viên đối chiếu.
- Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chất diện hoạt: Khi thêm
Tween 80 vào công thức bồi, độ hòa tan của ITZ từ pellet tăng lên. Trong
đó, pellet ITZ chứa Tween 80 với tỉ lệ 6% (CT7) có độ hòa tan của ITZ
tốt (tương đương với viên đối chiếu ).

- Kết quả đánh giá đặc tính của HPTR trên pellet: Đánh giá đặc
tính của HPTR trên pellet được điều chế từ CT7 (ND:ITZ:HPMC
E6:Tween 80) bằng phân tích nhiệt vi sai và phổ nhiễu xạ tia X cho thấy:
ITZ đã chuyển từ trạng thái kết tinh sang dạng vô định hình.
- Độ ổn định các mẫu pellet-HPTR của ITZ sau một tháng ở
điều kiện thực PTN và lão hóa cấp tốc (LHCT): Các mẫu pellet CT7 và
CT8 (ND:ITZ:HPMC E6:Tween 80) lần lượt có 6 và 8 % Tween 80 trong
công thức, cho độ hòa tan của ITZ tương đương viên đối chiếu. Sau 1
tháng bảo quản ở điều kiện thực (ĐKT) và LHCT cho thấy: Pellet CT7 có
đặc tính hình thức, hàm lượng DC ổn định và độ hòa tan của ITZ không
khác nhiều so với thời điểm ban đầu ở cả ĐKT và LHCT (f
2
lần lượt là
83,5 và 79%) và được chọn để bào chế viên nang ITZ.
3.2.3. Đề xuất công thức, qui trình bào chế pellet-HPTR itraconazol
Từ kết quả khảo sát, công thức và qui trình bào chế pellet-HPTR
itraconazol được lựa chọn như sau:
■ Công thức cho 200 g pellet trơ (CT7):
Nhân đường (Φ 710-850µm) 200,0 g
Itraconazol 100,0 g
HPMC E6 150,0 g
Tween 80 6,0 g
Ethanol 96 % 1150,0 g
Dicloromethan 1725,0 g
■ Qui trình bào chế:
- Pha dung dịch bao dược chất:
+ Cân nguyên liệu theo công thức.
+ Hòa tan hoàn toàn ITZ trong dicloromethan, thêm ethanol, Tween 80
khuấy đều.
+ Cho từ từ HPMC E6 vào dung dịch trên và khuấy liên tục đến khi hòa

tan hoàn toàn.
- Phun bao dược chất: Dung dịch DC-CM được phun lên pellet trơ bằng
thiết bị bao tầng sôi Diosna minilab (ống Wurster ở đáy với đường kính
8

vòi phun 1,2 mm) gồm các bước sau:
+ Cho pellet trơ (Φ 710-850µm; 200 g) vào máy; sấy pellet trơ ở 50
o
C
trong 10 phút.
+ Cài đặt các thông số và tiến hành phun dịch theo 3 giai đoạn như trong
bảng 3.11.
Khi quá trình phun dịch kết thúc, tiếp tục làm khô pellet ở nhiệt độ
50-55
o
C/10 phút và làm nguội pellet DC bằng dòng khí khô ở 20-25
o
C
khoảng 10-20 phút trong thiết bị bao tầng sôi. Để pellet thu được khô tự
nhiên ở nhiệt độ phòng khoảng 2 giờ, sau đó sấy ở 50
o
C trong khoảng 6
giờ đến độ ẩm ≤ 4 %. Rây lấy phân đoạn có kích thước 0,8 đến 1,25 mm.
Tính hiệu suất và khảo sát đặc tính.
3.2.4. Xây dựng tiêu chuẩn pellet-HPTR itraconazol
Tiến hành bào chế 3 mẻ (mẻ 1, mẻ 2 và mẻ 3) với công thức (CT7) và
qui trình đề xuất, thu được pellet với hiệu suất trung bình 90,4 %. Trong
đó, pellet đường kính 0,8-1,0 mm chiếm 5,8%; pellet kích thước 1,0-1,25
mm chiếm 92,4%.


Hình 3.19: Đồ thị hòa tan của ITZ từ các mẻ pellet CT7
Kết quả đánh giá chỉ tiêu chất lượng của pellet thu được về hình thức,
đặc tính bề mặt và mặt cắt (qua hình ảnh SEM), hàm ẩm, khối lượng riêng
biểu kiến, tốc độ trơn chảy, hàm lượng ITZ trong pellet (xác định bằng 2
phương pháp HPLC và VS) và độ hòa tan của ITZ từ pellet-HPTR (đều có
hệ số tương đồng f
2
> 50 so với viên Sporal
®
, hình 3.19) cho thấy: các mẻ
pellet có đặc tính chất lượng khác nhau không nhiều, quy trình bào chế
đảm bảo được tính lặp lại. Vì vậy, có thể sử dụng phương pháp trên để
bào chế pellet-HPTR itraconazol đồng nhất giữa các mẻ với nhau. Trên cơ
sở này, tiêu chuẩn chất lượng pellet-HPTR (như một bán thành phẩm
trong quá trình sản xuất viên nang ITZ) cũng đã được đề xuất.
9

3.3. Bào chế viên nang ITZ giải phóng ngay từ pellet-HPTR
3.3.1. Bào chế pellet-HPTR itraconazol ở quy mô 600g pellet trơ
Sau khi lựa chọn được công thức bào chế ở quy mô thí nghiệm (200 g
pellet trơ/mẻ), tiến hành bào chế pellet-HPTR itraconazol với quy mô
600g pellet trơ/mẻ. Kết quả đánh giá cho thấy, pellet bào chế ở qui mô
này vẫn có đặc tính giống quy mô 200g pellet trơ/mẻ (Bảng 3.31).
Bảng 3.31: Hiệu suất và đặc tính pellet-HPTR
ở qui mô mẻ khác nhau (n = 3)
Chỉ tiêu
Mẻ 200g pellet trơ
Mẻ 600g pellet trơ
Hình thức
Hình cầu, đều,

bề mặt nhẵn, bóng,
màu vàng nhạt
Hình cầu, đều,
bề mặt nhẵn, bóng,
màu vàng nhạt
Khối lượng riêng
biểu kiến (g/ml)
0,79 ± 0,01
0,80 ± 0,01
Tốc độ trơn chảy (g/giây)
7,10 ± 0,07
7,27 ± 0,09
Hiệu suất tạo pellet (%)
90,4 ± 0,6
92,4 ± 0,5
Hàm lượng ITZ
trung bình (%)
22,8 ± 0,4
22,4 ± 0,2
3.3.2. Đề xuất quy trình bào chế viên nang cứng ITZ giải phóng ngay
Quy trình bào chế và tiêu chuẩn chất lượng cho viên nang ITZ được
đề xuất trên cơ sở khảo sát nâng quy mô bào chế pellet-HPTR lên 3000
nang/mẻ (tương ứng 600g pellet trơ/mẻ). Mỗi viên nang chứa một lượng
pellet-HPTR tương đương 100 mg ITZ, được đóng trong vỏ nang số 0,
không độn pellet trơ.
3.3.3. Đánh giá chất lượng viên nang bào chế
Kết quả đánh giá chất lượng viên nang bào chế thu được như sau:
+ Hình thức: Viên nang có vỏ màu hồng - tím, bên trong chứa các
hạt pellet nhỏ hình cầu, màu vàng nhạt.
+ Độ đồng đều khối lượng: 447,0 mg ± 7,5 % (413,5-480,5 mg).

+ Độ đồng đều hàm lượng: 93,7 - 106,7 mg ITZ (n = 12).
+ Độ hòa tan dược chất:
Kết quả đánh giá độ hòa tan của ITZ từ viên nang so với pellet-HPTR thể
hiện ở bảng 3.34 và hình 3.20 cho thấy: Viên nang đạt tiêu chuẩn độ hòa
tan DC như dự kiến, đồ thị hòa tan giống với viên đối chiếu Sporal
®
(f
2
=
78,7). Vỏ nang không ảnh hưởng đến tốc độ hòa tan DC. Chất lượng viên
nang qua 3 mẻ bào chế sai khác không đáng kể. Trên cơ sở đánh giá chất
10

lượng viên nang, quy trình bào chế và tiêu chuẩn cơ sở của viên nang ITZ
cũng đã được đề xuất.
Bảng 3.34: Độ hòa tan của ITZ từ viên nang và pellet-HPTR (n = 12)
Thời
gian
(phút)
5
10
15
20
25
30
35
45
60
90
f

2

(so với
Sporal)
Viên
nang
9,6
±
0,9
17,8
±
1,8
28,6
±
0,9
40,5
±
1,7
54,5
±
2,3
67,9
±
1,1
76,9
±
0,8
80,9
±
1,3

83,6
±
0,8
84,4
±
2,9

78,7

Pellet
10,5
±
0,5
18,1
±
1,2
28,8
±
1,2
40,6
±
0,8
54,7
±
2,9
68,0
±
1,5
77,3
±

1,0
81,2
±
1,0
83,0
±
1,3
84,7
±
0,3
79,2
Sporal
8,6
±
1,6
17,4
±
1,4
30,6
±
1,8
42,8
±
3,7
56,6
±
3,5
71,1
±
2,1

78,9
±
0,7
84,3
±
1,8
85,4
±
2,8
88,5
±
3,6


Hình 3.20: Đồ thị hòa tan của ITZ
từ pellet, viên nang bào chế và viên đối chiếu Sporal
®

3.3.4. Theo dõi độ ổn định của viên nang itraconazol
Các mẻ pellet-HPTR với qui mô 3000 nang/mẻ (mẻ 4, 5, 6), được
đánh giá độ ổn định theo phương pháp trình bày trong mục 2.2.3.
Sau khi bảo quản 12 tháng ở ĐKT và 6 tháng ở điều kiện LHCT, viên
nang vẫn giữ nguyên hình dạng và màu sắc như ban đầu. Pellet trong
nang vẫn giữ nguyên hình cầu và màu sắc vàng nhạt.
Đánh giá độ hòa tan DC (cả ĐKT và LHCT), giá trị f
2
sau từng
khoảng thời gian bảo quản so với thời điểm ban đầu ở cả 3 mẻ nghiên cứu
đều lớn hơn 64. Điều này cho thấy độ hòa tan của ITZ ra khỏi viên nang
thay đổi không nhiều trong thời gian bảo quản.

Kết quả dự đoán tuổi thọ của chế phẩm bằng phương pháp ngoại suy
dựa vào 2 chỉ tiêu độ hòa tan và hàm lượng DC cho thấy: viên nang có
tuổi thọ khoảng 38 tháng. Tuy nhiên, theo quy định, hạn dùng dự kiến
của chế phẩm không được lớn hơn 2 lần thời gian nghiên cứu độ ổn định
11

ở điều kiện thực. Do vậy, dự kiến hạn dùng của viên nang nghiên cứu
khoảng 24 tháng.
3.4. Kết quả đánh giá sinh khả dụng
3.4.1. Xây dựng, thẩm định phương pháp và kết quả định lượng ITZ
trong huyết tương chó
3.4.1.1. Phương pháp LC-MS/MS
A) Kết quả xây dựng phương pháp phân tích
a) Lựa chọn điều kiện sắc ký và khối phổ xác định ITZ và chuẩn nội:
Từ tham khảo tài liệu và các kết quả thực nghiệm sơ bộ, điều kiện sắc
ký và các thông số của detector khối phổ để định lượng ITZ và FELO
(nội chuẩn) bằng kỹ thuật ghép nối HPLC với detector khối phổ (LC-
MS/MS) được xác định như sau:
- Điều kiện sắc ký:
+ Cột RP C18

(150 x 4,6 mm); 5 µm. Nhiệt độ cột 30
o
C.
+ Pha động: MeOH–MeCN–isopropanol–amoni acetat 2 mM
(45:35:10:10).
+ Tốc độ dòng: 0,8 ml/phút.
+ Thể tích tiêm mẫu: 25 µl.
+ Chuẩn nội: Felodipin 200 ng/ml.
- Thông số của detector khối phổ với nguồn ion hóa ESI (+):

+ Điện thế của nguồn phun (spray voltage) : 4200 V
+ Nhiệt độ nguồn phun (spray temperature) : 100
0
C
+ Áp suất khí mang (sheath gas pressure) : 25 psi
+ Áp suất khí bổ trợ (auxilary gas pressure) : 13 psi
+ Áp suất khí quét buồng ion hóa (ion sweep gas pressure): 1psi
+ Nhiệt độ mao quản (capillary temperature) : 360
0
C
+ Điện thế thấu kính hội tụ ion (tube lens offset) : 105 V
+ Ion ban đầu (parent ion): m/z = 706 Da
+ Năng lượng phân mảnh ion (collision energy) : 28 V
+ Ion tạo thành (product ion): m/z = 392 Da
♦ Qui trình xử lý mẫu: Cho 1ml mẫu huyết tương chứa ITZ vào ống
nghiệm, thêm 500 µl NH
4
OH 0,1 M; 100 µl dung dịch FELO (nồng độ 200
ng/ml) và 6,5 ml hỗn hợp dung môi ether ethylic–cloroform (7:3). Lắc 5 phút,
ly tâm 5 phút với tốc độ 3000 vòng/phút. Lấy 5 ml dung môi hữu cơ, cô dưới
dòng khí nitrogen tới cắn. Hòa tan cắn trong 1 ml pha động và tiêm sắc ký.
B) Kết quả thẩm định phương pháp phân tích
Để đảm bảo phương pháp đã khảo sát ở trên là thích hợp cho định
lượng ITZ trong huyết tương chó, tiến hành thẩm định theo hướng dẫn
thẩm định phương pháp phân tích thuốc trong dịch sinh học của FDA.
Kết quả cho thấy: phương pháp có tính đặc hiệu - chọn lọc với ITZ, giới
hạn định lượng dưới nhỏ (2 ng/ml), khoảng nồng độ tuyến tính rộng (từ
12

2-500 ng/ml). Độ đúng (85,8-114,2%), độ lặp (6,8%-9,9%) đáp ứng yêu

cầu của phương pháp phân tích. Tỷ lệ thu hồi hoạt chất và nội chuẩn cao
(77,2 - 83,3% với ITZ và 88,4% với FELO).
C) Định lượng itraconazol trong huyết tương
Trên 12 chó thí nghiệm (CTN) được bố trí theo qui trình lấy mẫu, xử
lý và định lượng như đã mô tả ở mục 3.4.1.1 (phần A). Kết quả trong
bảng 3.55 và hình 3.26 cho thấy:
Bảng 3.55: Nồng độ ITZ trung bình (TB) trong HT chó
uống chế phẩm thử (T) và chế phẩm đối chiếu (R) theo thời gian (n=12)
Thời điểm
(giờ)
Chế phẩm T
(ng/ml)
Chế phẩm R
(ng/ml)
TB
SD
TB
SD
0
0
0
0
0
0,5
23,6
14,9
32,1
25,4
1
172,3

53,5
100,2
53,2
1,5
296,2
72,6
202,5
78,8
2
370,7
92,3
255,1
78,5
3
480,7
102,9
346,7
105,5
5
418,7
140,9
374,6
119,0
8
320,9
102,6
296,8
114,4
12
238,8

71,3
215,1
92,7
24
164,9
41,8
159,1
65,9
36
124,2
27,5
123,6
59,3
48
95,6
23,4
101,9
54,1
72
63,7
18,7
65,5
36,2
96
39,5
10,0
37,9
18,9



13

Hình 3.26: Đồ thị nồng độ ITZ trong huyết tương chó uống liều đơn
chế phẩm thử (T) và chế phẩm đối chiếu (R) theo thời gian (n=12)
- Có sự dao động đáng kể về hấp thu ITZ giữa các cá thể đối với cả mẫu T
và R. Nồng độ ITZ trong HT của chế phẩm T và chế phẩm đối chiếu R ở
những thời điểm đầu, giữa (vùng giá trị C
max
và gần giá trị C
max
) khác
nhau đáng kể và gần như nhau ở các thời điểm cuối. Nồng độ cực đại ở
mẫu T cao hơn mẫu R và thời gian xuất hiện nồng độ cực đại ở mẫu T
cũng sớm hơn. Nồng độ ITZ trong HT định lượng được cho thấy mức độ
hấp thu giữa các cá thể khác nhau khá nhiều. Điều này chứng tỏ ITZ là
DC có đặc tính DĐH phức tạp và phụ thuộc vào cá thể.
3.4.1.2. Phương pháp vi sinh (VS)
A) Kết quả thẩm định phương pháp: Trong khoảng nồng độ khảo sát
200-6400 ng/ml, đường kính vòng ức chế trung bình và logarit tự nhiên
nồng độ ITZ có mối tương quan tuyến tính chặt chẽ (R
2
= 0,992); độ đúng
61,9-152,9% và độ lặp 5,1-21,5%.
B) Kết quả định lượng: Nồng độ ITZ trung bình trong HT xác định bằng
phương pháp VS được trình bày trong bảng 3.60.
Bảng 3.60: Nồng độ ITZ trung bình (TB) trong HT chó
uống chế phẩm thử (T) và chế phẩm đối chiếu (R) theo thời gian (n=12)
Thời điểm
(giờ)
Chế phẩm T

(ng/ml)
Chế phẩm R
(ng/ml)
TB
SD
TB
SD
0
0
0
0
0
0,5
0
0
18
64
1
406
125
205
184
1,5
762
212
528
159
2
942
244

691
209
3
1209
268
914
299
5
1179
319
1020
303
8
878
296
919
361
12
655
207
644
266
24
454
132
426
144
36
357
75

332
118
48
290
164
322
184
72
88
131
101
198
96
0
0
41
97
3.4.1.2. So sánh kết quả định lượng của phương pháp LC-MS/MS và VS
Khảo sát mối tương quan của kết quả định lượng thu được bằng 2
14

phương pháp VS và LC-MS/MS tại các thời điểm lấy mẫu cho thấy: có
mối tương quan khá chặt chẽ và phụ thuộc liều (hình 3.30). Hệ số tương
quan của kết quả 2 phương pháp định lượng là R
2
= 0,85 và phương trình
hồi qui của mối tương quan là C
vs
(y) = 2,40 x C
LC-MS/MS

(x) + 81,85.

Hình 3.30: Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa nồng độ ITZ
xác định bằng phương pháp VS và LC-MS/MS
Từ phương trình hồi qui của mối tương quan cho thấy: Nồng độ ITZ
trong HT xác định bằng phương pháp VS cao gấp trên 2,4 lần kết quả thu
được bằng phương pháp LC-MS/MS.
3.4.2. Đánh giá sinh khả dụng viên nang itraconazol
Qua kết quả thẩm định 2 phương pháp định lượng cho thấy: Phương
pháp LC-MS/MS có độ đúng, độ lặp cao, giới hạn định lượng dưới thấp
đã được chọn để đánh giá SKD viên nang điều chế được.
♦ Các thông số dược động học của 2 mẫu T và R:
Tính toán các thông số DĐH của 2 mẫu T và R dựa vào sự biến thiên
nồng độ ITZ trong HT của mỗi CTN, với sự trợ giúp của phần mềm
WinNonlin 6.3. Kết quả trong bảng 3.62-3 cho thấy: có sự dao động đáng
kể về giá trị của các thông số DĐH giữa các CTN.
Bảng 3.62-3: Thông số DĐH của mẫu T và R (n = 12)
Mẫu
C
max

T
max

AUC
0-96

(h*ng/ml)
AUC
0-inf


(h*ng/ml)

z
(giờ
-1
)
T
X

517,4
3,3
12525
14598
0,0207
SD
100,3
0,6
1823
1935
0,0041
R
X

419,5
4,0
11831
13861
0,0269
SD

93,4
1,0
3814
4113
0,0109
♦ So sánh các thông số DĐH cơ bản của mẫu T và R:
Để đánh giá SKD của mẫu thử T, tiến hành so sánh các thông số DĐH
cơ bản gồm: diện tích dưới đường cong AUC
0-∞
, nồng độ cực đại C
max
,
15

thời điểm thuốc đạt nồng độ cực đại trong huyết tương T
max
.
Trong đó khoảng tin cậy (CI) của sai khác giữa hai giá trị trung bình
đã chuyển dạng logarit được tính toán dựa vào sai số bình phương trung
bình trong phép phân tích phương sai của thiết kế chéo đôi cân bằng, đơn
liều, với độ tin cậy 90%, số chó thí nghiệm n = 12, giá trị t(0,1;10) =
1,81. Kết quả được trình bày ở 2 bảng 3.64-5 và 3.66.
Bảng 3.64-5: Kết quả phân tích phương sai và khoảng tin cậy 90%
của tỷ lệ AUC
0-∞
và C
max
giữa 2 mẫu T và R
Nguồn biến thiên
p

ln(AUC
0-∞
)
ln(C
max
)
Trình tự
0,0204
0,0265
CTN (trình tự)
0,3947
0,0711
Thuốc
0,3035
0,0034
Giai đoạn
0,0053
0,0100
CI (90 %)
(0,9405 ; 1,2768)
(1,1274 ; 1,4010)
Bảng 3.66: Kết quả so sánh giá trị T
max
của 2 mẫu T và R
bằng kiểm định phi tham số Wilcoxon
Test
T_stat
L_stat
p
Trình tự

39

1,0000
Thuốc|(Trình tự 1 = Trình tự 2)
47

0,1620
Giai đoạn|(Trình tự 1 = Trình tự 2)
31

0,1620
Thuốc và phần dư (đồng thời)

2,44
0,2946
Như vậy, trình tự và giai đoạn thử đã ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê
đến sự biến thiên của ln(AUC
0-∞
) và lnC
max
(P < 0,05). Chó thí nghiệm
không ảnh hưởng tới sự biến thiên của AUC
0-∞
(P ˃ 0,05) nhưng ảnh
hưởng tới C
max
(P < 0,05). Từ khoảng tin cậy 90% cho thấy, các thông số
DĐH của 2 mẫu thử T và mẫu đối chiếu R là khác nhau (không tương
đương). Trong các thông số so sánh, AUC có sự khác nhau không nhiều ở
giới hạn trên (0,128 so với 0,125). Tuy nhiên, giá trị C

max
khác nhau đáng
kể cả cận dưới và cận trên (1,1274 và 1,401 so với 0,8 và 1,25).
Chương 4. BÀN LUẬN
4.1. Về biện pháp tăng độ tan của itraconazol bằng HPTR
Itraconazol là một DC thuộc nhóm II trong hệ thống phân loại sinh
dược học, có độ tan thấp và khả năng thấm tốt qua màng sinh học. Như
vậy, sinh khả dụng của DC này bị giới hạn chủ yếu bởi tốc độ của quá
trình hòa tan từ dạng thuốc rắn uống vào dịch tiêu hóa. Để giải quyết vấn
16

đề này, biện pháp chế tạo HPTR đã được chọn. Theo các thông tin được
công bố mới đây (năm 2014 của Sarnes và cs; De Smet và cs ) đã cho
thấy: cải thiện độ tan của ITZ bằng HPTR và đưa HPTR lên pellet trơ là
một định hướng đúng đắn để cải thiện SKD của DC này.
Quá trình khảo sát các HPTR (hai và ba thành phần) với một số CM
gồm: PEG, PVP, HP-β-CD, Eudragit E100 và HPMC E6, được điều chế
bằng các phương pháp khác nhau như đun chảy, dung môi và phun sấy
cho thấy một số điểm đáng lưu ý như sau:
- Các HPTR của ITZ với PEG 4000 và 6000, PVP K30, Eudragit E100
đều có khả năng cải thiện độ hòa tan của ITZ từ HPTR so với ITZ nguyên
liệu và HHVL. Tuy nhiên, tỷ lệ hòa tan của ITZ từ các HPTR này vẫn
chưa đáp ứng được yêu cầu cho dù có tỷ lệ CM trong HPTR cao.
- Hệ phân tán rắn của ITZ và HP-β-CD cải thiện đáng kể độ hòa tan của
ITZ so với các chất mang PEG, PVP K30, Eudragit E100 cùng tỷ lệ. Hệ
ITZ:HP-β-CD tỷ lệ 1:5, cho độ hòa tan của ITZ có thể so sánh với viên
đối chiếu Sporal
®
. Do HP-β-CD là CM dễ hút ẩm và có tỷ lệ cao trong
HPTR, khối bột thu được có thể tích tăng, khó đóng nang, dễ hút ẩm

(ngay sau điều chế) đã hạn chế khả năng ứng dụng thực tế.
- Với HPMC E6 có độ nhớt thấp (thích hợp với phương pháp phun sấy), ít
hút ẩm hơn HP-β-CD, chiếm tỷ lệ không cao (0,5-2,0 so với ITZ) trong
HPTR nhưng đã cải thiện khá tốt độ hòa tan của ITZ (gần với viên đối
chiếu). Tuy nhiên, HPTR này vẫn có các nhược điểm như độ xốp cao,
diện tích bề mặt tiếp xúc ẩm lớn (do sản phẩm ở dạng bột, kích thước tiểu
phân bé), chuyển động phân tử DC dễ dàng, không ổn định trong thời gian
bảo quản.
4.2. Về bào chế pellet – HPTR itraconazol
Phương pháp bào chế pellet-HPTR nhằm đưa HPTR lên pellet. Bằng
biện pháp này đã hạn chế được các nhược điểm và phát huy ưu điểm của
HPTR điều chế bằng phương pháp phun sấy. Hơn nữa, với chế phẩm
pellet-HPTR đã giúp tối đa hóa diện tích bề mặt tiếp xúc của ITZ với môi
trường dịch dạ dày-ruột, làm tăng độ hòa tan của ITZ. Ngoài ra, phương
pháp điều chế pellet-HPTR là dạng liều đa đơn vị có đặc tính dược động
học ổn định hơn, ít rủi ro về tác dụng bất lợi tại chỗ (hiện tượng dồn liều)
hơn so với dạng liều một đơn vị. Đồng thời, từ dạng bán thành phẩm này,
viên nang ITZ được điều chế dễ dàng bằng quá trình đóng nang thủ công
hay dùng thiết bị mà không cần các bước trung gian khác.
4.2.1. Phương pháp bồi dần dung dịch dược chất lên pellet trơ (nhân
đường) bằng thiết bị bao tầng sôi
- Máy bao tầng sôi là thiết bị phù hợp nhất cho việc bào chế pellet bằng
phương pháp bồi dần từ dung dịch hoặc hỗn dịch so với nồi bao thường
17

hoặc nồi bao cải tiến. Trong luận án này, thiết bị bao tầng sôi có vòi phun
từ đáy lên - kiểu thiết bị khá phổ biến trong ngành công nghiệp dược được
sử dụng để bồi dần DC lên nhân đường.
- Quá trình bào chế pellet ITZ được thực hiện bằng cách phun dung dịch
ITZ và HPMC E6 (đồng thời đóng vai trò là tá dược dính) lên nhân đường

trong dòng không khí khô của hệ thống bao tầng sôi. Giai đoạn loại dung
môi được tiếp nối bởi giai đoạn đồng kết tủa lên pellet trơ. Do quá trình
loại dung môi hiệu quả, thiết bị bao tầng sôi là hệ thống thích hợp để điều
chế HPTR từ dạng dung dịch trong dung môi hữu cơ hoặc nước.
- Khi dung dịch hay hỗn dịch bồi dần được phun qua vòi phun, do tác
động của không khí nóng thổi vào trong quá trình bồi, các giọt sẽ bị khô
và có thể trở nên quá nhớt. Do vậy, khi bám được vào nhân sẽ rất khó
khuếch tán đồng đều trên bề mặt, sẽ tạo pellet với nhiều hình dạng khác
nhau. Thậm chí, các giọt có thể bị khô trước khi tới được bề mặt nhân
(nhất là khi dùng dung môi hữu cơ) tạo thành các nhân con. Để khắc phục
hiện tượng này, vòi phun dịch phải được lắp và điều chỉnh sao cho khối
“sương mù hình nón” có thể bao phủ được toàn bộ khối nhân đang chuyển
động và quãng đường đi của các giọt tới bề mặt nhân là ngắn nhất. Đồng
thời, dịch phun phải được pha ở nồng độ thích hợp (8%).
- Đây là phương pháp chế tạo pellet-HPTR một bước, qui trình ngắn gọn,
thông số kỹ thuật dễ kiểm soát, pellet có giới hạn phân bố kích thước
tương đối hẹp, hiệu suất bào chế cao, có độ lặp lại tương đối tốt và phù
hợp cho qui mô sản xuất lớn. Pellet-HPTR thu được có đồ thị giải phóng
DC gần với viên đối chiếu (f
2
> 50). Hình ảnh SEM của pellet-HPTR cho
thấy rõ bề dày của lớp bao và cấu trúc xốp tạo thuận lợi cho sự hòa tan
của ITZ. Pellet-HPTR được tiêu chuẩn hóa như một bán thành phẩm, có
thể dễ dàng đóng nang cứng mà không cần bất kỳ bước xử lý nào tiếp
theo. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi phải có thiết bị chuyên dụng là
máy bao tầng sôi và có thể gây ảnh hưởng tới môi trường.
- Về các thông số của quá trình:
+ Về tốc độ phun dịch: Tốc độ phun dịch phải được kiểm soát và điều
chỉnh hợp lý. Nếu tốc độ phun dịch quá thấp, có thể làm khô dung dịch
bao DC, làm mất sản phẩm gây giảm hiệu suất. Nếu tốc độ dịch phun quá

cao, sẽ tạo dịch phun quá ướt gây kết tụ và là trở ngại quan trọng nhất. Để
khắc phục các hiện tượng này, qui trình phun bao DC đã được tiến hành
theo 3 giai đoạn với tốc độ phun dịch tăng dần như đã áp dụng và thực tế
đánh giá sản phẩm đã cho kết quả tốt về hiệu suất và độ lặp lại.
+ Về áp lực khí phun dịch: áp lực khí phun dịch bao thấp sẽ hình thành
các giọt dịch bao lớn hơn và có xu hướng tăng sự kết tụ. Khi áp lực khí
phun dịch cao có thể đưa đến rủi ro làm khô dịch trước khi bám được vào
18

pellet hoặc bám được nhưng không thấm đều trên bề mặt pellet. Bởi vậy,
áp lực khí phun dịch trong quá trình điều chế cũng được chia thành 3 mức
độ cho phù hợp với tốc độ phun dịch của 3 giai đoạn.
+Về lượng không khí thổi vào buồng bao: Lượng không khí thổi vào
buồng bao (m
3
/giờ) được kiểm soát bởi van xả của thiết bị và phải tạo
được chu trình tối ưu của nhân (pellet). Khi lượng khí thổi quá thấp, sẽ tạo
ra sự “sôi” không đủ của pellet. Ngược lại, lượng khí thổi quá cao sẽ làm
nhiễu chu trình của nhân do dòng khí ngược chiều tạo ra trong thiết bị.
Trong các điều kiện được lựa chọn của quá trình được áp dụng trong luận
án, tốc độ gió là 80% (so với tốc độ tối đa của máy) trong 2 giai đoạn đầu,
và ở giai đoạn cuối được tăng lên 85%.
+ Về nhiệt độ của luồng khí vào: Quá trình bao đã được tiến hành thuận
lợi khi nhiệt độ của luồng khí vào trong khoảng 50-55
o
C. Khi nhiệt độ cao
hơn làm tăng tốc quá trình, nhưng sự bốc hơi dung môi xảy ra nhanh, dịch
bao sẽ không được khuếch tán đều lên bề mặt pellet, tạo ra lớp bao DC có
độ xốp cao. Khi thể tích của khối pellet bao DC tăng, độ hòa tan DC có
thể giảm đáng kể. Tuy nhiên, nhiệt độ tối ưu của quá trình sẽ còn phụ

thuộc vào trang thiết bị sử dụng, đặc tính của pellet trơ, dược chất, cỡ mẻ
sản xuất, dung môi và tốc độ phun dịch.
4.2.2. Công thức bào chế
- Pellet trơ: Pellet trơ là nhân đường, có các thành phần trơ hoặc trung
tính về mặt dược lý. Kích thước nhân đường giữ một vai trò quan trọng.
Với kích thước quá lớn (˃1000 µm) nhân đường sẽ có ít diện tích bề mặt
để bao lớp DC-CM, làm cho lớp này dày hơn, gây khó khăn cho quá trình
bào chế do phải kéo dài thời gian làm khô để giảm thiểu lượng dung môi
tồn đọng. Khi điều kiện làm khô quá mức có thể gây ảnh hưởng bất lợi tới
độ hòa tan của ITZ. Do vậy, các điều kiện này phải được kiểm soát chặt
chẽ trong quá trình sản xuất. Khi sử dụng nhân đường có kích thước nhỏ
(có tổng diện tích bề mặt lớn hơn) sẽ tạo lớp bao DC-CM mỏng hơn, giai
đoạn làm khô sẽ ngắn hơn. Tuy vậy, nhân đường có kích thước quá bé
(nhỏ hơn 610 µm) sẽ gây ra các bất lợi do có xu hướng kết dính trong quá
trình bao. Nhân đường kích thước 710-850 µm là khá tối ưu do dung hòa
được cả hiện tượng kết tụ pellet cũng như không phải duy trì giai đoạn
làm khô quá mức.
- Chất mang và tỷ lệ phối hợp: Chất mang được chọn là polyme thân
nước HPMC (Methocel
®
, Pharmacoat
®
) sử dụng loại có độ nhớt thấp
HPMC E6. Polyme này vừa là CM vừa có vai trò là TD dính, ít hút ẩm và
thích hợp với phương pháp phun sấy. Với việc sử dụng HPMC E6, ITZ
tồn tại trong HPTR ở dạng tiểu phân vô định hình hoặc dung dịch rắn
được xác nhận bằng kỹ thuật quét nhiệt vi sai và phổ nhiễu xạ tia X. Dạng
19

chế phẩm pellet-HPTR này đã hạn chế tối đa sự tiếp xúc ẩm cũng như sự

chuyển động của phân tử DC, giúp chế phẩm ổn định trong quá trình bảo
quản. Đồng thời, việc đưa HPTR lên pellet cũng đã tối ưu hóa diện tích
tiếp xúc với môi trường hòa tan, tạo sự ổn định và duy trì nồng độ bão hòa
của ITZ ở ruột non (sau khi được hòa tan ở dạ dày - vùng pH thấp, chuyển
sang ruột non - vùng có pH cao hơn), tạo điều kiện thuận lợi cho sự hấp
thu. Hệ phân tán rắn được khảo sát với các tỷ lệ ITZ:HPMC E6 từ 1:0,5;
1:1 và 1:1,5. Kết quả cho thấy hệ thích hợp nhất là tỷ lệ 1:1,5. Với tỷ lệ
này, hệ HPTR của ITZ và HPMC E6 đã cải thiện tốt độ tan của DC, gần
với viên đối chiếu. Tuy nhiên, nếu tiếp tục tăng tỷ lệ HPMC E6 trong
HPTR để cải thiện tiếp độ tan của ITZ (tương đương viên đối chiếu) có
thể ảnh hưởng bất lợi tới quá trình bào chế như tăng thể tích pellet, khó
đóng nang (sô 0), khó loại dung môi và kéo dài thời gian bào chế…Do
vậy, giải pháp bổ sung chất diện hoạt (Tween 80) vào thành phần công
thức đã được áp dụng.
- Chất diện hoạt Tween 80: Tween 80 làm giảm sức căng bề mặt DC và
môi trường hòa tan, tăng khả năng thấm môi trường của các tiểu phân DC,
đặc biệt là các DC sơ nước như ITZ. Sự bổ sung Tween 80 ở tỷ lệ thích
hợp (ITZ:HPMC E6:Tween 80 – 1,0:1,5:0,06; kl/kl) đã cải thiện tốt độ
hòa tan của ITZ tương đương viên đối chiếu Sporal
®
, nhưng hầu như
không làm tăng thể tích pellet dược chất. Sự kết hợp của Tween 80 và
HPMC E6 còn có tác dụng ổn định nồng độ ITZ bão hòa khi chuyển từ
vùng pH thấp ở dạ dày sang vùng pH cao hơn ở ruột non, cải thiện sự hấp
thu và SKD của thuốc (giảm giá trị T
max
và tăng giá trị C
max
in vivo trên
chó thí nghiệm của chế phẩm nghiên cứu). Ngoài ra, Tween 80 cũng có

khả năng cải thiện SKD do làm tăng tính thấm của DC qua màng sinh học.
- Với công thức chế tạo pellet-HPTR đã chọn, sản phẩm thu được có hàm
lượng ITZ trong khoảng 22-23% (kl/kl), nang cứng số 0 là thích hợp với
hàm lượng viên 100 mg.
4.3. Về phương pháp định lượng ITZ trong nguyên liệu và pellet
Để định lượng ITZ trong nguyên liệu hoặc pellet, 2 phương pháp:
HPLC và VS được áp dụng. Việc định lượng ITZ trong pellet hoặc viên
nang bằng 2 phương pháp cho phép đánh giá đầy đủ chất lượng DC kháng
sinh cả về hàm lượng và hoạt lực. Ngoài ra, phương pháp VS có chi phí
thấp hơn và có thể thực hiện được ở các tuyến cơ sở mà không cần các
thiết bị đắt tiền. Do vậy, nên cân nhắc ứng dụng phương pháp này để định
lượng ITZ trong chế phẩm. Với việc áp dụng phương pháp VS còn cho
phép đánh giá ảnh hưởng của quá trình bào chế, các tương tác có thể xảy
ra giữa DC và TD gây ảnh hưởng tới chất lượng chế phẩm.
20

4.4. Về bào chế viên nang itraconazol
Theo mục tiêu của đề tài, viên nang ITZ được thiết kế dựa trên bán
thành phẩm pellet-HPTR với hàm lượng 100 mg ITZ. Thông thường, vỏ
nang cứng gelatin dễ rã trong dịch vị, ít ảnh hưởng đến giải phóng DC từ
pellet-HPTR đóng nang. Do đó, chất lượng nang thuốc điều chế được phụ
thuộc chủ yếu vào công đoạn bào chế pellet-HPTR.
4.4.1. Giai đoạn bào chế pellet-hệ phân tán rắn itraconazol
- Kết quả khảo sát trên thiết bị bao tầng sôi Diosna minilab cho thấy, khi
tiến hành bồi dung dịch 8% lượng rắn (ITZ và HPMC) theo 3 giai đoạn:
giai đoạn 1 khoảng 10% lượng dịch phun, giai đoạn 2 khoảng 20% lượng
dịch phun và giai đoạn 3 với phần dịch phun còn lại (khoảng 70%) với các
thông số bồi tương ứng tăng dần: áp suất khí phun từ 2,0 tăng lên 3,4 bar,
tốc độ phun dịch từ 3 tăng lên 6 ml/phút và tốc độ gió từ 80 tăng lên 85%;
các thông số còn lại gồm: nhiệt độ khí vào (55

o
C), áp suất giũ (1 bar) và
đường kính vòi phun (1,2 mm) được giữ nguyên đã khắc phục được đáng
kể hiện tượng kết dính nhân, tắc vòi phun, hao hụt sản phẩm, tạo nhân con
và cho các mẻ pellet đạt hiệu suất cao (khoảng 90%). Các mẻ pellet có
tính chất, hàm lượng và độ hòa tan DC khác nhau không nhiều, đảm bảo
được tính lặp lại của qui trình.
4.4.2. Tiêu chuẩn của viên nang itraconazol
- Tiêu chuẩn cơ sở của viên nang ITZ được xây dựng trên cơ sở tham
khảo chuyên luận “Thuốc nang” của DĐVN IV cũng như kết quả khảo sát
xây dựng qui trình bào chế các mẻ pellet-HPTR itraconazol.
- Về chỉ tiêu độ hòa tan: Do ITZ là một base yếu, sự hấp thu chỉ xảy ra
khi được hòa tan ở môi trường acid dịch vị. Bởi vậy, môi trường thử độ
hòa tan của ITZ từ viên nang là môi trường dịch vị mô phỏng (acid HCl
0,1 N). Kết quả thử độ hòa tan cho thấy: các mẫu pellet của 3 mẻ viên đều
có đồ thị hòa tan của ITZ gần với viên đối chiếu Sporal
®
(hệ số tương
đồng f
2
> 64) và độ hòa tan sau 60 phút đạt trên 80%. Đạt được kết quả
này là do ITZ đã tồn tại ở dạng phân tử hoặc vô định hình trong HPMC
E6, giúp ITZ hòa tan nhanh trong môi trường acid dịch vị mô phỏng. Quá
trình này được tăng lên khi có mặt của Tween 80 (làm tăng khả năng thấm
môi trường hòa tan của DC), đạt đến nồng độ bão hòa và ổn định, ngăn
cản hiện tượng tái kết tủa của ITZ.
- Về chỉ tiêu hàm lượng: Do ITZ là một DC kháng sinh, chỉ tiêu hàm
lượng được xác định bằng 2 phương pháp HPLC và VS, cho phép đánh
giá viên nang đầy đủ cả về hàm lượng hóa học và hoạt lực kháng nấm.
Kết quả này cho phép loại trừ chế phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng

trước khi đánh giá SKD, TĐSH hay sử dụng trong điều trị. Đồng thời,
giúp tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục các tác động của quá trình
21

bào chế, các tương tác của DC và TD có thể có ảnh hưởng tới chất lượng
chế phẩm.
- Về hàm lượng dicloromethan tồn dư trong chế phẩm: Dicloromethan
là một dung môi thuộc nhóm 2 (các dung môi phải hạn chế sử dụng), với
hàm lượng cho phép trong chế phẩm nhỏ hơn 600 ppm (tức ít hơn 600
µg/g pellets). Để giảm lượng dung môi tồn dư trong chế phẩm này có thể
sử dụng 2 phương pháp: Sấy bằng nhiệt thông thường và sấy bằng vi
sóng. So sánh kết quả loại dung môi bằng 2 phương pháp cho thấy: Sấy
bằng vi sóng cho hiệu quả cao hơn đáng kể (kết quả đánh giá lượng dung
môi tồn dư trước và sau khi sấy pellets ở 60
o
C trong 48 giờ trong trống
quay chân không (25 kPa) và trong thiết bị tạo chân không (25 kPa) có vi
sóng (1-1,2 kW) cho thấy: Lượng dung môi tồn dư chỉ giảm từ 2.550 ppm
xuống 1.310 ppm, cao hơn nhiều so với phương pháp sấy bằng vi sóng,
giảm từ 2.550 xuống chỉ còn dưới 250 ppm) (Gilis và cs 2003). Do điều
kiện thời gian và kinh phí hạn chế, trong phạm vi luận án này, tiêu chí tồn
dư dicloromethan trong chế phẩm mặc dù đã có kế hoạch nhưng chưa
được thực hiện để đưa vào luận án. Nếu đề tài tiếp tục, sẽ thực hiện trong
nội dung thẩm định công thức và qui trình sản xuất.
Viên nang của 3 mẻ xây dựng qui trình (qui mô 3000 nang/mẻ), sau
khi kiểm tra đạt tiêu chuẩn được đánh giá SKD so với viên đối chiếu
Sporal
®
.
4.5. Về theo dõi độ ổn định của viên nang itraconazol

Nghiên cứu độ ổn định của viên nang ITZ được tập trung vào các chỉ
tiêu: hình thức, cảm quan, hàm lượng ITZ và đặc biệt là chỉ tiêu độ hòa
tan của DC, bởi chỉ tiêu này liên quan trực tiếp tới nồng độ DC trong máu.
Trong thành phần của viên nang, vỏ nang là thành phần dễ bị ảnh hưởng
bởi điều kiện môi trường nhất (đặc biệt là ẩm và nhiệt). Do vậy, cần lưu ý
ảnh hưởng của vỏ nang (nang có thể bị già hóa sớm, biến dạng, dính do
nhiệt, ẩm) trong quá trình bảo quản tới khả năng hòa tan của ITZ từ nang.
Nên sử dụng vỏ nang HPMC thay thế nang gelatin để tăng tuổi thọ của
thuốc. Nghiên cứu độ ổn định của viên nang ITZ được thực hiện trên 3
mẻ, đóng trong lọ nhựa PE nắp kín, bảo quản 12 tháng ở điều ĐKT của
PTN và 6 tháng ở điều kiện LHCT trong tủ vi khí hậu (nhiệt độ: 40 ± 2
o
C,
độ ẩm tương đối: 75 ± 5%). Kết quả cho thấy, viên nang ITZ ổn định với
các chỉ tiêu khảo sát. Tuổi thọ dự đoán bằng phương pháp ngoại suy của
viên nang các mẻ 4, 5, 6 trên 2 chỉ tiêu độ hòa tan và hàm lượng DC tối
thiểu là 38 tháng. Tuy nhiên, thời gian bảo quản ở ĐKT là 12 tháng, tuổi
thọ dự kiến của các mẻ viên nang nghiên cứu là khoảng 24 tháng.
4.6. Về đánh giá sinh khả dụng viên nang itraconazol
4.6.1. Sinh khả dụng in vitro

×