Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN sử dụng các TBDH và DCTN như thế nào để thực sự nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (339.72 KB, 20 trang )


Như chúng ta biết thế giới đã bước sang thế kỷ 21 với xu hướng phát
triển một nền kinh tế tri thức trên phạm vi toàn cầu và sự bùng nổ của
công nghệ thông tin. Việt Nam cũng trên đà phát triển, Đảng ta xác
định xem giáo dục là công cụ mạnh nhất để theo kịp với các nước phát
triển trên thế giới.
Trong những năm gần đây, Nghị quyết của Đại hội Đảng và nhiều
văn kiện khác của nhà nước, của Bộ Giáo dục- Đào tạo đều nhấn mạnh
việc đổi mới phương pháp là một nhiệm vụ quan trọng của tất cả các
cấp học và bậc học ở nước ta, nhằm đào tạo những con người tích cực,
tự giác, năng động sáng tạo, có năng lực giải quyết vấn đề, vận dụng
kiến thức vào cuộc sống. Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 của ban chấp
hành trung ương khóa VIII về những giải pháp chủ yếu trong giáo dục
và đào tạo đã chỉ rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào
tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy
sáng tạo của người học Từng bước áp dụng những phương pháp
tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo
điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh, ”.
Năm học 2011 – 2012 tiếp tục thực hiện chủ trương của ngành Giáo
dục Đào tạo là: Phải thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy từ
phương pháp dạy học cũ thụ động “thầy đọc – trò chép” sang phương
pháp giảng dạy tích cực, chủ động, sáng tạo theo hướng “Phát huy trí
lực của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm”. Là một giáo viên mới ra
trường song cũng như các thầy cô giáo khác trong những năm học qua
tôi nhận thấy nhóm giáo viên dạy Vật lý trường THPT Chân Mộng
cũng đã trăn trở, tìm tòi những các biện pháp giảng dạy tốt nhất giúp
học sinh tham gia một cách tích cực chủ động vào học tập, phát huy
1
tính năng động, sáng tạo của học sinh, từ đó học sinh thấy yêu thích bộ
môn Vật lý nói riêng và ham muốn khám phá tri thức nhân loại.
Vật lí là một môn khoa học thực nghiệm, các khái niệm, định luật,


thuyết Vật lí đều xây dựng trên cơ sở khảo sát, phân tích các hiện tượng
và được kiểm tra bằng thực nghiệm. Do vậy việc sử dụng các thiết bị
dạy học (TBDH) và dụng cụ thí nghiệm (DCTN) Vật lí trong dạy và
học trở nên một hoạt động quan trọng để thực hiện phương pháp dạy
học mới nhằm phát triển năng lực tư duy, óc sáng tạo và hành động
thực tiễn cho học sinh. Song câu hỏi “sử dụng các TBDH và DCTN như
thế nào để thực sự nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học?” vẫn còn
là một vấn đề cấp thiết đối với các giáo viên Vật lí hiện nay.
Từ những suy nghĩ trên tôi đã tìm hiểu, trao đổi với nhóm bộ môn
về vấn đề sử dụng và phát huy tối đa hiệu quả của các TBDH và DCTN
trong các giờ học Vật lý theo hướng dạy học tại phòng học bộ môn.
Trong thời gian thực hiện giảng dạy bộ môn Vật lí ở khối lớp 10_đây là
khối lớp mà SGK đã được đổi mới và nội dung chương trình cũng có
khá nhiều thí nghiệm, tôi đã tiến hành một số tiết dạy tại phòng bộ môn,
mỗi tiết đều có sử dụng các TBDH và DCTN thì nhận thấy chất lượng
tiết học được nâng lên so với các giờ ở phòng học thông thường.
Từ những lí do trên tôi mạnh dạn làm SKKN này với mong muốn
đóng góp một số biện pháp nhằm phát huy hiệu quả của việc sử dụng
thiết bị dạy học và dụng cụ thí nghiệm theo hướng học tại các phòng
học bộ môn để nâng cao chất lượng của các tiết học Vật Lí ở trường
THPT.
2

 
Kể từ khi đổi mới chương trình và sách giáo khoa đến nay thì chương
trình Vật Lí luôn đi sâu vào phần thực hành với rất nhiều thí nghiệm. Vì
vậy việc sử dụng phương pháp dạy học truyền thống (dạy chay) tại các
phòng học thông thường không còn hiệu quả cao nữa mà phải sử dụng
đến phòng học bộ môn vì phòng học bộ môn (Với đầy đủ các thiết bị
dạy học (TBDH) và dụng cụ thí nghiệm (DCTN)) sẽ có những ưu điểm

sau đây:
- Các TBDH là công cụ hữu hiệu giúp HS trực quan, dễ nắm bắt nội
dung kiến thức, hiểu kiến thức một cách có cơ sở thực tế, khắc phục
những khó khăn do sự suy diễn trừu tượng.
- Sử dụng DCTN trong các tiết học lí thuyết và làm thực hành sẽ giúp
HS rèn luyện kĩ năng thao tác với các thiết bị Vật lí, là một trong những
biện pháp quan trọng để thu thập thông tin từ thực tế. Thông qua thí
nghiệm thực hành để xây dựng các nội dung kiến thức (khái niệm, định
luật, quy tắc…) về sự vật, hiện tượng mà không có lời lẽ nào có thể mô
tả đầy đủ được.
- Các TBDH hiện đại có sự trợ giúp của CNTT như máy tính, máy
chiếu projector, máy chiếu hắt, tivi, loa… giúp các nội dung kiến thức
được làm rõ, giờ học trở nên sinh động, hấp dẫn hơn do giáo viên có thể
mô tả được các khái niệm trừu tượng, mô phỏng các thí nghiệm không
thể thực hiện được với các thiết bị hiện có, xem phim, hình ảnh, ôn tập
hoặc kiểm tra kiến thức học sinh thông qua các trò chơi, ô chữ… mà
bình thường không thể thực hiện trên lớp học truyền thống…
Như vậy có thể khẳng định: muốn nâng cao được chất lượng và
hiệu quả dạy học môn Vật Lí các giáo viên cần phải sử dụng tích cực và
3
phát huy tối đa những chức năng của TBDH và DCTN theo hướng
phòng học bộ môn.
!"#$%&'
Trong những năm gần đây, song song với việc đổi mới chương
trình và SGK, các trường phổ thông đẫ được trang bị đồng bộ các
TBDH và TBTN theo danh mục tối thiểu của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tuy nhiên việc khai thác và sử dụng các thiết bị đó vào dạy học vẫn còn
rất hạn chế dẫn đến hiệu quả sư phạm thấp, kìm hãm khả năng của HS
và GV, gây lãng phí lớn trong việc đầu tư TBDH do các thiết bị “chết”
vì không được sử dụng. Theo tôi, sự hạn chế này do một số nguyên

nhân sau:
- Trình độ của đa số giáo viên còn hạn chế, nhất là sự hiểu biết
và kĩ năng về kĩ thụât, ngoại ngữ mà khi chuẩn bị và thao tác với các
TBDH hiện đại và DCTN thật thì rất cần các năng lực này. Mặc dù đã
có tổ chức tập huấn cho GV nhưng do thời gian tập huấn ngắn và chưa
thực sự chất lượng nên năng lực này của nhiều giáo viên chưa được cải
thiện. Hơn nữa việc tập huấn sử dụng cho giáo viên nhiều khi còn do
các công ty trực tiếp cung cấp thiết bị dạy học đảm nhiệm nên phần lớn
chỉ là hướng dẫn lắp đặt, vận hành về mặt kĩ thuật, chưa đi sâu vào
phương pháp sử dụng các thí nghiệm đó trong dạy học…
- Trang bị phòng thí nghiệm và các thiết bị ngoại vi: Đây là một điều
kiện cần để có thể thực hiện thí nghiệm, tuy nhiên hệ thống phòng học
bộ môn chưa được xây dựng, đa số các trường chỉ có các phòng “kho”
để cất giữ thiết bị với diện tích nhỏ và phương tiện để giáo viên làm
thao tác chuẩn bị thiếu…
- Cán bộ phụ trách phòng thí nghiệm hiện nay còn thiếu và chưa
mang tính chuyên nghiệp. Có khi là giáo viên bộ môn khác làm kiêm
4
nhiệm nên không hiểu hết các dụng cụ thí nghiệm. Vì vậy họ không trợ
giúp được giáo viên chuẩn bị đúng các dụng cụ thí nghiệm, thủ tục
mượn, trả còn mất nhiều thời gian.
- Hơn nữa, thời khoá biểu ở các trường phổ thông hiện nay là 5
tiết/1buổi và 6 buổi/1tuần, thời gian chuyển tiết là 5 phút, giữa 2 tiết
giáo viên cũng cần nghỉ ngơi nên thực tế không có thời gian chuẩn bị
cho việc sử dụng TBDH hỗ trợ hay dụng cụ thí nghiệm lên lớp
Do những trở ngại trên, tình trạng trang thiết bị nhiều mà không
được sử dụng vẫn còn khá phổ biến, nhất là đối với những trường mà
cơ sở vật chất, hệ thống phòng, điện… còn chưa được hoàn thiện. Thực
tế cho thấy trong năm học qua bản thân tôi thực hiện nhiệm vụ chuyên
môn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt đối với các giờ thực hành vì vậy chất

lượng giảng dạy cũng chưa cao. Qua bài viết này tôi muốn đóng góp
một số biện pháp nhằm phát huy hiệu quả của việc sử dụng các TBDH
và DCTN cũng như nâng cao chất lượng của các tiết học Vật Lí ở
phòng học bộ môn.
(")'*+,"-,.'$/0"+123'"*42&"5$6
23'$3"'"+7%0'2&"5$ 89
(:.2#'6;,<,7=,">'*=7?@ AB7*0"
C"0/"5$
a. Về trang thiết bị.
Hiện nay với sự đầu tư mạnh mẽ cho giáo dục thì các TBDH bộ
môn được trang cấp nhiều cho các trường, song tình trạng các TBDH
và DCTN được xếp chung vào một phòng, phòng TN thực chất chỉ như
cái “kho” chứa đủ mọi thứ và hiệu quả sử dụng TBDH còn thấp. Do
5
vậy cần có một phòng học bộ môn chỉ dành riêng cho môn Vật Lí,
phòng bộ môn cần được trang bị tối thiểu gồm:
- Các TBDH như: bảng, máy vi tính, máy chiếu, loa… các bảng biểu
của bộ môn, tranh ảnh, các loại thước đo…được bố trí một cách khoa
học, gọn gàng ngay trong phòng học.
- Các dụng cụ thí nghiệm cần thiết, các bộ thí nghiệm thực hành… của
bộ môn, được sắp xếp theo một trật tự của từng khối lớp (10, 11, 12) và
theo trình tự kiến thức của chương trình trong một “kho học cụ” được
nối liền với phòng học bằng cánh cửa lớn.
Tuy nhiên trong điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường còn
nhiều khó khăn, kinh phí còn hạn chế, số lượng học sinh đông và trình
độ nhận thức của học sinh còn thấp… thì việc xây dựng đủ phòng học
bộ môn (dành riêng cho từng môn) là một chiến lược lâu dài. Vì vậy,
trong điều kiện trước mắt theo tôi vẫn có thể thực hiện giải pháp sử
dụng một phòng học chung cho các môn có trang bị các TBDH cần
thiết (bảng,máy tính, máy chiếu, loa, tivi…) kết hợp với các phòng thực

hành bộ môn, sau khi nghiên cứu lí thuyết và tìm hiểu trước các thí
nghiệm mô phỏng trên máy vi tính, học sinh đến phòng thực hành bộ
môn để được tiến hành hai loại thí nghệm: Làm lại các thí nghiệm
trong các bài học lí thuyết và làm các bài thí nghiệm thực hành theo
PPCT.
Tất nhiên cách thực hiện này chưa thực sự tối ưu và để mang lại
hiệu quả dạy học cao hơn thì các tổ chuyên môn cần phải tham mưu với
BGH để sắp xếp thời khoá biểu sao cho có tối đa các tiết dạy được thực
hiện ở phòng học có TBDH và phòng thực hành bộ môn.
b. Sắp xếp bố trí chỗ ngồi của HS trong phòng học bộ môn một cách
hợp lí.
6
Như chúng ta đã biết hiện nay số lượng học sinh trong một lớp
học khá đông, cơ sở vật chất của phòng bộ môn mới bắt đầu được sử
dụng chưa thực sự bảo đảm và đầy đủ do đó muốn tất cả học sinh (có
thể là các nhóm) vừa theo dõi đựơc các hướng dẫn của giáo viên vừa
làm thí nghiệm thì không thể bố trí mà có học sinh bị ngồi quay lưng về
phía giáo viên (phía bảng) được tức là không nên bố tí tất cả các bàn
theo dãy hàng ngang vì nếu làm thí nghiệm theo nhóm sẽ có nửa só học
sinh bị quay lưng về phía giáo viên. Do đó ta có thể bố trí các bàn theo
hàng dọc, nhưng bố trí theo mấy hàng là hợp lí?
Qua nghiên cứu tôi thấy hợp lí nhất là bố trí các bàn thành hai
dãy hàng dọc, mỗi dãy gồm 4 bàn nối tiếp nhau, mỗi bàn (hai phía) có
thể ngồi được từ 6 đến 8 học sinh, nên một dãy bàn có từ 24 đến 32 chỗ
ngồi do vậy phòng học có khoảng 48 đến 60 chỗ ngồi, con số đó là phù
hợp với số lượng học sinh một lớp học ở trường ta trong điều kiện hiện
nay.
Sự sắp xếp ở trên có thể hình dung qua sơ đồ sau:
7
Phòng

chứa các
dụng cụ thí
nghiệm
Qua sơ đồ ta thấy, ở vị trí nào học sinh cũng có thể quan sát lên bảng,
theo dõi bài giảng hoặc hướng dẫn của giáo viên và làm thí nghiệm một
cách thoải mái đồng thời thuận lợi để các em được làm thí nghiệm và
trao đổi theo nhóm.
(!DC"0&$"E'$FG'123'$-$HI86I%0'
$-$*6"5$6'G"#$"6"
Kế hoạch này được thể hiện qua các bước:
a. Chuẩn bị của GV:
- Soạn bài:
+ Lập kế hoạch chi tiết để tổ chức thực hiện giờ dạy.
+ Nội dung bài soạn đảm bảo chính xác kiến thức cần truyền đạt trên cơ
sở phù hợp điều kiện các TBDH và DCTN hiện có, trình độ HS…
+ Hoạch định các hoạt động của HS và GV trong từng thời điểm của
giờ dạy.
+ Dự đoán những tình huống có thể xảy ra và phương án xử lí những
tình huống đó một cách hiệu quả.
- Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
+ Đảm bảo phản ánh chính xác kiến thức cần truyền đạt theo mục tiêu
bài học hay mục tiêu bài thực hành.
+ Đảm bảo các yêu cầu về kích thước, màu sắc, độ chính xác, số
lượng
*Muốn vậy, giáo viên cần hình thành thói quen nghiên cứu và làm thí
nghiệm trước khi thực hiện bài dạy:
- Đối với người giáo viên vật lí việc làm thành công các thí
nghiệm hay hướng dẫn cho học sinh tiến hành thí nghiệm thành công là
một điều hết sức quan trọng và cũng không ít khó khăn, có như vậy học
sinh mới tin vào thầy giáo, tin vào khoa học. Nhưng không phải mọi thí

8
nghiệm đều làm lần đầu là thành công ngay được mà phải qua nhiều lần
thực hiện, nhiều lần chỉnh sửa mới có thể thành công. Do vậy nếu
không có sự chuẩn bị kĩ càng thì giáo viên khó mà hướng dẫn cho các
em hoặc tự mình làm thành công các thí nghiệm.
Như vậy để tiến hành thực hiện tốt các tiết dạy ở phòng bộ môn
trước hết giáo viên cần phải đăng kí lịch mượn thiết bị với cán bộ quản
lí để đến chuẩn bị và trực tiếp làm trước các thí nghiệm. Có như vậy
các giờ học vật lí ở phòng bộ môn mới luôn sẵn sàng và chất luợng các
thí nghiệm cũng như hiệu quả các giờ học mới thực sự được nâng cao,
không những vậy việc làm này còn tạo điều kiện để mỗi giáo viên
thường xuyên bồi dưỡng và nâng cao chuyên môn và trách nhiệm nghề
nghệp.
b. Tổ chức thực hiện
- Giáo viên định hướng trước cho học sinh quan sát các sự kiện,
hiện tượng, thí nghiệm, tìm tòi những thông tin cần thiết từ thực tế, sách
giáo khoa, báo Lập kế hoạch khám phá, thiết kế thí nghiệm, lựa chọn
dụng cụ thiết bị thí nghiệm, chỉ ra đại lượng cần đo, những điều cần xác
định trong thí nghiệm, chỉ ra những yếu tố cần giữ nguyên, không thay
đổi khi làm thí nghiệm.
- Tiến hành thí nghiệm:
+ Bố trí lắp đặt dụng cụ, thiết bị thí nghiệm; thực hiện thí nghiệm
theo hướng dẫn, thay đổi phương án thí nghiệm nếu kết quả không phù
hợp với vấn đề đặt ra.
+ Ghi kết quả, đọc số chỉ của các dụng cụ thí nghiệm ở mức độ
cẩn thận và chính xác cần thiết, lập bảng số liệu, biểu diễn kết quả bằng
đồ thị, sơ đồ
9
+ Xử lí thông tin: lập bảng, biểu, vẽ đồ thị theo những cách khác
nhau, từ đó phân tích dữ liệu, kết quả thí nghiệm và nêu ý nghĩa của

chúng. Tìm quy luật từ kết quả thí nghiệm, biểu bảng, đồ thị. Phân loại
dấu hiệu giống nhau, khác nhau, nhận biết những dấu hiệu bản chất của
những nhóm đối tượng đã quan sát , so sánh, phân tích, tổng hợp dữ
liệu và rút ra kết luận.
- Thông báo kết quả làm việc: Mô tả lại những thí nghiệm đã
làm, trình bày, giải thích những việc đã làm bằng lời, bằng hình vẽ hoặc
bằng đồ thị nêu kết luận đã tìm thấy được.
- Vận dụng ghi nhớ kiến thức: Vận dụng giải các bài tập (định
tính, định lượng, thực nghiệm) làm đồ chơi, dụng cụ học tập , học
thuộc lòng.
Trong mỗi tiết dạy có thí nghiệm, giáo viên có thể phát huy tính
tích cực học tập của học sinh ở những mức độ khác nhau (có thể giáo
viên thực hiện, có thể giáo viên điều khiển học sinh thực hiện một vài
phần, có thể để học sinh tự thực hiện hoàn toàn )
(( 23'J67"K7L2M'2&"5$N*CO"5$60
$P'$DL2M'"'"+7
Thực tế tôi thấy hiện nay nhà nước không thể cung cấp đầy đủ
trang thiết bị bộ môn cho tất cả các khối lớp, nếu có thì cũng không sử
dụng được nhiều lần hoặc lần sử dụng tiếp theo sẽ cho kết quả kém
chính xác. Do đó làm thế nào để mọi tiết học đều được sử dụng đồ dùng
dạy học là một đòi hỏi đối với mỗi giáo viên bộ môn và nhà trường.
Theo tôi vấn đề này có thể khắc phục nếu giáo viên thực hiện tốt các
việc sau:
10
a. Giáo viên nên tự tay làm các TBDH và DCTN không quá phức
tạp trong các bài học hay trong các thí nghiệm thực hành của
chương trình như:
+ Bài “Sự rơi tự do” (Vật lí 10): một vài hòn sỏi, một vài tờ giấy phẳng
nhỏ, vài viên bi xe đạp, tấm bìa, dây dọi…
+ Con lắc đơn, con lắc lò so… dùng cho một số bài trong phần cơ

học…
+ Thí nghiệm vòi phun nước để kiểm chứng các công thức ở bài
“Chuyển động của vật bị ném” (SGK Vật lí 10 nâng cao)
+ Vật bằng gỗ có móc, mặt phẳng gỗ ngang và nghiêng… sử dụng
khảo sát về lực ma sát…
+ Các tấm bìa cứng có hình dạng khác nhau, dây dọi, chiếc bật lửa, con
lật đật, quả bóng, các khối gỗ hình hộp chữ nhật… để học bài “Cân
bằng của vật rắn dưới tác dụng của hai lực-Trọng tâm”.
+ Một xe lăn nhỏ, trên xe lăn có gắn một đầu bút bi và một quả bóng
bay; Mô hình máy bay phản lực gắn vào đầu một thanh nhẹ có thể quay
quanh một trục thẳng đứng cố định, đuôi máy bay có gắn một quả pháo
thăng thiên… để học bài “Chuyển động bằng phản lực…”
+ Các thí nghiệm về hiện tượng mao dẫn, dính ướt-không dính ướt, lực
căng bề mặt…
Và một số thiết bị khác mà trong bộ dụng cụ không có hoặc thiếu
+ Có thể giao cho học sinh vẽ một số hình ảnh, bảng biểu, sơ đồ trong
SGK phóng to để sử dụng minh hoạ trong quá trình học… khuyến
khích học sinh tự làm các thí nghiệm đơn giản…
b. Tận dụng đồ dùng thí nghiệm của khối lớp này để dạy khối lớp
khác:
11
Đây là một vấn đề khó vì nó đòi hỏi giáo viên phải tìm hiểu thấu
đáo toàn bộ dụng cụ thí nghiệm của chương trình vật lí THPT để biết
được lớp này thiếu cái gì, lớp khác có dụng cụ đó hay không? Từ đó
phát hiện ra các dụng cụ có thể dùng chung ở các khối lớp nên tận dụng
được và thực hiện được tối đa các thí nghiệm.
(QR123'"K7$-$,"S777?,"T'"'"+7*U'7-
"
Để khắc phục những khó khăn hạn chế của giáo viên và học sinh
trong việc sử dụng các bộ thí nghiệm thật, thì trong điều kiện cho phép

chúng ta có thể sử dụng các phần mềm mô phỏng thí nghiệm thật hay
còn gọi là phần mềm thí nghiệm ảo. Đây là một ứng dụng mới của tin
học trong dạy học song cũng đã được sử dụng khá phổ biến ở nhiều
nước trên thế giới và một số trường điểm ở nước ta, phần mềm thí
nghiệm ảo có nhiều ưu điểm như:
- Có thể mô phỏng các thí nghiệm biểu diễn, đặc biệt là thí nghiệm mô
tả các hiện tượng vi mô hay siêu vĩ mô mà thí nghiệm thật không thể
làm thành công hoặc không thể quan sát được.
- Có khả năng nén, giãn về thời gian: Trong thí nghiệm thật có các quá
trình cần phải hàng chục phút mới thể hiện rõ (nóng chảy, đông đặc…)
nhưng trong thí nghiệm ảo chỉ có thể cần vài giây. Ngược lại, có hiện
tượng chỉ diễn ra trong vài phần của giây (hình ảnh vật rơi, đạn nổ,
chuyển động của electron…) nhưng trong thí nghiệm ảo có thể chậm lại
để dễ quan sát.
- Khá giống thật, khả năng thành công cao, tính trực quan cao.
- Giáo viên chuẩn bị nhanh và việc tập huấn sử dụng cũng nhanh hơn.
12
Đặc biệt trong các phòng học bộ môn, việc sử dụng kết hợp giữa
thí nghiệm thật và thí nghiệm mô phỏng bằng máy tính sẽ mang lại
hiệu quả rất cao về giáo dục, khoa học và kinh tế. Tuy nhiên giáo viên
cần phải nghiên cứu kĩ và lựa chọn những thí nghiệm được tiến hành
mô phỏng trên máy tính sao cho chúng càng giống thí nghiệm thật càng
tốt (về hình ảnh, tính năng của các dụng cụ, các lắp ráp, bố trí thí
nghiệm…) để qua đó giáo viên và nhất là học sinh có thể tiến hành thí
nghiệm ,thực hiện các thao tác trên phần mềm.
R/.67=V23
Thí nghiệm ( mô phỏng )khúc xạ ánh sáng lớp 11
13
Thí nghiệm phản xạ toàn phần lớp 11


Con lắc lò xo trong dao động điều hòa –dao động cơ -lớp 12
14
Con lắc lò xo trong dao động điều hòa –dao động cơ -Lớp 12
Thí nghiệm nêu trên chỉ là một ví dụ nhỏ, ngoài ra còn có rất nhiều thí
nghiệm nữa trong chương trình Vật lí THPT đã được mô phỏng, giáo
viên có thể khai thác để sử dụng từ các phần mềm có trên thị trường
(đĩa CD) hay mua các sản phẩm có bản quyền hoặc khai thác trên
Internet… Ngoài ra giáo viên cũng có thể tự làm ra các thí nghiệm mô
15
phỏng nhờ các phần mềm công cụ đơn giản như Power Point,
Sketchpad, Violet…
(W9".$?'$-*=J'-0K"X%Y$?'-$$"Z*4HI86
I
- Việc phân công cán bộ, giáo viên phục vụ công tác thiết bị phải bảo
đảm năng lực chuyên môn, khả năng hiểu biết về trang thiết bị thí
nghiệm của nhiều bộ môn.
- Thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao kiến thức của đội ngũ làm công
tác thiết bị để đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Q[
\[E7"5$!]]\!]
Lớp 11A1 (52 hs) 11A4(45hs) 11A6 (48)
Học lực
giỏi
07 (13,46%) 03 (6,67%) 04 (8,3%)
Học lực
khá
40(76,92%) 10(22,22%) 12(25%)
Học lực
trung
bình

05 (9,6%) 27(60%) 26(54,17%)
Học lực
yếu
0(0%) 05(11,11%) 06(12,5%)
\%0'CO""5$"'T$,^"E7!]\!]!
Đạt 01 giải khuyến khích môn Vật Lý
16
[ \C'"4
[ 
Khoa học Vật lí góp phần rất tích cực vào việc giải quyết các vấn
đề gần gũi với thực tế cuộc sống, các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên
và với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật hiện đại. Nghiên
cứu bộ môn Vật lí không chỉ đơn thuần nghiên cứu lí thuyết mà phải
vận dụng thật tốt các điều kiện thực nghiệm để giúp học sinh lĩnh hội
và áp dụng kiến thức bộ môn một cách có hiệu quả. Nhà trường hiện
nay đã được trang bị khá đầy đủ các thiết bị thí nghiệm để học sinh tiến
hành thí nghiệm theo nhóm và các trang thiết bị dạy học hiện đại
khác… Vấn đề còn lại là sử dụng các thiết bị đó như thế nào, tổ chức
các giờ dạy thực hành ra sao, kết hợp với các phương pháp khác như
thế nào là trách nhiệm của mỗi thầy cô giáo chúng ta.
Trước đối tượng học sinh THPT phong phú về trình độ nhận
thức, khác nhau về kĩ năng, kĩ xảo trong thao tác làm thí nghiệm thì
người giáo viên ngoài việc phát huy khả năng sử dụng các thiết bị dạy
học và dụng cụ thí nghiệm còn phải tạo ra được tình huống có vấn đề
để phát huy khả năng tư duy của học sinh khá, đồng thời phải kiểm tra,
tạo điều kiện, quan tâm học sinh yếu, kém tham gia nhiều hơn trong
hoạt động nhóm, phát biểu ý kiến xây dựng bài học. Những bài thực
hành do chính tay các em thực hiện dưới sự hướng dẫn, quản lí của
giáo viên sẽ giúp học sinh hiểu rõ hơn kiến thức của bài học, nhớ lâu
hơn, tăng cường sự tin tưởng vào khoa học nói chung và hứng thú đối

với môn học Vật lí nói riêng.
Để đạt được những yêu cầu trên, bản thân mỗi giáo viên
phải tự trang bị cho mình cơ sở lí luận về phương pháp thực nghiệm và
tích luỹ kinh nghiệm thực tế để ngày càng rút ngắn thời gian và công
17
sức trong việc chuẩn bị cho một tiết học Vật lí thực sự chất lượng và
hứng thú đối với học sinh. Muốn vậy, giáo viên cần không ngừng đầu
tư, tìm tòi những phương án thí nghiệm tốt, cách tiến hành thí nghiệm
có hiệu quả, tự thực hiện hoặc sưu tầm một số dụng cụ, phương tiện
đơn giản; đồng thời cần thường xuyên học hỏi để nâng cao năng lực sử
dụng các TBDH hiện đại và cập nhật các ứng dụng mới trong dạy học .
['"4
* Tăng cường cơ sở vật chất, kinh phí:
+Xây dựng các phòng học bộ môn;
+ Trang thiết bị dạy học: Đủ về số lượng kể cả dự phòng để thay thế,
bảo đảm chất lượng, hiện đại hoá. Sửa chữa, bổ sung kịp thời những
thiết bị hư hỏng.
+ Đầu tư trang thiết bị công nghệ thông tin.
* Đối với đội ngũ giáo viên:
+ Bồi dưỡng kĩ năng thực nghiệm, kiến thức tin học và ngoại ngữ.
* Bố trí cán bộ thiết bị:
+ Đủ năng lực đảm đương nhiệm vụ hỗ trợ giáo viên.
+ Thực hiện đúng quy định về quản lí, bảo quản thiết bị; bố trí, sắp xếp
thời gian chuẩn bị và tiết học có sử dụng TBDH và DCTN cho các giáo
viên theo đúng thời khoá biểu do BGH đề ra.
* Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào các giờ dạy một cách cụ
thể và hiệu quả nhằm khắc phục những hạn chế về thời gian, chất lượng
phòng thí nghiệm…
Cùng với các môn học khác, việc dạy học Vật lí là nhiệm vụ
quan trọng cung cấp những kiến thức cơ bản và cần thiết cho học sinh,

góp phần thiết thực đào tạo nguồn nhân lực ngay từ nhà trường phổ
thông. Qua SKKN này tôi muốn đề cập đến những khó khăn ở cơ sở và
18
những yêu cầu đối với việc dạy học bộ môn Vật lí hiện nay. Trên cơ sở
đó đóng góp một số giải pháp để thực hiện tốt các vấn đề liên quan đến
dạy học bộ môn Vật lí ở trường THPT như đã nêu ở trên. Hy vọng rằng
chút kinh nghiệm đó của bản thân sẽ giúp quý thầy cô giảng dạy bộ
môn Vật lí và nhà trường có thêm giải pháp để ngày càng nâng cao chất
lượng dạy học bộ môn cũng như phát huy tối đa hiệu quả cơ sở vật chất
hiện có của nhà trường. Vì thời gian công tác của bản thân chưa nhiều
nên kinh nghiệm còn ít ỏi, cũng như thời gian nghiên cứu thực hiện
SKKN còn hạn chế nên vẫn còn nhiều thiếu sót, rất mong được sự
đóng góp quý báu của các cấp lãnh đạo, thầy cô và đồng nghiệp để nội
dung SKKN này thực sự mang lại hiệu quả !
Chân mộng, ngày 20 tháng 02 năm 2013.

Đinh Triệu Long
19
Tài liệu tham khảo :
1.Vật Lý 12 Nâng Cao .Nguy4n Thế Khôi-NXB Giáo dục năm 2008.
2.Vật Lý 12.Lương duyên B9nh-NXB Giáo dục năm 2008.
3 Vật Lý 11.Lương duyên B9nh-NXB Giáo dục năm 2008
4 Vật Lý 10 Nâng Cao. Nguy4n Thế Khôi -NXB Giáo dục năm 2006.
5.Hướng dẫn sử dụng thiết bị dạy học tối thiểu lớp 10 Nguy4n Xuân
Chi và Tr<n Trí Minh –NXB Giáo dục năm 2006.
20

×