Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

bài giảng về môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.9 KB, 23 trang )

GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN HỌC CÔNG NGHỆ
Ngày nay, cùng với dân số và chiến tranh, môi trường được coi là một trong
những vấn đề bức xúc nhất của toàn thế giới. Vấn đề này không chỉ liên quan tới sự
thay đổi của tự nhiên mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ xã hội cũng như chất lượng
sống của loài người.
Ban đầu, con người tác động vào môi trường là không đáng kể, nhưng từ thế
kỷ XVIII với nền công nghiệp cơ khí ngày càng hiện đại, với số dân đã gần 1 tỷ và
tốc độ đô thị hoá ngày càng tăng, con người đã khai thác quá mức và sử dụng không
hợp lý các nguồn tài nguyên, dẫn đến mất cân bằng sinh thái, môi trường sống bị ô
nhiễm nghiêm trọng ở qui mô toàn cầu và đang đe doạ cuộc sống của con người trên
trái đất. Chẳng hạn, các hiện tượng:
- Ô nhiễm không khí đã vượt tiêu chuẩn cho phép tại các đô thị và các khu
công nghiệp.
- Hiệu ứng nhà kính gia tăng do sự tăng lên của khí CO
2
và các khí nhà kính
khác thải vào khí quyển, làm nhiệt độ trung bình bề mặt trái đất tăng lên. Sự thay
đổi này gây ra những biến đổi của khí hậu toàn cầu, gây ra lũ lụt, hạn hán và làm
mức nước biển dâng lên.
- Tầng ôzôn bị phá huỷ, lượng tia tử ngoại từ mặt trời chiếu xuống mặt đất
tăng lên, gây nên ung thư da, suy giảm miễn dịch ở người, giảm năng suất sinh học
của động, thực vật. Nguyên nhân chủ yếu làm suy thoái và thủng tầng ôzôn là các
khí CFC,CH
4
, NO
x
thải vào khí quyển.
- Nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng, nước mưa bị axit hoá (mưa axit);
nước ngầm bị khai thác quá mức và bị ô nhiễm, nước sông hồ, nước biển bị ô nhiễm
do nước thải công nghiệp, nước thải đô thị và khai thác khoáng sản biển cũng như
chất thải củagiao thông đường thủy.


1
- Rừng liên tục bị suy giảm về số lượng và chất lượng do khai thác gỗ, củi,
lấy đất trồng cây lương thực và cây công nghiệp, xây dựng các công trình, nhà máy
và ô nhiễm môi trường.
- Sa mạc hoá đất đai do các nguyên nhân như xói mòn, rửa trôi màu, phèn
hoá, mặn hoá, hạn hán; ngoài ra do việc sử dụng đất canh tác không vì mục đích
nông nghiệp ngày một tăng.
- Số loài thực vật, động vật bị tuyệt diệt đang gia tăng do môi trường sống bị
suy thoái, mất nơi cư trú, khai thác săn bắn quá mức và các nguyên nhân khác.
- Rác thải gia tăng các chất thải rắn của con ngời đang gia tăng cả về số lượng
và mức độ độc hại.
Vì vậy, việc giáo dục cho học sinh những hiểu biết cơ bản về môi trường,
nhất là biện pháp giữ gìn bảo vệ môi trường là một việc làm cần thiết, có ý nghĩa to
lớn về mặt xã hội và giáo dục.
Với tình thần đó, phần thứ hai này nhằm giúp giáo viên môn Công nghệ ở
trung học phổ thông tích hợp giáo dục môi trường thông qua giảng dạy môn học.
I. MÔN CÔNG NGHỆ VỚI GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG
1. Môn Công nghệ ở trường THCS
a) Tên môn học
Môn Công nghệ là tích hợp của các môn học thủ công và kỹ thuật phổ thông
(kỹ thuật phục vụ, kỹ thuật nông nghiệp, kỹ thuật công nghiệp) nhằm phản ánh “tập
hợp các phương pháp, quy tắc, kỹ năng được sử dụng để tác động vào đối tượng lao
động thông qua các phương tiện nhằm tạo ra sản phẩm”.
Để phù hợp với dặc điểm lứa tuổi học sinh và mục tiêu môn học của bậc tiểu
học, ở các lớp 1, 2, 3 môn học được gọi là thủ công, các lớp 4, 5 được gọi là kỹ
thuật.
b) Mục tiêu chung của môn học
Môn học nhằm giúp học sinh làm quen với thực tiễn về các mối quan hệ giữa
người với người, giữa con người với công cụ lao động, với công nghệ sản xuất, dịch
2

vụ và với môi trường thiên nhiên; qua đó hình thành thói quen và kỹ năng lao động
tự phục vụ, tiến tới tự lập nghiệp khi trưởng thành.
Cụ thể là, “học xong môn học Công nghệ, học sinh cần phải đạt được:
- Kiến thức: Hiểu được những kiến thức ban đầu và thông thường về kỹ thuật
và công nghệ của một số lĩnh vực sản xuất phổ biến của đất nước như công – nông –
lâm – ngư nghiệp, về kinh tế gia đình và kinh doanh; bước đầu hình thành được tư
duy công nghệ, tư duy kinh tế.
- Kỹ năng: Hình thành được một số kỹ năng lao động nghề nghiệp đơn giản,
cơ bản, cần thiết thuộc các lĩnh vực nêu trên; hình thành được kỹ năng học tập môn
Công nghệ.
- Thái độ: Có thói quen làm việc theo kế hoạch, tuân thủ quy trình, thực hiện
an toàn lao động và bảo vệ môi trường; bước đầu hình thành được tác phong công
nghiệp; có thái độ quý trọng lao động, say mê, hứng thú học tập và tìm hiểu về nghề
nghiệp”.
(Chương trình giáo dục phổ thông môn Công nghệ, Nhà xuất bản Giáo dục,
2006).
c) Kế hoạch dạy học môn học
Theo Kế hoạch dạy học, môn Công nghệ được dạy từ lớp 1 đến lớp 12 của
trường phổ thông.
Nội dung môn Công nghệ phổ thông phản ánh các loại hình lao động phổ biến
như: lao động thủ công, lao động kỹ thuật đơn giản trong các lĩnh vực dịch vụ sinh
hoạt, kinh tế gia đình, công nghiệp, nông - lâm - ngư nghiệp.
2. Giáo dục môi trường
a) Môi trường và môi trường học tập
- Môi trường
Có thể có nhiều cách định nghĩa khác nhau về môi trường tùy theo cách tiếp
cận:
3
“Môi trường là một tổ hợp các yếu tố bên ngoài của một hệ thống nào đó.
Chúng tác động lên hệ thống này và xác định xu hướng và tình trạng tồn tại của nó.

Môi trường có thể coi là một tập hợp, trong đó hệ thống đang xem xét là một tập
hợp con. Môi trường của một hệ thống đang xem xét cần phải có tính tương tác với
hệ thống đó.
Nói chung, môi trường của một khách thể bao gồm các vật chất, điều kiện
hoàn cảnh, các đối tượng khác hay các điều kiện nào đó mà chúng bao quanh khách
thể này hay các hoạt động của khách thể diễn ra trong chúng” (Bách khoa toàn thư
mở Wikipedia).
“Môi trường là toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người
tạo ra ở xung quanh mình, trong đó con người sinh sống và bằng lao động, đã khai
thác những tài nguyên tự nhiên hoặc nhân tạo cho phép thỏa mãn những nhu cầu của
con người”
Như vậy, một cách khái quát, môi trường bao gồm: các yếu tố/ môi trường tự
nhiên và các yếu tố/môi trường xã hội.
- Môi trường học tập
Môi trường học tập là toàn bộ không gian vật chất và tinh thần cùng với các
thành tố của nó bao quanh quá trình học tập (cả bên trong và bên ngoài nhà trường),
làm nền tảng và tạo nên trường hoạt động cho quá trình ấy.
Môi trường học tập của mỗi cá nhân cũng bao gồm môi trường tự nhiên và
môi trường xã hội (người dạy, người học khác, cơ sở vật chất, chương trình học
tập…; chúng mang yếu tố xã hội).
Cần chú ý rằng: Một đối tượng chỉ có tính chủ thể tương đối. Cùng một đối
tượng, có thể là chủ thể trong trường hợp này, nhưng lại có thể là một thành phần
của môi trường trong trường hợp khác; hoặc có thể là chủ thể trong môi trường này
nhưng đồng thời lại là thành phần của môi trường khác. Có nghĩa là: đối tượng ấy là
chủ thể hay khách thể khi xem xét môi trường thì còn tùy thuộc vào vị trí (hệ quy
chiếu) của người nghiên cứu. Nếu một người nghiên cứu về quan hệ giữa chính họ
4
với môi trường xung quanh, thì khi đó, người nghiên cứu chính là “đối tượng” liên
kết với môi trường nói ở trên. Còn nếu người nghiên cứu đó nghiên cứu về quan hệ
giữa môi trường với những người khác thì khi đó, người đó lại ở vị trí khách thể đối

với môi trường.
b) Giáo dục môi trường
Quan niệm thứ nhất: Giáo dục môi trường là một quá trình thông qua các hoạt
động giáo dục chính quy và không chính quy nhằm giúp con người có được sự hiểu
biết, kỹ năng và giá trị; tạo điều kiện cho họ tham gia vào phát triển một xã hội bền
vững về sinh thái.
Mục đích của giáo dục môi trường là nhằm vận dụng những kiến thức và kỹ
năng vào giữ gìn, bảo tồn, sử dụng môi trường theo cách thức bền vững cho cả thế
hệ hiện tại và tương lai. Nó cũng bao hàm cả việc học tập cách sử dụng những công
nghệ mới nhằm tăng sản lượng và tránh những thảm họa môi trường, xóa nghèo đói,
tận dụng các cơ hội và đưa ra những quyết định khôn khéo trong sử dụng tài
nguyên. Hơn nữa, nó bao hàm cả việc đạt được những kỹ năng, có những động lực
và cam kết hành động, dù với cá nhân hay tập thể, để giải quyết những vấn đề môi
trường hiện tại và phòng ngừa những vấn đề mới nảy sinh.
Quan niệm thứ hai: “Giáo dục môi trường là tiến trình giáo dục có mục đích
để thức tỉnh dân cư thế giới nhận thức và quan tâm đến môi trường và các vấn đề có
liên quan; có sự hiểu biết, kỹ năng, quan điểm, động cơ thúc đẩy và cam kết thực
hiện một cách riêng lẻ và tập thể nhằm hướng tới những giải pháp cho khó khăn
thực tại và ngăn ngừa những vấn đề mới”.
Các quan niệm thông thường về giáo dục môi trường đều có những đặc điểm
sau:
- Giáo dục môi trường nhằm hiểu biết mối quan hệ giữa môi trường tự nhiên,
môI trường xã hội và vai trò của con người trong đó.
- Giáo dục môi trường là quá trình học hỏi liên tục, phát triển theo kinh
nghiệm của con người trong quá trình trải nghiệm cuộc sống.
5
- Mục tiêu cuối cùng đạt đươc qua học hỏi, trải nghiệm là thay đổi hành vi
của con người.
- Mọi nỗ lực của giáo dục môi trường cần tập trung vào việc nâng cao chất
lượng cuộc sống và thân thiện với môi trường.

c) Giáo dục môi trường ở trường THCS
Là một bộ phận của giáo dục môi trường, giáo dục môi trường ở trường phổ
thông bao gồm cả giáo dục môi trường nói chung và giáo dục môi trường học tập.
3. Môn Công nghệ với giáo dục môi trường
Các khái niệm trên cho thấy giữa môn/giáo dục Công nghệ và giáo dục môi
trường có sự “giao thoa” nhau về mục tiêu, về nội dung cũng như cách thực hiện;
trong đó, suy cho cùng mục tiêu của giáo dục môi trường là mục tiêu bao trùm nhất.
Công nghệ chính là phương thức để con người tác động vào môi trường (tự
nhiên và xã hội) nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình.
Nhiều tài liệu, thông tin về giáo dục môi trường có thể tìm được trên trang
web thông tin giáo dục bảo vệ môi trường của Bộ Giáo dục và Đào tạo:
; ví dụ:
- Giáo dục môi trường là gì? (với nhiều định nghĩa, quan niệm khác nhau);
- Các tiêu chuẩn về môi trường, như các tiêu chuẩn về: nước, không khí, đất,
quản lý chất thải rắn, tiếng ồn và rung, về an toàn phóng xạ.
- Báo cáo hiện trạng về môi trường 2006;
- Giáo trình “Giáo dục môi trường” của TS Nguyễn Hoàng Trí, Khoa Sinh -
Đại học Sư phạm Hà Nội.
………………………………………………………………………
II. CHƯƠNG TRÌNH TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CẤP THCS
1. Khái quát về sự ô nhiễm môi trường do sản xuất
Ô nhiễm môi trường là sự thay đổi thành phần và tính chất của môi trường,
gây nên hậu quả xấu cho đời sống của con người và sinh vật. Nguyên nhân gây ra ô
nhiễm môi trường là do các quá trình tự nhiên hoặc do các hoạt động của con người.
6
Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên là mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt. Các
yếu tố này đưa vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại,
kể cả xác chết của chúng.
Nguồn gốc nhân tạo làm ô nhiễm nước là do quá trình thải các chất độc hại
dưới dạng lỏng là chủ yếu như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp,

giao thông vào môi trường nước.
Ô nhiễm không khí có nguồn gốc tự nhiên như hoạt động của núi lửa, phun ra
nham thạch nóng, khói bụi giàu sunfua, mêtan và những loại khí khác hoặc cháy
rừng, đồng cỏ do sấm chớp, cọ sát giữa thảm thực vật khô với nhau như tre, nứa,
lau, sậy, cỏ… hay bão lũ do gió, bão. Do các quá trình phân huỷ, thối rữa xác động,
thực vật tự nhiên cũng phát thải vào không khí các khí độc hại như Sunfua, nitrít,…
Nguồn gốc nhân tạo làm ô nhiễm không khí rất đa dạng nhưng chủ yếu là
hoạt động công nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hoá thạch và hoạt động của các phương
tiện giao thông vận tải.
Ô nhiễm đất là do lũ lụt gây xói mòn, do các chất gây ô nhiễm không khí lắng
đọng lại trên mặt đất, do hoạt động của con người như trong hoạt động nông nghiệp
(đốt, phá rừng trồng cây lương thực, cây công nghiệp, sử dụng phân bón hoá học,
thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ…). Khai thác rừng một cách bừa bãi để lấy gỗ, trong
hoạt động công nghiệp (khai khoáng, chất thải của các nhà máy, xí nghiệp…) trong
sinh hoạt (chất thải rắn, nước thải …).
Ô nhiễm nhiệt có nguyên nhân chủ yếu là do con người đốt cháy nhiên liệu
(than, củi, xăng, dầu, khí…) trong sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải và sinh
hoạt. Ô nhiễm nhiệt làm thay đổi khí hậu trong vùng nhất là các đô thị và khu công
nghiệp, nhiệt độ không khí trung bình ở các khu vực này thường cao hơn vùng rừng
núi và nông thôn từ 1÷3
o
c.
Ô nhiễm tiếng ồn, ngoài yếu tố tự nhiên gây ra như sấm sét, còn chủ yếu do
con người gây ra như bom, đạn trong chiến tranh; nổ mìn trong khai thác mỏ, khai
thác đá, …; sử dụng động cơ nổ và các phương tiện giao thông vận tải (máy bay, tầu
7
thuỷ, tầu hoả, ô tô, xe máy); trong sản xuất (rèn, dập, tán…); trong sinh hoạt (phát
thanh, truyền hình, ca nhạc…).
Như vậy trong các ô nhiễm chính nêu trên đều có tác nhân của con người, trong
đó hoạt động công nghiệp đóng vai trò chủ yếu. Sau đây xin giới thiệu những nét

chính liên quan tới vấn đề môi trường của những ngành công nghiệp cụ thể.
a) Ô nhiễm do ngành điện
Trước tiên là nhà máy nhiệt điện: Các nhà máy nhiệt điện thường sử dụng nhiên
liệu là than, dầu, khí đốt các loại… Các khí độc hại, bụi và hơi nóng thải ra qua ống
khói và các băng tải là nguồn gây ô nhiễm nặng cho môi trường.
Các xí nghiệp sản xuất ắc qui, sử dụng chì và axít. Các hoá chất trong sơn cách
điện, .v.v… đều rất độc hại.
b) Ô nhiễm do ngành vật liệu xây dựng
Các nhà máy xi măng, gạch ngói, vôi, thuỷ tinh, sành sứ, bột đá,… đều ảnh
hưởng tới môi trường. Chất thải của nhà máy xi măng làm ô nhiễm môi trường rất
nghiêm trọng, đặc biệt là bụi và các khí độc hại. Các nhà máy thuỷ tinh, sành sứ…
thải ra một lượng lớn khí SO
2
, HF. Các xí nghiệp gạch ngói, lò nung vôi thải ra
nhiều bụi, các khí SO
2
, CO, CO
2
và NO
x
(NO, N
2
O, NO
2
), đặc biệt là các lò nung
vôi, gạch thủ công.
c) Ô nhiễm do ngành hoá chất và phân bón
Ngành sản xuất hoá chất và phân bón thải vào khí quyển rất nhiều loại chất độc
hại ở dạng khí và dạng rắn. Các chất thải của phần lớn các nhà máy hoá chất có
nhiệt độ chênh lệch với không khí xung quanh thường nhỏ nên các chất độc hại khó

bay cao, khó bay xa, thường tập trung ở khu vực gần nguồn thải. Mặt khác thiết bị
sản xuất thường không kin hoặc bị rò rỉ qua thiết bị, qua đường ống làm tăng nồng
độ chất độc trong không khí ở bên trong cũng như bên ngoài nhà máy hoá chất. Chất
thải còn xả vào nguồn nước.
8
Việc xả các khí H
2
S, SO
2
, NO
x
, … là nguyên nhân gây ra hiện tượng mưa axít,
làm chua đất, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thảm thực vật. Do vậy không khí,
nước, đất bị ô nhiệm rất nặng.
d) Ô nhiễm do ngành chế biến thực phẩm
Chất thải của các nhà máy chế biến thực phẩm làm ô nhiễm không khí, chủ yếu ở
khâu đốt lò, nồi hơi, thải ra nhiều bụi, khí độc (CO, CO
2
, SO
2
, NO
x
) và tạo ra nhiều
loại mùi hôi thối. Các chất thải chứa đường, tinh bột, protêin được xả vào nước gây
ô nhiễm nước, tiếp tục thối rữa, phân huỷ trong môi trường này.
e) Ô nhiễm do các ngành công nghiệp nhẹ
Các nhà máy dệt, nhà máy giấy, nhà máy thuốc lá, nhà máy xà phòng, nhà máy
thuộc da, chế biến cao su.v.v… đều thải ra không khí và nguồn nước làm ô nhiễm
không khí, ô nhiễm nước, ô nhiễm đất.
g) Ô nhiễm do ngành luyện kim

Chất thải của nhà máy luyện kim thường là:
- Rất nhiều bụi kim loại, đất đá có kích thước từ 10 đến 100µm sinh ra trong
quá trình tuyển quặng, nghiền đập, sàng lọc quặng,…
- Bụi nhỏ và khói thoát ra từ lò cao, lò mác tanh, lò luyện thép, băng chuyền và
khâu làm sạch khuôn đúc.
- Các khí CO, CO
2
, SO
2
, NO
x
, … sinh ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu.
- Bụi và khí CO được sinh ra trong quá trình luyện gang.
- Khí và bụi sinh ra trong quá trình luyện đồng, kẽm và các lim loại màu khác
rất độc hại như oxýt đồng, thuỷ ngân, chì, .v.v…
- Khí thải có nhiệt độ cao, từ 300÷400
o
C, có khí tới 800
o
C do ống khói cao,
nhiệt độ của khí thải cao nên chất ô nhiễm bay xa, vùng bị ô nhiễm rộng.
Ngoài ra, vùng công nghiệp luyện kim còn sử dụng các sân bãi chứa quặng,
chứa nguyên liệu, đường vận chuyển … Tất cả các yếu tố đó làm ô nhiễm không
khí, đất, nước, nhiệt .v.v…
9
h) Ô nhiễm do các nhà máy cơ khí
Ở các nhà máy, xí nghiệp cơ khí thì nơi gây ra ô nhiễm nhiều nhất là xưởng đúc
và xưởng sơn, đặc biệt là các nhà máy sản xuất ô tô, máy kéo. Sự ô nhiễm của
xưởng đúc tương tự như nhà máy luyện kim, còn xưởng sơn thì giống như nhà máy
hoá chất.

Bụi và khí thải ra từ các xưởng chính, từ xưởng rèn, đúc, xưởng nhiệt luyện,
xưởng hàn,…; nhiệt toả ra từ xưởng đúc, xưởng rèn đập; tiếng ồn từ búa máy,… đếu
làm môi trường bị ô nhiễm.
i) Ô nhiễm do ngành giao thông vận tải
Đây là một nguồn gây ô nhiễm lớn cho không khí. Hoạt động cuả giao thông
vận tải đã thải ra gần 2/3 lượng khí CO, hơn 4/100 lượng bụi, 1/37 lượng SO
x
, 3/5
lượng C
m
H
n
và 2/5 lượng NO
x
do con người tạo ra. Ngoài ra các phương tiện giao
thông vận tải còn làm ô nhiễm môi trường nước (tạo mưa axít, rò rỉ dầu, tràn dầu
hoặc đắm tàu chở dầu,…). Dầu, mỡ chất thải cuả sơn, mạ… cùng làm cho đất bị ô
nhiễm.
Cũng cần phải nói thêm một vài vấn đề sau đây: Một năm con người sử dụng
tới 35000 km
3
nước thì riêng cho hoạt động công nghiệp đã là 8050 km
3
(23%).
Bình thường con người mỗi ngày cần 250 lít nước dùng cho sinh hoạt nhưng để làm
ra 1 lít bia phải cần khoảng 15 lít nước, 1 tấn giấy cần 250m
3
nước, 1 tấn đạm cần
600m
3

nước, 1 tấn nhựa tổng hợp cần 2000 m
3
nước, .v.v…
Riêng 5 ngành công nghiệp: chế biến thực phẩm, hoá chất, dầu mỏ và than,
giấy, luyện kim đã tiêu thụ gần 90% tổng lượng nước dùng cho công nghiệp.
Nước thải ra từ các nhà máy, xí nghiệp rất đa dạng và phức tạp, phụ thuộc vào
ngành sản xuất, công nghệ, nguyên vật liệu, chất lượng sản phẩm.
Ngoài các cặn bẩn lơ lửng, trong nước thải có nhiều tạp chất hoá học: Các chất
hữu cơ (axít, este, phenol, dầu, mỡ,…); Các chất độc (Xianua, Arsen, thuỷ ngân; các
muối đồng, chì,…); Các chất gây nên mùi; các loại muối khoáng và một số chất
đồng vị phóng xạ.
10
Các váng dầu mỡ và sản phẩm dầu từ nước thải thành phố, từ nhà máy xí
nghiệp, từ phế thải của tàu bè xả xuống sông hồ là nguyên nhân cản trở quá trình
hoà tan ôxy trong nước.
Nước chứa các hoá chất độc, thiếu hụt ôxy, làm các loài thuỷ sinh như cá, tôm,
động vật nguyên sinh… không sống được, ảnh hưởng đến hệ sinh thái và sức khoẻ
con người.
Các nguyên tố dinh dưỡng như nitơ, kali, photpho, và một số muối canxi,
magiê, silic,… trong nước thải khi vào nguồn nước sẽ được phù du thực vật, các loại
tảo lam hấp thụ, tạo nên sinh khối trong quá trình quang hợp. Sự phát triển đột ngột
của tảo lam và một số tảo khác trong nguồn nước giầu chất đinh dưỡng làm cho
nước có mầu xanh và có mùi hôi. Xác phù du, thực vật sẽ làm tăng lượng chất hữu
cơ có trong nguồn nước, tạo nên sự nhiễm bẩn thứ hai của nước nguồn.
Các vi khuẩn gây bệnh có trong nước thải giàu chất hữu cơ, khi vào nguồn
nước, một số có thể bị chết nhưng một số lại thích nghị với điều kiện mới, phát triển
lên, là nguyên nhân gây ra bệnh dịch cho người và cho động vật.
Các nguồn ô nhiễm từ lục địa theo sông ngòi mang ra biển như dầu và sản
phẩm dầu, nước thải, phân bón nông nghiệp, thuốc trừ sâu, chất thải công nghiệp,
chất thải phóng xạ và các chất ô nhiễm khác.

Nước biển là một kho hoá chất tiềm tàng. Đáy biển và đại dương có nhiều loại
khoáng sản quan trọng như dầu khí, các sa khoáng như thiếc, vàng, than, quặng sắt,
quặng đồng, quặng photphorit, .v.v… Hiện nay, một số loài khoáng sản trên đang
được khai thác ở nhiều vùng biển. Trong đó, việc khai thác dầu khí trên biển có ảnh
hưởng lớn nhất đến môi trường biển. Hiện tượng rò rỉ dầu từ giàn khoan, các
phương tiện vận chuyển dầu khí và sự cố tràn dầu có chiều hướng gia tăng. Màng
dầu loang trên mặt nước ngăn cản quá trình hoà tan oxy từ không khí. Cặn dầu lắng
xuống dáy làm ô nhiễm trầm tích đáy biển. Nhiều chất thải độc hại do con người
thải ra biển một cách có ý thức và vô ý thức. Loại hoá chất bền vững như DDT có ở
khắp các đại dương và tới 2/3 là do con người làm ra. Một lượng lớn các chất thải
11
phóng xạ do một số nước bí mật đổ ra biển. Việc nhấn chìm các loại đạn dược, bom
mìn, nhiên liệu tên lửa, thuốc nổ và dụng cụ chiến tranh.
Vận tải trên biển là một trong các nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm biển.
Rò rỉ dầu, sự cố tràn dầu của các tàu, thuyền chiếm tới 50% nguồn ô nhiễm dầu trên
biển. Các tai nạn đắm tàu thuyển đem theo phương tiện, hàng hoá cùng hoá chất độc
hại vào biển.
Ô nhiễm không khí cũng tác động mạnh đến ô nhiễm biển. Lượng CO
2
cao
trong không khí cũng sẽ làm tăng lượng CO
2
hoà tan trong nước biển. Nhiệt độ của
khí quyển Trái đất tăng lên do hiệu ứng nhà kính làm mực nước biển dâng cao và
môi trường sinh thái biển thay đổi.
Ngoài nguồn ô nhiễm nhân tạo kể trên, biển còn bị ô nhiễm do các quá trình tự
nhiên như núi lửa phun trào, bão lụt, .v.v…
Các hoạt động công nghiệp đã xả vào đất một lượng lớn các chất thải qua các
ống khói, bãi rác, cống thoát nước,… Các chất thải này làm thay đổi thành phần của
đất, độ pH, quá trình nitơrat hoá,… và hệ sinh vật trong đất sẽ bị ảnh hưởng.

Quá trình khai thác khoáng sản làm ô nhiễm và suy thoát môi trường đất là
nghiêm trọng nhất. Khi khai thác mỏ, một lượng rất lớn phế thải, quặng, … từ lòng
đất đưa lên mặt đất. Mặc khác, thảm thực vật ở các vùng khai thác mở bị huỷ diệt
làm đất bị xói mòn. Một lượng lớn chất thải, xỉ quặng theo khói và bụi bay vào
không khí, sau đó lắng đọng rơi xuống có thể làm nhiễm bẩn đất với mức độ rộng
lớn hơn.
Chất thải rắn các khâu sản xuất và trong quá trình sử dụng sản phẩm của hoạt
động công nghiệp thường được tập trung hoặc vận chuyển ra khỏi nhà máy, bằng
cách này hay cách khác được quay trở lại môi trường đất và làm ô nhiễm đất.
Theo đặc tính lý hoá, các chất thải rắn công nhiệp có thể chia làm các nhóm
sau:
- Chất thải vô cơ: chất thải từ nhà máy, xí nghiệp mạ điện, thuỷ tinh, giấy, cặn
xỉ ở các trạm xử lý nước,…
12
- Chất thải khó phân huỷ: các chất thải như như dầu mỡ ở trong nước, sợi nhân
tạo, chất thải công nghiệp da,…
- Chất thải đặc biệt độc hại: như chất khí chứa các chất tác động mạnh, chứa
các đồng vị phóng xạ,…
Ngoài tác động trực tiếp, hoạt động công nghiệp còn gây ô nhiễm gián tiếp đến
môi trường đất. Từ các ống khói nhà máy xả ra khí H
2
S, SO
2
, NO
x
,… là nguyên
nhân gây nên mưa axít, làm chua đất, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thảm
thực vật.
Một số sự cố của các nhà máy hoá chất lớn như nhà máy hoá chất ở Ấn Độ,
Đức, ; đặc biệt sự cố ở các nhà máy điện hạt nhân như ở Checnôbưn năm 1987 đã

làm ô nhiễm không khí, đất, nước,…
Các hoạt động xây dựng nhà máy, bến bãi, đường xá,… sẽ phá huỷ thảm thực
vật và cảnh quan khu vực, làm thay đổi địa hình, cản trở dòng chảy, tạo điều kiện
xói mòn đất,…
Trên đây mới chỉ là những vấn đề chung về ô nhiễm môi trường do sản xuất
công nghiệp gây nên.
Trong chương trình môn Công nghệ phổ thông có nhiều nội dung liên quan đến
môi trường và giáo dục môi trường; do đó có khả năng tích hợp giáo dục môi trường
thông qua dạy học bộ môn.
Dưới đây là phần tóm tắt chương trình tích hợp giáo dục môi trường trong phần
công nghiệp ở cấp trung học phổ thông.
(Bảng tổng hợp)
III. PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP GDMT TRONG MÔN CÔNG NGHỆ
1. Phương pháp tích hợp GDMT
a) Quan niệm
13
- Tích hợp ở đây được hiểu là sự kết hợp, lồng ghép các mục tiêu khác nhau
thông qua một hoạt động nào đó.
- Phương pháp tích hợp giáo dục môi trường
Ở đây nói đến phương pháp tích hợp giáo dục môi trường là nói đến cách
thức, con đường để đạt được các mục tiêu giáo dục môi trường thông qua môn
học/hoạt động giáo dục cụ thể. Chẳng hạn:
- Thông qua các bài dạy lý thuyết, thực hành của môn học;
- Thông qua tham quan thực tế;
- Thông qua ngoại khóa các nội dung có liên quan.
……………………………………………………………
2. Cơ sở của tích hợp GDMT trong dạy học môn Công nghệ
a) Quy luật về tính hệ thống, toàn vẹn của giáo dục
Giáo dục là một bộ phận (hệ thống con) của xã hội (hệ thống trên) trong mối
quan hệ với môi trường (tự nhiên và xã hội).

b) Các quy luật/tính quy luật về mối quan hệ giữa đối tượng và môi trường
Quy luật 1. Chủ thể phải tự biến đổi để thích ứng với môi trường.
Câu dân gian thường nói “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài” hay “đi với bụt, mặc
áo cà sa; đi với ma, mặc áo giấy” phần nào nói lên quy luật này.
Quy luật 2. Chủ thể có tác động đến môi trường, biến đổi môi trường phù hợp
với mình. Trình độ tiến hóa của chủ thể càng cao thì tác động của chủ thể đến môi
trường càng hiệu quả.
Câu thơ “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” của cụ Nguyễn Du cũng xuất
phát từ quy luật ấy.
Hai quy luật này nói lên mối quan hệ biện chứng giữa đối tượng và môi
trường với tư cách là một hệ thống.
Quy luật 3. Tương tác giữa đối tượng và môi trường luôn có xu hướng điều
chỉnh cả đối tượng lẫn môi trường để đưa hệ đối tượng - môi trường về trạng thái ổn
định.
14
Quy luật này chỉ ra xu hướng vận động của hệ thống đối tượng - môi trường.
Ví dụ: khi trong gia đình có thêm một em bé, môi trường gia đình của đối
tượng vợ/chồng thay đổi, sự ổn định nếp sống, sinh hoạt, làm việc… trước đó của
vợ/chồng thay đổi và các quy luật của đời sống gia đình sẽ góp phần tạo nên những
thay đổi ở đối tượng vợ/chồng để đưa cuộc sống gia đình trở về trạng thái ổn định
mới. Hay sự xuất hiện của các tiện nghi vật chất trong gia đình khiến cho môi
trường vật chất - văn hóa trong gia đình thay đổi, và điều này sẽ kéo theo sự thay
đổi trong nhịp sống, phong cách sống của các đối tượng thành viên trong gia đình để
phù hợp với điều kiện sống mới.
c) Mô hình hệ thống con người – kỹ thuật – xã hội
Trong các mô hình lý luận dạy học kỹ thuật/công nghệ, có nhiều quan
điểm/mô hình khác nhau (mô hình kỹ thuật tổng hợp, mô hình công nghệ học đại
cương, mô hình chu kỳ công nghệ hay vòng đời sản phẩm…). Trong đó, với mục
tiêu tích hợp giáo dục môi trường thì mô hình hệ thống cong người - kỹ thuật - xã
hội có nhiều ưu điểm hơn cả; bởi vì khai thác mô hình này cũng chính là khai thác

đặc trưng của môn Công nghệ (tính ứng dụng, tính thực tiễn).
Mô hình này trú trọng đến các mối quan hệ giữa con người với kỹ thuật (công
nghệ) và với môi trường (tự nhiên và xã hội). Vì thế, nội dung giáo dục kỹ
thuật/công nghệ không được hiểu theo nghĩa hẹp mà phải được xem xét trong sự
thống nhất của tự nhiên, xã hội và con người; xem xét trong mối quan hệ tổng thể
giữa sản xuất/khai thác, tiêu thụ cùng với những điều kiện về tự nhiên, xã hội và lợi
ích cá nhân/nhóm với cộng đồng (sơ đồ):
15
Điều kiện ban đầu
Hệ quả
Tự nhiên – con người – xã hội
Hệ thống đối
tượng kỹ thuật
Hệ thống con
người - kỹ
thuật – xã hội II
(sử dụng/khai
thác)
Hệ thống con
người - kỹ
thuật – xã hội I
(sự ra đời)
Mô hình hệ thống con người – kỹ thuật – xã hội
Ở đây:
- Hệ thống kỹ thuật (hệ thống đối tượng kỹ thuật) được hiểu là tập hợp các
phương tiện (máy móc, thiết bị) và phương pháp kỹ thuật nhằm làm biến đổi vật
liệu/năng lượng/thông tin. Việc nghiên cứu cụ thể sự biến đổi vật liệu/năng
lượng/thông tin thuộc chức năng của mô hình công nghệ học đại cương.
- Theo tiến trình lịch sử, có thể có nhiều hệ thống con người - kỹ thuật - xã
hội khác nhau cùng tồn tại và phát triển; trong đó, hệ thống kỹ thuật sẽ dần chuyển

hóa và thay thế lẫn nhau theo xu hướng ngày càng hiện đại, tự động hóa; đồng thời
cũng “tác động trở lại” đối với con người và xã hội ở các mức độ khác nhau (cả tích
cực và tiêu cực).
3. Phương pháp tích hợp GDMT trong dạy học môn Công nghệ
a) Nguyên tắc chung
- Tích hợp giáo dục môi trường trong môn học phải dựa trên mối quan hệ vốn
có, tự nhiên giữa mục tiêu, nội dung của môn học với mục tiêu và nội dung của giáo
dục môi trường; tránh sự khiên cưỡng, gò ép. Mặt khác, nó phải luôn phù hợp và
dựa trên thực tiễn cuộc sống và trải nghiệm của bản thân học sinh.
16
b) Phương pháp chung nhằm khai thác nội dung giáo dục môi trường
trong chương trình/ sách giáo khoa
- Các thao tác logic
Trong việc khai thác nội dung giáo dục môi trường trong sách giáo khoa, nhìn
chung có hai con đường chính: quy nạp và diễn dịch (suy diễn), tương ứng với việc
huy động học sinh xây dựng kiến thức mới và minh họa nội dung dạy học. Cụ thể là:
+ Thao tác quy nạp:
Từ việc đưa ra các nội dung giáo dục môi trường có liên quan, thông qua đàm
thoại để xây dựng đối tượng/nội dung bài học. Ví dụ:
Từ các câu hỏi: Tại sao người ta không xây dựng các nhà máy điện tại các
khu đô thị, dân cư mà lại phải xây dựng ở rất xa rồi truyền tải điện năng về nơi tiêu
thụ? Hoặc Ảnh hưởng của nhà máy điện (nhiệt điện, điện nguyên tử) đến cuộc sống
con người? để khái quát về khái niệm “Hệ thống điện quốc gia”
+ Thao tác diễn dịch (suy diễn):
Sau khi giới thiệu nội dung/đối tượng học tập, chỉ ra biểu hiện hay tác động
của nó đối với môi trường tự nhiên/xã hội có liên quan. Ví dụ:
Sau khi giới thiệu về các cấp điện áp của lưới điện (phần Sơ đồ lưới điện, bài
Hệ thống điện quốc gia); có thể hỏi: Ảnh hưởng của đường điện 500kV đến con
người?
Sau khi giới thiệu về các đối tượng kỹ thuật (công dụng, cấu tạo và nguyên lý

làm việc, số liệu kỹ thuật…); có thể hỏi: Tại sao mỗi sản phẩm đều có các tiêu
chuẩn chất lượng kèm theo?
Nói chung, con đường suy diễn thường tiết kiệm thời gian hơn con đường quy
nạp và kết quả thường chắc chắn hơn.
- Tiến trình thực hiện
Các bước khai thác nội dung giáo dục môi trường trong chương trình/ sách
giáo khoa có thể tóm tắt như sơ đồ sau:
17
Các bước khai thác nội dung giáo dục môi trường
trong chương trình/ sách giáo khoa
Nội dung cụ thể các bước:
Bước 1. Tìm hiểu mục tiêu và nội dung giáo dục môi trường
Bước 2. Xác định chủ đề/bài học có thể tích hợp
Có thể đối chiếu mục tiêu, chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình và nội
dung sách giáo khoa môn học với mục tiêu và nội dung giáo dục môi trường
Tìm hiểu mối quan hệ giữa nội dung học tập (đối tượng) với môi trường (tự
nhiên và xã hội); nhất là tác động của đối tượng tới các tiêu chuẩn về môi trường
(đất, nước, không khí, tiếng ồn và rung động, ). Ở đây thường là các mối quan hệ
nhân quả. Thông qua đó tìm ra các chủ đề của môn học và nội dung giáo dục môi
trường có thể tích hợp. Nên phân tích mục tiêu chung của môn học, đối chiếu với
mục tiêu của giáo dục môi trường và các tiêu chuẩn về môi trường như đã giới thiệu
ở phần trên.
Bước 3. Xác định địa chỉ cụ thể có thể tích hợp
18
Tìm hiểu mục tiêu và nội dung giáo dục
môi trường (kiến thức, kỹ năng, thái độ)
Xác định chủ đề/bài học có thể tích hợp
Xác định địa chỉ cụ thể có thể tích hợp
Xác định nội dung giáo dục môi trường
(kiến thức, kỹ năng) có thể tích hợp

Lựa chọn con đường tích hợp
Xác định các địa chỉ (tích hợp vào nội dung nào của bài) và nội dung GDMT
tương ứng có thể tích hợp. Có thể phân tích chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương
trình và nội dung các bài học trong sách giáo khoa môn học để xác định các bài,
phần nội dung cụ thể.
Bước 4. Xác định nội dung giáo dục môi trường (kiến thức, kỹ năng) có thể
tích hợp. Ở đây, cần trả lời các vấn đề: nội dung dạy học có liên quan như thế nào
với các mục tiêu và nội dung giáo dục môi trường? Biểu hiện trong thực tế của mối
liên hệ đó? Vì sao có khi biết trước về hậu quả (hệ quả tiêu cực) của việc làm đó
nhưng người ta vẫn cứ làm?
Bước 5. Lựa chọn con đường tích hợp
Lựa chọn con đường và thời gian, thời điểm tích hợp; đưa nó vào kế hoạch
bài dạy (giáo án). Nghĩa là lồng ghép mục tiêu/nội dung giáo dục môi trường vào
chỗ nào, thời điểm nào trong tiến trình bài dạy? cách đặt vấn đề? Cách giải quyết
vấn đề và kết luận, đánh giá?
c) Về phương pháp cụ thể để tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học
Công nghệ
Để tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học Công nghệ có thể sử dụng kết
hợp những phương pháp dạy học thông dụng trong dạy học bộ môn: các phương
pháp dùng ngôn ngữ, các phương pháp dạy học trực quan, các phương pháp dạy học
thực hành. Đặc biệt, do tính phức hợp của mục tiêu giáo dục môi trường, một số kỹ
thuật dạy học sau đây thường hay được thể hiện: công não (động não), thảo luận
theo nhóm, điều tra (nghiên cứu giải quyết vấn đề), đóng vai, dạy bằng cách hỏi,
tham quan, ngoại khóa… Các kỹ thuật này thường được sử dụng kết hợp và đã được
giới thiệu trong các tài liệu đào tạo/bồi dưỡng giáo viên. Ở đây chỉ tập trung giới
thiệu hai phương pháp điển hình là làm sáng tỏ giá trị và dạy học theo dự án.
- Làm sáng tỏ hoặc xác định giá trị
+ Bản chất: Giá trị được hiểu là cái đáng quý, cái cần thiết, có ích lợi, có ý
nghĩa, thỏa mãn nhu cầu của con người; là những chuẩn mực, tiêu chuẩn hay quy
19

định có tác dụng định hướng hành động của con người. Nó được thể hiện trong cách
nhìn nhận và ý kiến của con người về sự đánh giá các mặt khác nhau của cuộc sống.
Hàng ngày, con người phải quyết định hoặc lựa chọn từ nhiều phương án có
sức hấp dẫn nhưng đôi khi lại đối lập nhau; do đó họ có thể bối rối, không tự quyết
định được. Khi đó họ thường chọn hoặc quyết định trên cơ sở xác đinh và phân tích
giá trị của các phương án. Vì thế, giá trị có ảnh hưởng đến hành vi của cá nhân.
Với tư cách là phương pháp cụ thể để tích hợp giáo dục môi trường trong dạy
học Công nghệ, làm sáng tỏ hoặc xác định giá trị là phương pháp làm cho học sinh biết
tư duy hợp lý trong việc xem xét và xác định các giá trị theo mục tiêu giáo dục môi
trường. Ở đây, học sinh được tìm hiểu, liên hệ/trải nghiệm để có được tình cảm, niềm
tin; từ đó quyết định hoặc lựa chọn dựa trên hệ thống những giá trị của bản thân.
+ Các bước thực hiện: dựa theo quá trình định giá, có thể thực hiện phương
pháp này qua các bước sau: lựa chọn  đánh giá cao  hành động. Cần chú ý:
. Đặt ra các vấn đề/câu hỏi sao cho các ý kiến, quan điểm của học sinh được
làm sáng tỏ trên cơ sở thực hiện quá trình định giá.
. Tập trung vào việc làm cho học sinh quan tâm đến những niềm tin và hành vi mà
họ đã lựa chọn, có cảm xúc với niềm tin và hành vi này, mong muốn được bảo vệ chúng.
. Hướng dẫn cho học sinh cân nhắc, lựa chọn các phương án dựa vào hệ quả
của chúng, xem xét niềm tin - thái độ - mục đích - hứng thú và hành động của bản
thân. Mục đích chủ yếu là kích thích học sinh làm sáng tỏ suy nghĩ của mình, xem
xét hành động của mình và từ đó làm sáng tỏ giá trị của mình.
+ Khả năng áp dụng: phương pháp này có thể sử dụng trong việc tìm ý nghĩa
thực tiễn của nội dung bài học có liên quan đến nhận thức và hành động của bản
thân (nói riêng) và con người (nói chung) đối với môi trường.
Ví dụ: Tại sao phải làm việc theo quy trình/kế hoạch? Tại sao phải thực hiện
đúng các quy định về an toàn lao động? Tại sao phải xắp xếp dụng cụ gọn gàng? Tại
sao phải quy định tốc độ tối đa của ô tô, xe máy khi tham gia giao thông?
- Dạy học theo dự án
20
+ Bản chất: Dạy học theo dự án là một phương pháp dạy học (theo nghĩa

rộng), trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp
giữa lý thuyết và thực hành. Dưới sự chỉ đạo của giáo viên, nhiệm vụ này được
người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình, từ việc xác định mục
đích học tập, lập kế hoạch, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá
quá trình và kết quả thực hiện. Kết quả dự án học tập là những sản phẩm có thể trình
bày, giới thiệu.
+ Các bước thực hiện: Dựa theo quy trình thực hiện dự án, dạy học theo dự án
có thể được thực hiện theo các bước sau:
Các bước thực hiện dạy học theo dự án
Bước 1. Xác định chủ đề và mục tiêu của dự án học tập
Giáo viên và học sinh cùng nhau đề xuất, xác định chủ đề và mục tiêu của dự
án học tập; trong đó giáo viên có thể giới thiệu một số hướng đề tài để học sinh lựa
chọn và cụ thể hóa.
Bước 2. Xây dựng nội dung và kế hoạch thực hiện dự án
Với sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh (có thể theo nhóm) xây dựng nội
dung và kế hoạch thực hiện dự án: công việc, phương tiện, điều kiện, thời gian dự
kiến, cách tiến hành và phân công công việc cụ thể.
Bước 3. Thực hiện dự án
Học sinh thực hiện các hoạt động cụ thể (lý thuyết, thực hành, điều tra, quan
sát, thu thập số liệu, thông tin, phân tích, xử lý…) và tạo ra sản phẩm. Trong bước
này, học sinh thường tiến hành các điều tra, quan sát cá nhân hoặc theo nhóm.
21
Xác định
chủ đề và
mục tiêu
của dự án
học tập
Xây dựng
nội dung
và kế

hoạch
thực hiện
dự án
Thực hiện
dự án
Đánh giá
kết quả
dự án
Bước 4. Đánh giá dự án
Học sinh (đại diện nhóm) báo cáo quá trình thực hiện và kết quả có đối sánh
với mục tiêu ban đầu, giới thiệu sản phẩm (báo cáo tổng hợp số liệu, kết luận hoặc
sản phẩm cụ thể) và tự đánh giá. Giáo viên nhận xét và đánh giá.
+ Khả năng áp dụng:
Do tính chất phức hợp của mục tiêu giáo dục môi trường (như đã nêu ở phần
trên), phương pháp này có thể được áp dụng trong việc thực hiện các dự án học tập
như: xác định/đánh giá các chỉ số về môi trường: đất, nước, không khí, mức độ
nhiễm điện… và ảnh hưởng của chúng đến chất lượng cuộc sống tại địa phương dựa
trên các tiêu chuẩn về môi trường (do giáo viên tìm hiểu và cung cấp).
Các kỹ thuật này cũng có thể được thực hiện dưới hình thức ngoại khóa theo
các chủ đề học tập (các chương/phần trong chương trình môn học).
IV. MỘT SỐ BÀI SOẠN TÍCH HỢP GDMT
Tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học môn công nghệ có thể thực hiện
thông qua hệ thống các câu hỏi với sự gợi mở của giáo viên với hai cách:
- Từ nội dung bài học có liên quan, phân tích ảnh hưởng của nó đối với môi
trường;
- Từ kinh nghiệm/hiểu biết thực tế có liên quan mà dẫn dắt vào nội dung bài
học.
V. HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH, THỰC TẾ, NGOẠI KHÓA GDMT
22
23

×