Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

skkn một số phương pháp dạy tập đọc lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (357.7 KB, 19 trang )

M t s ph ng pháp d y t p c l p 1ộ ố ươ ạ ậ đọ ớ
                           
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP

DẠY TẬP ĐỌC LỚP 1
NĂM HỌC 2013-2014
                         
N m h că ọ 2013 - 2014
Trang 1
M t s ph ng pháp d y t p c l p 1ộ ố ươ ạ ậ đọ ớ
                           

                         
N m h că ọ 2013 - 2014
Trang 2
Krông Pa, ngày 23 tháng 1 năm 2014
LỜI NÓI ĐẦU
'' Để đáp ứng tốt phương pháp dạy học tích cực ở môn tập đọc lớp
1" Bản thân tôi qua nhiều năm tiếp cận, trực tiếp giảng dạy ở lớp 1
tôi bắt đầu tổng kết đúc rút và đi vào thực hiện một số kinh nghiệm
của mình trong vấn đề dạy tập đọc lớp 1 có hiệu quả hơn. Trong hoạt
động dạy học của giáo viên hiện nay; để tìm tòi những sáng kiến, đúc
rút kinh nghiệm trong giảng dạy là một việc làm hết sức quan trọng,
nhất là những giáo viên trực tiếp giảng dạy, nhằm nâng cao chất
lượng dạy và học ngày một đi lên. Ý thức được tầm quan trọng đó
nên tôi đã mạnh dạn thực hiện đề tài “Một số Phương pháp dạy tập
đọc ở lớp 1”.
Chắc chắn trong đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót.
Rất mong đồng nghiệp và hội đồng khoa học góp ý kiến để đề tài của


tôi hoàn thiện hơn !
Tôi xin chân thành cảm ơn!

M t s ph ng pháp d y t p c l p 1ộ ố ươ ạ ậ đọ ớ
                           
I: ĐẶT VẤN DỀ.
1/ Lý do và sự cần thiết tiến hành đề tài.
Tập đọc là phân môn của Tiếng việt. Đọc là một dạng hoạt động ngôn ngữ, là quá
trình chuyển dạng thức chữ viết sang lời nói có âm thanh và thông hiểu nó (ứng với đọc
thành tiếng), là quá trình chuyển trực tiếp từ hình thức chữ viết thành các đơn vị nghĩa
không có âm thanh (ứng với đọc thầm). Đọc là phát thành tiếng những điều đã được
viết ra theo đúng trình tự. Để đọc được, đầu tiên trẻ phải học đọc, sau đó trẻ phải đọc để
học. Đọc giúp trẻ chiếm lĩnh được một ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp là học tập. Nó
là công cụ để học các môn khác, nó tạo ra những hứng thú và động cơ học tập, tạo điều
kiện để học sinh có khả năng tự học và học tập suốt đời. Nó là một công cụ không thể
thiếu được của con người thời đại văn minh.
Đọc một cách có ý thức cũng có tác động tích cực tới trình độ ngôn ngữ cũng như tư
duy của học sinh. Việc dạy tập đọc sẽ giúp học sinh hiểu biết hơn, bồi dưỡng các em
lòng yêu quý cái thiện, cái đẹp. Dạy cho các em biết suy nghĩ một cách lôgíc, cũng như
có tư duy, có hình ảnh. Đọc không chỉ là công việc giải bộ mã gồm hai phần: Chữ viết
và phát âm, nghĩa là nó không là sự “ đánh vần ’’ lên thành tiếng theo đúng như các ký
hiệu chữ viết mà còn là một quá trình nhận thức để có khả năng thông hiểu những gì đã
đọc được.
Như vậy, dạy môn Tập đọc có một ý nghĩa to lớn nhằm phát triển toàn diện cho học
sinh. Môn tập đọc là nền tảng cho các em học tốt các môn học khác. Vì vậy sự cần thiết
của việc hình thành và phát triển một cách có hệ thống và có kế hoạch năng lực đọc cho
Học sinh sẽ giúp các em đọc, học tốt.
Trên cơ sở thực tế giảng dạy, tôi thấy nhiều khi giáo viên không hiểu hết được khái
niệm “ đọc ’’ một cách đầy đủ. Nhiều chỗ chỉ nói đến đọc như nói đến một việc sử
dụng bộ mã chữ - âm, còn việc chuyển từ âm sang nghĩa đã không được chú ý đúng

mức.
Một thực tế đáng kể nữa là: Phần lớn phụ huynh buôn bán tối ngày, chưa quan tâm
đến việc học của con em mình, giao phó hết việc học của con em mình cho giáo viên,
cho nhà trường. Ở nhà con em mình có học bài hay không cũng không quan tâm.
Từ thực tế trên, dẫn đến chất lượng giảng dạy môn Tập đọc đạt chưa cao. Học sinh
mới chỉ biết đọc, còn đọc lưu loát, đọc diễn cảm, đọc hiểu hầu như các em chưa thực
hiện được. Chính vì vậy tôi chọn đề tài: “ Một số phương dạy tập đọc lớp 1 ’’ để
nhằm nâng cao chất lượng môn tập đọc lớp 1 ngày một tốt hơn.
2 . Mục đích nghiên cứu :
Từ thực tiễn công tác giảng dạy đối chiếu với cơ sở lý luận , thông qua phân tích sự thật
. Tôi thấy dạy đọc là giáo dục lòng ham đọc sách , hình thành phương pháp và thói
quen làm việc với sách cho học sinh làm cho sách trở thành một sự tôn sùng ngự trị
trong nhà trường , đó là một trong những điều kiện để trường học trở trung tâm văn
hóa . Thông qua việc dạy đọc làm cho học sinh thích đọc và thấy được rằng khả
năng đọc có ích lợi cho các em trong cả cuộc đời , phải làm cho học sinh thấy đó là
một trong những con đường đặc biệt để tạo cho mình một cuộc sống trí tuệ đầy đủ
và phát triển .Đọc không thể tách khỏi những nội dung được đọc. Bên cạch việc rèn
                         
N m h că ọ 2013 - 2014
Trang 3
M t s ph ng pháp d y t p c l p 1ộ ố ươ ạ ậ đọ ớ
                           
kỹ năng đọc còn giáo dục lòng yêu sách . Làm giàu kiến thức về ngôn ngữ , đời sống
và kiến thức văn học cho học sinh . Phát triển ngôn ngữ và tư duy cho học sinh .
Giáo dục tư tưởng , đạo đức, tình cảm , thị hiếu thẩm mĩ cho học sinh . Từ những
kinh nghiệm đã Tôi đã tích lũy, hàng năm tôi có bổ sung đúc rút những kinh nghiệm
để nâng cao tiết dạy tập đọc lớp 1 ngày một đạt kết quả cao hơn .
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu về phương pháp dạy tập đọc cho học sinh lớp 1 .
- Đối tượng học sinh từ 6 đến 7 tuổi . Nghiên cứu trong các trường tiểu học của

Huyện KRông Pa - Tỉnh : Gia Lai .
Đề tài này được hoàn thành trong thời gian 1 năm .
4. Phương pháp nghiên cứu :
- Một số phương pháp dạy tập đọc lớp một .
- Dạy đọc thành tiếng .
- Dạy đọc thầm
- Dạy thực nghiệm giờ tập đọc .
II/ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1/ Cơ sở tâm lí học :
- Đi học lớp 1 là một bước ngoặt quan trọng trong đời sống của trẻ .Từ đây
hoạt động chủ đạo của trẻ , hoạt động vui chơi , ở giai đoạn mẫu giáo chuyển sang
một loại hoạt động mới , hoạt động học tập với đầy đủ ý nghĩa của từ này .Các em
trở thành những ‘cậu học sinh’, những ‘cô học sinh’, có một ‘địa vị’mới trong gia
đình và ngoài xã hội . Sự chuyển đổi hoạt động chủ đạo này có tác động lớn đến
tâm lý của trẻ .Những hiểu biết về về tâm sinh lý của trẻ lớp 1 đã hình thành khả
năng tư duy bằng tín hiệu , là những tín hiệu thay thế ngữ âm .Ở độ 6-7 tuổi khả
năng phân tích , tổng hợp ở trẻ khá hoàn chỉnh , từ đây các em có khả năng tập
tách từ thành tiếng , thành âm và chữ .
2/ Cơ sở ngôn ngữ học .
- Kỹ năng đọc cho học sinh lớp Một rất quan trọng, đó cũng là sự phản hồi của kết
quả tiếp thu sau một quá trình học tập của các em. Nó thể hiện kết quả nhận biết các con
chữ, các vần, và khả năng ghép chữ cái với nhau thành vần, ghép chữ cái với vần thành
tiếng, và khả năng đọc từ, đọc câu sau cùng là đọc được một bài văn ngắn, một bài thơ
ngắn vv…
- Học sinh đã nhận được mặt chữ, biết ghép vần, ghép tiếng, ghép từ, đọc câu còn
yêu cầu các em phải đọc đúng, đọc chuẩn, đọc chính xác. Vì nếu các em phát âm
chuẩn đọc đúng các em sẽ viết đúng, bài chính tả sai ít lỗi, và các em sẽ hiểu được ý
của tiếng, từ, câu , bài mà các em viết.
3/ Cơ sở nghiên cứu
Tôi thường nghiên cứu các giáo trình Phương Pháp Dạy Học Tiếng Việt 1. Các

tài liệu liên quan: Sách Giáo Viên, Sách Giáo Khoa lớp 1, Các Tham Luận dạy Tiếng
Việt cho học sinh lớp Một. Phương pháp dạy học Tiếng Việt 1 . Các ấn phẩm: để học
tốt, dạy tốt môn tiếng việt lớp Một. Sách báo, các loại sách tham khảo, bổ trợ Tiếng
Việt lớp 1 . . .
4/ THỰC TRẠNG CỦA LỚP (TRƯỜNG )
                         
N m h că ọ 2013 - 2014
Trang 4
M t s ph ng pháp d y t p c l p 1ộ ố ươ ạ ậ đọ ớ
                           
1/ Thuận lợi:
a. Giáo viên:
- Được sự quan tâm và chỉ đạo tốt của các cấp lãnh đạo về chuyên môn. Tổ chức bồi
dưỡng giáo viên, tổ chức những buổi học chuẩn kiến thức kỹ năng cho học sinh tiểu học
v v… cung cấp đủ tài liệu, phương tiện để nghiên cứu, học hỏi, giảng dạy.
- Được sự giúp đỡ của Ban Giám Hiệu trường: tổ chức thao giảng, dự giờ hàng tháng,
tổ chức những buổi học chuyên đề thảo luận về chuyên môn để rút ra những ý kiến hay,
những đề xuất kinh nghiệm tốt áp dụng trong việc giảng dạy.
- Đội ngũ giáo viên trường có tay nghề vững lâu năm trong công tác, có nhiều kinh
nghiệm, có ý thức tốt về trách nhiệm người giáo viên và sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp
về chuyên môn cũng như giúp nhau tháo gỡ những khó khăn hay xử lý các trường hợp
học sinh cá biệt về học tập cũng như hạnh kiểm.
b. Học sinh:
- Ở độ 6-7 tuổi của học sinh lớp 1.Các em đa số rất ngoan, vâng lời cô giáo, thích học
tập và thi đua với các bạn, dễ khích lệ động viên khen thưởng vv….
- Có được sự quan tâm về việc học tập của con em mình của một số phụ huynh, có ý
thức trách nhiệm không khoán trắng cho nhà trường cho giáo viên, và cùng với giáo
viên trong việc học tập của con em mình như: Chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học
tập, thường xuyên nhắc nhở và tạo điều kiện tốt cho con em mình đến lớp cũng như học
tập ở nhà.

2/ Khó khăn
Tuy nhiên, cùng với những thuận lợi trên, bản thân tôi vẫn còn gặp một số khó khăn
sau:
a. Giáo viên:
- Tranh ảnh minh họa có sẵn cho môn Tiếng Việt còn hạn chế. Giáo viên còn tự làm
thêm đồ dùng dạy học để tạo sinh động cho tiết dạy, nên còn mất thời gian đầu tư.
- Đèn chiếu, máy tính trang bị trong phòng học chưa có, mỗi lần dạy phải kết nối mất
nhiều thời gian .
b. Học sinh:
- Trình độ học sinh trong lớp không đồng đều. Bên cạnh những em phát triển, học tốt,
tiếp thu nhanh vẫn còn một số em yếu về thể chất, bé nhỏ hơn so với các bạn bình thường
kèm theo phát triển chậm về trí nhớ, học trước quên sau, chậm tiến.
- Do đặc trưng vùng, miền nên các em chủ yếu phát âm sai l / n ; r/d ; ch/tr một số em
phát âm theo tiếng địa phương
- Đa số phụ huynh trong lớp là dân buôn bán tối ngày, làm nông, chưa quan tâm đúng
mức đến việc học tập của con em mình, chưa tạo điều kiện tốt để kèm cặp con em mình
học bài, đọc bài ở nhà.
3/ Một số yêu cầu cần thực hiện trong việc dạy tập đọc.
- Một số phương pháp dạy tập đọc lớp một.
- Dạy đọc thành tiếng.
- Dạy đọc thầm, đọc hiểu.
- Giờ dạy thực nghiệm giờ tập đọc.
                         
N m h că ọ 2013 - 2014
Trang 5
M t s ph ng pháp d y t p c l p 1ộ ố ươ ạ ậ đọ ớ
                           
III: NỘI DUNG
1/ Tổ chức dạy Tập đọc
Để tổ chức dạy đọc cho học sinh, chúng ta cần hiểu rõ về quá trình đọc, nắm bản chất

của kĩ năng đọc. Đặc điểm tâm lí, sinh lí của học sinh khi đọc, cơ chế của đọc là cơ sở
của việc dạy. Đọc được xem là một hoạt động có hai mặt quan hệ mật thiết với nhau.
Một là quá trình vận động của mắt tự ghi lại lời nói âm thanh. Hai là sự vận động của tư
tưởng, tình cảm và các mối liên hệ có liên hệ giữa các con chữ và ý tưởng, các khái
niệm chứa đựng để nhớ và hiểu những nội dung đã được đọc.
Kĩ năng đọc là một kĩ năng phức tạp, đòi hỏi một quá trình luyện tập lâu dài. Kĩ năng
đọc chia làm ba giai đoạn: phân tích, tổng hợp và giai đoạn tự động hóa. Tập đọc là
một phân môn thực hành: Nhiệm vụ quan trọng nhất của nó là: hình thành năng lực đọc
cho Học sinh. Năng lực đọc được tạo nên từ bốn kỹ năng cũng là bốn yêu cầu về chất
lượng đọc. Đọc phải là “ đọc’’, “ đọc đúng, đọc thành tiếng (đọc lưu loát, đọc trôi
chảy)’’. Đọc có ý thức (thông hiểu được nội dung những điều mình đọc hay còn gọi là
đọc hiểu), đọc diễn cảm. Bốn kỹ năng này được hình thành trong hai hình thức đọc.
Đọc thành tiếng và đọc thầm. Hai hình thức đọc này được rèn luyện đồng thời hỗ trợ
lẫn nhau, chỉ khi nào học sinh thực hiện thành thạo hai hình thức đọc này mới xem là
biết đọc.
Vì vậy tổ chức dạy tập đọc cho học sinh chính là quá trình làm việc của thầy và trò thể
hiện hai hình thức đọc này.
Đọc thành tiếng là một hình thức không thể thiếu được của việc dạy “ đọc’’
Đối với học sinh lớp một thì đọc thành tiếng còn là một điều kiện cần thiết để rèn
luyện tính tự giác trong quá trình đọc.
2/ Các biện pháp thực hiện
Để giúp học sinh đọc tốt và rèn luyện, phát triển kỹ năng đọc tôi đã áp dụng những biện
pháp sau:
a/ Nắm bắt thực trạng, tình hình học sinh qua khảo sát điều tra kiến thức đầu năm.
- Tìm hiểu để biết rõ số học sinh trong lớp đi học Mẫu Giáo và số học sinh không đi
học Mẫu Giáo, hoặc đi học không đều. Tìm hiểu nguyên nhân, lý do vì sao học sinh đó
không đi học Mẫu Giáo.
- Kiểm tra sự nắm bắt, nhận diện chữ cái các em đã học ở Mẫu Giáo và kết quả điều tra
năm thu được như sau:
Tình hình học sinh: Lớp 1A


2 sĩ số : 33 học sinh
Kết quả khảo sát nhận diện chữ cái:
+ Học sinh không biết chữ cái nào : 3 em
+ Biết 6 – 10 chữ cái : 10 em
+ Nhận biết hết bảng chữ cái : 14 em
+ Nhận biết âm hai chữ cái : 6 em
Như vậy tỉ lệ học sinh nhận diện một cách chắc chắn chính xác bảng chữ cái còn thấp
dẫn đến kết quả học tập còn chưa cao.
Một trong những lý do dễ thấy là vì các em còn quá nhỏ, chưa ý thức tự giác, cố gắng
trong học tập. Vì vậy giáo viên chúng ta phải biết được đặc điểm tình hình của từng đối
                         
N m h că ọ 2013 - 2014
Trang 6
M t s ph ng pháp d y t p c l p 1ộ ố ươ ạ ậ đọ ớ
                           
tượng, khả năng tiếp thu của từng em để phát huy tính tích cực ham học cho học sinh.
Tổ chức tiết dạy sao cho các em luôn cảm thấy nhẹ nhàng, vui tươi và các em sẽ thích
học. Nhận thức rõ được các khó khăn cơ bản về học sinh tôi đã có những biện pháp cụ
thể sau :
b. Biệp pháp tác động giáo dục
- Từ thực trạng trên tôi đã tiến hành họp phụ huynh học sinh đầu năm học: Đề
nghị và yêu cầu thống nhất trang bị đầy đủ sách vở, đồ dùng cần thiết phục vụ cho
môn học.
- Yêu cầu phụ huynh thường xuyên nhắc nhở việc học bài đọc bài ở nhà của
con em mình, đồng thời hướng dẫn phụ huynh cơ bản về cách đọc, các phát âm chữ cái,
cách đánh vần vần, đánh vần tiếng …để phụ huynh nắm rõ cách dạy học hỗ trợ giáo
viên kèm cặp con em mình ở nhà.
- Tham mưu với nhà trường để giáo viên có đủ tài liệu tham khảo, đồ dùng dạy
học, tự làm thêm tranh ảnh mô hình, sưu tầm thêm những mô hình vật thật để tiết dạy

vui, sinh động. Đồng thời tăng cường vận dụng Ứng dụng công nghệ thong tin trong
dạy học , qua những hình ảnh động cũng góp phần gây hứng thú giúp các em hưng
phấn trong luyện đọc .
- Xây dựng đôi bạn học giỏi – yếu kèm cặp nhau.
- Giáo viên có thể cho học sinh học yếu, đọc yếu để ngồi gần với nột học sinh
đọc giỏi. Bạn giỏi sẽ giúp bạn yếu khi chỉ chữ đọc bài, giúp bạn đánh vần, đọc tiếng và
giúp bạn trong thao tác cài chữ để ghép vần, ghép tiếng.
- Bồi dưỡng, luyện tập cho học sinh sau khi phân loại học sinh ngay từ đầu năm
giáo viên nên nắm vững trình độ học sinh trong lớp mình theo các mức giỏi, khá, trung
bình, yếu.Đối với các học sinh trung bình yếu. Các em chưa nhìn được mặt chữ cái hoặc
chưa biết đủ 24 chữ cái đơn giản, giáo viên nên dành nhiều thời gian để bồi dưỡng cho
đối tượng này, ôn và dạy lại 24 chữ cái cơ bản cho các em bắt đầu học lại những nét cơ
bản.
c/ Dạy tập đọc:
- Đây là giai đoạn khó khăn đối với học sinh. Nhất là đối tượng học sinh trung bình,
yếu. Học sinh khá- giỏi đã vững phần chữ cái, nắm vững phần vần chỉ nhìn vào bài là
các em đọc được ngay tiếng, từ hoặc câu khá nhanh vì khả năng nhận biết tốt. Còn học
sinh trung bình, yếu các em nhận biết còn chậm, chưa nhìn chính xác vần nên ghép
tiếng rất chậm, ghép tiếng chậm dẫn đến đọc từ chậm và đọc câu rất khó khăn. Vì thế
đối với các học sinh này, sang phần tập đọc giáo viên cần hết sức kiên nhẫn, giành
nhiều cơ hội tập đọc cho các em giúp các em đọc bài từ dễ đến khó, từ ít đến nhiều. giáo
viên tránh nóng vội để đọc trước cho các em đọc lại dẫn đến tình trạng đọc vẹt và tính ỷ
lại thụ động của học sinh.Giáo viên nên cho học sinh nhẩm đánh vần lại từng tiếng
trong câu, đánh vần xong đọc trơn lại tiếng đó nhiều lần để nhớ sau đó nhẩm đánh vần
tiếng kế tiếp lại đọc trơn tiếng vừa đánh vần rồi đọc lại từng cụm từ.
VD: Dạy bài tập đọc Trường Em (sách giáo khoa Ttiếng Việt 1)
1 Học sinh chưa đọc được tiếng trường, giáo viên nên cho các em đánh vần tiếng
trường bằng cách phân tích như sau:
GV: Tiếng trường gồm có âm gì và ghép với vần gì? Có dấu thanh gì?
HS: Tiếng trường gồm có âm tr ghép với vần ương và dấu thanh huyền.

                         
N m h că ọ 2013 - 2014
Trang 7
M t s ph ng pháp d y t p c l p 1ộ ố ươ ạ ậ đọ ớ
                           
GV: Vậy đánh vần tiếng trường thế nào?
HS: trờ - ương – trương – huyền – trường.
GV: Đọc trơn tiếng này thế nào?
Hs: Trường.
Rồi cho học sinh đọc nối tiếp: trường em.
* Học sinh yếu không đọc được tiếng trường
GV nên cho học sinh ôn lại cấu tạo vần ương trong tiếng trường.
GV: Vần ương gồm có mấy âm?
HS: Vần ương gồm có 2 âm. Âm đôi ươ và âm ng.
GV: Vị trí các âm trong vần thế nào?
HS: Âm đôi ươ đứng trước, âm ng đứng sau.
GV: Đánh vần và đọc trơn vần ương.
HS: ươ- ngờ- ương/ ương
GV: Thêm âm tr vào trước vần ương và dấu huyền trên vần ương.Ta đánh vần,
đọc trơn tiếng thế nào?
HS: Trờ - ương – trương- huyền – trường / trường
và sau mỗi lần đánh vần, cho học sinh đọc trơn lại tiếng vừa đành vần nhiều lần để khắc
sâu vào trí nhớ học sinh.
3. Các hình thức luyện đọc
a Đọc thành tiếng:
* Chuẩn bị cho việc đọc thành tiếng.
- Để giờ học đạt kết quả cao, ngay đầu giờ học giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị
tâm thế để đọc. Khi ngồi đọc cần phải ngồi ngay ngắn, khoảng cách từ mắt sách từ 30
đến 35 cm, cổ và đầu thẳng, phải thở sâu và thở ra chậm để lấy hơi. Khi cô giáo gọi
đọc, Học sinh phải bình tĩnh tự tin, không hấp tấp đọc ngay.

- Khi đọc thành tiếng các em phải tính đến người nghe. Giáo viên phải cho các em hiểu
rằng: các em đọc không phải cho mình cô nghe mà cho tất cả các bạn trong lớp cùng
nghe. Nên học sinh phải đọc đủ lớn cho cô và các bạn nghe rõ.
- Để luyện đọc cho những học sinh đọc “ lí nhí ’’giáo viên càng tập cho các em đọc to
để cho các bạn ở xa nhất trong lớp nghe thấy mới thôi. Tư thế đứng đọc phải đúng quy
định, thoải mái, sách phải được mở rộng và cầm bằng hai tay. Tay trái đỡ gáy của
quyển sách, tay phải cầm một góc của trang mình đọc. Sách đưa trước vừa tầm mắt,
khoảng cách từ sách đến mắt khoảng 25 đến 30cm.
b.Luyện đọc đúng.
- Đọc đúng là sự tái hiện âm thanh của bài đọc một cách chính xác không có lỗi. Đọc
đúng là đọc không thừa, không đọc sót từng âm, vần, tiếng, đọc đúng chính âm. Với
những học sinh trường tiểu học Phú Túc, đứng trên địa bàn thị trấn thì đại đa số các em
đọc phát âm theo tiếng địa phương lệch chuẩn.
- Đọc đúng bao gồm đọc đúng các âm, thanh, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, đọc đúng ngữ
điệu. Vì vậy giáo viên phải rèn cho học sinh thể hiện chính xác các âm vị Tiếng Việt.
                         
N m h că ọ 2013 - 2014
Trang 8
M t s ph ng pháp d y t p c l p 1ộ ố ươ ạ ậ đọ ớ
                           
- Các lỗi sai chủ yếu của các em là: l/n, r/d/gi, tr/ch, c/t, các dấu thanh: thanh hỏi / thanh
ngã, và cách ngắt nhịp, ngắt hơi, ngữ điệu câu chưa đúng. Để làm được điều này, trước
khi lên lớp giáo viên phải dự tính các từ, cụm từ, câu khó để luyện cho học sinh đọc, để
cho các em có ý thức phân biệt đọc đúng phụ âm đầu.
VD: Đọc: “ khỏe khoắn ’’, “ làm việc” chứ không đọc: “nàm việt”, “phẻ phắn

- Đọc đúng các âm chính: có ý thức phân biệt để không đọc “ iu tin’’ “chấm múi ”,
“mua riệu ” mà phải đọc: “ ưu tiên”, “ chấm muối”, “ mua rượu”
- Học sinh có ý thức đọc đúng các thanh hỏi, thanh ngã.
VD: Không đọc “cái phểu ”, “gần gủi” … mà phải đọc: “cái phễu ”, “gần gũi”.

- Đọc đúng các âm cuối:
VD: “luôn luôn”, “ngạt mũi”, “đau tay” chứ không đọc là: “luông luông”,
“ngạc mũi”, “đao tai”.
- Đọc đúng bao gồm cả đọc đúng tiết tấu, ngắt hơi, nghỉ hơi ngữ điệu câu.
- Hướng dẫn cho các em cách ngắt hơi, nghỉ hơi, ngắt nhịp cho đúng không được tách
các từ ra làm hai:
VD: Mẹ Bống đi chợ đường trơn.
Không đọc: Mẹ Bống đi / chợ đường trơn.
- Dựa vào nghĩa và quan hệ cú pháp sẽ giúp chúng ta xác định ngắt nhịp đúng các
câu, để hướng dẫn các em ngắt nhịp đúng chỗ.
VD: Yêu thương / em ngắm mãi
Những điểm mười cô cho
Không ngắt: “Yêu thương em / ngắm mãi ”
- Hướng dẫn các em ngắt, nghỉ hơi phải phù hợp với các dấu câu. ngắt hơi ở dấu phẩy,
nghỉ hơi ở dấu chấm. Đọc đúng các ngữ điệu câu.
Ví dụ: Trường mới / xây trên nền ngôi trường lợp lá cũ.
Không ngắt: “Trường mới xây / trên nền ngôi trường lợp lá cũ. ”
c. Luyện đọc nhanh. ( Đúng tốc độ)
Luyện đọc nhanh cho học sinh là bước tiếp theo khi học sinh đã đọc đúng. Để
các em đọc yếu không ê a ngắc ngứ đánh vần cần nhắc nhở các em đọc bài trước ở nhà
nhiều lần, kết hợp với phần đọc đúng các từ khó, từ dễ sai, để các em đọc lưu loát, đọc
trôi chảy. Đối với những em học giỏi, giáo viên cần lưu ý: Đọc nhanh không phải là đọc
liến thoắng. Để các em làm chủ được tốc độ đọc, giáo viên đọc mẫu để học sinh đọc
theo tốc độ đã định. Giáo viên điều chỉnh tốc độ bằng cách giữ nhịp đọc.
Ngoài các cách đọc trên còn biện pháp đọc tiếp nối. Đọc nhẩm có sự kiểm tra
của giáo viên, của bạn bè để điều chỉnh tốc độ. Tùy thuộc vào độ khó của bài mà giáo
viên điều chỉnh tốc độ cho phù hợp.
                         
N m h că ọ 2013 - 2014
Trang 9

M t s ph ng pháp d y t p c l p 1ộ ố ươ ạ ậ đọ ớ
                           
d. Luyện đọc diễn cảm.
Để đọc được diễn cảm cần phải hiểu thấu đáo bài đọc. Đọc diễn cảm yêu cầu đọc
đúng giọng vui, buồn, giận dữ, trang nghiêm …phù hợp với từng ý cơ bản của bài đọc,
phù hợp kiểu câu, thể loại, lời nhân vật, lời tác giả. Ngắt giọng biểu cảm là phương tiện
tác động đến người nghe. Chính nội dung bài đọc đã quy định ngữ điệu của nó, không
nên áp đặt sẵn giọng đọc của bài. Ngược lại điều này phải kết luận tự nhiên của học
sinh đưa ra sau khi hiểu sâu sắc nội dung bài đọc. Từ đó biết cách diễn đạt thích hợp
dưới sự hướng dẫn của thầy để hình thành kỹ năng đọc diễn cảm cần thực hiện.
- Tập lấy hơi và tập thở: biết thở sâu ở chỗ ngừng nghỉ để lấy hơi khi đọc.
- Rèn cường độ giọng đọc – luyện đọc to.
- Luyện đọc chính âm.
- Luyện đọc diễn cảm.
+ Học sinh thảo luận vì sao cần đọc như vậy, có thể đọc phân vai để làm sống động
các nhân vật của bài tập đọc.
+ Đọc mẫu của thầy: Thầy đọc mẫu và đặt câu hỏi vì sao đọc như thế? Chỗ nào trong
cách đọc của cô làm các em thích?
+ Luyện đọc cá nhân: Học sinh thể hiện tốt bài đọc của mình.
đ. Dạy đọc thầm.
Trong thực tế dạy đọc thầm có ưu thế hơn hẳn đọc thành tiếng ở chỗ, nhanh hơn đọc
thành tiếng từ 1,5 đến 2 lần. Nó có ưu thế hơn hẳn để tiếp nhận, thông hiểu nội dung
bài đọc vì học sinh không phải chú ý đến việc phát âm mà chỉ tập trung để hiểu nội
dung bài đọc. Vì vậy ngay từ đầu năm lớp một đã có hình thức đọc thầm và sang học
kì 2 thì kỹ năng này ngày càng được củng cố và nâng cao.
Để dạy học sinh đọc thầm một cách tốt nhất, giáo viên cũng cần chuẩn bị tư thế ngồi
đọc cho học sinh và cách tổ chức cách đọc thầm. Với học sinh lớp 1 các em còn nhỏ,
việc đọc thầm phải được giáo viên tiến hành theo từng bước. Kỹ năng đọc thầm phải
được chuyển dần từ ngoài vào trong, từ đọc to đến đọc nhỏ mấp máy môi rồi đọc hoàn
toàn bằng mắt

(Đọc thầm). Giai đoạn cuối này gồm hai bước: di chuyển mắt theo que chỉ hoặc ngón
tay rồi đến chỉ có mắt di chuyển.
Cần kiểm soát quá trình đọc thầm của học sinh bằng cách quy định thời gian đọc thầm
cho từng đoạn, bài. Học sinh đọc xong thì báo cho giáo viên biết bằng cách giơ tay
phải lên, từ đó giáo viên nắm và điều chỉnh tốc độ đọc thầm.
Dạy đọc thầm chính là dạy đọc có ý thức, đọc hiểu. Kết quả đọc thầm phải giúp học
sinh hiểu nghĩa của các từ, cụm từ, câu, đoạn, bài tức là tẩt cả những gì học sinh đã đọc
được. Giáo viên cần có biện pháp giúp học sinh hiểu bài đọc bắt đầu từ việc hiểu nghĩa
của từ. Chọn từ ngữ để giải thích phù hợp với đối tượng học sinh. Phải chuẩn bị sẵn
sàng giải đáp cho học sinh bất cứ từ nào trong bài các em yêu cầu.
                         
N m h că ọ 2013 - 2014
Trang 10
M t s ph ng pháp d y t p c l p 1ộ ố ươ ạ ậ đọ ớ
                           
Tiếp đó cần hướng dẫn học sinh phát hiện ra những câu quan trọng trong bài,
những câu nêu ý nghĩa chung của bài. Với các bài tập đọc, học sinh cần nắm được các
hình ảnh nghệ thuật tiêu biểu trong bài. Nhiều khi ngay cả những hư từ cũng trở thành
một tín hiệu thông báo quan trọng và có giá trị nghệ thuật.
VD: Cách nói:
“Tre bần thần nhớ gió
Chợt về đầy tiếng chim”.
(Bài: Lũy tre - Nguyễn Công Dương - Sách Tiếng Việt lớp 1 tập 2)
4/ PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY
Có rất nhiều phương pháp và hình thức để áp dụng cho một tiết dạy nhắm đạt được
một kết quả tốt cho giờ học. Tuy nhiên không một phương pháp nào được coi là vạn
năng , giáo viên nên sử dụng linh hoạt và đồng loạt nhiều phương pháp để giúp học sinh
của mình đọc ngày càng tốt hơn. Sau đây là một số phương pháp thường được áp dụng
trong giờ học :
* Phương pháp trực quan

Phương pháp này đòi hỏi học sinh được quan sát vật thật,tranh ảnh tự nhiên , hay
việc làm mẫu của giáo viên như cho các em nghe cô phát âm mẫu, đánh vần mẫu, đọc
mẫu .
Ví dụ : Khi dạy học sinh học âm l , giáo viên phải phát âm mẫu và cho học sinh
quan sát khuôn miêng để các em ‘’bắt chước ‘’ phát âm mới đúng được .
*Phương pháp đàm thoại, vấn đáp.
Giáo viên đưa ra nhiều câu hỏi để học sinh trả lời nhằm phát hiện sự hiểu biết của các
em hoặc để gợi mở giúp các em phát hiện cách đọc.
VD: - Chữ này là chữ gì? ( chữ a, o,b,c, d….)
- Âm ch đứng trước, vần anh đứng sau, em đánh vần thế nào?( chờ- anh-
chanh). Khi sử dụng phương pháp này, giáo viên nên dùng ngôn ngữ dễ nghe, nhẹ
nhàng, tránh cáu gắt khi các em chậm nhớ, chậm hiểu.Hãy ôn tồn dẫn dắt học sinh từng
bước một để dạy các em đọc từng chữ, từng tiếng, từng câu trong mỗi ngày.
* Phương pháp quan sát, động viên khen thưởng học sinh.
Trong tiết dạy tôi thường chú ý đến học sinh ít nói, thụ động, học sinh đọc chậm, đọc
yếu để gọi các em thường xuyên đọc bài . Đối với học sinh giỏi – khá tôi thường khích
lệ, khen ngợi để các em phấn khởi hơn.Còn đối với học sinh trung bình – yếu tôi nhẹ
nhàng an ủi động viên: “ Cố lên, rồi các em sẽ đọc tốt như các bạn nếu các em cố gắng
đọc bài nhều ở lớp cũng như ở nhà.” Trong tiết dạy tập đọc, sau khi cho cả lớp đọc
xong, tôi mời các em đọc yếu, trung bình lên bàn giáo viên để cùng đọc bài với cô.Tôi
giành nhiều thời gian cho đối tượng này hơn. Cùng đọc bài với các em trong giờ ra chơi
( nhưng vẫn để cho các em có thời gian thư giãn, nghỉ ngơi). Khi các em có biểu hiện
tiến bộ tôi thường khen thưởng các em bằng những phần quà nhỏ như cuốn vở, viên
phấn màu, cây bút đẹp vv… để các em thích thú và cố gắng hơn.
* Phương pháp học nhóm
Ngay từ đầu năm học qua khảo sát , phân loại học sinh trong lớp tôi bố trí cho học
sinh giỏi kèm học sinh yếu, em giỏi ngồi gần em yếu để giúp bạn học tập , yêu tiên
những học sinh yếu được ngồi ở dãy bàn thứ nhất và thứ hai trong lớp . trong từng giờ
học lúc nào tôi cũng gọi các em đọc bài nhiều hơn những bàn học sinh khác , gọi đọc
                         

N m h că ọ 2013 - 2014
Trang 11
M t s ph ng pháp d y t p c l p 1ộ ố ươ ạ ậ đọ ớ
                           
theo nhóm đôi ( trong cùng bàn ) để học sinh yếu đọc theo học sinh giỏi ,và học sinh
yếu cũng được luyện tập nhiều hơn .
* Phương pháp tổ chức các trò chơi
Trong giờ học vần, tôi hay lồng ghép các trò chơi nhỏ để cả lớp cùng tham gia.
VD Trò chơi Đọc nhanh – Đọc đúng
Giáo viên ghi một số từ vào các mảnh bìa và đưa ra cho học sinh đọc. Bạn nào
đọc nhanh, đọc đúng 3 từ liên tiếp sẽ được cả lớp khen là giỏi và tôi thường hay chọn
các học sinh trung bình, yếu để đọc nhiều hơn nhằm giúp các em cố gắng đọc để thi đua
và tạo cho các em khả năng đọc nhanh, đọc đúng.
Hay trò chơi Chỉ nhanh – Chỉ đùng
Tôi gọi một nhóm 3 học sinh lên bảng 1 em (là học sinh khá, giỏi ) đọc cho hai
học sinh yếu chỉ vào âm, vần , tiếng , từ do bạn đọc .Trò chơi này học sinh rất thích và
lớp học cũng sôi nổi .
* Phương pháp nhận xét nêu gương.
Để nâng dần chất lượng học sinh trong lớp, muốn cho trình độ học sinh đồng đều vào
cuối năm học, tôi thường trò chuyện với học sinh trung bình – yếu để giúp các em cố
gắng hơn cho kịp bằng các bạn. Tôi cho các em nhận xét các bạn giỏi trong lớp.
VD: Bạn Thảo bạn Tuấn đọc giỏi, học giỏi vì các bạn ấy rất chăm chỉ đọc bài và đọc
rất nhiều ở nhà. Ở lớp các bạn cũng rất cố gắng đọc bài và luyện tập thêm để ngày càng
đọc tốt đọc hay hơn. Các bạn luôn thi đua với nhau xem ai đọc nhiều hơn, ai đọc đúng
hơn và ai đọc hay hơn. Các em cũng sẽ đọc giỏi như các bạn ấy nếu có cố gắng đọc
nhiều, như các bạn : đọc chưa thông, đọc chưa nhanh thì đánh vần, đọc nhẩm, nhẩm
xong đọc to lên và cứ thế mà đọc mãi, đọc đi đọc lại, đọc đến khi nào nhìn vào chữ là
đọc được ngay mới thôi.
Và tôi đã cũng đọc với các bạn nhỏ trung bình – yếu ấy, nhằm giúp đỡ khả năng đọc
bài, cũng như giúp các em phân tích tiếng, cách đọc một tiếng, cách đọc sao cho nhanh

như: nhẩm âm đầu → nhẩm vần → ghép âm đầu với vần → ghép dấu thanh thành tiếng
vv…
IV Dạy thực nghiệm giờ tập đọc lớp 1 .
Bài : LŨY TRE
Nguyễn Công Dương
( sách Tiếng Việt lớp 1 tập 2 )
A . Mục tiêu :
1. Kiến thức :
- Học sinh đọc trơn cả bài . Đọc đúng các từ ngữ : lũy tre, rì rào, gọng vó, bóng râm.
Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.
* Hiểu nội dung bài : Vẻ đẹp của lũy tre làng quê Việt Nam vào mỗi lúc khác nhau
trong ngày.
- Trả lời câu hỏi 1, 2 ( SGK).
2. Kỹ năng : Rèn kỹ năng đọc lưu loát , đọc diễn cảm bài đọc .
3. Giáo dục : Hs biết chăm sóc và bảo vệ lũy tre làng . Biết quý trọng và giữ gìn các
đồ vật được làm từ tre .
B. Đồ dùng dạy học :
                         
N m h că ọ 2013 - 2014
Trang 12
M t s ph ng pháp d y t p c l p 1ộ ố ươ ạ ậ đọ ớ
                           
+ Tranh minh họa bài Lũy tre và phần luyện nói trong SGK
+ Một vài bức ảnh chụp về lũy tre làng .
+ Tranh vẽ các loài cây hoặc ảnh chụp một số loài cây để luyện nói .
C .Hoạt động dạy- học :
Tiết 1 :
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. kiểm tra bài cũ :
- Cho HS đọc đoạn 1 bài Hồ Gươm

H: Từ trên cao nhìn xuống mặt Hồ Gươm
trông như thế nào ?
- HS đọc đoạn 2 bài Hồ Gươm .
H: Cảnh Hồ Gươm có gì đẹp ?
- HS viết bảng con các từ :
- Giáo viên nhận xét ghi điểm .
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài :
- GV treo tranh minh họa bài học .
H: Bức tranh vẽ gì ?
+ Bức tranh vẽ hình ảnh lũy tre . Làng
quê ở các tỉnh phía Bắc thường có rất
nhiều tre . Tác giả Nguyễn Công Hoan đã
miêu tả vẻ đẹp của lũy tre làng . Để hiểu
rõ về vẻ đẹp của tre, hôm nay cô cùng các
em cùng đọc bài : Lũy tre .
- GV viết đề bài lên bảng .
b. Hướng dẫn học sinh luyện đọc :
*Giáo viên đọc mẫu lần 1 :Giọng nhẹ
nhàng , nhấn giọng ở một số từ ngữ: sớm
mai , rì rào, cong, kéo, trưa, nắng, nằm,
nhai, bần thần, đầy.
* Hướng dẫn học sinh luyện đọc.
- Luyện đọc tiếng , từ ngữ :
lũy tre , rì rào , gọng vó, bóng râm .
- Luyện đọc câu :
- Luyện đọc đoạn, bài :
- Từ trên cao nhìn xuống ,mặt Hồ như
chiếc gương bầu dục khổng lồ sáng
long lanh .

- Hồ Gươm có cầu Thê Húc màu son
cong như con tôm .Đền Ngọc Sơn lấp
ló bên gốc đa già, Tháp Rùa có tường
rêu cổ kính .
- lấp ló , xum xuê .
- HS quan sát .
- Bức tranh vẽ hình ảnh lũy tre .
- HS đọc tên đề bài : Lũy tre
- Học sinh chỉ vào bài và đọc thầm
theo cô đọc .
- lũy tre , rì rào , gọng vó, bóng râm .
- Mỗi học sinh đọc một câu . HS ngồi
đầu bàn đọc trước sau đó đến em tiếp
theo đến khi hết bài .
- Mỗi khổ thơ ba hs đọc lần .
- Mỗi em đọc một khổ thơ tiếp nối
đến hết bài .
                         
N m h că ọ 2013 - 2014
Trang 13
M t s ph ng pháp d y t p c l p 1ộ ố ươ ạ ậ đọ ớ
                           
- Cả lớp đọc đồng thanh .
- Thi đọc giữa các cá nhân .
+ Chỉ định 3 giám khảo chấm điểm công
khai . Cho khoảng 9 em thi đọc . Giáo
viên công bố điểm xếp theo thứ tự .
- Giáo viên nhận xét .
* Ôn vần : iêng :
H: Tìm tiếng trong bài có vần iêng ?

H: Phân tích tiếng vừa tím được ?
H: Thi tìm tiếng ngoài bài có vần iêng ,
yêng ?
- Gọi các nhóm khác bổ sung .
- Cho HS đọc đồng thanh các tiếng
vừa tím được .
• Điền vần iêng hoặc yêng ?
- GV cho HS quan sát các bức tranh
trong SGKvà hỏi :
H: Bức tranh vẽ cảnh gì ?
Gọi HS lên bảng điền vần .
- Nhận xét , ghi điểm .
- Cả lớp đọc đồng thanh .
- Thi giữa các cá nhân : Đọc trơn
không vấp váp khổ thơ 1 , khổ thơ 2
- 3 tổ , mỗi tổ 1 em đọc – thi lấy điểm
, xếp theo thứ tự .

- tiếng
- tiếng = t + iêng + dấu /
- bay liệng, chiêng trống ,khiêng vác,
của riềng, siêng năng, miếng mồi …
- chim yểng….
- Lễ hội cồng chiêng ở tây nguyên .
- Chim yểng
- HS dưới lớp làm vở bài tập tiếng
việt1 tập hai .
Tiết 2 :
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ :

H: Tiết 1 học bài gì ?
- Cho HS đọc bài : Lũy tre .
2.Tìm hiểu nội dung bài và luyện
nói :
- GV treo bức tranh toàn cảnh Lũy
tre , đọc mẫu bài lần 2 .
a. Tìm hiểu bài, kết hợp luyện đọc :
- Gọi 3 em đọc khổ thơ 1 .
H: Những câu thơ nào tả lũy tre vào
buổi sớm ?
H: Buổi sớm lũy tre có gì đẹp ?
- Gọi 3 em đọc khổ thơ 2 .
H: Đọc những câu thơ tả lũy tre vào
- Bài lũy tre
- HS dung bút chì gạch chân dưới các từ
nhấn giọng : sớm mai , rì rào, cong, kéo,
trưa, nắng, nằm, nhai, bần thần, đầy.
- Những câu thơ nào tả lũy tre vào
buổi sớm là :
- Lũy tre xanh rì rào
Ngọn tre cong ngọn vó .
- cong ngọn vó, kéo mặt trời lên cao .
                         
N m h că ọ 2013 - 2014
Trang 14
M t s ph ng pháp d y t p c l p 1ộ ố ươ ạ ậ đọ ớ
                           
buổi trưa ?
H: Buổi trưa bên lũy tre có gì vui ?
- Gọi vài em đọc lại toàn bộ bài thơ.

H: Bức tranh vẽ cảnh nào trong bài
thơ ?
* Chúng ta vừa tìm hiểu xong về nội
dung bài thơ .
* Bây giờ chúng ta sẽ đi tìm hiểu
thêm về một số loài cây khác nữa .
b. Luyện nói : Hỏi đáp về các loài
cây.
- Giáo viên cho HS thảo luận theo
nhóm đôi . Hỏi đáp về các loài cây.
- Quan sát tranh luyện nói các cây
SGK .
- Hình thức : Thảo luận nhóm .
H: Hình 1 vẽ cây gì ?
H: Hình 2 vẽ cây gì ?
H: Hình 3 vẽ cây gì ?
H: Hình 4 vẽ cây gì ?
* Hỏi đáp Về một số cây khác không
có trong sách . Lần này phải nêu
được đặc điểm của một số loài cây
để người trả lời dễ xác định tên cây
đó .
* Trò chơi : Tên của tôi là gì ?
- Kết thúc trò chơi , GV tổng kết
cuộc thi , khen những học sinh tham
gia tích cực và nhắc nhở HS chưa
tích cực và trả lời đúng câu đố.
3) Củngcố dặn dò :
- Cho 1 HS đọc lại toàn bài .
* Liên hệ : Lũy tre là hình ảnh của

làng quê Việt Nam . Chúng ta cần
phải chăm sóc và bảo vệ lũy tre làng.
- Tre còn làm được một số đồ dùng
- Những trưa đồng đầy nắng/ trâu nằm
nhai bóng râm
- có chú trâu nằm , chim hót .
- Bức tranh minh họa vẽ cảnh lũy tre vào
buổi trưa , trâu nằm nghỉ dưới bóng râm .
- Hình 1 vẽ cây chuối .
- Hình 2 vẽ cây mít .
- Hình 3 vẽ cây cau .
- Hình 4 vẽ cây dừa .
*VD1: Lá gì trên biếc dưới nâu
Quả tròn chín mọng mang bầu sữa thơm ?
( Là cây : Vú sữa .)
* VD2: Cũng gọi là bắp
Lá sắp vòng quanh
Lá ngoài thì xanh
Lá trong thì trắng ?
( Cây cải bắp )
                         
N m h că ọ 2013 - 2014
Trang 15
M t s ph ng pháp d y t p c l p 1ộ ố ươ ạ ậ đọ ớ
                           
hàng ngày như : rổ, rá, mẹt, dần,
sàng, nia, thúng, chõng tre, nơm úp
cá, quang gánh cũng được làm từ tre

- Dặn dò HS về tìm thêm tranh ảnh

về các loại cây và kể cho mọi người
trong gia đình nghe về loài cây đó.
- Xem trước bài : Sau cơn mưa .
* Nhận xét:
Qua tiết dạy thực nghiệm tôi được Hội đồng sư phạm của Trường dự giờ và đánh giá
về phương pháp dạy tập đọc lớp 1 ở trường Phú Túc 1 của tôi rất cao. Tiết học rất sôi
nổi, học sinh hào hứng học tập. Học sinh nào cũng được đọc, các em tập trung bài rất
tốt không có em nào ngồi chơi. Hoạt động giữa thầy và trò diễn ra rất nhịp nhàng,
hiểu ý nhau. Tiết học đạt kết quả rất cao.
V. KẾT QUẢ CHUNG:
Trong quá trình áp dụng sáng kiến kinh nghiệm về phương pháp dạy tập đọc ở
lớp 1, kết quả đạt được rất cao. Các em đọc bài và hiểu bài rất tốt cụ thể như sau:
                         
N m h că ọ 2013 - 2014
Trang 16
M t s ph ng pháp d y t p c l p 1ộ ố ươ ạ ậ đọ ớ
                           
stt Năm học Lớp

số
Giỏi Khá TB Yếu
TS % TS % TS % TS

%
1 2010 - 2011 1A
3
34 10 29.4 14 41.2 8 23.5 2 5.9
2 2011- 2012 1A
3
38 12 31.6 18 47.4 7 18.4 1 2.6

3 2012- 2013 1A
3
39 14 35.9 18 46.2 6 15.4 1 2.6
4 2013- 2014( HK1) 1A
2
33 14 42.4 13 39.4 5 15.2 1 3.0
VI: KẾT LUẬN :
1/ Kết luận;
Đọc là một trong 4 dạng hoạt động ngôn ngữ, là quá trình chuyển dạng hình thức chữ
viết sang lời nói có âm thanh và thông hiểu nó, là quá trình chuyển trực tiếp từ hình
thức chữ viết thành các đơn vị nghĩa không có âm thanh. Như vậy đọc nhằm giải bộ mã
gồm hai bậc: từ chữ sang âm và từ âm sang nghĩa. Đọc còn là một quá trình nhận thức
để có khả năng thông hiểu những gì được đọc. Việc hình thành kỹ năng đọc đọc đúng,
đọc diễn cảm và đọc hiểu cho học sinh phải dựa trên những tiêu chuẩn đánh giá một văn
bản tốt: tính chính xác, tính đúng đắn và tính thẩm mĩ, dựa trên những đặc điểm về các
kiểu ngôn ngữ, các phong cách chức năng, các thể loại văn bản, các đặc điểm về thể
loại của tác phẩm văn chương dùng làm ngữ liệu ở tiểu học. Việc hướng dẫn học sinh
tìm hiểu nội dung bài đọc cũng phải dựa trên những hiểu biết về đề tài, chủ đề, kết cấu
nhân vật, quan hệ giữa nội dung và hình thức, các biện pháp thể hiện trong bài đọc.
Việc dạy đọc cho học sinh là để lưu giữ lại những tri thức là việc làm rất cần thiết.
Những tri thức đã lưu giữ được, đặc biệt trong những bài học thuộc lòng là bài văn, thơ
có giá trị sẽ giúp cho học sinh tích lũy văn chương, bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học
cho các em. Dạy tập đọc là kết quả của cả một quá trình nắm vững nội dung và ý nghĩa
của bài đọc, hay nói cách khác dạy tập đọc chỉ được thực hiện trên cơ sở hiểu bài đã
đọc.
Sự cần thiết của việc dạy đọc: Đọc giúp con người hiểu biết, tiếp thu được nền văn
minh của loài người. Đọc giúp con người bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm, giúp con người
có thể tự học cả đời. Vì vậy, dạy đọc ở tiểu học rất cần thiết. Đọc giúp cho học sinh có
công cụ học tập và giao tiếp. Đọc giúp học sinh phát triển tư duy, giáo dục học sinh
những tình cảm tốt đẹp.

2/ Kiến nghị:
- Đối với nhà trường: Cần bổ sung thêm nhiều tranh ảnh minh họa cho môn
Tiếng Việt để giúp giáo viên có phương tiện dạy học tốt hơn .
- Đối với giáo viên:
Qua phân tích thực trạng dạy môn tập đọc ở trường Tiểu học nơi tôi đang giảng dạy đối
chiếu với cơ sở lí luận đã phân tích ở trên tôi nhận thấy rằng muốn dạy tốt phân môn tập
đọc ở lớp 1 mỗi giáo viên luôn phải chuẩn bị tốt bài khi lên lớp để giọng đọc tốt và thấu
hiểu nội dung bài học. Phải xây dựng cho mình một kế họach cụ thể, kèm cặp những
học sinh còn đọc yếu, bồi dưỡng cho những học sinh đọc tốt. Chúng ta cần phải thực sự
                         
N m h că ọ 2013 - 2014
Trang 17
M t s ph ng pháp d y t p c l p 1ộ ố ươ ạ ậ đọ ớ
                           
quan tâm yêu thương, gần gũi và tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong các buổi học
để giúp các em ham học học, và yêu thích môn học. Phát huy tính tích cực tự giác của
học sinh đưa chất lượng Giáo dục ngày một nâng cao đáp ứng với yêu cầu của thời đại
mới.
- Đối với Phụ huynh: Mua đầy đủ sách vở và đồ dùng học tập , thường xuyên nhắc
nhở con, em mình xem và đọc trước bài ở nhà. Lập thời gian biểu cho các em tạo cho
các em có thói quen tự giác học bài. Có như vậy Học sinh đến lớp mới hứng thú học tập
và tiếp thu bài giảng một cách tốt nhất.
- Đối với Học sinh: Có đầy đủ đồ dung học tập . Học sinh có ý thức tự giác học tập,
không chờ phụ huynh nhắc nhở. Mạnh dạn hỏi thầy cô, Ba mẹ hay bạn bè những gì
mình chưa biết hay chưa hiểu. Có như vậy các em mới học tốt và hiểu bài một cách sâu
sắc nhất.
***
Với bài viết này tôi không quá tham vọng đi sâu vào từng chi tiết việc làm của Giáo
viên trong tiết tập đọc, song qua bài viết tôi mong muốn đóng góp được một phần nhỏ
vào công tác giảng dạy học sinh, đặc biệt là học sinh lớp 1 có hiệu quả hơn.

Trên đây là" Một số phương pháp dạy tập đọc". Chắc chắn trong đề tài này không
tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong quý lãnh đạo, Hội đồng khoa học và đồng
nghiệp tham khảo đóng góp ý kiến cho bài viết của tôi được hoàn thiện để thầy và trò
lớp 1 dạy và học tốt hơn và được sử dụng rộng rãi trong các trường tiểu học.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Phú Túc ngày 22 tháng 1 năm 2014
Người viết:
Nguy n Th Hoaễ ị
                         
N m h că ọ 2013 - 2014
Trang 18
M t s ph ng pháp d y t p c l p 1ộ ố ươ ạ ậ đọ ớ
                           
M c L cụ ụ

Bìa Trang 1
Lời nói đầu Trang 2
Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Trang 3
Lý do và sự cần thiết tiến hành đề tài Trang 3
Tổng quan những thông tin liên quan về những vấn đề cần nghiên
cứu và thực trạng vấn đề.
Trang 4
Một số yêu cầu cần thực hiện trong việc dạy tập đọc của ngành
và của từng địa phương.
Trang 5
Phần II: NỘI DUNG
Trang 5
A/: Tổ chức dạy tập đọc Trang 5
Đọc thành tiếng Trang 6

Luyện đọc đúng Trang 7
Luyện đọc nhanh Trang 8
Luyện đọc diễn cảm Trang 9
Dạy đọc thầm Trang 10
B/ DẠY THỰC NGHIỆM GIỜ TẬP ĐỌC LỚP 1
Trang 11
Tiết 1: Trang 11
Tiết 2: Trang 13
Nhận xét Trang 15
III. KẾT QUẢ CHUNG
Trang 15
Phần III: Kết luận
Trang 16
Kiến nghị Trang 17
                         
N m h că ọ 2013 - 2014
Trang 19

×