Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

thực trạng, và nguyên nhân của hiện tượng ly hôn của những gia đình trẻ tại khu vực hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.2 KB, 32 trang )

CHƯƠNG 1
I/PHẦN MỞ ĐẦU
I.ĐẶT VẤN ĐỀ
Hôn nhân là một việc hệ trọng của đời người, nó là cầu nối giữa 2 con người
không cũng chung huyết thống hòa làm một, nó là sợi dây ràng buộc giữa người đàn
ông và người phụ nữ, gắn kết họ trở thành một gia đình đối với người đàn ông Việt
Nam thì hôn nhân là một trong 3 việc hàng đầu đó là: Tậu trâu, xây nhà, lấy vợ Đối
với người phụ nữ thì hôn nhân lại càng ý nghĩa hơn, bởi đấy sẽ là nơi họ gửi gắm hết
cuộc đời của mình khi rời xa tổ ấm gia đình Tuy nhiên, để có được một cuộc hôn
nhân hạnh phúc, cơm lành canh ngọt không phải chuyện đơn giản. Mâu thuẫn gia
đình là một vấn đề muôn thuở. Con người sống với nhau không ít thì nhiều bao giờ
cũng có mâu thuẫn. Ông cha ta có câu:
“Tưởng rằng cây cả bóng cao
Em ghé thân vào cho đỡ nắng mưa
Ngờ đâu cây cả bóng thưa
Khi nắng cũng nhục, khi mưa cũng sầu ”
Khi hai con người chung sống với nhau, điều gì đã liên kết họ lại, và điều gì đã
làm cho họ rời xa nhau? Mâu thuẫn nào là mâu thuẫn ở dạng nhẹ khó đưa đến ly hôn,
và mâu thuẫn nào là mâu thuẫn nặng, dễ đưa đến ly hôn? Mâu thuẫn gia đình của
những năm trước khác với các mâu thuẫn của những năm sau. Mâu thuẫn gia đình có
thể do kinh tế, vô sinh, do không chung thuỷ… nhưng bao giờ cũng vậy, mâu thuẫn
gia đình bao giờ cũng là vấn đề xảy ra với đa số người và được nhiều người quan tâm.
Cũng như nhiều Quốc gia trên thế giới, vấn đề ly hôn ở nước ta hiện nay chẳng
những thu hút giới nghiên cứu mà còn là mối quan tâm thật sự của Đảng, Nhà nước,
các tổ chức xã hội và sự chú ý đặc biệt của dư luận xã hội. Nó là một vấn đề được
quan âm nghiên cứu từ nhiều góc độ như luật học, đạo đức học và văn hóa học Có
nhiều câu hỏi liên quan đến hiện tượng ly hôn được nêu ra: phải chăng ly hôn là biểu
hiện của khủng hoảng gia đình? Ly hôn là biểu hiện của sự giải phóng phụ nữ, của tiến
bộ xã hội, của sự thay đổi áp lực trong gia đình? Hay phải chăng ly hôn là biểu hiện
của sự sai lệch nhận thức, sự xung đột vai trò, vị thế của cuộc sống gia đình?
Những câu hỏi trên cần được trả lời không chỉ từ góc độ nghiên cứu của luật


học, tâm lý học, đạo đực học… mà cả giải thích của Xã hội học. Bởi gia đình chính là
nền tảng của Xã hội, nó có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm cuộc sống cho từng
các nhân, nhu cầu hạnh phúc của các thành viên trong gia đình. Nhưng đó cũng là sự
lo âu của Xã hội về những rạn nứt và băng hoại các giá trị truyền thống của gia đình
Việt Nam, về phương diện đạo đức, tình cảm, lối sống, văn hóa. trước những tác động
phức tạp của kinh tế thị trường, trước những cám dỗ của cuộc sống dẫn đến hiện tượng
ly hôn, gia đình tan vỡ.
Nhiều đôi bạn trẻ rộn rã kết hôn vào mùa xây tổ, nhưng chỉ sống chung từ vài
tháng đến 2-3 năm rồi… đường ai nấy đi. Và con trẻ là những người phải gánh chịu
hậu quả rõ rệt nhất sau những phán quyết ly hôn của tòa án
Theo thống kê của Liên hợp quốc, những năm gần đây, tỷ lệ ly hôn ở nhiều
quốc gia trên thế giới đều có xu thế gia tăng, trong đó có châu Á.
Theo kết quả điều tra Gia đình Việt Nam năm 2006 vừa được Bộ Văn hoá -
Thể thao - Du lịch và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại VN (UNICEF) hôm nay (26/6),
hiện tượng ly hôn đang tăng lên, chủ yếu là do áp lực về kinh tế, khác biệt về lối sống
và sự không chung thuỷ của hai giới. Kết quả điều tra lần này cho thấy tỷ lệ ly hôn là
2,6% với lứa tuổi từ 18 - 60 và cao hơn ở thành thị.
Tỷ lệ ly hôn trong độ tuổi từ 18 - 60 là 2,6%, tỷ lệ này ở thành thị là 3,3%, ở
nông thôn là 2,4% và tỷ lệ phụ nữ xin ly hôn cao gấp 2 lần so với nam giới. Hầu hết
trẻ em sau khi cha mẹ ly hôn đều sống với mẹ. Trong số những người đã ly hôn,
27,7% cho biết lý do ly hôn là do mâu thuẫn về lối sống và 25,9% cho biết nguyên
nhân ly hôn là do ngoại tình.
Năm 2008, Tiến sĩ Nguyễn Minh Hòa (Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
đã công bố kết quả nghiên cứu, tỉ lệ ly hôn ở Việt Nam tăng nhanh và chiếm từ 31%-
40%, nghĩa là cứ 3 cặp kết hôn thì có một cặp ly hôn
Một điều đáng chú ý từ cuộc điều tra là VN đang hình thành những hình thái
gia đình mới với ngày càng nhiều những phụ nữ ly dị sau khi đã có con, gia đình chỉ
có bố hoặc mẹ.
PGS-TS Nguyễn Hữu Minh, Viện trưởng Gia đình và giới (Thuộc Viện Khoa học xã
hội Việt Nam) cho biết, tỷ lệ phụ nữ đứng đơn ly hôn cũng cao gấp đôi so với nam

giới. Lý do chính là giá trị cá nhân được đề cao hơn, người phụ nữ chủ động hơn trong
hạnh phúc của mình và cũng chứng tỏ nhận thức của nữ giới về quyền và địa vị của họ
đã thay đổi.
Nhìn ra thế giới, gia đình các nước phương Tây trong những thập kỷ gần đây
đang ở trong tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng với tỷ lệ ly hôn ngày một cao, sự
gia tăng đáng kể của các cặp vợ chồng sống với nhau không đăng ký (sống thử) vơi
những đứa con ngoài giá thú, quan hệ tình dục trước hôn nhân.
Rồi đến số trẻ em lang thang kiếm sống ngày một lớn. Chúng vì lý do bố mẹ bỏ
nhau và rơi vào các tệ nạn Xã hội. Nguyên phó thứ trưởng Nguyễn Khánh, trưởng ban
chỉ đạo phòng chống các tệ nạn Xã hội cho rằng: “chỉ khi nào xây dựng được gia đình
Việt Nam lành mạnh, phát triển bền vững mới thực sự ngăn chặn được, khắc phục
được các tệ nạn Xã hội đang là nguy cơ lớn nhất của đất nước ta”.([1])
Việt Nam đang trên chặng đường CNH - HĐH, tiến lên CNXH trước những
biến đổi to lớn, bên cạnh đó gia đình Việt Nam cũng có những chuyển mình nhanh
chóng theo cả xu hướng tích cực và tiêu cực. Biểu hiện cho sự biến đổi đó là tỷ lệ ly
hôn tăng với xu hướng phức tạp, đặc biệt là ở các đô thị lớn. Vì lý giải hiện tượng ly
hôn ở đô thị theo cả cấp độ vi và vĩ mô giảm bớt hậu quả tiêu cực của ly hôn cho các
nhân và Xã hội, đảm bảo sự phát triển bền vững gia đình là việc làm cần thiết. Đó
cũng là lý do tôi chọn đề tài “Thực trạng, và nguyên nhân của hiện tượng ly hôn của
những gia đình trẻ tại khu vực Hà Nội”
2.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu các nguyên nhân ly hôn ở đô thị thông qua nghiên cứu trường hợp 3 quận tại
Hà Nội ,cung cấp những dữ liệu lý giải khoa học về hiện tượng ly hôn
Từ đó giúp cho các nhà quản lý đưa ra các biện pháp củng cố và xây dựng thiết chế gia
đình nhằm giảm thiểu tỉ lệ ly hôn.
3. ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ , PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Những nguyên nhân thực tế và hậu quả của ly hôn ,dư luận xã hội về ly hôn trong các
gia đình tại địa bàn Hà Nội hiện nay và các giải pháp nhằm hạn chế nó.
4.2. Khách thể nghiên cứu:

Những người chồng trong gia đình
Những người vợ trong gia đình
4.3. Phạm vi nghiên cứu :
Địa bàn khảo sát: Nghiên cứu được tiến hành tại Quận Thanh Xuân, Quận Hoàn
Kiếm, Quận Cầu Giấy Hà Nội.
Thời gian nghiên cứu bắt đầu từ tháng 5và kết thúc vào tháng 8/ 2010
CHƯƠNG 2
I.NỘI DUNG:
1 .PHƯƠNG PHÁP LUẬN
1.1 Phương pháp luận chung:
Vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử.
1.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể :
Phương pháp phân tích tài liệu:
Phân tích tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhằm thu thập những thông
tin và số liệu cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Phương pháp phân tích tài liệu
được sử dụng là phương pháp chính nhằm làm luận chứng cho lập luận đề ra. Tài liệu
phân tích chủ yếu là lấy từ báo Phụ Nữ Việt Nam. Tất cả tên của tài liệu được sử dụng
trong đề tài được trình bày trong bảng ma trận của phần cuối tiểu luận này.
Phương pháp quan sát:
. Các thông tin được xử lý bằng phần mềm Nvivo7.0
2. Cơ sở lí luận và ý nghĩa thực tiễn
2.1 Cơ sở lý luận:
2.1.1 Lý thuyế t hành động xã hội M.Weber
Lý thuyết này gắn với tên tuổi của nhà xã hội học nổi tiếng người Đức-
M.Weber. Theo ông, khi nghiên cứu mỗi cá nhân cần phải nghiên cứu tâm tư tình cảm,
động cơ của họ. Ông đã đưa ra hệ thống mẫu để kiểm tra, gồm 4 mẫu: Hành động
được thúc đẩy do cảm xúc; Hoạt động mang tính truyền thống (những hoạt động do
thói quen, được con người cho là đúng và được lưu truyền từ trước); Hoạt động hợp lý
giá trị; Hoạt động duy lý công cụ

Thực tế cho thấy, khi nghiên cứu các vấn đề trong đề tài này thì nghiên cứu
động cơ của hành vi là rất quan trọng. Nó giúp chúng ta tìm ra những nguyên nhân sâu
xa nhất tác động đến các cá nhân dẫn đến hiện tượng ly hôn trong các gia đình trẻ từ
đó có thể quy chuẩn những hành động khác nhau giúp ích cho quá trình quản lý.
2.1.2 Lý thuyế t hành vi của Hopmans và Moreno
Đại biểu cho lý thuyết này là hai nhà xã hội học người Mỹ Moreno(1892-1974)
và Hopmans(1910)
Với những người theo thuyết hành vi thì tất cả hay phần lớn hành vi của con
người đều được giải thích theo mô hình: (S) kích thích-phản ứng (R), và những phản
ứng này độc lấp với động cơ chủ quan của con người; tức là lý thuyết này không quan
tâm tới những tác động trong nội tâm con người, cái mà họ quan tâm chính là những
cái bộc lộ ra bên ngoài, là những hành vi của con người. Hành vi rời khỏi đất nước
mình để tới xứ người còn kéo theo hàng loạt các hành vi khác, có thể lệch chuẩn hoặc
không. Khi nghiên cứu những hành vi này thì không những nghiên cứu những tác
nhân bên trong mà còn coi trọng những biểu hiện bên ngoài. Dựa trên cách tiếp cận
này chúng ta có thể nghiên cứu những hành vi trước và sau hiện tượng li hôn trong gia
đình từ đó đưa ra được những quy luật hành vi của họ.
2.1.3 Lý thuyế t xã hội hóa
Các nghiên cứu nhân chủng học, xã hội học, ngôn ngữ học đã chứng minh rằng
nếu một đứa trẻ sinh ra bị tách khỏi xã hội và nền văn hóa xã hội đó thì chúng hoàn
toàn trở nên không có tính người. Quá trình biến đứa trẻ từ một thực thể tự nhiên thành
con người xã hội được diễn ra nhờ quá trình xã hội hóa. Theo nhà xã hội học Pháp
Sabran thì xã hội như một con tàu, cá nhân phải bước lên con tàu xã hội nếu không
thì cứ đứng mãi ở bến tàu. Điều đó khẳng định vai trò của xã hội hóa đối với con
người.
Xã hội hóa là quá trình các cá thể tiếp thu học tập nền văn hóa của xã hội mà
anh ta sinh ra, lĩnh hội các kinh nghiệm xã hội, học các chuẩn mực giá trị xã hội để
thích ứng được với xã hội. Xã hội hóa cho phép cá nhân học hỏi những điều cơ bản
đối với đời sống xã hội, học hỏi mô hình hành vi của xã hội, ví dụ như mô phỏng qua
tấm gương họ, đáp lại sự tán thành hay không tán thành. Con người chỉ thực sự thành

người thông qua sự tương tác với người khác, không có xã hội hóa con người không
thể hình thành nhân cách và không thể đương đầu với những thử thách của cuộc sống.
2.1.4. Lý thuyết xung đột của M. Weber:
Ông coi trọng các yếu tố liên quan đến văn hóa tinh thần. Nếu như nguyên nhân
của bất bình đẳng nói chung và bất bình đẳng giới nói riêng xuất phát từ bất bình đẳng
kinh tế của Max và sau sự bình đẳng này tồn tại hàng ngàn thế kỉ, những định kiến liên
quan đến bất bình đẳng giới đã ăn sâu vào văn hóa tinh thần ngay cả khi điều kiện kinh
tế có thể đảm bảo tương đối cân bằng giữa nam và nữ. M. Weber lại đánh giá dưới tác
động của quyền lực, việc chịu đựng sự thiệt thòi về kinh tế địa vị cộng thêm cả quyền
lực khiến cho người phụ nữ khó có thể giành được những quyền lợi ngang bằng với
nam giới . Sự BBĐ về các yếu tố văn hóa tinh thần.
2.THAO TÁC HÓA KHÁI NIỆM
Hôn nhân: là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn
Hiện tượng li hôn: là hiện tượng theo điều 8, luật hôn nhân và gia đình năm
2000, “Ly hôn” là chấm dứt quan hệ hôn nhân do tòa án công nhận hoặc quyết định
theo yêu cầu của vợ hoặc của chồng hoặc cả hai vợ chồng
Gia đình:
+ Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về gia đình của các nhà khoa học nghiên
cứu ở từng góc độ khác nhau, ở đây chúng ta có thể hiểu khái niệm gia đình như sau:
+ “Gia đình là một nhóm xã hội được hình thành trên cơ sở hôn nhân và quan
hệ huyết thống, những thành viên trong gia đình có sự gắn bó và ràng buộc với nhau
về trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ có tính hợp pháp được nhà nước thừa nhận và bảo
vệ”.
3. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ LY HÔN TRONG GIA ĐÌNH Ở HÀ NỘI HIỆN NAY
Tình trạng ly hôn trong giới trẻ đang có xu hướng ngày càng tăng. Kết quả điều
tra ở cấp quốc gia, cũng là lần đầu tiên về thực trạng gia đình của cả nước đưa ra
những thông tin và con số đáng báo động: Tình trạng ly hôn trên cả nước đã tăng theo
cấp số nhân trong vòng 10 năm qua.
Theo kết quả nghiên cứu về xã hội học đã được công bố của Tiến sỹ Nguyễn
Minh Hòa (Trường Đại học KHXH và Nhân văn TP Hồ Chí Minh) thì tỷ lệ ly hôn trên

cả nước chiếm từ 31 - 40% trên số kết hôn.
Điều đó có nghĩa cứ 3 cặp kết hôn thì sẽ có 1 cặp chia tay và chiếm 60% trong
số này là lớp người trẻ thuộc thế hệ 8X (từ 23 - 30 tuổi). Tại TP Hồ Chí Minh, số liệu
điều tra xã hội học còn cho biết mỗi năm có trên 50 ngàn trẻ em rơi vào hoàn cảnh cha
mẹ bỏ nhau và 30% trẻ em lang thang đường phố xuất thân từ hoàn cảnh này.
Cuộc sống của gia đình trẻ ngày nay đã khá giả hơn khi nguyên nhân chia tay
về kinh tế chỉ chiếm một con số nhỏ, ở vị trí thứ 3 trong tổng số vụ ly hôn được khảo
sát trên cả nước. Mâu thuẫn về lối sống, nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc vợ chồng
ly hôn hiện nay theo nhận định của một chuyên gia về tâm lý "Nhiều cặp vợ chồng ly
hôn vì những lý do hết sức đơn giản, mà chỉ cần mỗi người biết thông cảm, sẻ chia với
nhau hoặc điều chỉnh mình một chút họ vẫn có thể hàn gắn, giữ được một mái ấm
hạnh phúc.
Nhiều người trong số những cặp vợ chồng đang đứng sát bên bờ vực chia ly khi
đến với các chuyên gia tư vấn hoặc lúc đưa nhau ra trước tòa đã nhận được sự khuyên
giải khá kỹ. Nhưng cả vợ hoặc chồng đều khăng khăng đòi được giải quyết ly hôn một
cách quyết liệt dù họ không thể giải thích một cách thuyết phục thế nào là không hợp
nhau, thế nào là bất đồng quan điểm sau nhiều năm chung sống…
Hơn nữa, đa số cả chồng và vợ khi quyết định ly hôn đều giành quyền nuôi con.
Điều đó chứng tỏ họ rất thương con nhưng không thể hy sinh bớt cái tôi bản thân vì
tương lai con cái". Theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ Phan An, một chuyên gia nghiên cứu
hàng đầu về lĩnh vực hôn nhân - gia đình của Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ:
"Lớp phụ nữ trẻ, hiện đại ngày nay có trình độ học thức, công việc ổn định và thu nhập
cao hơn.
Khi đã độc lập trong cuộc sống, cái tôi cá nhân cũng trỗi dậy mạnh hơn, và như
vậy, họ tự cho mình quyền quyết định trong nhiều việc, điều đó giải thích tại sao phụ
nữ đứng đơn ly hôn cao gấp 2 lần đàn ông". Về nguyên nhân ngoại tình dẫn đến đổ vỡ
hạnh phúc gia đình, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Phan An cho biết: "Mặt trái của cuộc sống
hiện đại là nét văn hóa truyền thống đang dần bị mai một. Sự tiêu cực là những cám dỗ
lẫn trong đó đã khiến một bộ phận những người đã có gia đình sống giả dối với nhau
hơn để đạt được sự ham muốn ích kỷ của bản thân".

Ông Năm ( PVS nam 60t): "Thời chúng tôi cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, bảo
sao con phải nghe vậy, nay thì ngược lại!".
Tuổi kết hôn trong giới trẻ ngày càng muộn hơn, mức trung bình hiện đã đạt gần 23
tuổi đối với nữ và nam là 26 tuổi. Như vậy, ý thức, nhận thức về gia đình đối với họ
chắc chắn đã cao hơn trước song ngược lại, trách nhiệm với gia đình, với xã hội trong
việc duy trì một gia đình bền vững đối với một bộ phận người trẻ không được xem
trọng.
Tình trạng ly hôn trong giới trẻ vẫn trên đà gia tăng hiện đang là một câu hỏi
lớn cần được cả xã hội quan tâm
Theo nghiên cứu, số thư gửi về tòa soạn Báo phụ nữ chuyên mục tư vấn
tình cảm thì số thư phản ánh mâu thuẫn vợ chồng chiếm khoảng 55%- 60%,
trong số đó mâu thuẫn do tính tình, cách sống không hợp, quan điểm sống khác
nhau chiếm khoảng 25%.
Số lượng thư gửi đến toà soạn báo phụ nữ việt nam hầu hết là của những người
không thoả mãn với cuộc hôn nhân của mình. Trong hai năm 1984- 1985 và hai
năm 1993- 1994 chỉ có duy nhất một lá thư của một người ở nước ngoài nói về
cuộc hôn nhân của mình và bà ta hài lòng với cuộc hôn nhân đó. Đây cũng là
điều dễ hiểu khi con người ta hài lòng với cái gì trong cuộc sống thì thường it
khi người ta kể về điều đó. Còn khi người ta không hài lòng thì người ta phải
tìm kiếm sự thông cảm và an ủi thông quan nhiều phương pháp khác nhau (nói
chuyện, viết thư, ).
Bảng : Số lượng thư gửi đến nói về mâu thuẫn trong cuộc sống vợ chồng.
Năm
Số lượng
Phần trăm
2000
6
50%
2001
12

60%
2002
31
73,8%
2003
26
66,6%
Số lượng thư gửi đến báo về vấn đề mâu thuẫn gia đình bao giờ cũng cao
hơn số lượng thư về vấn đề rắc lối trong tình yêu, có khi cao gấp đôi các thư về
tình yêu ( 2000) và hơn gấp đôi (1993).
4. NGUYÊN NHÂN LY HÔN
Hôn nhân vốn là kết quả cuối cùng của một tình yêu thăng hoa, nhưng hiện
tượng “ly hôn” ngày càng tăng ở nhiều nơi trên thế giới, xảy ra ở mọi dân tộc, trong
mọi giới là vì sao?
Các nguyên nhân dẫn đến ly hôn:
-Mâu thuẫn vợ chồng là vấn đề muôn thở, tại sao với người này mức độ
thoả mãn hôn nhân thấp nhưng không ly hôn, trong khi với người khác có mức
độ thoả mãn cao hơn thì lại ly hôn hoặc ly thân. Đây là vấn đề đáng được
nghiên cứu sâu hơn. Mâu thuẫn vợ chồng có nhiều dạng khác nhau, nhưng có
thể đưa vào các dạng sau:
-Do không có con trai.
-Do vô sinh
-Do tình dục
-Do kinh tế
-Do quan điểm sống không hợp nhau
- Do mâu thuẫn trong gia đình nhà vợ hoăc nhà chồng
- Do không chung thuỷ
Các dạng mâu thuẫn này đan xen vào nhau, có thể do vô sinh dẫn tới không
chung thuỷ, hoặc do kinh tế dẫn tới quan điểm sống không hợp nhau, v.v… Tuy vậy,
tôi đã cố gắng xếp chúng vào từng loại một để tiện theo dõi.

Nguyên nhân không có con trai gây ra mâu thuẫn gia đình dường như ở đàn ông
gay gắt hơn đàn bà. Đàn ông hay cay cú về chuyện đó hơn đàn bà. Cũng như hiện
tượng vô sinh, người đàn ông khó chịu đựng hơn phụ nữ trong chuyện này.
Nguyên nhân kinh tế đưa đến mâu thuẫn vợ chồng chỉ mới xuất hiện trong
những bức thư năm 1993 - 1994 chứ không xuất hiện lần nào trong những năm 1984 -
1985.
Chúng ta phải thừa nhận một sự thật là mặt tình cảm trong hôn nhân càng ngày
càng được coi trọng hơn. Người ta trông chờ -ở cuộc hôn nhân, ở người bạn đời cả sự
thông cảm, cả tình bạn chân thành và tình dục. Chính mặt tình cảm càng ngày càng đề
cao này đã làm cho hôn nhân có một màu sắc khác các cuộc hôn nhân truyền thống
xưa kia. Người ta mông chờ ở cuộc hôn nhân quá nhiều, do đó rất dễ đưa đến mâu
thuẫn với nhau về quan điểm sống và dễ dẫn tới hiện tượng có nhân tình.
Hiện tượng có nhân tình hiện nay ngày càng tăng cũng như hiện tượng muốn
giữ cả gia đình và cả người tình. Băt đầu xuất hiện việc không muốn tái hôn mà chỉ
muốn có nhân tình, vì đàn ông sợ ảnh hưởng con cái và sợ sự lặp lại những điều buồn
chán dễ có trong hôn nhân.
Yếu tố tình dục được coi là một trong những nguyên nhân (ít được nói rõ
công khai) dẫn tới mâu thuẫn vợ chồng, thậm chí đôi khi dẫn tới ly hôn. Nhưng
vấn đề này cho đến nay, chúng tôi chưa có được những con số cụ thể đẻ có thể
nói gì thêm một cách khẳng định.
Vấn đề muôn thuở về quan hệ nàng dâu-mẹ chồng đang có những diễn
biến khác với trước đây. Cùng với sự phát triển về trình độ học vấn và lối sống
mới (gia đình hạt nhân tách dần khỏi đại gia đình), hy vọng những bà mẹ chồng
kiểu mới và những nàg dâu kiểu mới cũng sẽ có những quan hệ kiểu mới, tốt
đẹp hơn.
. Thông thường người ta tưởng tượng ra các cuộc hôn nhân với biết bao
nhiêu là lãng mạn và hạnh phúc, nhưng chỉ sau đó một thời gian ngắn là những
điều không hài lòng lại xảy ra. Tại sao? Tại sao hôn nhân chỉ thình thoảng mới
có một cuộc được gọi là thoả mãn? Tại sao những con người đang ở trong tình
trạng không được thoả mãn có người ly hôn, có người ly thân? Tại sao ly hôn

lại xảy ra với người này mà lại không xảy ra với người khác? Có những người ít
thoả mãn với cuộc hôn nhân của mình nhưng không nhất thiết phải đi tới ly
hôn. Có người mức độ thoả mãn với cuộc hôn nhân của mình cao hơn nhưng lại
ly hôn. Điều này thật là phức tạp.
Mâu thuẫn vợ chồng có nhiều dạng khác nhau nhưng những nguyên nhân
phổ biến nhất thường là: mâu thuẫn do không chung thuỷ, do kinh tế, do quan
điểm sống không hợp, do gia đình ( như quan hệ nàng dâu mẹ chồng) , do
không có con trai, do sức khoẻ hoặc do vô sinh….theo kết quả nghiên cứu số
thư bạn đọc của báo phụ nữ việt nam cho thấy trong việc dẫn đến mâu thuẫn vợ
chồng, thì 38% là do một trong hai người thiếu chung thuỷ, 25% là do tình tình,
cách sống, quan điểm sống không hợp nhau, 19% do mâu thuẫn gia đình ( mẹ
chồng nàng dâu, chị em dâu…) , 10% do sức khoẻ bệnh tật, do không con, 6%
do một trong hai người không đảm đang quán xuyến gia đình, 1% do mê tín và
1% không nói nguyên nhân.
Sau đây là phân tích các nguyên nhân cụ thể:
4. 1. Do không có con trai
Theo sự phân chia như tôi đã tạm phác ở trên, thì các nguyên nhân dẫn
đến vợ chồng : do kinh tế, do không thuỷ , do quan điểm sống, mâu thuẫn gia
đình, vô sinh, và không có con trai. Nguyên nhân không có con trai là phổ biến,
có lẽ vì từ lâu đã tồn tại trọng nam khinh nữ ( “ nhất nam viết hữu, thập nữ viết
vô” ). Con trai sẽ làm vẻ vang dòng họ, nối dõi tông đường, là người mà bố mẹ
nhờ vả khi về già. Bầu không khí đối xử phân biệt nam nữ trong gia đình sẽ xảy
ra ngay từ khi người phụ nữ chưa ra đời. Là một thiết chế xã hội bảo thủ ( với ý
nghĩa gia đình chỉ duy trí củng cố và tái tạo những giá trị xã hội đã được kiếm
nghiệm chăc chắn và có tính ổn đình cao theo thời gian), gia đình đã không theo
kịp những biến đổi mạnh mẽ và mau lẽ diễn ra ngoài xã hội.
Ngày nay, đứa con trai vẫn được xem là một bíên số độc lập trong hoạt
động sinh đẻ của các gia đình. Khi chưa sinh con các bận cha mẹ đã mong
muốn đứa con tương lai là con trai, đã ấp ủ những kế hoạch và hy vọng có phân
hoá nam nữ đối với những đứa con tương lai, một sự phân hoá không chỉ đơn

thuần dựa trên khác biệt sinh lý giữa hai giới. Thái độ này ngày nay tuy không
còn quá mạnh đến mức bỏ mặc những bé gái, nhưng còn đủ mạnh để dẫn dắt
những hành động thiên vị con trai của một số bậc cha mẹ. Có những vùng hiện
nay không hiếm những nhà đã có đến 5- 6, đôi khi lến tới 7-8 cô con gái những
vấn muốn đẻ thêm để có thêm con trai và nhiều người được hỏi đã trả lời nhất
thiết họ phải có con trai. Không ít gia đình người chồng ruồng rẫy vợ chỉ vì
không sinh con trai, và nhiều khi người đàn ông có nhân tình hay vợ bé chỉ để
thoả ước muốn có con trai. ý muốn có con trai ở đàn ông bao giờ cũng nặng nề
hơn ở đàn bà. Họ thường là những người đã kết hôn trên 8 năm, có người đã
chung sống với nhau trên 20% và thường có số con là trên 1 ( xem bảng dưới
đây)
Năm
Số trường hợp
Thời gian sống
chung
Số con
2000
1
12
4
2001
1
20
5
2002
2
10 và 8
1 và 2
2003
1

20
3
Như vậy là họ đều có con lớn và lứa tuổi của họ đã khá cao, nhưng họ
đều muốn có thêm con trai ; dường như con trai đối với họ là vô cùng quan
trọng, họ có thể bỏ mặc cả một gia đình có vợ con đầy đủ. Điền hình như bức
ngày 19- -03- 1985 của đôi vợ chồng đã sống chung 20 năm, có 5 con gái,
người chồng đánh đập vợ và đòi ly hôn, khi ly hôn, người chồng không có trách
nhiệm gì với con cái và vợ cũ, chỉ chăm sóc cho người vợ mới đang có thai.
Cũng cần xem xét đến hiện tượng có con với phụ nữ quá lứa những người
đi sinh con ngoài giá thú, mà ngày nay người ta thường gọi là con tự sinh. Đó là
trường hợp một người đàn ông ở Thanh Hoá, 46 tuổi, có ba con gái nhưng đến
nay vẫn đến nay mới biết tin là người đàn bà 10 năm trước đã “ xin con” của
ông ta, nay được cậu con trai chín tuổi, và ông ta có ý đình tìm lại đứa con cho
đó người phụ nữ đã có con ngoài giá thú với ông ta không hề có một chút liên
lạc với ông ta từ ngày đó, cô ta là người tự trọng, giữ đúng lời hứa không đụng
chạm tới cuộc sống riêng của ông ta.
Không biết rằng trước kia hiện tượng này có được chấp nhận không,
nhưng vài năm hiện tượng này đã được xã hội chấp nhận và đánh giá khá công
bằng những người đàn bà được làm mẹ hợp pháp không nhất thiết họ có chồng
hay không có chồng : tình hình này đòi hỏi phải xem xét lại đầy đủ về thực
trạng của gia đình hiện nay, nhằm có thêm phần đóng góp vào một đình nghĩa
đẩy đủ về gia đình.
Đối với người đàn ông 46 nói trên, ông ta cũng rời vào tình trạng muốn
có con trai đến mức, dù rằng ông ta biết người đàn bà kia có con với ông ta 9-
10 năm rồi, nhưng không có một chút liên hệ như vậy cô ta đã phủ nhận hoàn
toàn quyền làm cha của ông ta nhưng ông ta vẫn muốn đòi được thằng bé. Với
ông ta thì đứa con trai quan trọng hơn hạnh phúc gia đình và mù quáng tới mức
không nghĩ tới người đàn bà quá lứa kia.
Con trai phải chăng đề đánh giá dòng giống, con trai là tất cả những gì
mà người đàn ông muốn. Điều đó có thể đánh giá cho trình độ văn hoá, sự nhận

thức của người đàn ông quá thấp hay đó chỉ là bức thư mang tính giáo dục? Ta
chưa thể khẳng định được điều nay nhưng chúng ta cũng nêu hiện tượng có con
ngoài giá thú là mới xuất hiện và được xã hội chấp nhận. Sự chấp nhận này phải
trải qua bao nhiêu năm bao thăng trầm mới có được.
Từ nhu cầu mong muốn có con trai dẫn đến nảy sỉnh việc tìm kiếm đứa
con trai ở một nơi ngoài gia đình đó là hiện tượng có con ngoài giá thú. Tuy
vậy, khi xã hội chấp nhận điều này thì cũng có nghĩa là các vấn đề khác liên
quan đến điều này cũng xảy ra như hiện tượng con cái cùng bố không biết nhau
dẫn đến yêu nhau và lấy nhau. Các chế độ trợ cấp với những người mẹ có con
tự sinh, dư luận xã hội với những đứa con ngoài giá thú, sự lạm dụng chính
sách với con ngoài giá thú ,….Đây cũng là những vấn đề đặt ra cần được giải
quyết. Đối với một xã hội còn rơi rớt ảnh hưởng của chế độ phong kiến thì xã
hội còn nhìn hiện tượng “con không cha” bằng con mắt không bình thường. Rồi
còn tình trạng gia đình của những người đàn ông đã chấp nhận “cho con” cho
những người đàn bà quá lứa liệu có dễ bị tan vỡ nếu như điều đó bị phát hiện?
Như trường hợp đề cập qua thư ngày 26_8_1993, người chồng rất thương yêu
vợ nhưng đã mềm lòng trước lời cầu xin của một người đàn bà quá lứa, và
người đàn bà đó có con trai, gia đình nhà chồng rất vui mừng trước sự kiện này
vì họ chưa có con trai. Người đàn ông đang đứng trước bờ vực thẳm, yêu vợ và
không muốn bỏ vợ, nhưng người đàn bà kia lấy đứa con trai làm áp lực với gia
đình của người đàn ông này, còn người vợ thì vô cùng đau khổ. Nguy cơ tan nát
gia đình đang ập tới. Làm sao để bảo vệ được quyền làm mẹ cho người này, mà
không làm tan vỡ hạnh phúc gia đình người khác?
Khi một vấn đề xã hội nảy sinh thì đồng thời hàng loạt các vấn đề liên
quan cũng nãy sinh theo. Người đàn ông, nhiều khi chỉ vì thỏa mãn tính ích kỹ
của mình muốn có con trai hoặc nhiều khi chỉ vô tình mà gây ra sự đổ vỡ hạnh
phúc gia đình của chính mình. Phải chăng chúng ta chỉ giaó giục, tuyên truyền
là đủ để cho tâm lý trọng nam khinh nữ giảm bớt đi và triệt tiêu? Điều đó là
không đủ, cần phải có cả giải pháp về kinh tế, chính trị, xã hội thì mới có thể
làm giảm được chứ chưa nói đến việc làm triệt tiêu hẳn –tâm lý đó. Nhất là

trong thời đại hiện nay khi mà mục tiêu mỗi gia đình chỉ có 1-2 con đang cần
phải trở thành một chuẩn mực xã hội.
4. 2, Do vô sinh
Cũng tương tự lí do trên, nguyên nhân này thể hiện thân phận không
được may mắn của người phụ nữ. Một đằng không có con trai và một đằng
không có con. Khi đàn ông mắc bệnh vô sinh thì xem ra gia đình của họ không
mấy thay đổi, các bà vợ chịu cam phận và họ có thể nhận con nuôi hoặc đi cấy
tinh trùng để có thể có con, điều đó thực chất không làm xáo trộn gia đình của
họ và họ vẫn có hạnh phúc. Tuy vậy điều đó thường không hoặc ít xảy ra với
gia đình có người mắc bệnh vô sinh. Không biết có phải tâm lý đa thê vẫn còn
trong đầu óc người đàn ông ngày nay hay không, nhưng có vẻ yêu thương vợ
nhất trong số họ cũng có con với người đàn bà khác tuy không muốn bỏ vợ. Ta
có thể xem bảng dưới đây :
Năm
Số lượng
Thời gian chung
sống(năm)
Ngề nghiệp
2000
1
10
Nông nghiệp
2001
1
12
Không rõ
2002
2
10 và8
Nông nghiệp,kỹ sư

2003
3
12,10,5
Diễn viên,kỹ sư và không rõ
Chúng ta thấy thời gian chung sống của họ khá dài và họ có một nghề nghiệp
ổn định. Sự ổn định về kinh tế không tạo sự ổn định trong gia đình; chỉ vì không có
con mà họ phát sinh nhiều mâu thuẫn không đáng có, và chịu thiệt thòi bao giờ cũng là
các bà vợ.
4. 3. Do tình dụ c
Từ trước đến nay, cha mẹ và thầy cô thường tránh về vấn đề tình dục với
con em họ, ngay cả khi con em họ đã ở lớp lên. Không ít thanh niên hiện nay
đều tự “ mò mẫm” để hiểu vấn đề này.Tình dục do là việc khó nói nên ít ai dám
khai rõ trước toà nên toà án cũng không có được một con số chính xác.
Càng ngày người ta càng nhận thấy yếu tố tình dục đóng vai trò quan
trọng trong đời sống vợ chồng. Như trên đã nói, vợ chồng ngày nay chồng chờ
nhau tình cảm bè bạn – người bạn và cả tình dục- bạn tình. Tình dục là yếu tố
không thể thiếu được trong tình yêu vợ chồng; tuy rằng người ta ít nói đến nó
nhưng nó vẫn cứ lặng lặng tồn tại.
Cô V.T.B (PVS, nữ 25t) "Khi yêu nhau em mường tượng cuộc sống chung sẽ rất thi
vị, lãng mạn như trong phim ảnh, sách báo miêu tả. Nhưng khi là "người trong cuộc"
rồi em hoàn toàn thất vọng. Giờ đây nghĩ đến "chuyện đó" em sợ. Em sợ cái sự "nhiệt
tình" của anh ấy. Bao lần "chuyện đó" xong rồi, anh ấy lăn ra ngáy khò khò, còn em
rơi vào tâm trạng bị bỏ rơi, bẽ bàng Cứ lặp đi lặp lại "điệp khúc" ấy làm em không
chịu nổi. Công việc cơ quan thì căng thẳng, vợ chồng không ai là người xấu, thế
nhưng về nhà, em không còn hứng thú gì với chức năng người vợ. Em muốn chia tay
để tự giải thoát".
4.4 Do kinh tế
Thực tế cho thấy ly hôn do kinh tế hầu như rất ít. Đôi khi có cặp vợ
chồng khẳng định rằng khi họ còn khó khăn thì họ còn yêu thương nhau hơn khi
đã có kinh tế vững vàng. Dường như khi khó khăn người ta tin tưởng vào nhau

hơn vì phải dựa vào nhau để mà sống như vậy phải chăng có thể rút ra kết luận:
kinh tế eo hẹp không hẳn là lý do dẫn tới ly hôn và mâu thuẫn gia đình lại
thường nảy sinh khi hai vợ chồng hoặc một trong hai người làm ăn khấm khá
lên, có của ăn của để.
Khi kinh tế gia đình luôn trong tình trạng eo hẹp thì họ gắn bó với nhau,
dựa vào nhau cùng tiến tới một mục đích chung là mong cho kinh tế gia đình
khấm khá lên.
Làm giàu cũng đồng nghĩa với hao tồn sức khoẻ và tâm trí, do đó họ
thường ít thời gian chăm lo người bạn đời như trước và họ tường rằng chỉ cần
có tiền là đủ, ít chăm lo tới đời sống tinh thần của gia đình.
Ta có thể xem bảng sau:
Năm
Số vụ
Nguyên nhân
kinh tế
Phần trăm
Thời gian
chung sống
2000
12
o
2001
20
0
2002
42
2
4,7%
10 và 15 năm
2003

49
1
2,6%
11 năm
Tổng số
113
3
2,6%
Tình cảm vợ chồng đã nhạt đi rất nhiều khi một trong hai người khinh
người kia. Chúng ta lại một lần nữa ý thức chức năng của người đàn ông và đàn
bà trong gia đình đã ngấm sâu trong từng con người như thế nào? Người đàn
ông là người được trông chờ để trở thành trụ cột chính về kinh tế trong gia
đình, con người đàn bà được trông chờ để trở thành người nội trợ, chức năng
của người đàn ông và đàn bà là rõ ràng. Người ta thường nói “ thằng đàn ông
hèn không nuôi vợ con” có nghĩa là ý thức về người chủ gia đình người có tiếng
nói cuối cùng và nặng ký ở đàn ông là khá rõ rêt, cũng như sự mong chờ của
người đàn bà đặt vào người đàn ông là khá mạnh. Chính vì vậy, khi người đàn
bà làm kinh tế giỏi họ thường có ý - không ít thì nhiều- coi thường người chồng
của mình, vì dường như họ đã làm cả chức năng của người đàn ông trong gia
đình. Họ tự nhận họ đã đáng lẽ ra là người bạn đời hạ cấp thì họ phải thực hiện
chức năng của người bạn đời cao cấp trong những gia đình này người đàn bà
thường nắm quyền chỉ đạo hơn là người chồng.
Dù muốn hay không ai cũng phải thừa nhận chức năng của người đàn ông
và người đàn bà là khác nhau, và được duy trì qua các thế hệ. Đây là một luật
không thành văn, mọi người đã được giáo dục được xã hội hoá ra sao đó để cuối
cùng cả đàn ông lẫn đàn bà đều chấp nhận ý nghĩa của cuộc sống là thực hiện
chức năng của mình và đều cho là đương nhiên, nếu có ai đi ra ngoài cái đó thì
mọi người là lệch lạc.
4. 5. Do quan niệm sống không hợp nhau dẫn đến mâu thuẫn:
Khi cả người vợ lẫn người chồng đều có quan điểm sống khác nhau. Tuy

nhiên, nếu hai người thương yêu nhau trên cơ sở cả tình bạn và tình yêu thì mâu
thuẫn không đến nỗi nặng lắm, thì không đến mức phải ly hôn mà thường chỉ
một mức trục trặc nhỏ.
(Phỏng vấn sâu nữ, 24 tuổi), vừa mới kết hôn được 4 tháng, vậy mà đang lúc
bụng mang dạ chửa chị cương quyết xin toà cho ly hôn. Vì sao ư? “chúng tôi đã không
hoà hợp nhau ở nhiều điểm, đã thế anh ấy lại chỉ lo thoả mãn nhu cầu cá nhân, không
biết lo cho tương lai gia đình và sống rất vô trách nhiệm".
Trong năm 1984 có hai trường hợp đăng trên báo phụ nữ việt nam, trong
năm 1985 có ba trường hợp, năm 1993 có 4 trường hợp và năm 1994 có hai
trường hợp muốn tìm hiểu được các trường hợp này chúng ta cần phải xem xét
họ có thời gian tìm hiểu nhau trước khi cưới không, họ sống chung với nhau
bao lâu và trình độ học vấn của họ thế nào.
Thời tìm hiểu(
năm)
<1
1-2
2-3
3-4
Không rõ
Trường hợp
1
2
3
4
Học vấn
Đại học
Phổ thông trung học
Không rõ
Trường hợp
5

4
2
Anh V.T.H (PVS nam 28 tuổi) thì ngán ngẩm than thở: "Khi yêu nhau tôi đâu
có ngờ cô ấy lại vụng về đến thế. Còn ở chung với mẹ, đi làm về thì cơm lành, canh
ngọt, nhà cửa gọn gàng. Đến lúc ra ở riêng thì chao ôi, bữa cơm cô ấy không thèm dọn
mâm bát gì hết, đưa cho mỗi người một tô, bỏ chung nào là cá, thịt, rau, mắm bê lên
vừa ăn vừa xem ti vi cho tiện. Hai lần mời bạn đến nhậu tại nhà là hai lần cô ấy làm tôi
"mất mặt" với bạn bè. Tôi góp ý thì cô ấy lý luận "ăn uống chỉ là phương tiện, không
nên tốn nhiều thời giờ về chuyện đó. Muốn ngon đã có nhà hàng ". Chuyện thứ hai
tôi không thể chấp nhận là nhà cửa bê bối, cần cái gì cũng phải hỏi Tôi góp ý thì cô
ấy biện luận "ở cơ quan đã rất gò bó rồi, về nhà phải được thoải mái". Cứ giận nhau lại
rồi giận nhau tiếp. Tần suất giận nhau cứ dày lên và tôi đành chọn giải pháp chia
tay ".
Mâu thuẫn của những cặp vợ chồng trẻ có vẻ mạnh hơn, điều này nhận
được qua giọng nói. Đây là sự cảm nhận khi đọc thư, giọng văn của những văn
những cặp vợ chồng trẻ thường là gay gắt hơn, mạnh từ những câu “ không thể
chịu được”, “ không ngờ được”….còn giọng văn của những cặp vợ chồng có
thời gian chung sống lâu với nhau thì có vẻ mềm hơn, cam chịu hơn chỉ thường
thấy những câu “ em mệt mỏi vì điều đó”, “ càng ngày sức chịu đựng của tôi
càng giảm đi”, “tôi sửa mãi mãi không khá được” …. Những cặp vợ chồng sống
với nhau dưới 5 năm được coi là cặp vợ chồng trẻ.
Nói chung, mâu thuẫn do quan điểm sống không hợp khó dẫn đến mâu
thuẫn nặng nề tới mức phải ly hôn. Quan điểm sống của từng người thực tế
không làm cho họ xa nhau lắm mà làm chỉ cho họ càng phải tìm hiểu nhau
nhiều hơn để hiểu nhau và thông cảm với nhau.
4. 6. Do mâu thuẫn trong gia đình nhà vợ hoặc chồng.
Đây là kiểu mâu thuẫn mà người ta hay gọi là kiểu mâu thuẫn mẹ chồng
nàng dâu. Đây là một vấn đề muôn thuở khi hai người có kiểu sống khác nhau (
nàng dâu và mẹ chồng) phải sống chung với nhau. Tại sao thường có mâu thuẫn
này? ở Việt Nam, sau khi người ta lấy nhau thì thường về sống chung về nhà

mẹ chồng. Mẹ chồng là người đã có công sức đáng kể trong việc vun đắp cho
con cái và nhà cửa, “ mẹ chồng là trái tim của cả nhà” bố chồng là “ cái đầu
của nhà”, mẹ chồng là người sinh ra chồng và là người tạo thói quen cho cả một
gia đình. Thói quen, công vun đắp cho một gia đình là lớn, nhưng nay bị xáo
trộn đi do có một nàng dâu về nhà, một người là mà từ nay được coi là thành
viên chính thức, người lạ này do đã lớn nên khó dạy dỗ, khuyên bảo cho vào gia
phép vốn có của gia đình chỉ cần một trong hai người ( hoặc nàng dâu hoặc mẹ
chồng) không khéo léo trong cách cư xử thì rất dẫn đến mâu thuẫn, có khi đưa
tới trường hợp con dâu không bao giờ nhìn mặt mẹ chồng, hoặc ngược mẹ
chồng từ con dâu. Quan hệ con dâu – mẹ chồng là điểu muôn thuở và nếu có
mâu thuẫn này thì càng khó giải quyết khi cả hai người đều cho hai người là
mình đúng.
Trong các trường hợp phỏng vấn sâu thì các trường hợp về mâu thuẫn gia đình
cũng khá nhiều, và trong đó mâu thuẫn nàng dâu mẹ chồng chiếm đa số.
Năm
Mâu thuẫn gia
đình
Nàng dâu- mẹ
chông
Mâu thuẫn khác
2000
2
2
0
2001
3
2
1
2002
4

3
1
2003
4
4
0
Các trường hợp mâu thuẫn này lại do nam giới trả lời nhiều hơn so với các
trường hợp mâu thuẫn như vô sinh, do không chung thuỷ…. Các mâu thuẫn khác
thường do phụ nữ đề cập nhiều hơn là đàn ông.
Nhìn vào bảng dưới đây, có tình theo số phỏng vấn nam giới trả lời về các vấn
đề gia đình
Vấn đề
Phiếu phỏng vấn đàn ông / tổng số
Mâu thuẫn do không có con trai
11/ 5
Mâu thuẫn do vô sinh
1/7
Mâu thuẫn do kinh tế
0/3
Mâu thuẫn do quan điểm sống không
hợp nhau
2/11
Mâu thuẫn do có nhân tình
1/19
Mâu thuân do tình dục
0/1
Mâu thuẫn do gia đình
7/13
Quan hệ mẹ chồng- nàng dâu là điều muôn thưở là điều ai ai cũng gặp trong
đời. Chỉ cần một trong hai người coi thường người kia không thông cảm với nhau,

không tôn trọng nhau thì rất dễ đưa đến sự ghét bỏ nhau như người ta thường nói là “
đào đất đổ đi”. Nếu như cả hai người không dựa trên sự thông cảm lẫn nhau và dựa
trên sự công bằng thì trong mắt con dâu mẹ chồng là một người khó tính, lẫm cẩm và
lắm điều, trong con mắt mẹ chồng, nàng dâu là một đứa chẳng ra gì hỗn láo, bướng
bỉnh và làm hại đến uy danh của bà, của nhà chồng.
Phỏng vấn sâu một cô giáo trẻ ở quận Thanh Xuân: "Em về làm dâu trong một
gia đình có "tam đại đồng đường" chung sống. Trong nhà mỗi người một tính, một nết.
Em là con dâu trưởng, nhiều lúc muốn điên cái đầu. Nhà không có người giúp việc, đi
dạy về là đủ mọi chuyện đổ lên đầu: chợ búa, cơm nước, lau nhà, rửa chén. Chồng và
hai cô em chồng ngoài giờ làm việc buổi tối còn đi học thêm đủ thứ. Khi họ về đến
nhà thì mọi chuyện đã xong xuôi rồi. Trước đây em là giáo viên dạy giỏi của trường.
Từ ngày về làm dâu em không thực hiện được đầy đủ các công việc của quy trình soạn
giảng, không tham gia đầy đủ các phong trào của nhà trường, đến nỗi bị chê trách điều
này điều nọ. Đã có lần em gợi ý xin ra ở riêng thì chồng em gạt phắt đi: "Tôi là con
trưởng, tôi có thể bỏ vợ chứ không bỏ bố mẹ. Nếu còn muốn chung sống với nhau thì
phải loại bỏ ý định ấy đi ngay từ bây giờ". Em tủi thân thấy mình không được chia sẻ.
Mới lấy nhau có 6 tháng nhưng em đã nghĩ đến việc phải chấm dứt tình cảnh này càng
sớm càng tốt".
4. 7. Mâu thuẫn do một trong hai người không chung thuỷ.
Hiện tượng không chung thủy là hiện tượng khá phổ biến. ở đây, một
trong hai người có nhân tình. Tại sao hiện tượng này ở thời đại nào cũng có?
Xã hội hiện nay như trên đã nói, là xã hội của sự đòi quyền bình đẳng
nam nữ. Vợ chồng ngày nay không kết hôn trên cơ sở trách nhiệm của hai dòng
họ mà dựa trên tình bạn và tình yêu. Mặt tình cảm của hôn nhân trở nên rât
quan trọng và gần như ở vị trí thống trị. Hôn nhân của hai con người dựa trên
tình bạn bè, người bạn trăm năm hành động như một người để ta theo cùng và
làm cùng, một người để chia sẻ cuộc sống của minh, một người sẽ theo ta suốt
cuộc đời. Người thứ hai đó vô cùng quan trọng với cuộc sống của ta, luôn cảnh
ta có một tình cảm bè bạn, giứp đỡ nhau trong hoạn nạn.
Theo thống kê của báo phụ nữ Việt Nam, những bức thư nói về hiện tượng có

nhân tình chiếm khoảng 38% số thư gửi đến trong mâu thuẫn vợ chồng. Họ không
chung thuỷ là vì cuộc sống hôn nhân của họ không được thoả mãn, họ cảm thấy sự
cuốn hút từ bên ngoài, từ một người khác và họ rất suy nghĩ về điều đó nhưng dường
như có một sức mạnh lôi kéo về phía người kia.
Con số những bức thư gửi tới báo phụ nữ việt nam trong 4 năm 1984, 1985,
1993. 1994, về vấn đề một trong hai người không chung thuỷ là 28 thư, chiếm 24,8%
tổng số thư và chiếm xấp xỉ 33% tổng số thư nói về mâu thuân vợ chồng. Đa số những
người viết thư nữ thường ở độ tuổi 25- 35, nam ở độ tuổi 40 trở lên, họ thường có từ 1
đến 2 con, chỉ vài trường hợp chưa có con. Trình độ học vấn của họ khá đa dạng, ta có
thể xem bảng:
Năm
đại học
Phổ thông trung
học
Không rõ
2000
0
2
1
2001
2
3
1
2002
6
1
2
2003
5
3

2
Các hiện tượng khi có nhân tình khi đi công tác nước ngoài là khá phổ
biến. Có trường hợp nhân tình của chồng là người nước ngoài, Họ yêu nhau
mạnh liệt, họ không thể rời nhau trong khi vợ chính thức đang có thai 3 tháng.
Hoặc người chồng đi công tác người vợ ở nhà bị người bạn của chồng dụ dỗ,
người bạn này nói không muốn cướp vợ của bạn nhưng chỉ muốn yêu mà thôi.
Theo bức thư này, `dụ dỗ, người bạn này nói không muốn cướp vợ của bạn
nhưng chỉ muốn yêu mà thôi. theo bức thư này, `hai người đã sống với nhau
hơn 30 năm nay, họ đã có hơn 50 tuổi, cái tuổi mà người ta nói “sáng dốc bên
kia của cuộc đời” rồi, cái tuổi rất chín chắn.
Tất cả mọi trường hợp ấy lôi cuốn cả người vợ hoặc người chồng và cả
tinh nhân. Có những người muốn giữ gia đình tới mức họ buộc người vợ phải
thối việc, ở nhà trống nhà, trong khi mình thì vi vu với tình nhân.
hai người đã sống với nhau hơn 30 năm nay, họ đã có hơn 50 tuổi, cái tuổi mà
người ta nói “ sáng dốc bên kia của cuộc đời” rồi, cái tuổi rất chín chắn.
Tất cả mọi trường hợp ấy lôi cuốn cả người vợ hoặc người chồng và cả
tinh nhân. Có những người muốn giữ gia đình tới mức họ buộc người vợ phải
thối việc, ở nhà trống nhà, trong khi mình thì vi vu với tinh nhân. Hai người đã
sống với nhau hơn 30 năm nay, họ đã có hơn 50 tuổi, cái tuổi mà người ta nói “
sáng dốc bên kia của cuộc đời” rồi, cái tuổi rất chín chắn.
Tất cả mọi trường hợp ấy lôi cuốn cả người vợ hoặc người chồng và cả
tinh nhân. Có những người muốn giữ gia đình tới mức họ buộc người vợ phải
thối việc, ở nhà trống nhà, trong khi mình thì vi vu với tinh nhân.
Có nhân tình là một hiện tượng thường xảy ra trong cuộc sống vợ chồng.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, nhưng trước hết đó là do cuộc
sống vợ chồng của họ không thoả mãn, tình cảm trong hôn nhân không được
đáp ứng đầy đủ.
Có một hiện tượng mới phát sinh là người ta mong muốn vừa giữ laị được gia
đình vừa vẫn có cả người tình. Không biết những người đó có thấy sự nguy hiểm bấp
bênh của điều này không khi họ gây ra cho hai phía sự đau khổ? Và cuối cùng là sự

dằn vặt ngay cho chính bản thân nữa.
8. Một nguyên nhân nữa có thể kể đến Game Online - Nguyên nhân ly hôn của thế hệ
8x
Theo thông tin từ tòa án nhân dân tại quận Hải Điến ( haidian)- Bắc Kinh,
những vụ ly hôn của các đôi vợ chồng 8x, 20% nguyên nhân liên quan đến việc chơi
game online của các "anh chồng".
Hai năm trở lại đây, trong các vụ ly hôn của tòa án nhân dân quận này thụ lí, có
hơn 100 vụ vợ chồng đều thuộc thế hệ 8x. 20% trong số họ đều mê game online.
Phóng vấn sâu nữ 24 tuổi: “Anh ấy suốt ngày chi chúi mũi vào game, không quan tâm
gì đến những người xung quanh, lúc nào cũng chỉ chăm chăm cái máy tính để lên đai
lên trình, có khi còn bỏ cơm bỏ bữa. Đầu óc lúc nào cũng trên mây trên sao với những
nhân vật kiếm hiệp. Em không thể chịu nổi nữa ”
5. HẬU QUẢ CỦA LY HÔN VỚI BẢN THÂN NGƯỜI LY HÔN VÀ CON
CÁI
Khi ly hôn các chức năng của gia đình bị phá vỡ, gây ra không ít khó
khăn cho con người và xã hội. Trong xã hội cũ, việc ly hôn là vô cùng hãn hữu
điều này lại cũng gây không ít sự đau khổ cho những con người không thể sống
với nhau mà vẫn cứ phải sống với nhau. Xã hội cũ thường không coi trọng cá
nhân mà coi trọng sự ổn định gia đình. Con người trong xã hội cũ phải lệ thuộc
vào xã hội. Nhất là ở Việt Nam, nới chịu ảnh hưởng của nho giáo. Nho giáo gây
ảnh hưởng theo cách toàn bộ từ trên xuống, tức là bằng con đường nhà nước đi
vào xã hội bằng cách đi vào từng gia đình. Nho giáo là một học thuyết căn cứ
vào gia đình để hinh dung thế giới theo mô hình gia đình yên ấm để xây dựng
xã hội lý tưởng.
Gia đình là rất quan trọng, sự cấu kết gia đình như hôn nhân là sự kết hợp
giữa hai dòng họ chứ không phải là sự kết hợp hai cá nhân. Cá nhân dường như
hoà tan trong gia đình và dòng họ. Chính vì vậy mà sự ly hôn là vô cùng hiếm
hoi. Sắc thái của các cuộc lý hôn cũng khác với ngày nay. Ngày nay dựa trên
tình cảm của hai cá nhân để quyết định ly hôn, còn trước kia dựa trên 7 điều mà
thực tế là dựa trên lợi ích của gia đình chứ không phải của cá nhân, như không

con, hỗn láo với bố mẹ chồng, lắm điều,…
Người đàn bà xưa kia hoàn toàn lệ thuộc vào gia đình, không có quyền
riêng, khi họ lý hôn thì toàn bộ của cải thuộc nhà chồng và con cái. Người đàn
bà khi ly hôn thì ra khỏi gia đình nhà chồng với hai bàn tay trắng và quan trọng
hơn nữa là họ mất hết “danh tiếng”, cái mà đôi khi có sức mạnh hơn cả tiền bạc.
Hơn nữa, khi họ ở gia đình nhà chồng, dù rằng chồng đối xử với họ không còn
tình cảm thì họ vẫn có quyền hưởng tài sản và danh tiếng của nhà chồng. Điều
này làm cho người phụ nữ xưa thường ít khi nghĩ tới việc ly hôn.
Ngày nay khi ly hôn, người ta tính đến tình cảm của hai cá nhân riêng
biệt, chứ không để ý tới yếu tố dòng họ. Khi ly hôn, chức năng của gia đình bị
phá vỡ. Sự xã hội hoá con cái không phải được thực hiện bởi hai người bố và
mẹ nữa mà chỉ còn một người, điều này gây sự mất cân bằng cho mọi thành
viên, dễ gây ảnh hưởng tâm lý tiêu cực cho trẻ em. Điều đáng buồn hơn cả khi
đọc các bức thư là hậu quả của ly hôn đối với con cái và chính người ly hôn là
nặng nề. Có những bức thư khiến chúng ta khôgn thể nghĩ là lại có thể xảy ra
như trường hợp em gái 17 tuổi, bố mẹ ly dị nhau, khi em có người yêu do một
hiểu lầm nho nhỏ, người yêu em bỏ đi và sau đó em gái phát hiện ra mẹ của
mình đã mồi chài người yêu, chính bà đã gây sự hiểu lầm giữa em và người yêu.
Em gái đo liệu sau này có thể tìm lại sự cân bằng ổn định trong cuộc sống
không? Dĩ nhiên là cuộc đời trước mắt đã giảm đi một phần nào ý nghĩa tốt đẹp
đối với những em ở trường hợp như thế.
Như vậy, chức năng xã hội hoá con cái là một trong những chức năng
quan trọng nhất của gia đình đã bị phá vỡ khi ly hôn. Dù cuộc ly hôn có nhẹ
nhàng đến đâu thì cũng không thể không ảnh hưởng tới thế gới tinh thần của
các em. Hậu quả sau ly hôn là một trong những vấn đề được đề cập khá nhiều
trong các bức thư. Ta có thể thấy trong bảng sau đề cập tới hậu quả sau ly hôn,
ở đây tôi chia ra hai trường hợp với hậu quả là: ảnh hưởng tới con cái và tới bản
thân người ly hôn.
Năm
Số lượng thư đề

cập tới hậu quả
sau ly hôn
Hậu quả sau ly
hôn với con cái
Hậu quả sau ly
hôn với bản thân
2000
1 ≈ 8,3%
1 ≈ 8,3%
2001
3 ≈ 15%
1 ≈ 5%
2 ≈ 10%
2002
12 ≈ 28%
6 ≈ 14%
6 ≈ 17%
2003
6 ≈ 15%
3 ≈ 7,5%
3 ≈ 7,5%
Tổng số
22 ≈ 29%
11 ≈ 14,5
11 ≈ 14,5%
Dường như việc ly hôn ảnh hưởng tới bản thân người ly hôn và con cái là như
nhau. Thường thì chức năng của gia đình bị phá vỡ gây nên những ảnh hưởng tâm lý
không bình thường với trẻ em và bản thân người ly hôn. Đối với phụ nữ thì hiện tượng
khó tìm được bạn đời mới, giáo dục con cái không thành công, tìm nhờ ở, công ăn việc
làm, … là phổ biến, nhất là những khó khăn khi tìm được người hợp lý, yêu thương

nhau nhưng lại bị những sức ép từ bên ngoài hoặc ngay chính bản thân người phụ nữ.
Theo số báo ra ngày 21-10-1985, người phụ nữ đã ly dị có một con này đã yêu một
người đàn ông nhưng bố mẹ anh ta không muốn con mình “lấy của thừa” mà muốn
cho con lấy vợ ở quê bố mẹ đã “dấm” sẵn. Người phụ nữ này dao động, bối rối không
biết giải quyết ra sao, còn người chồng tương lai thì lại sợ bố mẹ muốn lấy cả hai vợ
để cho êm thấm gia đình. Cô ta muốn đồng ý và nghĩ rằng mình là “hương thừa, hoa
sót”.
Hay như trường hợp khác, bức thư đăng ngày 5-7-1993, một phụ nữ 22
tuổi, đã một lần lầm lỡ năm 16 tuổi, có con với một người có vợ nhưng sau khi
cưới, cô ta mới biết. Khi phát hiện ra điều này, cô ta bỏ đi, tự nuôi con, cho tới
nay có một nghề may ổn định, có nhiều người tới hỏi nhưng cô ta luôn sợ hãi
mà từ chối.
Với phụ nữ đã vấp một lần rồi họ thường có tâm lý hoảng sợ, không dám
chắc một điều gì, không dám tin bất kỳ cái gì nữa. Sự cân nhắc của họ là dễ
hiểu. Còn đối với đàn ông thì sao? Sau khi ly hôn họ lấy vợ mới, nhưng họ lại
ghen với chồng cũ hoặc người yêu cũ của người vợ mới này (thư 16-9-1993).
Cũng như người phụ nữ lấy người chồng có vợ chết, khi thấy người chồng luôn
giữ lại những kỷ niệm của người vợ cũ thì cô ta khó chịu, chỉ muốn thay đổi
điều đó (số báo ngày 13-12-1993).
Dù muốn hay không, tất cả những người ly hôn đều phải chịu các ảnh
hưởng, trước hết là tới chính bản thân người đó, sau nữa là tới con cái và những
người xung quanh. Theo Toà án quận Hoàn Kiếm thì trong năm 1984 có 187 vụ
kiện xin ly hôn, có khoảng 12 nguyên nhân khác nhau (chồng ngược đãi, ngoại
tình, rượu chè cờ bạc, tìm hiểu không kỹ, không có con,…). Độ tuổi xin ly hôn
cao nhất là 20 - 30 tuổi, phụ nữ đứng đơn nhiều hơn, và vấn đề nhà ở sau ly hôn
là vấn đề nổi cộm. Thường thì toà án cho người phụ nữ tạm lưu cư, nhưng liệu
họ có ở nổi hay không? Nếu không thì người phụ nữ sẽ đi đâu? Thực tế là rất
khó bảo đảm cho họ có nơi sinh sống. Hơn nữa người trong cuộc phải chờ đợi
kéo dài tình trạng khủng hoảng đó. Họ phải chờ chống án lên phúc thẩm, rồi
làm việc với Sở Nhà đất, sau cùng phải mời lại về Uỷ ban đề làm thủ tục ký lại

hợp đồng nhà cửa… Trong các vụ án về hôn nhân gia đình, vấn đề thân phận
(tình cảm vợ chồng đáng phải lý hôn hay không) tuy diễn biến phức tạp nhưng
có thể biết được tương đối rõ qua tìm hiểu, lấy lời khai của vợ chồng và qua
điều tra. Những vấn đề tài sản, nhà cửa vẫn là khó hơn cả…
Hậu quả của ly hôn (sự đối xử sau khi ly hôn của bố mẹ với con cái). gây
những ảnh hưởng nặng nề với tuổi thơ của các em. Những em đã lớn thì thường
bi quan muốn chết, muốn bỏ nhà ra đi, sợ bị hư hỏng,… như cô gái 20 tuổi ở
Quảng Ninh, bố mẹ bỏ nhau, bố và mẹ đầu đã lấy vợ lấy chồng mới. Em cảm
thấy em như của thừa trong cả hai nhà, nhà bố và nhà mẹ. Mẹ thương em nhưng
lại sợ chồng mới, không dám đón em về ở, còn ở nhà bố với dì ghẻ thì dì coi em
như một người làm không công. Thậm chí dì không muốn cho em đi lấy chồng,

×