Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Một số biện pháp rèn kĩ năngnói tiếng Việt trong giờ Kể chuyện cho học sinh lớp 2 vùng dân tộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (406.64 KB, 27 trang )

UBND TỈNH QUẢNG NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM
KHOA TIỂU HỌC – MẦM NON


Học phần: Phương pháp dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc
Tiểu học
Đề tài:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG NÓI TIẾNG VIỆT TRONG
GIỜ KỂ CHUYỆN CHO HỌC SINH LỚP 2 VÙNG DÂN TỘC
Giáo viên hướng dẫn: Th.s.Võ Thị Hoa
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Minh Quyền
Lớp: ĐHGD Tiểu học - K08
Tam Kỳ, tháng 11 năm 2011
Một số biện pháp rèn kĩ năng nói tiếng Việt cho học sinh lớp 2 vùng dân tộc
Mục lục……….…………………………………… …………………… …Trang
A. MỞ ĐẦU 3
1. Lí do chọn đề tài 3
2. Mục đích nghiên cứu 5
3. Giới hạn đề tài 5
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 5
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5
6. Phương pháp nghiên cứu 5
B. NỘI DUNG 6
Chương I. Cơ sở lí luận về vấn đề rèn kĩ năng nói tiếng Việt trong giờ Kể
chuyện cho học sinh lớp 2 vùng dân tộc 6
1.Kể chuyện là gì? 6
2. Vị trí và nhiệm vụ của phân môn Kể chuyện trong chương trình lớp 2 7
3. Những hình thức phát triển ngôn ngữ nói trong chương trình Tiếng
Việt ở tiểu học 7
4. Đặc điểm tâm lí của học sinh lớp 2 vùng dân tộc 8


5. Đặc điểm phân môn Kể chuyện ở lớp 2 9
6. Ý nghĩa của việc rèn kĩ năng nói tiếng Việt qua phân môn Kể chuyện.9
Chương II. Thực trạng rèn luyện kĩ năng nói tiếng Việt trong giời Kể
chuyện cho học sinh lớp 2 trường Tiểu học Trà Bui huyện Bắc Trà My 10
1. Vài nét về trường Tiểu học Trà Bui huyện Bắc Trà My 10
2. Thực trạng rèn luyện kĩ năng nói tiếng Việt trong giời Kể chuyện lớp 2
trường Tiểu học xãTrà Bui huyện Bắc Trà My 10
2.2. Về phía học sinh 14
3. Nguyên nhân dẫn đến học sinh lớp 2 nói tiếng Việt kém 16
4. Một số biện pháp nhằm rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt trong giờ
Kể chuyện cho học sinh lớp 2 17
Để nắm bắt được kiến thức do giáo viên truyền thụ, nhất là đối với những
học sinh ở cấp tiểu học, học sinh dân tộc thiểu số cần phải biết nói và sử
dụng tiếng Việt thành thạo bởi học sinh sẽ phải tiếp nhận một chương
trình học mang tính quốc gia, được áp dụng cho mọi học sinh trên toàn
quốc, không phân biệt vùng, miền. Sau đây là một số biện pháp nhằm rèn
kĩ năng nói tiếng Việt cho học sinh lớp 2 vùng dân tộc: 17
C. KẾT LUẬN 25
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 27
GVHD: Th.s.Võ Thị Hoa - 2 - SVTH: Nguyễn Thị Minh Quyền
Một số biện pháp rèn kĩ năng nói tiếng Việt cho học sinh lớp 2 vùng dân tộc
A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Bậc tiểu học là nền móng đầu tiên để giúp con người tồn tại và phát
triển. Đặc biệt là môn Tiếng Việt có vị trí quan trọng trong tất cả các phân môn ở
trường, nó hình thành khả năng giao tiếp, là cơ sở để phát triển tư duy cho trẻ để
tiếp thu vá các môn học khác. Mỗi môn học ở tiểu học đều góp phần hình thành
và phát triển nhân cách của trẻ và cung cấp cho trẻ những tri thức cần thiết. Kể
chuyện là phân môn có vị trí đặc biệt trong dạy học tiếng mẹ đẻ, trong hoạt động
giao tiếp. Kể chuyện vận dụng một cách tổng hợp sự hiểu biết về đời sống và tạo

điều kiện để học sinh rèn luyện một cách tổng hợp các kĩ năng tiếng Việt như nghe,
nói, đọc, viết trong giao tiếp chương trình. Thông qua Kể chuyện, các em được rèn
không chỉ kĩ năng nghe mà còn rèn kĩ năng nói đúng, nói hay, nói rõ ràng, mạch lạc
và nói một cách truyền cảm. Mặc dù trong Chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học
không có phân môn dành riêng cho phát triển kĩ năng nói nhưng phân môn Kể
chuyện có nội dung phát triển ngôn ngữ nói. Nói là một hoạt động quan trọng và lời
nói phương tiện giao tiếp chủ yếu và quan trọng trong cuộc sống. Không chỉ vậy, lời
nói còn là sự thể hiện tưu duy dựa vào phương tiện ngôn ngữ (từ, cụm từ, câu).
Muốn nói tốt, ngoài yêu cầu phát âm còn phải vốn từ vựng, câu làm chất liệu để nói
và khả nghe, nhận diện ngôn ngữ khi giao tiếp. Tiếng Việt là tiếng phổ thông, ngôn
ngữ chính thức được dùng trong nhà trường, cũng là phương tiện quan trọng để giao
tiếp và chiếm lĩnh tri thức. Đối với học sinh dân tộc, tiếng Việt không phải là tiếng
mẹ đẻ mà là ngôn ngứ thứ hai trong giao tiếp.
Chương trình dạy Tiếng Việt, phân môn Kể chuyện cho học sinh dân
tộc theo Chương trình mà Bộ đã quy định. Mặc dù hiện nay, nhiều tỉnh đã tổ
chức hoạt động dạy tiếng Việt cho trẻ em dân tộc trước khi bước vào lớp 1 nhưng
con số đó cũng rất khiêm tốn. Khi vào lớp 1 các em sẽ được học các âm, vần, các
GVHD: Th.s.Võ Thị Hoa - 3 - SVTH: Nguyễn Thị Minh Quyền
Một số biện pháp rèn kĩ năng nói tiếng Việt cho học sinh lớp 2 vùng dân tộc
dấu tiếng Việt giống như trẻ em Kinh. Có thể khẳng định một điều: Đi học là một
bước ngoặc lớn trong đời của trẻ và càng quan trọng đối với trẻ em ở vùng dân
tộc thiểu số. Bất cứ một phân môn, môn học nào cũng rèn luyện kĩ năng nghe,
nói, đọc, viết cho học sinh. Trong đó giờ học Kể chuyện là một điều kiện thích
hợp để rèn kĩ năng giao tiếp (nghe – nói) bằng tiếng Việt cho các em dân tộc.
Lớp 2 là lớp học kế thừa của lớp 1, sửa sai (phát âm, cách dùng từ) đồng thời bổ
sung những gì còn thiếu, chưa hoàn thành ở lớp 1 và trang bị kiến thức, kĩ năng
mới chuẩn bị chuyển sang lớp 3. Trong chương trình lớp 2, phân môn Kể chuyện
gắn liền với phân môn Tập đọc nên các em sẽ tự tin và có khả năng làm chủ ngôn
ngữ của mình hơn.
Thế nhưng, học sinh lớp 2 ở các vùng dân tộc gặp rất nhiều khó khăn trong

giao tiếp, các em không tự tin giao tiếp với các bạn, phát âm sai thường phát âm
mất dấu, sai vần và sai cả phụ âm đầu. Chủ yếu là do ảnh hưởng bởi tiếng mẹ đẻ,
môi trường giao tiếp hạn hẹp và không thuần nhất: Trong lớp nghe giáo giảng bài
đôi lúc dùng 2 thứ tiếng mới hiểu nội dung bài. Khi ra chơi và về nhà, bản làng
thì các em hoàn toàn giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ. Vì vậy, dạy tiếng Việt và rèn kĩ
năng nói tiếng Việt cho học sinh dân tộc đặc biệt là học sinh lớp 2 là rất cần thiết.
Là giáo viên Tiểu học cần có những biện pháp truyền thụ tiếng Việt và kĩ năng
giao tiếp cho các em để các em có cơ hội thay đổi cuộc đời, hòa nhập với cuộc
sống ngày một tân tiến này. Giời học phân môn Kể chuyện là điều kiện tốt để
giáo viên rèn kĩ năng nghe - nói tiếng Việt, sửa các lỗi sai khi phát âm và cung
cấp thêm vốn từ cho các em.
Chính vì những lí do trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Một số biện pháp
rèn kĩ năngnói tiếng Việt trong giờ Kể chuyện cho học sinh lớp 2 vùng dân
tộc” để nghiên cứu nhằm giúp các em nói tiếng Việt đúng và lưu loát hơn, học
tập hiệu quả hơn
GVHD: Th.s.Võ Thị Hoa - 4 - SVTH: Nguyễn Thị Minh Quyền
Một số biện pháp rèn kĩ năng nói tiếng Việt cho học sinh lớp 2 vùng dân tộc
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn của vấn đề rèn luyện kĩ năng nói tiếng
Việt qua phân môn Kể chuyện cho học sinh lớp 2 vùng dân tộc. Đưa ra những biện
pháp thiết thực để giúp các em nói tiếng Việt tốt hơn.
3. Giới hạn đề tài
Một số biện pháp rèn kĩ năng nói tiếng Việt cho học sinh lớp 2 trường Tiểu
học Trà Bui huyện Bắc Trà My.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể: Quá trình rèn kĩ năng nói tiếng Việt cho học sinh lớp
2 trong giờ Kể chuyện.
- Đối tượng: Một số biện pháp rèn kĩ năng nói tiếng Việt cho học
sinh lớp 2 vùng dân tộc.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu thực trạng dạy - học dạy học Kể chuyện và rèn luyện kĩ năng
giao tiếp cho học sinh lớp 2 trường Tiểu học Trà Bui huyện Bắc Trà My.
- Tìm ra nguyên nhân dẫn đến hạn chế của học sinh dân tộc lớp 2 khi
nói tiếng Việt.
- Đưa ra một số biện pháp thiết thực để khắc phục.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
6.2. Phương pháp điều tra.
6.3. Phương pháp phỏng vấn
GVHD: Th.s.Võ Thị Hoa - 5 - SVTH: Nguyễn Thị Minh Quyền
Một số biện pháp rèn kĩ năng nói tiếng Việt cho học sinh lớp 2 vùng dân tộc
B. NỘI DUNG
Chương I. Cơ sở lí luận về vấn đề rèn kĩ năng nói tiếng Việt trong giờ Kể
chuyện cho học sinh lớp 2 vùng dân tộc.
1. Kể chuyện là gì?
Kể chuyện bao hàm bốn phạm trù ngữ nghĩa sau:
- Chỉ loại hình tự sự trong văn học (phân biệt với loại hình trữ tình, loại hình
kịch) còn gọi là truyện hoặc tiểu thuyết.
- Chỉ tên một phương pháp nói trong diễn giảng.
- Chỉ tên một loại văn thuật chuyện trong môn Tập làm văn.
- Chỉ tên một phân môn được học ở các lớp trong trường Tiểu học
a) Văn kể chuyện là văn trong truyện hoặc trong tiểu thuyết.
Do đó, đặc điểm của văn kể chuyện cũng là đặc điểm của truyện. Đặc trưng
cơ bản của truyện là tình tiết, tức là có sự việc đang xảy ra, đang diễn biến, có
nhân vật với ngôn ngữ, tâm trạng, tính cách riêng.
b) Kể chuyện là một phương pháp trực quan sinh động bằng lời nói. Khi
cần thay đổi hình thức diễn giảng nhằm thu hút sự chú ý của người nghe, người
ta cũng xen kẽ phương pháp kể chuyện. Với các môn khoa học tự nhiên, kể
chuyện thường được dùng trong phần kể về tiểu sử tác giả, miêu tả quá trình
phát minh, sáng chế, quá trình phản ứng hóa học

c) Văn kể chuyện là một loại văn mà HS phải được luyện tập diễn đạt
bằng miệng hoặc bằng viết thành bài theo những quy tắc nhất định. Vì tính chất
phổ biến và ứng dụng rộng rãi của loại văn này nên nó trở thành loại hình cần
được rèn kĩ năng, kĩ xảo bên cạnh các loại hình văn miêu tả, văn nghị luận.
d) Kể chuyện là một môn học của các lớp Tiểu học bao gồm việc kể
nhiều loại truyện khác nhau, kể cả truyện cổ và truyện hiện đại, nhằm mục đích
giáo dục, giáo dưỡng, rèn kĩ năng nhiều mặt của một con người
GVHD: Th.s.Võ Thị Hoa - 6 - SVTH: Nguyễn Thị Minh Quyền
Một số biện pháp rèn kĩ năng nói tiếng Việt cho học sinh lớp 2 vùng dân tộc
2. Vị trí và nhiệm vụ của phân môn Kể chuyện trong chương trình lớp 2
Kể chuyện có vị trí quan trọng của bộ môn Tiếng Việt lớp 2, đó là nhu cầu không
thể thiếu đối với các em. Kể chuyện có vị trí đặc biệt trong dạy học tiếng mẹ đẻ, trước
hết vì hành động kể là một hành động “nói” đặc biệt trong hoạt động giao tiếp. Kể
chuyện vận dụng một cách tổng hợp sự hiểu biết về đời sống và tạo điều kiện để học sinh
rèn luyện một cách tổng hợp các kĩ năng tiếng Việt như nghe, đọc, nói trong hoạt động
giao tiếp. Khi học sinh kể chuyện là các em đang tái sản sinh hay sản sinh một tác phẩm
nghệ thuật ở dạng lời nói. Vì truyện là một tác phẩm văn học nên kể chuyện có được cả
sức mạnh của văn học. Truyện có khả năng bồi dưỡng tâm hồn trẻ thơ. Sự hiểu biết về
cuộc sống, về con người, tâm hồn, tình cảm của các em sẽ nghèo đi biết bao nhiêu nếu
không có phân môn học Kể chuyện trong trường học.
Phân môn Kể chuyện trong chương trình lớp 2 có những nhiệm vụ cơ bản sau:
- Phát triển kĩ năng nghe, nói tiếng Việt cho học sinh: kĩ năng đối thoại và độc thoại.
+ Kĩ năng độc thoại: Được rèn luyện thông qua các bài tập kể lại câu chuyện đã
được nghe, đọc bằng lời của của các em.
+ Kĩ năng đối thoại: Tập dựng lại câu chuyện đã học theo vai, sử dụng các yếu tố
phụ trợi trong giao tiếp (nét mặt, cử chỉ, điệu bộ…).
- Củng, cố mở rộng vốn từ, phát triển tư duy hình tượng và tư duy logic, nâng cao
sự hiểu biết của các em về đời sống thông qua những câu chuyện có nội dung phong phú.
- Bồi dưỡng tình cảm tốt đẹp, trao dồi hứng thú đọc và kể chuyện, đem lại niềm
vui tuổi thơ cho học sinh trong hoạt động học tập.

3. Những hình thức phát triển ngôn ngữ nói trong chương trình Tiếng Việt ở tiểu học
- Luyện nói (lớp 1): Luyện nói theo chủ đề (kể chuyện); luyện nói theo câu có
tiếng chứa âm vần đã học; hội thoại theo nội dung bài đọc hoặc về một chủ đề đợn
giản, gần gủi.
- Rèn luyện các nghi thức lời nói trong giao tiếp thông thường: chào hỏi, cảm
ơn, xin lỗi, yêu cầu…
GVHD: Th.s.Võ Thị Hoa - 7 - SVTH: Nguyễn Thị Minh Quyền
Một số biện pháp rèn kĩ năng nói tiếng Việt cho học sinh lớp 2 vùng dân tộc
- Thực hành trao đổi, trò chuyện với người khác: họp lớp, hopk Đội; giải
thích vấn đề đang tao đổi; tán thành, bác bỏ hay bảo vệ kiến…
- Nói thành bài: giới thiệu về bản thân, gia đình, bạn bè; thông báo tin ngắn;
thuật lại câu chuyện hoặc sự việc đã nghe, đã chứng kiến…
- Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc theo lời của mình; kể chuyện phân vai.
4. Đặc điểm tâm lí của học sinh lớp 2 vùng dân tộc.
Học sinh lớp 2 ghi nhớ một cách máy móc, chưa có khả năng phân tích
tự giác. Khả năng phân tích các hiện tượng trong tập luyện, lao động, sinh
hoạt còn kém nên dễ bị kích động khi nắc nhở, sai bảo, dẫn đến biểu hiện kém
tự tin, kém khả năng kiềm chế hành vi, thái độ. Về tình cảm, thái độ cư xử sinh
hoạt, học tập của học sinh chưa ổn định. Các em thường xuyên xúc động, thay đổi tâm
trạng vui – buồn trong các hoạt động, một thời điểm. Các phẩm chất tâm lí như: tính
độc lập, sự kiềm chế, tự chủ còn thấp.
Đặc điểm tâm lý còn biểu hiện đặc trưng nhân cách của học sinh lớp 2, các
em vẫn còn hồn nhiên ngây thơ nhiều khả năng phát triển. Các em dễ tin, tin vào
thầy cô mình, tin vào sách, tin những điều nhà trường, gia đình dạy dỗ, giáo dục. So
với lớp 1, các em lớp 2 đã có nhận thức riêng lẻ khá phát triển đặc biệt là thị giác.
Các em không chỉ nhận biết và gọi tên hình dạng, màu sắc của sự vật, xác định mối
tương quan gần và ngắn về không gian tri giác mà có khả năng quan sát tinh tế, có
mục đích.
Lứa tuổi các em dễ cảm xúc trước thế giới, các sự vật và hiện tượng cụ thể
hấp dẫn, lời triết lý khô khan, thiếu hình ảnh sinh động, khó gây cảm xúc ở trẻ. Trẻ

lớp 2 thể hiện cường độ cảm xúc mạnh mẽ dễ xúc động, khó làm chủ tình cảm của
mình, tình cảm của các em chưa bền vững. Quá ttrình học tập được điều khiển có ý
thức, các em thường hay ghi nhớ máy móc, thường học đúng từng câu, từng chữ,
chưa biết tổ chức việc ghi nhớ có ý nghĩa, chưa biết sử dụng sơ đồ lôgíc.
GVHD: Th.s.Võ Thị Hoa - 8 - SVTH: Nguyễn Thị Minh Quyền
Một số biện pháp rèn kĩ năng nói tiếng Việt cho học sinh lớp 2 vùng dân tộc
5. Đặc điểm phân môn Kể chuyện ở lớp 2.
Các em kể chuyện trong 31 tuần, tiết kể chuyện được dạy học ở tiết thứ hai
của mổi tuần. Nội dung kể chuyện gắn chặt chẽ với phân môn Tập đọc: Nội dung
các câu cuyện là kể lại các câu chuyện đã được học trong các bài Tập đọc.
Sử dụng hệ thống tranh minh họa và các câu hỏi gợi làm điểm tựa cho các em
thực hành kể chuyện
Chỉ ra phương pháp luyện tập thực hành kể chuyện cho học sinh thông qua
các kiểu bài kể chuyện từ dễ đến khó, từ ít tình tiết đến nhiều tình tiết.
6. Ý nghĩa của việc rèn kĩ năng nói tiếng Việt qua phân môn Kể chuyện.
Lời nói là một hoạt động của con người, là sự thể hiện tư duy dựa vào phương
tiện ngôn ngữ (từ, cụm từ, câu…). Muốn nói tốt yêu cầu học sinh phải có vốn từ tốt và
thường xuyên rèn luyện. Đối với học sinh dân tộc thì việc rèn kĩ năng nghe - nói tiếng
Việt cho các em là công việc rất cần thiết, phần lớn các em khi tới trường chưa biết
hoặc biết chút ít tiếng Việt, phát âm chưa chuẩn, hiểu nghĩa không chính xác.
Ngôn ngữ - tiếng nói từ tác dụng sơ khai là trao đổi thông tin đã đóng vai trò
biểu hiện tình cảm, trạng thái tâm lý và là một yếu tố quan trọng biểu lộ văn hoá,
tính cách con người. Việc giáo dục lời nói trong giao tiếp từ xưa đã được ông cha ta
rất coi trọng. Mặt khác việc giao tiếp, ứng xử khéo léo cũng giúp chúng ta thành
công về nhiều lĩnh vực. Với trẻ em, lứa tuổi đang hình thành nhân cách, ngay từ khi
các em còn rất nhỏ, chúng ta đã rất chú trọng:
“Trẻ lên ba, cả nhà học nói”
Dạy tiếng Việt cho học sinh vùng dân tộc không có nghĩa là chỉ dạy các em
kĩ năng đọc, viết, nghe mà dạy các em biết sử dụng những lời nói biểu cảm trong
giao tiếp là một mảng vô cùng quan trọng.

GVHD: Th.s.Võ Thị Hoa - 9 - SVTH: Nguyễn Thị Minh Quyền
Một số biện pháp rèn kĩ năng nói tiếng Việt cho học sinh lớp 2 vùng dân tộc
Chương II. Thực trạng rèn luyện kĩ năng nói tiếng Việt trong giời Kể chuyện
cho học sinh lớp 2 trường Tiểu học Trà Bui huyện Bắc Trà My.
1. Vài nét về trường Tiểu học Trà Bui huyện Bắc Trà My.
Trường Tiểu học Trà Bui thuộc xã Trà Bui, một xã nằm về phía tây nam
huyện Bắc Trà My, có diện tích tự nhiên hơn 17.325ha với gần 5.240 dân. Ngoài
thôn 1 ở bên này sông Tranh, việc đi lại tương đối thuận lợi vì có tuyến đường
ĐT.616 chạy ngang qua, 5 thôn còn lại đều ở bên kia sông Tranh và bị xé lẻ bởi các
sông Tam Lang, Tam Lung, suối Dê, suối Trường tiểu học Trà Bui tại có 245 em tới
lớp, các em đều dân tộc Cadong, Mơnông, Xêđăng Gia đình của các tự túc tự cấp
bằng nghề làm vườn rừng, chăn nuôi gia súc gia cầm, từng bước tự lực cánh sinh
trong việc xóa đói giảm nghèo
2. Thực trạng rèn luyện kĩ năng nói tiếng Việt trong giời Kể chuyện lớp 2
trường Tiểu học xãTrà Bui huyện Bắc Trà My.
Chương trình dạy học Kể chuyện lớp 2 cho các em vùng dân tộc cũng giống như các
em người Kinh, một tuần học 1 tiết, 35 tuần các em học 31 tiết kể chuyện và nội
dung câu chuyện đều là nội dung của bài Tập đọc trước đó. Cụ thể như sau:
GVHD: Th.s.Võ Thị Hoa - 10 - SVTH: Nguyễn Thị Minh Quyền
Một số biện pháp rèn kĩ năng nói tiếng Việt cho học sinh lớp 2 vùng dân tộc
GVHD: Th.s.Võ Thị Hoa - 11 - SVTH: Nguyễn Thị Minh Quyền
Một số biện pháp rèn kĩ năng nói tiếng Việt cho học sinh lớp 2 vùng dân tộc
Những câu chuyện trong các bài học góp phần quan trọng hình thành ở trẻ
nhận thức đúng đắn về thế giới xung quanh và trách nhiệm của bản thân các em, từ
những chuyện lớn lao như quan hệ giữa con người với thiên nhiên (con người biết
chinh phục thiên nhiên nhưng cũng phải biết sống hòa hợp với thiên nhiên: Ông
GVHD: Th.s.Võ Thị Hoa - 12 - SVTH: Nguyễn Thị Minh Quyền
Tuần Tập đọc Kể chuyện
1 Có công mài sắt, có ngày nên kim Có công mài sắt, có ngày nên kim
2 Phần thưởng Phần thưởng

3 Bạn của Nai nhỏ Bạn của Nai nhỏ
4 Bím tóc đuôi sam Bím tóc đuôi sam
5 Chiếc bút mực Chiếc bút mực
6 Mẩu giấy vụn Mẩu giấy vụn
7 Người thầy cũ Người thầy cũ
8 Người mẹ hiền Người mẹ hiền
10 Sáng kiến của bé Hà Sáng kiến của bé Hà
11 Bà cháu Bà cháu
12 Sự tích cây vú sữa Sự tích cây vú sữa
13 Bông hoa Niềm Vui Bông hoa Niềm Vui
14 Câu chuyện bó đũa Câu chuyện bó đũa
15 Hai anh em Hai anh em
16 Con chó nhà hàng xóm Con chó nhà hàng xóm
17 Tìm ngọc Tìm ngọc
19 Chuyện bốn mùa Chuyện bốn mùa
20 Ông Mạnh thắng Thần Gió Ông Mạnh thắng Thần Gió
21 Chim sơn ca và bông cúc trắng Chim sơn ca và bông cúc trắng
22 Một trí khôn hơn trăm trí khôn Một trí khôn hơn trăm trí khôn
23 Bác sĩ Sói Bác sĩ Sói
24 Quả tim khỉ Quả tim khỉ
25 Sơn Tinh, Thủy Tinh Sơn Tinh, Thủy Tinh
26 Tôm càng và Cá Con Tôm càng và Cá Con
28 Kho báu Kho báu
29 Những quả đào Những quả đào
30 Ai ngoan sẽ được thưởng Ai ngoan sẽ được thưởng
31 Chiếc rễ đa tròn Chiếc rễ đa tròn
32 Chuyện quả bầu Chuyện quả bầu
33 Bóp nát quả cam Bóp nát quả cam
34 Người làm đồ chơi Người làm đồ chơi
Một số biện pháp rèn kĩ năng nói tiếng Việt cho học sinh lớp 2 vùng dân tộc

Mạnh thắng Thần Gió), bảo vệ môi trường (chim chóc, hoa cỏ cũng có cuộc sống
riêng của chúng, đừng làm hại chúng: Chim sơn ca và bông cúc trắng), đoàn kết dân
tộc (các anh em trên đất nước ta đều chung một gốc: Chuyện quả bầu) đến tình cảm
gia đình (biết quan tâm đến ông bà: Sáng kiến của bé Hà; biết vâng lời cha mẹ: Sự
tích cây vú sữa; anh em phải yêu thương, đùm bọc nhau: Câu chuyện bó đũa, Hai
anh em), bạn bè (bạn tốt là người dám hi sinh vì bạn: Bạn của Nai Nhỏ; những kẻ
giả dối, bội bạc thì không có bạn: Quả tim khỉ; không nên đùa ác với bạn, cần đối xử
tốt với các bạn gái: Bím tóc đuôi sam); đức kiên trì, nhẫn nại (kiên trì nhẫn nại thì sẽ
thành công: Có công mài sắt có ngày nên kim),
2.1. Về phía giáo viên
Trường Tiểu học Trà Bui có 15 giáo viên, trong đó có 10 giáo viên đứng lớp
chủ nhiệm. Đa số giáo viên là nữ đều trẻ: giáo viên vừa tốt nghiệp, dạy một vài năm
nên có kinh nghiệm. Bên cạnh đó, giáo viên không biết tiếng dân tộc nên sự giao
thoa giữa giáo viên và học sinh rất khó. Cô nói trò không hiểu, trò nói cô cũng
không hiểu. Hằng năm, các giáo viên trẻ này thường lên dạy sớm để dạy tiếng Việt
cho các em, đồng thời trao dồi kiến thức về phong tục, tập quán, học tiếng dân tộc.
Phần lớn, học sinh ở đây đến ngày mùa thường theo cha mẹ lên nương rẫy và ở luôn
tại rẫy, do đó đội ngũ giáo viên của trường phải nhiệt tình, tâm huyết, đi đến từng
nhà để vận động các em ra lớp.
Tinh thần nhiệt huyết, yêu nghề, yêu trẻ cũng chính là động lực để các giáo
viên trẻ cống hiến sức trẻ mang con chữ đến cho vùng cao. Có thể nói, con chữ gieo
ở vùng cao là cả một quá trình miệt mài, gian nan đối với các cô, các thầy. Để giúp
nắm vững kiến thức đã học, hiểu biết thêm về các lĩnh vực xã hội thì việc học tiếng
Việt là một điều cần thiết đối với học sinh Trà Bui này. Việc rèn luyện các kĩ năng
nghe, nói, đọc viết cho các em không chỉ là nhiệm vụ riêng của môn Tiếng Việt mà
là nhiệm vụ chung của tất các môn học, các hoạt động tổ chức ngoài giờ lên lớp.
Từng phân môn trong Tiếng Việt cũng đảm nhận nhiệm vụ chung như vậy. Kể
chuyện là điều kiện tốt để các em nghe, nói giao tiếp với nhau không chỉ bằng lời
GVHD: Th.s.Võ Thị Hoa - 13 - SVTH: Nguyễn Thị Minh Quyền
Một số biện pháp rèn kĩ năng nói tiếng Việt cho học sinh lớp 2 vùng dân tộc

nói mà bằng cử chỉ, hành động, cảm xúc nhập vai vào các nhân vật theo ngôn ngữ
riêng của các em. Các cô dạy Kể chuyện ở lớp 2 vẫn đi theo khung chương trình mà
Bộ giáo dục đã quy đinh. Thế nhưng, dạy Kể chuyện cho học sinh lớp 2 Trà Bui vẫn
chưa đạt hiểu quả cao, chưa chú trọng đến việc cung cấp vốn từ cho các em, không
bao quát hết lớp. Hình thức dạy học chủ yếu: cả lớp và phương pháp dạy học: kể
chuyện, đảm thoại. Đồ dùng dạy học thô sơ, đơn giản: chủ yếu sách giáo khoa, với
viên phấn, cái bảng, tranh ảnh thư viện có thì dùng nếu không thì dạy theo kiểu
chay, giáo viên chưa đầu tư trang thiết bị để phụ vụ cho việc lên lớp giảng dạy.
Trong dạy học, đồ dùng dạy học là phương tiện hổ trợ cho bài giảng của giáo viên,
chi phối phương pháp dạy học của giáo viên theo lối truyền thống nghèo nàn, hay
truyền thống đổi mới, hay hiện đại và từ đó ảnh hưởng đến kết dạy – học.
Xét về quy trình dạy Kể chuyện, các giáo viên đi theo từng bước như sau:
+ Giới thiệu bài
+ Giáo viên kể 2 lần
+ Học sinh kể từng đoạn của câu chuyện
+ Học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện
+ Giáo viên nhận xét và giúp học sinh hiểu nghĩa của câu chuyện
Các cô trong khi kể cho các em nghe với tốc độ chậm rãi, ngắt nghỉ đúng lúc,
nhấn giọng…thế nhưng chưa phát huy được tính tích cực của học sinh, chưa tổ chức
thảo luận nhóm kể theo ngôn ngữ của các em. Điều quan trọng, các cô chưa vận
dụng khoa học kĩ thuật vào trong giảng dạy, thiếu đồ dùng trực quan, kể chuyện
không kết hợp với tranh ảnh. Như vậy, học sinh với trình độ lớp 2 mà là dân tộc thì
các em khó nắm được nội dung bài.
2.2. Về phía học sinh
Có một thực tế đang diễn ra đối với học sinh vùng dân tộc thiểu số là số học
sinh chưa được tiếp xúc với tiếng Việt trong các lớp mầm non, mẫu giáo chiếm tỉ lệ
khá cao, tập trung ở bản vùng sâu, vùng xa, nơi không có điều kiện thành lập các
trường mầm non. Hoặc nếu có thì chỉ mới dừng lại ở việc trông nom mà chưa chú
GVHD: Th.s.Võ Thị Hoa - 14 - SVTH: Nguyễn Thị Minh Quyền
Một số biện pháp rèn kĩ năng nói tiếng Việt cho học sinh lớp 2 vùng dân tộc

trọng nhiều đến việc cho trẻ có những tiếp xúc ban đầu với tiếng Việt. Đây là một
thiệt thòi lớn của học sinh miền núi so với học sinh vùng đồng bằng, thành phố. Khi
vào học ở trường Tiểu học, do không nói được tiếng phổ thông, nhiều học sinh tỏ ra
e dè, nhút nhát, thiếu tự tin.
Trong khi đó, đa số giáo viên công tác ở các trường miền núi, nhất là đối với
những giáo viên trẻ mới ra trường lại không biết hoặc biết rất ít tiếng dân tộc. Tình
trạng bất đồng ngôn ngữ giữa người học và người dạy, giáo viên nói học sinh không
hiểu diễn ra khá phổ biến. Học sinh không sử dụng thành thạo tiếng Việt tất yếu sẽ
khó nắm được kiến thức từ chương trình học. Chất lượng giáo dục đại trà vì vậy mà
bị ảnh hưởng. Phần lớn học sinh lưu ban bỏ học trong thời gian qua tập trung chủ
yếu ở khu vực miền núi và đều do học lực xếp loại yếu kém.
Về số lượng từ các em sử dụng được trong giao tiếp chỉ ở mức có thể nói
được những lời nói đơn như Cô giáo hỏi: Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì? Các em
trả lời: Bạn nhỏ đang vẽ. Bạn nhỏ khóc. Các em lớp 2 Trà Bui học tiếng Việt cũng
giống như học sinh Kinh lớp 1, 2 học ngoại ngữ Anh nên các em nói rất đơn giản
như: chào hỏi, đề nghị, thưa cô, thưa thầy, cha, mẹ, ông bà hay các sự vật gần gủi
như cái bàn, cái ghế, quyển sách, cái bút ; chỉ nghe và hiểu được những câu lệnh
thường xuyên như ra chơi, vào lớp, ngồi xuống, đứng lên Với vốn từ ít ỏi như trên,
các em nghe – nói một vấn đề rất chậm, không đầy đủ, thường nói câu tỉnh lượt hoặc
từng tiếng thay vì nói cả câu. Ví dụ: cô giáo cho cả lớp xem tranh: Tôm càng và Cá
con, cô hỏi: Em thấy có gì trong bức tranh ? Các em trả lời: tôm và cá. Nếu như học
sinh Kinh thì các em thường trả lời đầy đủ: Thưa cô, em thấy trong tranh có con tôm
và con cá. Khi phát âm, các em thường sai các dấu thanh (thường nói các tiếng có
thanh thanh /ngã/ thành thanh /sắc /, thanh /không/ thành thanh /nặng/) và phụ âm
đầu (tr/ch, x/s, v/b… ). Ví dụ: trời nắng thì các em nói: chời lắng. Trong giờ học Kể
chuyện các em thường gặp những khó khăn: nghe, đọc, hiểu nội dung câu chuyện;
khả năng nói kết từ ngữ, câu để tạo thành lời nói rất hạn chế và rụt rè, tự ti trong
giao tiếp với giáo viên.
GVHD: Th.s.Võ Thị Hoa - 15 - SVTH: Nguyễn Thị Minh Quyền
Một số biện pháp rèn kĩ năng nói tiếng Việt cho học sinh lớp 2 vùng dân tộc

Tóm lại, các em học sinh lớp 2 mặc dù đã được các cô dạy ở lớp 1 dạy cho
các em nghe, nói, đọc, viết nhưng chỉ ở mức độ đơn giản. Các em nói tiếng Việt rất
khó khăn và hay sai về phát âm thanh điệu, phụ âm đầu.
3. Nguyên nhân dẫn đến học sinh lớp 2 nói tiếng Việt kém.
Thứ nhất: Môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt của học sinh hạn hẹp và
không thuần nhất: Trong khi học sinh bình thường được học tập, giao tiếp trong môi
trường thuần tiếng Việt thì môi trường giao tiếp của các em vùng dân tộc hết sức
hạn hẹp và thiếu tính tích cực. Ở trường, khi học trên lớp, chủ yếu các em được nghe
cô giáo giảng bài (có lúc phải dùng cả 2 thứ tiếng để học sinh hiểu được nội dung
bài dạy), được luyện nói nhưng không thể nói những câu đơn nhiều thành phần, câu
ghép. Còn khi ra chơi, các em lại nói với nhau bằng tiếng mẹ đẻ. Về với gia đình và
cộng đồng, các em lại sống trong môi trường thuần tiếng dân tộc, vốn tiếng Việt tạm
thời bị chìm vào dạng tiềm năng. Nếu học một buổi/ngày, mỗi ngày các em chỉ sử
dụng tiếng Việt trong khoảng thời gian 3 tiếng trong môi trường học tập. Môi trường
giao tiếp bằng tiếng Việt bị hạn hẹp chính là nguyên nhân, là rào cản lớn nhất của sự
hình thành kỹ năng sử dụng tiếng Việt của các em học sinh vùng dân tộc.
Thứ hai: Công tác quản lí giáo dục, nhà trường chưa đầu tư đầy đủ trang thiết
bị để hổ trợ cho công tác giảng dạy của các giáo viên. Đặc biệt, tranh ảnh minh họa
cho dạy kể chuyện, băng hình, catset. Giáo viên chưa thật sự đầu tư vào bài giảng của
mình vì ở trường ít chịu sự kiểm tra, giám sát của phòng giáo dục huyện. Đồ dùng dạy
học quá truyền thống nghèo nàng, hình thức dạy học không phong phú, phương pháp
dạy học quá cổ điển nên không tạo được hứng thú cho các em. Chưa có những kế
hoạch, biện pháp thiết thực để rèn luyện kĩ năng nói tiếng Việt cho các em.
Thứ ba: do bản thân học sinh, các em nhút nhát, thiếu tự tin và không có
niềm đam mê học tập, nhát luyện nói tiếng Việt. Vốn từ của các em hạn hẹp nên khả
năng liên kết từ tạo thành câu, câu thành đoạn văn rất hạn chế. Đa số các em sống
GVHD: Th.s.Võ Thị Hoa - 16 - SVTH: Nguyễn Thị Minh Quyền
Một số biện pháp rèn kĩ năng nói tiếng Việt cho học sinh lớp 2 vùng dân tộc
vùng sâu, ít tiếp xúc với môi trường tiên tiến, có nhiều người Kinh sinh sống; gia
đình chủ yếu làm nương rẫy nên thiếu thốn cả vật chất lẫn tinh thần.

4. Một số biện pháp nhằm rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt trong giờ Kể
chuyện cho học sinh lớp 2
Để nắm bắt được kiến thức do giáo viên truyền thụ, nhất là đối với những học
sinh ở cấp tiểu học, học sinh dân tộc thiểu số cần phải biết nói và sử dụng tiếng Việt
thành thạo bởi học sinh sẽ phải tiếp nhận một chương trình học mang tính quốc gia,
được áp dụng cho mọi học sinh trên toàn quốc, không phân biệt vùng, miền. Sau đây
là một số biện pháp nhằm rèn kĩ năng nói tiếng Việt cho học sinh lớp 2 vùng dân tộc:
4.1.Thay đổi hình thức dạy học Kể chuyện
Dạy học phải phát huy tính tích cực của học sinh, nên khi dạy học phải lấy
học sinh làm trung tâm. Ngoài dạy học theo hình thức cả lớp ta nên thay đổi bằng
hình thức học tập theo nhóm. Sau đây là một số cách chia nhóm:
Cách 1: Chia nhóm theo chỗ ngồi
Cách này rất thuận tiện, ít mất thời gian. Nhưng nếu áp dụng nhiều lần các
em vì quá quen thuộc nên sẽ nhàm chán, vòng quan hệ bạn bè của mỗi học sinh
trong lớp sẽ hạn hẹp. Cách chia này đòi hỏi giáo viên phải sắp xếp chỗ ngồi một
cách hợp lí tức là có học sinh nói giỏi tiếng Việt và học sinh yếu tiếng Việt.
Để tạo điều kiện cho nhiều học sinh được luyện nói tiếng Việt thông qua kể
cho bạn trước khi chính thức thi kể chuyện trước lớp, giáo viên nên chọn hình thức
theo cặp với những truyện ít vai như truyện: Chim sơn ca và bông hoa cúc trắng,
Bác sĩ sói, Qủa tim khỉ…. Từng cặp quay mặt vào nhau, kể cho nhau nghe từng
đoạn truyện nối tiếp nhau. Kể chuyện theo nhóm 2 ít mất thời gian, phù hợp với
cách bố trì 2 em ngồi cùng bàn, học sinh nào cũng được kể.
Cách 2: Chia nhóm ngẫu nhiên đa trình độ
- Cách chia theo biểu tượng: Dùng các biểu tượng (về hình dạng, màu sắc) để
chia nhóm. Cụ thể như sau: giáo viên xem lớp có bao nhiêu học sinh, không giang
GVHD: Th.s.Võ Thị Hoa - 17 - SVTH: Nguyễn Thị Minh Quyền
Một số biện pháp rèn kĩ năng nói tiếng Việt cho học sinh lớp 2 vùng dân tộc
lớp học có thể phù hợp với bao nhiêu nhóm, và mỗi nhóm có bao nhiêu học sinh. Từ
đó, chuẩn bị những hình dạng như: hình tròn, hình vuông, hình tam giác…hay màu
sắc khác nhau của cùng một biểu tượng như: hoa (vàng, tím, xanh, đỏ…), ngôi sao

(tím, vàng, xanh, đỏ…).v.v. với kích cở nhỏ (phụ thuộc vào mỗi nhóm bao nhiêu
học sinh) và kích cở lớn (phụ thuộc vào số lượng nhóm hình thành). Đến giờ chia
nhóm, giáo viên phát những biểu tượng đó cho học sinh một cách ngẫu nhiên, và
những em nào có biểu tượng giống nhau thì về cùng một nhóm. Với cách này thì
vòng bạn bè sẽ được rộng mở.
- Chia nhóm theo số đém: giáo viên yêu cầu học sinh đém số theo chu kì như
chu kì 1,2,3 hay 1,2,3,4…Sau khi đém xong đến người cuối cùng của lớp, em nào
cùng một số thì cùng một nhóm. Giáo viên có thể cho lớp đém theo chu kì số từ phải
sang trái, theo hàng dọc hay theo từng bàn từ trên xuống. Với cách này thì sẽ ít tốn
thời gian, giáo viên không phải chuẩn bị.
Dù cách nào thì luôn phải thay đổi một cách nhịp nhàng để kích thích sự hứng
thú học tập của các em, các em có điều kiện sử dụng tiếng Việt để trao đổi, điều
khiển nhóm, trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
4.2. Giáo viên hướng dẫn học sinh kể chuyện bằng tiếng Việt qua tranh ảnh,
đàm thoại phát huy khả năng nói tiếng Việt khi kể chuyện
Bước 1:Sự chuẩn bị của giáo viên và học sinh
Giáo viên phải thuộc truyện, nắm vững cốt truyện, chuẩn bị tranh ảnh và
những câu hỏi gợi mở để dẫn dắt các em hiểu sau về truyện. Vì các em học sinh lớp
hai chỉ kể lại câu chuyện đã được học trong tiết Tập đọc trước đó (đầu tuần) nên các
em đã hiểu phần nào nội dung của truyện. Ngoài ra, giáo viên phải chuẩn bị bảng
phụ ghi lời thoại của các nhân vật.
Bước 2: Lên lớp
- Giáo viên kể chuyện 2, 3 lần, giọng kể chậm rãi, rõ ràng phù hợp với từng
nhân vật trong truyện. Lần 2 và 3 kể kết hợp với tranh, khi treo tranh viên phải giúp
học sinh được tên của từng nhân vật trong tranh.
GVHD: Th.s.Võ Thị Hoa - 18 - SVTH: Nguyễn Thị Minh Quyền
Một số biện pháp rèn kĩ năng nói tiếng Việt cho học sinh lớp 2 vùng dân tộc
- Đặt câu hỏi để học sinh nắm bắt cốt truyện (tham khảo sách giáo viên) phù
hợp với trình độ tiếng Việt của học sinh, không dùng những câu hỏi trừu tượng, khó
hiểu, khái quát hóa cao.

- Hướng dẫn học sinh thuộc lời thoại ghi trên bảng phụ.
- Hướng dẫn học sinh kể: giáo viên giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm, yêu cầu
các em kể lại câu chuyện trong nhóm, cho nhóm sắm vai dựng lại một đoạn hay cả
câu chuyện. Sau khi kể trong nhóm, tổ chức cho các em thi kể trước lớp theo hình
thức mỗi em trong nhóm kể lại nội dung một đoạn truyện hay sắm vai để thực hiện.
- Nhóm bầu chọn người kể hay nhất., tuyên dương (có thể tặng một món quà)
Bước 3:Củng cố
Yêu cầu học sinh nêu nghĩa của câu chuyện. Sau đó, giáo viên chốt lại.
4.3. Tạo môi trường giao tiếp thuần tiếng Việt trong các hoạt động tổ chức
trò chơi học tập.
Học sinh được chơi đóng vai, đóng kịch, thi kể đúng kể hay kể lại từng đoạn
hay cả câu chuyện. Hoạt động này là một cách luyện tập phát triển ngôn ngữ qua
hình thức vừa chơi vừa học, vừa phát triển ngôn ngữ nói, vừa giáo dục tác phong
văn minh lịch sự. Với loại hoạt động này hình thức tổ chức lớp học thay đổi, không
còn tính chất “cổ điển”.
Cách thực hiện: Trước hết để giờ Kể chuyện đạt kết quả tốt, giáo viên cần
dành thời gian nghiên cưu nội dung của truyện để đưa ra những câu hỏi dẫn dắt sao
cho phù hợp với nội dung bài cũng như phù hợp với đối tượng học sinh của mình để
học sinh tập sắm vai thể hiện ngôn ngữ cảu bản thân thật tự nhiên, trong sáng Cần
chú ý hướng dấn học sinh có tư thế, có giọng kể thích hợp, biết sử dụng yếu tố phi
ngôn ngữ hỗ trợ, đặc biệt nắm vững câu chuyện định kể.
Ví dụ 1:Trò chơi “ Em là diễn viên”
Mục đích: Hình thành cho học sinh kĩ năng phân vai, nhập vai và kĩ năng
sử dụng tiếng Việt, nắm được nội dung của truyện.
GVHD: Th.s.Võ Thị Hoa - 19 - SVTH: Nguyễn Thị Minh Quyền
Một số biện pháp rèn kĩ năng nói tiếng Việt cho học sinh lớp 2 vùng dân tộc
Chuẩn bị: giáo viên lựa chọn có yêu cầu phân vai dựng lại câu chuyện
(Trong SGK Tiếng Việt lớp 2); có thể dựa vào văn bản truyện kể ở SGK, soạn
thành “Màn kịch ngắn” để học sinh tập diễn xuất được dễ dàng và thuận lợi.
Ví dụ: Câu chuyện Những quả đào (Tiếng Việt 2, Tập 2, tr 91) có thể được

dựng lại thành “kịch bản’ cho “Màn kịch ngắn” như dưới đây để hướng dẫn học sinh
tham gia dựng lại câu chuyện (lời dẫn trong ngoặc đơn nhằm gợi ý về thái độ, của
chỉ, hành động của nhân vật hoặc gợi ý tạo dựng bài trí khung cảnh )
Những quả đào
Nhân vật: - Ông
- Bà
- Cậu bé Xuân
- Cô bé Vân
- Cậu bé Việt
Cảnh 1: (Bà và các cháu Xuân, Vân, Việt đang ngồi trò chuyện trên ghế băng.
Ông vừa đi xa về, từ ngoài cửa đi vào, trên tay cầm 4 quả đào: một quả to, 3 quả nhỏ).
Ông (đưa quả đào to cho bà, 3 quả nhỏ chia cho 3 cháu):
- Quả to này xin phần bà. Ba qua nhỏ chia cho 3 cháu.
Cảnh 2: (Khung cảnh trong nhà vào buổi chiều. Một mâm cơm bày sẵn trên
chiếc bàn có khăn trải, cả nhà ngồi trên 5 chiếc ghế quây quanh bàn)
Ông (hỏi các cháu):
- Thế nào, các cháu thấy đào có ngon không ?
Xuân: - Đào có vị rất ngon và mùi thật là thơm, ông ạ. Cháu đã đem trồng
vào một cái hố ngoài vườn, chẳng bao lâu nó sẽ mọc thành một cây đào to đấy, ông
nhỉ?
GVHD: Th.s.Võ Thị Hoa - 20 - SVTH: Nguyễn Thị Minh Quyền
Một số biện pháp rèn kĩ năng nói tiếng Việt cho học sinh lớp 2 vùng dân tộc
Ông(mỉm cười,gật đầu, vẻ hài lòng):
- Ừ, cháu thật là giỏi!
Vân(nói với ông, vẻ tiếc rẻ):
- Đào ngon quá, cháu ăn hết mà vẫn thèm. Còn hạt thì cháu vứt đi rồi.
Ông (xoa đầu Vân nhẹ nhàng, cười độ lượng ):
- Ôi, cháu của ông còn dại quá!
( Lúc này, Việt chỉ chăm chú vào chiếc khăn trải bàn, không nói gì)
Ông( nhìn VIệt vẻ ngạc nhiên, hỏi):

- Còn Việt, sao cháu chẳng thấy gì thế?
Việt( hơi bẽn lẽn nhưng giọng nói tỏ ra rất vui ):
- Cháu ấy a? Cháu mang đào cho bạn Sơn. Bạn ấy bị ốm. Nhưng bạn ấy lại
chẳng muốn nhận quả đào cháu tặng. Cháu lén đặt quả đào trên giường bạn ấy rồi
trốn về, ông ạ.
Ông( thốt lên phấn khởi, xoa đầu Việt một cách âu yếm):
- Ôi chao, cháu yêu quý của ông, cháu là người có tấm lòg thật là nhân hậu.
Ông rất hài lòng về việc làm của cháu đấy!
* Một số đồ vật phục vụ cho việc bài trí khung cảnh và diễn xuất: 1 chiếc
ghế dài( cảnh 1); 1 chiếc bàn tròn( hoặc chữ nhật ) và 5 chiếc ghế đơn( ghế đẩu hoặc
ghế tựa); 1 mâm cơm có vài chiếc bát, đĩa có thức ăn tượng trưng; 4 quả đào thật
hoặc quả giả bằng nhựa ( một quả to, 3 quả nhỏ).
* Quần áo cho học sinh đóng vai người ông, vai người bà( có thể hoá trang
về râu,tóc cho phù hợp); trang phục thích hợp với tính cách từng nhân vật :
Vân( ngây thơ hồn nhiên), Việt( hiền từ nhân hậu),Xuân ( cẩn thận, chu đáo).
Cách tiến hành:
GVHD: Th.s.Võ Thị Hoa - 21 - SVTH: Nguyễn Thị Minh Quyền
Một số biện pháp rèn kĩ năng nói tiếng Việt cho học sinh lớp 2 vùng dân tộc
1. Giáo viên cho học sinh nhận vai, học thuộc lời thoại, nắm vững yêu
cầu thể hiện tình cảm, thái độ ( qua ánh mặt , cử chỉ, động tác, giọng nói ) của nhân
vật trong câu chuyện .
2. Giáo viên hướng dẫn các nhân vật tập đối thoại sao cho thuộc lời, phối
hợp với nhau một cách nhịp nhàng, tự nhiên ( chưa cần diễn xuất cụ thể).
3. Giáo viên hướng dẫn cách diễn xuất cho từng nhân vật theo” kịch bản”
đã chuản bị ( tương tự như "đạo diễn” dựng kịch nói hay hoạt cảnh); trình diễn thử
với đạo cụ và bài trí khung cảnh nêu trong “kịch bản”.
4. Học sinh trình diễn” màn kịch ngắn” trước lớp; giáo viên cho cả lớp
nhận xét, bình chọn những học sinh diễn xuất giỏi để biểu dương, khen thưởng.
Ví dụ 2: Trò chơi “Ai nhanh hơn”
a. Mục đích : Rèn kĩ năng tư duy, khả năng phán đoán, tạo cơ hội cho học

sinh nhớ lâu những sự kiện, nhân vật, nội dung cơ bản của truyện. Kích thích hứng
thú học tập, huy động tất cả mọi đối tượng học sinh cùng tham gia. Giáo dục học
sinh thái độ, ý thức tham gia trò chơi nhiệt tình có hiệu quả.
b. Chuẩn bị đồ dùng : Tranh ảnh (photo, phóng to theo quy tắc kẻ ô vuông có
màu sắc) và bảng phụ ghi nội dung chính của từng đoạn của câu chuyện.
Ví dụ1 : Khi hệ thống lại các nhân vật và nội dung từng đoạn trong truyện “
Ông Mạnh thắng Thần Gió” (SGK TV 2, tập 2, trang 15).
- Chuẩn bị tranh như bài tập 1 (kích cỡ A3), giấy rôki hay giấy lịch.
- Dùng bút dạ màu xanh hoặc đen viết nội dung của từng tranh:
+ Tương ứng với tranh 1: Thần Gió đem không khí mát lạnh và hương
thơm cho nhà ông Mạnh
+ Tương ứng với tranh 2: Ông mạnh làm nhà chống trả Thần Gió
+ Tương ứng với tranh 3: Thần Gió giận giữ đến nhà ông Mạnh
GVHD: Th.s.Võ Thị Hoa - 22 - SVTH: Nguyễn Thị Minh Quyền
Một số biện pháp rèn kĩ năng nói tiếng Việt cho học sinh lớp 2 vùng dân tộc
+ Tương ứng với tranh 4: Thần Gió hoành hành
c. Hình thức tổ chức : Giáo viên chia thành hai đội ( yêu cầu học sinh đật tên
cho đội của mình) sắp xếp thành 2 hàng ngang, mỗi đội gồm 4 em.
d. Nêu luật chơi và cách chơi
Mỗi đội phải sắp xếp tranh và nội dung của từng tranh cho tương ứng theo
trình tự diễn ra trong câu chuyện.
Một lần chạy lên chỉ dán được một cái (tranh hoặc nội dung), đội nào nhanh
hơn thì là độ chiến thắng.
e. Củng cố sau trò chơi
- Gọi bất kì học sinh nào, đọc lại nội dung của từng tranh, và yêu cầu học
sinh kể lại câu chuyện theo từng tranh ( 2 em kể một tranh).
4.5. Tổ chức các hoạt động dạy học Kể chuyện cho học sinh lớp 2 vùng dân
tộc theo hướng tăng cường vốn tiếng Việt và tích cực hóa vốn tiếng Việt
Kĩ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ lệ thuộc vào ba yếu tố: sự phong phú và
tích cực của vốn từ; tính tích cực trong hoạt động giao tiếp của chủ thể và môi

trường giao tiếp. Cả ba yếu tố này ở trẻ em người dân tộc thiểu số đều hạn chế.
Trên cơ sở chương trình và sách giáo khoa Tiếng Việt, dạy tiếng Việt trong
phân môn Kể chuyện tập trung vào luyện phát âm chuẩn, phát triển vốn từ và tích
cực hóa vốn từ trong các hoạt động nghe, nói, đọc viết theo hướng mô hình hóa các
hoạt động: Hoạt động nghe – hiểu; hoạt động đọc – hiểu; hoạt động nghe - nói đúng.
Một là ở phần âm, vần và tiếng mới, trọng tâm là học sinh nhận diện được
chữ ghi âm vần và tiếng chứa âm vần để đọc. Giáo viên dành thời gian luyện phát
âm đúng các âm vần, tiếng mới nếu HS lớp mình phát âm sai.
Hai là phát triển vốn từ và luyện tập sử dụng vốn từ: Nhiều từ đơn giản đối
với học sinh bình thường không cần cung cấp nghĩa nhưng đối với học sinh lớp 2
GVHD: Th.s.Võ Thị Hoa - 23 - SVTH: Nguyễn Thị Minh Quyền
Một số biện pháp rèn kĩ năng nói tiếng Việt cho học sinh lớp 2 vùng dân tộc
vùng dân tộc thì cung cấp nghĩa của từ và luyện tập sử dụng từ là vấn đề quan trọng
trong tiết Kể chuyện nhằm phong phú hóa vốn từ cho các em. Cách cung cấp nghĩa
của từ hiệu quả nhất là sử dụng hình ảnh, mô hình, vật thật gắn với từ mới, không
cần giải nghĩa từ hoặc đối với từ cần phải giải nghĩa bằng lời hạn chế dùng tiếng mẹ
đẻ để giải thích cho học sinh .
Ba là luyện nói theo vai : SGK trình bày lời thoại của từng vai của nhận vật,
của người dẫn truyện rất rõ ràng, giáo viên cho học sinh luyện nói theo vai với nhau
nhằm giúp học sinh luyện tập lời nói tự nhiên theo vai định sẵn. Đối với học sinh
lớp 2 vùng dân tộc, nhiều từ ngữ (tên nhân vật), câu trong truyện xa lạ trong khi vốn
sống, vốn tiếng các em hạn chế nên thông thường giáo viên phải giải thích và luyện
cách phát âm tại thời điểm đó không nói thay các em. Ngoài ra, để giúp học sinh
nói được, giáo viên đặt các câu hỏi đơn giản liên quan đến nội dung trong truyện
theo tranh nhằm giúp học sinh có thể tri giác được những nội dung liên quan; từ đó,
tập cho các em nói theo nhóm và nói trước lớp. Dù các em nói được rất ít cũng
không được nói thay mà giáo viên phải gợi mở bằng những câu hỏi dễ hơn để các
em được luyện tập nhiều hơn. Vì không có kỹ năng gì có thể được hình thành vững
chắc khi chỉ xem người khác làm hoặc nghe người khác nói mà chủ thể phải tự mình
làm lấy mới có được kỹ năng ấy.

GVHD: Th.s.Võ Thị Hoa - 24 - SVTH: Nguyễn Thị Minh Quyền
Một số biện pháp rèn kĩ năng nói tiếng Việt cho học sinh lớp 2 vùng dân tộc
C. KẾT LUẬN
Học sinh dân tộc thiểu số ở vùng đặc biệt khó khăn trong những năm qua
được Đảng và Nhà nước quan tâm đặc biệt. Thông tư 39/2011/TT- BGD&ĐT
của Bộ Giáo dục và Đào tạo về giáo dục cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đã
đưa ra các chính sách cụ thể nhằm tạo điều kiện để các em học sinh dân tộc
thiểu số hoàn thành được phổ cập giáo dục và phát triển hòa nhập vào môi
trường giáo dục chung của cả nước. Tuy nhiên, các giải pháp về tổ chức dạy
học để khắc phục rào cản về ngôn ngữ, giúp các em phát triển kỹ năng sử dụng
tiếng Việt trong giao tiếp và học tập nhằm nâng cao chất lượng giáo dục là vấn
đề đang bị bỏ ngõ.
Như tôi đã trình bày ở trên, một trong những khó khăn lớn nhất để phát
triển kỹ năng sử dụng tiếng Việt cho học sinh lớp 2 vùng dân tộc là môi trường
giao tiếp bằng tiếng việt của các em quá hạn hẹp. Để giảm thiểu khó khăn này,
nhà trường và cộng đồng phải cùng vào cuộc.
Nhà trường cần tăng cường các hoạt động tập thể ngoài các giờ học trên
lớp nhằm tạo môi trường giao tiếp tự nhiên cho học sinh: Khác với học sinh
bình thường, học sinh vùng dân tộc thường không sử dụng tiếng Việt trong các
hoạt động ngoài giờ lên lớp. Giờ ra chơi, nếu chơi tự do, các em sẽ chơi thành
từng nhóm dân tộc và giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ. Chúng tôi nêu ý tưởng mới là
trong các hoạt động tập thể, giờ ra chơi, giáo viên tham gia cùng học sinh, tổ
chức, hướng dẫn các em chơi các trò chơi sân trường và yêu cầu các em nói với
nhau bằng tiếng Việt. Trong môi trường giao tiếp tự nhiên, không bị cưỡng bức
bởi nội dung bài học, các em sử dụng tiếng Việt sẽ dễ dàng hơn. Tuy nhiên,
thay đổi được thói quen hành vi này thường gặp khó khăn ở thời gian đầu. Nếu
nhà trường đưa ra được các sinh hoạt văn hóa tích cực ở địa phương vào trong
các hoạt động tập thể sẽ lôi cuốn hứng thú tham gia của học sinh, từ đó sẽ giúp
các em tự tin hơn trong giao tiếp.
GVHD: Th.s.Võ Thị Hoa - 25 - SVTH: Nguyễn Thị Minh Quyền

×