Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng nói trong giờ kể chuyện cho học sinh lớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 19 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
......o0o......

Mã SKKN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG NÓI TRONG
GIỜ KỂ CHUYỆN CHO HỌC SINH LỚP 2"

Lĩnh vực : Tiếng Việt
Cấp
: Tiểu học

Năm học: 2015- 2016.


Một số biện pháp rèn kĩ năng nói trong giờ kể chuyện cho học sinh lớp 2

MỤC LỤC
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài:........................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 1
3. Đối tượng nghiên cứu khảo sát, thực nghiệm ................................................ 1
4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 1
5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu: .................................................................. 2
PHẦN II: NỘI DUNG ......................................................................................... 3
I. Nội dung, hình thức, quy trình dạy học tiết kể chuyện ở lớp 2: ..................... 3
II. Thực tiễn trong giảng dạy: ............................................................................ 4
1.Thuận lợi: ..................................................................................................... 4
2.Khó khăn: ..................................................................................................... 4
II. Giải quyết vấn đề:.......................................................................................... 5


1. Giúp học sinh nắm nội dung câu chuyện thông qua tiết Tập đọc. .............. 5
2. Một số giải pháp: ........................................................................................ 5
3. Tổ chức rèn kĩ năng nói cho học sinh ở dạng bài kể chuyện theo tranh: ... 6
4. Tổ chức rèn kĩ năng nói cho học sinh ở dạng bài kể chuyện theo dàn ý có
sẵn : ................................................................................................................. 8
5. Tổ chức rèn kĩ năng nói cho học sinh ở dạng bài kể chuyện theo phân vai ,
dựng lại cả câu chuyện :................................................................................ 10
6. Kết quả: ..................................................................................................... 13
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................... 15
I. Kết luận ......................................................................................................... 15
II Khuyến nghị: ................................................................................................ 15
TÀI LIỆU TH M KHẢO ................................................................................ 16


Một số biện pháp rèn kĩ năng nói trong giờ kể chuyện cho học sinh lớp 2
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong môn Tiếng Việt, phân môn kể chuyện ở lớp 2 có một vị trí vô cùng
quan trọng cùng với các phân môn như Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm
văn...nó góp phần bồi dưỡng tâm hồn, đem lại niềm vui, trau dồi vốn sống và
vốn văn học, phát triển tư duy ngôn ngữ cho học sinh. Ngoài ra nó còn nhằm
nâng cao năng lực trí tuệ, đồng thời rèn luyện cho các em khả năng diễn đạt
bằng ngôn ngữ. Bên cạnh đó qua mỗi tiết kể chuyện, học sinh được tiếp xúc với
một văn bản truyện kể khá lí thú, cảm nhận được nội dung và thu hoạch được
những ý nghĩa, bài học bổ ích... nhưng điều quan trọng hơn là các em học được
cách dùng từ ngữ, câu văn để diễn đạt ý, giúp các em hình thành và phát triển kĩ
năng sử dụng Tiếng Việt ( nghe, nói, đọc, viết ) phục vụ việc học tập và giao
tiếp trong đời sống hằng ngày của các em.
Từ mục tiêu đó việc rèn kĩ năng nói cho học sinh cũng là một yếu tố rất
cần thiết. Trên thực tế giảng dạy phân môn Kể chuyện ở trường Tiểu học, tôi

nhận thấy việc làm đó thật là quan trọng và để đáp ứng yêu cầu đổi mới nội
dung Sách giáo khoa và phương pháp dạy học, tìm ra những biện pháp tối ưu
nhất góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy.Tôi đã mạnh dạn đưa ra một số
kinh nghiệm về: “Một số biện pháp rèn kĩ năng nói trong giờ kể chuyện cho
học sinh lớp 2” của tôi.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học phân môn
Kể chuyện lớp 2 của trường Tiểu học của tôi, góp phần nâng cao rèn cho học
sinh kĩ năng nói có hiệu quả.
3. Đối tượng nghiên cứu khảo sát, thực nghiệm
- Đối tượng nghiên cứu khảo sát, thực nghiệm: Học sinh lớp 2H ở trường Tiểu
học của tôi.
4. Phương pháp nghiên cứu
a, Phương pháp đàm thoại
Phương pháp này được sử dụng để giúp HS nắm được nội dung, ý nghĩa bài
học của các câu chuyện.
b, Phương pháp quan sát.
Phương pháp này được sử dụng để quan sát quá trình học tập của học sinh
trên lớp để đánh giá kết quả học tập, phân loại học sinh.
c,Phương pháp thực hành luyện tập:
1 / 16


Một số biện pháp rèn kĩ năng nói trong giờ kể chuyện cho học sinh lớp 2
Với phương pháp này, học sinh thường xuyên được thực hành luyện tập “
kĩ năng nói”. Chính vì vậy khả năng giao tiếp của các em ngày càng được hoàn
thiện. Từ đó giáo viên đánh giá một cách chính xác khả năng học tập của học
sinh.
5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:
Năm học 2015- 2016. Bắt đầu từ tháng 9 năm 2015 và kết thúc vào tháng

4 năm 2016.

2 / 16


Một số biện pháp rèn kĩ năng nói trong giờ kể chuyện cho học sinh lớp 2
PHẦN II: NỘI DUNG
I. Nội dung, hình thức, quy trình dạy học tiết kể chuyện ở lớp 2:
* Cấu trúc SGK Tiếng Việt lớp 2: các câu chuyện được phân bố như sau
Thể loại truyện
Số lượng
Tên truyện
Thần thoại
Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
2
Truyền thuyết
Chuyện quả bầu
Sự tích cây vú sữa
Hai anh em
Cổ tích và cổ tích mới
5
Bà cháu
Tìm ngọc
Ông Mạnh thắng Thần Gió
Cười
0
Có công mài sắt có ngày nên kim
Chuyện bốn mùa
Một trí khôn hơn trăm trí khôn
Ngụ ngôn

6
Kho báu
Câu chuyện bó đũa
Quả tim khỉ
Ai ngoan sẽ được thưởng
Danh nhân lịch sử
3
Chiếc rễ đa tròn
Bóp nát quả cam
Khoa học
0
Người thực, việc thực
0
Phần thưởng
Bím tóc đuôi sam
Chiếc bút mực
Mẩu giấy vụn
Người thầy cũ
Sinh hoạt
10
Người làm đồ chơi
Bông hoa niềm vui
Sáng kiến của bé Hà
Con chó nhà hàng xóm
Những quả đào
Bạn của Nai Nhỏ
Đồng thoại
3
Chim Sơn ca và bông cúc trắng
Bác sĩ Sói.


3 / 16


Một số biện pháp rèn kĩ năng nói trong giờ kể chuyện cho học sinh lớp 2
* Nội dung có 3 hình thức kể :
- Kể chuyện theo tranh.
- Kể theo dàn ý cho sẵn.
- Kể phân vai, dựng lại một đoạn hoặc cả câu chuyện.
* Hình thức tổ chức:
- Hình thức lớp - bài
- Hình thức học theo nhóm
- Hình thức cá nhân.
* Quy trình một tiết dạy kể chuyện ở lớp 2:
a, Kiểm tra bài cũ:
b, Bài mới: b.1. Giới thiệu bài:
b.2. Hướng dẫn kể chuyên.
- Nhớ lại nội dung câu chuyện.
- Luyện kể theo nhóm, kể cá nhân, kể trước lớp.
- Nắm được ý nghĩa câu chuyện.
c, Củng cố- dặn dò:
II. Thực tiễn trong giảng dạy:
1.Thuận lợi:
- Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học
sinh về cơ sở vật chất như trang bị tranh ảnh, máy chiếu... để phát huy khả năng
trong giảng dạy và học tập.
- Nội dung thể loại truyện phong phú, được sắp xếp theo chủ đề.
- Nội dung câu chuyện ngắn gọn, cụ thể, có định hướng rõ ràng, chủ yếu là
thực hành nhằm rèn luyện kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) cho
học sinh.

- Nội dung là những câu chuyện trong bài tập đọc đầu tuần chứ không phải
là những câu chuyện mới lạ. Chính điều này đã giúp học sinh có nhiều thuận lợi
trong việc nhớ và thuộc nội dung câu chuyện, chủ động hơn trong việc chuẩn bị
bài.
2.Khó khăn:
- Có giáo viên dạy chưa phát huy hết tính tích cực các hoạt động của học
sinh, chưa gây được niềm đam mê kể chuyện của học sinh.
- Tranh vẽ trong sách giáo khoa chưa đảm bảo tính thẩm mĩ để minh họa cho
câu chuyện thêm sinh động.
- Lớp đông học sinh nên ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình luyện tập thực
hành khi kể chuyện.
4 / 16


Một số biện pháp rèn kĩ năng nói trong giờ kể chuyện cho học sinh lớp 2
- Học sinh nhiều em còn sợ kể chuyện vì không dám kể trước lớp, một số
em kể được nội dung truyện chưa biết sáng tạo trong lời kể, chưa biết dùng ngữ
điệu diễn đạt với lời kể của mình. Nhiều học sinh còn rụt rè chưa biết tỏ thái độ,
nét mặt, cử chỉ để nhập vai nhân vật nên dẫn đến nhiều học sinh kĩ năng diễn đạt
chưa tốt.
II. Giải quyết vấn đề:
1. Giúp học sinh nắm nội dung câu chuyện thông qua tiết Tập đọc.
* Rèn kĩ năng đọc tốt, từ đó học sinh nắm chắc nội dung câu chuyện.
* Rèn kĩ năng luyện đọc diễn cảm để học sinh biết đọc thể hiện giọng
nói, lời kể của nhân vật, từ đó rèn kĩ năng nói trong tiết kể chuyện.
2. Một số giải pháp:
* Ở dạng bài kể chuyện theo tranh:
- Việc rèn nói theo ý hiểu của mình thông qua nội dung câu chuyện vì
vậy khi kể học sinh không được kể như đọc bài Tập đọc.
* Ở dạng bài kể chuyện theo dàn ý có sẵn:

- Dạng bài này có nâng cao hơn so với bài kể chuyện theo tranh, nó đòi
hỏi học sinh phải nhớ truyện hơn và huy động trí tưởng tượng nhiều hơn.
* Ở dạng bài phân vai, dựng lại một đoạn hay cả câu chuyện:
- Dù những câu chuyện không phải là những vở kịch có diễn biến phức
tạp nhưng ở dạng bài này sẽ sử dụng để rèn kĩ năng nói cho học sinh đồng thời
giúp học sinh hiểu sâu hơn về tính cách, tình cảm của nhân vật trong câu chuyện
đã học.
=> Từ các giải pháp trên đòi hỏi người giáo viên khi dạy một tiết Kể
chuyện phải nắm chắc các giải pháp để giải quyết các vấn đề, vận dụng vào từng
bài cụ thể, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc rèn kĩ năng nói cho
học sinh ở tiết kể chuyện. Trong phạm vi sáng kiến này tôi sẽ lựa chọn phân tích
một số ý sau đây:
Thứ nhất : Rèn kĩ năng nói theo ý hiểu của mình thông qua nội dung tranh
vẽ của câu chuyện, khi kể học sinh không được kể như đọc bài Tập đọc.
Thứ hai : Rèn kĩ năng nói thông qua nội dung câu chuyện dàn ý có sẵn.
Thứ ba: Rèn kĩ năng nói dạng bài phân vai, dựng lại một đoạn hay cả câu
chuyện.

5 / 16


Một số biện pháp rèn kĩ năng nói trong giờ kể chuyện cho học sinh lớp 2

3. Tổ chức rèn kĩ năng nói cho học sinh ở dạng bài kể chuyện theo
tranh:
3.1. Ưu điểm:
- Học sinh đã nắm được nội dung câu chuyện thông qua tiết Tập đọc vì các
em được rèn đọc nhiều.
- Nhìn vào tranh, chỉ từng hình vẽ có trong tranh để kể, học sinh kể dễ dàng
hơn.

3.2.Tồn tại:
- Học sinh sẽ dễ lẫn với đọc lại bài Tập đọc,chưa phát huy được tính sáng
tạo, kĩ năng nói của các em sẽ bị bó hẹp trong phạm vi của câu chuyện.
3.3.Biện pháp: Để khắc phục tồn tại trên tôi làm như sau:
+ Bước 1: Tóm tắt nội dung câu chuyện hoặc một đoạn chỉ trong 1-2 câu.
Như vậy yêu cầu học sinh phải động não,sử dụng một vài từ để bật lên nội dung
chính của bức tranh.
+ Bước 2: Hướng dẫn kể bằng hoạt động khai thác tranh.
- Giáo viên hệ thống câu hỏi
- Học sinh nhận xét về mặt thái độ, tình cảm, cách ứng xử của các nhân vật
qua tranh.
+ Bước 3: Giáo viên có thể kể mẫu hoặc gọi một số học sinh kể tốt lên kể
( nếu thấy cần thiết)
+ Bước 4: Luyện kể trong nhóm
- Giáo viên nêu yêu cầu cụ thể,
- Theo dõi sát sao.
- Những nhóm học sinh kể lúng túng giáo viên chỉ đưa ra yêu cầu đơn giản
- Những nhóm học sinh kể tốt tăng dần độ khó lên.
+ Bước 5: Kể trước lớp
- Khuyến khích cá nhân, nhóm, mạnh dạn kể để học sinh khác nghe, nhận
xét đánh giá bạn, từ đó cũng rèn được kĩ năng nghe - nói cho các em.
Ví dụ :
+ Bài " Chiếc bút mực" - Tiếng Việt 2 - Tập1.
Ở bài này tôi sử dụng bài giảng điện tử, mục tiêu của bài là học sinh nhìn
tranh để kể lại từng đoạn câu chuyện sau đó kể lại toàn bộ câu chuyện.

6 / 16


Một số biện pháp rèn kĩ năng nói trong giờ kể chuyện cho học sinh lớp 2


* Hoạt động 1: Tóm tắt ngắn gọn nội dung từng tranh.
- Giáo viên cho xuất hiện 4 tranh yêu cầu mỗi tranh học sinh sẽ tóm tắt ngắn
gọn.
Tranh 1: Cô giáo gọi Lan lên bàn cô lấy mực.
Tranh 2: Lan khóc vì quên bút ở nhà
Tranh 3: Mai đưa bút của mình cho Lan mượn.
Tranh 4: Cô giáo cho Mai viết bút mực...
Với cách tóm tắt trên học sinh sẽ gợi nhớ nội dung, từ đó tôi hướng dẫn học
sinh kể chuyện trên tranh.
Đây là một câu chuyện ngắn; được luyện đọc nhiều ở tiết Tập đọc, nếu chỉ
yêu cầu kể đơn thuần thì chắc chắn nhiều em khi kể gần như sẽ đọc thuộc lòng
câu chuyện. Vậy ở hoạt động này tôi tập trung vào việc khai thác tranh bằng
cách đưa ra những câu hỏi gợi ý để học sinh khi kể có sáng tạo thêm từ ngữ,
nhận xét về thái độ nhân vật.
Hoạt động 2: Khai thác tranh để hướng dẫn kể chuyện
Tôi cho xuất hiện từng slide tranh 1,2,3,4 và khai thác tranh bằng hình thức
đưa ra các câu hỏi gợi mở
- Ví dụ Tranh 1: Khi được cô giáo gọi lên bàn cô lấy mực, thái độ của Lan
như thế nào? ( vui mừng, hai tay lễ phép nhận lọ mực ở tay cô giáo...)
Từ gợi ý đó có học sinh sẽ kể là:

7 / 16


Một số biện pháp rèn kĩ năng nói trong giờ kể chuyện cho học sinh lớp 2
Đoạn truyện
Sáng hôm ấy, cô giáo gọi Lan lên bàn
cô lấy mực,Mai hồi hộp nhìn cô, nhưng
cô chẳng nói gì.Mai buồn lắm. Thế là

trong lớp chỉ còn mình em viết bút chì.

Học sinh kể sáng tạo
Sáng hôm ấy, cô giáo gọi Lan lên bàn
cô lấy mực, Lan vui lắm, hai tay lễ
phép nhận lọ mực của cô giáo, còn
Mai hồi hộp nhìn cô, nhưng cô chẳng
nói gì.Mai buồn lắm. Thế là trong lớp
chỉ còn mình em viết bút chì
Qua hai cách kể trên tôi nhận thấy việc dùng câu hỏi gợi mở có tác dụng hơn,
tránh được hiện tượng kể mà như đọc bài Tập đọc. Bên cạnh đó các em đã biết
sử dụng từ ngữ để rèn kĩ năng nói của các em được tốt hơn.
Tương tự các tranh còn lại tôi cũng nêu ra các câu hỏi gợi mở để khuyến
khích học sinh kể như trên
Hoạt động 3: Học sinh luyện kể trong nhóm
Học sinh kể chuyện theo nhóm 4
Tôi đưa ra yêu cầu cho nhóm học sinh kể tốt, không những kể đúng đủ nội
dung mà các em khi kể cần tập trung chú ý đến cử chỉ điệu bộ, lời nói của từng
nhân vật.
- Thái độ của Mai khi cho Lan mượn bút.
- Cô giáo có những cử chỉ gần gũi với Lan...
Bên cạnh đó những nhóm học sinh kể chưa tốt tôi tập trung sát sao hơn, yêu
cầu các em kể đúng đủ nội dung, phát huy tính tích cực học tập của các em.
Hoạt động 4: Kể trước lớp
Tôi gọi 3 nhóm lên kể, dưới lớp nghe - kể và nhận xét.
Việc nhận xét bạn kể cũng góp phần vào việc rèn kĩ năng nên tôi khuyến
khích nhiều học sinh được phát biểu,đồng thời học tập những mặt tích cực, khắc
phục những tồn tại.
4. Tổ chức rèn kĩ năng nói cho học sinh ở dạng bài kể chuyện theo dàn ý có
sẵn :

4.1. Ưu điểm:
- Sách giáo khoa cung cấp cho học sinh dàn ý dưới dạng những câu hỏi hay
những tên đoạn để làm chỗ dựa cho học sinh kể lại câu chuyện đã học. Đây là
hình thức rèn luyện trí nhớ cho học sinh
4.2. Tồn tại:
- Với kiểu bài này, nếu để dàn ý cho sẵn thì sẽ có nhiều học sinh đặc biệt là
những học sinh rụt rè, kể chưa tốt, sẽ rất sợ kể
- Đây là dạng bài đòi hỏi các em phải tập trung cao để nhớ truyện và huy
động trí tưởng tượng nhiều hơn.
8 / 16


Một số biện pháp rèn kĩ năng nói trong giờ kể chuyện cho học sinh lớp 2
4.3.Biện pháp :
Đối với dạng bài này ngay từ tiết Tập đọc tôi sẽ hướng dẫn học sinh rèn kĩ
năng đọc hiểu, đọc diễn cảm để học sinh nắm được nội dung, đồng thời trong
tiết Kể chuyện tôi sẽ hướng dẫn học sinh làm tốt các bước của quy trình sau:
- Bước 1: Nhớ lại nội dung câu chuyện
- Bước 2: Luyện kể trong nhóm, kể cá nhân, kể trước lớp.
Ví dụ : Bài " Sáng kiến của bé Hà" - Tiếng Việt 2 - Tập 1
Dựa vào gợi ý kể lại từng đoạn câu chuyện:
+ Chọn ngày lễ.
+ Bí mật của hai bố con.
+ Niềm vui của ông bà.
Hoạt động 1: Nhớ lại nội dung câu chuyện
Tôi đã tiến hành đưa ra hệ thống câu hỏi để học trả lời nhớ lại nội dung
câu chuyện.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nêu câu hỏi

Hoạt động cả lớp
* Đoạn 1:
- Là một cây sáng kiến, Bé Hà muốn
? Bé Hà được mọi người coi là gì. Bé chọn một ngày làm ngày lễ của ông bà.
Hà đưa ra sáng kiến gì.
- Chọn ngày lập đông, vì khi trời bắt
? Hai bố con chọn ngày nào là ngày lễ đầu rét mọi người cần chăm lo sức
của ông bà. Vì sao?
khỏe cho các cụ già.
* Đoạn 2:
- Bé chưa chọn được quà gì để biếu
? Khi ngày lập đông đến gần bé Hà đã ông bà.
chọn được quà để cho ông bà chưa
- Bố là người giúp đỡ.
? Khi đó ai giúp bé Hà chọn quà.
* Đoạn 3:
- Các cô, chú...đều về thăm ông bà và
? Đến ngày lập đông những ai về thăm tặng ông bà nhiều quà.
ông bà.
- Bé tặng ông bà chùm điểm 10. Ông
? Bé Hà tặng ông bà cái gì. Thái độ nói rằng ông thích nhất món quà của
của ông bà đối với món quà của bé ra bé.
sao.
Từ những câu trả lời trên học sinh đã từng bước nhớ lại nội dung câu chuyện
sau đó và sắp xếp dàn ý tương ứng với nội dung từng đoạn.
Hoạt động 2: Luyện kể trong nhóm, kể cá nhân, kể trước lớp.
Tôi đưa bảng phụ ghi sẵn các dàn ý lên bảng để học dựa vào dàn ý.
Tôi cho học sinh luyện kể trong nhóm ba.
9 / 16



Một số biện pháp rèn kĩ năng nói trong giờ kể chuyện cho học sinh lớp 2
Học sinh kể theo nhóm ba. Giáo viên đi bao quát lớp, tôi dành sự quan tâm
đến học sinh rụt rè trong lớp bằng cách nhắc cho các em nếu các em quên nội
dung câu chuyện.
Sau đó tôi gọi 3 học sinh nối tiếp lên kể mẫu trước lớp theo 3 dàn ý, yêu cầu
học sinh lớp nhận xét về giọng kể đã tự nhiên chưa? đã biết phối hợp với điệu bộ
cử chỉ chưa? giọng kể như thế nào...?
Tôi tổ chức cho học sinh thi kể theo nhóm, cá nhân trước lớp. Sau đó giáo viên
lớp cùng nhận xét bạn kể.
+ Bài " Hai anh em" - Tiếng Việt 2 - Tập 1
Kể từng đoạn câu chuyện theo gợi ý.
+ Mở đầu câu chuyện.
+ Ý nghĩa và việc làm của người em.
+ Ý nghĩa việc làm của người anh.
+ Kết thúc câu chuyện.
Với kiểu bài này, tôi chuẩn bị bảng phụ ghi sẵn các câu gợi ý, sau đó gọi 2
học sinh đọc gợi ý. Tuy nhiên trong từng phần tôi đưa ra một số câu hỏi:
* Phần mở đầu: Câu chuyện xảy ra ở đâu? Lúc đầu hai anh em chia lúa như
thế nào.
* Phần diễn biến câu chuyện: Người anh và người em đã nghĩ và làm gi?
* Phần kết thúc câu chuyện: Câu chuyện kết thúc ra sao?
Tôi cho học sinh kể theo nhóm 3, qua quan sát tôi thấy một số nhóm kể có
nhiều sáng tạo biết nói những lời nói thể hiện tình cảm, cử chỉ ân cần của người
anh đối với người em của mình. Sau khi hoạt động trong nhóm xong tôi cho các
nhóm lên kể trước lớp. Qua tiết kể chuyện này tôi thấy học sinh kể rất tốt, biết
cảm nhận được tình cảm anh em dành cho nhau.
5. Tổ chức rèn kĩ năng nói cho học sinh ở dạng bài kể chuyện theo
phân vai , dựng lại cả câu chuyện :
5.1. Ưu điểm:

- Thu hút được đông đảo học sinh tham gia. Học sinh hứng thú.
5.2. Tồn tại:
- Nếu không thuộc kĩ lời thoại khi kể quên 1 chi tiết là dẫn đến quên hết lời
nhân vật.
5.3. Biện pháp:
- Ngay từ tiết Tập đọc phải rèn cho học đọc diễn cảm để phân biệt rõ lời
nhân vật,thể hiện điệu bộ, cử chỉ
- Tôi cho HS nhận vai, học thuộc lời thoại, nắm vững yêu cầu thể hiện tình
cảm, thái độ (qua ánh mắt, cử chỉ, động tác, giọng nói …) của nhân vật trong
10 / 16


Một số biện pháp rèn kĩ năng nói trong giờ kể chuyện cho học sinh lớp 2
câu

chuyện.
Sau đó tôi hướng dẫn các nhân vật tập đối thoại sao cho các nhân vật phải
thuộc lời và phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng, tự nhiên.
Ví dụ: Khi phân vai dựng lại câu chuyện Quả tim Khỉ (TV 2-tập 2). Nếu
khi dựng lại câu chuyện, học sinh không diễn tả được cử, điệu bộ của các nhân
vật thì câu chuyện sẽ không hay, nên tôi gọi 3 em: một em đóng vai người dẫn
chuyện, một em đóng vai Khỉ, và một em đóng vai Cá Sấu.
Và tôi đã gợi ý: Giọng người dẫn chuyện chậm rãi, nhẹ nhàng; giọng Khỉ
ân cần lúc hỏi han Cá Sấu và bình thản khi biết âm mưu của Cá Sấu; giọng Cá
Sấu buồn một cách giả dối, đặc biệt là con mắt của Cá Sấu thỉnh thoảng lại liếc
sang Khỉ để dò xét thái độ. Sau khi hướng dẫn xong, tôi làm mẫu cho học sinh
xem, qua đó HS sẽ bắt chước để diễn đạt tốt các lời nói, điệu bộ, cử chỉ của các
nhân vật.

- Khỉ: Bạn là ai? Vì sao bạn khóc? ( giọng quan tâm, lo lắng)

- Cá Sấu: Tôi là Cá Sấu. Tôi khóc vì chả ai chẳng ai chơi với tôi. ( giọng
buồn bã, tủi thân)

11 / 16


Một số biện pháp rèn kĩ năng nói trong giờ kể chuyện cho học sinh lớp 2
- Cá Sấu: Vua của chúng tôi đang ốm nặng, phải ăn một quả tim khỉ mới
khỏi. Tôi cần quả tim của bạn.
- Khỉ : Chuyện quan trọng thế mà bạn chẳng bảo trước. Quả tim tôi để ở
nhà. Mau đưa tôi về, tôi sẽ lấy tim dâng lên vua của bạn. ( giọng bình tĩnh, tự
tin)
- Khỉ: Con vật bội bạc kia, Đi, đi. Chẳng ai thèm kết bạn với mi đâu (
giọng phẫn nộ)
Tôi cho học luyện kể trong nhóm sau đó lên kể trước lớp.
Tôi yêu cầu học sinh nhận xét, bình chọn những HS diễn xuất tốt để biểu
dương.
+ Bài: Chuyện bốn mùa (SGK Tiếng việt 2 trang 4).
Nhân vật: - Người dẫn truyện - Xuân - Hạ - Thu - Đông - Bà Đất
Tôi cho HS chuẩn bị một số đồ vật cho các vai diễn . Một vòng hoa cho
nàng Xuân, quạt cho nàng Hạ, mâm quả cho nàng Thu, áo ấm, khăn cho nàng
Đông, trang phục cho bà Đất.

Sau đó cho học sinh nhập vai học thuộc lời thoại, nắm vững cách thể hiện
tình cảm, thái độ, cử chỉ, giọng nói ... của từng nhân vật.
Lời thoại của các nhân vật:
- Đông: Chị là người sung sướng nhất đấy! Ai cũng yêu chị. Chị về, vườn
cây nào cũng đâm chồi nảy lộc.
- Xuân : Nhưng phải có nắng của em Hạ, cây trong vườn mới đơm trái
ngọt.Có em Hạ, các cô cậu học trò mới được nghỉ hè.

12 / 16


Một số biện pháp rèn kĩ năng nói trong giờ kể chuyện cho học sinh lớp 2
- Hạ: Thế mà thiếu nhi lại thích em Thu nhất. Không có Thu, làm sao có
vườn bưởi chín vàng, có đêm trăng rằm rước đèn , phá cỗ...
- Thu: Có em mới có bập bùng bếp lửa nhà sà, có giấc ngủ ấm trong chă.
Sao lại không thích em được?
- Bà Đất: Các cháu mỗi người một vẻ. Xuân làm cho cây lá tươi tốt.Hạ
cho trái ngọt hoa thơm. Thu làm cho trời xanh cao, cho học sinh nhớ ngày tựu
trường. Còn cháu Đông, ai mà ghét cháu được! Cháu có công ấp ủ mầm sống để
xuân về cây cối đâm chồi nảy lộc. Các cháu đều có ích, đều đáng yêu.
Trước hết học sinh đóng vai và kể trong nhóm.Đại diện các nhóm thi kể
trước lớp.
Các nhóm kể xong, bình chọn những cá nhân và nhóm kể hay để tuyên
dương, khen thưởng.
Với phương pháp này tôi thường xuyên yêu cầu học sinh thay đổi để đóng
các vai trong câu chuyện. Nhờ vậy, những em nhút nhát, sợ sệt, trước tập thể
đã có sự tiến bộ, mạnh dạn hơn, khi nói lời của các nhân vật các em nói rõ ràng
hơn đồng thời thể hiện trên khuôn mặt cử chỉ vui tươi hơn.
6. Kết quả:
6.1. Đối với học sinh:
- Các em đã biết kể lại câu chuyện rất tốt, lưu loát, biết thay đổi giọng kể
phù hợp với nội dung câu chuyện, biết sử dụng điệu bộ, cử chỉ để hỗ trợ cho lời kể.
- Bước đầu kĩ năng nói của các em được nâng lên rõ rệt, thể hiện khi học
ở phân môn khác như phân môn Tập làm văn, Luyện từ và câu.....
- Học sinh hứng thú hơn trong tiết học. Chất lượng phân môn Kể chuyện
cùng các môn học khác đạt được hiệu quả cao.
6.2. Đối với giáo viên:
- Giáo viên tự học tập và nâng cao tay nghề khi sử dụng đồ dùng dạy học

không chỉ với phân môn Kể chuyện mà còn ở các môn học khác.
- Tích cực, chủ động sáng tạo hơn thông qua các hình thức dạy học.

13 / 16


Một số biện pháp rèn kĩ năng nói trong giờ kể chuyện cho học sinh lớp 2

*Kết quả cụ thể:
Lớp 2
SS:
63HS

ĐẦU HỌC KÌ I
CU I HỌC KÌ II

HS kể rất tốt,
lưu loát, biết
thay đổi giọng
kể phù hợp
với nội dung
câu chuyện

HS kể tốt
biết thay đổi
giọng kể phù
hợp với nội
dung câu
chuyện


HS kể tốt
có kết hợp
điệu bộ cử
chỉ

7 = 11 %

10 = 16%

10 = 16 % 22 = 35 %

14= 22 %

10 = 16 %

13 =21%

15 =24%

7 = 11 %

14 / 16

HS biết kể ở
mức độ hoàn
thành

18 = 28 %

HS kể chưa

lưu loát


Một số biện pháp rèn kĩ năng nói trong giờ kể chuyện cho học sinh lớp 2
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
I. Kết luận
Qua quá trình trực tiếp giảng dạy lớp 2 với chương trình đổi mới tôi rút ra
một số kinh nghiệm sau: việc rèn kĩ năng nói cho học sinh qua phân môn kể
chuyện là rất quan trọng và cần thiết. Việc áp dụng một số biện pháp để rèn kĩ
năng nói cho học sinh nêu trên. Tôi tin rằng kinh nghiệm này có thể áp dụng đối
với tất cả các tiết kể chuyện, các đối tượng học sinh từ lớp 1 đến lớp 5. Không
những thế nó còn có thể vận dụng vào dạy các tiết học của các môn học khác để
giờ dạy- giờ học của học sinh đạt hiệu quả cao.
Với phương châm lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên là người chỉ đạo,
hướng dẫn, còn học sinh là người thực hiện triển khai công việc, tôi nghĩ trong giờ
dạy, giáo viên nên tạo ra trong lớp học một không khí sôi nổi thoải mái.
Giáo viên nên dùng các hình thức động viên, khuyến khích các em, đặc
biệt là đối với những em rụt rè, chưa tự tin. Bởi lẽ ai cũng biết hoạt động giao
tiếp là hoạt động có ý nghĩa sống còn đối với xã hội. Giao tiếp đối với học sinh
Tiểu học là vô cùng cần thiết.
Việc rèn kĩ năng nói trong giờ kể chuyện cũng vậy, nó giúp các em khi
tiếp xúc với bạn bè, với thầy cô, với người thân một cách tự nhiên hơn, thân mật
hơn và tự tin hơn rất nhiều.
II Khuyến nghị:
Cần chuẩn bị trang phục cho tiết kể chuyện theo lối phân vai để học sinh
nhập vai sinh động hơn, gây hứng thú học tập hơn.
Chuẩn bị tranh vẽ phóng to, tô màu như sách giáo khoa cho học sinh khi kể.
Tổ chức các cuộc thi kể chuyện theo từng chủ đề để khuyến khích học sinh
kể sáng tạo.
Trên đây là kinh nghiệm tôi đã thực hiện và áp dụng trong quá trình dạy

học. Muốn làm tốt được điều này đòi hỏi mỗi giáo viên chúng ta phải luôn chịu khó
tự tìm tòi học hỏi và đặc biệt phải có lòng yêu nghề, mến trẻ, nhất định chúng ta sẽ
tìm được biện pháp thích hợp để rèn kĩ năng nói cho học sinh trong tất cả các tiết
học, nhất là tiết kể chuyện.
T«i rÊt mong nhËn ®-îc sù quan t©m, ®ãng gãp bæ xung ý kiÕn cña c¸c ®ång
chÝ chỉ bảo của hội đồng khoa học để giúp việc dạy kể chuyện tốt hơn.
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép của người khác.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 28 tháng 3 năm 2016
15 / 16


Một số biện pháp rèn kĩ năng nói trong giờ kể chuyện cho học sinh lớp 2

TÀI LIỆU TH M KHẢO
1.
2.
3.
4.

Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2.
Sách giáo viên môn Tiếng Việt - Nhà xb Giáo dục.
Phương pháp dạy học môn Tiếng Việt lớp 2- Nhà xb Giáo dục.
Sách thiết kế dạy học môn Tiếng Việt lớp 2- Nhà xb Đại học Quốc gia.

16 / 16


Một số biện pháp rèn kĩ năng nói trong giờ kể chuyện cho học sinh lớp 2
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦ HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SKKN

………………………………………………………………………….…………
………………………………………………………………………….…………
………………………………………………………………………….…………
………………………………………………………………………….…………
………………………………………………………………………….…………
………………………………………………………………………….…………
………………………………………………………………………….…………
………………………………………………………………………….…………
………………………………………………………………………….…………
………………………………………………………………………….…………
………………………………………………………………………….…………
………………………………………………………………………….…………
………………………………………………………………………….…………
………………………………………………………………………….…………
………………………………………………………………………….…………
………………………………………………………………………….…………
………………………………………………………………………….…………
………………………………………………………………………….…………
………………………………………………………………………….…………
………………………………………………………………………….…………
………………………………………………………………………….…………
………………………………………………………………………….…………
………………………………………………………………………….…………



×