Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

bước đầu tìm hiểu phương thức bóc lột giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.17 KB, 21 trang )

Bước đầu tìm hiểu phương thức bóc lột giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản
MỤC LỤC
A. Phần mở đầu 2
1. Lý do chọn đề tài 2
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 3
3. Mục đích và nhiệm vụ 3
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 4
6. Kết cấu tiểu luận 5
B. Nội dung 6
I. Những vấn đề lý luận về giá trị thặng dư 6
1. Quan điểm của Mác−Ăngghen, chủ nghĩa Mác−Lênin về giá trị
thặng dư 6
a. Quan điểm của Mác−Ăngghen về giá trị thặng dư 6
b. Quan điểm của Lênin về giá trị thặng dư 7
2. Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư 8
a. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối 9
b. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối 10
II. Vấn đề bóc lột giá trị thặng dư của giai cấp công nhân trong
chủ nghĩa tư bản.

11
1. Lịch sử hình thành chủ nghĩa tư bản 11
2. Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu 13
3. Thực trạng của vấn đề bóc lột GTTD của giai cấp công nhân trong
CNTB.
GVHD: Hoàng Thị Kim Liên -1- SVTH: Ngô Thị Thùy
Bước đầu tìm hiểu phương thức bóc lột giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản

15
4. Giải pháp 17


C. Kết luận 20
D. Tài liệu tham khảo 21
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong mọi xã hội, sức lao động là yếu tố sản xuất chủ yếu, và chính lao
động tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân hàng hóa sức
lao động. Khi sức lao động trở thành hàng hóa thì tiền tệ mang hình thái là
tư bản và gắn liền với nó là một quan hệ sản xuất mới xuất hiện: quan hệ
giữa nhà tư bản và lao động làm thuê. Thực chất của mối quan hệ này là nhà
tư bản chiếm đoạt giá trị thặng dư của công nhân làm thuê. Và để đạt được
mục đích tối đa của mình, các nhà tư bản đã mua sức lao động của người
công nhân kết hợp với tư liệu sản xuất để sản xuất ra sản phẩm và thu về giá
trị thặng dư. Cho nên giá trị thặng dư là nguồn gốc hình thành nên thu nhập
của các nhà tư bản và các giai cấp bóc lột trong chủ nghĩa tư bản.
Các nhà kinh tế học tư sản thường cho rằng mọi công cụ lao động, mọi tư
liệu sản xuất đều là tư bản. Thực ra bản thân tư liệu sản xuất không phải là
tư bản, nó chỉ là yếu tố cơ bản của sản xuất trong bất cứ xã hội nào. Tư liệu
sản xuất chỉ trở thành tư bản khi nó trở thành tài sản của các nhà tư bản và
được dùng để bóc lột lao động làm thuê. Ta có thể định nghĩa chính xác: tư
bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột lao động không
công của công nhân làm thuê. Và giá trị thặng dư là phần giá trị mới dôi ra
ngoài giá trị sức lao động do công nhân làm thuê tạo ra, bị nhà tư bản chiếm
không và là nguồn gốc làm giàu của các nhà tư bản. Như vậy, sản xuất giá
trị thặng dư là quy luật kinh tế tuyệt đối của phương thức sản xuất tư bản
GVHD: Hoàng Thị Kim Liên -2- SVTH: Ngô Thị Thùy
Bước đầu tìm hiểu phương thức bóc lột giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản
chủ nghĩa, là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa tư bản, là nội
dung chính của quy luật thặng dư.
Việc nghiên cứu phạm trù giá trị thặng dư có vai trò và ý nghĩa rất quan
trọng. Nó quyết định các mặt chủ yếu, các quá trình kinh tế chủ yếu của chủ

nghĩa tư bản. Nó là động lực vận động, phát triển của chủ nghĩa tư bản, đồng
thời nó cũng làm cho mọi mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản ngày càng sâu
sắc, đưa đến sự thay thế tất yếu chủ nghĩa tư bản bằng một xã hội khác cao
hơn. Trong thế kỉ XX đã có nhiều công trình khoa học luận giải về vấn đề
giá trị thặng dư và bóc lột, thế nhưng sự hiểu biết về vấn đề này có lẽ còn ít.
Vì tất cả những lý do trên nên tôi quyết định tìm hiểu về phương thức bóc lột
giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản và lấy đó làm đề tài nghiên cứu cho bài
tiểu luận của mình.
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Giá trị thặng dư và bóc lột là vấn đề có thật, có từ lâu, và nó trở thành
vấn đề lớn của nhân loại. Trong thế kỉ XX, đã có nhiều công trình khoa học
luận giải về giá trị thặng dư và bóc lột như Nhà nghiên cứu Khoa học xã hội,
PGS-TS Trần Trọng Đăng Đàn nghiên cứu vấn đề nhận thức nội hàm khái
niệm giá trị thặng dư; giá trị thặng dư và bóc lột – nhìn từ góc độ pháp luật
của Ngô Đạt, tạp chí KHPL số 2(33)/2006; Ý nghĩa ngày nay của học thuyết
về giá trị thặng dư của C.Mác, GS-TS Bùi Ngọc Chưởng…Tuy nhiên do
trình độ kiến thức có hạn và thời gian không cho phép nên bài nghiên cứu
của tôi còn hạn chế, tôi chỉ xin góp một phần nhỏ để nhân loại có thể hiểu
thêm về cách mà nhà tư bản sử dụng để bóc lột giá trị thặng dư và đưa ra
một số giải pháp nhằm hạn chế việc bóc lột giá trị thặng dư của giai cấp
công nhân trong chủ nghĩa tư bản, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống
của người công nhân trong giai đoạn hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ
GVHD: Hoàng Thị Kim Liên -3- SVTH: Ngô Thị Thùy
Bước đầu tìm hiểu phương thức bóc lột giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản
• Mục đích:
− Tìm hiểu về phương thức bóc lột giá trị thặng dư
• Nhiệm vụ:
− Làm rõ những vấn đề lý luận về giá trị thặng dư
− Tìm hiểu phương pháp sản xuất giá trị thặng dư

− Tìm hiểu thực trạng việc bóc lột giá trị thặng dư của giai cấp công nhân
trong chủ nghĩa tư bản.
− Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu việc bóc lột giá trị thặng dư.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
• Cơ sở lý luận:
− Học thuyết về giá trị thặng dư trong chủ nghĩa Mác-Lênin
• Phương pháp:
− Sử dụng học thuyết về giá trị thặng dư trong chủ nghĩa Mác-Lênin nhằm
nghiên cứu hệ thống lí luận về phương thức bóc lột giá trị thặng dư trong
chủ nghĩa tư bản, vận dụng nó để đề ra giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng cuộc sống của người công nhân.
− Đọc và phân tích những tài liệu liên qua đến giá trị thặng dư và phương
thức bóc lột giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản.
− Sử dụng các qui tắc diễn dịch, qui nạp nhằm trình bày nội dung bài tiểu
luận.
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
• Ý nghĩa khoa học:
− Khẳng định sự tiến bộ của lịch sử, sự phát triển lực lượng sản xuất của chủ
nghĩa tư bản.
− Lực lượng sản xuất phát triển dẫn đến năng suất lao động cao.
− Vạch rõ bản chất sự bóc lột giai cấp công nhân trong chủ nghĩa tư bản.
GVHD: Hoàng Thị Kim Liên -4- SVTH: Ngô Thị Thùy
Bước đầu tìm hiểu phương thức bóc lột giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản
• Ý nghĩa thực tiễn:
− Trong điều kiện hiện tại tăng năng suất lao động là biện pháp cơ bản lâu
dài vì nó không vấp phải giới hạn về ngày tự nhiên và sức lực của con
người.
− Thấy được bản chất bóc lột giá trị thặng dư của chủ nghĩa tư bản.
− Có những giải pháp nhằm nâng cao đời sống của người công nhân.
6. Kết cấu tiểu luận:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, nội dung
gồm: 2 phần và 6 mục
GVHD: Hoàng Thị Kim Liên -5- SVTH: Ngô Thị Thùy
Bước đầu tìm hiểu phương thức bóc lột giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản
B. NỘI DUNG
I. Những vấn đề lý luận về giá trị thặng dư.
1. Quan điểm của Mác−Ăngghen, chủ nghĩa Mác-Lênin về giá trị
thặng dư.
a. Quan điểm của chủ nghĩa Mác–Ăngghen về giá trị thặng dư
Lý luận giá trị thặng dư là một trong những phát hiện vĩ đại của C.Mác.
Nhưng, để nhận thức đúng bản chất khoa học của lý luận này cần đặt nó
trong điều kiện cụ thể của từng quốc gia, dân tộc (trong từng giai đoạn lịch
sử nhất định). Sinh thời, chính Ph.Ăngghen đã khẳng định: nhờ hai phát
hiện: chủ nghĩa duy vật lịch sử và lý luận giá trị thặng dư, chủ nghĩa xã hội
đã trở thành một khoa học và giờ đây vấn đề trước hết là phải tiếp tục nghiên
cứu nó trong mọi chi tiết và mọi mối quan hệ tương hỗ của nó. Ăngghen đã
đề cập đến mối quan hệ giữa cái bất biến và cái khả biến trong việc nghiên
cứu lý luận giá trị thặng dư. Cái bất biến chính là tính khoa học bền vững
của lý luận giá trị thặng dư, nhưng tính khoa học đó cần phải được vận dụng
sáng tạo và phải đặt trong những điều kiện lịch sử nhất định của thực tiễn
sinh động.
Theo quan điểm của C.Mác thì trong xã hội tư bản không có bất kỳ một
nhà tư bản nào chỉ đóng vai trò người bán sản phẩm mà lại không phải là
người mua các yếu tố sản xuất. Vì vậy khi anh ta bán hàng hoá cao hơn giá
trị vốn của nó thì khi mua các yếu tố sản xuất ở đầu vào các nhà tư bản khác
cũng bán cao hơn giá trị và như vậy cái được lợi khi bán sẽ bù cho cái thiệt
hại khi mua. Cuối cùng vẫn không tìm thấy nguồn gốc sinh ra ∆T.
Nếu hàng hoá được bán thấp hơn giá trị thì số tiền mà người đó sẽ được
lợi khi là người mua cũng chính là số tiền mà người đó sẽ mất đi khi là
người bán. Như vậy, việc sinh ra ∆T không thể là kết quả của việc mua hàng

thấp hơn giá trị của nó. Giả định có một số người nhờ mánh khóe mà chuyên
GVHD: Hoàng Thị Kim Liên -6- SVTH: Ngô Thị Thùy
Bước đầu tìm hiểu phương thức bóc lột giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản
mua được rẻ bán được đắt thì như C.Mác nói điều đó chỉ có thể là giải thích
được sự làm giàu của những thương nhân cá biệt chứ không thể giải thích
được sự làm giàu của toàn bộ giai cấp các nhà tư bản. Bởi vì tổng số giá trị
trước lúc trao đổi cũng như trong và sau khi trao đổi không thay đổi mà chỉ
có phần giá trị nằm trong tay mỗi bên trao đổi là thay đổi.
Như vậy, nếu người ta thay đổi những vật ngang giá thì không sinh ra giá
trị thặng dư, và nếu người ta trao đổi những vật không ngang giá thì cũng
không sinh ra giá trị thặng dư. Lưu thông không tạo ra giá trị mới. Nhưng
nếu người có tiền không tiếp xúc gì với lưu thông tức là đứng ngoài lưu
thông thì không thể làm cho tiền của mình lớn lên được.
“Vậy thì tư bản không thể xuất hiện từ lưu thông và cũng không thể xuất
hiện ở bên ngoài lưu thông. Nó phải xuất hiện trong lưu thông”.
b. Quan điểm của Lênin về giá trị thặng dư
Trên cơ sở nghiên cứu nền kinh tế Nga, Lênin đã chỉ rõ rằng giai cấp
công nhân là giai cấp những người sản xuất ra hàng hóa, tạo ra giá trị
thặng dư và là giai cấp làm thuê. Ngoài việc bị tư bản địa chủ bóc lột,
người lao động còn phải chịu ách nô dịch, sự cướp bóc của tư bản thương
mại và tư bản cho vay nặng lãi.
Đồng thời, trên cơ sở nghiên cứu nền kinh tế Nga, Lênin cũng đã làm
phong phú thêm, bằng những luận điểm mới, những phần khác của chính
trị kinh tế học về chủ nghĩa tư bản, đặc biệt là lý luận về sự phát sinh và
phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, về sự chuyển hóa
của kinh tế hàng hóa giản đơn thành kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa.
Lênin cũng đã chỉ ra rằng dưới ách thống trị của tư bản, quần chúng
nhân dân bị đẩy vào vòng bị bóc lột và bần cùng, rằng con đường duy
nhất để thoát khỏi ách nô dịch của bọn địa chủ và xiềng xích của chủ
nghĩa đế quốc là con đường làm cách mạng, là nhân dân phải tự đứng lên

GVHD: Hoàng Thị Kim Liên -7- SVTH: Ngô Thị Thùy
Bước đầu tìm hiểu phương thức bóc lột giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản
đòi quyền lợi về cho mình.
Cần phải có nhận thức mới; như vậy, mới có thể
tìm thấy hạt nhân hợp lý của lý luận giá trị thặng dư trong hoàn cảnh lịch sử
hiện nay. Chính Lênin cũng đã căn dặn rằng: Chúng ta không hề coi lý luận
của Mác như là cái gì đó đã xong xuôi và bất khả xâm phạm; trái lại, chúng
ta tin rằng lý luận đó chỉ đặt nền móng cho môn khoa học mà người đời sau
cần phát triển hơn nữa về mọi mặt, nếu họ không muốn trở thành lạc hậu đối
với cuộc sống. Rõ ràng, những chỉ dẫn đó của những nhà sáng lập ra chủ
nghĩa Mác−Lênin đã cho chúng ta thấy, những thế hệ sau Mác phải nghiên
cứu, xem xét, bổ sung, hoàn chỉnh chủ nghĩa Mác nói chung, lý luận giá trị
thặng dư nói riêng cho phù hợp với những điều kiện, những mối quan hệ
hiện thực cụ thể, chứ không phải là để phê phán, phủ nhận nó.
2. Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư.
Mỗi phương thức sản xuất có một quy luật kinh tế tuyệt đối, quy luật
phản ánh mối quan hệ kinh tế bản chất nhất của phương thức sản xuất đó.
Theo C.Mác, chế tạo ra giá trị thặng dư, đó là quy luật tuyệt đối của phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Thật vậy, giá trị thặng dư phần giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao
động do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không, phản ánh
mối quan hệ kinh tế bản chất nhất của chủ nghĩa tư bản – quan hệ tư bản bóc
lột lao động làm thuê. Giá trị thặng dư do lao động không công của công
nhân tạo ra là nguồn gốc làm giàu của các nhà tư bản.
Mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa không phải là giá trị sử dụng mà
là sản xuất ra giá trị thặng dư, là nhân giá trị lên. Theo đuổi giá trị thặng dư
tối đa là mục đích và động cơ thúc đẩy sự hoạt động của mỗi nhà tư bản,
cũng như của toàn bộ xã hội tư bản. Do vậy mà các nhà tư bản dùng nhiều
phương pháp để tăng khối lượng giá trị thặng dư. Những phương pháp cơ
GVHD: Hoàng Thị Kim Liên -8- SVTH: Ngô Thị Thùy

Bước đầu tìm hiểu phương thức bóc lột giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản
bản để đạt được mục đích đó là tạo ra giá trị thặng dư tuyệt đối và tạo ra giá
trị thặng dư tương đối.
a. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối
Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là phương pháp sản xuất
giá trị thặng dư bằng cách kéo dài thời gian lao động tất yếu; trong khi năng
suất lao động, giá trị sức lao động và thời gian lao động tất yếu là không
thay đổi.
Trong giai đoạn phát triển đầu tiên của sản xuất tư bản chủ nghĩa, khi kỹ
thuật còn thấp, tiến bộ chậm chạp thì phương pháp chủ yếu mà các nhà tư
bản dùng để tăng giá trị thặng dư đó là kéo dài ngày lao động của công nhân,
trong điều kiện thời gian lao động tất yếu không thay đổi.
Giả sử thời gian lao động là 8 giờ trong đó 4 giờ là thời gian lao động tất
yếu và 4 giờ là thời gian lao động thặng dư, khi đó trình độ bóc lột của nhà
tư bản là 100%. Giả sử nhà tư bản kéo dài ngày lao động thêm 2 giờ, trong
khi thời gian lao động tất yếu không đổi, vẫn là 4 giờ. Khi đó thời gian lao
động thặng dư tăng lên một cách tuyệt đối, vì thế giá trị thặng dư cũng tăng
lên, trình độ bóc lột tăng lên đạt 150% (m’=150%).
Với lòng tham không đáy, nhà tư bản tìm mọi cách kéo dài ngày lao động
để nâng cao trình độ bóc lột. Nhưng dưới chế độ tư bản chủ nghĩa mặc dù
sức lao động của công nhân là hàng hóa, nhưng nó tồn tại trong cơ thể sống
con người vì vậy mà người công nhân cần có thời gian để ăn, ngủ, nghỉ ngơi,
giải trí…để phục hồi sức khỏe nhằm tái sản xuất lao động. Mặt khác, sức lao
động là thứ hàng hóa đặc biệt vì vậy ngoài yếu tố vật chất người công nhân
đòi hỏi phải có thời gian cho nhu cầu sinh hoạt về tinh thần, vật chất, cũng
như tôn giáo của mình. Ngoài ra, việc kéo dài ngày lao động còn vấp phải sự
phản kháng của giai cấp công nhân. Còn giới hạn dưới của ngày lao động
không thể bằng thời gian lao động tất yếu, tức là thời gian lao động thặng dư
GVHD: Hoàng Thị Kim Liên -9- SVTH: Ngô Thị Thùy
Bước đầu tìm hiểu phương thức bóc lột giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản

bằng không. Như vậy, về mặt kinh tế, ngày lao động phải dài hơn thời gian
lao động tất yếu, nhưng không thể vượt quá giới hạn về thể chất và tinh thần
của người lao động.
Do giới hạn về ngày tự nhiên, về sức lực con người, mặt khác còn do đấu
tranh quyết liệt của giai cấp công nhân đòi giai cấp tư sản phải rút ngắn thời
gian lao động trong ngạy. Chính vì vậy mà giai cấp tư sản phải chuyển sang
một phương pháp bóc lột mới tinh vi hơn, đó là phương pháp bóc lột giá trị
thặng dư tương đối.
b. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối
Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối là phương pháp sản xuất
giá trị thặng dư do rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng cách hạ thấp giá
trị sức lao động, nhờ đó tăng thời gian lao động thặng dư lên trong điều kiện
độ dài ngày lao động, cường độ lao động không đổi.
Giả sử ngày lao động 8 giờ, trong đó 4 giờ là thời gian lao động tất yếu
và 4 giờ là thời gian lao động thặng dư , trình độ bóc lột 100%.Giả thiết rằng
công nhân chỉ cần 2 giờ lao động đã tạo ra được một giá trị bằng giá trị sức
lao động của mình. Do đó mà tỷ lệ phân chia ngày lao động thành thời gian
lao động cần thiết và thời gian lao động giá trị thặng dư trong trường hợp đó
cũng không thay đổi. Khi đó thời gian lao động cần thiết là 2 giờ, thời gian
lao động thặng dư là 6 giờ, trình độ bóc lột của nhà tư bản lúc này là 300%
(m’=300%).
Như vậy để có thể giảm thời gian lao động cần thiết để từ đó gia tăng
tương ứng phần thời gian lao động thặng dư thì các nhà tư bản cần tìm mọi
biện pháp để tăng năng suất lao động trong những ngành sản xuất tư liệu
sinh hoạt. Đồng thời nâng cao năng suất lao động xã hội trong những ngành,
những lĩnh vực sản xuất ra vật phẩm tiêu dùng để nuôi sống người công
nhân.
GVHD: Hoàng Thị Kim Liên -10- SVTH: Ngô Thị Thùy
Bước đầu tìm hiểu phương thức bóc lột giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản
Nếu trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản, sản xuất giá trị thặng dư

tuyệt đối là phương pháp chủ yếu, thì đến giai đoạn sau, khi kĩ thuật phát
triển, sản xuất giá trị thặng dư tương đối là phương pháp chủ yếu. Lịch sử
phát triển của lực lượng sản xuất và của năng suất lao động xã hội dưới chủ
nghĩa tư bản đã trải qua ba giai đoạn: hợp tác giản đơn, công trường thủ
công và đại công nghiệp cơ khí, đó cũng là quá trình nâng cao trình độ bóc
lột giá trị thặng dư tương đối.
Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư nói trên được các nhà tư bản
sử dụng kết hợp với nhau để nâng cao trình độ bóc lột công nhân làm thuê
trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản. Dưới chủ nghĩa tư bản, việc
áp dụng máy móc không phải là để giảm nhẹ cường độ lao động của công
nhân, mà trái lại tạo điều kiện để tăng cường độ lao động. Ngày nay việc tự
động hóa sản xuất làm cho cường độ lao động tăng lên, nhưng dưới hình
thức mới, sự căng thẳng của thần kinh thay thế cho cường độ lao động cơ
bắp.
Tóm lại, hai phương thức cơ bản mà nhà tư bản sử dụng để sản xuất ra
giá trị thặng dư đó là phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối và sản
xuất giá trị thặng dư tuyệt đối. Giữa hai phương pháp này có điểm giống
nhau là đều làm tăng thời gian lao động thặng dư của người công nhân,
không chỉ đủ nuôi sống mình mà còn tạo ra phần thặng dư. Song, hai
phương pháp này có sự khác nhau về cách thức làm tăng thời gian lao động
thặng dư.
II. Vấn đề bóc lột giá trị thặng dư của giai cấp công nhân trong chủ
nghĩa tư bản.
1. Lịch sử hình thành chủ nghĩa tư bản.
Chủ nghĩa tư bản ra đời đã phải trải qua giai đoạn tích lũy ban đầu từ hai
yếu tố là vốn và lao động làm thuê. Tầng lớp quý tộc và tư sản đã dùng mọi
GVHD: Hoàng Thị Kim Liên -11- SVTH: Ngô Thị Thùy
Bước đầu tìm hiểu phương thức bóc lột giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản
thủ đoạn từ cướp bóc, buôn bán, đến bần cùng hoá, tước đoạt tư liệu sản
xuất của nông dân. Cuối cùng, đã xuất hiện các hình thức kinh doanh tư bản

chủ nghĩa trong các ngành kinh tế thủ công nghiệp, nông nghiệp, thương
nghiệp. Do đó, các giai cấp mới được hình thành: giai cấp tư sản vốn là
những ông chủ các công trường thủ công, chủ ngân hàng, chủ trang trại;
những người lao động bị bóc lột trở thành người vô sản.
Điều kiện cơ bản để dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa tư bản là sự phát
triển của kinh tế hàng hoá; tuy nhiên, cần phải trải qua quá trình tích lũy tư
bản.
Quá trình tích luỹ tư bản được thực hiện bằng nhiều biện pháp.
Sau các cuộc phát kiến địa lí rầm rộ, cac tầng lớp quý tộc và thương nhân ra
sức cướp bóc của cải của các nước thuộc địa ở châu Mĩ, châu Phi và châu Á
đem về Tây Âu.
Người Bồ Đào Nha chuyên chở về nước nhiều vàng, hàng hoá quý hiếm
và hương liệu mà họ kiếm được từ châu Phi, Ấn Độ.Việc buôn bán nô lệ
đem lại lợi nhuận đặc biệt. Từ năm 1442, người ta đã bắt đầu xuất cảng nô lệ
da đen đến Bồ Đào Nha. Tầng lớp thương nhân nắm độc quyền thương mại,
vừa buôn bán, vừa đánh cướp các đoàn thuyền của các nước khác. Thậm chí,
bằng sức mạnh quân sự và những chính sách đe doạ, họ đã mua được những
hàng hóa với giá cả cực kì rẻ mạt.
Bọn quý tộc phong kiến và giai cấp tư sản còn dùng cả bạo lực để cướp
đoạt ruộng đất của nông dân.
Ở nhiều nơi diễn ra phong trào “rào đất cướp ruộng”, nông dân bị đuổi đi,
còn ruộng của họ thì biến thành các đồng cỏ chăn cừu. Hàng vạn nông dân
trở thành người lang thang, buộc phải đi làm thuê trong các xí nghiệp của
giai cấp tư sản. Nhiều người vì các khoản đóng góp quá nặng nề, vì sách
nhiễu của bọn quan lại, vì nợ nần… đã bị phá sản. Ngay ở thành thị, nhiều
GVHD: Hoàng Thị Kim Liên -12- SVTH: Ngô Thị Thùy
Bước đầu tìm hiểu phương thức bóc lột giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản
thợ thủ công do vay lãi, do thuế khoá cũng bị tước đoạt tư liệu sản xuất và
phải đi làm thuê.
Như vậy, quá trình tích luỹ ban đầu là quá trình tập trung vốn vào tay một

số ít người, đồng thời cũng là quá trình tước đoạt tư liệu sản xuất của nhân
dân lao động, chủ yếu là nông dân, biến họ thành những người làm thuê.
Công cuộc tích luỹ ban đầu của chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu được tiến hành
bằng một lối phá hoại tàn nhẫn, tích lũy dần tư liệu cuối cùng hình thành nên
chủ nghĩa tư bản.
2. Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu
Từ thế kỉ XVI, sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá đã làm cho quan hệ
sản xuất phong kiến bắt đầu tan rã. Tô tiền thay thế cho tô hiện vật và nhiều
nghĩa vụ khác. Người ta có thể dùng tiền để chuộc lại tự do cho nông nô.
Nông nô, sau khi được giải phóng, trở thành người lĩnh canh ruộng đất, nộp
tô tiền cho địa chủ. Quý tộc phong kiến ngày càng sa sút, nghèo túng.
Sự giải thể của quan hệ sản xuất phong kiến, cùng với những tiến bộ về
khoa học – kỹ thuật, đã tạo điều kiện cho quan hệ sản xuất chủ nghĩa tư bản
hình thành.
Nhờ có quá trình tích luỹ tư bản ban đầu ở Tây Âu đã xuất hiện những
hình thức kinh doanh chủ nghĩa tư bản.
Nhiều công trường thủ công đã xuất hiện thay thế cho các phường hội.
Quy mô của các công trường thủ công nói chung hãy còn nhỏ, khoảng trên
100 công nhân; nhưng đã có sự phân công lao động, chuyên môn hoá theo
dây chuyền sản xuất, mỗi người thợ chỉ làm một số thao tác trong cả dây
chuyền mà thôi.
Quan hệ giữa người chỉ huy, quản lý xí nghiệp với công nhân là quan hệ
giữa chủ và thợ. Toàn bộ nhà xưởng, công cụ và nguyên liệu là của chủ, còn
GVHD: Hoàng Thị Kim Liên -13- SVTH: Ngô Thị Thùy
Bước đầu tìm hiểu phương thức bóc lột giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản
người sản xuất thì phải bán sức lao động. Ở đây,chủ công trường thủ công là
nhà tư bản chiếm được nhiều lợi nhuận, còn thợ thì bị bóc lột.
Trong nông nghiệp, do sự thay đổi trong việc sử dụng ruộng đất, cơ cấu
giai cấp ở nông thôn cũng thay đổi. Quan hệ lãnh chúa – nông nô trước kia
được thay thế bằng quan hệ chủ trại ấp – công nhân nông nghiệp.

Ở nông thôn, nền sản xuất nhỏ của nông dân dần bị xoá bỏ và thay thế
bằng hình thức đồn điền hay trang trại, sản xuất theo quy mô lớn để cung
cấp cho thị trường. Người lao động (trồng trọt hay chăn nuôi) trở thành công
nhân nông nghiệp theo chế độ làm công, ăn lương. Bọn quý tộc phong kiến
cũng chuyển sang kinh doanh ruộng đất theo hình thức trang trại, bóc lột
công nhân nông nghiệp và trở thành tầng lớp quý tộc mới.
Trong ngành thương nghiệp, các thương hội trung đại được thay thế bằng
các công ti thương mại. Các công ti này hoạt động trên cơ sở hùn vốn, vừa
buôn bán, vừa cướp bóc. Thương mại quốc tế phát triển rộng rãi. Hội chợ
quốc tế là nơi giao lưu của các thương khách từ nhiều nước khác nhau. Các
tuyến buôn bán đường dài được hình thành.
Từ những thay đổi trên, xã hội Tây Âu có sự biến đổi, các giai cấp mới
được hình thành. Những thợ cả, thương nhân, thị dân giàu có, quý tộc mới
chuyển sang kinh doanh, dần trở thành các ông chủ của các công trường thủ
công, các tàu buôn lớn, các ngân hàng và các trang trại. Họ làm thành giai
cấp tư sản, bóc lột những người làm thuê, nắm nhiều của cải; mặc dù chưa
có địa vị chính trị trong xã hội phong kiến nhưng họ đại diện cho nền sản
xuất mới tiến bộ. Những người lao động làm thuê thì đông, đó là những
người vô sản. Họ bị bóc lột thậm tệ, sau này đi theo giai cấp tư sản đấu tranh
chống phong kiến.
Tuy mới ra đời và còn nhiều non yếu nhưng chủ nghĩa tư bản đã tỏ ra
hơn hẳn chế độ phong kiến về nhiều mặt, có những ảnh hưởng lớn lao đối
GVHD: Hoàng Thị Kim Liên -14- SVTH: Ngô Thị Thùy
Bước đầu tìm hiểu phương thức bóc lột giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản
với toàn xã hội thời bấy giờ. Tuy nhiên, nếu xem xét lịch sử của thế giới với
những cuộc chiến tranh, cũng như nghiên cứu bản chất của chủ nghĩa tư bản
chúng ta sẽ thấy có những điều rất lý thú. Mác đã khẳng định mục đích cao
nhất của chủ nghĩa tư bản là lợi nhuận và để đạt được mục đích siêu lợi
nhuận thì chủ nghĩa tư bản sẽ không từ một thủ đoạn nào kể cả phải lên giá
treo cổ. Đây là một chân lý mà kể cả những nhà nghiên cứu tâm lý, kinh tế

học và triết học ở những nước tư bản cũng phải thừa nhận.
3. Thực trạng của vấn đề bóc lột GTTD của giai cấp công nhân
trong CNTB.
Bóc lột giá trị thặng dư là hiện tượng nhà tư bản chiếm một phần giá trị
mới do người công nhân tạo ra. Nguyên nhân là, nhà tư bản được quyền sở
hữu toàn bộ giá trị mới do công nhân tạo ra, nhưng vì nhà tư bản phải trả cho
công nhân một phần bằng đúng giá trị sức lao động, thế nên, phần giá trị
thặng dư mà nhà tư bản được hưởng bằng giá trị mới trừ giá trị sức lao động.
Nhà tư bản là những người có tư liệu sản xuất, nắm trong tay tài sản và là
giai cấp thống trị. Còn công nhân là những người không có tư liệu sản xuất,
phải bán sức lao động của mình cho các nhà tư bản, phải đi làm thuê trong
các xí nghiệp của giai cấp tư sản. Người công nhân được xem như là công cụ
giúp nhà tư bản hái ra tiền. Vì vậy mà trong quá trình sản xuất nhà tư bản
tìm mọi cách kéo dài ngày lao động để nâng cao trình độ bóc lột, bóc lột giá
trị thặng dư được nhà tư bản thực hiện bằng sự gia tăng giá trị thặng dư tuyệt
đối và sản xuất ra giá trị thặng dư tương đối, tức là kéo dài tuyệt đối thời
gian của ngày lao động, rút ngắn thời gian lao động cần thiết để sản xuất
từng sản phẩm và tăng tương ứng thời gian lao động thặng dư. Việc tăng giá
trị thặng dư còn được một số nhà tư bản thực hiện bằng cách hạ thấp giá trị
của hàng hóa do xí nghiệp mình sản xuất so với giá trị xã hội của hàng hóa
đó. Số giá trị tạo ra bằng cách này được gọi là giá trị thặng dư siêu ngạch.
GVHD: Hoàng Thị Kim Liên -15- SVTH: Ngô Thị Thùy
Bước đầu tìm hiểu phương thức bóc lột giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản
Trong hoạt động kinh tế tư bản chủ nghĩa, giá trị thặng dư tuyệt đối, giá
trị thặng dư tương đối và giá trị thặng dư siêu ngạch đều bị nhà tư bản chiếm
đoạt, vì vậy mà luôn luôn có cuộc đấu tranh của công nhân làm thuê chống
kéo dài thời gian làm việc trong ngày - chống bóc lột giá trị thặng dư tuyệt
đối; đấu tranh chống việc nhà tư bản rút ngắn thời gian lao động cần thiết và
tăng tương ứng lao động thặng dư - chống bóc lột giá trị thặng dư siêu
ngạch.

Việc đấu tranh của giai cấp công nhân là nhằm chống việc nhà tư bản
chiếm đoạt hoàn toàn giá trị thặng dư, đòi phân chia giá trị thặng dư cho
đúng, cho hợp lý. Nhưng khi mà yêu cầu căn bản này không được thực hiện-
nhà tư bản cứ thế thẳng tay bóc lột, lấy cho bằng hết các loại giá trị thặng
dư.
Chủ nghĩa tư bản ngày nay tuy có những điều chỉnh nhất định về hình
thức sở hữu, quản lý và phân phối để thích nghi ở mức độ nào đó với điều
kiện mới, nhưng sự thống trị của chủ nghĩa tư nhân vẫn tồn tại nguyên vẹn,
bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản vẫn không thay đổi. Nhà nước tư sản
hiện nay tuy có tăng cường can thiệp vào đời sống kinh tế và xã hội nhưng
về cơ bản nó vẫn là bộ máy thống trị của giai cấp tư sản.
Tuy nhiên do trình độ đạt được của văn minh nhân loại và do cuộc đấu
tranh của giai cấp công nhân, mà một bộ phận không nhỏ công nhân ở các
nước tư bản phát triển có mức sống tương đối sung túc, nhưng về cơ bản họ
vẫn phải bán sức lao động và vẫn bị nhà tư bản bóc lột giá trị thặng dư.
Trong điều kiện hiện nay do kĩ thuật và công nghệ hiện đại được áp dụng
rộng rãi nên khối lượng giá trị thặng dư được tạo ra chủ yếu nhờ tăng năng
suất lao động. Việc tăng năng suất lao động do áp dụng kĩ thuật và công
nghệ hiện đại có đặc điểm là chi phí lao động sống trong một đơn vị sản
GVHD: Hoàng Thị Kim Liên -16- SVTH: Ngô Thị Thùy
Bước đầu tìm hiểu phương thức bóc lột giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản
phẩm giảm nhanh, vì máy móc hiện đại thay thế được nhiều lao động sống
hơn.
Cơ cấu lao động xã hội ở các nước tư bản phát triển hiện nay có sự biến
đổi lớn. Do áp dụng rộng rãi kĩ thuật và công nghệ hiện đại nên lao động
phức tạp, lao động trí tuệ tăng lên và thay thế lao động giản đơn, lao động cơ
bắp. Do đó, lao động trí tuệ, lao động có trình độ kĩ thuật cao ngày càng có
vai trò quyết định trong việc sản xuất ra giá trị thặng dư. Chính nhờ sử dụng
lực lượng lao động ngày nay mà tỉ suất và khối lượng giá trị thặng dư đã
tăng lên rất nhiều.

Sự bóc lột của các nước tư bản phát triển trên phạm vi quốc tế ngày càng
được mở rộng dưới nhiều hình thức: xuất khẩu tư bản và hàng hóa, trao đổi
ngang giá…lợi nhuận siêu ngạch mà các nước tư bản phát triển bòn rút từ
các nước kém phát triển đã tăng lên gấp nhiều lần so với trước.
Các khía cạnh liên quan đến sự sản sinh, sự chiếm đoạt và đặc điểm sản
xuất giá trị thặng dư hiện nay như vừa đề cập ở trên phải được đặt gọn trong
nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, chúng được bảo hộ bằng nền chính trị (có khi
cả quân sự) của chủ nghĩa tư bản. Vậy chiếm đoạt giá trị thặng dư chính là
sự bóc lột mà giai cấp tư sản thực hiện đối với giai cấp công nhân làm thuê
trong chế độ tư bản chủ nghĩa.
4. Giải pháp
Một là, đấu tranh chống lại sự áp bức, bóc lột của chủ nghĩa tư bản.
“Tức nước vỡ bờ” – thật vậy khi quyền lợi của mình không được thực
hiện, công sức lao động của mình làm ra mà không thu về giá trị tương ứng
thì người công nhân phải tự mình đứng lên đấu tranh, tự mình đòi quyền lợi
về cho mình. Ngược dòng lịch sử từ mấy thế kỉ qua, lớp lớp người lao động
đã vùng lên đấu tranh chống áp bức, chống đánh đập công nhân, đòi tăng
lương, giảm giờ làm, cải thiện điều kiện làm việc. Từ trong máu lửa đấu
GVHD: Hoàng Thị Kim Liên -17- SVTH: Ngô Thị Thùy
Bước đầu tìm hiểu phương thức bóc lột giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản
tranh, phong trào công nhân rồi giai cấp công nhân ra đời và lớn mạnh, ngày
quốc tế lao động 1-5 ra đời từ đây.
Do vậy mà đấu tranh là một trong những biện pháp góp phần hạn chế việc
bóc lột giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản, đem lại quyền lợi chính đáng,
phù hợp với công sức lao động mà người công nhân bỏ ra.
Hai là, nâng cao trình độ hiểu biết của con người.
Bóc lột không chỉ diễn ra trên lĩnh vực kinh tế mà còn trên lĩnh vực chính
trị - xã hội. Hơn nữa, quá trình bóc lột không chỉ mang yếu tố kinh tế, yếu tố
chính trị mà mang cả yếu tố văn hoá. Con người lạc hậu về mặt tư tưởng
trong một thời gian dài sẽ trở nên khô héo về tinh thần, trở nên tụt hậu với

đời sống thực tiễn và kéo theo đó là sự lạc hậu của cả xã hội.
Chính vì vậy mà việc nâng cao trình độ hiểu biết sẽ góp phần giải phóng
con người ra khỏi đời sống kém phát triển và tạo không gian tự do để con
người có thể phát huy hết năng lực sáng tạo của mình. Đồng thời đó cũng là
điều kiện để phát triển xã hội.
Ba là, thay thế lao động giản đơn bằng lao động phức tạp.
Ngày nay, con người không ngừng sáng tạo và sự sáng tạo đồng nghĩa
với phát triển, nền kinh tế cũng phát triển theo chất lượng của con người. Do
vậy, lao động đơn giản không còn là động lực chính cho sự phát triển mà
thay vào đó là lao động sáng tạo. Bản chất của lao động thay đổi làm cho giá
trị chứa trong lao động cũng thay đổi và nó tạo ra sự phát triển năng lực lao
động của con người.
Bốn là cần có sự điều chỉnh về hình thức sở hữu quản lý và phân phối
sản phẩm.
Nhà nước cần tăng cường can thiệp vào đời sống kinh tế và xã hội của
giai cấp công nhân, quan tâm hơn đến giá trị mà người công nhân đã bỏ ra,
cần có những sự điều chỉnh nhất định về hình thức sở hữu quản lý và phân
GVHD: Hoàng Thị Kim Liên -18- SVTH: Ngô Thị Thùy
Bước đầu tìm hiểu phương thức bóc lột giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản
phối để thích nghi với tình hình hiện tại, phân chia lại giá trị thặng dư cho
đúng, cho hợp lý, hợp tình.
Năm là, dân chủ hóa nền kinh tế

chính trị.
Dân chủ tạo ra tự do cho con người, cả tự do sáng tạo, cả tự do tìm kiếm,
cả tự do bán sức lao động cũng như tự do dịch chuyển và sử dụng các sở hữu
để có lợi nhất. Do đó dân chủ chính trị kết hợp với tự do kinh tế là chìa khóa
của sự giải phóng con người ra khỏi bóc lột.
Những giải pháp trên là nhằm ngăn chặn việc chiếm đoạt toàn bộ giá trị
thặng dư của chủ nghĩa tư bản, góp phần đem lại quyền và lợi ích chính đáng

cho người lao động, giải phóng con người ra khỏi sự áp bức bóc lột, đem lại
sự tự do dân chủ cho con người, hướng tới một xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh.

GVHD: Hoàng Thị Kim Liên -19- SVTH: Ngô Thị Thùy
Bước đầu tìm hiểu phương thức bóc lột giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản
C. KẾT LUẬN
Giá trị thặng dư phần giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công
nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không, phản ánh mối quan hệ
kinh tế bản chất nhất của chủ nghĩa tư bản – quan hệ tư bản bóc lột lao động
làm thuê.
Mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa không phải là giá trị sử dụng mà
là sản xuất ra giá trị thặng dư, là nhân giá trị lên. Theo đuổi giá trị thặng dư
tối đa là mục đích và động cơ thúc đẩy sự hoạt động của mỗi nhà tư bản,
cũng như của toàn bộ xã hội tư bản. Vì vậy, để có thể sản xuất ra giá trị
thặng dư tối đa, các nhà tư bản đã dùng mọi thủ đoạn bóc lột công nhân làm
thuê như kéo dài ngày lao động, tăng cường độ lao động, tăng số lượng lao
động làm thuê và tìm mọi cách, mọi thủ đoạn để lấy cho bèn hết những gì
người công nhân tạo ra.
Trong giai đoạn hiện nay các nhà tư bản đã thực hiện cải tiến thiết bị máy
móc trong sản xuất để tăng năng suất lao động, làm giảm giá trị hàng hoá.
Đồng thời thu hút đội ngũ kỹ sư có trình độ cao mà chức năng của họ chủ
yếu là đảm bảo sử dụng hiệu quả tất cả các nhân tố của sản xuất trước hết là
sức lao động chính vì vậy mà tăng giá trị thặng dư.
Với sự phát triển của khoa học kĩ thuật đòi hỏi nhà tư bản cần phải có
những sự điều chỉnh nhất định về hình thức sở hữu quản lý và phân phối sản
phẩm. Bên cạnh đó, nhà nước tư sản cần tăng cường can thiệp vào đời sống
kinh tế và xã hội của giai cấp công nhân. Góp phần nâng cao đời sống của
người công nhân trong giai đoạn hiện nay.
GVHD: Hoàng Thị Kim Liên -20- SVTH: Ngô Thị Thùy

Bước đầu tìm hiểu phương thức bóc lột giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. C.Mác toàn tập, tập 1, NXB sự thật, HN, 1987
2. C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 23, NXB Chính trị quốc gia Hà
Nội, 1993
3. Công nhân: giai cấp "tiền phong" bị bóc lột, Trần Trọng Nghĩa
4. Bóc lột, giá trị thặng dư, giai cấp công nhân, chủ nghĩa tư bản, từ điển
bách khoa toàn thư Việt Nam
5. Giá trị thặng dư và bóc lột–nhìn từ góc độ pháp luật, Ngô Đạt, tạp chí
KHPL số 2(33)/2006
6. Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác–Lênin, NXB
chính trị quốc gia Hà Nội, 2009
7. Giáo trình triết học Mác−Lênin, NXB Chính trị quốc gia, 2003
8. Trang web Google.com.vn
9. Vấn đề nhận thức nội hàm khái niệm giá trị thặng dư, PGS-TS Trần
Trọng Đăng Đàn (Nhà nghiên cứu Khoa học xã hội)
10.V.I Lênin toàn tập, tập 3, “sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nga”,
NXB Tiến bộ Mát-xcơ-va, 1976
11.Ý nghĩa ngày nay của học thuyết về giá trị thặng dư của C.Mác, GS-TS
Bùi Ngọc Chưởng, Học viện Chính trị quốc gia Tp.Hồ Chí Minh
GVHD: Hoàng Thị Kim Liên -21- SVTH: Ngô Thị Thùy

×