Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

GIÁO DỤC TIỂU HỌC PHÁT HIỆN VÀ BỒI DƯỠNG NĂNG KHIẾU Ở HỌC SINH NHƯ THẾ NÀO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.03 KB, 8 trang )

Bùi Bình Tây ĐH GD TH K08
MÔN : GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU : GIÁO DỤC TIỂU HỌC PHÁT HIỆN
VÀ BỒI DƯỠNG NĂNG KHIẾU Ở HỌC SINH NHƯ THẾ
NÀO ?
I / ĐẶT VẤN ĐỀ
Bậc tiểu học là bậc học nền tảng, bồi dưỡng học sinh giỏi, học
sinh có năng khiếu ở tiểu học là nền móng cho chiến lược đào
tạo người tài của đất nước. Phát hiện và bồi dưỡng học sinh có
năng khiếu ở cấp Tiểu học là việc làm cần thiết và có ý nghĩa.
Để có được các thành quả về giáo dục học sinh nói chung hay
những thành tích cao của học sinh năng khiếu nói riêng, ngay từ
cấp Tiểu học các nhà trường phải có sự quan tâm, chú ý từ các
buổi học hằng ngày của các khối lớp và ở tất cả các môn học
trong nhà trường.Phát hiện ra những em có năng khiếu, trí thông
minh hơn các học sinh khác, từ đó chúng ta quan tâm nhiều hơn
đến các em và phải có một phương pháp giáo dục đặc biệt dành
riêng cho các em năng khiếu này. Mặt khác nội dung, phương
pháp giáo dục và bồi dưỡng học sinh năng khiếu cũng như hình
thức tổ chức phải phong phú và phù hợp với đặc điểm tâm sinh
lí học sinh mới đem lại hiệu quả trong giáo dục.
II-NỘI DUNG
1/ Học sinh có năng khiếu
Ở Việt Nam thỉnh thoảng báo chí và các phương tiện truyền
thông khác như tivi hoặc đài phát thanh loan tin về sự xuất
hiện của một thần đồng nào đó, ví dụ, một em bé mới lên hai
mà đã biết đọc và biết viết thông thạo, hay một em bé mới
lên ba mà đã có thể giải được các bài toán lớp bốn, lớp năm,
v.v
Những tin tức như vậy bao giờ cũng làm cho xã hội xôn xao
và gia đình, đặc biệt là cha mẹ của em bé cảm thấy đầy tự


hào. Tuy nhiên, ít có ai thắc mắc rồi các em được xem là thần
đồng sau đó được giáo dục ra sao?
Bùi Bình Tây ĐH GD TH K08
Hơn nữa, ngoài những thần đồng, còn có bao nhiêu em bé
khác cũng rất thông minh và tài năng nhưng có được phát
hiện và chăm sóc đúng mức hay không? v.v
Thật ra, thần đồng tuy là hiện tượng hiếm hoi nhưng không
phải là một cái gì xa lạ. Đọc lịch sử Việt Nam, chúng ta có
thể gặp khá nhiều những hiện tượng được gọi là thần đồng.
Chắc nhiều người còn nhớ vào đời nhà Trần, Nguyễn Hiền
đậu trạng nguyên lúc mới 13 tuổi, nhà vua chê là còn bé quá,
cho về nhà nghỉ ngơi, chờ vài năm sau mới bổ làm quan. Lê
Quý Đôn cũng là một thần đồng, ngay từ nhỏ đã có trí nhớ
xuất chúng. Gần đây hơn, vào cuối thế kỷ 19, Phan Bội Châu
lúc còn nhỏ cũng nổi tiếng là thần đồng, mới 13, 14 tuổi mà
đã học hết sách vở trong chương trình giáo dục thời ấy.
Trên thế giới, những hiện tượng thần đồng lại càng nhiều. Có
những em học sinh mới hơn 10 tuổi mà đã vào đại học, có
người có bằng tiến sĩ lúc chưa đầy 20 tuổi, có người nổi tiếng
về âm nhạc, hội hoạ hay văn học lúc mới có 5, 7 tuổi.
Ngày xưa, việc phát hiện và việc giáo dục các thần đồng
hoàn toàn ngẫu nhiên. Nếu cha mẹ có điều kiện cho con ăn
học thì tài năng của con cái mới hiển lộ. Còn không, tài năng
của các thần đồng ấy cũng rất dễ bị mai một.
Hiện nay, ở Việt Nam, đã có trường năng khiếu dành để bồi
dưỡng những học sinh được xem là có trí thông minh vượt
bậc. Tuy nhiên, tất cả các trường năng khiếu này đều nằm ở
các thành phố lớn, do đó, không phải học sinh nào thực sự có
năng khiếu cũng được vào học, nhất là những học sinh ở tỉnh
lẻ hoặc ở các vùng nông thôn hẻo lánh. Hơn nữa, ở Việt Nam

cũng chưa có hệ thống trắc nghiệm trí thông minh đáng tin
cậy. Bởi vậy, sẽ có vô số trẻ em có tài năng bị quên lãng. Đó
là một điều vô cùng đáng tiếc, không những cho bản thân các
em ấy hay cho gia đình các em mà còn cho xã hội Việt Nam
nói chung.

Bùi Bình Tây ĐH GD TH K08
2/ TÌNH HÌNH THỰC TẾ.
Trước năm 1998, bậc phổ thông của Việt Nam có các hệ
chuyên đủ 3 cấp học: Tiểu học, THCS, THPT. Sau đó, ngành
giáo dục đã xóa bỏ hệ chuyên của hai bậc Tiểu học và THCS.
Trong đào tạo học sinh năng khiếu, Việt Nam đã hội nhập
với thế giới ngay từ những năm 1960, thời kỳ chiến tranh và
gian khó nhất của đất nước. Nhiều tài năng trẻ thời kỳ đó đã
được phát hiện và bồi dưỡng như thần đồng thơ Trần Đăng
Khoa, nhà năng khiếu toán học trẻ Phạm Ngọc Ánh, tài năng
âm nhạc Đặng Thái Sơn Tuy nhiên, với cơ hội và thách
thức trong thời kỳ hội nhập mới, đào tạo và bồi dưỡng học
sinh năng khiếu trong thời kỳ mới cũng đang có rất nhiều
điều đáng để suy ngẫm.
Ngành giáo dục đã có những cố gắng và giải pháp để cải
thiện tình hình giáo dục hiện nay theo hướng cải cách, hiện
đại hóa chương trình phổ thông Những giải pháp trên đã
góp phần đáng kể cải tiến thực trạng giáo dục đang còn trì trệ
nhưng phải chăng cần có một loại hình đào tạo mới dành cho
học sinh năng khiếu để các em được đào tạo toàn diện, có
khả năng tự học.
3/ PHÁT HIỆN VÀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH NĂNG
KHIẾU Ở VIỆT NAM
Dưới sự chỉ đạo của bộ giáo dục và đào tạo cho các trường

tham gia chương trình bồi dưỡng năng khiếu học sinh tiểu
học.Vì vậy toàn thể cán bộ giáo viên, cha mẹ học sinh đặc
biệt là giáo viên được phân công bồi dưỡng đội tuyển phải
hiểu và phân biệt rõ các khái niệm: Năng lực, tài năng, năng
khiếu, thông minh, thiên tài đồng thời phải có hiểu biết về
cơ sở khoa học của các giai đoạn phát triển của một tài năng.
Mặt khác phải hiểu một cách sâu sắc các tiêu chuẩn của năng
khiếu tài năng Bên cạnh đó phải hiểu tâm lý của học sinh
giỏi, học sinh năng khiếu. Từ đó nhận thức được vị trí của
học sinh năng khiếu. Giúp phụ huynh có phương pháp nuôi
dạy khoa học, định hướng cho học sinh năng khiếu có sự
phát triển tự nhiên toàn diện, cân bằng về tình cảm và nhận
Bùi Bình Tây ĐH GD TH K08
thức.
Nhà trường cũng như cha mẹ học sinh cần hiểu đúng về
chính sách nhân tài của Đảng ta, tạo ra sự ủng hộ hợp tác hoá
tích cực của cha mẹ học sinh đối với nhà trường trong việc
bồi dưỡng học sinh năng khiếu.
A/ Chương trình đào tạo bồi dưỡng năng khiếu:
Với mục tiêu phát hiện kịp thời để ưu tiên bồi dưỡng, đào
tạo các em trong điều kiện tốt nhất để trở thành tài năng trẻ
đóng góp cho xã hội, thành nhân tài cho đất nước.
Việc thực hiện chương trình này bao gồm một số giải pháp
như: lập các câu lạc bộ hoặc lớp năng khiếu từ cơ sở để phát
hiện kịp thời; tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng năng
khiếu về các mặt, với các phương pháp đào tạo tiến bộ, phù
hợp với năng khiếu của các em trên từng lĩnh vực; ban hành
quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ thỏa đáng cho học sinh
năng khiếu ở các trường, kể cả học sinh khuyết tật; có chính
sách tuyển dụng ,thu hút, đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ,

giáo viên, huấn luyện viên giam gia công tác đào tạo đội ngũ
học sinh năng khiếu.
B / Quán triệt việc nhận thức tầm quan trọng của công tác
bồi dưỡng nhân tài ở Tiểu học.
- Đây là một biện pháp đầu tiên vô cùng quan trọng.
Nó quyết định việc tổ chức bồi dưỡng học sinh có tài năng đi
đúng hướng và có hiệu quả. Tất cả cán bộ, giáo viên cần
được học tập và quán triệt để thông suốt chủ trương chính
sách của Đảng và Nhà nước về công tác bồi dưỡng nhân tài.
- Đồng thời cũng cần xây dựng sự hiểu biết của các bậc
phụ huynh học sinh về công tác bồi dưỡng nhân tài thông qua
các sinh hoạt chính trị, vận động tuyên truyền, tuyên dương
thành tích.
Bùi Bình Tây ĐH GD TH K08
C / Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho học sinh năng
khiếu.
Việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho học sinh năng khiếu
là khâu hết sức quan trọng, nó là kim chỉ nam để hoạt động
bồi dưỡng cho HS năng khiếu đi đúng hướng theo chương
trình. Trong kế hoạch cần thể hiện rõ một số vấn đề như:
- Mục tiêu của kế hoạch.
- Thời gian thực hiện.
- Chương trình thể hiện.
- Cơ sở vật chất thiết bị có liên quan.
- Nội dung bồi dưỡng.
- Các lực lượng giáo dục tham gia.
- Chỉ tiêu về số và chất lượng cần đạt.
D / Phát hịên, tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh có năng
khiếu.
- Xác định đây là quá trình lâu dài và liên tục.

- Cần phải phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng ngay từ
những lớp đầu cấp của bậc tiểu học.
a.Tổ chức phát hiện:
Để phát hiện được những cá nhân có năng khiếu, nhà
trường theo dõi, dấu hiệu qua giáo viên mầm non, qua nguồn
gốc xuất thân của học sinh ngay từ khi các em vào lớp 1.
Sang tới các lớp 2, 3 việc tuyển chọn các em có năng khiếu là
công việc trực tiếp của Ban giám hiệu nhà trường và của
Bùi Bình Tây ĐH GD TH K08
giáo viên trực tiếp giảng dạy thông qua các hoạt động giáo
dục chính khoá và ngoại khoá.
b.Tuyển chọn học sinh
Việc tuyển chọn cần được dực trên chỉ tiêu cụ thể của
công tác bồi dưỡng học sinh tài năng. Sau những vòng tổ
chức khảo sát với những hình thức công khai và có hiệu quả
sẽ chọn lựa những cá nhân ưu việt nhất có năng lực tư duy
cao,có tư chất năng khiếu cụ thể nào đó của mổi em.
c.Tổ chức bồi dưỡng cho học sinh năng khiếu
Nhà trường xây dựng chương trình bồi dưỡng cho học
sinh năng khiếu, trên cơ sở đó giáo viên trực tiếp giảng dạy
xây dựng chương trình bồi dưỡng cho các em dưới sự chỉ đạo
và giám sát của hội đồng giáo dục nhà trường. Từ đó nâng
cao một bước cho học sinh về kiến thức, kĩ năng, phát triển
năng lực, tư duy
Qua thực tế tiết học bồi dưỡng cho học sinh phải bao
gồm các bước cơ bản sau:
- Bước 1: Kiểm tra, nhận xét kết quả học tập ở nhà.
- Bước 2: Hệ thống hoá, mở rộng kiến thức đang học.
- Bước 3: Nâng cao kiến thức mà các em có năng khiếu
ở lỉnh vực này cần bồi dưỡng cho học sinh.

- Bước 4: Tổng kết và giao nhiệm vụ học tập ở nhà.
Bùi Bình Tây ĐH GD TH K08
E / Huy động cộng đồng tham gia công tác bồi dưỡng học
sinh năng khiếu
Kết quả bồi dưỡng học sinh năng khiếu còn phụ thuộc
rất nhiều vào các lực lượng giáo dục trong xã hội. Vì vậy nhà
trường cần có kế hoạch hoạt động để thu hút các lực lượng
này quan tâm tạo điều kiện và cùng tham gia vào công tác bồi
dưỡng học sinh . Cụ thể là :
+ Tạo niềm tin cho các bậc phụ huynh học sinh, các
cấp lãnh đạo.
+ Tuyên truyền sâu rộng trong xã hội .
+ Tham mưu với các cấp chính quyền địa phương.
+ Thực hiện tốt việc dân chủ hoá trong nhà trường.
4/ KẾT LUẬN
Nếu học sinh năng khiếu được đào tạo bài bản, có kế
hoạch cụ thể sẻ góp phần tạo ra sự phát triển mạnh mẽ
trên mọi lĩnh vực của đất nước sau này về tất cả các
ngành như :kinh tế , xã hội , khoa học kĩ thuật…
Công tác đào tạo học sinh năng khiếu trước hết phải
chú ý đến việc phát hiện ra tư chất (khiếu) ở trẻ, sau đó
phát huy khiếu trong điều kiện “dương tính” thì khiếu
sẻ bộc lộ và trở thành năng lực, có tài năng.Đòi hỏi nhà
giáo dục phải có tâm huyết với nghề. Việc phát hiện và
bồi dưỡng nhân tài là trách nhiệm của cả ba môi trường
giáo dục : GIA ĐÌNH- NHÀ TRƯỜNG- XÃ HỘI trong
đó gia đình giữ vai trò quan trọng.
Nhà nước ta cần có một chính sách coi trọng người tài
và phải được thực thi có hiệu quả cùng với việc xác lập
những quan hệ công bằng , nhân ái giữa người với

Bùi Bình Tây ĐH GD TH K08
người. Đó là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển tài
năng của đất nước.
UBND TỈNH QUẢNG NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM
LỚP : ĐẠI HỌC TIỂU HỌC K08
BÀI THỰC HÀNH GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN:BÙI BÌNH TÂY

×