Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

tiểu luận- bạo lực gia đình hiện nay, nguyên nhân và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.35 KB, 26 trang )

Đại học quốc gia Hà Nội
Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn
Khoa triết học

tiểu luận
Bạo lực gia đình hiện nay,
nguyên nhân và giải pháp
Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Văn Thiện
Nhóm : Số 2
Lớp : K47-Triết học
Đặt vấn đề
Quan hệ gia đình giữa chồng với vợ.cha mẹ và con cái, anh chị em
với nhau là quan hệ tình cảm thiêng liêng, ấm áp Gia đình là tổ ấm, là
nơi thoả mãn những nhu cầu tình cảm và vật chất của các thành viên, bảo
vệ họ trước những căng thẳng của cuộc sống.Gia đình trở thành “thiên
đường trong thế giới con tim” (chữ dùng theo nhan đề một cuốn sách của
tác giả Mĩ). Thế nhưng có phải gia đình nào cũng là thiên đường không
khi mà
Bạo lực gia đình đang là vấn đề mang tính chất toàn cầu, nó xảy ra
ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Theo số liệu điều tra của liên đoàn
Phụ nữ toàn quốc bạo lực gia đình đang đe doạ cuộc sống của 30% trong
tổng số 270 triệu gia đình sống trên lục địa (Theo tạp chí khoa học về phụ
nữ, số 4/2003).
Quả thực, đó là một con số không nhỏ. Riêng ở Việt Nam trong
khoảng 10 năm trở lại đây, vấn đề này mới được nghiên cứu ở một số
công trình của Hội Liên hiệp Phụ nữ và một số tác giả ở trong nước. Hậu
quả của bạo lực gia đình gây ra là một đặc biệt nghiêm trọng, nó không
chỉ gây tổn thương đến cuộc sống, sức khoẻ, danh dự của các thành viên
trong gia đình, mà còn vi phạm tới các chuẩn mực đạo đức xã hội, tiếp
tay cho sự gia tăng của các tệ nạn như: mại dâm, ma tuý, người lang
thang cơ nhỡ, nạn buôn bán trẻ em và phụ nữ Qua đó cho thấy bạo lực


không còn là việc nội bộ tự giải quyết trong mỗi gia đình, mà đã trở
thành một tệ nạn cần có sự quan tâm của toàn xã hội.
Trong đề tài này, chúng tôi đi vào nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng
của vấn đề bạo lực trong gia đình Việt Nam hiện nay dựa trên các số liệu
thống kê của một số báo và tạp chí trong năm 2005. Từ đó nêu bật hậu
quả cũng như kinh nghiệm và giải pháp của nạn bạo hành trong gia đình
hiện nay.
2
CHƯƠNG I.
Thực trạng về bạo lực và gia đình
ở nước ta hiện nay.
1.1.Bạo lực gia đình được hiểu như thế nào?
Năm 1993, Đại hội đồng liên hợp quốc đã thông qua định nghĩa
về : “Bất kỳ hành động bạo lực dựa trên cơ sở giới nào dẫn đến, hoặc có
khả năng dẫn đến tổn thất về thân thể, về tình dục hay tâm lý hay những
đau khổ của phụ nữ, bao gồm cả sự đe doạ có những hành động như vậy,
sự cưỡng bức hay tước đoạt một cách tuỳ tiện sự tự do, dù nó xảy ra ở
nơi công cộng hay trong cuộc sống riêng tư”. (Tạp chí TLH, số 5 (74),
5-2005).
Nếu xét trên quan điểm này thì bạo lực xảy ra trong gia đình chủ
yếu tồn tại dưới 2 hình thức. Thứ nhất, là bạo lực nhìn thấy được hay còn
gọi là bạo lực thể xác như: xô đẩy, đánh đấm, dùng roi vọt, thậm chí có
tính hành hung và gây thương tích cho các nạn nhân. Thứ hai, là bạo lực
không nhìn thấy, diễn ra một cách âm thầm, chủ yếu là dùng ngôn ngữ
chì chiết đay nghiến dày vò tinh thần. Đặc biệt loại bạo lực này xảy ra và
có xu hướng ngày càng gia tăng. Theo một nghiên cứu của Trung tâm tư
vấn Tình yêu, hôn nhân và gia đình thành phố Hồ Chí Minh thì trong
1665 vụ bạo hành trong gia đình có 43, 6% phụ nữ bị bạo hành về thể xác,
55, 3% bị bạo hành về tinh thàn và 1, 6% bị bạo hành về tình dục (Báo
Tâm lí học, số 5, 5/2005).

Bạo lực gia đình là sự phản ánh cuộc khủng hoảng của gia đình, bất
đồng trong quan điểm, sa xút về tình cảm và cả sự suy thoái về các chuẩn
mực đạo đức.
1.2.Bạo lực trong quan hệ vợ chồng.
Bước sang thế kỷ XXI, bạo lực gia đình vẫn lan rộng và trở thành
vấn đề xã hội nghiêm trọng và phổ biến, đặt ra cho xã hội nhiệm vụ cấp
bách là: Phải làm gì để bảo vệ phụ nữ trước những hành vi bạo lực? ở
Việt Nam, chưa có các cuộc khảo sát trong cả nước về tình trạng bạo lực
3
gia đình, nhưng theo báo cáo của Bộ Công an, từ năm 1995 đến năm
2000 đã có 106 vụ án bạo lực gia đình dẫn tới chết người. Riêng năm
2001 trong số 1.100 vụ giết người trong cả nưcớ thì có tới 16% số vụ do
người thân trong gia đình giết hại lẫn nhau. Trên báo chí hàng ngày đã
đăng tải nhiều vụ bạo lực rất dã man trong gia đình như: Bài “khống chế,
đổ thuốc diệt cỏ vào miệng vợ!?”. Báo thanh niên, số 186 ra ngày
5/7/2003; “Kẻ giết vợ dã man - Báo Giáo dục và Thời đại ra ngày
13/5/2003; “Cần nghiêm trị kẻ giết vợ dã man” - Báo Phụ nữ Việt Nam ra
ngày 17/2/2003; “Đổ xăng đốt vợ” - Báo Công an nhân dân ra ngày
7/12/2002 Những bài báo đã mô tả những hành động tội ác dã man, vô
nhân tính của người chồng đối ới vợ mình và rút ra những bài học sau
những vụ bạo lực dã man đó. (Bạo lực trong gia đình - Vấn đề xã hội
nghiêm trong và phổ biến. (Thân Trung Đông - Giáo dục và trẻ em)
Về cơ bản, bạo lực và quan hệ vợ chồng hiện nay có thể được chia
thành 3 hinh thức chính như sau.
- Bạo lực thân thể:
Bạo lực thân thể là những hành vi sử dụng cơ bắp, (tay, chân) hoặc
công cụ (thậm chí cả vũ khí) gây nên sự đau đớn về thân thể đối với nạn
nhân. Bạo lực thân thể còn bao gồm cả việc ngắn cấm phụ nữ tiếp cận các
dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cũng như ngăn ngừa họ không được tiếp cận
các nhu cầu vật chất của mình như: ăn, uống, ngủ, nghỉ

Thực tế cho thấy bạo lực trong gia đình nhất là bạo lực chống lại
phụ nữ đã và đang trở thành vấn đề khá phổ biến ở hầu hết các tỉnh thành
trong cả nước, nhưng những con số thống kế số vụ bạo hành trong gia
đình so với thực tế là quá ít.
Nạn nhân của bạo lực trong gia đình (xét trong quan hệ vợ chồng)
thì phụ nữ chiếm đa số. Thực tế cũng cho thấy không chỉ những người
phụ nữ có trình độ văn hoá thấp mà cả những người phj nữ có trình độ văn
hoá tương đối cao, có địa vị trong xã hội cũng là nạn nhân của nạn bạo
hành trong gia đình. Trong đó bạo hành về mặt thể xác của người chồng
4
đối với vợ là rõ nhất. Nguyên nhân của nạn bạo hành thể xác đối với phụ
nữ là do người chồng say rượu, cờ bạc, nghiện hút, đòi tiền để thoả mãn
cơn nghiện hoặc do căng thẳng, thần kinh không ổn định, thất vọng
trong cuộc sống Bạo lực về mặt thể xác đối với phụ nữ ở nông thôn cao
hơn ở thành thị. Phần lớn là tập trung trong các gia đình người chồng có
trình độ văn hoá thấp, làm nông nghiệp, tuy nhiên cũng có những người
chồng có trình độ văn hoá tương đối cao, có địa vị trong xã hội.
Bạo lực thân thể để lại hậu quả nghiêm trong đối với sức khoẻ của
người phụ nữ, có những người phụ nữ bị chồng đánh đập đã phải mang
thương tật suốt đời, thậm chí không ít những người vợ đã phải thiệt mạng
bởi chính bàn tay của chồng mình. Báo Gia đình và xã hội số 195 (821) ra
ngày 4/10/2005 trong bài: “Bạo lực gia đình - Những hồi chuông báo
động” đã đưa tin một người đàn ông là N.V.M (xã Hảo Đức, Châu Thành,
Tây Ninh) trong lúc tức giận, say xỉn đã đá vào bụng vợ mình khi vợ
mình đang mang thai tháng thứ 6, khiến cả 2 mẹ con chết trên đường đi
cấp cứu.
Cũng trên báo Gia đình và Xã hội số 163 (825) ra ngày 11/10/2005.
Trong bài “Phải xử lý nghiêm kẻ vũ phu” (tác giả: Hoàng Hữu Quyết) đã
lên án tên Nguyễn Văn Dần (1962, P.Hoà Minh, thành phố Đà Nẵng) vì
ghen tuông mù quáng đã lấy cây gỗ dùng ván cốp pha đánh tới tấp vào

người, đầu và mặt vợ là chi Hà Thị Trường. Chưa hả giận, hắn còn lấy
dây xích chó và một đoạn xích dùng để kéo xe bò trói và khoá chân tay
của chị Trường vào chân giường bằng 3 ổ khoá lớn, không cho ăn uống
trong 2 ngày
Báo cáo của ngành Toà án tổng kết 8 năm thực hiện luật Hôn nhân
và Gia đình cho biết, Hà Nội có 7372 vụ ly hôn do phụ nữ bị đánh đập,
ngược đãi chiếm 31, 1% trong các cuộc ly hôn, ở Hải Phòng có
2359/7743 vụ ly hôn do gia đình có hành vi bạo lực, trong đó có 22 vụ
cấu thành tội phạm hình sự; tại thành phố Hồ Chí Minh có 10% số vụ ly
hon do người chồng rượu chè, cờ bạc và thường xuyên đánh đập vợ.
5
Bệnh viện huyện Xuân Trường, Nam Định trong 4 năm đã tiếp nhận 90
người tự tử vì bị đối xử tệ bạc, ngược đãi. 90% trong số này do bị chồng
hành hẹ, ngược đãi nên phẫn uất tìm cách quyên sinh. Cảnh sát 113, Hà
Nội trong 3 năm đã nhận được 517 tin liên quan trực tiếp đến nạn bạo
hành gia đình. Lực lượng này đã phải bắt giữ, xử lý 516 đối tượng, chủ
yếu do người chồng nghiện ngập, không có tiền nên đe doạ, đánh đập vợ,
có trường hợp còn đốt nhà của mình. (Báo Gia đình và Xã hội, số 159 ra
ngày 4/10/2005).
Những con số trên đã cho thấy bạo hành thân thể trong gia đình đã
và đang là vấn đề nóng bỏng, xảy ra ở hầu hết các địa bàn trên toàn quốc
và trở thành nguyên nhân chủ yếu làm tổn hại sức khoẻ, đến sự bền vững
của gia đình, vi phạm pháp luật.
Bạo lực thân thể trong quan hệ vợ chồng không chỉ tác động trực
tiếp đến sức khoẻ, tinh thần của người phụ nữ mà còn gây ảnh hưởng lớn
đến sự phát triển tình cảm của trẻ em. Gia đình không hoà thuận, cha mẹ
đánh đập nhau sẽ tác động không tốt đến tư tưởng, làm mất niềm tin ở
con trẻ vào cha mẹ của mình, không thấy được ý nghĩa của cuộc sống.
V.A.Xukhômlinxiki đã nhận xét: “Những đứa trẻ tốt thường lớn lên
trong những gia đình mà bố mẹ chúng yêu thương nhau thực sự, cũng

biết yêu thương và tôn trọng người khác. ở những đứa trẻ đó có sự yên
tính trong tâm hồn, một tâm hồn mạnh khoẻ, khoẻ khoắn, vững chắc,
một niềm tin chân thành vào điều thiện”. Chính vì vậy, cha mẹ luôn phải
là tấm gương sáng để trẻ học tập và noi theo. Như vậy, có thể thấy rằng
bạo lực thân thể là một những những nguyên nhân chính của tình trạng ly
hôn hiện nay, đẩy nhiều gia đình đến chỗ tan vỡ, đẩy trẻ em phải ra
đường sống lang thang, thậm chí trở thành tội phạm. Bên canh những
hành động bạo lực giã man - và thô bạo thì một loại bạo lực khá phổ biến
hiện này là bạo lực tình dục.
- Bạo lực tình dục:
6
Bạo lực tình dục là cưỡng ép, ép buộc phuu nữ phải làm những việc
liên quan đến tình dục trái với mong muốn của họ; bàn luận về những bộ
phận trên cơ thể phụ nữ, cưỡng hiếp, giam cầm và sử dụng công cụ tình
dục; xem phụ nữ chỉ như là một đối tượng tình dục; ép phụ nữ phải quan
hệ tình dục hoặc bắt phải xem các hình ảnh khiêu dâm mà người phụ nữ
không muốn hoặc ép phải quan hệ tình dục khi đã bị đánh đập, cố tình
gây đau đớn hoặc tổn hại cho họ trong quá trình quan hệ tình dục.
Trong đời sống vợ chồng ở nhiều gia đình, hôn nhân được hiểu như
là sự cho phép người đàn ông có quyền tiếp cận tình dục với người vợ vô
điều kiện và họ có sức mạnh để củng cố sự tiếp cận này thông qua cưỡng
bức nếu thấy cần thiết. Không ít phụ nữ khi không đồng ý quan hệ với
chồng đã bị chồng chì chiết, chửi mắng thậm tệ, thậm chí bị trói vào cột
nhà để hãm hiếp. Bị bạo hành về tình dục đã khiến người phụ nữ có cảm
giác như mình chỉ là công cụ giải quyết sinh lý của chồng nên cảm thấy
quan hệ sợ mỗi khi gần gũi với chồng. Trong quan hệ “phòng the”, lẽ ra
người phụ nữ cũng có quyền được trân trọng thì trái lại, họ lại bị trước đi
quyền được làm vợ, nghĩa là được nâng niu, chiều chuộng và được yêu
thương. Họ cỉ có một nhiệm vụ duy nhất là phục vụ và phục vụ.
Theo thống kê của Trung tâm nghiên cứu về Giới, Gia đình, Phụ

nữ và Vị thành niên thì trong hơn 30.000 cuộc gọi điện thoại đến nhờ
Trung tâm tư vấn có liên quan đến bạo lực gia đình thì có gần 2000 cuộc
gọi liên quan đến bạo lực tình dục (Gia đình và Xã hội, số 160 ra ngày
6/10/2005).
Bạo lực tình dục đang ngày càng trở nên pổ biến ở các nông thôn và
thành thị. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều người phụ nữ nói chung, thậm
chí cả những người phụ nữ là nạn nhân của dạng bạo hành này cũng
không biết họ đang bị bạo lực tình dục, nhiều người phụ nữ còn rất ngạc
nhiên. Quả thật, bạo lực tình dục còn là vấn đề khá mới mẻ với rất nhiều
phụ nữ trong xã hội ta hiện nay.
7
Đã có rất nhiều bài báo viết về vấn đề bạo lực tình dục trong gia
đình như bài viết “Bạo lực tình dục - nỗi kinh hoàng trong đêm” của tác
giả Vạn Xuân (Báo Gia đình và Xã hội số 160 ra ngày 6/10/2005). Bài
“Chống bạo lực tình dục” của Trần Tuấn Linh (Tạp chí Gia đình và Trẻ
em); bài “Bạo dâm - hành vi ngược đãi phụ nữ cần được ngăn chặn” của
Phúc Hưng và Ngọc Hùng (Tạp chí Gia đình và Trẻ em). ở các bài viết
này, các tác giả đã nêu lên nhiều trường hợp cụ thể những phụ nữ là nạn
nhân của nạn bạo lực tình dục.
Như vậy có thể nói nạn bạo lực tình dục đã và đang trở thành vấn
nạn của các gia đình và toàn xã hội. Nạn nhân của tệ nạn này phần lơn là
những người phụ nữ. Bạo lực tình dục không chỉ gây đau đớn về mặt thể
xác đối với phụ nữ mà còn gây ra hậu quả về mặt tinh thần hết sức
nghiêm trọng, trở thành nỗi kinh hoàng trong đêm của rất nhiều phụ nữ.
Sự lạm dụng về tình dục gây ra những căn bệnh có liên quan đến sức khoẻ
sinh sản khó điều trị nhất như mang thai ngoài ý muốn HIV, các bệnh lây
truyền qua đường tình dục, hay những biến chứng thai sản Dạng bạo
lực này ngày càng gây hậu quả nghiêm tọng đối với phụ nữ. Tuy nhiên
dạng bạo lực này không mấy ai biết và chú ý bởi vì nó được nguỵ trang
một cách kín đáo bởi vỏ bọc là “quan hệ tình cảm” giữa hai vợ chồng.

Mặt khác, đây là vấn đề tế nhị cho nên chị em thường dấu giếm vì không
muốn vạch áo cho người xem lưng”. Những điều này góp phần làm cho
dạng bạo lực này ngày một phát triển, đặc biệt ở nông thôn và gây ra
những hậu quả vô cùng nghiêm trọng đối với phụ nữ.
Ngoài hai hình thức bạo lực trên còn có nhiều dạng bạo lực khác
làm tổn thương lớn đến người phụ nữ như không quan tâm, bỏ rơi,
không nói chuyện như kiểu “chiến tranh lạnh”, chửi bới, kể cả những
hành vi quản lí tiền nong chi tiêu trong gia đình Các dạng bạo lực này
có thể quy vào dạng bạo lực tinh thần.
- Bạo lực tinh thần:
8
Theo thống kê của trung tâm nghiên cứu ứng dụng về Giới, Gia
đình, Phụ nữ và Vị thành niên thì trong hơn 30.000 cuộc điện thoại gọi
đến Trung tâm có đến 23.233 cuộc liên quan đến bạo lực tinh thần chiếm
78%; 9, 6% là bạo hành thể chất; 5, 7% là bạo hành tình dục (Báo Giáo
dục và Dia đình, số 161, ra ngày 8/10/2005). Đây chỉ là những thống kê
sơ bộ nhưng cũng đủ thấy bạo lực tinh thần đã và đang trở nên nghiêm
trọng tỏng đời sống vợ chồng.
Với bạo lực thể xác, nỗi đau đớn thể hiện rõ ràng trên cơ thể người
phụ nữ nhưng với bạo lực tinh thần thì vết thương ấy nông sâu như thế
nào không ai đo đếm được. Bạo lực tinh thần từng ngày từng giờ gặm
nhấm ý chí, tâm can của người phụ nữ khiến những nạn nhân này luôn
trong tình trạng căng thẳng dẫn đến “stress”, tâm thần ở thể nhẹ hoặc
thần kinh và hậu quả đau lòng nhất là có nhiều người quá bế tắc đã phải
tìm đến cái chế để giải toả.
Nếu như những vết thương tích trên cơ thể người phụ nữ do người
chồng đánh đập theo thời gian cũng sẽ mờ dần thì bạo lực tinh thần lại là
những vết thương khó lành, thậm chí càng theo thời gian (kéo dài tình
trạng này) thì vết thương càng hằn sâu trong tâm của người phụ nữ. Thực
tế cho thấy bạo lực tinh thần sẽ dẫn đến tan vỡ hạnh phúc lứa đôi của các

cặp vợ chồng, gây đổ vỡ cuộc sống gia đình. Bạo lực tinh thần vì vậy
cũng là một vấn nạn râts nguy hại đối với xã hội. Bạo lực tinh thần phổ
biến ở thành phố, nhất là những gia đình trí thức, nhiều vặp vợ chống
tuy sống chung một mái nhà nhưng họ lại sống ly thân (ăn riêng, ở
riêng). Nguyên nhân của bạo lực tinh thần có rất nhiều do tính gia trưởng
của người đàn ông, luôn áp đặt, bắt vợ phải nghe theo, làm nô lệ cho
mình, do mâu thuẫn vợ chống Tuy nhiên một thực tế chỉ ra rằng phụ
nữ bị bạo hành tinh thần càng chịu đựng càng rơi vào bế tắc.
Những bài báo đã mô tả những hành động tội ác dã man, vô nhân
tính của người chồng đối với vợ mình và rút ra những bài học sau những
vụ bạo lực dã man đó.
9
Bạo lực chống lại phụ nữ trong gia đình nhất là bạo lực về mặt thể
xác gây ra hậu quả rất nghiêm trọng đối với người phụ nữ: Gây thương
tích đau đớn, thậm chí cái chết của người phụ nữ, nhiều gia đình tan nát
do cha mẹ ly hôn Theo báo cáo thống kê 8 năm thực hiện Luật Hôn
nhân Gia đình của Toá án nhân dân thành phố Hà Nội (1995) Nguyên
nhân ly hôn do bị đánh đập, ngược đãi là 7.372 vụ chiếm tỷ lệ 31.1%.
Theo toà án nhân dân thành phố Hải Phòng sau 8 năm thực hiện Luật Hôn
nhân và Gia đình có 2.359 trên tổng số 7.743 vụ việc về hôn nhân, gia
đình có hành vi bạo lực, trong đó có 22 vụ cấu thành tội phạm hình sự.
Như vậy có thể thấy rằng bạo hành trong gia đình là một trong
những nguyên nhân chính của tình trạng ly hôn hiện nay, đẩy nhiều gia
đình đến chỗ tan vỡ, đẩy trẻ em ra đường phải sống lang thang, thậm chí
trở thành tội phạm.
Bên cạnh những hành động bạo lực giã man và thô bạo, một loại
bạo lực khá phổ biến hiện nay là sự ép buộc vợ quan hệ tình dục.
Bạo lực tình dục một vấn đề đã cũ nhưng lại rất mới. Bởi vì thực tế
nhiều người phụ nữ nói chung, thậm chí cả những người phụ nữ bị nạn
bạo hành náy cũng không biết nó là một dạng bạo lực. Vì vậy khi được

người khác cho biết họ đang bị bạo lực tình dục, nhiều người phụ nữ còn
rất ngạc nhiên. Quả thật bạo lực tình dục còn là vấn đề khá mới mẻ với rất
nhiều phụ nữ trong xã hội ta hiện nay.
Có rất nhiều bài báo viết về vấn đề này: Bài viết: “Bạo lực tình dục,
nỗi kinh hoàng trong đêm” của tác giả Vạn Xuân đăng trên báo Gia đình
và Xã hội số 160 ra ngày 6/10/2005; bài viết “chống bạo lực tình dục” của
Trần Tuấn Linh trên tạp chí Gia đình và trẻ em); Bài (Bạo dâm, hành vi
ngược đãi phụ nữ cần được ngăn chặn” của Phúc Hưng - Ngọc Hùng đăng
trên tạp chí (Gia đình và Trẻ em).
ở các bài viết này các tác giả đã chỉ ra một vài trường hợp cụ thể
những người phụ nữ là nạn nhân của nạn bạo lực tình dục.
10
Nói về bạo lực trong gia đình phần lớn đề cập đến bạo lực chống lại
phụ nữ - một vấn đề nghiêm tọng và phổ biến, ngày càng có chiều hướng
gia tăng. Tuy nhiên, theo thống kê cũng cho thấy số vụ bạo lực của vợ
đối với chồng chũng tăng lên nhanh chóng. Năm 2001 số vụ bạo lực của
vợ đối với chồng tăng 3%, trong tổng số những vụ nghiêm trọng đối với
đàn ông. Nguyên nhân của thực trạng này bắt nguồn từ bình đẳng giới.
Trong xã hội hiện đại, vai trò của người phụ nữ được khẳng định, ngày
càng có nhiều phụ nữ nắm kinh tế trong gia đình do vậy, họ ngày càng
nắm quyền chi phối các hoạt động khác trong gia đình. Mặt khác có
những gia đình do người chồng quá hiền lành, nhu nhược, thua kém vợ
về nhiều mặt nên luôn bị vợ lấn áp, trở thành nạn nhân của nạn bạo lực
đặc biệt là nạn bạo lực tinh thần.
Khi trở thành nạn nhân của bạo lực gia đình, hầu hết các ông chồng
đều không có cách gì đối phó lại vợ giống như phụ nữ thường làm khi bị
chồng hành hạ như là báo cảnh sát, kêu cứu Phần vì họ nghĩ rằng họ có
thể chống đỡ lại được, phần vì họ ngại để lộ ra chuyện này bời dù sao họ
cũng “đường đường là đáng mày râu” hay họ gì khi bị lép vế.
Như vậy không phải chỉ có phụ nữ mới là nạn nhân của các loại bạo

hành trong gia đình mà một bộ phận nam giới cũng là nạn nhân của bạo
hành trong gia đình. Dù là phụ nữ hay nam giới thì bạo lực trong xã hội
cũng đã và đang là vấn đề bị xã hội lên án, vì hậu quả của nạn bạo lực
trong gia đình là nguyên nhân của các cuộc ly hôn, gia đình tan nát, hạnh
phúc lứa đôi bị rạn nứt, tan vỡ, con cái bơ vơ. bạo lực gia đình không
những tác động xấu đến các gia đình mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự
phát triển của toàn xã hội.
1.3. Bạo lực của cha mẹ đối với con cái.
Cũng như hình thức bạo lực giữa vợ chồng, bạo lực cha mẹ với con
cái là một trong hai hình thức bạo lực khá phổ biến trong gia đình Việt
Nam hiện nay. Báo Gia đình và Trẻ em kỳ 1 tháng 9/2005 bài của tác giả
Thân Trung Dũng đã nói khà rõ vấn đề này. Thông qua hợp tác giữa Viện
11
nghiên cứu Thanh niên với tổ chức Radda Barren đã điều tra dư luận học
sinh với chủ đề “hình phạt của cha mẹ đối với trẻ em” tại 12 điểm, đại
diện các tỉnh, thành: thành phố Đà Nẵng, Nghệ An, thành phố Hà Nội,
Hải Dương, thành phố Hải Phòng và tỉnh Hoà Bình với sự tham gia của
1240 học sinh tiểu học và trung học cơ sở (632 nam và 608 nữ).
Kết quả khảo sát cho thấy, tỷ lệ trẻ em nói rằng, cha mẹ thường
xuyên sử dụng hình phạt khi trẻ em mắc lỗi (45, 7), đôi khi sử dụng (50,
1%) và không xử phạt (4, 1%). Như vậy, hầu hết cha mẹ đều sử dụng
hình phạt đối với con cái khi chúng mắc sai phạm. Tuy nhiên, còn 4, 2%
cha mẹ không quan tâm hay ít để ý đến những sai phạm của con cái mình.
Điều này cho thấy, trẻ em thừa nhận việc cha mẹ sử dụng hình phạt
đối với chúng chiếm tỷ lệ cao và các hình thức xử phạt rất đa dạng. Trong
số các hình phạt thì hình thức mắng chiếm tỷ lệ cao nhất 64, 9% so với
đánh là 23, 6%, những hình thức khác là 9, 5%. Như vậy số đông các bậc
cha mẹ dùng hình thức mắng con khi con có lỗi. Tuy nhiên, còn hơn 1/4
số trẻ phạm lỗi bị hình phạt đánh và gần 1/50 còn phải chịu các hình phạt
khác, tuy không đau về thân thể, nhưng vô cùng ảnh hưởng xấu đến tâm

lý như “xỉ nhục, phạt không cho ăn cơm, phạt đứng nắng”.
Kết quả điều tra cũng cho thấy: trẻ nhỏ từ 6 - 10 tuổi hay bị mắng là
100%; bị chửi là 18%; bị xỉ nhục là 4, 9% và bị đánh đập là 55%; hình
thức khác là 8% và tỷ lệ này ở nhóm trẻ từ 11 - 16 tuổi, tương ứng là
92% ; 40% ; 7, 3%; 69% ; 9%.
Những số liệu thu được cho thấy dù ở lứa tuổi nào, tỷ lệ trẻ em
chịu sự trừng phạt của cha mẹ là tương đối cao. (Báo khoa học về Phụ nữ
số 3-2005).
Như vậy, việc mắng, đánh của cha mẹ đối với con cái thực sự là
mối quan tâm lớn trong xã hội hiện nay. Với lô suy nghĩ bỏ thủ: “con tư,
tui đẻ, tui nuô, tui có quyền đánh (Lê Thị Quý, Báo Khoa học về phụ nữ
số 4/1994). Một số cha mẹ tự cho mình cái quyền được dùng vũ lực để
12
giáo dục con cái. Họ cứ tưởng rằng phải dùng đòn roi nghiêm trị thì con
cái mới nên người được.
Bởi vậy, khi con cái mắc khuyết điểm họ không lựa lời khuyên bảo
mà áp dụng những hình phạt nặng nề như bắt úp mặt vào tường mấy tiếng
đồng hồ, bắt nằm sấp lên giường để đánh đòn, thậm chí có người trói
con vào cột đánh đến thâm tím mặt mày, hoặc dìm con xuống nước lạnh
giữa mùa đông rét mướt chỉ để “dạy con”. Những hình thức dạy dỗ con
kiểu như vậy chính là sự lạm dụng trẻ em về thân thể nhưng lại không
được đại đa số những người cha, người mẹ nhìn nhận đúng. Việc ngược
đãi trẻ em do đó vẫn diễn ra một cách thường xuyên thông qua cách dạy
dỗ của cha mẹ, mà điển hình là ở nôgn thôn do “không chào hỏi, mời
mọc người lớn tuổi, người trên”.
Trong số 260 bố mẹ trả lời về các lỗi trẻ thường mắc phải thì có 168
trẻ trai thường mắc lỗi này chiếm 64, 6%; có 151 trẻ gái chiếm 58, 1%
số trẻ trai mắc lỗi bị cha mẹ xử lý là 168 (100%) và số trẻ gái mắc lỗi bị
cha mẹ xử lý là 150 (9, 3%) (báo Gia đình và trẻ em trong bài cha mẹ ở
nông thôn với việc sử dụng bạo lực trong giáo dục con cái) và “Làm hư

hỏng, làm vỡ, làm gãy đồ dùng lao động, sinh hoạt trong gia đình”.
Cũng là một nguyên nhân bạo lực cha mẹ đối với con cái thì có 134 trẻ
trai (51, 5%) và 123 trẻ gái (47, 3%). Số trẻ trai bị cha mẹ xử lý là 91, 8%
(123) và 91% (112) trẻ em gái.
Bên cạnh đó, chúng ta biết rằng không chỉ bị đánh đập bởi cha mẹ -
người tự coi là có quyền dạy con bằng vũ lực - mà trẻ em trong gia đình
còn là đối tượng bạo lực tình dục. Cũng trong báo khoa học về Phụ nữ số
3 (70) 2005 viết: “Lạm dụng tình dục trẻ em trong gia đình là những hành
động dâm dục của người lớn trong gia đình đối với trẻ em, chủ yếu là với
trẻ em nữ. Những trẻ lạm dụng tình dục trẻ em trong phạm vi gia đình là
những kẻ biết lợi dụng quyền lực và vị thế của họ trong gia đình, lợi
dụng sự phụ thuộc, sự ngây thơ, ngờ nghệch của trẻ để có hành vi mang
ý đồ dâm dục bất chính, từ chỗ có thể chỉ là vuốt ve, ôm ấp - sờ mó vào
13
những bộ phận kín của trẻ cho đến hành vi giao cấu - cưỡng hiếp các em.
Thật đáng lên án khi chính các em bị những người thân trong gia đình lạm
dụng. Những người này có thể là những ông bố dượng, người bác, người
chú, người anh trong quan hệ huyết thống, quan hệ gần gũi thân thuộc
với các em trong gia đình, nhưng chỉ vì những ham muốn, dục vọng thấp
hèn, mà quên đi cả luân thường đạo lý, quên đi đạo đức tối thiểu của một
con người. Từ đó có những hảnh vi man rợ, táng tận lương tâm bị lạm
dụng tình dục trẻ em.
Cũng cần phải nói là có một số tí, trí thức cho rằng nên hạn chế
dùng bạo lực trong gia đình mà khuyên bảo giáo dục con bằng lời nói,
nêu gương người khác. Tuy ở nước ta, bạo lực giữa cha mẹ đối với con
cái là quá phổ biến phần do nhận thức kém, do nhận thức kém, do kinh
tế. Tuy nhiên nó đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Theo kết quả
khảo sát về thực trạng bạo lực trong gia đình tại vùng Đông Nam Bộ của
vụ Gia đình, Uỷ ban dân số, giáo dục, trẻ em cho biết: 56, 4% cho rằng
bạo lực gia đình có ảnh hưởng xấu đến tâm lý con cái: 46, 1% cho rằng

bạo lực trong gia đình sẽ dẫn đến việc con cái dễ dàng sa vào các tệ nạn
xã hội; 58, 7% cho rằng có ảnh hưởng đến học hành của con cái và 35, 4%
đồng ý với ý kiến cho rằng bạo lực trong gia đình có ảnh hưởng đến cuộc
sống của gia đình. Qua con cái sau này. Hầu hết các nhà nghiên cứu cho
rằng: trẻ từ nhỏ đã phải trải qua nhiều bất hạnh do bạo lực gia đình gây ra
thường có tính cách đặc biệt như thiếu tự tin, rụt rè, lo sợ, hay làm hư
hỏng việc. Một số lớn lâm vào cảnh lang thang, nghiện hút vào tù vì bạo
hành có đến 10 - 20% nguyên nhân gây tổn hại đến sức khoẻ tâm thần của
trẻ em có tính chất bẩm sinh, di truyền, còn lại 2/3 là các yếu tố gia đình
dẫn đến rối loạn hành vi chống đối, tự sát, nghiện hút (Bài 7: Bạo lực gia
đình, nhân cách của trẻ em) Báo Gia đình và Xã hội số 165 (827) ra ngày
15/10/2005 tácgiả Vạn Xuân).
Ngoài ra hành động bạo lực của cha mẹ đối với con cái còn dẫn đến
làm băng hoại tình cảm mẫu tử, phụ tử: thứ nhất, trẻ mất niềm tin, sự an
14
toàn và coi thường nhân cách của cha mẹ, Khi các em là nạn nhân gián
tiếp của bạo lực gia đình. Thứ hai, trẻ vừa bị đau đớn về mặt thể xác,
vừa bị tổn thương về mặt tình cảm, trẻ có thể hoảng sợ, chán ngán gia
đình, thậm chí căm thù cha mẹ và muốn tìm con đường khác đẻ thoát
khỏi cuộc sống. Đôi khi các em là nạn nhân trực tiếp của bạo lực gia đình.
Hậu quả bao lực gia đình đối với con cái. Trẻ em là những trẻ em
phát bệnh trầm cảm ở tuổi mới lớn. Khi nạn nhân bị bạo hành từ 5 trận
đòn cay nghiệt, sẽ bị hụt hẫng về tình cảm, mất đi sự thương yêu che chở
của người thân.
Đồng thời gia tăng hiện tượng trẻ em có những hành vi lệch chuẩn,
hướng ra đường phố, đi tìm kiếm sự bù đắp về cả vật chất và tinh thần
mà trẻ thiếu hụt trong gia đình. Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương
binh - Xã hội, cả nước có khoảng 50.000 trẻ lang thang bởi vì lý do khác
nhau, trong đó đáng chú ý có tới 40% trẻ lang thang do gia đình tan vỡ,
bất hạnh. Cảnh “không gia đình” khiến các em dễ bị bóc lột, lạm dụng

tình dục bị lôi kéo vào những hoạt động phi pháp và dễ bgị tổn thương về
nhân cách (Bài 7 Vũ Thị Cẩm Tú), Báo Gia đình và Xã hội.
Tóm lại, hậu quả để lại cho mỗi gia đình, Việt Nam là nhiều đứa
trẻ lớn lên mà tuổi thơ của chúng đầy ắp những tác động tiêu cực và hậu
quả có thể là mầm mống tạo ra “những bản sao của bạo lực gia đình”.
15
CHƯƠNG II.
Nguyên nhân và giải pháp chống
lại bạo lực gia đình.
2.1. Nguyên nhân.
Vì sao bạo lực gia đình hiện nay lại trở thành một hiện tượng xã hội
phổ biến? Xung quanh vấn đề này có nhiều nguyên nhân khác nhau để
giải thích:
* Thứ nhất: Do sự bất bình đẳng giới.
Có thể nói sự bất bình đẳng giới là nguyên nhân gốc rễ của bạo lực
gia đình đối với phụ nữ. ở nhiều xã hội, nhiều nên văn hoá, người ta
dung thứ, thậm chí tán thành bạo lực quan hệ vợ chồng, nhất là việc
chồng đánh vợ.
“Tại Mỹ, khoảng 1/4 số người được hỏi thuộc cả 2 giới tin rằng:
nếu chồng đánh vợ thì hẳn có lý do chính đáng và một tỉ lệ thấp hơn cho
rằng: nếu vợ đánh chồng chắc không phải là vô cớ. Như vậy việc vợ
chồng trong gia đình đánh nhau được thừa nhận như là một sự việc, một
hiện tượng thường tình, nó đều có nguyên nhân của nó cả. Thái độ đó, sự
thừa nhận ấy thể hệin rõ trong bài hát quen thuộc của họ:
“a waman, a horse and a hickorytree. The more yow beat them, the
better they be”( Giddens).
Tạm dịch:
“Một phụ nữ, một con người và một cây mai châu Anh càng đánh,
họ càng tốt hơn).
ở Việt Nam, quan niệm về địa vị và phân công vai trò trong gia

đình theo giới vẫn mang nặng tính truyền thống. Việc mắng chửi và xâm
phạm thân thể người phụ nữ ở một mức độ nào đó được coi là biện pháp
người chồng có thể sử dụng khi cần thiết. Do ảnh hưởng của tư tưởng
phong kiến nên vai trò, vị thế của người phụ nữ trong gia đình từ xưa đến
nay luôn bị hạ thấp, bị coi thường trong gia đình, phụ nữ chỉ có một
nhiệm vụ duy nhất là phục tùng chồng và gia đình nhà chồng, ngoài ra
không được quyền tham gia ý kiến hoặc quyết định bất cứ một việc gì
16
khác. Sự bất bình đẳng giới trong xã hội phong kiến đã không cho phép
người phụ nữ được học tập và tham gia hoạt động xã hội, họ bị trói chặt
bởi đạo tam tòng (Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử).
Tư tưởng trọng nam khinh nữ cho rằng “con gái là con người ta”. Đến nay
vẫn còn tồn tại một cách dai dẳng. Mong muốn có người nối dõi tông
đường và trông cậy lúc tuổi già luôn thôi thúc các gia đình phải bằng mọi
cách để sinh được con trai bởi họ cho rằng “Nhất nam viết hữu, thập nữ
viết vô”.
Trong xã hội phong kiến, người phụ nữ không bao giờ được phép
cãi lại chồng và gia đình nhà chồng nếu không sẽ bị coi là kẻ lăng loàn,
không biết đạo làm vợ và sẽ bị đuổi về nhà cha mẹ đẻ. Ngược lại, người
chồng lại hoàn toàn có quyền mắng chửi, đánh đập, xâm phạm thân thể
người phụ nữ khi không vừa ý. Điều này được sự đồng tình của xã hội và
sự thừa nhận của luật pháp phong kiến. Cho đến nay, sự bất bình đẳng
trong quan hệ giới và tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại dai
dẳng ở nhiều lúc, nhiều nơi. Bạo lực gia đình vẫn được nhìn nhận như
một vấn đề riêng tư, là chuyện quá trình thường như cơm bữa. Mặc dù
hiện nay chúng ta vẫn đang hết sức cố gắng đấu tranh cho bình đẳng giới
nhưng đây là một cuộc đấu tranh rất lâu dài bởi lẽ, từ xưa đến nay, trong
gia đình, quyền uy của người đàn ông luôn cao hơn phụ nữ. Rất đông và
thậm chí còn so sánh vợ với con theo nghĩa cả hai đều cần sự dạy dỗ của
người chồng:

“Dạy con từ thuở còn thơ
Dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về ”
Nhiều phụ nữ Việt Nam từ thuở nhỏ đã được dạy theo những niềm
tin như vậy nên họ chấp nhận bị chồng dùng bạo lực nếu họ có lỗi.
Tóm lại, tư tưởng người chồng có quyền dạy vợ dạy con bằng bạo
lực đã ăn sâu vào lối suy nghĩ của đại đa số người dân Việt. Do đó, họ
mặc nhiên thừa nhận, thậm chí chấp nhận bạo lực trong gia đình.
- Thứ hai: Liên quan đến bản chất gia đình.
17
So với các thể chế xã hội khác, nơi con người thường chỉ đóng một
vai trò nào đó, và biểu hiện ở một vài khía cạnh nhân cách, thì gia đình
là nơi mà mỗi thành viên bộc lộ toàn bộ nhân cách, con người thực sự
của mình. Do đó trong gia đình có nhiều chủ để gây bất đồng tranh cãi và
bạo lực diễn ra nhiều hơn những nơi khác.
Hơn thế nữa, hôn nhân làm cho quan hệ vợ chồng mang sắc thái
cảm xúc cao, như thế dễ khiến cho những bất đồng, xung đột bùng nổ về
mặt tình cảm.
Một sự bất đồng với đồng nghiệp tại nơi làm việc về sở thích âm
nhạc không có cùng một cường độ cảm xúc như sự bất đồng giữa cha mẹ
và con cái. Một người đàn ông có thể dễ dàng bỏ qua khi nữ đồng sự của
mình nói nhiều, nhưng dễ nổi nóng nếu vợ mình tỏ ra lắm lời. Đó là kết
quả thu được của một điều tra xã hội học.
- Thứ ba: Sự hạn chế về trình độ dân trí của phụ nữ nói chung:
Phụ nữ Việt Nam do còn chịu ảnh hưởng của tư tưởng trọng nam
khinh nữ nên đa phần chỉ tập trung vào việc chăm sóc gia đình, chông
con, ít có cơ hội học tập nâng cao trình độ và tham gia các hoạt động xã
hội. Chính bởi lý do này ma phụ nữ Việt Nam nhìn chung có trình độ thấp
hơn nam giới.
Nói tới trình độ dân trí của phụ nữ là bao hàm cả kiến thức văn hoá,
khoa học kỹ thuật, sự hiểu biết về y tế, giáo dục, pháp luật, giao tiếp

đó là toàn bộ tri thức cần thiết tạo nên năng lực tư duy ứng xử và hoạt
động. Chính sự hạn chế về trình độ học vấn đã quy định địa vị Kinh tế -
xã hội thấp của phụ nữ. Phần đông những người phụ nữ là nạn chân của
bạo lực gia đình đều là những người phụ thuộc kinh tế và chồng, hoặc là
không chó thu nhập, hoặc là thu nhập rất thấp. Chính sự phụ thuộc và
kinh tế đã tạo ra tâm lý lo sợ, không dám chống lại chồng ở người phụ
nữ.
- Thứ bốn: Sự im lặng của nạn nhân và dư luận:
18
Nhiều xã hội thường có xu hướng coi bạo lực gia đình là chuyện
riêng tư nên không can thiệp với bất cứ hình thức nào. Sự bàng quang này
vô hình chung đã dung thứ thậm chí khuyến khích bạo lực trong gia đình.
Khi trong gia đình nếu có sự xô xát, đánh đập nhau thì các thành viên
phải tự giải quyết.
Theo quan niệm của người Việt Nam, xung đột gia đình là chuyện
bình thường và khó tránh khỏi. Mọi người thường nói đến bát đĩa trong
chạn còn có lúc bị xô đi đẩy lại huống hồ trong quan hệ gia đình”. Do vậy
chỉ khi người vợ hoặc con cái bị đánh thành thương tích hay thường
xuyên thì họ mới nhờ đến sự can thiệp của chính quyền địa phương.
Ngay cả nạn nhân trực tiếp của bạo lực gia đình cũng không lên
tiếng để tự bảo vệ mình mà lại cam chịu chấp nhận bạo lực, đặc biệt là
bạo lực tình dục - lĩnh vực vẫn được coi là “thầm kín”. Có nhiều nguyên
nhân giải thích sự im lặng này như: xấu hổ, không muốn “vạch áo cho
người xem lưng”. Sợ ảnh hưởng đến con cái Tuy nhiên, cần thấy rằng
chính sự cam chịu ấy lại là sự tiếp tay cho bạo lực.
- Lý do thứ 5: Nam giới muốn thể hiện sức mạnh của người đàn ông
đối với vợ con, thể hiện uy quyền của người trụ cột đối với gia đình.
Bên cạnh đó cũng phải thấy được một nguyên nhân nữa của bạo lực
gia đình là sự suy thoái về đạo đức, cùng với bạo lực giữa vợ, chồng (vợ
đánh chồng, chồng đánh vợ). Giữa cha mẹ - con cái (không chỉ có cha mẹ

đánh con cái mà có cả con cái lớn đánh cha mẹ già) anh chị em trong gia
đình đánh nhau. Sự suy thoái về các chuẩn mực đạo đức, xuống cấp về nề
nếp gia phong, thiếu tôn trong lẫn nhau giữa các thành viên trong gia
đình ấy là một nguyên nhân sâu xa dẫn đến bạo lực gia đình.
Trên đây là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến bạo lực gia đình.
Vấn đề là ở chỗ khi lý giải ai về mộtbạo hành gia đình cần áp dungj vào
từng môi trường hoàn cảnh cụ thể, với các mối quan hệ vây quanh chúng.
19
2.2. Giải pháp .
Có thể khẳng định lại rằng, ngày nay, tình trạng bạo lực gia đình
đã trở thành một vấn nạn nhức nhối, phổ biến ở nhiều gia đình, nhiều
tầng lớp xã hội. Nó bộc lộ một sự bất ổn sâu sắc về tình trạng đạo đức xã
hội nói chung và sự khủng hoảng trầm trọng về giáo dục gia đình nói
riêng, mà chưa có cách nào tháo gỡ.
Trong quá trình nghiên cứu vấn đề này, chúng tôi xin đưa ra một số
giải pháp sau:
Thứ nhất: Nâng cao nhận thức. Cần giáo dục cho mọi người hiểu
bạo lực gia đình dưới bất kỳ hình thức nào, vì nguyên nhân gì cũng đều
là vi phạm pháp luật, vi phạm quyền con người. Mỗi người đều có quyền
bất khả xâm phạm về thân thể, quyền được tôn trọng về nhân phẩm,
danh dự. Đồng thời, cần giáo dục cho mọi người về hậu quả của bạo lực
gia đình đối với cá nhân, gia đình và xã hội. Bên cạnh đó, cần giáo dục
cho mọi người nhận thấy tư tưởng trọng nam, khinh nữ là không phù hợp
trong xã hội hiện đại, nam nữ bình đẳng là động lực của sự phát triển gia
đình và xã hội. Giải pháp riêng đối với gia đình trí thức là chúng ta phải
tổ chức truyền thống rộng rãi dưới nhiều hình thức cho cán bộ công nhân
viên chức. Có thể mở các lớp tập huấn gọn nhẹ nhưng sâu sắc với nội
dung lồng ghép chống bạo lực gia đình vào các chương trình dân số, sức
khoẻ sinh sản. Nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm, bổn phận của người
chồng, người vợ trong gia đình. Mỗi cá nhân phải quan tâm đến lợi ích

chung của gia đình tránh sự ích kỷ cá nhân dẫn tới sự áp đặt ý chí của
người khác. Chồng và vợ có vai trò như nhau trong việc hình thành gia
đình nuôi dạy con cái, đồng thời phải tôn trọng ý kiến nguyện vọng của
các thành viên trong gia đình.
Để thay đổi những thói quen, tính nếu xấu không phải là điều đơn
giản nhưng không phải hoàn toàn không thay đổi được. Vấn đề đặt ra là
các thành viên trong gia đình phải có cách xử sự đúng đắn, phải lấy sự
20
khôn khéo, mềm mỏng, lòng kiên trì và tình yêu để dần cảm hoá, giúp
đỡ nhau, nhằm bảo toàn hạnh phúc.
Cũng trong giải pháp này, chúng ta cần nâng cao nhận thức của
người dân để họ không coi bạo lực gia đình là “chuyện vặt”, “chuyện nội
bộ” của các gia đình hay là vấn đề “cá nhân” mà phải nhận thức đó là vấn
đề xã hội và cần giải quyết nó bằng các chính sách và luật pháp thích hợp.
Thứ hai: Từ việc nâng cao nhận thức người dân để họ hiểu bạo lực
gia đình là vấn đề xã hội, từ đó huy động cộng đồng tham gia giải quyết
vấn đề bạo lực gia đình. Bạo lực gia đình có nguyên nhân từ phía chính
sách vì không ít người quan niệm sai lầm rằng bạo lực là một cách để giải
quyết mâu thuẫn và quan niệm rằng “đèn nhà ai nhà nấy rạng”. Do vậy
cần chỉ ra nhận thức đó là sai lầm, từ đó huy động cộng đồng tích cực
tham gia phòng ngừa, ngăn chặn bạo lực gia đình thông qua các mối quan
hệ làng xóm láng giềng, tổ hoà giải, hội Phụ nữ và các tổ chức xã hội
khác.
ở đây Hội phụ nữ, tổ hoà giải phải thường xuyên được nâng cao kỹ
năng và kiến thức về phòng ngừa, ngăn chặn bạo lực gia đình. Trang bị
kỹ năng cụ thể khi bạo lực xảy ra, gồm cả sự tìm hiểu, giúp đỡ, tư vấn
những nạn nhân bị bạo lực hành hạ, đặc biệt đối với bạo lực không nhìn
thấy.
Thứ ba: Một điều đáng buồn rằng trong thực tế ở nước ta có nhiều
công cụ pháp lý như luật Hôn nhân gia đình, Luật Chăm sóc và Bảo vệ

trẻ em, Công ước quốc tế về quyền trẻ em, cũng lại có nhiều cơ quan
công quyền chịu trách nhiệm về việc chăm sóc, bảo vệ, chống làm dụng
và xâm hại trẻ em. Nhưng nạn bạo hành trong gia đình vẫn gia tăng. Vì
vậy, nhà nước cần phải có pháp lệnh phòng chống bạo lực gia đình.
Để có được một pháp lệnh có tính pháp lý, khoa học cao và phản
ánh đúng hiện thực xã hội nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia
nghiên cứu giới, nghiên cứu phụ nữ. Các nhà xã hội học gia đình, tâm lý
21
học gia đình, Hội phụ nữ và cần có những nghiên cứu khoa học về bạo
lực gia đình một cách nghiêm túc.
Trước mắt, cần sử dụng các luật hiện có, nhất là Bộ luật Hình sự,
Luật Hôn nhân gia đình để xử lý nghiêm các hành vi bạo lực gia đình.
Bên cạnh đó những nạn nhân của tình trạng này phải nhận thức
được rằng “sự im lặng tiếp tay cho bạo lực” (báo Giáo dục và Xã hội số
163 ngày 11/10/2005). Họ phải lên tiếng tố cáo và tự giải thoát cho mình
bằng cách ly hôn trong cuộc hôn nhân mà bạo lực đã trở thành “căn bệnh
vô phương cứu chữa”.
Thứ tư: Tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển. Gia đình, cộng đồng
và xã hội cần tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển. Sự tham gia ngày càng
nhiều của nữ giới trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội không chỉ
để họ được bình đẳng như nam giới trong quyết định phát triển và không
còn phải lệ thuộc vào nam giới mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ
có cơ hội học hỏi, nâng cao hiểu biết về văn hoá - xã hội và luật pháp,
không còn sự mặc cảm, tự ty trước nam giới trong đời sống xã hội.
Thứ năm: Thông tin đại chúng có vai trò quan trọng trong việc góp
phần phòng chống bạo lực gia đình. Thông qua việc tuyên truyền phổ biến
pháp luật, giáo dục đạo đức, nêu những tấm gương hiếu thảo, những cặp
vợ chồng hạnh phúc, tạo dư luận và áp lực xã hội phê phán, đấu tranh
chống các hành vi bạo lực gia đình. Đồng thời, báo chí không nên chạy
theo thị hiếu tầm thường với các vụ án tình tiền - bạo lực (nhiều vụ án bạo

lực được báo chí miêu tả quá chi tiết khiến một số thanh thiếu niên bắt
chước).Cũng như không nên vì lợi nhuận mà quảng cáo cả những nội
dung không nên khuyến khích có thể trực tiếp hoặc gián tiếp là nguyên
nhân gây nên bạo lực nói chung và bạo lực gia đình nói riêng.
Thứ sau, Thiết lập đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em, đường dây
nóng miễn phí, có quy mô rộng ở nhiểu. Những người đảm nhận việc tư
vấn cần sự am hiểu, có kinh nghiệm, có kiến thức và tâm huyết, đáp ứng
nhu cầu tưvấn. Trong khi đó sự quan tâm, chia sẻ tạo điều kiện của các
22
nhà lãnh đạo, quản lý, của cộng đồng và xã hội, nhằm góp phần làm cho
đường dây tư vấn và hỗ trợ được thực hiện tốt.
23
Kết luận
Xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc, bền vững luôn là mong muốn,
khát vọng của nhiều người.Tất nhiên trong cuộc sống vật chất không tránh
khỏi những xung đột cần giải quyết. Một nhà văn lớn đã viết: “Hôn nhân
là một cuộc nói chuyện lâu gài, thỉnh thoảng lại phải “giải lao” bằng
những cuộc cãi vã.Song chúng ta cần phải hiểu rằng dù bất kỳ trong hoàn
cảnh nào mỗi gia đình phải giữ gìn chuẩn mực đạo đức truyền thống, phải
lao động tích cực, chăm lo, vun đắp những giá trị cao quý, đảm bảo tính
bền vững, ổn định.
24
Tài liệu tham khảo
1. Tạp chí khoa học về phụ nữ, số 4/2003.
2. Tạp tâm lý học, số 5, 5-2003.
3. Báo Gia đình và xã hội, số 159, 4/10/2005
4. Báo Gia đình và xã hội, số 160, 6/10/2005
5. Báo Gia đình và xã hội, số 161, 8/10/2005
6. Báo Gia đình và xã hội, số 162, 10/10/2005
7. Báo Gia đình và xã hội, số 163, 11/10/2005

8. Báo Gia đình và xã hội, số 164, 12/10/2005
9. Báo Gia đình và xã hội, số 165, 13/10/2005
10. Báo Gia đình và xã hội, số 166, 14/10/2005
11. Báo Gia đình và xã hội, số 167, 15/10/2005
12. Báo Gia đình và xã hội, số 168, 20/10/2005
13. Báo Gia đình và xã hội, số 169, 22/10/2005
25

×