§¹i häc quèc gia Hµ Néi
Trêng §¹i häc khoa häc x héi vµ nh©n v¨n·
Khoa T©m lý häc
- - - - - - - - - - - - - - -
Báo cáo thực tập
Nhận thức của người dân về hiện tượng bạo
hành đối với phụ nữ trong gia đình
Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Ngọc Diệp
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Tuyết
Lớp : K49- Tâm lý học
Hà Nội - 2008
PHẦN 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Lý do chọn đề tài:
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường bên cạnh những yếu
tố tích cực thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đời sống vật chất cũng như tinh
thần của mỗi gia đình ngày càng được nâng cao, các nhu cầu của cá nhân dần
được đáp ứng đầy đủ thì cũng kéo theo sự xuất hiện những mặt tác động tiêu
cực đến đời sống. Đặc biệt xuất hiện nhiều hiện tượng tâm lý xã hội mới tiêu
cực như : Những vấn đề nảy sinh trong tình yêu hôn nhân, nạn bạo hành gia
đình, tình trạng xâm hại phụ nữ, trẻ em
Những vấn đề trăn trở trên là những vấn đề không của riêng ai chúng ta
cần nhận diện được nó và cần tìm ra biện pháp hạn chế ngăn chặn.
Do vậy, để nhận diện chính xác và từng bước cải thiện tình trạng này
thì mỗi người dân, đặc biệt là người phụ nữ phải nhận thức đúng đắn về vấn
đề bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình, để tìm hiểu, đánh giá về vấn đề
này, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: " Tìm hiểu nhận thức của người
dân về hiện tượng bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình".
2. Đối tượng nghiên cứu:
Nhận thức của người dân về hiện tượng bạo hành đối với phụ nữ trong
gia đình.
3. Khách thể nghiên cứu:
- Khách thể là 30 người dân ( trong đó có 3 trường hợp là nạn nhân
của bạo hành).
- đặc điểm của khách thể:
+ Tuổi từ 18 đến 50
+ 15 khách thể là nữ, 15 khách thể là nam, đã có gia đình 20 khách thể
; 10 khách thể chưa có gia đình)
4. Phạm vi nghiên cứu:
- Địa bàn: thị trấn huyệnThan Uyên - Huyện Than Uyên - Tỉnh Lai
Nguyễn Thị Tuyết - Lớp K49- Tâm lý học
2
Châu.
- Phạm vi về nội dung: Chúng tôi tập trung vào tìm hiểu nhận thức của
người dân về các hình thức bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình, nguyên
nhân, hậu quả đang diễn ra hiện nay. Từ đó đề xuất một số giải pháp cơ sở
hiện trạng.
5. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu của người dân về hiện tượng bạo hành đối với phụ nữ trong
gia đình ( Thực trạng, nguyên nhân, hậu quả)
- Đề ra những kiến nghị nhằm nâng cao nhận thức của người dân nói
chung, phụ nữ nói riêng, góp phần tuyên truyền và ngăn chặn những hành vi
bạo hành đối với phụ nữ, đảm bảo hạnh phúc gia đình và ổn định xã hội.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
* Trên cơ sở tìm hiểu các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên
cứu, tôi xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài gồm các nội dung sau:
- Tìm hiểu một vài nét lịch sử nghiên cứu vấn đề bạo hành.
- Các khái niệm cơ bản:
+ Khái niệm nhận thức
+ Khái niệm gia đình( Định nghĩa gia đình, quan hệ vợ chồng)
+ Khái niệm bạo hành ( hình thức, nguyên nhân, hậu quả)
- Tìm hiểu một số văn bản pháp luật nói về quyền của phụ nữ được bảo
vệ trước những hành vi bạo hành trong gia đình.
* Từ cơ sở lý luận trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực tiễn để
tìm hiểu nhận thức của người dân về vấn đề sau:
- Nhận thức của người dân về thực trạng của hiện tượng bạo hành đối
với phụ nữ trong gia đình ( Hình thức, nguyên nhân, hậu quả, giải pháp
ngăn chặn)
- Những cảm xúc và phản ứng của người phụ nữ bị bạo hành.
- Nhận thức của người dân về mối quan hệ vợ chồng trong gia đình
Nguyễn Thị Tuyết - Lớp K49- Tâm lý học
3
ngày nay.
- Nhận thức của người dân về đối tượng có nguy cơ thực hiện hành vi
bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình.
Từ những đánh giá thu được tôi đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng
cao nhận thức của người dân, để từ đó có biện pháp hạn chế những hành vi
bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình.
7. Giả thuyết nghiên cứu
- Phần lớn người dân nhận thức chưa đầy đủ về các hình thức bạo
hành đối với phụ nữ trong gia đình hiện nay.
- Người dân chưa quan tâm đến giải pháp ngăn chặn bạo hành đối với
phụ nữ trong gia đình.
8. Phương pháp nghiên cứu
Việc sử dụng phương pháp này giúp chúng tôi xây dựng cơ sở lý luận
cho đề tài. Xác định được khái niệm công cụ và những khái niệm liên quan.
Đồng thời chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm mục đích tham khảo
những kết quả điều tra có liên quan đến chủ thể nghiên cứu.
Phương pháp này giúp chúng tôi chỉ ra được đặc điểm tâm lý của khách
thể nghiên cứu.
Nguyễn Thị Tuyết - Lớp K49- Tâm lý học
4
PHẦN 2. NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Một vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề bạo hành
Bạo hành đối với phụ nữ là một vấn đề cũ nhưng hiện nay đang là mối
quan tâm mới của cộng đồng quốc tế. Trước đây người ta quan niệm rằng bạo
hành trên cơ sở giới là một vấn đề có tính riêng tư không thuộc phạm vi điều
chỉnh của pháp luật quốc tế. Ngày nay, pháp luật quốc tế coi mọi hình thức
bạo hành đối với phụ nữ đều là sự vi phạm nghiêm trọng các quyền con người
và tự do cơ bản của phụ nữ.
Thực tế cho thấy, bạo hành trên cơ sở giới là vấn đề lịch sự, cho đến
ngày nay bạo hành đối với phụ nữ vẫn tồn tại ở nhiều khu vực, nhiều nền văn
hoá, tôn giáo khác nhau. Nó đã trở thành hiện tượng phổ biến trên phạm vi
toàn cầu.
Việt Nam là một nước đang phát triển, có bề dày lich sử lâu đời, với
một nền văn hoá đa dạng và phong phú. Ngày nay trong quá trình đổi mới đất
nước theo con đương Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước, mọi mặt của
đời sống xã hội đều có những thay đổi nhất định, nhiều vấn đề được đặt ra
như một thách thức với cuộc sống. Dó là những vấn đề bức xúc của xã hội
đang dần biến đổi theo sắc thái của nền kinh tế thị trường. Hiện tượng bạo
hành đối với phụ nữ như đã nói trên luôn là mối quan tâm mới không những
của cộng đồng quốc tế mà còn của xã hội Việt Nam chúng ta.
Tháng 3 năm 1999, nhóm nghiên cứu của Viện Xã hội học ở Hà Nội
đã nghiên cứu về vấn đề " Bạo lực trên cơ sở giới". Nghiên cứu này đã chỉ ra
được thái độ của các thể chế và cộng đồng đối với nạn bạo hành dựa trên cơ
sở giới trong gia đình.
Nghiên cứu của trung tâm nghiên cứu giới, gia đình và môi trường
trong phát triển thống kê được, riêng năm 2007 có khoảng trên 4000 bài báo
đề cập vấn đề bạo hành gia đình được đăng tài nhiều nhất là trên báo an ninh
Nguyễn Thị Tuyết - Lớp K49- Tâm lý học
5
thủ đô, thanh niên, phụ nữ, tiền phong
" Bạo hành là vấn đề tư vấn bạo hành " đang được nhiều người đề cập.
Chúng tôi hy vọng rằng với nội dung nghiên cứu về " Nhận thức của người
dân về hiện tượng bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình " sẽ góp phần cho
việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề nay, từ đó có
những phản ứng và giải pháp hạn chế, ngăn chặn hiện tượng này.
1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài.
1.2.1 Khái niệm nhận thức
Nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của đời sống tâm lý con người
( Nhận thức, tình cẩm, hành động). Nhận thức là tiền đề của tình cảm và
hành động, đồng thời có quan hệ chặt chẽ với chúng và các hiện tượng tâm lý
khác.
Con người có thể đạt tới những mức độ nhận thức khác nhau: Mức độ
thấp là nhận thức cảm tính bao gồm cả cảm giác và tri giác, mức độ cao là
nhận thức lý tính bao gồm tư duy và tưởng tượng. Nhận thức cảm tính và
nhận thức lý tính có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, chi phối
lẫn nhau trong cùng một hoạt động thống nhất của con người.
Nhận thức cảm tính: ( giai đoạn nhận thức cấp thấp ) ở giai doạn này
con người chỉ phản ánh được các thuộc tính bên ngoài, trực quan cụ thể của
sự vật hiện tượng; phản ánh những mối liên hệ về không gian, thời gian và
trạng thái hoạt động của sự vật hiện tượng khi nó đang trực tiếp tác động vào
giác quan của con người.
Nhận thức lý tính: ( Giai đoạn nhận thức cấp cao) ở mức độ nhận thức
này con người có thể phản ánh được các mối quan hệ có tính chất quy luật,
các thuộc tính bản chất bên trong của sự vật hiện tượng khi chúng không còn
tác động trực tiếp vào con người.
Lênin đã vạch rõ quy luật chung nhất của hoạt động nhận thức là : " Từ
trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực
Nguyễn Thị Tuyết - Lớp K49- Tâm lý học
6
tiễn là con đường biện chững của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức
hiện thực khách quan" Theo Lênin, nhận thức là sự phản ánh thế giới khách
quan bởi con người nhưng đó không phải là sự phản ánh đơn giản, trực tiếp,
hoàn chỉnh mà là sự trừu tượng, sự cấu thành, sự hình thành các khái niệm,
quy luật và chính các khái niệm, quy luật này bao quát một cách có điều kiện
tính quy luật phổ biến của giới tự nhiện vận động và phát triển.
Như vậy, Nhận thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc của
con người nhưng không phải là sự phản ánh đơn giản mà là quá trình biện
chứng dựa trên hoạt động tích cực của chủ thể trong mối quan hệ với khách
thể. Tính tích cực của chủ thể được thể hiện ở chỗ : Một mặt chủ thể tác động
vào thế giới khách quan, mặt khác con người sáng tạo trong hoạt động để
nắm bắt được bản chất, quy luật của thế giới khách quan tác động làm cho
thế giới khách quan phát triển không ngừng.
Nhận thức đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành thái độ
khi đứng trước một đối tượng nào đó người ta sẽ không có thái độ nếu như
không có những hiểu biết về đối tượng đó. Như vậy kiến thức của cá nhân về
đối tượng như là kết quả của quá trình nhận thức sẽ là một trong những điều
kiện hình thành thái độ.
Nhận thức là quá trình lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm nhờ tri thức có
được về đối tượng mà chủ thể có cảm xúc, có khả năng đánh giá đối tượng.
Muốn nhận thức được đối tượng nào đó thì phải có những thông tin về
đối tượng đó. Điều đó có thể khẳng định lại một lần nữa một người sẽ không
thể có thái độ về đối tượng nào đó nếu người đó không biết hoặc biết rất ít về
đối tượng đó.
Tóm lại: Nhận thức là quá trình phản ánh, tái hiện thực khách quan vào
đầu óc con người trong quá trình hoạt động thực tiễn xã hội, qua đó con
người hiển thị thái độ, tình cảm và hành động của mình.
1.2.2 Khái niệm gia đình
Nguyễn Thị Tuyết - Lớp K49- Tâm lý học
7
Theo Hoàng Phê : Gia đình - tập hợp những người cùng sống chung
thành một đơn vị nhỏ nhất trong xã hội, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn
nhân và dòng máu, thường gồm có vợ, chồng, con cái ( 12).
Lốc Khơ: "Gia đình là một nhóm người liên kết với nhau bởi các quan
hệ hôn nhân máu mủ, hay bằng nhận con nuôi, tạo thành một hệ thống riêng
biệt, tác động qua lại và giao tiếp lẫn nhau qua các vai trò xã hội của từng
người là chồng, là vợ, là bố mẹ, là con cái, là anh em tạo nên một nền
văn hoá chung " ( 18).
Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện viết : " Gia đình là một tập hợp những
người có cùng huyết thống sống chung trong một mái nhà chủ yếu gồm cha
mẹ và con cái" ( 18).
Tóm lại : có nhiều cách định nghĩa về gia đình theo nhiều cách khác
nhau và hướng tiếp cận khác nhau, ở báo cáo thực tập này tôi sử dụng định
nghĩa về gia đình theo cách tiếp cận của tâm lý học tức là nhấn mạnh đến mối
quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, vai trò của gia đình đối với đời
sống tinh thần của mỗi thành viên - gia đình là một tổ ấm, là mối quan hệ
bền chặt liên kết các thành viên bằng tình yêu thương và trách nhiệm, đảm
bảo cho mọi thành viên có cuộc sống an toàn, hạnh phúc trong gia đình của
mình.
1.2.3 Khái niệm bạo hành
Qua nhiều nghiên cứu vệ bạo hành gia đình đối với phụ nữ được tiến
hành ở nhiều nước trên thế giới và ở Việt Nam, cho chúng ta thấy rằng nạn
bạo hành gia đình là một vấn đề cần được Nhà nước và các cơ quan pháp luật
ngăn chặn và có những giải pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ người phụ nữ trước
những người đàn ông, những người chồng có hành vi bạo lực, ngược đãi. Để
giải quyết được vấn đề này, trước hết chúng ta cần hiểu rõ bản chất của hiện
tượng bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình ( Hình thức, nguyên nhân, hậu
quả).
Nguyễn Thị Tuyết - Lớp K49- Tâm lý học
8
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về bạo hành gia đình đối với phụ
nữ. Theo từ điển tiếng việt thì bạo hành được hiểu: Bạo hành là" Hành động
bạo lực tàn ác, đối với phụ nữ và trẻ em thường là nạn nhân của tệ nạn bạo
hành" Nhưng hiện nay một định nghĩa được thừa nhận rộng rãi trên thế giới
và được nhiều công trình nghiên cứu khoa học cũng như những bài viết sử
dụng, đó là định nghĩa được phát biểu trong tuyên ngôn về loại trừ bạo lực
chống lại phụ nữ do Đại Hội đồng Liên hiệp quốc thông qua năm 1993 có nội
dung như sau: " Bất kỳ một hành động bạo lực dựa trên cơ sở giới nào dẫn
đến, hoặc có khả năng dẫn đến tổn thất về thân thể, về tình dục hay tâm lý,
hay những đau khổ của người phụ nữ, bao gồm cả sự đe doạ có những hành
động như vậy, sự cưỡng bức hay tước đoạt một cách tuỳ tiện sự tự do, dù nó
xảy ra ở nơi công cộng hay trong cuộc sống riêng tư" United Nations 1995:
73; UNIFEM 1998).
Các nhà nghiên cứu đã phân chia bạo hành ( bạo lực) trong gia đình
thành 5 loại như sau:
* Cưỡng bức về thân thể : bao gồm những hành vi dùng sức mạnh để
tấn công nạn nhân (đấm đá, bạt tai, làm gãy xương, bầm dập vv) dùng các
vật dụng gây thương tích ( roi, gậy, gộc.v.) hạn chế các nhu câu thiết yếu
của con người như phải ăn đói, mặc rách, không có thời gian ngủ nghỉ, giải
trí v v làm tổn hại sức khoẻ của người phụ nữ.
* Cưỡng bức về tình dục : Có thể bao gồm cả việc ép buộc phải quan
hệ tình dục hoặc bắt phải xem những hình ảnh khiêu dâm mà không được sự
đồng ý của người phụ nữ. cá biệt có nhiều phụ nữ bị ép buộc quan hệ tình dục
sau khi đã bị đánh đập, cố tình gây đau đớn hoặc tổn hại trong quá trình quan
hệ sinh lý, mà người phụ nữ không dám từ chối.
* Cưỡng bức về mặt tinh thần, tình cảm : có thể bao gồm việc phải
sống trong bầu không khí bị đe doạ hoặc bị lăng mạ với những lời lẽ mạt sát,
kể cả những trường hợp khi tấn công, người đàn ông thường đe doạ phụ nữ
Nguyễn Thị Tuyết - Lớp K49- Tâm lý học
9
rằng sẽ diết hại, so sánh với vật nuôi, đạp phá đồ vật quý giá của nạn nhân
để họ đau đớn về mặt tinh thần. Rất nhiều phụ nữ phải sống trong tình trạng
thường xuyên bị xúc phạm khiến họ ngộ nhận, bị mất đi niềm tin vào chính
bản thân mình, buộc họ phải tin rằng họ bị hành hạ như thế là đúng. Điều này
đã đẩy phụ nữ vào cuộc sống đau khổ hoặc tự tìm đến cái chết.
*Cưỡng bức về mặt xã hội: Bao gồm việc cắt đứt quan hệ xã hội giữa
người phụ nữ với những người thân, bạn bè, đe doạ người phụ nữ cùng gia
đình và bạn bè của họ. Cũng có trường hợp người đàn ông buộc người phụ nữ
phải cách ly với môi trường bên ngoài bằng cách nhốt trong nhà, cắt điện
thoại, không đi làm, kiểm soát mọi hành động của người vợ( đi đâu phải báo
cáo, bóc thư riêng để xem, lục soát người, phòng riêng, vali dù nạn nhân
không đồng ý).
* Cưỡng bức về tài chính: Người đàn ông nắm quyền kiểm soát hoàn
toàn những vấn đề về tài chính. Người phụ nữ không được phép tự tìm kiếm
việc làm. Người đàn ông chỉ cung cấp cho người phụ nữ một khoản tiền rất
nhỏ so với số tiền cần thiết để đảm bảo các nhu cầu thiết yếu của đời sống gia
đình. Việc kiểm soát về tài chính còn đồng nghĩa với việc không đảm bảo các
nhu cầu thiết yếu của con người.
Thời gian gần đây việc trút mọi công việc như kiếm sông đến nội trợ,
chăm sóc gia đình con cái đã ghánh nặng lên người phụ nữ và đây cũng là
một dạng của bạo lực gia đình không hoặc (chưa tìm ) nhìn thấy được.
Các hình thức biểu hiện của hiện tượng bạo hànhđối với phụ nữ
trong gia đình
Các hình thức bạo hành đối với phụ nữ được hiểu rất đa dạng và phức
tạp nhưng tôi có thể phân chia thành 3 hình thức biểu hiện ; bạo hành về thể
chất, bạo hành về tinh thần và bạo hành về tình dục.
*Bạo hành thể chất: là những hành vi bạo hành mà người gây ra bạo
hành thường sử dụng sức mạnh cơ bắp ( tay, chân) hoặc kèm theo công cụ
Nguyễn Thị Tuyết - Lớp K49- Tâm lý học
10
(thậm trí cả vũ khí ) gây nên sự đau đơn về thân thể đối với nạn nhân. Những
hình thức phổ biến của bạo hành thể chất thường thấy là : đánh đập, tát, đấm,
đá những hành vi bạo hành này thường gây ra đau đớn về thể xác( kéo
theo đó là những tổn thương về tinh thần), nó thường để lại dấu vết trên thân
thể nạn nhân và đó là những bằng chứng vi phạm pháp luật và dẽ bị phát hiện,
người gây ra bạo hành thể chất có thể bị xử lý bởi pháp luật.
Qua các kết quả thu thập được từ các bài viết về vấn đề này, chúng tôi
xin liệt kê một số biểu hiện của bạo hành thể chất thường thấy ở các cấp độ
khác nhau:
+ Đối xử tồi tệ về thể chất : bất cứ hành vi nào sử dụng sức mạnh về
thể lực đối với nạn nhân cho du nó có để lại thương tích hay không, nó bao
gồm những hành động, cấm đoán, kiểm soát, xô đẩy thô bạo, đánh đập
+ Đối xử tồi tệ về thể chất còn bao gồm việc ngăn cấm phụ nữ tiếp cận
với các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cũng như ngăn ngừa họ không thể tiếp cận
được các nhu cầu vật chất của mình như: ăn, uống, ngủ, nghỉ ngơi
+ Gây hư hại các đồ vật trong gia đình: Các hành động như ném bát
đĩa, đập phá đồ dùng, các dụng cụ gia đình, làm hư hỏng cửa, tường nhà,
đánh đập vật nuôi trong gia đình.
* Bạo hành tinh thần:
khác với hành vi về bạo hành thể chất thường để lại dấu vết, thương
tích trên người nạn nhâ. Còn những hành vi bạo hành tinh thần lại thường gây
ra những vết thương tâm lý, tình cảm khó lành. Đó là những hành vi nhằm
hành hạ tâm lý người phụ nữ, nó tồn tại tinh vi và phức tạp, hậu quả của nó
rất tiềm tàng, kéo dài dai dẳng với nỗi đau tinh thần giằng xé và hậu quả của
nó khó lường hết được.
+ Đưa ra lời hăm doạ: Bằng việc sử dụng những lời nói, những cử chỉ
phi ngôn ngữ như ánh mắt, điệu bộ mang tính chất đe doạ, áp đảo và gây
ra sự sợ hãi dẫn đến người phụ nữ luôn phải sống trong hoang mang, lo sợ ví
Nguyễn Thị Tuyết - Lớp K49- Tâm lý học
11
dụ như doạ lấy vợ khác, doạ bỏ đi, doạ tự tử
+ Lạm dụng về kinh tế và quyền lực của người đàn ông: là biểu hiện sự
buộc vợ phải phụ thuộc vào mình về tài chính hoặc để vợ lo toan kinh tế một
cách thái quá ( ỉ lại vợ), luôn cố gắng tìm mọi cách để vợ lao động quá sức,
kiểm soát tài chính không cho vợ tham gia vào những quyết định liên quan
đến tài chính, luôn đẩy vợ vào tình thế phải "xin tiền", yêu cầu vợ phải đưa
ra nhưng khoản tiền đã dùng, hoặc để vợ làm những việc không mang tính
hiện thực trong khi chỉ có một khoản tiền ít ỏi Đôi khi vì điều đó mà người
đàn ông đã lạm dụng quyền lực của mình. tự mình quyết việc quan trọng,
hành động như thể một ông chủ của gia đình, cư xử với vợ như người hầu,
bắt vợ làm theo ý kiến của mình, không đếm xỉa đến quyền của vợ.
+ Làm nhục, cô lập vợ: Như chế ngạo thân thể người phụ nữ, cách ăn
mặc, khả năng làm mẹ, trí óc và chănm sóc gia đình, bảo vợ là ngu đần, dơ
hơi, không có ích, vô tác dụng, có những lời nhận xét không hay về vợ tại
công ty hay cơ quan của mình và những lời khó chịu tại nơi công cộng
Những điều này làm cho người phụ nữ cảm thấy mình bị mất tự trọng, mình
chỉ là người thừa đối với chồng điều này dẫn đến hành vi cô lập vợ, không
cho vợ tiếp xúc, giao lưu với bạn bè, người thân, cảm thấy khó chụi khi bạn
bè của vợ đến nhà thăm hỏi, luôn giám sát vợ đi đâu, nói chuyện với ai hạn
chế vợ có thời gian riêng cho mình. Khiến người phụ nữ cảm thấy mất tự do,
bị cô lập, họ cảm thấy cô đơn không được chia sẻ những vương mắc khó
khăn trong cuộc sống.
+ Chồng không chung thuỷ: chồng đi cặp bồ hoặc lấy vợ bé, khiến
người phụ nữ phải sống trong chua xót, buồn tủi thường là khi không chung
thủy khi về nhà hay đánh đập, chửi mắng vợ con. nhiều phụ nữ chịu quá
nhiều uất ức đi đến ly hôn thậm trí đã tự tử.
* Bạo hành tình dục:
Là sự cưỡng bức, ép buộc người phụ nữ phải làm những việc liên quan
Nguyễn Thị Tuyết - Lớp K49- Tâm lý học
12
đến tình dục trái với mong muốn của họ. Bàn luận về những bộ phận trên cơ
thể của phụ nữ, đòi hỏi tình dục, cưỡng hiếp, giam cầm và sử dụng các công
cụ tình dục, xem phụ nữ chỉ như là một đối tượng tình dục.
Bạo hành tình dục xảy ra cả ở cuộc sống hôn nhân ép buộc và hôn nhân
tự nguyện " Tình dục chỉ là một sự trung gian khác cho sự kiểm soát của nam
giới” ( 11, 73). Hậu quả của bạo lực tình dục để lại rất nghiêm trọng cả về
mặt thể chất lẫn tinh thần. Nhiều trường hợp dẫn đến tử vong, để lại cuộc
sống hoang mang, lo sợ ở người phụ nữ.
- Những hậu quả của hành vi bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình.
Phụ nữ là đối tượng trực tiếp của bạo hành gia đình, những hậu quả đó
đã để lại nỗi đau âm ỉ trong cơ thể và tâm tưởng của họ : Sự đau đớn triển
miên, bị tổn thương và mất khả năng vĩnh viễn như gãy xương, bỏng, bầm
tím mắt đầu, trong cơ thể kéo dài nhiều năm sau khi bị bạo hành, đó là
những vết thương có thể người xung quanh nhìn thấy được mà cảm thông cho
những nỗi đau đó. Có những hành vi được bao dung che đậy, đến pháp luật
cũng khó can thiệp được.
Nỗi đau không chỉ hằn trên da thịt người phụ nữ mà còn gây ra hoang
mang dễn đên trầm cảm làm mất đi sự tự chủ họ trở nên thiếu và không nhận
thức được giá trị của bản thân, cảm thấy cô đơn, xấu hổ không dám tiếp xúc
với những người xung quanh hoặc tai hại hơn là sử dung rượu, chất gây
nghiện họ làm như vậy để thánh thức đối phó với hành vi bạo hành.
Khi bị đánh đập, ngược đãi. Rất nhiều phụ nữ đau khổ vì sảy thai, họ
cũng có thể đau khổ vì những lần thai nghén ngoài ý muốn, những bệnh lây
truyền qua đường tình dục hoặc HIV/ AIDS.
Bạo hành trong gia đình là tác nhân làm rạn nứt lứa đôi nó tạo nên
không khí ngột ngạt đời sống gia đình và ghánh chịu những bất hạnh đó
không chỉ là người phụ nữ mà cả con cái của họ, không ít gia đình có bạo
hành, đã ly hôn và những đứa con thiếu tình thương của cha mẹ thường có
Nguyễn Thị Tuyết - Lớp K49- Tâm lý học
13
những hành vi lệch lạc. Những nghiên cứu về thanh niên phạm pháp cho thấy
phần lớn các em đều có hoàn cảnh gia đình không hoà thuận người phụ nữ
trong gia đình có bạo hành. Vì nhiều lý do mà họ phải âm thầm chịu thì nỗi
cay đắng lặng lẽ đó còn đi theo suốt cuộc đời họ.
1.3 Quyền của người phụ nữ được bảo vệ trước những hành vi bạo
hành gia đình qua các văn bản pháp luật.
Khi bàn đến vấn đề bạo hành chống lại phụ nữ thì dường như phần lớn
các chính phủ, cá quốc gia đều coi là vấn đề riêng của mỗi gia đình, giữa các
cá nhân với nhau. Chính vì vậy mà tình trạng bạo hành gia đình cũng không
ngừng tăng lên qua các báo cáo của toà án nhân dân, Hội liên hiệp phụ nữ
Những văn bản Pháp lý quốc tế:
Để có cái nhìn bản chất vào thực trạng của nạn bạo hành đang diễn ra ở
hầu hết các quốc gia, nhiều diễn đàn quốc tế được tổ chức mà nội dung của
diễn đàn đã đi sâu vào vấn đề bạo hành gia đình. Từ đó chính phủ của các
nước đã nhìn nhận như một sự vi phạm không thể chấp nhận được đối với
nhân phẩm con người, vi phạm công ước quốc tế về xoá bỏ mọi phân biệt đối
xử với phụ nữ.
Theo tuyên ngôn về loại trừ nạn bạo lực chống lại phụ nữ do đại hội
đồng liên hợp quốc thông qua năm 1993 có đoạn đã dề cập đến “bất kỳ một
hành động bạo lực nào dựa trên cơ sở giới nào dẫn đến, hoặc có khả năng
dẫn đến, những tổn thất về thân thể, về tình dục hay những đau khổ của phụ
nữ, bao gồm cả sự đe doạ có những hành động như vậy, sự cưỡng bức hay
tước đoạt một cách tuỳ tiện sự tự do, dù nó xảy ra ở nơi công cộng hay trong
cuộc sống riêng tư”.
Tuyên bố Jakarta về sự tiến bộ của phụ nữ châu á và thái bình dương
tháng 6.1994 cũng nêu: “phải xoá bỏ bạo lực chống phụ nữ trong gia đình,
xã hội và tình hình xung đột để phụ nữ được hưởng quyền lợi như các cá
nhân và thành viên của gia đình, xã hội, nhà nước và cộng đồng quốc tế”.
Nguyễn Thị Tuyết - Lớp K49- Tâm lý học
14
Trong chương tình hành động của hội nghị về phụ nữ ở Bắc kinh nam
1995, vấn đề này đã trở thành cao trào với khẩu hiệu: “Không thể đánh đập,
hãm hiếp, mua bán phụ nữ”. Hội nghị cho rằng “ bạo lực chống lại phụ nữ
là biểu hiện của quan hệ quyền lực không bình đẳng về mặt lịch sử giữa nam
giới và nữ giới”, điều đó đã dẫn đến sự thống trị và phân biệt đối xử của nam
giới đối với phụ nữ và ngăn cản sự tiến bộ về mọi mặt của phụ nữ. Ngăn chặn
và xoá bỏ mọi hình thức bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.
Công ước CEDAW, công ước về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối
xử với phụ nữ đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc phê chuẩn vào ngày
18/12/ 1979. Sau khi nước thứ 20 thông qua ngày 3/9/1981 công ước này đã
bắt đầu có hiệu lực như một hiệp ước quốc tế. đến năm 1977 có trên 150 quốc
gia đã cam kết thực hiện các điều khoản của công ước này.
Chính phủ Việt Nam ký công ước ngày 29/7/ 1980 và quộc hội phê
chuẩn ngày 19/3/1982.
Nội dung của công ước đề cập đến thực trạng cấp bách của nạn phân
biệt đối xử với phụ nữ đang diễn ra ở khắp mọi nơi. Công ước cũng nêu lên
phân biệt đối xử “ Vi phạm các nguyên tắc về quyền bình đẳng, xúc phạm tới
phẩm giá con người”.
Điều 1 của công ước đã nói rõ đến “ thuật ngữ phân biệt đối xử với
phụ nữ sẽ bao gồm mọi phân biệt, ngăn cản hoặc hạn chế được đặt trên cơ
sở giới tính ”.
Điều 2 của công ước đã nhắc nhỏ “ các nước tham gia công ước lên
án sự phân biệt đối xử với phụ nữ dưới mọi hình thức ”
Đặc biệt điều 7 của công ước đã đề cập đến việc bình quyền của phụ
nữ trong mọi hoạt động, mọi khía cạnh của đời sống xã hội như: văn hoá,
kinh tế, chính trị, giáo dục, y tế Phụ nữ đảm bảo quyền bầu cử, tham gia
lãnh đạo cơ quan Nhà nước và quyền thực thi trách nhiệm xã hội của mình.
Nhìn chung mọi điều khoản của công ước đã nói rõ quy trình thực hiện
Nguyễn Thị Tuyết - Lớp K49- Tâm lý học
15
của các quốc gia tham gia thực hiện công ước nhằm xoá bỏ mọi hình thức
phân biệt đối xử với phụ nữ, đảm bảo mọi phụ nữ được hưởng quyền của
mình như nam giới, phát huy tối đa năng lực của phụ nữ trong xã hội, tiến
tới một xã hội công băng văn minh.
Những văn bản pháp luật Việt nam
Ở Việt nam các quyền của phụ nữ được pháp luật quy định và được tôn
trọng. Trên thực tế, ngay từ bản hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân
chủ cộng hoà 1946. Điều 9 Hiến pháp 1946 quy định “ Đàn bà ngang quyền
với đàn ông về mọi phương diện”. Tuy nhiên phải đến hiến pháp năm 1980,
1992 quyền này mới được đề cập một cách cụ thể hơn. Hiến pháp năm 1992,
điều 63 quy định “ Công dân nữ và nam có quyền ngang bằng nhau về mọi
mặt chính trị, kinh tế, xã hội và gia đình ”.
Bộ luật lao động hiện hành của Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam có riêng một chương X về lao động nữ. Kèm theo bộ luật còn có nghị
định, thông tư, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của bộ
luật Lao động về những quy định riêng đối với lao động nữ.
Trong bộ luật dân sự, các quyền của con người được thể hiện rõ ràng,
đầy đủ. Trong đó có quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân. Điều 32
có ghi “ Quyền được bảo đảm an toàn về tình trạng, sức khoẻ, thân thể ”
Bộ luật hình sự quy định một số biện pháp chế tài áp dụng đối với
những kẻ có hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm và thân thể người
phụ nữ. Điều 121 quy định “ Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm,
danh dự của người khác, thì bị phát cảnh cáo, cải tạo không giam giữ. đến 2
năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm” Điều 100 quy định “ Người nào đối
xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc
mình làm người đó tự sát, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm”.
Luật hôn nhân và gia đình được coi là văn bản có quy định rõ nhất về
quyền của phụ nữ được bảo vệ trước các hành vi bạo hành gia đình. Luật hôn
Nguyễn Thị Tuyết - Lớp K49- Tâm lý học
16
nhân gia đình 2000 được xây dựng trên cơ sở kế thừa các nguyên tắc cơ bản
của bộ luật trước đó và thể chế hoá công ước CEDAW. Luật có nhiều điều
quy định bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em phần nào đã xoá bỏ được sự
phân biệt đối xử đối với phụ nữ trong các vấn đề liên quan đến hôn nhân và
gia đình trên cơ sở bình đẳng nam nữ. Điểm 2 điều 4 quy định “ Cấm ngược
đãi, hành hạ ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em và các
thành viên khác trong gia đình” Điều 21 “ vợ, chồng có hành vi ngược đãi,
hành hạ, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau”.
Gần đây nhất ngày 21/1/2002, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định
số 19/ 2002/QĐ –TTg phê duyệt chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ
Việt Nam đến năm 2010. Uỷ ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt nam
xây dựng kế hoạch căn cứ vào mục tiêu của chiến lược với mục tiêu tổng
quát. cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của phụ nữ. Tạo mọi điều kiện
để thực hiện có hiệu quả các quyền cơ bản và phát huy vai trò của phụ nữ
trong mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội.
Những nội dung của các văn bản pháp luật chúng tôi đề cập trên đây
một phần nói lên những quy định đảm bảo cho phụ nữ nói riêng và mọi công
dân Việt Nam nói chung thực hiện quyền của mình trong điều kiện, hoàn
cảnh đất nước đang đổi mới.
Nguyễn Thị Tuyết - Lớp K49- Tâm lý học
17
CHƯƠNG 2 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN
* Một vài nét về điều kiện tự nhiên và kinh tế, văn hoá xã hội của
địa bàn Thị trấn Than Uyên, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu.
Thị trấn Than Uyên nằm ngay sát trung tâm huyện Than Uyên với diện
tích tự nhiên là 1.730 ha với số hộ 1090 hộ, 70 % dân số là cán bộ công nhân
viên chức, 20 % làm nghề tự do, 10 % làm nông nghiệp. Trên địa bàn thị
trấn có 5 dân tộc sinh sống, dân tộc kinh chiếm 50 %, dân tộc thái 30% còn
lại là các dân tộc khác.
Từ năm 2000 trở lại đây được sự quan tâm của Nhà nước đối với các
huyện miền núi chương trình 135, chương trình 137 đặc biệt quan tâm đã
giúp phần nào đời sống của người dân ở thị trấn được nâng lên.
* Một số nét chính trong hoạt động của Hội LHPN thị trấn Than
Uyên.
Theo báo cáo của chị chủ tich hội phụ nữ về phong trào hoạt động của
hội phụ nữ trong những năm qua :
- Trong những năm qua, thực hiện 6 chương trình công tác trọng tâm
của hội, chị em phụ nữ đặc biệt chú trọng đến chương trình 2. Đó là chương
trình tạo việc làm, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo, đặc biệt là giúp phụ
nữ nghèo thoát nghèo được 6 chị có hoàn cảnh gia đình khó khăn bằng hình
thức cho vay không lãi, hoặc vay lãi xuất thấp để phát triển kinh tế gia đình.
Từ năm 2005 thị trấn đã cùng với các cấp các ngành phát động hội viên
thực hiện tốt việc chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình trong 2
năm trở lại đây tình trạng sinh con thứ 3 đã giảm. Tình trạng bỏ học ở các
cháu cấp 2 và cấp 3 không còn nữa. chị em phụ nữ không những năng động
sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm để phát triển kinh tế gia đình, cùng chồng
nuôi dạy con cái và xây dựng gia đình hạnh phúc.
Bên cạnh những mặt đạt được. Do cơ chế thị trường tác động cũng
phần nào làm ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình của hội viên. Công việc gia
Nguyễn Thị Tuyết - Lớp K49- Tâm lý học
18
đình chiếm phần nhiều khiến nhiều chị em phải vất vả bươn trải để lo cho gia
đình, lo cho con cái ăn học.Việc tham gia công tác xã hội một số ít chị
không muốn tham gia, những chị ít này thường là những gia đình không hạnh
phúc. Người chồng luôn gia trưởng, không chia sẻ công việc gia đình cùng
vợ, không cho vợ tham gia các hoạt động xã hội, thường xuyên bị người
chồng đánh đập, chửi mắng, thậm trí lăng nhục trước những nơi đông người
làm cho người vợ xấu hổ.
Trước những thực trạng trên tuy không nhiều, Hội phụ nữ khu, Hội
phụ nữ thị trấn cùng các cấp các ngành, tổ khu phố khi nghe được thông tin
đã trực tiếp đến can ngăn, hoà giải nên cũng có phần giảm hơn so với trước.
Còn một số tình trạng bạo hành khác do người phụ nữ dấu không nói ra thì
còn rất nhiều vì họ cho rằng cuộc sống riêng tư của gia đình nên ít chia sẻ
và chính điều này đã và đang là một vấn đề nhức nhối không thể giải quyết
được.
2.1. Nhận thức của người dân về bản chất và các hình thức biểu
hiện của hiện tượng bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình.
2.1. Nhận thức của người dân về bản chất khái niệm bạo hành
Qua nhiều nghiên cứu trước đây đã chứng minh được rằng, hiện tượng
bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình đang là một hiện tượng phổ biến ở
nghiều địa phương trong cả nước. Các tổ chức xã hội, chính quyền địa
phương và đặc biệt là các tầng lớp nhân dân luôn tỏ thái độ bất bình và luôn
mong mỏi có những biện pháp hữu hiệu để hạn chế và ngăn chặn hiện tượng
này. Tuy nhiên trong cuộc sống hàng ngày không phải cá nhân nào cũng để ý
quan tâm hay có nhận thức đúng về bản chất của hiện tuợng bạo hành đối với
phụ nữ trong gia đình.
Với câu hỏi: “ Theo anh chị thì bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình
thể hiện như thế nào?”. Có rất nhiều nguời trả lời câu hỏi này phần lớn họ trả
lời rất ngắn gọn có tính chất liệt kê các hình thức của hiện tượng bạo hành đối
Nguyễn Thị Tuyết - Lớp K49- Tâm lý học
19
với phụ nữ trong gia đình. còn một số người trả lời rất đầy đủ chẳng hạn một
nam giới 28 tuổi trả lời: “bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình là gây đau
khổ về mặt thể xác và tinh thần đối với phụ nữ như đánh đập, chửi bới, lăng
nhục, xúc phạm nhân phẩm người vợ luôn bắt vợ phải phục tùng hay làm
những điều mà vợ không muốn”. Đó là câu trả lời của những người chưa có
gia đình, họ đều thuộc nhóm thanh niên ngày nay, chứng tỏ nhận thức của
họ về vấn đề này được thể hiện rất rõ qua các câu trả lời. Cũng câu hỏi đó
theo cách hiểu của chị Hoa ( 32 tuổi đã lập gia đình) thì “bạo hành đối với
phụ nữ trong gia đình là một hành vi mà người chồng hoặc những người khác
trong gia đình sử dụng để cư xử với người phụ nữ ví dụ như: đánh mắng,
chửi, xỉ nhục ”
Qua đây chúng ta nhận thấy cách hiểu hiện tượng bạo hành đối với phụ
nữ trong gia đình của những người đã lập gia đình và những thanh niên chưa
có gia đình không có gì khác biệt. Tuy nhiên phần lớn số còn lại chỉ kể ra
những hành vi cụ thể như: đánh đập, chửi mắng, lăng mạ, xúc phạm Bên
cạnh đó vẫn còn một số người không trả lời trực tiếp nội dung của câu hỏi mà
lại tỏ thái độ bất bình như: “Đây là một việc rất đáng bị phê phán, không thể
chấp nhận được trong xã hội ta, nếu không muốn nói rằng đây là hành vi vi
phạm pháp luật”.
nhìn chung đa phần người dân hiểu biết về hiện tượng bạo hành trong
gia đình đối với phụ nữ và liệt kê ra được các hình thức bạo hành. Trong đó
mới tập trung chủ yếu hai hình thức bạo hành thể chất và bạo hành tinh thần.
Các hành vi được liệt kê theo nhóm như: Bạo hành thể chất có các biểu hiện
như: đánh đập, hành hung, đuổi vợ ra khỏ nhà, cấm vợ ăn mặc đẹp, túm
tóc, xô đẩy, gây ra thương tích cho phụ nữ Bạo hành tinh thần gồm: chửi
măng, ép buộc, áp đặt, lăng mạ, không cho vợ giao lưu với xã hội, uy hiếp
tinh thần, sỉ nhục riêng các hình thức bạo hành tình dục không được người
dân kể cụ thể mà nêu một cách chung chung như là: “ép buộc vợ, bắt vợ làm
Nguyễn Thị Tuyết - Lớp K49- Tâm lý học
20
những điều không vợ không muốn ” có lẽ đây là một vấn đề tế nhị nên người
dân ngại nói ra. Để tìm hiểu rõ hơn nhận thức của người dân về hiện tượng
bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình, tôi có đề cập đến từng hình thức bạo
hành cụ thể.
2.1.2 Hình thức bạo hành về thể chất
Như chúng ta đã biết hình thức bạo hành thể chất tập trung vào những
hành vi cụ thể như đấm đá, xô đẩy thô bạo, dùng các vật dụng khác để đánh
người phụ nữ: Cấm không cho người phụ nữ ăn, ngủ, nghỉ ngơi để biết
thêm mức độ xuất hiện của các hành vi bạo hành thể chất và sự đa dạng của
nó, tôi đã ra câu hỏi: “ Trong gia đình có hiện tượng bạo hành, những hành
vi nào anh chị thường thấy đã gây đau khổ về mặt thể chất cho người phụ
nữ?”.
Bảng 1: Nhận thức của người dân về bạo hành thể chất
các mức độ Nam Nữ
hình thức
bạo hành
thể chất
thường
xuyên
thỉnh
thoảng
Không có
thường
xuyên
thỉnh
thoảng
Không có
SL % SL % SL % SL % SL % SL %
Người khác
dùng tay
đấm Người
phụ nữ
2 6.7 6 20 7
23.
3
2 6.7 7 23.3 6 20
Người khác
dùng tay tát
người phụ
nữ
5 16.7 8 26.6 2 6.7 6 20 5 16.7 4 13.3
Người khác
dùng tay xô
đẩy thô bạo
người phụ
nữ
7 23.3 5 16.7 2 6.7 5 16.7 3 10 7 23.3
Nguyễn Thị Tuyết - Lớp K49- Tâm lý học
21
Người khác
dùng các
vật dụng
đánh người
phụ nữ
1 3.3 3 10 11
36.
7
2 6.7 3 10 10 33.3
Người khác
cấm không
cho người
phụ nữ ăn
1 3.3 2 6.7 12 36 1 3.3 1 3.3 13 40
Người khác
cấm không
cho phụ nữ
ngủ nghỉ
ngơi
8 26.6 5 16.7 2 6.7 7 23.3 6 20 2 6.7
Với ba mức độ thường xuyên, thỉnh thoảng, không có, tương ứng với
các hành vi. Kết quả cho thấy hành vi “ dùng tay tát người phụ nữ”, thường
xuyên có 11 người chọn ( chiếm 36.7%), mức độ thỉnh thoảng 13 người
( chiếm 43.3%), không có6 người chiếm ( 20%). Hành vi ‘dùng tay đấm
người phụ nữ’ : Mức độ thường xuyên 4 chiếm ( 13.3%), thỉnh thoảng 13
( chiếm 43.3%), mức độ không có 13 chiếm ( 43.3%); Hành vi “ Xô đẩy thô
bạo người phụ nữ” có 12 người chọn thường xuyên chiếm ( 40%), thỉnh
thoảng 8 người chiếm ( 26.6%), không có 10 người chiếm 33.3%); Hành vi “
dùng các vận dụng khác đánh người phụ nữ” có 3 người chọn thường xuyên
chiếm ( 10%), thỉnh thoảng 6 người chọn chiếm ( 20%), không có 21 người
chọn chiếm ( 70%); hành vi “ Cấm người phụ nữ không được ăn” thường
xuyên có 2 chiếm ( 6.6%), thỉnh thoảng có 3 người chiếm ( 10%), không có
25 người chiếm ( 83.4%), hành vi cấm “ không cho người phụ nữ ngủ, nghỉ
ngơi” thường xuyên 15 người chiếm ( 50% ) thỉnh thoảng 11 người chiếm
( 33.3 % ), không có 4 người chiếm ( 13.4%). Qua phân tích bảng trên ta thấy
lựa chọn hình thức không cho người phụ nữ nghỉ ngơi ở mức độ thường
xuyên là cao nhất vì đây là hình thức bắt người phụ nữ tham gia công viếc gia
đình quá nhiều, không có thời gian nghỉ ngơi cho bản thân. Chính hình thức
Nguyễn Thị Tuyết - Lớp K49- Tâm lý học
22
tồn tại phổ biến này mà những người phụ nữ không biết mình bị bạo hành,
cho đây là trách nhiệm của mình trong gia đình đối vơi chồng con và nó được
tồn tại như một điều tất yếu trong cuộc sống.
Theo báo cáo của chủ tịch Hội LHPN thị trấn, thì hiện tượng bạo hành
trong gia đình đối với phụ nữ trên địa bàn diễn ra ít có vụ điển hình, chủ yếu
là xung đột gia đình. Nhưng trên thực tế cho thấy, có rất nhiều phụ nữ trong
gia đình phải ngánh chịu những hành vi thô bạo do thiếu tế nhị, thiếu tình yêu
thương của chồng. Qua lời tâm sự của chị Thu, một nạn nhân của bạo hành :
“Người chồng của chị không như người khác, hành vi của anh ấy không bao
giờ nhẹ nhàng với vợ con, không bao giờ chiều chuộng vợ con”, “Khi đem
đến sự cố cho anh ấy ( dù là nhỏ) anh ấy có thể đánh đập và có thể cáu gắt,
chửi bới lung tung”.
Theo lời kể của chị Hương 31 tuổi có chồng tên là T “ Có lần anh ấy
đạp chân lên cổ tôi, rồi tát tôi hôm vừa rồi anh ấy tức tôi và cầm que củi
quật vào hông tôi trong khi tôi đang cúi xuống cho lợn ăn, tôi không làm sao
thở nổi” chị còn nói “ Từ tết đến giờ đã bị mấy trận đòn đau rồi, có hôm anh
ấy khoá trái cửa đánh tôi ở trong nhà, không cho tôi khóc sợ hàng xóm nghe
thấy can ngăn”.
Phần lớn người dân cho rằng, những hành vi bạo hành thể chất thỉnh
thoảng mới xảy ra, nhưng có lẽ nói đúng hơn là nó có thể xảy ra thường
xuyên ở một số gia đình như gia đình chị Thu, gia đình chị Hương
Qua tìm hiểu nhận thức của người dân về những biểu hiện của bạo
hành về mặt thể chất, tôi nhận thấy đây là một hình thức đang diễn ra ở mức
độ thỉnh thoảng tại địa phương. Theo những lời tâm sự của một số nạn nhân
bạo hành, thì các hành vi bạo hành thể chất đối với phụ nữ phần lớn là do ông
chồng gây nên, những hình thức chủ yếu là : đấm, đá, tát, xô đẩy người
phụ nữ.
2.1.3 Hình thức bạo hành về tinh thần
Nguyễn Thị Tuyết - Lớp K49- Tâm lý học
23
Có thể nói, những hành vi bạo hành thể chất để lại những vết thương
trên cơ thể người phụ nữ và những nỗi khổ tâm trong lòng. Những hành động
“ phàm phu” như vậy đã để lại nhiều đau đớn trên thịt da người phụ nữ. Thế
mà bên cạnh đó, vẫn còn những cách ứng xử, những lời nói, những ánh mắt,
cử chỉ, điệu bộ đến “rợn người” của những ngã đàn ông nhằm vào phụ nữ
như để lợi dụng, hành hạ, uy hiếp tinh thần. Vết thương nào, nỗi đau nào
cũng mang lại cho người phụ nữ một cuộc sống tưởng chừng như “địa ngục”.
Để nhằm tìm hiểu nhận thức của người dân về các hành vi bạo hành về tinh
thần đối với phụ nữ trong gia đình với những câu hỏi đặt ra “ Theo anh chị
trong gia đình người chồng gây ra bạo hành đối với người phụ nữ, người
chồng thường sử dụng những cách nào sau đây để gây đau khổ về mặt tinh
thần cho người phụ nữ ?”, và đã thu được kết quả trong bảng số liệu sau:
Bảng 2 : Nhận thức của người dân về hình thức bạo hành tinh thần
( viết tắt số lượng – SL )
Những cách đối xử Các mức độ
thường
xuyên
thỉnh
thoảng
Không có
S
L
% SL % SL %
Xử sự với vợ như người hầu, bắt vợ làm
theo ý mình
10 33.3 15 50 5 16.7
Cấm vợ tham gia các hoạt động xã hội 17 56.7 10 33.3 3 10
Chồng cặp bồ, lấy vợ bé 5 16.7 10 33.3 15 50
Lạnh lùng bỏ rơi không quan tâm đến vợ
17 56.7 12 40 1 3.3
Bảo vợ ngu đần, dở hơi, vô dung 8 26.7 20 66.7 2 6.6
Những lời nhận xét không hay về vợ với
người khác
4 13.3 10 33.3 16 64.4
Nguyễn Thị Tuyết - Lớp K49- Tâm lý học
24
Những cách cư xử của người đàn ông mang tính chất bạo hành tinh
thần này phần lớn là ứng xử của người chồng đối với người vợ. Hầu hết cách
ứng xử này cũng được người dân đánh giá ở mức “thỉnh thoảng” xảy ra ví dụ
như : hành vi “ bảo vợ ngu đần, dở hơi, vô tác dụng” những người chọn
thỉnh thoảng có 20 người ( 66.7%), thường xuyên 8 gười chiếm ( 26.7 %),
không có 2 chiếm ( 6.6%); hành vi “ xử xự với vợ như người hầu, bắt làm
theo ý mình” thỉnh thoảng chiếm 50%, thường xuyên chiếm ( 33.3%) ;
“Cấm vợ tham gia các hoạt động xã hội” : thường xuyên chiếm ( 56.7%)
Thỉnh thoảng (33.3 %); “ Chồng cặp bồ lấy vợ bé” không có chiếm ( 50%,
thỉnh thoảng (33.3%); “ Lạnh lùng bỏ rơi không quan tâm đến vợ” thường
xuyên chiếm 56.7%, thỉnh thoảng 40%; “ Những lời nhận xét không hay về
vợ” không có chiếm 64.4%, thường xuyên 33.3%. Nhìn chung các cách ứng
xử của người chồng mang tính bạo hành tinh thần đều xảy ra nhiều ở mức độ
thỉnh thoảng, và thường xuyên vẫn chiếm tỉ lệ cao hơn so với các mức độ
không có.
Quả đúng như thực tế, cũng như kết quả thu được ở các nghiên cứu
khác ; “ hành động tự quyết định” của người đàn ông hay người chồng trong
gia đình là cách ứng xử thường thấy nhất, từ việc nhỏ đến việc lớn, có
trường hợp trong gia đình người phụ nữ không được tham gia và bàn bạc,
không được đưa ra quyết định nhưng số lượng này ít không nhiều. Trong xã
hội ngày nay có nhiều phụ nữ thành đạt, có vị trí trong xã hội. Đặc biệt là
nhận thức của người dân đã được nâng lên người phụ nữ cũng đã dần được
bình đẳng với nam giới như vậy không có nghĩa là tình trạng bạo hành về tinh
thần không còn nó vẫn còn tồn tại những biểu hiện bạo hành có phần tinh vi
hơn khiến chính những người phụ nữ họ là đối tượng của nạn bạo hành mà
không biết như phải lo kinh tế gia đình, chăm sóc con cái không có thời gian
tham gia vào công tác xã hội, không có thời gian chăm sóc sức khoẻ cho bản
Nguyễn Thị Tuyết - Lớp K49- Tâm lý học
25