Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Nhận thức của người dân về việc hiến máu nhân đạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.41 KB, 14 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Mục lục:
A.Phần mở đầu...............................................................................................1
B.Phần nội dung.............................................................................................2
I.Tình trạng khan hiếm máu hiện nay ......................................................2
II.Lợi ích của việc hiến máu.......................................................................4
III.Mục đích của hiến máu.........................................................................5
IV.Nhận thức của người dân về việc hiến máu nhân đạo..........................7
C. Kết luận....................................................................................................12
Tài liệu tham khảo........................................................................................13
A. Phần mở đầu
Mỗi ngày,mỗi giờ,mỗi phút,trên đất nước ta đang có hàng ngàn những số
phận không may mắn. Ngay khi bạn ngồi đây thì rất nhiều người đang cần
truyền máu để duy trì sự sống. Thế nhưng theo số liệu mới nhất,nhu cầu
truyền máu hiện nay đã vượt gần gấp đôi sức cung của ngân hàng
máu,bệnh viện truyền máu huyết học (500 đơn vị cầu so với 300 đơn vị
cung). Đặc biệt là khoảng thời gian này trong năm,khi lượng máu thu nhận
chỉ đáp ứng được khoảng 1/3 nhu cầu. Phần thiếu hụt còn lại này đang
trông chờ vào những tấm lòng nhân ái của chúng ta, thế hệ thanh niên trẻ,
khỏe.Ca dao đã có câu “thương người như thể thương thân “,” một giọt
máu đào hơn ao nước lã”.“Hiến máu nhân đạo” là một hành động cao cả,
một nghĩa cử cao đẹp của toàn xã hội. Bác Hồ đã nói “Đâu cần thanh niên
có, việc gì khó có thanh niên”.Vì vậy, là đoàn viên thanh niên chúng ta
không thể thờ ơ trước những khó khăn của đất nước.Hằng ngày,hằng
giờ,trên cả nước chúng ta vẫn luôn gặp phải những hoàn cảnh rất khó khăn
vì không có đủ máu kịp thời cung cấp cho những ca cấp cứu.Chỉ cần hiến
một phần máu của mình bạn đã cứu được rất nhiều người trước nguy cơ
mất người thân,bạn bè và trước tiên là cứu được tính mạng của chính các
người bệnh đang cần đến máu.Và mới đây đoàn trường đại học kinh doanh
và công nghệ Hà Nội cũng có tổ chức chương trình hiến 1000 giọt hồng
chào mừng Nghìn năm Thăng Long,bản thân cũng là một người từng đi


hiến máu nên em đã quyết định chọn đề tài này.Dù đã rất cố gắng,thế
nhưng vì là bài tiểu luận đầu tiên nên không thể tránh khỏi sai sót.Nên em
rất mong nhận được lời nhận xét góp ý từ phía cô giáo và các bạn.Em xin
cảm ơn.
2
B.Phần nội dung
I.Tình trạng khan hiếm máu hiện nay:
Như chúng ta đẫ biết,khi xã hội ngày càng phát triển thì kéo theo đó là bao
nhiêu vấn nạn như ô nhiễm môi trường,tai nạn giao thông…một ngày có biết
bao nhiêu bệnh nhân phải đưa đi cấp cứu,trong tình trạng nguy kịch,bệnh viện
quá tải trầm trọng,và hơn hết,lượng máu dự trữ cho những ca cấp cứu đó cũng
không đủ để đáp ứng nhu cầu.có những bệnh viện đã phải tự lấy máu của
chính nhân viên,nhưng quá trình xét nghiệm máu lại khá lâu.trong khi tình
trạng bệnh nhân đang nguy kịch.Đó cũng là một vấn đề mà khiến các nhà
chức trách đau đầu,người dân hoang mang,lo lắng…
Ông Nguyễn Văn Nhữ - Phó Trưởng khoa vận động hiến máu Viện Huyết
học Truyền máu Trung ương cho biết, lượng máu cứu người sẽ thiếu trầm
trọng trong dịp tết Nguyên đán Canh Dần do lực lượng hiến máu tình nguyện
chủ chốt là sinh viên sẽ về quê ăn Tết dài ngày. Cộng với quan niệm không
cho máu vào đầu năm mới cũng sẽ là yếu tố khiến ngân hàng máu sẽ thiếu hụt
trầm trọng.
Ông Nguyễn Văn Nhữ cũng cho biết, nhu cầu máu cứu người của cả nước
hiện lên tới 1,75 triệu đơn vị máu/năm trong khi số lượng máu thu gom năm
2009 chỉ đạt 650 nghìn đơn vị máu và đáp ứng hơn 30% nhu cầu máu. Trong
đó, lượng máu của những người tình nguyện hiến đạt trên 79%, của người cho
máu chuyên nghiệp là mới chiếm tỷ lệ khiêm tốn là trên 6%. Nhiều bệnh viện
tỷ lệ người hiến máu rất thấp,thậm chí 0%.
Ngoài ra, việc bảo quản máu và chế phẩm còn hạn chế ảnh hưởng đến việc
thu gom, lượng máu thu được chỉ mới đáp ứng được khoảng 40% so với nhu
cầu cần thiết theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới.

Theo TS. Phạm Tuấn Dương –Viện phó Viện Huyết học –Truyền máu TW
:”vì là cuối năm, dù viện đã gửi công văn đưa cán bộ đi vận động lãnh đạo các
3
đơn vị tổ chức hiến máu nhân đạo nhưng đa phần đều bị…từ chối khéo.Trong
khi đó lực lượng hiến máu tình nguyện chủ chốt là học sinh ,sinh viên lại bận
thi học kỳ và về quê ăn Tết”.
TS. Nguyễn Anh Tri, Viện trưởng Viện Huyết học Truyền máu TW cho
biết ,Viện Huyết học Truyền máu TW năm nào Viện cũng đau đầu về vấn đề
khan hiếm máu. Viện Huyết học Truyền máu TW đang cung cấp máu cho
khoảng 16 tỉnh thành với hơn 60 bệnh viện khu vực Phía Bắc. Với tình trạng
thu gom máu như hiện nay thì số máu còn trong ngân hàng có thể không đủ
để phát cho các bệnh viện trong vòng 1 ngày. Nguyên nhân là do nguồn máu
dự trữ thì ít mà bệnh nhân tai nạn giao thông thì nhiều.
Còn tại bệnh viện Ung Bướu TP HCM, Giám đốc Lê Hoàng Minh, cho
biết,” mỗi ngày nhu cầu sử dụng máu của bệnh viện khoảng 40 đơn vị máu
(mỗi đơn vị 250 ml), thế nhưng sáng nay, chật vật lắm bệnh viện mới mua
được 5 đơn vị từ bệnh viện Huyết học Quân đội. Số tài sản quý báu này chỉ để
dành cho nạn nhân cấp cứu khẩn, những bệnh nhân khác phải nhờ đến thân
nhân hoặc chờ". Cũng theo ông Minh, chưa năm nào máu bị khan hiếm như
đợt này. Việc thiếu máu đã làm ảnh hưởng đến công tác điều trị đặc biệt với
những bệnh nhân bị ung thư máu.
Bệnh viện phụ sản Từ Dũ cũng có chung cảnh ngộ. Toàn bệnh viện chỉ
còn 2 đơn vị máu, trong khi đó nhu cầu sử dụng hằng ngày là 20 đơn vị. Tại
phòng chờ sinh của bệnh viện, hơn 50 sản phụ vẫn đang chờ, trong số ấy,
nhiều người dự kiến sinh mổ phải cần máu.Theo tin từ Bệnh viện T.Ư Huế,
hiện tình trạng thiếu máu phục vụ cho bệnh nhân tại bệnh viện và các cơ sở y
tế trên địa bàn đang ở mức báo động trầm trọng.Chỉ tính riêng tại Bệnh viện
T.Ư Huế, mỗi ngày có khoảng 40 - 50 bệnh nhân cần được truyền máu với số
lượng lớn (chủ yếu ở các khoa ngoại, sản, nội tiêu hóa, tim mạch). Đặc biệt,
vào những ngày cao điểm số bệnh nhân đến trên 100 ca cần được truyền máu.

Cũng theo nguồn tin của Bệnh viện T.Ư Huế, trong thời gian này Bệnh viện
4
phải tiếp nhận hàng loạt bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa.
Cho nên, rất cần lượng máu đầy đủ để cung cấp cho bệnh nhân. Trung bình
mỗi ngày cần khoảng từ 6 - 15 lít. Tuy nhiên, nguồn máu dự trữ của Bệnh
viện chỉ đáp ứng được 1/2, không đủ cung cấp cho bệnh nhân. Cụ thể, lượng
máu Bệnh viện yêu cầu là cần 1.300 đơn vị máu/tháng. Thế nhưng, thực tế chỉ
bảo đảm được khoảng 800 đơn vị máu/tháng.
Như chúng ta đã biết,hiện nay dù khoa học có tiến bộ một cách vượt bậc thì
cũng chưa nghiên cứu ra được một chất mới gì có thể thay thế được máu.Mà
máu thì chỉ có thể lấy từ chính con người chúng ta…Bởi vậy,việc cạn kiệt
máu trong ngân hàng máu là một việc rất đáng báo động,cho Việt Nam nói
riêng và toàn xã hội nói chung.
II.Lợi ích của việc hiến máu:
Hiến máu nhân đạo, những lợi ích trước mắt và lâu dài. Nếu bạn cắt đi một
cành cây, chỉ ít lâu sau thôi tại chỗ đó sẽ mọc lên 2 ngọn cây mới . Các bác sỹ
của Viện Huyết học Truyền máu Trung ương khẳng định, việc hiến máu theo
hướng dẫn của bác sỹ có lợi cho sức khỏe. Nếu một người mất đi 10 – 15%
lượng máu thì không ảnh hưởng gì đến lượng máu tuần hoàn trongcơ thể vì
ngay lúc đó, máu dự trữ sẽ được đưa ra lưu thông trong tuần hoàn máu.
Lượng máu sẽ được phục hồi sau 3 – 5 ngày. Máu được tái tạo lại là máu mới
do cơ thể sinh ra, các thành phần trong máu được trẻ hóa, có sức đề kháng
chống bệnh tật. Thậm chí, hiến máu có lợi cho những người có quá nhiều hồng
cầu, quá nhiều sắt hoặc trong một số điều kiện đặc biệt máu quá đặc. Với
những trường hợp này, lấy bớt máu còn là một chỉ định điều trị. Lợi ích lớn
nhất của hiến máu là lợi ích về mặt xã hội vì có thể giúp cứu sống nhiều
trường hợp thập tử nhất sinh.
-Khi tham gia hiến máu, người hiến máu sẽ được khám và tư vấn sức khỏe
miễn phí. Được kiểm tra và thông báo kết quả các xét nghiệm máu (hoàn toàn
5

×