Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

bạo hành gia đình đối với trẻ đầu vị thành niên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207 KB, 27 trang )

Phần 1: Phần mở đầu
1.1 Lý do chọn đề tài
1.2 Đối tượng nghiên cứu
1.3 Mục đích nghiên cứu
1.4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Phần 2: Nội dung
Chương 1: Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1.1: Nghiên cứu về bạo hành gia đình
2.1.1.1: Trên thế giới
2.1.1.2: Ở Việt Nam
2.1.2: Nghiên cứu về bạo hành gia đình đối với trẻ em
2.1.2.1: Trên thế giới
2.1.2.2: Ở Việt Nam
Chương 2: Giải thích những khái niệm liên quan
2.2.1: Khái niệm trẻ tuổi vị thành niên
2.2.1.1: Các giai đoạn phát triển của trẻ tuổi vị thành niên
2.2.1.2: Sự phát triển tâm- sinh lý của trẻ đầu tuổi vị thành niên
2.2.2: Khái niệm Bạo hành và bạo hành gia đình
2.2.2.1: Khái niệm bạo hành
2.2.2.2: Khái niệm bạo hành gia đình
2.2.3: Bạo hành gia đình đối với trẻ đầu tuổi vị thành niên
2.2.3.1: Định nghĩa bạo hành trẻ em trong gia đình
2.2.3.4: Các hình thức của bạo hành gia đình đối với trẻ
2.2.3.3: Nguyên nhân gây ra bạo hành gia đình
2.2.3.5: Hậu quả của bạo hành gia đình đối với trẻ em
Phần 3: Kết luận
PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng những giá trị tinh thần và
vật chất đối với các thành viên trong gia đình. Đối với trẻ em, đây là nơi nương
tựa vững chắc và êm ái nhất trong những năm đầu đời. Trẻ em là mầm non, là


tương lai của đất nước, được sống trong tình yêu thương, chăm sóc và giáo dục
đầy đủ của người thân, ruột thịt là quyền lợi của mỗi đứa trẻ. Nhưng không phải
đứa trẻ nào cũng được sống trong môi trường như vậy, trong nhiều hoàn cảnh
những mâu thuẫn nội bộ đã biến gia đình thành “một ung nhọt” gây ra những hiện
tượng bệnh lý về thể chất cũng như tinh thần đối với trẻ. Hàng triệu trẻ em đã phải
chứng kiến, nghe thấy và bị bạo hành gia đình.
Những năm gần đây, hiện tượng bạo hành trong gia đình đối với trẻ em và phụ
nữ ngày càng gia tăng với mức độ thương tích nghiêm trọng hơn rất nhiều. Nếu
như phụ nữ chỉ là nạn nhân của nam giới thì trẻ em không những là nạn nhân của
nam giới mà còn là nạn nhân của nhiều phụ nữ. Vậy, nguyên nhân do đâu mà trẻ
em lại bị bạo hành, và những bạo hành đó có những ảnh hưởng như thế nào đối
với trẻ, đó chính là điều mà tôi muốn tìm hiểu để có những nhận thức rõ hơn về
tình trạng bạo hành này.
1.2 Đối tượng nghiên cứu
Bạo hành gia đình đối với trẻ em
1.3 Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu những ảnh hưởng của bạo lực gia đình đối với thể chất, tinh thần và nhân
cách của trẻ đầu tuổi vị thành niên
1.4 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu những nghiên cứu trong và ngoài nước phù hợp với đề tài
- Làm rõ một số khái niệm có liên quan như: trẻ vị thành niên, bạo lực, bạo
lực gia đình
- Tìm hiểu một số nguyên nhân và những ảnh hưởng của bạo hành gia đình
đối với trẻ.
PHẦN 2: PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Lịch sử nghiên cứu
2.1.1: Nghiên cứu về bạo hành gia đình
2.1.1.1: Trên thế giới
Rất nhiều nghiên cứu về bạo hành gia đình trên thế giới đã chỉ ra rằng: bạo
hành gia đình là một hiện tượng có tính chất toàn thế giới. Tại Mỹ, một nghiên cứu

của Muraay A.Straus và Richard J.Gelles(1986), có đến hơn một triệu rưỡi người
2
2
phụ nữ bị chồng hoặc bạn đời đánh đập hàng năm, người ta cũng ước tính cứ trung
bình 15 giây lại có một phụ nữ bị chồng ngược đãi. Một nghiên cứu gần đây của
Singapore cho thấy trong khoảng từ 1995-1997, số lượng các vụ bạo hành trong
gia đình do Toà án gia đình xử đã tăng hàng năm khoảng 40% (tăng từ 978 vụ
năm 1995 lên 2019 vụ năm 1997. Số liệu thống kê của chính phủ Trung Quốc chỉ
ra rằng bạo lực gia đình xảy ra ở 30% gia đình, mặc dù con số này còn dưới sự
thật. Nhật Bản một tỷ lệ rất cao về bạo lực gia đình đã được báo cáo trong rất
nhiều nghiên cứu. Trong một số nghiên cứu cho thấy 60% phụ nữ đã trải qua bạo
hành gia đình.
Qua các số liệu thống kê trên, ta có thể thấy tình trạng bạo hành gia đình
trên thế giới đang ở mức báo động và nó cần được mọi người lên án mạnh mẽ và
có những hình thức trừng phạt thích đáng với những kẻ bạo hành. Và chúng ta
cũng biết được những con số điều tra trên cũng chỉ một phần nào nói lên tình trạng
bạo lực gia đình, còn trong thực tế thì có lẽ con số này còn tăng lên rất nhiều. Bởi
mọi người thường nói bạo hành gia đình thường diễn ra trong bối cảnh riêng tư ở
nhà riêng, và cả người bị hại lẫn xã hội do nhiều nguyên nhân khác nhau cũng
không muốn nói cho người khác biết. Vậy làm thế nào để giảm được bạo hành
trong gia đình? Đây là một câu hỏi rất khó hiện tại đang được nhiều nước, nhiều tổ
chức quốc tế quan tâm nghiên cứu giải đáp.
2.1.1.2: Ở Việt Nam
Tình hình về bạo lực gia đình ở các nước trên thế giới trong một mức độ
nhất định sẽ phản ánh ở Việt Nam. Thực tiễn đã cho thấy nếu mỗi người trong
chúng ta không ý thức rõ tác hại của nó và tìm cách khắc phục thì việc tìm ra được
giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn bạo lực gia đình là một vấn đề hết sức khó khăn.
Bạo lực gia đình cũng được nhiều báo chí truyền tải và đề cập đến. Nghiên cứu
của trung tâm, nghiên cứu thế giới, gia đình và môi trường trong phát triển thống
kê được riêng năm 1999 đã có khoảng 3000 bài báo đề cập đến chủ đề bạo hành

gia đình. Trong đó, bạo hành gia đình được đăng nhiều nhất trên các báo An ninh
3
3
Thủ Đô, Thanh niên, Đại đoàn kết, An ninh thành phố Hồ Chí Minh, Sài Gòn giải
phóng, báo Lao động, các tạp chí như khoa học về Phụ nữ, Xã hội học
Các nghiên cứu của Đặng Phương Kiệt và Đinh Văn Lượng thuộc trung tâm
nghiên cứu giới, gia đình và môi trường trong phát triển tại đại bàn huyện Xuân
Trường (Nam Định) đã thu được kết quả như sau:
- Năm 1989-1993: tại bệnh viện Giao Thuỷ (Nam Định) với số dân 150.000
người đã có 42 người bệnh đến cấp cứu ngộ độc (thuốc bảo vệ thực vật, thuốc an
thần ) vì lý do tự tử, tất cả đều là nạn nhân cảu bạo hành gia đình, 45% trong số
đó là vị thành niên (12-21 tuổi) bị bố sỉ nhục và đánh đập. Số còn lại là nạn nhân
chồng ngược đãi vợ hoặc mẹ chồng ngược đãi nàng dâu.
- Năm 1994: Tại bệnh viện Huế trong 3 năm (1992-1993) có 435 người đến
cấp cứu vì có hành vi tự sát, 16% tử vong, 10% trong số này là vị thành niên, hầu
hết đều là nạn nhân của bạo lực gia đình.
- Năm 1997-1999: Tại bệnh viện Vĩnh Phúc, trong số 341 ca ngộ độc vào
cấp cứu thì có 114 ca có động cơ tử tự để phản ứng lại với những hành vi bạo hành
trong gia đình
Báo cáo của Lê Thị Quý-trung tâm nghiên cứu gia đình và phụ nữ cho biết, năm
1993 trở về trước có 14-15% trong tổng số vụ án giết người là do bạo hành gia
đình. Từ năm 1994-1997 con số này đã tăng lên 17-20%.
Theo một vài nghiên cứu gần đây cho thấy có 20 đến 25% các gia đình xảy
ra nạn bạo lực dựa trên cơ sở giới. Còn theo nghiên cứu của hội liên hiệp phụ nữ
thì 66% các vụ ly hôn ở Việt Nam liên quan đến bạo hành gia đình. Trong 5 năm
từ 2000 - 2005, có 186.954 vụ ly hôn do bạo lực gia đình, hành vi đánh đập, ngược
đãi chiếm 53,1% trong các nguyên nhân dẫn tới ly hôn
Năm 2005, có tới hơn 39.7 nghìn vụ ly hôn có nguyên nhân từ bạo hành trong
tổng số gần 65 nghìn vụ án về hôn nhân và gia đình, chiếm tỷ lệ 60,3%, cũng theo
nghiên cứu đó thì: 25% gia đình có hành vi bạo lực tinh thần, 30% cặp vợ chồng

xảy ra hiện tượng ép buộc quan hệ tình dục
4
4
Ở đồng bằng sông Cửu Long có 1.319 ca nhập viện do bạo hành gia đình,
trong đó khoảng 1.000 ca tự tử, và 30 trường hợp tử vong. Tuy nhiên, bài báo này
không đăng số liệu cho các vùng khác.
5% phụ nữ thường xuyên bị chồng đánh đập
82% hộ dân nông thôn và 80% hộ ở thành phố có xảy ra bạo lực
9-10% trường hợp nạn nhân của bạo lực gia đình là nam giới và thủ phạm chính là
người vợ.
Qua một số nghiên cứu trên về bạo hành gia đình, ta thấy rằng nạn bạo
hành gia đình đang là một vấn đề cần được nhà nước, pháp luật ngăn cấm và có
những giải pháp hữu hiệu để nhằm bảo vệ được người phụ nữ và trẻ em dưới sức
mạnh của những người chồng, người cha có hành vi bạo lực.
2.1.2: Nghiên cứu về bạo hành gia đình đối với trẻ em
2.1.2.1: Trên thế giới
Theo một nghiên cứu toàn cầu mới đây của Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc
(UNICEF), những hình ảnh bạo lực gia đình mà trẻ em phải chứng kiến, cho dù
chúng không phải là nạn nhân trực tiếp, cũng có thể in sâu vĩnh viễn và gây nên
những tác động nặng nề trong suốt thời thơ ấu cũng như trong cuộc sống sau này.
Nghiên cứu trên cho biết hiện có khoảng 275 triệu trẻ em đang sống trong cảnh
bạo lực gia đình, phải chịu đựng sự bóc lột về thể chất, tinh thần và cả tình dục của
cha mẹ cũng như người giám hộ. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho thấy số liệu này
thấp hơn so với thực tế do những sai lệch trong báo cáo và thống kê không đầy đủ
của một số nước. Theo UNICEF, trẻ càng nhỏ càng có xu hướng bị tác động của
nạn bạo lực nặng nề. Chúng bị suy yếu nghiêm trọng về tinh thần và tình cảm
trong giai đoạn phát triển quan trọng này. Khi lớn lên, trẻ có thể gặp những rắc rối
ở trường học, bộc lộ hạn chế về những kỹ năng xã hội thông thường, hay chán
nản, lo lắng và có nhiều vấn đề tâm lý khác. Những đứa trẻ này thuộc nhóm đối
tượng có nguy cơ cao về các hành vi phung phí tiền của, mang thai ở tuổi vị thành

5
5
niên, phạm pháp và tiếp tục sa vào vòng tròn bạo lực gia đình, trở thành kẻ thủ
phạm hoặc nạn nhân.
Báo cáo nghiên cứu đã kêu gọi các Chính phủ và toàn xã hội cần quan tâm
hơn nữa tới nhu cầu của những trẻ em đang sống trong cảnh bạo lực gia đình
thông qua việc tiến hành những chiến dịch giáo dục truyền thông, ban hành và
thực thi luật về trừng phạt tội bạo lực cũng như luật về bảo vệ trẻ em. Các chính
phủ cũng cần tăng cường hơn nữa các dịch vụ xã hội để giải quyết hậu quả của
nạn bạo lực đối với trẻ em
2.1.2.2: Ở Việt Nam
Bạo lực với Trẻ em, một vấn đề đang ngày càng phức tạp ở Việt Nam, phát
biểu của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp và Uỷ ban Dân số Gia đình Trẻ em tại Diễn đàn
Trẻ em.
Hà Nội, Ngày 03 tháng 06 năm 2005: Các đại biểu tham dự Diễn đàn Trẻ em nói
về Bạo lực với Trẻ em đã lắng nghe những thông tin về các trường hợp lạm dụng
và bạo lực với trẻ em đang diễn ra ngày càng phức tạp, cũng như hiện tượng trẻ
em chứng kiến bạo lực gia đình đang gia tăng.
- 46 trẻ em (26 trẻ em trai và 20 trẻ em gái) từ 11 đến 18 tuổi đến từ Hà
Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ngãi, Huế, Ninh Bình đã cùng nhau tham gia
vào Diễn đàn do Uỷ ban Dân số Gia đình Trẻ em Việt Nam (UBDSGĐTE) và
UNICEF tổ chức cùng với Quỹ Cứu trợ Trẻ em Thụy Điển và tổ chức Plan
International. Trẻ em tham gia Diễn đàn bao gồm trẻ em đường phố, trẻ em vi
phạm pháp luật cùng với các em hoc sinh phổ thông. Các đại biểu tham dự Diễn
đàn đã lắng nghe những kinh nghiệm của trẻ. Có một câu chuyện về một em đã bị
người cha nghiện rượu đánh đập như thế nào vì em không kiếm đủ tiền. Em đã bỏ
nhà đi và sống lang thang trên đường phố và sau đó em đã có hành vi vi phạm
pháp luật và bị công an phát hiện và xử lý. Một em khác kể một câu chuyện về
việc một người bạn thân của em bị cưỡng bức quan hệ tình dục với một người lớn
bằng tuổi cha của em. Các em đã sẵp xếp các hình thức lạm dụng theo thứ tự phổ

6
6
biến nhất, và hình thức phổ biến nhất là lạm dụng thân thể, tiếp đến là lạm dung
tình cảm, bắt nạt và lạm dụng tình dục và làm việc trong điều kiện nguy hiểm. Các
em còn sắp xếp các địa điểm bạo lực thường xảy ra nhất và đó là ở nhà, tiếp đến là
ở trường học và ở nơi làm việc.
- Từ năm 2003, UNICEF cùng với UBDSGĐTE, Quỹ Cứu trợ Trẻ em Thụy
Điển và Plan International đã và đang tiến hành một số nghiên cứu nhằm đánh giá
mức độ bạo lực và lạm dụng trẻ em ở Việt Nam. Một nghiên cứu tiến hành trên
2.800 người tham gia (chủ yếu là trẻ em) ở ba tỉnh An Giang, Lao Cai và Hà Nội
vào năm 2003 cho thấy trừng phạt thân thể (đánh đập) là hình thức bạo lực phổ
biến ở gia đình và trường học, các hình thức bạo lực khác như lạm dụng từ ngữ,
bắt nạt và chứng kiến bạo lực gia đình cũng khá phổ biến.
- Trong 3 năm từ năm 2005 đến năm 2007, số vụ xâm hại và bạo lực đối
với trẻ em trong gia đình tăng gấp ba lần so với trước đó. Trung bình mỗi năm,
Việt Nam có 114 trẻ chết do bạo hành. Theo thống kê của ngành y tế, số trẻ tử
vong do nguyên nhân này chỉ đứng sau tử vong do tai nạn giao thông và đuối
nước. Tại thành phố Hồ Chí Minh, kết quả khảo sát của Ủy ban Dân số, Gia đình
và Trẻ em (trước đây) cho thấy, 58% trẻ đã từng bị người lớn quát mắng, sỉ nhục,
tát… khi mắc lỗi. Chỉ riêng khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Nhi Đồng 2
trong năm nay đã tiếp nhận 30 ca bị bạo hành đến mức phải nhập viện.
Chương 2: Giải thích những khái niệm liên quan
2.2.1: Khái niệm trẻ tuổi vị thành niên
2.2.1.1: Các giai đoạn phát triển của trẻ tuổi vị thành niên
Thời kì vị thành niên là giai đoạn phát triển chuyển tiếp từ lứa tuổi thơ ấu
đến tuổi trưởng thành (người lớn). Thuật ngữ vị thành niên ám chỉ nhiều hơn đến
các đặc điểm tâm sinh lý, tâm lý-xã hội và nhân cách của thanh thiếu niên, bao
gồm cả giới nam và giới nữ. Về mặt sinh lý, vị thành niên là giai đoạn đang lớn,
7
7

dậy thì có sự trưởng thành về mặt tính dục. về mặt tâm lý-xã hội, trẻ em lứa tuổi
này có những biến đổi nội tâm phức tạp, muốn tự khẳng định mình.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lứa tuổi 10 - 19 tuổi là độ tuổi vị thành
niên. Thanh niên trẻ là lứa tuổi 19 - 24 tuổi. Chương trình Sức khỏe sinh sản/Sức
khỏe tình dục vị thành niên-thanh niên của khối Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ
Dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA) lấy độ tuổi 15 - 24 tuổi. Trên thế giới, các nước
cũng có quy định về độ tuổi thanh niên khác nhau:nhiều nước quy định từ 18 đến
24 tuổi hoặc 15 - 24 tuổi, một số nước quy định từ 15 - 30 tuổi, có nước quy định
tuổi "trần" của thanh niên là 29 tuổi (Trung Quốc) hoặc 35 tuổi (Bangladesh),
thậm chí tới 40 tuổi (Malaysia) Như vậy có thể thấy rằng độ tuổi thanh niên còn
được quy định rất khác nhau giữa các nước trên thế giới. Ở Việt Nam vị thành
niên là lứa tuổi từ 10 đến 18 tuổi. Thanh niên là từ 16 - 24 tuổi. Trẻ em được luật
pháp bảo vệ chăm sóc giáo dục là dưới 16 tuổi. Về mặt luật pháp vị thành niên là
dưới 18 tuổi.
Trẻ em bước vào tuổi vị thành niên bằng những dấu hiệu của tuổi dậy thì. Tuổi
dậy thì đối với nữ được tính từ khi xuất hiện kinh nguyệt lần đầu tiên (khoảng 13 -
14 tuỏi), còn đối với nam kể từ khi xuất tinh lần đầu tiên (khoảng 14 - 15 tuổi).
Tuổi dậy thì còn tuỳ thuộc vào dân tộc (châu Á sớm hơn châu Âu), nơi sinh sống
(thành thị sớm hơn nông thôn), mức sống (bây giờ sớm hơn trước đây).
Các nhà Dân số học cho biết, ngày nay đối với toàn thế giới tuổi dậy thì đến sớm
hơn nhiều: nữ lên 10, nam 12 - 13, trường hợp cá biệt có thể đến sớm hơn hoặc
muộn hơn bình thường.
Tuổi dậy thì là tuổi có khả năng sinh sản, nhưng cơ thể các em vẫn ở vào tuổi vị
thành niên nghĩa là chưa chín muồi về sinh dục, chưa ổn định về mặt tâm sinh lý
và chưa thể làm cha, làm mẹ được. Vì vậy, chúng ta phải giáo dục sức khoẻ sinh
sản, tạo điều kiện cho các em vị thành niên qua được giai đoạn khủng hoảng của
tuổi dậy thì để trở thành người lớn thực sự.
Các nhà nghiên cứu sinh lý, tâm lý chia lứa tuổi này thành 3 giai đoạn:
8
8

- Giai đoạn đầu vị thành niên: tương đương với tuổi thiếu niên, nam từ 12-
14 tuổi, nữ từ 11-12 tuổi. giai đoạn này ngoài những biến đổi về sinh học còn có
những biến đổi đặc trưng về tâm lí
- Giai đoạn giữa tuổi vị thành niên: tương đương với tuổi thiếu niên nam
15-17 tuổi, nữ 13-16 tuổi. giai đoạn này, đa số các em đang học trong các trường
phổ thông trung học trong cả nước
- Giai đoạn cuối vị thành niên: tương đương với lứa tuổi đầu thanh niên.
Nam từ 17-18 tuổi, nữ từ 16-18 tuổi. Đây là giai đoạn sau dậy thì, các em đã trở
nên giống với người lớn hơn về nhiều phương diện
Thông qua sự phân chia trên, tôi tán thành quan điểm và xác định lứa tuổi vị thành
niên là độ tuổi từ 11-18 tuổi. Nhưng trong bài niên luận này, tôi sẽ chỉ dừng lại
nghiên cứu về giai đoạn đầu tuổi vị thành niên tức là độ tuổi 11-14 tuổi.
2.2.1.2: Sự phát triển tâm- sinh lý của trẻ đầu tuổi vị thành niên
Giai đoạn đầu tuổi vị thành niên tức là ở độ tuổi 11-14 tuổi. Ở độ tuổi này, các em
đang là học sinh lớp 5,6,7,8.
* Những đặc điểm về mặt sinh lý:
Ở giai đoạn này, trẻ có một sự thay đổi về mặt cơ thể, đó là hiện tượng dậy
thì. Dậy thì gồm 2 giai đoạn là tiền dậy thì và dậy thì đầy đủ. Trẻ em ở lứa tuổi
đầu tuổi vị thành niên là lứa tuổi mới bước vào giai đoạn tiền dậy thì. Trong sự
phát triển về thể chất và phát dục, các em gái sớm hơn các em trai 1-2 năm nên ở
giai đoạn đầu, một số em gái cao hơn, đầy đặn hơn em trai. Thân hình thấp lúc 12-
13 tuổi thường gây cho các em trai cảm giác khó chịu, đó là cảm giác thua kém
bạn bè, còn các em nữ thì đôi khi vì chưa quen với sự thay đổi của bản thân nên
các em cũng luôn cảm giác ngại ngùng, khó khăn, nhất là những em có chiều cao,
thân hình vượt hẳn so với các bạn cùng tuổi. Lúc này, hệ thần kinh của trẻ phát
triển khá hoàn chỉnh về chất lượng nhưng các quá trình hưng phấn thường mạnh
hơn các quá trình ức chế nên trẻ dễ bị kích động, khó kiềm chế hành động và tình
cảm của bản thân.
9
9

Ở đầu tuổi vị thành niên, các quá trình thần kinh hưng phấn của vỏ não
mạnh và chiếm ưu thế, nên nhiều khi thiếu niên không làm chủ được bản thân,
không kiềm chế được cảm xúc mạnh. Sự cải tổ của các cơ quan nội tiết với mối
tương quan của hệ thần kinh là cơ sở gây ra tính mất cân bằng chung, tính dễ bị
kích thích, dễ nổi nóng, gây gổ, tính hiếu động, tính uể oải, và thờ ơ có chu kỳ ở
tuổi đầu vị thành niên. Điều này do những yếu tố của tuổi dậy thì chi phối, nó sẽ
gây ra sự mất cân bằng tạm thời và một số khó khăn trong hoạt động của trẻ.
* Những đặc điểm về mặt tâm lý:
So với sự phát triển về mặt sinh học thì sự phát triển về tâm lý-xã hội chậm
hơn một bước. Đặc biệt là trong kinh tế xã hội hiện nay: số con trong mỗi gia đình
ít, đời sống kinh tế khá giả hơn, các em được bố mẹ và người thân lo cho đầy đủ,
thời gian học tập nhiều hơn, tuổi lao động chậm lại nên sự phát triển tâm lý ngày
càng chậm. Tuy nhiên, cái “tôi” của các em phát triển thêm một bước, tương đối
hoàn thiện. Ở tuổi này,các em có xu hướng tách ra, ít phụ thuộc vào cha mẹ. Các
em có tâm lý “muốn làm người lớn, coi mình là người lớn”. Các em không còn đòi
đi chung với cha mẹ, muốn tự chọn bạn, muốn được ăn mặc theo ý thích, muốn
được thức khuya. Các em cảm thấy hình như cha mẹ chưa nhận thấy mình “đã
lớn”và không hiểu được tâm tư tình cảm của mình. Các em không còn hay tâm sự
với cha mẹ, muốn độc lập trong suy nghĩ và hành động nên nhiều khi chống đối lại
cha mẹ và chuyển từ sinh hoạt gia đình sang sinh hoạt bạn bè, ngưỡng mộ thần
tượng. Nhu cầu tự khẳng định mình của các em rất cao, lòng tự trọng và danh dự
bản thân dễ bị tổn thương. Một đặc điểm nổi bật của lứa tuổi này là hoạt động
hoạc tập và giao tiếp với bạn bè cùng độ tuổi là chủ đạo.
2.2.2: Khái niệm Bạo hành
2.2.2.1: Khái niệm bạo hành
Bạo hành hay bạo lực là từ được dịch ra từ tiếng nước ngoài (violence), vì
vậy cũng chưa có văn bản nào thống nhất cách gọi.
10
10
Khái niệm bạo hành(bạo lực) vẫn thường được hiểu theo nghĩa hẹp của chuyên

ngành chính trị học. Với cách định nghĩa như vậy thì bạo lực vẫn thường được
hiểu với tính chất của một phương thức vận động chính trị “bạo lực là sức mạnh
dùng để trấn áp lật đổ”(Từ điển Tiếng Việt, 2003).”Bạo lực là sức mạnh dùng để
trấn áp, chống lại lực lượng đối lập hay lật đổ chính quyền”(Đại Từ điển Tiếng
Việt,1998). Tuy nhiên không phải mọi hình thức trong xã hội đều mang tính chính
trị, đều hướng vào việc lật đổ các đảng phái chính trị. Người ta có thể dùng bạo
lực để hành xử với nhau trong cuộc sống hàng ngày vì rất nhiều lí do như: để giải
quyết một sự bất hoà trong quan hệ xã hội, một sự tranh chấp quyền lợi giữa hai
người hàng xóm, một vự va chạm giao thông, mâu thuẫn về tình cảm Bạo lực là
một hiện tượng xã hội, nó là phương thức hành xử trong các mối quan hệ xã hội và
tồn tại từ rất lâu trong lịch sử.
Như vậy, khái niệm bạo hành có thể hiểu như sau:
Bạo hành là việc đe doạ hay dùng sức mạnh thể chất, quyền lực đối với
người khác hoặc một nhóm người, một cộng đồng gây ra hoặc làm tăng khả năng
gây tổn thương, tử vong, tổn hại về tâm lý, ảnh hưởng đến sự phát triển gây ra sự
mất mát. Hình thức bạo hành phổ biến nhất mà chúng ta thấy là bạo hành gia đình.
2.2.2.2: Khái niệm bạo hành gia đình
Theo tác giả Hoàng Bá Thịnh thì bạo hành gia đình là các hành vi bạo hành
xảy ra trong phạm vi gia đình, đó là sự xâm phạm và ngược đãi về thân thể, tinh
thần hay tình cảm giữa các thành viên trong gia đình. Bạo hành trong gia đình là
sự lạm dụng quyền lực một hành động nhằm hăm doạ hoặc đánh đập một người
thân trong gia đình để điều khiển hay kiểm soát người đó
Bạo hành trong gia đình là một hình thức thu nhỏ và đặc biệt của bạo hành
xã hội: sự khác biệt giữa bạo hành gia đình với các dạng thức của bạo hành xã hội
là ở chỗ bạo hành gia đình lại diễn ra giữa những người thân, những người cùng
huyết thống, dưới mái che và ngọn lửa nồng nàn của một gia đình- được coi là tổ
ấm của hạnh phúc và sự yêu thương trìu mến
11
11
Bạo hành gia đình dù chỉ diễn ra trong phạm vi gia đình nhưng không dễ

dàng xoá bỏ. Thực tế cho thấy có nhiều dạng thức và các kiểu bạo hành gia đình
như bạo hành của chồng đối với vợ, bạo hành của vợ đối với chồng, bạo hành của
bố mẹ đối với con cái, bạo hành của anh chị em trong gia đình, bạo hành và mối
quan hệ mẹ chồng nàng dâu, bạo hành và mối quan hệ mẹ kế con chồng. Các dạng
bạo hành có thể xảy ra đối với bất cứ thành viên nào trong gia đình, cơ bản có 2
dạng đó là bạo hành thế hệ và bạo hành giới:
- Bạo hành thế hệ: Đây là dạng bạo hành phản ánh lại việc xử lý các mối
quan hệ và mâu thuẫn thế hệ trong quá trình thực hiện các chức năng của gia đình.
Nó thường biểu hiện trong những quan niệm và hành vi của ông bà, cha mẹ đối
với con cháu và ngược lại. Về phương diện này thì bạo hành thường diễn ra dạng
cha mẹ đánh đập, trừng phạt, ngược đãi hoặc giết chết con cái, bỏ rơi, đối xử tàn
bạo, đánh đập, giết hại cha mẹ ông bà.
- Bạo hành giới: là mối quan hệ giữa nữ giới và nam giới trong gia đình mà
trung tâm là mối quan hệ vợ chồng. Nhìn chung bạo hành giới trong gia đình
thường diễn ra dưới dạng vợ chồng dùng sức mạnh và bạo hành trong việc xử lý
các mối quan hệ giữa họ với nhau.
Còn theo tác giả Lê Thị Quý thì bạo hành gia đình có thể phân chia ra làm các
dạng khác
- Bạo hành thân thể: là những hành vi ngược đãi, đánh đập hoặc sỉ nhục của
một hay nhiều thành viên trong gia đình làm tổn thương tới nhân phẩm, sức khoẻ
tâm thần, tính mạng của một hay nhiều thành viên khác.
- Bạo hành tâm lí (bạo hành về tinh thần): là những lời nói, thái độ, hành vi
ngược đãi hoặc sỉ nhục của một hoặc nhiều thành viên làm tổn thương tới nhân
phẩm, sức khoẻ, tâm thần của một hay nhiều thành viên khác. Bạo hành tâm lý
cũng còn là sự áp đặt, chỉ đạo hoặc xâm phạm tới nguyện vọng, ý thức thị hiếu
riêng của mỗi người.
12
12
- Bạo hành lao động hoặc kinh tế: là việc dùng sức mạnh để đe doạ, áp đặt
hoặc lừa mị bóc lột lao động, chiếm giữ và kiểm soát tài chính của một hoặc một

nhóm người khác trong gia đình
- Bạo hành tình dục: là những hành vi cưỡng ép hoặc dùng bạo lực để thoả
mãn tình dục của một người hay một nhóm người đối với một người hoặc một
nhóm người khác. Hành vi này có thể diễn ra một lần hoặc lặp lại nhiều lần.
2.2.3: Bạo hành gia đình đối với trẻ đầu tuổi vị thành niên
2.2.3.1: Định nghĩa bạo hành trẻ em trong gia đình
Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện đã viết trong cuốn từ điển tâm lý: “Gia đình gồm
bố, mẹ, con và có hay không một số người khác ở chung một nhà”. Tính chất của
gia đình thay đổi tuỳ theo biến động của xã hội. Phương thức sản xuất và các thể
chế kỷ cương xã hội chi phối mạnh mẽ tâm lý của các thành viên trong gia đình.
Trước đây, gia đình gắn liền với một cấu trúc xã hội chặt chẽ, sự bền vững của gia
đình ít tuỳ thuộc vào tình tình hay ý muốn chủ quan của từng cá nhân. Còn sự bền
vững gia đình ngày nay tuỳ thuộc chủ yếu vào tính tình và ý muốn chủ quan của
từng thành viên, đặc biệt là của hai bố mẹ. Dù sao, xưa và nay, gia đình vẫn là nơi
để cho mỗi thành viên có thể từ tấm bé bồi dưỡng về vật chất và tinh thần, là chỗ
dựa khi cuộc sống ngoài xã hội gặp khó khăn, gia đình vẫn là “tổ ấm”. Nhưng
trong nhiều hoàn cảnh xảy ra, gia đình không còn là tổ ấm nữa mà mâu thuẫn nội
bộ biến gia đình thành “một ung nhọt” gây ra những hiện tượng bệnh lý về thể
chất cũng như tinh thần.
Để trở thành một con người có nhân cách độc lập trong xã hội, trẻ em phải
được phát triển về cả 3 phương diện: thể chất, trí tuệ và tình cảm, sự phát triển của
3 mặt này có quan hệ khăng khít và hỗ trợ thúc đẩy nhau. Chính vì vậy, trẻ cần
được chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trong một môi trường an toàn, lành mạnh, gia
đình là tổ chức xã hội đầu tiên có khả năng nhất trong việc chăm lo sự phát triển
cả 3 phương diện của trẻ. Thế nhưng, hiện nay có không ít trẻ em phải sống trong
sự sợ hãi, lo lắng ngay trong chính gia đình của mình, đó là bạo hành gia đình và
13
13
các em có thể là nạn nhân trực tiếp hay gián tiếp của nó. Nhiều gia đình có những
biện pháp giáo dục thô bạo và những hành vi trừng phạt trẻ diễn ra có thể để lại

những hậu quả lâu dài theo suốt cuộc đời của trẻ nhỏ.
Bạo hành trẻ em trong gia đình là những hành vi bạo hành thể chất, tinh
thần do một thành viên lớn tuổi trong gia đình thực hiện mà nạn nhân là trẻ em.
2.2.3.2: Các hình thức của bạo hành gia đình đối với trẻ đầu vị thành niên
Đối với trẻ em, có hai hình thức bạo hành chính đó là bạo hành về thể xác
và về tinh thần.
* Bạo hành thể xác:
Bạo hành thể xác là những hành vi ngược đãi, đánh đập hoặc sỉ nhục của
một hay nhiều thành viên trong gia đình làm tổn thương tới nhân phẩm, sức khoẻ
tinh thần, tính mạng của một hay nhiều thành viên khác.
Bạo hành thể xác đối với trẻ em như: đánh đập, gây tổn thương bỏ đói, xâm
hại tình dục hay còn gọi là loạn luân, đầu độc, không chăm sóc về mặt y tế, không
đảm bảo an toàn sinh hoạt nhất là đối với trẻ em dưới 3 tuổi.
Bạo hành về mặt thân thể cũng có nhiều mức độ khác nhau:
- Mức độ nhẹ: Ngắt và/hoặc véo làm cho đau, hậu quả để lại là những vết bầm
tím , vệt hằn trên da.
- Mức độ vừa: Giật mạnh, kéo, lắc hoặc rứt tóc. Cha mẹ dùng tay, chân (đánh
đấm) hay kết hợp sử dụng các dụng cụ nhỏ như roi, que, thước kẻ, cán
chổi Hậu quả là làm giảm vận động, trẻ khó hoặc không viết, đi lại bình
thường trong một khoảng thời gian ngắn.
- Mức độ mạnh: cha mẹ sử dụng cụ to như thanh củi, thắt lưng da, thanh
sắt và gây ra các hậu quả như làm gãy xương và hoặc thương tích bên trong,
Làm tàn tật và hoặc biến dạng vĩnh viễn.
Mức độ cao nhất và cũng để lại hậu quả lớn nhất đó là hành vi giết người
* Bạo hành tinh thần
14
14
Bạo hành về tinh thần là những lời nói, thái độ, hành vi ngược đãi hoặc sỉ nhục
của một hay nhiều thành viên làm tổn thương tới nhân phẩm, sức khỏe, tâm thần
của một hay nhiều thành viên khác. Bạo hành tâm lý cũng còn là sự áp đặt, chỉ đạo

hoặc xâm phạm tới nguyện vọng, ý thức thị hiếu riêng của mỗi người.
Không giống với bạo hành thể xác, bạo hành tinh thần còn được chia ra thành 2
dạng nhỏ đó là bạo hành trực tiếp và bạo hành gián tiếp.
- Bạo hành trực tiếp: có nghĩa là trẻ vị thành niên trực tiếp là nạn nhân bị
các thành viên khác trong gia đình chửi mắng. dùng các từ ngữ thô lỗ, đôi khi
phạm đến nhân cách chỉ trích hành vi sai trái của trẻ. Lăng mạ, sỉ nhục, chửi rủa,
ví trẻ như những con vật hay các hiện tượng xấu xa, ghê tởm.
- Bạo hành gián tiếp: có nghĩa trẻ không phải là nạn nhân mà chỉ là người
chứng kiến những hành vi bạo hành của thành viên này đối với thành viên khác
trong gia đình.
Bất cứ những hành vi bạo lực gia đình nào cũng ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm
lý của trẻ. Theo các chuyên gia tâm lý, hành vi bạo lực trong cách cư xử của bố
mẹ cũng gây tác hại to lớn, làm tổn thương tâm thần ở trẻ em, đôi khi kéo dài suốt
cả cuộc đời. Chúng ta có thể không thấu hiểu hết sự đau khổ và nỗi khiếp sợ của
những đứa trẻ phải chứng kiến tình trạng bạo hành gia đình. Hàng trăm đứa trẻ đã
nói rằng, chúng chưa từng có cảm giác sợ hãi điều gì hơn là khi phải chứng kiến
những hành vi bạo lực của cha mẹ.
Một em gái 14 tuổi kể lại: "Từ khi công việc làm ăn sa sút, bố cháu thường xuyên
uống rượu say xỉn và quay ra đánh đập, hành hạ mẹ con cháu. Những lúc đó bố
chẳng khác chi tên côn đồ hung hãn. Bố nhốt mẹ vào trong nhà mà đánh. Hàng
xóm, tổ hoà giải đến cũng không làm cho bố thôi hành hạ mẹ. Chúng cháu chẳng
thể làm gì được, chỉ biết khóc và kêu mọi người đến cứu. Hết trận này đến trận
khác, biết bao lần mẹ con cháu phải vắt chân lên cổ mà chạy trốn khỏi cơn giận
dữ của bố. Nhiều đêm bốn mẹ con phải ngủ ở cái nhà kho bé tí ngột ngạt hoặc cắt
lá chuối nằm ngoài bờ ao. Nếu đêm nào may mắn được ngủ trong nhà thì giấc
ngủ đó cũng không an, bởi nỗi ám ảnh của những trận đánh chửi om sòm. Chỉ cần
15
15
một tiếng động nhỏ là mẹ con cháu tỉnh ngay, nỗi khiếp sợ len lỏi trong từng suy
nghĩ, việc làm của chúng cháu. Có gì đáng buồn hơn khi con cái lại khiếp sợ

chính người cha đã đẻ ra mình chứ không phải là ma hay trộm cướp".
Một em trai khác tâm sự: "Cháu chán sống lắm rồi, nếu mẹ và em gái cháu không
năn nỉ van xin thì cháu đã bắt tàu ngược lên Lạng Sơn sống lang thang rồi. Trong
gia đình không phải chỉ có mình cháu bị đánh, cả mẹ và 2 em cháu, cứ trái ý bố là
bị bố tát, đấm đá túi bụi. Có lần đứa em út cháu học lớp hai đi mua rượu cho bố,
nó lơ đãng đánh rơi mất mấy nghìn tiền lẻ liền bị bố đá cho lộn cổ xuống vũng
nước ven đường. Có lần bố còn đổ cả phích nước nóng vào lưng cháu, hoặc lấy
đèn gí vào mặt cháu khiến mặt cháu bỏng tím bầm, cháu vẫn chịu đựng. Nhưng có
lần bố đánh mẹ đau quá, cháu van xin mà bố vẫn không tha cho mẹ, cháu tức quá
xông vào đánh lại bố để cứu mẹ. Cháu đã bị bố đánh thừa sống thiếu chết vì hành
động vô lễ đó. Nếu tình trạng này cứ tiếp diễn thì cháu sợ rằng một lúc nào đó
cháu sẽ giết bố cháu mất".
Nguyễn Hoàng Long, học sinh một trường THPT ở quận Cầu Giấy, cho biết, trước
đây bố mẹ em cũng hay đánh em và em gái. Khi Long học lên cấp 3 thì việc này
không còn nữa vì bố mẹ cho rằng em đã lớn, đánh đòn không còn tác dụng, thay
vào đó là những lời mắng mỏ, chì chiết. Long tâm sự: "Nhiều khi em thấy đau đớn
lắm, bố mẹ nói những câu khiến em cảm thấy bị xúc phạm. Bố mẹ cứ nói em đã
lớn phải biết nghe lời, nhưng chính bố mẹ chẳng giữ sĩ diện cho tụi em, nhiều câu
nói không hề tôn trọng con".
2.2.3.3: Nguyên nhân gây ra bạo hành gia đình
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo hành trong gia đình đối với trẻ em đầu
tuổi vị thành niên. Tuy nhiên, hai nguyên nhân dễ nhận thấy nhất đó là hệ tư tưởng
Nho giáo đã ăn sâu vào trong tiềm thức của người Việt và bắt nguồn từ những
xung đột của các thành viên trong gia đình.
Thứ nhất, theo quan niệm của Nho giáo_ một hệ tư tưởng đã bắt rễ khá
sâu trong đời sống người dân Việt Nam_ cha mẹ có quyền “dạy con từ thủa còn
16
16
thơ” bằng mọi hình thức, kể cả roi vọt. Dân gian cũng có câu “yêu cho roi cho
vọt” và cho rằng đó là cách giáo dục hữu hiệu nhất để cho con cái phục tùng mọi ý

kiến của cha mẹ và có thể sửa chữa được sai lầm. Cho đến ngày nay thì nhiều
người làm cha mẹ vẫn coi việc hành hạ, đánh đập hoặc sử dụng các hình phạt dã
man đối với trẻ là quyền của họ . Khi trẻ có lỗi, họ đánh. Khi họ đang có những
điều không vui vì các mối quan hệ xã hội, họ đánh. Những cú đánh, cái tát xảy ra
thường xuyên trong gia đình được coi là hợp pháp. Chỉ có những vụ việc nghiêm
trọng, gây thương tật hoặc làm chết trẻ thì mới bị pháp luật trừng trị. Tuy nhiên,
không phải lúc nào pháp luật cũng xử đúng người đúng tội.
Chị Hoài Thương, ngụ tại ngõ Thổ Quan, Khâm Thiên, Hà Nội nói: "Nếu không
đánh thì nó không biết sợ, sẽ chẳng ai bảo được nó cả. Từ xưa đến nay, việc dạy
con hữu hiệu nhất là đe nẹt, có đánh roi mới tạo được kỷ luật nghiêm khắc và con
tôi rất sợ mỗi khi tôi cầm chiếc roi để bên cạnh". Cũng giống như chị Thương,
nhiều người coi chuyện đánh con, dùng những lời lẽ nặng nề, thậm chí miệt thị
con trẻ là chuyện bình thường, bởi "con tôi, tôi có quyền dạy". Nhưng họ không hề
biết rằng thực tế, phương pháp dạy con bằng hình phạt này sẽ dẫn đến hậu quả rất
nặng nề.
Thứ hai, trẻ bị hành hạ, ngược đãi vì những bế tắc hoặc xung đột của cha
mẹ. Với những gia đình mà cha mẹ không còn thương yêu nhau thì trẻ em thường
xuyên phải chịu áp lực từ phía một người hoặc cả hai bởi chính chúng thuộc thành
phần “ăn bám”, “ăn theo”. Hơn nữa, với cơ thể yếu đuối, nhỏ bé, với vị trí thấp
kém, chúng luôn trở thành cái gai, hoặc trở thành chỗ trút giận, là cái thớt khi xảy
ra những xung đột. Trong những trường hợp này, trẻ hầu như không có khả năng
tự vệ. Điều đáng chú ý hơn là nhiều trẻ lúc bị đánh không phải do lỗi của chúng
mà chỉ là vì chúng là con của cha mẹ chúng, nghĩa là khi cha mẹ chúng có nhu cầu
cần được giải toả những ẩn ức, tức giận, xung đột, những mâu thuẫn phức tạp của
mình thì họ trút hết vào đứa trẻ. Đã không có ít trường hợp, một trong hai người
cảm thấy bế tắc muốn tìm đến cái chết, họ cũng tìm cách buộc cho con mình chết
theo. Rõ ràng, trẻ đã phải trả giá đắt cho những vấn đề riêng của người lớn. Những
17
17
trận đòn oan sẽ hằn sâu trong đời sống tinh thần và tình cảm của trẻ, làm tổn

thương đến quan hệ giữa trẻ với cha mẹ chúng. Và nguy hiểm hơn, bạo lực gia
đình không chỉ đe doạ cuộc sống, sự phát triển về thể chất và tâm lý của trẻ mà
còn đe doạ đến tính mạng các em.
Nếu như phụ nữ chỉ là nạn nhân của nam giới thì trẻ em không những là
nạn nhân của nam giới mà còn là nạn nhân của nhiều phụ nữ. Tình trạng này
thường xảy ra khi người phụ nữ đang phải sống trong hoàn cảnh khó khăn, không
thể chống trả được những người đang hành hạ họ. Họ chỉ còn cách trút hết những
nỗi đau, nỗi khổ, nối hận cho con cái. Những đứa trẻ đáng thương này không
những không được bảo vệ từ phía người cha mà còn bị mẹ chúng đánh đập, giết
hại.
Thực tế còn cho thấy, có 2 xu hướng ứng xử của cha mẹ đối với con cái: thứ nhất,
đó là cha mẹ thiếu quan tâm, chăm lo cho con cái hoặc đối xử quá hà khắc. Thứ 2,
cha mẹ quá yêu thương, chiều chuộng con cái: cách Cha mẹ thiếu quan tâm,
chăm sóc hoặc đối xử quá hà khắc thì đã rõ, nó cũng giống như việc trẻ bị ngược
đãi cả về tình cảm và thể chất, chủ yếu xuất phát từ những mâu thuẫn của cha, mẹ.
Còn cách ứng xử thứ hai, đó là cha mẹ quá yêu thương, chiều chuộng con cái,
tưởng chừng như, sự yêu thương con cái là tốt đối với mỗi đứa trẻ, xong yêu
thương như thế nào và yêu thương ra sao mới là quan trọng. Nhiều bậc phụ huynh
vì quá lo lắng cho con mà đôi khi áp đặt con theo hướng mà mình đã đặt sẵn,
không cho con cái được thể hiện cái “tôi” của nó, khiến cho con cái có cảm giác từ
túng, bức bí. Có những gia đình thì lại không bao giờ la mắng con, luôn tạo điều
kiện tốt nhất cho con học tập và phát triển, nhưng trước những việc làm mang tính
chất “thất bại” của con cái như bị điểm kém, thi trượt thì lại có những biểu hiện
buồn phiền, không nói không rằng, không mắng mỏ giáo huấn con cái. Điều này
tưởng chừng như là tâm lý đối với con nhưng thực chất thì lại không phải vậy, đối
với những em có tính nhạy cảm cao thì sẽ luôn thấy thất vọng vì chính bản thân
mình, luôn cảm giác mình là người có lỗi từ đó mà dẫn đến những hành vi tiêu
cực.
18
18

2.2.3.4: Hậu quả của bạo hành gia đình đối với trẻ
Các công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng: nhân cách của bố mẹ và mối quan
hệ của họ có ảnh hưởng quan trọng đến đời sống tâm lí của con cái. Những người
có nhân cách không tốt khó mà có thể dạy dỗ con cái họ trở thành những người có
ích cho xã hội. Nếu như ở lứa tuổi nhỏ như tuổi nhà trẻ, mẫu giáo nhân cách của
bố mẹ ảnh hưởng đến con cái thông qua việc bắt chước thì ở lứa tuổi trẻ vị thành
niên những ảnh hưởng này có sự phân hoá. Phần lớn các em chưa có khả năng
phân biệt rõ ràng đúng sai, vẫn bắt chước hành vi của bố mẹ như khi còn nhỏ. Đối
với những em có khả năng đánh giá, nhận xét về người khác tương đối tinh tế, các
em nhận ra những điều không tốt đẹp trong nhân cách của bố mẹ và không còn coi
họ là chỗ dựa đáng tin cậy về mặt tinh thần nữa. Nhiều em vì thế mà hoang mang,
mất niềm tin vào cuộc sống.
Không khí gia đình ấm cúng, đầy tình yêu thương giữa các thành viên trong
gia đình luôn là điều kiện cần thiết đối với đời sống tâm lý của mỗi người. Đối với
các em ở lứa tuổi này thì nó còn là chỗ dựa tinh thần vững chắc để các em yên tâm
học tập, sinh hoạt tập thể, vui chơi với bạn bè. Ngược lại, trong những gia đình mà
bố mẹ, những thành viên trong gia đình có nhiều mâu thuẫn, xung khắc dẫn đến
xung đột thì tâm hồn ngây thơ, non nớt của trẻ rất dễ bị tổn thương. Những cuộc
chiến tranh lạnh, thái độ thiếu tôn trọng lẫn nhau, hay những trận cãi vã, xô xát
của bố mẹ thường làm các em băn khoăn, khó hiểu và có cảm giác lo lắng, sợ hãi,
buồn chán. Sự bất hoà của bố mẹ còn ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động học tập của
các em.
* Bạo lực gia đình ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách của trẻ
Nhân cách của con người được hình thành cùng với sự phát triển và hoàn chỉnh
của cơ thể. Giống như cây non được trồng nơi đất màu mỡ, có không khí, ánh sáng
đầy đủ sẽ trở thành cổ thụ xum xuê, khoẻ mạnh. Con người cũng thế. Trong một
gia đình hoà thuận, êm ấm, một môi trường xã hội trong sáng, con người sẽ phát
19
19
triển tốt, khoẻ mạnh về thể chất và tinh thần. Điều tưởng như đơn giản này hầu

như ai cũng hiểu, song trên thực tế không phải ai cũng thực hiện được.
Học theo khuân mẫu từ cuộc sống xung quanh là một đặc điểm chung của trẻ em.
Người xưa thường cho rằng, “gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”, câu tục ngữ
mang tính chất giáo dục cho đến nay vẫn hoàn toàn đúng. Sống trong môi trường
bạo lực, trẻ em cũng không thể tránh khỏi việc phải tiếp xúc, làm quen, tiêm
nhiễm nếp sống bạo lực. Thực tế cho thấy, hiện nay vẫn có khá nhiều ông bố, bà
mẹ không hiểu được rằng việc dùng bạo lực với con cái là hoàn toàn đồng nghĩa
với việc dạy và tập cho chúng quen dần với việc sử dụng bạo lực với người khác
như bạn bè, thậm chí cả với anh em, họ hàng.
Bạo lực gia đình đã biến nhiều đứa trẻ hiền lành trở nên hung dữ và trong nhiều
trường hợp chúng dùng cả những hình thức tàn bạo, dã man để đối xử với người
khác.
Đây là câu chuyện của chị M, 28 tuổi, lấy chồng được 3 năm: "Cuộc sống gia đình
như địa ngục đối với tôi. Chồng tôi lúc nào cũng giận dữ. Từ ngày sống với anh
ấy, tôi mất hết tự tin, lúc nào cũng nơm nớp lo sợ. Ngay từ lúc ngủ dậy, nếu anh
ấy quờ chân xuống đất mà không thấy đôi dép đâu (có thể do tôi sơ ý đá vào gầm
giường) là có chuyện ngay. Vào buồng rửa mặt, nếu thuốc đánh răng hết mà chưa
kịp mua là tôi lại giật bắn cả người vì tiếng hỏi gay gắt của chồng. Có lúc anh ấy
hét vào mặt tôi một cách đáng sợ: "Làm sao tôi có thể sống nổi với một người như
cô?". Đáp lại bao nhiêu săn sóc tận tuỵ của tôi, anh ấy chỉ có một thái độ thường
xuyên bực bội, cáu kỉnh. Trong nhà tôi như luôn có một "vị chúa tể" không bao
giờ hài lòng và một "kẻ nô lệ" không bao giờ được giải phóng. Những lúc gần gũi
nhất, anh đã tâm sự với tôi rằng, anh lớn lên trong gia đình có ông bố rất hung
hãn, luôn đánh đập mẹ. Anh rất căm ghét bố, nhưng không hiểu tại sao anh
lại cư xử cục cằn, thô lỗ giống y như ông ấy. Nhiều lúc anh thấy căm ghét chính
cả bản thân mình ".
* Bạo hành trong gia đình gây ảnh hưởng về thể chất và tinh thần đối với trẻ
20
20
Đối với trẻ con bị bạo hành hay chứng kiến cảnh bạo hành, chúng thường

tỏ ra dễ giận dữ, gắt gỏng, buồn, chán, ngủ nghê bất thường, sợ bị bỏ rơi một
mình, chểnh mảng trong vệ sinh cá nhân. Nếu bạo hành xảy ra với những đứa bé
rất trẻ, chúng sẽ có những triệu chứng như người lớn sau khi tinh thần bị tổn
thương:
- Sợ hãi khi phải đi ngủ
- Thường giựt mình, tỉnh giấc trong lúc ngủ
- Thấy ác mộng
- Chơi đùa ít thấy vui
Khi lớn lên những đứa trẻ này có những hành động “ngoại vi” như là hư hỏng, dễ
giận dỗi, không thích hợp với xã hội; một số khác thì có hành động “nội vi” như
lẩn tránh người khác, nhút nhát, lo sợ. Chúng tỏ ra chán đời, kém thông minh hơn
những trẻ khác, chậm chạp trong sinh hoạt bình thường, lừ đừ, nhủ nghê bất
thường, tim đập không đều. Vì bị bạo hành trực tiếp hoặc gián tiếp, vết thương đã
ghi sâu vào tâm trí, nên chúng không bao giờ quên. Đứa trẻ sẽ tránh xa sự bạo
hành, hoặc sẽ nhập cuộc với nó. Những đứa trẻ nầy thường học hành kém, dễ
phạm tội, dính líu tới vấn dề tình dục, rượu chè và nghiện thuốc… Chúng bào
chữa cho hành động của mình và tin rằng làm như vậy là hay ho, tạo được sự chấp
nhận hay nể vì của những đứa bạn cùng trang lứa.
Khi trưởng thành chúng sẽ chán đời, kém tự tin; từ đó chúng có thể trở thành kẻ
bạo hành cũng như có những hành động phạm pháp.
Hiện nay, rất nhiều gia đình đã nhận thấy giá trị và vai trò to lớn của việc
cho con cái học hành thành đạt sẽ giúp đưa gia đình thoát khỏi đói nghèo hoặc
đảm bảo một tương lai tài chính vững chắc cho trẻ. Chính vì vậy việc ép con cái
phải học ngày học đêm đang ngày càng phổ biến trong các gia đình. Các nhà
nghiên cứu xã hội cho rằng đây là một vấn đề đang nổi lên mà thế hệ trẻ VN đang
phải đối mặt. Nghiên cứu thực tế chỉ cho thấy: lứa tuổi vị thành niên phải chịu "áp
lực giáo dục " chiếm tỉ lệ cao nhất. Ở các thành phố, hiện tượng này phổ biến hơn
so với khu vực ở nông thôn và đây có thể được xem như một hình thức bóc lột lao
21
21

động thời hiện đại mà những lợi ích đó là lâu dài cứ không phải trước mắt. Việc
học hành quá sức và áp lực nặng nề trong việc học tập đã khiến cho con em chúng
ta đang sống kém vui tươi và già trước tuổi. Có những bố mẹ có học thức hẳn hoi,
bình thường cư xử rất nhã nhặn nhưng lại không giữ nỏi bình tĩnh khi con bị điểm
kém hoặc không có thành tích cao trong học tập. Thậm chí họ còn đánh mắng và
buông những lời nhục mạ với con cái. Tình trạng này phổ biến đến nỗi, gia đình
nào không đánh, mắng con khi bị điểm kém là một "hiện tượng".
Em Ngọc Diệp - một học sinh trường cấp II tâm sự: “Dù em bị điểm kém
thì bố em cũng không đánh không mắng mà chỉ bắt em đưa bài điểm kém ra và
hỏi xem vì sao lại như vậy và bắt làm lại cho đúng thì thôi. Các bạn ở lớp thường
nói rằng em ó bố mẹ như thế là sướng. Còn các bạn ở trong lớp khi bị điểm kém
thường hay bị mắng, bị đánh. Em nghĩ, mỗi lần như thế dù bố mẹ không đánh
mắng nhưng em rất buồn nên em cảm thấy mình phải cố gắng hơn”
Thực tế cho thấy, áp lực giáo dục cha mẹ áp đặt cho các em nhiều khi lại
khiến các em tự đặt ra áp lực cho chính bản thân mình. Vì vậy học viên học tập và
kết quả học tập, đối với nhiều em đã thành gánh nặng tâm lí tinh thần. Nhiều
trường hợp đáng tiếc, nhiều bi kịch đã xảy ra do các em không chịu nổi áp lực và
do suy nghĩ còn non nớt là những minh chứng cụ thể. Nghĩ và lo cho tương lai của
các con, đó là các điều mà bất cứ các bậc làm cha làm mẹ có trách nhiệm nào đều
phải tính đến. và tiến thân bằng con đường học hành, đỗ đạt là điều mà hầu như ai
cũng mong mỏi cho con mình. Nhưng sự mong mỏi nhiều khi thái quá đã khiến
người lớn chúng ta có tâm lí sốt ruột và biến môi trường sống của các em thành
môi trường chỉ biết có học và học:
- “Em mong muốn được đi chơi với các bạn bè nhưng bố mẹ em lúc nào cũng
cấm, bảo phải học. Ngày nghỉ cũng không được đi chơi”.
- “Trước đây em cứ nghĩ đánh trẻ em mới là trừng phạt nhưng bây giờ em
đã biết nếu học lực con cái không tốt mà bắt vào trường chuyên, lớp chọn hay con
cái không thích học toán, lí, hoá mà thích thi khối D nhưng bố mẹ không cho vì
muốn sau này dễ xin việc thì đó cũng là trừng phạt trẻ em ”
Cha mẹ nào cũng muốn con cái mình có một tương lai sáng sủa nhưng hạnh

phúc mà con cái chúng ta có được mà lại không đơn thuần là địa vị xã hội đạt
22
22
được mà còn là những niềm vui chúng cảm nhận được trong cuộc sống, là lòng tự
trọng bản thân và được sống đúng là chính mình. Anh Vũ Trọng Tuyển ở thành
phố Hải Phòng cho rằng: Trong dạy dỗ con trẻ trong gia đình, trừng phạt thân thể
trẻ em hay giáo dục trẻ bằng đòn roi là việc mà nhiều người thường hay dùng.
Nhưng các nhà giáo dục dx chỉ ra rằng: trừng phạt thân thể trẻ đối với trẻ em thể
hiện sự thiếu hiểu biết về các phương pháp nuôi dạy trẻ một cách hữu hiệu và có
ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển toàn diện của trẻ. Việc áp dụng những hình
phạt này cũng thể hiện sự thiếu hiểu biết về tâm lí trẻ của người lớn chúng ta
Đối với những đứa trẻ tuổi vị thành niên-một lứa tuổi thường có những đặc
điểm phát triển tương đối đặc biệt so với những giai đoạn khác nhau trong quá
trình phát triển tâm lý của con người thì bạo lực gia đình có thể khiến cho các em
có những hành vi tự gây tổn thương đến bản thân
- Một trẻ gái 12 tuổi bắt đầu có kinh nguyệt , cảm thấy lo lắng và giận dữ.
Vài tháng sau, trẻ âm thầm cào xước da đùi và ngực bằng móng tay hoặc
đầu bút đến chảy máu mỗi khi gia đình bình luận về sự phát triển thể chất
của trẻ hoặc khi trẻ có kinh nguyệt.
- Một trẻ gái 13 tuổi, tự cắt da cánh tay bằng kéo vì buồn bực gia đình
không để trẻ tự do chơi với bạn và ganh tị với anh vì cho rằng mẹ thương
anh hơn. Khi được hỏi trẻ có cảm thấy đau khi tự cắt như vậy, thì trẻ trả lời:
”Không, con cảm thấy thích thú và giảm được nỗi buồn”. Trẻ này đã tự cắt
da 20 lần trước khi đến Đơn vị Tâm lý, Bệnh viện Nhi Đồng 1 với những
vết sẹo trên cánh tay. Trẻ có một người bạn tự cắt da mông để không ai
thấy vết sẹo.
Từ những năm 1950, nhiều nghiên cứu của các chuyên gia xã hội học đã tổng kết,
hình phạt ít hiệu quả hơn việc hạn chế hành động không tốt của trẻ. Theo đó, các
chuyên gia cho rằng, phạt thường xuyên và phạt nặng sẽ đẩy trẻ hư thêm và
khuyến khích thái độ thù nghịch, căm ghét. Trẻ sẽ cứng đầu cứng cổ hơn, thậm chí

dễ dẫn đến bắt nạt những bạn khác ở trường. Nghiêm trọng hơn trẻ có thể mắc
bệnh trầm cảm, rối loạn hành vi
23
23
Nói về những trận đòn của mẹ, em Hồng Minh ngậm ngùi tâm sự: "Thực ra mẹ
càng đánh em càng lì. Nếu khi nào bị đánh hoặc mắng mỏ quá thì em cũng tỏ thái
độ phản kháng, làm ngược lại điều mẹ mong muốn. Nhiều lúc em cũng muốn bỏ
nhà đi"
Báo cáo sơ bộ của Viện KSND Tp.HCM cho thấy, trong năm 2008 riêng tại
thành phố này có 18 học sinh bị khởi tố bởi các tội danh nghiêm trọng như giết
người, hiếp dâm, phá hoại tài sản nhà nước… Còn theo số liệu thống kê của Viện
KSND Tối cao cho thấy 71% trẻ vị thành niên phạm pháp là do không được quan
tâm chăm sóc đúng mức. Một nghiên cứu của Bộ Công an cũng chỉ ra nguyên
nhân phạm tội của trẻ vị thành niên xuất phát từ gia đình: 8% trẻ phạm tội có bố
mẹ ly hôn, 49% phàn nàn về cách đối xử của bố mẹ. Theo số liệu điều tra 2.209
học viên các trường giáo dưỡng, có tới 49,81% trong số này sống trong cảnh bị đối
xử hà khắc, thô bạo, độc ác của bố mẹ. Số em bị bố đánh chiếm 23% (gấp 6 lần
mẹ đánh); bị dì ghẻ, bố dượng đánh chiếm 20,3%.
Qua những ví dụ trên chúng ta có thể thấy, con cái trong những gia đình bố
mẹ cư xử với nhau bằng bạo lực thường không có cơ hội tìm thấy sự bình an trong
tâm hồn, khó hoà nhập với cuộc sống cộng đồng trong tương lai, cũng như không
sao khắc phục được tư tưởng trầm uất triền miên trong cuộc sống riêng tư.
PHẦN 3: KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ
* Kết luận: Tuổi vị thành niên trải qua nhiều thách thức: muốn sống tự lập,
tự khẳng định nhân thân, thay đổi tâm sinh lý của tuổi dậy thì, áp lực nặng nề của
xã hội. Môi trường lành mạnh trong gia đình, với sự quan tâm đúng mức của cha
mẹ đối với trẻ sẽ giúp trẻ vượt qua những thách thức trên và lớn lên một cách hài
hòa, vui tươi. Cách ứng xử của bố mẹ khi phát hiện ra những sai sót, khuyết điểm
của trẻ cũng có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển tiếp theo của trẻ. Khi có
khuyết điểm, nếu bố mẹ bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân, ân cần giải thích, phân

tích đúng sai, khuyên giải các em thì chắc chắn các em sẽ nhận ra được sai sót của
24
24
mình và cố gắng khắc phục. Nhưng nhiều bố mẹ khi phát hiện ra khuyết điểm của
con cái, không chịu tìm hiểu nguyên nhân đã vội vàng dùng những từ ngữ nặng
nề, thô bạo để lăng mạ, sỉ nhục, thậm chí còn dùng roi vọt để trừng trị
Hầu hết các bậc cha mẹ đều không hiểu rằng những gì mình đang làm chính
là bạo hành, gây ra những hậu quả nặng nề trong việc phát triển tâm sinh lý và
hình thành nhân cách trẻ. Theo thạc sĩ Nguyễn Thị Mỹ Linh, Viện Nghiên cứu
phát triển TP HCM, khi được giáo dục, xử sự bằng bạo lực, chính các em cũng sẽ
ứng xử bằng bạo lực với bạn bè, với những người yếu hơn mình. Từ đó, xã hội
gánh chịu hậu quả của việc con người xử sự với nhau bằng bạo lực mà quên đi
tình nghĩa, tính nhân văn, lễ nghĩa trong ứng xử. Việt Nam có Luật Bảo vệ, chăm
sóc và giáo dục trẻ em và Nghị định 114/CP về xử phạt các vi phạm hành chính về
trẻ em… Đây là những công cụ để xử lý những kẻ bạo hành, với việc phạt tiền; xử
lý hình sự nếu thương tật của trẻ trên 11%, tách trẻ ra khỏi đối tượng bạo hành nếu
việc này lặp đi lặp lại.
* Kiến Nghị: Trong thực tế, ở VN, rất nhiều người còn đồng tình với việc
dạy con bằng roi vọt. Khi con mắc lỗi, nhiều gia đình vẫn thường xuyên sử dụng
các biện pháp trừng phạt thân thể như đánh con, khoá con ở nhà một mình, thờ ơ
với cảm xúc của con hoặc không cho con tự bày tỏ ý kiến của mình. Để giảm thiểu
tình trạng bạo lực với trẻ, các khuyến nghị về mặt pháp lí được đưa ra là: xây dựng
một định nghĩa nhất quán về lạm dụng trẻ em và đưa định nghĩa này vào hệ thống
pháp luật. Thi hành các biện pháp phù hợp, kể cả việc cải tổ hệ thống pháp luật
nhằm thiết lập một hệ thống tiếp nhận, giám sát và điều tra các khiếu nại về hành
vi lạm dụng và sao nhãng trẻ em, khi cần thiết, có thể truy tố các vụ việc này một
cách thân thiện với trẻ em. Nghiêm cấm sử dụng các hình phạt thân thể trẻ em
trong gia đình, nhà trường và những nơi khác có liên quan đến trẻ em. Những vấn
đề này đối với VN còn khá mới mẻ nhưng ở nhiều nước khác nhau trên thế giới,
quyền của trẻ em đã được pháp luật bảo vệ một cách hữu hiệu

25
25

×