Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Đề cương ôn tập môn cấu trúc máy tính và giao diện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (544.13 KB, 27 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP
MÔN CTMT VÀ GIAO DIỆN
Cấu trúc đề thi dự kiến gồm 3 câu:
Câu 1: (3đ)
Câu 2: (4đ)
Câu 2: (3đ)
Câu 1: ví dụ:
1. Thiết kế kit 8088 có 1ROM 2764 và 1 IC giao tiếp ngoại vi 8255A.
2. Thiết kế kit 8088 có 2 ROM 2764 và 1 IC giao tiếp ngoại vi 8255A.
3. Thiết kế kit 8088 có 1ROM 2764 , 1 RAM 6264 và 1 IC giao tiếp ngoại vi
8255A.
4. Thiết kế kit 8088 có 1ROM 27128 và 1 IC giao tiếp ngoại vi 8255A.
5. Thiết kế kit 8088 có 2ROM 27128 và 1 IC giao tiếp ngoại vi 8255A.
6. Thiết kế kit 8088 có 2ROM 2764, 1ROM 27128.
7. Thiết kế kit 8088 có 2ROM 2732, 1ROM 2764
8. Thiết kế kit 8088 có 2ROM 27256, và 1 IC giao tiếp ngoại vi 8255A
9. Thiết kế kit 8088 có 1ROM 27256 và 1 IC giao tiếp ngoại vi 8255A.
10. Thiết kế kit 8088 có 2 ROM 27256 và 1 IC giao tiếp ngoại vi 8255A.
11. Thiết kế kit 8088 có 2 RAM 6264 và 1 IC giao tiếp ngoại vi 8255A.
12. Thiết kế kit 8088 có 1ROM 27512 và 1 IC giao tiếp ngoại vi 8255A.
13. Thiết kế kit 8088 có 2ROM 27512 và 1 IC giao tiếp ngoại vi 8255A.
14. Thiết kế kit 8088 có 2ROM 27128, 1ROM 27256
15. Thiết kế kit 8088 có 4RAM 6264, và 1 IC giao tiếp ngoại vi 8255A
16. Thiết kế kit 8088 có 4ROM 2764, và 1 IC giao tiếp ngoại vi 8255A
Câu 2: MB, nguồn, ngoại vi,
1. Vẽ sơ đồ khối Mainboard giải thích chức năng các khối
2. Vẽ sơ đồ trình tự khởi động nguồn và giải thích hoạt động.
3. Nêu các bước đo đạc chẩn đoán một Mainboard dựa trên thông số nguồn DC.
4. Vẽ sơ đồ chân cổng com và mạch giao tiếp qua cổng com. Nêu các đặc tính kỹ
thuật của cổng com.
5. Vẽ sơ đồ chân cổng usb. Nêu các đặc tính kỹ thuật của cổng usb. Ưu điểm của


cổng usb?
6. Trình bày cấu tạo ổ đĩa cứng. Phân tích các thông số cơ bản của ổ cứng.
7. Vẽ sơ đồ chân cổng LPT và mạch ứng dụng qua cổng LPT. Nêu các đặc tính kỹ
thuật của cổng LPT.
8. So sánh chuẩn SATA và IDE. Ổ đĩa quang hiện nay có thể dùng chuẩn nào?
9. Nêu chức năng BIOS hệ thống. Phân biệt ổ đĩa luận lý và ổ đĩa vật lý trong máy
tính.
10. Trình bày các loại RAM và thông số. So sánh RAM tĩnh và RAM động.
11. Nêu hoạt động bộ nguồn.
12. Nêu và phân tích các tín hiệu quan trọng khi đo đạc dạng sóng trên MB.
13. Nêu các bước kiểm tra mainboard dùng card kiểm tra mainboard.
14. Nêu phương pháp kiểm tra mainboard và các bước kiểm tra.
15. Nêu các thông số của CPU. Chức năng của CPU là gì?
16. nêu quá trình từ lúc bật máy đến lúc hệ điều hành đã được tải lên.
Câu 2:
Assembly
1. Viết CT cộng 2 số thập phân nhập từ bàn phím dùng ngôn ngữ assembly và
hiển thị ra màn hình.
2. Viết CT cộng 3 số thập phân nhập từ bàn phím dùng ngôn ngữ assembly và
hiển thị ra màn hình.
3. Viết chương trình điều khiển đèn giao thông dùng ngôn ngữ assembly
4. Viết chương trình điều khiển động cơ bước quay trái, quay phải 1 vòng dùng
ngôn ngữ assembly
5. Viết chương trình điều khiển động cơ bước quay trái, quay phải dùng ngôn
ngữ assembly khi nhấn phím ‘L’ động cơ quay trái 1 vòng. Khi nhấn phím ‘R’
động cơ quay phải 1 vòng.
6. Viết chương trình điều khiển tự động hệ thống nhiệt từ 60-80 độ dùng ngôn
ngữ assembly
7. Viết CT điều khiển led sáng dần, tắt dần qua cổng máy in lpt (địa chỉ 378h)
dùng ngôn ngữ assembly

8. Viết CT nhập vào ký tự thường đổi sang chữ hoa và xuất ra màn hình dùng
ngôn ngữ assembly.
Đáp án:
Câu 1:
Thiết kế kit 8088 có 2 RAM 6264 và 1 IC giao tiếp ngoại vi 8255A.
D0-D7
A0-A1
RD\ 8255A
WR\
CS\
A0- A12
74373
D0- D7
Q0- Q7
A0- A7
LE 0E\8088
AD0- AD7
A8- A12
ALE
RD\
6264
IC1
D0- D7
OE\
A0- A12
CE\
6264
IC2
D0- D7
OE\

A0- A12
CS
A13
WR\
WE\
IO/M\
MR\
MW\
IOW\
IOR\
CE\
WE\
CS
Thiết kế kit 8088 có 4RAM 6264, và 1 IC giao tiếp ngoại vi 8255A
D0-D7
A0-A1
RD\ 8255A
WR\
CS\
A0- A12
74373
D0- D7
Q0- Q7
A0- A7
LE 0E\8088
AD0- AD7
A8- A12
ALE
RD\
6264

IC1
D0- D7
OE\
A0- A12
CE\
6264
IC2
D0- D7
OE\
A0- A12
CS
A13
A14
WR\
WE\
IO/M\
MR\
MW\
IOW\
IOR\
CE\
WE\
CS
6264
IC1
D0- D7
OE\
A0- A12
CE\
6264

IC2
D0- D7
OE\
A0- A12
CS
WE\
CE\
WE\
CS
74139
E\
A
B
Y
0
Y
1
Y
2
Y
3
Câu 3: lý thuyết
1. Vẽ sơ đồ khối Mainboard giải thích chức năng các khối
1.CPU (Central Processing Unit):
CPU được gọi là bộ xử lý trung tâm. Nó là trái tim của hệ thống. CPU được chia
thành 3 đơn vị: đơn vị xử lý trung tâm, đơn vị luận lý, đơn vị nhớ.
Hai thành phần điển hình của CPU:
Đơn vị xử lý số học và luận lý(ALU): thực hiện các phép toán số học và luận lý.
Đơn vị điều khiển(CU): lấy lệnh từ bộ nhớ, giải mã lệnh, thực thi lệnh và gọi ALU khi
cần thiết

2.MCH(memory controller hub)
Chíp bán cầu bắc còn được gọi là hub điều khiển bộ nhớ(MCH) trong hệ thống của
Intel(trong các hệ thống của AMD, VIA, SiS và các hệ thống khác chúng thường được
gọi là chíp bán cầu bắc).
Chíp bán cầu bắc có chức năng quản lý việc giao tiếp giữa CPU, RAM, AGP hay PCI
Express và chip bán cầu nam. Một số loại chíp bán cầu bắc được tích hợp bộ điều khiển
video và được gọi là GMCH. Chíp bán cầu bắc trong hệ thống bo mạch chủ là thành phần
quan trọng qui định số lượng, tốc độ, chủng loại CPU cũng như số lượng, tốc độ và
chủng loại của RAM.
3.ICH7(I/O controller hub)
Chíp bán cầu nam còn được gọi là hub điều khiển I/O(ICH), là chip thực thi các tác vụ có
tốc độ thấp hơn trong hệ thống chipse nam/bắc. Chúng ta có thể phân biệt chíp bán cầu
bắc hay chíp bán cầu nam bằng cách xem nó có nối trực tiếp với CPU hay không.
Chức năng của chíp bán cầu nam là điều khiển bus PCI, SPI, SM, bộ điều khiển ngắt, bộ
điều khiển IDE, đồng hồ hệ thống, bộ quản lý năng lượng, audio
4.DIMM Module
Có nhiều loại RAM tùy thuộc công nghệ sản xuất.
DRAM DIMMs:
DDR SDRAM (DDR1) SDRAM DIMMs:
DDR2 SDRAM SDRAM DIMMs:
5.PCI (Peripheral Component Interconnect)
Xác định bus của máy tính trong việc kết nối các thiết bị ngoại vi vào bo mạch chủ.
6.DMI: (Direct Media Interface)
Là việc kết nối từ chíp đến chíp giữa Memory Controller Hub /Graphics và I/O
Controller Hub ((G)MCH) and I/O Controller Hub 7 (ICH7).
7.PCI E:
Được giới thiệu vào năm 2004. Nó được thiết kế để thay thế cho chuẩn PCI. Không
giống các chuẩn giao tiếp máy tính trước đây, PCIe được cấu trúc truyền song công(2
chiều) từ điểm sang điểm gọi là luồng(lane). Trong chuẩn PCIe 1.1 thì mỗi luồng truyền
với tốc độ 250 MB/s mỗi chiều. Pcie 2.0 thì tốc độ này đạt gấp đôi và PCIe 3.0 lại gấp

đôi Pcie 2.0.
8.Serial ATA (SATA) Controller:
Serial Advanced Technology Attachment (SATA) là bus đựoc thiết kế chủ yếu cho
việc truyền dữ liệu giữa CPU và thiết bị lưu trữ (ổ cứng và đĩa quang). Ưu điểm chính
của SATA là cáp nối mỏng hơn giúp việc thoát nhiệt của máy tính được tốt hơn so với
chuẩn PATA. SATA có khả năng cắm nóng(hot swapping). Cáp SATA sử dụng 4 đường
tín hiệu vì vậy nhỏ gọn hơn và rẻ hơn cáp của chuẩn PATA.
9.AHCI (Advanced Host Controller Interface):
Đây là giao diện lập trình mới cho bộ điều khiển SATA. Các nền tảng được hỗ trợ bởi
HCI có nhiều ưu điểm như: không cần thiết kế chủ/tớ cho các thiết bị SATA(mỗi thiết bị
đều được xem là chủ). AHCI cũng cung cấp tính năng cắm nóng cho thiết bị. AHCI đòi
hỏi có phần mềm hỗ trợ.
10. IDE (Integrated Device Electronics) Interface (Bus Master Capability and
Synchronous DMA Mode):
Chuẩn giao tiếp IDE hỗ trợ 2 thiết bị IDE cho đĩa cứng và các thiết bị theo chuẩn ATAPI.
Mỗi thiết bị IDE đều có định thời độc lập. Giao tiếp IDE hỗ trợ PIO IDE truyền dữ liệu
16MB/s và Ultra ATA tuyền 100MB/s. Chuẩn IDE không tốn nguồn tài nguyên DMA.
Chuẩn giao tiếp IDE tích hợp bộ đệm 16x32 bit để tối ưu hóa cho việc truyền dữ liệu.
11. AGP
Accelerated Graphics Port còn gọi là Advanced Graphics Port,viết tắt là AGP) là
kênh kết nối từ điểm sang điểm tốc độ cao cho card đồ họa.
Intel cho ra đời phiên bản AGP 1.0 vào năm 1997. Nó bao gồm 2 loại card tốc độ 1x và
2x. Phiên bản 2.0 tốc độ là 4x và phiên bản 3.0 là 16x. sau đây là tốc độ của các phiên
bản trên:
12.USB(Universal Serial Bus) Controller:
Universal Serial Bus (USB): là chuẩn bus cho thiết bị giao tiếp. USB được thiết kế để
cho phép thiết bị ngoại vi được kết nối sử dụng chuẩn cắm đơn và tối ưu hóa khả năng
plug and play bằng cách cho phép thiết bị cắm nóng.
2. Vẽ sơ đồ trình tự khởi động nguồn và giải thích hoạt động.
Nhấn nút nguồn=> có xung truyền đến ICH. ICH gửi xung SLP_S3# đến SIO. SIO gửi

xung PS_ON# đến bộ nguồn. Bộ nguồn bật và tự kiểm tra nếu nguồn tốt thì bộ nguồn sẽ
gửi 1 tín hiệu PWRGD_PS về SIO. SIO gửi xung tín hiệu PWRGD_3V về chíp nam.
Chíp nam nhận được tín hiệu nguồn tốt sẽ gửi xung reset (PCIRST#) đến chíp bắc và
SIO. Chíp bắc sẽ reset CPU. SIO reset PCI và IDE.
3. Nêu các bước đo đạc chẩn đoán một Mainboard dựa trên
thông số nguồn DC
Nguồn ATX có hai phần là nguồn cấp trước (Stanby) và nguồn chính (Main
Power).
• Khi ta cắm điện AC 220V cho bộ nguồn, nguồn Stanby hoạt động ngay và
cung cấp xuống Mainboard điện áp .
• 5V STB, điện áp này sẽ cung cấp cho mạch khởi động nguồn trên Chipset
nam và IC-SIO (nguồn chính chưa hoạt động khi ta chưa bấm công tắc).
• Khi ta bấm công tắc => tác động vào mạch khởi động trong Chipset nam
=> Chipset đưa ra lệnh P.ON => cho đi qua IC- SIO rồi đưa ra chân P.ON của rắc
cắm lên nguồn ATX (chân P.ON là chân có dây mầu xanh lá cây), khi có lệnh
P.ON (= 0V) => nguồn chính Main Power sẽ hoạt động.
• Khi nguồn chính hoạt động => cung cấp xuống Mainboard các điện áp
3,3V (qua các dây mầu cam), 5V (qua các dây mầu đỏ), 12V ( qua các dây mầu
vàng), -5V qua dây mầu trắng và -12V qua dây mầu xanh lơ.
o Khi cắm điện, phần nguồn STANBY trên nguồn ATX hoạt động =>
cung cấp 5V STB xuống Mainboard qua sợi dây mầu tím của rắc nguồn.
o Khi bấm công tắc => mạch khởi động trên Mainboard đưa ra lệnh
P.ON = 0V điều khiển cho nguồn chính hoạt động, nguồn chính chạy => cung cấp
xuống Mainboard các điện áp: 3,3V 5V và 12V, và một số nguồn phụ như -5V và
-12V.
o Nguồn 3,3V cấp trực tiếp cho IC tạo xung Clock, Chipset nam,
BIOS và IC-SIO - đồng thời đi qua mạch ổn áp hạ xuống 1,5V cấp cho các
Chipset (Intel) hoặc hạ xống 3V cấp cho các chipset VIA.
o Nguồn 12V đi qua mạch ổn áp VRM hạ xuống điện áp khoảng 1,5V
cấp cho CPU.

o Nguồn 5V đi cấp cho Chipset và các Card mở rộng trên khe PCI ,
giảm áp xuống 2,5V qua mạch ổn áp để cấp nguồn cho RAM.
4. Vẽ sơ đồ chân cổng com và mạch giao tiếp qua cổng com. Nêu các đặc
tính kỹ thuật của cổng com
Định dạng của khung truyền dữ liệu theo chuẩn RS-232 như sau:
Các đặc tính kỹ thuật của chuẩn RS-232 như sau:
Chiều dài cable cực đại15m
Tốc độ dữ liệu cực đại 20 Kbps
Điện áp ngõ ra cực đại ± 25V
Điện áp ngõ ra có tải ± 5V đến ± 15V
Trở kháng tải 3K đến 7K
Điện áp ngõ vào ± 15V
Độ nhạy ngõ vào ± 3V
Trở kháng ngõ vào 3K đến 7K
Các tốc độ truyền dữ liệu thông dụng trong cổng nối tiếp là: 1200 bps, 4800 bps,
9600 bps và 19200 bps.
Cổng COM có hai dạng: đầu nối DB25 (25 chân) và đầu nối DB9 (9 chân) mô tả
như hình 4.2. Ý nghĩa của các chân mô tả như sau:
Truyền thông giữa hai nút :
Kết nối đơn giản trong truyền thông nối tiếp
Khi thực hiện kết nối như trên, quá trình truyền phải bảo đảm tốc độ ở đầu phát và
thu giống nhau. Khi có dữ liệu đến DTE, dữ liệu này sẽ được đưa vào bộ đệm và tạo ngắt.
Ngoài ra, khi thực hiện kết nối giữa hai DTE, ta còn dùng sơ đồ sau:

Kết nối trong truyền thông nối tiếp dùng tín hiệu bắt tay
Giao tiếp với vi điều khiển
Khi thực hiện giao tiếp với vi điều khiển, ta phải dùng thêm mạch chuyển mức
logic từ TTL -> 232 và ngược lại. Các vi mạch thường sử dụng là MAX232 của Maxim
hay DS275 của Dallas. Mạch chuyển mức logic mô tả như sau:
Mạch chuyển mức logic TTL ↔ RS232

Tuy nhiên, khi sử dụng mạch chuyển mức logic dùng các vi mạch thì đòi hỏi phải
dùng chung GND giữa máy tính và vi mạch -> có khả năng làm hỏng cổng nối tiếp khi
xảy ra hiện tượng chập mạch ở mạch ngoài. Do đó, ta có thể dùng thêm opto 4N35 để
cách ly về điện. Sơ đồ mạch cách ly mô tả như sau:
Mạch chuyển mức logic TTL ↔ RS232 cách ly
5. Vẽ sơ đồ chân cổng usb. Nêu các đặc tính kỹ thuật của cổng usb.
Ưu điểm của cổng usb?
Một điểm đáng lưu ý là, USB có thể có các tốc truyền dữ liệu khác nhau ( low-speed,
full-speed và high-speed ) thế nên sẽ ngẫu nhiên xảy ra tình huống là một thiết bị USB
tốc độ cao lại được đấu nối vào một cái khác có tốc độ thấp hơn ( VD: high-speed USB
flash disk được cắm vào đầu cắm low-speed USB của PC có mainboard đời cũ ), hay một
thiết bị USB tốc độ cao lại được đấu nối vào PC qua một cáp nối tốc độ thấp. Để khắc
phục tình trạng này, tất cả các thiết bị có USB đều được trang bị hệ thống phần cứng và
phần mềm thích nghi và tất cả các cáp nối đều là loại tốc độ cao . Loại cáp tốc độ thấp
được chỉ định cho những trường hợp ứng dụng cụ thể và được nhà sản xuất ghi rõ. ( vd
cáp nối dùng cho chuột USB ); còn những ứng dụng video đều sử dụng cáp tốc độ cao.
Ổ cắm USB trên PC có thể lấy ra +5VDC với dòng tiêu thụ khoảng 100mA, và max
khoảng 500mA, tùy theo sự hỗ trợ của main, nhưng phải cân nhắc khi sử dụng !. Hai
đường dẫn D+ và D- cũng cho phép đấu nối với các linh kiện hỗ trợ USB như Vi-Điều-
Khiển ( Micro-Controller) hay chip biến đổi tương_tự/số - USB ( USB-ADC chips )…
Tín hiệu trên các chân D+ D- là các tín hiệu vi phân với mức điện áp bằng 0/3.3 V được
cấp từ vi mạch ổn áp ( vi mach lấy nguồn vào +5V và ổn áp cho đầu ra ở mức +3.3V và
do đó điện áp nguồn nuôi USB có thể dao động trong khoảng +5.25V +4.2V ).
Ưu điểm:
Các Đặc Tính Cơ Bản Của USB:
• Các cuộc truyền là đẳng thời ( isochonous ), có thể hiểu là truyền "liên tục", hỗ trợ
các tín hiệu video và sound. Với các cuộc truyền đẳng thời, các cuộc truyền và nhận
dữ liệu theo kiểu được đảm bảo và có thể đoán trước ( predictable ).
• USB cũng hỗ trợ các thiết bị không đẳng thời hay thiết bi có quyền ưu tiên cao nhất,
các thiết bị đẳng thời lẫn không đẳng thời có thể tồn tại cùng một thời điểm.

• Các thông số kỹ thuật cũng có thông số là Plug and Play, các cáp nối và cách kết nối
đều được tiêu chuẩn hoá rộng rãi trong công nghiệp.
• Các hub được xếp thành nhiều tầng ( Multiple-tiered ) với khả năng mở rộng gần
đến mức rất lớn ( có thể đến 127 thiết bị vật lý ), và các thao tác xảy ra đồng thời.
• Có khả năng cắm nóng (hot-plug), nghĩa là cho phép các thiết bị ngoại vi có thể
được đấu nối mà không cần phải cắt nguồn nuôi cho PC, có thể đấu/ngắt và thay đổi
lại cấu hình thiết bi ngoại vi một cách linh hoạt.
• Tự nhận dạng thiết bị ngoại vi, tự động vẽ bản đồ chức năng đối với phần mềm điều
khiển và cấu hình.
6. Trình bày cấu tạo ổ đĩa cứng. Phân tích các thông số cơ bản của ổ
cứng.
Ổ đĩa cứng, hay còn gọi là ổ cứng (tiếng Anh: Hard Disk Drive, viết tắt: HDD) là thiết bị
dùng để lưu trữ dữ liệu trên bề mặt các tấm đĩa hình tròn (bằng nhôm, thủy tinh hay gốm)
phủ vật liệu từ tính. Ổ đĩa cứng là loại bộ nhớ “không thay đổi” (non-volatile), có nghĩa
là chúng không bị mất dữ liệu khi ngừng cung cấp nguồn điện cho chúng.
Về mặt kỹ thuật thì ổ đĩa cứng là một khối duy nhất, các phiến đĩa được lắp ráp cố định
trong ổ ngay từ khi sản xuất nên không thể thay thế được các “đĩa cứng” như cách hiểu
đối với ổ đĩa mềm hoặc ổ đĩa quang (CD/DVD)
Bên trong một ổ đĩa cứng các bộ phận chính: Cơ cấu truyền động đầu từ (actuator) điều
khiển cánh tay đầu từ (actuator arm) đọc thông tin từ phiến đĩa (plater) được quay liên tục
nhờ gắn “chết” vào trục quay của động cơ liền trục (spindle motor). Dữ liệu được truyền
ra ngoài nhờ cáp nối có dạng dãi băng mềm (ribbon cable). Vỏ ổ đĩa (chassis) bao giữ tất
cả các bộ phận của đĩa cứng.
Các thông số của ổ đĩa cứng
- Chuẩn giao tiếp: Có nhiều chuẩn giao tiếp khác nhau giữa ổ đĩa cứng bo mạch chủ, sự
đa dạng này một phần xuất phát từ yêu cầu tốc độ đọc/ghi dữ liệu khác nhau giữa các hệ
thống máy tính, phần còn lại do các ổ giao tiếp nhanh có giá thành cao hơn nhiều so với
các chuẩn thông dụng. Ba chuẩn thông dụng hiện nay là EIDE, SCSI, và SATA.
- Dung lượng: Dung lượng của ổ đĩa cứng được tính theo các đơn vị dung lượng cơ bản
thông thường là Byte, KB, MB, GB, TB. Trước đây, khi dung lượng ổ cứng còn thấp

người ta thường dùng đơn vị là MB. Bây giờ, người ta lại dùng đơn vị là GB và trong
tương lai, chắc người ta sẽ tính theo TB. Đa số các hãng sản xuất đều tính dung lượng
theo cách tính 1GB = 1000MB trong khi hệ điều hành (hoặc các phần mềm kiểm tra) lại
tính 1GB = 1024MB nên dung lượng do hệ điều hành báo cáo thường thấp hơn so với
dung lượng ghi trên nhãn đĩa (ví dụ ổ đĩa cứng 40 GB thường chỉ đạt khoảng 37-38 GB).
- Tốc độ quay: Tốc độ quay của đĩa cứng được ký hiệu là rpm (revolutions per minute –
số vòng quay trong một phút). Tốc độ quay càng cao thì ổ đĩa làm việc càng nhanh do
chúng thực hiện việc đọc/ghi nhanh hơn, thời gian tìm kiếm thấp hơn.
Các tốc độ quay thông dụng hiện nay là 5.400 rpm (thông dụng với các ổ đĩa cứng 3,5”
sản xuất cách đây 2-3 năm) và 7.200 rpm (thông dụng với các ổ đĩa cứng sản xuất từ
2008). Ngoài ra, tốc độ của các ổ đĩa cứng trong các máy tính cá nhân cao cấp, máy trạm
và các máy chủ có sử dụng giao tiếp SCSI có thể lên tới 10.000 rpm hay 15.000 rpm.
- Bộ nhớ đệm (cache hoặc buffer): Bộ nhớ đệm có nhiệm vụ lưu tạm dữ liệu trong quá
trình làm việc của ổ đĩa cứng nên độ lớn của bộ nhớ đệm có ảnh hưởng đáng kể tới hiệu
suất hoạt động của ổ đĩa cứng bởi việc đọc/ghi không xảy ra tức thời (do phụ thuộc vào
sự di chuyển của đầu đọc/ghi, dữ liệu được truyền tới hoặc đi) sẽ được đặt tạm trong bộ
nhớ đệm. Trong thời điểm năm 2007, dung lượng bộ nhớ đệm thường là 2 hoặc 8 MB
cho các loại ổ đĩa cứng dung lượng đến 160 GB và 16 MB hoặc cao hơn cho các ổ đĩa
cứng dụng lượng lớn hơn.
- Tốc độ truyền dữ liệu: Đa phần tốc độ truyền dữ liệu trên các chuẩn giao tiếp thấp hơn
so với thiết kế của nó bởi có nhiều thông số ảnh hưởng đến tốc độ truyền dữ liệu của ổ
đĩa cứng như: tốc độ quay của đĩa từ, số lượng đĩa từ trong ổ đĩa cứng, công nghệ chế tạo,
dung lượng bộ nhớ đệm…
- Kích thước: Để đảm bảo thay thế lắp ráp vừa với các loại máy tính, kích thước của ổ
đĩa cứng được chuẩn hoá thành 6 loại là: 5,25 inch dùng trong các máy tính các thế hệ
trước. 3,5 inch dùng cho các máy tính cá nhân, máy trạm, máy chủ. 2,5 inch dùng cho
máy tính xách tay. 1,8 inch hoặc nhỏ hơn dùng trong các thiết bị kỹ thuật số cá nhân và
PC Card. 1,0 inch dùng cho các thiết bị siêu nhỏ (micro device).7. Vẽ sơ đồ chân
cổng LPT và mạch ứng dụng qua cổng LPT. Nêu các đặc tính kỹ thuật
của cổng LPT.

Cấu trúc cổng song song :Cổng song song gồm có 4 đường điều khiển, 5 đường trạng
thái và 8 đường dữ liệu bao gồm 5 chế độ hoạt động:
- Chế độ tương thích (compatibility).
- Chế độ nibble.
- Chế độ byte.
- Chế độ EPP (Enhanced Parallel Port).
- Chế độ ECP (Extended Capabilities Port).
3 chế độ đầu tiên sử dụng port song song chuẩn (SPP – Standard Parallel Port) trong khi
đó chế độ 4, 5 cần thêm phần cứng để cho phép hoạt động ở tốc độ cao hơn. Sơ đồ chân
của máy in như sau:
Cổng song song có ba thanh ghi có thể truyền dữ liệu và điều khiển máy in. Địa chỉ cơ
sở của các thanh ghi cho tất cả cổng LPT (line printer) từ LPT1 đến LPT4 được lưu trữ
trong vùng dữ liệu của BIOS. Thanh ghi dữ liệu được định vị ở offset 00h, thanh ghi
trang thái ở 01h, và thanh ghi điều khiển ở 02h.
Giao tiếp với máy tính
Sơ đồ chân kết nối mô tả như sau:
Kết nối điều khiển thiết bị :
8. So sánh chuẩn SATA và IDE. Ổ đĩa quang hiện nay có thể dùng
chuẩn nào?
Serial ATA – hoặc đơn giản SATA - là một chuẩn ổ cứng được tạo ra nhằm thay thế giao
diện ATA song song , IDE SATA cho tốc độ truyền 150 MB/s hoặc 300 MB/s so với tốc
độ tối đa 133 MB/s dùng kỹ thuật cũ.
Cổng IDE truyền thống ( mà chúng ta gọi là ATA song song hoặc đơn giản PATA ) truyền
dữ liệu song song.Lợi thế của truyền dữ liệu song song hơn hẵn truyền nối tiếp là cái
trước có tốc độ truyền cao hơn vì nhiều bits được chuyển đi cùng lúc.Tuy nhiên ,bất lợi
chính của nó là liên quan tới nhiễu.Khi mà nhiều sợi dây được dùng,sợi này sẽ tạo nhiễu
qua sợi khác.Đó chính là lý do tại sao ATA-66 và các ổ cứng có tốc độ cao hơn cần một
loại cáp đặc biệt,loại 80 sợi.Sự khác biệt giữa cáp 80 sợi và cáp 40 sợi là nó thêm một sợi
tiếp đất vào giữa loại cáp trước,tạo ra một giáp chống nhiễu.
Serial ATA ,trái lại, truyền dữ liệu trong chế độ nối tiếp,nghĩa là mỗi lần một bit.Theo

cách suy nghĩ truyền thống của chúng ta thì truyền nối tiếp lúc nào cũng chậm hơn truyền
song song.Rõ ràng là nếu như truyền song song trên 8 sợi dây dĩ nhiên sẽ nhanh gấp 8 lần
truyền nối tiếp vì 8 sợi sẽ truyền 8 bit một lần trong khi truyền nối tiếp chỉ truyền đi 1
bit.Tuy nhiên,khi dùng với tần số cao,thì truyền nối tiếp lại có thể nhanh hơn truyền song
song.Đây là trường hợp xảy tra đúng trong Serial ATA.
Chuẩn Serial ATA truyền tốc đô 1500 Mbps.Vì nó dùng mã 8B/10B – mỗi một nhóm 8
bits được mã hóa thành một số 10 bit – xung hiệu quả của nó là 150 MB/s.Các thiết bị
Serial ATA chạy ở chuẩn này được biết dưới tên SATA-150.Serial ATA II thêm đặc tính
NCQ ( Native Command Queuing ), cộng thêm tốc độ lên tới 300 MB/s.Các thiết bị có
thể chạy ở tốc độ này được gọi là SATA-300.Chuẩn kế tiếp sẽ là SATA-600.
Cần lưu ý rằng SATA II và SATA-300 không đồng nghĩa với nhau.Người ta có thể tạo ra
một thiết bị chỉ chạy với tốc độ 150 MB/s có đặc tính của SATA II chẳng hạn như
NCQ.Thiết bị này đúng là thiết bị SATA II cho dù nó không chạy ở tốc độ 300 MB/s.
Native Command Queuing (NCQ) tăng hiệu năng ổ cứng bằng cách sắp xếp lại lệnh máy
tính gởi tới. Một điều lưu ý quan trọng nữa là Serial ATA đưa vào hai đường dữ liệu
riêng,một cho truyền đi và một để nhận tín hiệu gởi tới.Trong thiết kế truyền song
song,chỉ có một loại đường truyền tín hiệu chia sẻ cho cả truyền đi và nhận.Cáp Serial
ATA gồm hai cặp dây ( một cặp truyền đi và một cặp nhận tín hiệu ) dùng cách truyền vi
phân.Nó dùng thêm 3 sợi tiếp đất,như vậy cáp Serial ATA dùng 7 dây.
Một lợi ích khác của truyền nối tiếp là dùng rất ít sợi dây,dây cáp nhỏ gọn,không choán
chỗ,không khí dễ lưu thông giải nhiệt cho thùng máy.
Trước đây ổ quang được sản xuất theo chuẩn IDE,gần đây đã xuất hiện chuẩn SATA và
ngày càng trở nên thông dụng
9. Nêu chức năng BIOS hệ thống. Phân biệt ổ đĩa luận lý và ổ đĩa vật lý
trong máy tính.
BIOS là Basic Input output System ( hệ thống nhập xuất cơ bản ) được lập trình để tự
kiểm tra khi máy tự khởi động ( POST - Power OnSelf Test ) và phân chia các nguồn
dự trữ hệ thống ( IRQ - Interrup Request và DMA - Direct Memory Access ) cho các
thiết bị trên máy nhằm tránh xung đột và các chương trình.
Khi chương trình BIOS chạy thì đầu tiên là công việc của POST, sau đó máy tính sẽ

đọc các lệnh trong ROM và trong CMOS.
Cấu tạo vật lý đĩa cứng:
Bao gồm các track và sector:
 Quá trình ghi các dấu hiệu của các track và các sector lên đĩa được thực hiện tại
xưởng sản xuất
Cấu tạo luận lý:
Bao gồm boot sector, FAT, và root directory
 OS thực hiện định dạng cấp cao bằng cách thực hiện phần còn lại của quá trình
định dạng (tạo ra boot sector, FAT, và root directory)
10. Trình bày các loại RAM và thông số. So sánh RAM tĩnh và RAM
động.
Tùy theo công nghệ chế tạo, người ta phân biệt thành 2 loại:
• SRAM (Static RAM): RAM tĩnh
• DRAM (Dynamic RAM): RAM động
RAM tĩnh
RAM tĩnh được chế tạo theo công nghệ ECL (dùng trong CMOS và BiCMOS). Mỗi bit
nhớ gồm có các cổng logic với 6 transistor MOS. SRAM là bộ nhớ nhanh, việc đọc
không làm hủy nội dung của ô nhớ và thời gian thâm nhập bằng chu kỳ của bộ nhớ.
RAM động
RAM động dùng kỹ thuật MOS. Mỗi bit nhớ gồm một transistor và một tụ điện. Việc ghi
nhớ dữ liệu dựa vào việc duy trì điện tích nạp vào tụ điện và như vậy việc đọc một bit
nhớ làm nội dung bit này bị hủy. Do vậy sau mỗi lần đọc một ô nhớ, bộ phận điều khiển
bộ nhớ phải viết lại nội dung ô nhớ đó. Chu kỳ bộ nhớ cũng theo đó mà ít nhất là gấp đôi
thời gian thâm nhập ô nhớ.
Việc lưu giữ thông tin trong bit nhớ chỉ là tạm thời vì tụ điện sẽ phóng hết điện tích đã
nạp và như vậy phải làm tươi bộ nhớ sau khoảng thời gian 2μs. Việc làm tươi được thực
hiện với tất cả các ô nhớ trong bộ nhớ. Công việc này được thực hiện tự động bởi một vi
mạch bộ nhớ.
Bộ nhớ DRAM chậm nhưng rẻ tiền hơn SRAM.
Các loại DRAM

1. SDRAM (Viết tắt từ Synchronous Dynamic RAM) được gọi là DRAM đồng bộ.
SDRAM gồm 3 phân loại: SDR, DDR, và DDR2.
o SDR SDRAM (Single Data Rate SDRAM), thường được gọi tắt là
"SDR". Có 168 chân. Được dùng trong các máy vi tính cũ, bus speed chạy
cùng vận tốc với clock speed của memory chip, nay đã lỗi thời.
o DDR SDRAM (Double Data Rate SDRAM), thường được gọi tắt là
"DDR". Có 184 chân. DDR SDRAM là cải tiến của bộ nhớ SDR với tốc
độ truyền tải gấp đôi SDR nhờ vào việc truyền tải hai lần trong một chu kỳ
bộ nhớ. Đã được thay thế bởi DDR2.
o DDR2 SDRAM (Double Data Rate 2 SDRAM), Thường gọi tắt là
"DDR2". Là thế hệ thứ hai của DDR với 240 chân, lợi thế lớn nhất của nó
so với DDR là có bus speed cao gấp đôi clock speed.
2. RDRAM (Viết tắt từ Rambus Dynamic RAM), thường được gọi tắt là
"Rambus". Đây là một loại DRAM được thiết kế kỹ thuật hoàn toàn mới so với
kỹ thuật SDRAM. RDRAM hoạt động đồng bộ theo một hệ thống lặp và truyền
dữ liệu theo một hướng. Một kênh bộ nhớ RDRAM có thể hỗ trợ đến 32 chip
DRAM. Mỗi chip được ghép nối tuần tự trên một module gọi là RIMM (Rambus
Inline Memory Module) nhưng việc truyền dữ liệu được thực hiện giữa các mạch
điều khiển và từng chip riêng biệt chứ không truyền giữa các chip với nhau. Bus
bộ nhớ RDRAM là đường dẫn liên tục đi qua các chip và module trên bus, mỗi
module có các chân vào và ra trên các đầu đối diện. Do đó, nếu các khe cắm
không chứa RIMM sẽ phải gắn một module liên tục để đảm bảo đường truyền
được nối liền. Tốc độ Rambus đạt từ 400-800MHz. Rambus tuy không nhanh hơn
SDRAM là bao nhưng lại đắt hơn rất nhiều nên có rất ít người dùng. RDRAM
phải cắm thành cặp và ở những khe trống phải cắm những thanh RAM giả (còn
gọi là C-RIMM) cho đủ.
11. Nêu hoạt động bộ nguồn.
Trước hết ta cần phân tích tìm hiểu sơ lược về bộ nguồn
Sơ đồ khối của nguồn ATX được chia làm 4 nhóm chính
Mạch lọc nhiễu và chỉnh lưu

- Mạch lọc nhiễu – Có chức năng lọc bỏ nhiễu cao tần bám theo đường dây điện AC 220V,
không để chúng lọt vào trong bộ nguồn và máy tính gây hỏng linh kiện và gây nhiễu trên
màn hình, các nhiễu này có thể là sấm sét, nhiễu công nghiệp v v…
- Mạch chỉnh lưu – Có chức năng chỉnh lưu điện áp xoay chiều thành một chiều, sau đó điện
áp một chiều sẽ được các tụ lọc, lọc thành điện áp bằng phẳng.
Nguồn cấp trước (Stanby)
- Nguồn cấp trước có chức năng tạo ra điện áp 5V STB (điện áp cấp trước) để cung cấp cho
mạch khởi động trên Mainboard và cung cấp 12V cho mạch dao động của nguồn chính.
- Nguồn cấp trước hoạt động ngay khi ta cấp điện cho bộ nguồn và nó sẽ hoạt động suốt ngày
nếu ta không rút điện ra khỏi ổ cắm.
- Ở trên Mainboard, điện áp 5V STB cấp trước đi cấp trực tiếp cho các IC-SIO và Chipset
nam.
- Trên bộ nguồn, IC dao động của nguồn chính cũng được cấp điện áp thường xuyên khi
nguồn Stanby hoạt động, nhưng IC dao động chỉ hoạt động khi lệnh P.ON có mức logic thấp
(=0V)
Nguồn chính (Main Power)
- Nguồn chính có chức năng tạo ra các mức điện áp chính cung cấp cho Mainboard đó là các
điện áp 12V, 5V và 3,3V, các điện áp này cho dòng rất lớn để có thể đáp ứng được toàn bộ
hoạt động của Mainboard và các thiết bị ngoại vi gắn trên máy tính, ngoài ra nguồn chính còn
cung cấp hai mức nguồn âm là -12V và -5V, hai điện áp âm thường chỉ cung cấp cho các
mạch phụ.
Mạch bảo vệ (Protech)
- Mạch bảo vệ có chức năng bảo vệ cho nguồn chính không bị hư hỏng khi phụ tải bị chập
hoặc bảo vệ Mainboard khi nguồn chính có dấu hiệu đưa ra điện áp quá cao vượt ngưỡng cho
phép.
- Lệnh P.ON thường đi qua mạch bảo vệ trước khi nó được đưa tới điều khiển IC dao động,
khi có hiện tượng quá dòng (như lúc chập phụ tải) hoặc quá áp (do nguồn đưa ra điện áp quá
cao) khi đó mạch bảo vệ sẽ hoạt động và ngắt lênh P.ON và IC dao động sẽ tạm ngưng hoạt
động.
Nguồn ATX có hai phần là nguồn cấp trước (Stanby) và nguồn chính (Main Power).

• Khi ta cắm điện AC 220V cho bộ nguồn, nguồn Stanby hoạt động ngay và cung
cấp xuống Mainboard điện áp .
• 5V STB, điện áp này sẽ cung cấp cho mạch khởi động nguồn trên Chipset nam và
IC-SIO (nguồn chính chưa hoạt động khi ta chưa bấm công tắc).
• Khi ta bấm công tắc => tác động vào mạch khởi động trong Chipset nam =>
Chipset đưa ra lệnh P.ON => cho đi qua IC- SIO rồi đưa ra chân P.ON của rắc cắm
lên nguồn ATX (chân P.ON là chân có dây mầu xanh lá cây), khi có lệnh P.ON (=
0V) => nguồn chính Main Power sẽ hoạt động.
• Khi nguồn chính hoạt động => cung cấp xuống Mainboard các điện áp 3,3V (qua
các dây mầu cam), 5V (qua các dây mầu đỏ), 12V ( qua các dây mầu vàng), -5V
qua dây mầu trắng và -12V qua dây mầu xanh lơ.
12. Nêu và phân tích các tín hiệu quan trọng khi đo đạc dạng sóng
trên MB.
1. CPU Reset: (O)
Tín hiệu HCPURST# là ngõ ra từ MCH. MCH xuất ra tín hiệu HCPURST# trong khi
RSTIN# được tác động và trong khoảng 1ms sau khi RSTIN# hết tác động. Tín hiệu
HCPURST# cho phép bộ xử lý bắt đầu thực thi ở trang thái cho trước.
2. Power OK: ( I )
Khi được tác động, PWROK báo cho MCH nguồn cho core đã ổn định được ít nhất 10
us.
3. Reset In: ( I )
Khi được tác động, tín hiệu náy sẽ reset bất đồng bộ MCH. Tín hiệu này được nối đến
ngõ ra PLTRST# của ICH6. Tín hiệu ngõ vào này có mạch Schmitt trigger để tránh
reset giả.Tín hiệu này yêu cầu 3.3 V.
4. Power Button: ( I )
Tín hiệu Power Button làm cho SMI# hay SCI chỉ ra yêu cầu của hệ thống đi vào trạng
thái ngủ. Nếu hệ thống đang ở trạng thái ngủ, tín hiệu này là 1 sự kiện đánh thức. Nếu
PWRBTN# được nhấn hơn 4s, sẽ gây ra việc chuyển trạng thái không điều kiện sang
trạng thái s5 (power button override). Override cũng sẽ xảy ra ngay cả khi hệ thống đang
ở trạng thái S1-S4. Tín hiệu này có 1 điện trở pullup resistor và có mạch chống dội 16

ms tại đầu vào.
5.

SLP_S3#: ( O )
S3 Sleep Control: SLP_S3# dành để điều khiển nguồn. Tín hiệu này tắt nguồn các hệ
thống không nghiêm trọng khi hệ thống đang ở trạng thái S3 (Suspend To RAM), S4
(Suspend to Disk), hay S5 (Soft Off) states.
6. Platform Reset: ( O )
ICH6 đưa ra tín hiệu PLTRST# để reset các thiết bị trong hệ thống (vd: SIO, FWH,
LAN, (G)MCH, IDE, TPM, vv ). ICH6 đưa tín hiệu PLTRST# trong suốt quá trình bật
nguồn và khi S/W khởi tạo 1 chuỗi hard reset qua thanh ghi điều khiển Reset (I/O
Register CF9h).ICH6 điều khiển PLTRST# không tác động tối thiểu 1 ms sau khi cả tín
hiệu PWROK và VRMPWRGD ở mức cao. ICH6 điều khiển PLTRST# tác động ít nhất
1 ms khi được khởi tạo bởi thanh ghi reset (I/O Register CF9h).
7. Stop Clock Request:
STPCLK# là ngõ ra tích cực mức thấp đồng bộ với PCICLK. Nó được tạo ra bởi ICH6 để
đáp ứng lại các sự kiện về phần cứng hợac phần mềm. Khi bộ xử lý chọn STPCLK# tác
động, nó đáp ứng bằng cách dừng xung clock nội của nó.
8. Đo dạng sóng ngõ ra IC tạo xung clock
13. Nêu các bước kiểm tra mainboard dùng card kiểm tra mainboard.
Các bước kiểm tra
Tháo tất cả các linh kiện ra khỏi Mainboard
Gắn Card Test Main vào khe PCI
- Cấp nguồn cho Main board
- Mở nguồn ( dùng tô vít đấu chập chân PWR - chân công tắc
mở
nguồn cho quạt nguồn quay )
Quan sát dãy đèn Led trên Mainboard
􀂄 Chú thích :
- Các đèn +5V, 3,3V, +12V, -12V sáng nghĩa là đã có các

điện áp +5V, 3,3V, +12V, -12V hay các đường áp đó bình
thường
- Đèn CLK sáng là IC dao động tạo xung CLK trên Mainboard
tốt
- Đèn RST sáng ( sau tắt ) cho biết Mainboard đã tạo xung
Reset để khởi động CPU .
- Đèn OSC sáng cho biết CPU đã hoạt động
- Đèn BIOS sáng cho biết CPU đang truy cập vào BIOS .
􀂄 Khi chưa gắn CPU vào Mainboard thì đèn OSC và đèn BIOS sẽ
không sáng còn lại tất cả các đèn khác đều phát sáng là Mainboard bình thường ( riêng
đèn RST sáng rồi tắt )
􀂄 Khi gắn CPU vào, nếu tất cả các đèn Led trên đều sáng là cả Mainboard và CPU đã
hoạt động .
Trình tự khởi động máy như sau:
14. Nêu phương pháp kiểm tra mainboard và các bước kiểm tra.
Phương pháp kiểm tra Mainboard
1.Tháo tất cả các ổ đĩa cứng, ổ CD Rom , các Card mở rộng và thanh RAM ra khỏi
Mainboard, chỉ để lại CPU trên Mainboard .
2. Cấp nguồn, bật công tắc và quan sát các biểu hiện sau :
Biểu hiện 1 : Quạt nguồn quay, quạt CPU quay, có các tiếng bip dài ở loa
=> Điều này cho thấy Mainboard vẫn hoạt động, CPU vẫn hoạt động, có tiếng bíp dài là
biểu hiện Mainboard và CPU đã hoạt động và đưa ra được thông báo lỗi của RAM ( Vì ta
chưa cắm RAM )
Biểu hiện 2 : Quạt nguồn và quạt CPU không quay ( Đảm bảo chắc chắn là công tắc CPU
đã đấu đúng )
=> Điều này cho thấy Chipset điều khiển nguồn trên Mainboard không hoạt động .
Biểu hiện 3 : Quạt nguồn và quạt CPU có quay nhưng không có tiếng kêu ở loa .
=> Điều này cho thấy CPU chưa hoạt động hoặc hỏng ROM BIOS nếu bạn đã thay thử
CPU tốt vào thì hư hỏng là do ROM BIOS hoặc Chipset trên Mainboard
Ở trên là các bước giúp bạn xác định là hư hỏng do Mainboard hay linh kiện khác của

máy nhưng chưa xác định được là hỏng cái gì trên Mainboard
Các bước kiểm tra Mainboard.
1. Kiểm tra lại để xác định cho chính xác hư hỏng là thuộc về
Mainboard chứ không phải RAM, CPU hay các Card mở rộng .
Cách xác định này làm theo các bước ở phần kiểm tra
Mainboard
2. Dùng Card Test Main để xác định xem cụ thể là hỏng cái gì
trên Mainboard .
3. Các bước tiến hành sửa chữa Mainboard
Bước 1 : Kiểm tra để xác định hư hỏng thuộc về Mainboard :
4. Chuẩn bị Mainboard nghi hỏng để kiểm tra ,Dùng một bộ nguồn tốt để thử, dùng CPU
tốt để thử .
5. Chưa cắm RAM và bất kỳ một thứ gì khác ( trừ CPU ) vào Mainboard
6. Cắm zắc công tắc nguồn của Case vào Mainboard
7. Cấp điện nguồn và bật công tắc Power, quan sát các biểu hiện sau :
=> Quạt nguồn và quạt CPU có quay, có tiếng bíp dài ở loa .
=> Điều này là biểu hiện Mainboard vẫn bình thường .
=> Quạt nguồn và quạt CPU không quay hoặc các quạt quay nhưng không có tiếng bíp ở
loa .
=> Biểu hiện này cho thấy hư hỏng thuộc về Mainboard, để xác định rõ hơn bạn dùng
Card Test Main để kiểm tra .
15.Nêu các thông số của CPU. Chức năng của CPU là gì?
1 – Chức năng của CPU
• CPU viết tắt của chữ Central Processing Unit (tiếng Anh), tạm dịch là đơn vị xử lí trung
tâm. CPU có thể được xem như não bộ, một trong những phần tử cốt lõi nhất của máy vi tính.
Nhiệm vụ chính của CPU là xử lý các chương trình vi tính và dữ kiện. CPU có nhiều kiểu dáng
khác nhau. Ở hình thức đơn giản nhất, CPU là một con chip với vài chục chân. Phức tạp hơn,
CPU được ráp sẵn trong các bộ mạch với hàng trăm con chip khác. CPU là một mạch xử lý dữ
liệu theo chương trình được thiết lập trước. Nó là một mạch tích hợp phức tạp gồm hàng triệu
transistor

2 – Cấu tạo của CPU
CPU có 3 khối chính là :
a. Bộ điều khiển ( Control Unit )Là các vi xử lí có nhiệm vụ thông dịch các lệnh
của chương trình và điều khiển hoạt động xử lí,được điều tiết chính xác bởi xung
nhịp đồng hồ hệ
thống. Mạch xung nhịp đồng hồ hệ thống dùng để đồng bộ các thao tác xử lí trong
và ngoài CPU theo các khoảng thời gian không đổi.Khoảng thời gian chờ giữa hai
xung gọi là chu kỳ xung nhịp.Tốc độ theo đó xung nhịp hệ thống tạo ra các xung
tín hiệu chuẩn thời gian gọi là tốc độ xung nhịp – tốc độ đồng hồ tính bằng triệu
đơn vị mỗi giây-Mhz. Thanh ghi là phần tử nhớ tạm trong bộ vi xử lý dùng lưu dữ
liệu và địa chỉ nhớ trong máy khi đang thực hiện tác vụ với chúng.
b. Bộ số học-logic (ALU-Arithmetic Logic Unit)Có chức năng thực hiện các lệnh
của đơn vị điều khiển và xử lý tín hiệu. Theo tên gọi,đơn vị này dùng để thực hiện
các phép tính số học( +,-,*,/ )hay các phép tính logic (so sánh lớn hơn,nhỏ hơn…)
c. Thanh ghi ( Register )Thanh ghi có nhiệm vụ ghi mã lệnh trước khi xử lý và ghi kết quả
sau khi xử lý
3 – Các thông số kỹ thuật của CPU
a. Tốc độ của CPU:
Tốc độ xử lý của máy tính phụ thuộc vào tốc độ của CPU, nhưng nó cũng phụ thuộc
vào các phần khác (như bộ nhớ trong, RAM, hay bo mạch đồ họa).Có nhiều công
nghệ làm tăng tốc độ xử lý của CPU.
Ví dụ công nghệ Core 2 Duo.
Tốc độ CPU có liên hệ với tần số đồng hồ làm việc của nó (tính bằng các đơn vị như
MHz, GHz, …). Đối với các CPU cùng loại tần số này càng cao
thì tốc độ xử lý càng tăng. Đối với CPU khác loại, thì điều này chưa chắc đã đúng;
ví dụ CPU Core 2 Duo có tần số 2,6GHz có thể xử lý dữ liệu nhanh hơn CPU
3,4GHz một nhân. Tốc độ CPU còn phụ thuộc vào bộ nhớ đệm của nó, ví như Intel
Core 2 Duo sử dụng chung cache L2 (shared cache) giúp cho tốc độ xử lý của hệ
thống 2 nhân mới này nhanh hơn so với hệ thống 2 nhân thế hệ 1 ( Intel Core Duo
và Intel Pentium D) với mỗi core từng cache L2 riêng biệt. (Bộ nhớ đệm dùng để lưu

các lệnh hay dùng, giúp cho việc nhập dữ liệu xử lý nhanh hơn). Hiện nay công nghệ
sản xuất CPU làm công nghệ 65nm.
Hiện đã có loại CPU Quad-Core (4 nhân).và có dòng cao cấp của intel là core i5 ,
core I 7 với Kiến trúc Nehalem được xây dựng trên công nghệ 45 nanometer với hệ
số nhân từ 2 đến 8 nhân .
Hãng AMD đã cho ra công nghệ gồm 2 bộ xử lý, mỗi bộ 2-4 nhân.
b. Tốc độ BUS của CPU ( FSB – Front Side Bus )
FSB – Front Side Bus
FSB – Là tốc độ truyền tải dữ liệu ra vào CPU hay là tốc độ dữ liệu chạy qua chân
của CPU.
• Trong một hệ thống thì tốc độ Bus của CPU phải bằng với tốc độ Bus của Chipset bắc,
tuy nhiên tốc độ Bus của CPU là duy nhất nhưng Chipset bắc có thể hỗ trợ từ hai đến ba
tốc độ FSB
• Ở dòng chíp Pen2 và Pen3 thì FSB có các tốc độ 66MHz, 100MHz và 133MHz
• Ở dòng chíp Pen4 FSB có các tốc độ là 400MHz, 533MHz, 800MHz, 1066MHz,
1333MHz và 1600MHz
c. Bộ nhớ Cache.
Cache: Vùng nhớ mà CPU dùng để lưu các phần của chương trình, các tài liệu sắp
được sử dụng. Khi cần, CPU sẽ tìm thông tin trên cache trước khi tìm trên bộ nhớ
chính.
Cache L1: Integrated cache (cache tích hợp) – cache được hợp nhất ngay trên CPU.
Cache tích hợp tăng tốc độ CPU do thông tin truyền đến và truyền đi từ cache nhanh
hơn là phải chạy qua bus hệ thống. Các nhà chế tạo thường gọi cache này là on-die
cache. Cache L1 – cache chính của CPU. CPU trước hết tìm thông tin cần thiết ở
cache này.
Cache L2: Cache thứ cấp. Thông tin tiếp tục được tìm trên cache L2 nếu không tìm
thấy trên cache L1. Cache L2 có tốc độ thấp hơn cache L1 và cao hơn tốc độ của các

×