Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

cảm thụ văn học cô tô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (40.69 KB, 1 trang )

Hiếm có một nhà văn nào có bút lực tài hoa như Nguyễn Tuân, tài hoa ở
cả cách sử dụng ngôn ngữ cho đến tạo lập hình ảnh. Chính vì vậy, trong nền
văn học Việt Nam hiện đại, Nguyễn Tuân được coi là cây bút tiêu biểu. Ông
được coi là một định nghĩa đầy đủ nhất về người nghệ sỹ. Là một cây bút tài
hoa độc đáo cùng với phong cách tự do, phóng túng, Nguyễn Tuân đã có rất
nhiều tác phẩm hay và đặc sắc đặc biệt là trong tác phẩm:”Cô Tô”.
Đọc văn của Nguyễn Tuân, chúng ta bắt gặp nhiều cách nói so sánh, ví
von, ẩn dụ, hoán dụ ở bất cứ biện pháp nào ông cũng làm cho câu văn
thêm sống động, mới mẻ và giàu hình ảnh. Đọc bài ký Cô Tô của Nguyễn
Tuân, chúng ta sẽ thấy vẻ đẹp Cô Tô hiện lên nhiều vẻ qua bút lực tài hoa
của nghệ sỹ ngôn từ Nguyễn Tuân.
Nhà văn miêu tả vùng biển Cô Tô - đảo phía đông bắc Tổ quốc Việt Nam
- vô cùng tươi đẹp, giàu có, hùng vĩ vào một ngày đầu thu trận bão lớn. Kỳ
thú đầu tiên mà nhà văn bắt gặp ở Cô Tô là hình ảnh mặt trời lúc bình minh:
"Quả trứng hồng hào,thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc
đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển
hửng hồng ".
Đây là một phép ẩn dụ rất hay. Vế thứ nhất của phép ẩn dụ là hình ảnh
mặt trời, còn vế kia là một danh từ chỉ khái niệm vô hình trừu tượng. "Quả
trứng thiên nhiên". Nếu quả trứng là sự vật cụ thể thì "quả trứng thiên nhiên"
lại là không có thật mà chỉ được định hình qua trí tưởng tượng phong phú của
nhà văn Nguyễn Tuân. Cô Tô sau trận bão trở nên sáng đẹp, sự vật đầu tiên
mà nhà văn quan sát được đó là mặt trời, mặt trời ở đây không gay gắt mà là
mặt trời mới mọc. Mặt trời mới mọc lúc rạng đông thì bao giờ cũng có màu
hồng. Nguyễn Tuân đã quan sát mặt trời rất tỉ mỉ, kỹ lưỡng từ mọi phía, từ
hình khối cho đến màu sắc và nhà văn đã cảm nhận được vẻ đẹp tròn đầy
phúc hậu của nó. Mặt trời là sự vật đầu tiên xuất hiện ở đảo Cô Tô. Mặt trời
hiện lên mang đến cho thiên thiên ánh sáng của một ngày mới, làm thức dậy
vẻ đẹp của thiên nhiên. Nguyễn Tuân không chỉ tả cảnh mà còn thưởng thức
cảnh bằng mọi giác quan, với tất cả sự say mê hào hứng. Nhà văn như đang
sống hết mình với thiên nhiên, thu nhận tất cả vẻ đẹp, sức sống của thiên


nhiên.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×