Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty dược phẩm Nam Hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (830.33 KB, 48 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Phát triển bền vững và lợi nhuận cao luôn là mục tiêu mà bất cứ một
doanh nghiệp nào cũng quan tâm và hướng tới. Để đạt được mục tiêu đú,
thỡ một trong những kênh cung cấp thông tin quan trọng giúp cho quá trình
giám sát và ra quyết định của các nhà quản trị doanh nghiệp được chính
xác và đầy đủ nhất, đú chớnh là kênh thông tin kế toán. Do vậy, công tác kế
toán giữ một vai trò rất quan trọng.
Bộ phận kế toán ngày càng đóng vai trò quan trọng không những
trong việc ghi chép kịp thời, xử lý chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh hàng ngày tại doanh nghiệp mà cũn giỳp cho ban lãnh đạo quản lý chi
phí, nâng cao doanh thu. Chính nhờ những thông tin kinh tế đúng đắn, kịp
thời cung cấp bởi hệ thống kế toán mà ban lãnh đạo công ty mới đưa ra
được những phấn quyết hợp lý, xử lý nhanh chóng các tình huống. không
những thế, bộ phận kế toán còn đóng vai trò tham mưu, cố vấn cho ban
lãnh đạo giúp cho họ đưa ra những quyết định, những bước đi mang tính
chiến lược.
Hiểu được tầm quan trọng của hệ thống kế toán, sinh viên chuyên ngành
kế toán luôn cố gắng tìm hiểu hệ thống kế toán để tránh bỡ ngỡ khi ra trường
làm việc. Đợt thực tập là cơ hội để mỗi sinh viên có cơ hội cọ xát với thực tế
hoạt động của bộ máy kế toán, học hỏi thêm nhiều kiến thức bổ ích, và tích luỹ
vốn kinh nghiệm thực tế.
Sau thời gian thực tập tổng hợp tại Công ty cổ phần Dược phẩm Nam
Hà cùng với vốn kiến thức tiếp thu được từ những bài giảng trên lớp,
những tài liệu tìm hiểu thêm từ các nguồn thông tin khác, đặc biệt có sự
hướng dẫn tận tình của giảng viên- TS Trần Văn Thuận,em đã hoàn thành
“Bỏo cỏo thực tập tổng hợp”. Nội dung của Báo cáo gồm ba phần như sau:
Phần 1: Tổng quan về Công ty cổ phần Dược phẩm Nam Hà
Phần 2: Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán của Công ty cổ
phần Dược phẩm Nam Hà
Phần 3: Một số đánh giá về tình hình tổ chức hạch toán kế toán tại
Công ty cổ phần Dược phẩm Nam Hà


Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của thầy giáo Trần Văn
Thuận và sự giúp đỡ của cỏc cụ chỳ, anh chị tại Phòng Kế toán và cỏc
phũng ban khác của Công ty cổ phần Dược phẩm Nam Hà
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
DƯỢC PHẨM NAM HÀ
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
1.1.1 Thông tin chung về Công ty
Tên Công ty: Công ty cổ phần Dược phẩm Nam Hà
Tên giao dịch: Công ty cổ phần Dược phẩm Nam Hà
Tên gọi tắt: NAPHACO
Tên tiếng anh: NAM HA PHARMACEUTICAL JOINT-STOCK
COMPANY
Địa chỉ Công ty: 415 Hàn Thuyên, thành phố Nam Định, tỉnh Nam
Định
Điện thoại: (084) 0350 649 408
Fax: (084) 0350 644 650
Website: />Email:
Vốn điều lệ: 52.000.000.000 đồng
Mã số doanh nghiệp: 0600206147 đăng ký lần đầu ngày 28 tháng 8
năm 2010. Đăng ký thay đổi lần thứ 12, ngày 18 tháng 8 năm 2010 do
Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nam Định cấp.
Người đại diện theo pháp luật của công ty: Tổng giám đốc Nguyễn
Thị Khánh Vân.
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà ( Naphaco ) được thành lập vào
năm 1960 từ tiền thân là công ty hợp danh Ích Hoa Sinh, với chức năng
chính là sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu trực tiếp các loại thuốc, mỹ
phẩm, thực phẩm chức năng, tinh dầu, dụng cụ, trang thiết bị y tế . Năm
1966 sát nhập lấy tên là xí nghiệp dược phẩm Nam Hà. Năm 1976 sát nhập
Xí nghiệp quốc doanh dược phẩm Ninh Bình thành Quốc doanh, dược

phẩm xí nghiệp dược phẩmHà Nam Ninh. Năm 1979- 1980, quốc doanh
Dược phẩm, công ty Dược phẩm liệu và Xí nghiệp dược phẩm tỉnh sát
nhập thành Xí nghiệp liên hợp dược Hà Nam Ninh. Năm 1992 công ty tách
thành Xí nghiệp liên hiệp dược Hà Nam Ninh và công ty Dược phẩm Ninh
Bình. Tháng 6 năm 1995 công ty đổi tên thành công ty dược phẩm Nam
Hà. Năm 1996 được tách thành hai công ty: công ty Dược phẩm Nam Hà
và công ty vật tư y tế Hà Nam. Ngày 1/1/2000 công ty được chuyển đổi
thành công ty Cổ phần Dược phẩm Nam Hà.
Gần 50 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty cổ phần dược phẩm
Nam Hà đã trở thành một trong những công ty dược phẩm hàng đầu của
Việt Nam với đội ngũ cán bộ công nhân viên lên tới hơn 800 người, trong
đó là đội ngũ lãnh đạo có tầm nhìn xa trông rộng, đội ngũ cán bộ khoa học
kỹ thuật có trình độ trên đại học và đại học, đội ngũ công nhân tay nghề
cao và lành nghề trong công việc. Mạng lưới phân phối của công ty trải
rộng trên khắp đất nước Việt Nam với 3 trung tâm phân phối lớn ở 3 miền
Bắc: Hà Nội, Trung: Đà nẵng và Nam: TP Hồ Chí Minh, các sản phẩm của
Nạphaco đang từng bước chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài nước, nhiều
sản phẩm của công ty đã xuất khẩu sang một số nước như Pháp, Papa
newghine, Mianma, Nga….Với phương châm kết hợp giữa y học cổ truyền
và công nghệ hiện đại cho đến nay công ty đã sản xuất được trên 200 sản
phẩm thuốc tân dược và đông dược được phép lưu hành trên toàn quốc với
nhiều dạng bào chế như thuốc nước, thuốc mỡ, thuốc viên nộn, viờn bao,
viờn nộn sủi, cao đơn hoàn tỏn….Để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng
sức cạnh tranh , tiến tới hội nhập khu vực và quốc tế, công ty đã đầu tư
hàng trăm tỷ đồng để nâng cấp hệ thống sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn
GMP-GLP-GSP WHO và hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn ISO-
9001: 2000.
Với sự phấn đầu không ngừng đó, trong những năm qua công ty đã
đạt được những thành tựu vô cùng to lớn, công ty luôn hoàn thành chỉ tiêu
kế hoạch của năm sau cao hơn năm trước, doanh thu năm 2008 đạt 570 tỷ

đồng tăng 329 % so với năm 2000, nhiều sản phẩm của Naphaco đã đạt huy
chương vàng, bạc tại các kỳ hội chợ triển lãm TTKTKT toàn quốc, 8 năm
liên tục được người tiêu dùng bình chọn Hàng Việt Nam chất lượng cao
(2000-2008), đạt cúp vàng thương hiệu mạnh, được tỉnh, Bộ Y tế tặng bằng
khen, cờ đơn vị thi đua xuất sắc, 3 lần được nhà nước tặng huân chương lao
động. Hiện nay, với các thế mạnh trong lĩnh vực sản xuất, Naphaco đã và
đang được Bộ y tế tin tưởng giao nhiệm vụ sản xuất thuốc cho chương
trình Quốc gia về y tế như: thuốc tránh thai, thuốc chống lao, thuốc sốt
rột….
Với sức mạnh trên cả 3 lĩnh vực: Sản xuất, lưu thông và xuất nhập khẩu,
Naphaco đang vững bước trên con đường hội nhập khu vực và quốc tế.
1.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà chuyên sản xuất, kinh doanh,
xuất nhập khẩu trực tiếp các loại thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng,
dược liệu, tinh dầu, dụng cụ, trang thiết bị y tế… Sản phẩm của công ty
rất đa dạng về chủng loại các mặt hàng đông dược, tân dược với hơn 230
sản phẩm được cấp đăng ký lưu hành trên toàn quốc đa dạng và phong phú
bao gồm: thuốc nước, thuốc viên nén, viên nén ép vỉ, viên nang, nang mềm,
viên thuốc sủi bọt và cao đơn hoàn tán…. Với nhiều sản phẩm thế mạnh
truyền thống như Xiro ho và viờn ngậm sáng mắt, Loberin, Narobex, Thần
kinh số II, Naphacollyer, Napha multi, Napha C, Napharminton… Công
nghệ kỹ thuật, thiết bị liên tục được đổi mới và nâng cấp. Chất lượng hàng
hóa luôn ổn định và được kiểm soát chặt chẽ, nhiều sản phẩm của Công ty
sản xuất được tặng huy chương vàng, bạc tại các hội chợ, triển lãm thành
tựu kinh tế kỹ thuật Giảng Võ Hà Nội.
Mục tiêu của công ty: Chất lượng luôn hướng tới người tiêu dùng, sản
phẩm có sức cạnh tranh cao tiến tới hội nhập khu vực và thế giới. Công ty
đã đầu tư gần 70 tỷ đồng xây dựng, lắp đặt thiết bị cho hai dây chuyền sản
xuất thuốc tân dược và Sofgelatin đạt tiêu chuẩn GMP-ASEAN, phòng
kiểm tra chất lượng đạt tiêu chuẩn GLP cùng cảnh quan ,môi sinh môi

trường toàn bộ khu vực sản xuất và trụ sở giao dịch của công ty. Hệ thống
quản lý chất lượng của Công ty được hãng APAVE ( Pháp) thẩm định cấp
chứng chỉ đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000 cùng với việc vi tính hóa hệ thống
quản lý nhân sự, tài chính toàn Công ty. Có thể nói những năm qua Công ty
Cổ phần Dược phẩm Nam Hà đã mạnh dạn bứt phá trờn nhiều lĩnh vực để
tiếp tục khẳng định mình trên thương trường.
Công ty Cổ phần Dược phẩm Nam Hà đã xuất khẩu các mặt hàng
thuốc tân dược và nguyên liệu đi các nước: Đức, Hà Lan, Isarel, Trung
Quốc, Đài Loan, Australia…
Sản phẩm của công ty sản xuất và nhập khẩu được cung ứng rộng rãi
trong cả nước, đặc biệt được nhiều Bệnh viện trong nước sử dụng như:
Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện 108, Bệnh viện Đống
Đa, Bệnh viện Xanhpon, Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Chợ Rõ̃y… Tại Nam
Định công ty thường xuyên cung ứng thuốc cho toàn bộ các Bệnh viện
tuyến tỉnh: Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện E, Bệnh viện Phụ sản, Bệnh
viện Tâm thần, Bệnh viờn Agape…các trung tâm y tế tuyến huyện như:
TTYT Mỹ Lộc, TTYT Giao Thủy, TTYT Xuân Trường, TTYT Nghĩa
Hưng, TTYT Hải Hậu, TTYT Vụ Bản và các Bệnh viện các tỉnh thành phố
trên cả nước…
Với mục tiêu “ Vì sức khỏe cộng đụ̀ng”, công ty luôn nỗ lực phấn đấu
xứng đáng là nơi tin cậy của người tiêu dùng, các bạn hàng trong và ngoài
nước trên cả 3 lĩnh vực Sản xuất – lưu thông trong nước và xuất khẩu.
1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Trong bất cứ doanh nghiệp nào thì việc tổ chức quản lý cũng rất cần
thiết. Tổ chức tốt bộ máy quản lý sẽ đảm bảo cho sản xuất có hiệu quả. Để
làm được điều này còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô, loại hình
doanh nghiệp, đặc điểm và điều kiện sản xuất cụ thể của từng doanh nghiệp.
Bộ máy quản lý gọn nhẹ, khép kín sẽ giúp cho thông tin kịp thời và góp
phần cho việc quản lý được hiệu quả nhất. Bộ máy của Công ty được chỉ đạo
thống nhất từ trên xuống . Mỗi bộ phận thực hiện chức năng riêng và tham

mưu, giúp việc cho Hội đồng quản trị. Để đáp ứng yêu cầu chuyên môn hóa
sản xuất, thuận tiện cho việc hạch toán kinh tế, toàn bộ cơ cấu quản lý và sản
xuất của Công ty được bố trí thành cỏc phũng ban, phân xưởng.
Công ty thuộc sở hữu tập thể của các cổ đông, có tư cách pháp nhân và
con dấu riêng, hạch toán kinh tế độc lập, có tài khoản riêng bằng tiền Việt
Nam và ngoại tệ tại Ngân hàng. Công ty hoạt động theo Luật Doanh nghiệp
và các luật pháp khác có liên quan của Nước CHXHCN Việt Nam, tự chủ và
chịu trách nhiệm đầy đủ về tài chính và kết quả kinh doanh, cam kết thực
hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình với Nhà nước theo luật định và với khách
hàng theo hợp đồng. Cơ cấu tổ chức – quản lý của công ty có: Đại hội cổ
đông, Hội đồng quản trị, ban kiểm soát và ban quản lý điều hành công ty.
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty
gồm. Đại hội đồng của công ty gồm:tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết
hoặc đại diện cho tất cả cổ đông có quyền biểu quyết.
Quyền và nhiệm vụ của Đại hội đồng cổ đông:
1. Đại hội đồng có quyền thảo luận và thông qua: báo cáo tài chính
kiểm soát hàng năm, báo cáo của Ban kiểm soát, báo cáo của Hội
đồng quản trị, Kế hoạch phát triển ngắn hạn và dài hạn của công ty,
Kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư hàng năm.
2. Đại hội đồng cổ đông thường niên và bất thường thông qua quyết
định bằng văn bản về các vấn đề sau:
•Thông qua các báo cáo tài chính hàng năm
•Mức cổ tức thanh toán hàng năm cho mỗi loại cổ phần phù hợp với
Luật doanh nghiệp và các quyền gắn liền với các loại cổ phần đó. Mức cổ
tức này không cao hơn mức mà Hội đồng quản trị đề nghị sau khi đã tham
khảo ý kiến các cổ đông tại Đại hội đồng cổ đông.
•Số lượng thành viên của Hội đồng quản trị.
•Bầu, bãi miễn, thay thế thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát
và phê chuẩn việc Hội đồng quản trị bổ nhiệm Giám đốc điều hành hoặc
Tổng giám đốc điều hành.

•Tổng số tiền thù lao của các thành viên Hội đồng quản trị và Báo cáo
tiền thù lao của Hội đồng quản trị.
•Bổ sung và sửa đổi Điều lệ Công ty.
•Loại cổ phần và số lượng cổ phần mới sẽ được phát hành cho mỗi
loại cổ phần, và việc chuyển nhượng cổ phần của thành viên sáng lập trong
vòng ba năm đầu tiên kể từ ngày thành lập.
•Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc chuyển đổi công ty.
•Tổ chức lại và giải thể (thanh lý) Công ty và chỉ định người thanh lý.
•Kiểm tra và xử lý các vi phạm hợp đồng của Hội đồng quản trị hoặc
Ban kiểm soát gây thiệt hại cho Công ty và các cổ đông của Công ty.
•Quyết định giao dịch bán tài sản Công ty hoặc chi nhánh hoặc giao
dịch mua có giá trị phù hợp với Quy chế tài chính hiện hành.
•Công ty mua lại hơn 10% một loại cổ phần phát hành.
•Việc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc điều hành đồng thời làm Chủ
tịch Hội đồng quản trị.
•Các khoản đầu tư không nằm trong kế hoạc kinh doanh và ngân sách
được phê duyệt đầu năm, mức cụ thể quy định tại Quy chế tài chính hiện
hành.
3. Tất cả các nghị quyết và các vấn đề đã được đưa vào chương trình
họp phải được đưa ra thảo luận và biểu quyết tại Đạ hội đồng cổ
đông.
Ban Kiểm Soát: thực hiện giám sát HĐQT, Tổng giám đốc trong việc
quản lý và điều hành công ty, chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông
trong thực hiện các nhiệm vụ được giao. Trong trường hợp cần thiết có
quyền yêu cầu HĐQT triệu tập Đại hội đồng cổ đông bất thường. Số lượng
thành viên BKS phải có năm (05) thành viên. Trong BKS phải có ít nhất
một thành viên là người có chuyên môn về tài chính kế toán. Thành viên
này không phải là nhân viên trong bộ phận kế toán, tài chính của công ty và
không phải là thành viên hay nhân viên của công ty kiểm toán độc lập đang
thực hiện việc kiểm toán các báo cáo tài chính của công ty.

Quyền hạn và trách nhiệm của Ban kiểm soát:
•Đề xuất lựa chọn công ty kiểm toán độc lập, mức phí kiểm toán và
mọi vấn đề liên quan đến sự rút lui hay bãi nhiệm của công ty kiểm toán
độc lập.
•Thảo luận với kiểm toán viên độc lập về tính chất và phạm vi kiểm
toán trước khi bắt đầu việc kiểm toán.
•Xin ý kiến chuyên gia tư vấn chuyên nghiệp độc lập hoặc tư vấn về
pháp lý đảm bảo sự tham gia của những chuyên gia bên ngoài công ty với
kinh nghiệm trình độ chuyên môn phù hợp vào công việc của công ty nếu
thấy cần thiết.
•Kiểm tra báo cáo tài chính hàng năm, sáu tháng, và hàng quý trước
khi đệ trình Hội đồng quản trị.
•Thảo luận về những vấn đề khó khăn và tồn tại phát hiện từ các kết
quả kiểm toán giữa kỳ hoặc cuối kỳ cũng như mọi vấn đề mà kiểm toán
viên độc lập muốn bàn bạc.
•Xem xét thư quản lý của kiểm toán viên độc lập và ý kiến phản hồi
của ban quản lý công ty.
•Xem xét báo cáo của công ty về các hệ thống kiểm soát nội bộ trước
kho Hội đồng quản trị chấp thuận.
•Xem xét những kết quả điều tra nội bộ và ý kiến phản hồi của ban
quản lý.
Bảng 1.1: Danh sách thành viên BKS của công ty cổ phần Dược phẩm
Nam Hà
Họ và tên
Năm trước Năm nay
Chức vụ Số CP nắm giữ Chức vụ Số CP nắm giữ
Ông Nguyễn Văn Luyện
Thành viên 5.000 Trưởng ban 5.000
Ông Phạm Đức Uyên
Thành viên 6.000 Thành viên 9.288

Ông Trần Ngọc Dũng
Thành viên 6.800 Thành viên 6.800
Ông Nguyễn Xuân Kiên
Thành viên 920 Thành viên 1.472
Bà Nguyễn Thị Thanh Mai
Trưởng ban 8.080 Thành viên -
Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý công ty có toàn quyền nhân danh
công ty để quyết định và thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp của công ty
không thuộc thẩm quyền Đại hội cổ đông. Nhiệm kỳ của HĐQT là 5 năm 1
khóa gồm 07 thành viên.Thành viên HĐQT co thể được bầu lại với số nhiệm
kỳ không hạn chế. Tổng số thành viên HĐQT độc lập không điều hành phải
chiếm ít nhất một phần ba tổng số thành viên HĐQT. Khi HĐQT hết nhiệm
kỳ, Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐQT chịu trách nhiệm quản lý Công ty tiếp tục
hoạt động cho đến kỳ đại hội cổ đông bầu ra HĐQT nhiệm kỳ mới.
Quyền hạn và nhiệm vụ của HĐQT
•Hoạt động kinh doanh và các công việc của Công ty phải chịu sự quản
lý hoặc chỉ đạo thực hiện của HĐQT.
•HĐQT có trách nhiệm giám sát Giám đốc hoặc Tổng giám đốc điều
hành và các cán bộ quản lý khác.
•HĐQT quyết định kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và ngân sách
hàng năm
•HĐQT xác định các mục tiêu hoạt động trên cơ sở các mục tiêu chiến
lược được Đại hội đồng cổ đông thông qua
•Bổ nhiệm và bãi nhiệm các cán bộ quản lý công ty theo đề nghị của
Giám đốc điều hành và quyết định mức lương của họ.
•HĐQT quyết định cơ cấu tổ chức của Công ty
•HĐQT giả quyết các khiếu nại của Công ty đối với cán bộ quản lý cũng
như quyết định lựa chọn đại diện của Công ty để giải quyết các vấn đề liên
quan tới các thủ tục pháp lý chống lại cán bộ quản lý đó.
•HĐQT đề xuất các loại cổ phiếu có thể phát hành và tổng số cổ phiếu

phát hành theo từng loại.
•HĐQT đề xuất việc phát hành trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi thành cổ
phiếu, và các chứng quyền cho phép người sở hữu mua cổ phiếu theo mức giá
định trước.
•HĐQT quyết định giá chào bán trái phiếu, cổ phiếu và các chứng
khoán chuyển đổi.
•HĐQT bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc hoặc Tổng giám
đốc điều hành hay cán bộ quản lý hoặc người đại diện của Công ty khi HĐQT
cho rằng đó là vì lợi ích tối cao của Công ty. Việc bãi nhiệm nói trên không
được trái với các quyền theo hợp đồng của những người bị bãi nhiệm (nếu có).
•HĐQT đề xuất mức cổ tức hàng năm và xác định mức cổ tức tạm thời,
tổ chức việc chi trả cổ tức.
•HĐQT có thể đề xuất việc tái cơ cấu lại hoặc giải thể Công ty.
Bảng 1.2: Danh sách thành viên HĐQT của công ty Cổ phần Dược phẩm
Nam Hà
Họ và tên
Năm trước Năm nay
Chức vụ
Số CP nắm
giữ
Chức vụ
Số CP
nắm giữ
Ông Đoàn Văn Đồi Chủ tịch 194.720 Chủ tịch 311.552
Ông Vũ Quang Nhạ P.Chủ tịch 121.800 197.394
Ông NguyễnTrung Trực Thành viên 51.500 Ủy viên 54.014
Ông Nguyễn Thanh Dương Thành viên 170.350 Ủy viên 399.400
Ông Nguyễn Đăng Hiền Thành viên 33.200 Ủy viên 114.912
Ông Bùi Hữu Việt Thành viên 62.500 Ủy viên 100.000
Bà Nguyễn Thị Khánh Vân Thành viên 17.000 Ủy viên 17.760

Chủ tich hội đồng quản trị: HĐQT phải lựa chọn trong số các thành
viên HĐQT để bàu ra một Chủ tịch và một Phó chủ tịch. Trừ khi Đại hội
đồng cổ đông quyết định khác, Chủ tịch HĐQT sẽ không kiêm chức
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc điều hành của Công ty. Chủ tich HĐQT
có thể kiêm nhiệm chức Giám đốc hoặc Tổng giám đốc điều hành phải
được phê chuẩn hàng năm tại Đại hội đồng cổ đông thường niên.
Chủ tịch HĐQT có chức năng, nhiệm vụ sau:
• Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của HĐQT theo từng quý,
từng năm của một nhiệm kì
• Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu
phục vụ cuộc họp, triệu tập và chủ tọa cuộc họp HĐQT
• Được HĐQT ủy quyền quyết định các vấn đề thuộc trách nhiệm của
HĐQT giữa 2 cuộc họp và báo cáo tại cuộc họp gần nhất
• Tổ chức việc thông qua quyết định của HĐQT. Giám sát quá trình tổ
chức thực hiện các quyết định của HĐQT
• Chủ tọa họp Đại hội đồng cổ đông
• Chỉ đạo, kiểm tra bộ máy điều hành, triển khai nghị quyết của Đại
hội đồng cổ đông và của HĐQT
• Thay mặt HĐQT kớ cỏc nghị quyết, quyết định của HĐQT, các văn
bản thuộc phạm vi, chức trách của HĐQT
• Có quyền đình chỉ các quyết định của Tổng giám đốc trái với nghị
quyết của HĐQT
• Chủ tịch HĐQT được HĐQT ủy quyền thay mặt HĐQT nhân danh
công ty để quan hệ, giao dịch, tiếp xúc với các cơ quan quản lí Nhà nước,
pháp luật, báo chí, pháp nhân bên ngoài
• Thường xuyên tiếp xúc với các cổ đông để lắng nghe và tỡm hiểu
các ý kiến đóng góp cho hoạt động của HĐQT ngày càng hoàn thiện
• Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật doanh nghiệp
2005 và Điều lệ công ty
Tổng giỏm đốc Công ty: do HĐQT chọn và bổ nhiệm, chịu trách

nhiệm về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trước HĐQT
và cổ đông. Đồng thời là người phụ trách chung, hoạch định phương
hướng, chiến lược, mục tiêu dài hạn cũng như ngắn hạn của Công ty. Giám
đốc kiểm tra, đôn đốc chỉ đạo các đơn vị, trưởng các đơn vị trực thuộc kịp
thời sửa chữa những sai sót, hoàn thành chức năng và nhiệm vụ được giao.
Nhiệm vụ của Tổng giám đốc:
• Quyết định các vấn đề có liên quan đến công việc kinh doanh hàng
ngày của Công ty mà không cần phải có quyết định của HĐQT
• Tổ chức thực hiện các quyết định của HĐQT
• Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư
• Xây dựng và trình HĐQT để thông qua : Kế hoạch dài hạn, kế hoạch
hàng năm
• Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lí nội bộ
• Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lí trong công
ty, trừ chức danh thuộc thẩm quyền của HĐQT
• Quyết định lương và phụ cấp đối với người lao động trong công ty
kể cả người quản lí thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Tổng Giám đốc
• Tuyển dụng thuê mướn và bố trí sử dụng lao động theo quy chế được
HĐQT phê duyệt. Khen thưởng, kỉ luật hoặc cho thôi việc đối với người
lao động phù hợp với Bộ luật lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy
lao động
• Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lí lỗ trong kinh doanh
Phó tổng giám đốc: là người giúp việc cho Tổng giám đốc, làm giám đốc
điều hành của từng khối sản xuất kinh doanh, thực hiện nhiệm vụ do Tổng
giỏm đốc giao hay ủy quyền khi vắng mặt. Ngoài nhiệm vụ quản lí, điều
hành chuyên trách đã được phân công và ủy quyền còn có trách nhiệm
tham gia bàn bạc, đề xuất giải quyết những vấn dề chung của công ty cùng
với Tổng giám đốc
Cỏc phòng ban chức năng:Cỏc phòng ban chức năng được phân công
chuyên môn hóa theo các chức năng quản trị, có nhiệm vụ giúp Tổng giám

đốc (và cỏc Phó tổng giám đốc), chuẩn bị các quyết định theo dõi, hướng
dẫn các phân xưởng, các bộ phận sản xuất kinh doanh cũng như cán bộ,
nhân viên cấp dưới thực hiện đúng đắn, kịp thời những quyết định quản lý.
Ngoài trách nhiệm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, cỏc phũng ban chức
năng kết hợp chặt chẽ với cỏc phũng ban khác nhằm đảm bảo cho tất cả các
lĩnh vực công tác của Công ty được tiến hành ăn khớp, đồng bộ, nhịp nhàng.
Cỏc phũng ban chức năng không có quyền trực tiếp chỉ huy các phân xưởng,
các bộ phận sản xuất.
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ bộ máy quản lý Công ty Cổ phần Dược phẩm
Nam Hà
1.4. Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Công ty
Bảng 1.3: Một số chỉ tiêu của Công ty
(Đơn vị tính: triệu đồng)
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh 08-09
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ
trọn
g
Số tiền
Tỷ
trọng
± %
Doanh thu
thuần
507.143 100 555.353 100 570.862 100 15.509 2,8
Giá vốn bán
hàng

413.617 81,56 456.445 82,2 438.557 76,82 -17.888 -3,92
LN gộp 93.526 18,44 98.908 17,8 121.386 21,26 22.478 22,73
Chi phí quản lý
KD
17.447 3,44 12.674 2,28 24.175 4,23 11.501 90,74
Chi phí tài
chính
17.560 3,46 28.886 5,2 22.971 4,02 -5.915 -20,48
Doanh thu tài
chính
4.114 0,81 3.903 0,7 4.841 0,85 938 24,03
Lợi nhuận hoạt
động
6.503 1,28 1.436,5 0,26 11.071 1,94 9.634,5 670,7
Lợi nhuận sau
thuế
5.556,8 1,1 2.011,3 0,36 8.542 1,5 6530,7 324,7
Trong năm 2008 lợi nhuận sau thuế của công ty giảm nhưng đến năm
2009 lợi nhuận sau thuế của công ty đã tăng 6.530,7 triệu đồng tương ứng
với tốc độ tăng 324,7%. Đây là một tín hiệu rất khả quan về tình hình tài
chính của công ty. Điều này chứng tỏ trong năm 2009 công ty đã kinh
doanh tốt. Có điều này là do so với năm 2008 thì doanh thu thuần của công
ty đã tăng 15.509 triệu tương ứng với tốc độ tăng 2,8% đồng thời giá vốn
hàng bán lại giảm 17.888 triệu tương ứng với tốc độ giảm 3,92%. Đây là
một trong những nguyên nhân giúp lợi nhuận sau thuế của công ty tăng cao
trong năm 2009. Ngoài ra chi phí tài chính của công ty năm 2009 so với
năm 2008 cũng đã giảm được 20,48% đồng thời doanh thu tài chính tăng
24,03% đây là một tín hiệu đáng mừng.
Nhìn vào cơ cấu các khoản mục so với doanh thu có thế thấy lợi
nhuận mà công ty thu được cao hay thấp phụ thuộc vào giá vốn hàng bán.

Tuy nhiên, nhờ kinh nghiệm lâu năm, thị trường đầu ra, đầu vào ổn định đã
tạo nên tính bền vững trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty.
Trong thời gian tới, khi công ty hoàn tất việc đầu tư mở rộng nhà xưởng
sản xuất đưa vào hoạt động dự kiến doanh thu và lợi nhuận sẽ tăng.
Bảng 1.4: Thông tin về tổng nguồn vốn, nợ phải trả của công ty
(Đơn vị tính: triệu đồng)
Chỉ tiêu 2007
2008 2009 So sánh 08-09
Giá trị (%) Giá trị (%) ± (%)
1.Tổng NV 295.527,5 287.646,1 100
458.90
8,8
100 171.262,7 59,54
2.Nợ phải trả 264.215,3 250.059,2 86,9
394.02
2,3
85,8
6
143.936,1 57,57
- Nợ ngắn hạn 229.768,5 213.832,2 74,3
348.08
7,1
75,85
1
134.254,9 62,79
- Nợ dài hạn 34.446,8 36.227 12,6
45.935
,2
10,0
1

9.708,2 26,8
3.Vốn đầu tư của
CSH
27.785,3 32.500 11,3 52.000 11,33 19.500 60
4.LN sau thuế 5.556,8 2.011,3 0,7 8.542 1,86 6.530,7 324,7
Nét nổi bật nhất trong tổng nguồn vốn là sự tăng mạnh của nợ ngắn
hạn, tăng ở khía cạnh khả năng chiếm dụng vốn của khách hàng điều này
cho thấy công ty có uy tín, có tín nhiệm đối với bạn hàng. Với cơ cấu
nguồn vốn hợp lý trờn đó giỳp cho công ty vừa có thể đầu tư vào TSCĐ
vừa mở rộng kinh doanh, công ty không phải chịu áp lực vay nợ lớn và
chịu ảnh hưởng tăng chi phí của việc trả lói tiền vay.
Bảng 1.5: Thông tin về cơ cấu tài sản của công ty
Đơn vị: triệu đồng
2007 2008 2009 Chênh lệch
Giá trị (%) Giá trị (%) Tuyệt đối (%)
1.Tổng TS 295.527,43 287.646,13 100 458.908,85 100 171.262,72 59,54
2.TSNH 251.091,46 199.488,02 69,35 349.974,22 76,26 150.486,2 75,44
3.TSDH 44.435,97 88.158,11 30,65 108.934,63 23,74 20.776,52 23,57
-TSCĐ
HH
37.619,66 60.115,16 20,9 91.855,22 20,02 31.740,06 50,8
-CP XD
cơ bản dở
dang
2.625,985 22.221,86 7,73 11.642,58 2,54 -10.579,28 -47.6
-TSDH
khác
841,22 1.402,27 0,49 1.107,54 0,24 -294,73 -21,1
Phân tích cơ cấu và sự biến động tài sản:
Năm 2008 tổng tài sản của công ty giảm nhẹ 7.881,3 triệu đồng so với năm

2007 nhưng sang năm 2009 tổng tài sản của công ty đã tăng mạnh
171.262,72 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 59,54%. Trong đó tài sản
ngắn hạn tăng 150.486,2 triệu đồng (75,44%), còn tài sản dài hạn tăng
20.776,52 triệu đồng (23,57%). Đây là một tín hiệu rất khả quan về tình
hình tài chính của công ty trong năm 2009.
Tài sản ngắn hạn của công ty năm 2009 so vơi năm 2008 đã tăng rất mạnh
với tốc độ tăng 75,44% điều này là do tiền và các khoản tương đương tiền
và hàng tồn kho của công ty tăng rất mạnh của công ty tăng rất mạnh cuối
năm 2009, ngoài ra các khoản khác trong tài sản ngắn hạn như các khoản
đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn và tài sản ngắn hạn
khác đều tăng nhẹ.
Trong cơ cấu tài sản dài hạn thì tài sản cố định tăng 50,8% tương mức với
mức tăng 31.740,06 triệu đồng trong khi đó thì chi phí xây dựng cơ bản dở
dang năm 2009 đã giảm 10.579,28 triệu tương ứng với tốc độ giảm 47,6%
điều này có thể là do trong năm 2009 một phần chi phí xây dựng cơ bản dở
dang đã hoàn thành và đưa vào sử dụng vì thế chi phí xây dựng cơ bản dở
dang đã giảm và tài sản cố định hữu hình của công ty đã tăng. Ngoài ra
trong năm 2009 tài sản dài hạn khác của công ty cũng đã giảm 294,73 triệu
đồng tương đương với tốc độ giảm 21,1%.
Kết luận: Năm 2009 tình hình tài chính của công ty đã được cải thiện đáng
kể. Công ty đã được bổ sung 19.500 triệu đồng vốn đầu tư của chủ sở hữu.
Công ty đã đầu tư vào dây chuyền sản xuất làm tăng tài sản cố định đồng
thời trong năm lợi nhuận của công ty cũng đã tăng rất mạnh 327,44%. Đây
là một con số ấn tượng chứng tỏ công ty đã đầu tư và đi đúng hướng hứa
hẹn sự phát triển mạnh mẽ hơn trong những năm tiếp theo.
PHẦN II: TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty
Bộ máy kế toán ở Công ty cổ phần Dược phẩm Nam Hà theo hình
thức tập trung, công tác kế toán được thực hiện ở phòng kế toán của Công
ty, các đơn vị cấp dưới hạch toán phụ thuộc, ở các khối sản xuất đều có kế

toán, được hạch toán theo đơn vị cấp dưới, gửi tài liệu báo cáo về công ty.
Các đơn vị thành viên hạch toán riêng, nhưng không có tài khoản và con
dấu riêng. Phòng Kế toán của công ty gồm có 09 người, chức năng và
nhiệm vụ của từng bộ phận như sau:
Kế toán trưởng:
Tổ chức, sắp xếp, hướng dẫn, thực hiện công tác kế toán của công ty
theo quy định của Pháp luật về kế toán. Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế
toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán theo chuẩn mực và chế
độ kế toán. Kiểm tra, giám sát các khoản thu chi tài chính, các nghĩa vụ thu
nộp, thanh toán nợ. Kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình
thành tài sản, phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm Pháp Luật về tài
chính kế toán. Phân tích thông tin, số liệu kế toán, tham mưu đề xuất các
giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế tài chính của công
ty. Kiểm tra sự chính xác, trung thực của các báo cáo trước khi Tổng giám
đốc ký duyệt để báo cáo các bộ phận có liên quan và cơ quan chức năng.
Kiểm tra sự phân loại, tập hợp và cập nhật các chứng từ được phản ánh vào
sổ kế toán. Kiểm soát tất cả các thông tin về các khoản thu và chi. Khóa sổ
kế toán khi kết thúc kỳ kế toán. Kiểm tra báo cáo kế toán quản trị định kỳ
gởi HĐQT & Ban Giám Đốc.Đánh giá thực trạng của hoạt động tài chính,
vạch rõ những mặt tiêu cực và tích cực, xác định nguyên nhân và mức độ
ảnh hưởng để đề ra các biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt
động của công ty. Thực hiện các công việc khác theo sự chỉ đạo của Ban
Giám Đốc.
Phó phòng kế toán:
Là người giúp việc cho kế toán trưởng, có nhiệm vụ làm kế toán
TSCĐ, theo dừi khối kỹ thuật, dịch vụ. Hàng năm lập kế hoạch khấu hao,
kế hoạch tài sản cố định lớn của từng nguồn, từng TSCĐ và tính ra mức
tính khấu hao của từng đối tượng, đồng thời giám sát và tổng hợp kết quả
kiểm kê TSCĐ theo định kỳ, trên cơ sở đó đề ra các biện pháp tăng cường
quản lý TSCĐ có hiệu quả, xử lý những trường hợp vi phạm gây thiệt hại

cho Công ty.
• Kế toán tổng hợp: Làm nhiệm vụ ghi sổ nhật ký chứng từ, bảng cân
đối kế toán, sổ chi tiết, sổ cái và lập báo cáo tài chính, theo dõi hạch toán
các chi nhánh. Theo dừi toàn bộ hoạt động của các phân xưởng, các khoản
phải thu, phải trả, thanh toán nội bộ, tổng hợp chi phí tính giá thành, tiêu
thụ sản phẩm, tổng hợp số liệu lập báo cáo kế toán của Công ty. Kiểm tra
tình hình kế toán chi tiết các phần hành, sổ sách, số liệu trước khi lên báo
cáo. Cùng với kế toán trưởng phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của
toàn bộ Công ty từ đó có ý kiến đề xuất và giải pháp hoàn thiện.
• Kế toán vật tư: có nhiệm vụ theo dừi tình hình nhập xuất vật tư và
thiết bị. Căn cứ vào Phiếu nhập kho gửi về, Kế toán vật tư tiến hành kiểm
tra tính hợp lí, chính xác của các chứng từ sau đó vào Sổ chi tiết cho từng
công trình. Cuối quý căn cứ vào Sổ chi tiết vật liệu đã lập kế toán lập bảng
phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ cho toàn công ty.
• Kế toán thanh toán: Có nhiệm vụ theo dõi những khoản thu, chi tiền
gửi ngân hàng, các khoản tiền vay, tiền tạm ứng, thanh toán công nợ với
ngân hàng và ngân sách. Theo dõi khối đăng kiểm và dịch vụ. Đối với việc
thanh toán bằng tiền mặt, kế toán tiền mặt lập các phiếu thu, phiếu chi căn
cứ vào giấy đề nghị tạm ứng, tạm ứng thanh toỏn Đối với việc thanh toán
qua ngân hàng, kế toán viết séc rút tiền mặt và lập các bảng kê.
• Thủ quỹ: Có nhiệm vụ quản lý thu chi tiền mặt. Kiểm tra các chứng
từ xem đã hợp lệ hay chưa, có đầy đủ chữ ký hay không và đảm bảo sự
chính xác của việc thu, chi tiền. Hàng ngày, thủ quỹ tiến hành kiểm kê và
lập báo cáo trình lên kế toán trưởng.
• Kế toán thuế: Kế toán thuế có nhiệm vụ theo dõi, tính toán theo dõi số
thuế GTGT được khấu trừ, GTGT phải nộp, thuế TNDN định kỳ phải nộp và
tình hình quyết toán các loại thuế phải nộp với ngân sách nhà nước. Tổng hợp
và quyết toán thuế với cơ quan nhà nước theo đúng quy định.
• Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: đây
là phần hành khó khăn, phức tạp nhất và có ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt

động của DN. Vì thế yêu cầu người Kế toán phải cú chuyên môn và kinh
nghiệm tốt mới có thể thực hiện hiệu quả phần hành này. Nhiệm vụ của Kế
toán phần hành là thường xuyên đối chiếu, kiểm tra, phân tích tỡnh hình
thực hiện các định mức chi phí đối với các chi phí trực tiếp, chi phí chung,
chi phí quản lí DN. Có nhiệm vụ tập hợp chi phí phát sinh và tính giá
thành thực tế các sản phẩm của công ty.
• Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: Hàng tháng căn
cứ vào bảng tổng hợp thanh toán lương do phòng Tổ chức – Hành chính
lập, kế toán tiến hành tổng hợp Chi phí lương và các khoản trích theo lương
theo quy định hiện hành cho từng đối tượng lao động. Cuối quý lập bảng
phân bổ tiền lương và BHXH.
Sơ đồ 2.1: Bộ máy kế toán ở công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà:
2.2 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty
2.2.1 Chính sách kế toán áp dụng tại công ty
Công ty Cổ phần Dược phẩm Nam Hà áp dụng Chế độ Kế toán Doanh
nghiệp Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngay
20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.
• Niên độ kế toán của Công ty được bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết
thúc vào ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.
KẾ TOÁN TRƯỞNG
KẾ TOÁN TRƯỞNG
PHÓ PHÒNG KẾ TOÁN
PHÓ PHÒNG KẾ TOÁN
Kế
toán
tổng
hợp
Kế
toán
tổng

hợp
Kế
toán
vật tư
Kế
toán
vật tư
Kế
toán
thanh
toán
Kế
toán
thanh
toán
Kế
toán
thuế
Kế
toán
thuế
Kế
toán
tiền
lương
Kế
toán
tiền
lương
Kế

toán
chi
phí sx
Kế
toán
chi
phí sx
Thủ
quỹ
Thủ
quỹ
• Ước tính kế toán: Việc lập báo cáo tài chính tuân thủ theo các chuẩn
mực kế toán Việt Nam, hệ thống kế toán Việt Nam và các quy định hiện hành
về kế toán Việt Nam yêu cầu Ban Giám Đốc phải có những ước tính và giả
định ảnh hưởng đến số liệu về công nợ, tài sản, và việc trình bày các khoản
công nợ và tài sản tiềm tàng tại ngày lập Báo cáo tài chính cũng như các số
liệu báo cáo về doanh thu và chi phí trong suốt năm tài chính. Kết quả kinh
doanh thực tế có thể khác với các ước tính, giả định được đặt ra.
• Nguyên tắc ghi nhận tiền và các khoản tương đương tiền: Tiền và các
khoản tương đương tiền của công ty bao gồm: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
không kỳ hạn, tiền đang chuyển và các khoản đầu tư ngắn hạn có thời gian
thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày mua. Các nghiệp vụ
phát sinh không phải bằng đồng Việt Nam được quy đổi sang đồng Việt
Nam theo tỷ giá thực tế tại ngày phát sinh nghiệp vụ. Số dư cuối kỳ của các
khoản mục có gốc ngoại tệ được quy đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ giá
bình quân trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng đối với đồng USD và được
quy đổi theo tỷ giá chuyển khoản đối với đồng EUR tại ngày kết thúc năm
tài chính. Các khoản chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại cuối kỳ được hạch
toán trên tài khoản 413 chênh lệch tỷ giá.
• Phương pháp kế toán đối với hàng tồn kho:

Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Hàng tồn kho được xác định trên
cơ sở giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá gốc hàng tồn kho
bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và
chi phí sản xuất chung ( nếu có ), để có được hàng tồn kho ở địa điểm và
trạng thái hiện tại. Riêng đối với hàng tạm nhập tái xuất (tinh dầu xá xị ) thì
giá gốc hàng tồn kho không bao gồm thuế xuất nhập khẩu.
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên
Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho: Bình quân gia quyền
tháng, riêng đối với hàng hóa nhập khẩu ủy thác và hàng nhận gia công áp
dụng phương pháp thực tế đích danh.
• Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ và khấu hao TSCĐ
Tài sản cố định được phản ánh theo nguyên giá và hao mòn lũy kế.
Nguyên giá TSCĐ bao gồm giá mua và những chi phí có liên quan
trực tiếp đến việc đưa TSCĐ vào hoạt động như dự kiến. Các chi phí mua
sắm nâng cấp và đổi mới TSCĐ được vốn hóa,ghi tăng nguyên giá TSCĐ.
Các chi phí bảo trì, sửa chữa được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh
trong kỳ. Khi TSCĐ được bán hay thanh lý, nguyên giá và giá trị hao mòn
lũy kế được xóa sổ và bất kỳ các khoản lỗ lãi nào phát sinh do thanh ly
TSCĐ đều được hạch toán vào kết quả hoạt động kinh doanh.
Khấu hao TSCĐ hữu hình và khấu hao TSCĐ vô hình được tính theo
phương pháp đường thẳng và phù hợp với quy định tại Quyết định số
206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 cua Bộ Tài Chính về việc ban hành
Chế độ quản lý, sử dụng, trích khấu hao TSCĐ.Có áp dụng phương pháp
khấu hao nhanh đối với máy móc thiết bị, phương tiện vận tải – truyền dẫn,
thiết bị văn phòng và phần mềm vi tính.
2.2.2 Tổ chức vận dụng chứng từ kế toán
Chứng từ kế toán là căn cứ để ghi sổ, hạch toán, giúp cho việc kiểm
tra, đối chiếu, là minh chứng cho nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Hiện nay,
công ty đang áp dụng hệ thống chứng từ kế toán được ban hành theo quyết
định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14 tháng 9 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ tài

chính. Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hoạt động của DN
đều được lập chứng từ kế toán, chứng từ kế toán chỉ được lập 1 lần cho 1
nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Nội dung của chứng từ kế toán đầy đủ các chỉ
tiêu, rõ ràng, trung thực. Chứng từ kế toán được lập đầy đủ số liên theo
quy định cho mỗi chứng từ. Các chứng từ phải có đầy đủ dấu theo quy
định, chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất và phải
giống chữ ký đã đăng ký theo quy định, gồm chữ ký của giám đốc, kế toán
trưởng. Tại các đội xây dựng hàng tháng gửi chứng từ kế toán về phòng kế
toán, bộ phận kế toán kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ rồi mới
dùng chứng từ đó để ghi sổ kế toán.
Công ty sử dụng đầy đủ các loại chứng từ bắt buộc và lựa chọn một số
chứng từ mang tính hướng dẫn để phục vụ cho việc hạch toán ban đầu. Quy
trình luân chuyển chứng từ được thực hiện chặt chẽ và đầy đủ, hệ thống
chứng từ cùng biểu mẫu theo quy định.
Để phục vụ cho việc hạch toán ban đầu công ty đã lựa chọn một số
chứng từ sử dụng thường xuyên nhất. Công ty sử dụng các chứng từ gồm:
Tiền tệ:
•Phiếu thu (01-TT)
•Phiếu chi (02-TT)
•Giấy đề nghị tạm ứng (03-TT)
•Giấy thanh toán tiền tạm ứng (04-TT)
•Bảng kiểm kê quỹ_dựng cho VNĐ (08a-TT)
Hàng tồn kho:
•Phiếu nhập kho (01-VT)
•Phiếu xuất kho (02-VT)
•Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa (05-VT)
•Bảng kê mua hàng (06-VT)
•Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ (07-VT)
Tài sản cố định:
•Biên bản giao nhận TSCĐ (01-TSCĐ)

•Biên bản thanh lý TSCĐ (02-TSCĐ)
•Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ (06-TSCĐ)
Lao động tiền lương:
•Bảng chấm công (01a-LĐTL)
•Bảng chấm công làm thêm giờ (01b-LĐTL)
•Bảng thanh toán lương (02-LĐTL)
•Bảng thanh toán thưởng (03-LĐTL)
•Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ (06-LĐTL)
•Bảng kờ trớch nộp các khoản theo lương (10-LĐTL)
•Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội (11-LĐTL)
•Giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH
Bán hàng:
•Hóa đơn GTGT (01 GTKT-3LL)
•Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (03 PXK-3LL)
Việc thực hiện nội dung, phương pháp lập, ký chứng từ thì Công ty
căn cứ vào Luật kế toán và Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày
31/5/2004 của Chính phủ, và các quy định trong Quyết định số
15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/3/2006.
Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán:
•Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán.
•Kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ kế toán hoặc trình Giám đốc
ký duyệt
•Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán.
•Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán.
2.2.3 Tổ chức vận dụng tài khoản kế toán
Hệ thống tài khoản của Công ty được vận dụng theo Quyết định số
15/2006/QĐ- BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Ngoài ra Công ty còn căn
cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh và nội dung các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh trong đơn vị để mở thờm cỏc tài khoản chi tiết theo đối tượng cần
quản lý đáp ứng nhu cầu thông tin.

Một số tài khoản sử dụng tại Công ty: 111, 112, 131, 138, 141, 152,
153, 154, 155, 156, 159, 211, 213, 214, 221,228, 229, 241, 311, 315, 331,
333, 336, 338, 341, 411, 413, 511, 621, 622, 627, 641, 642, 001, 004, 007,
008.
2.2.4 Tổ chức vận dụng hình thức kế toán
•Tổ chức vận dụng hình thức kế toán
•Hình thức kế toán áp dụng: Chứng từ ghi sổ. Công ty có sử dụng
phần mềm kế toán.
•Sổ tổng hợp:
•Chứng từ ghi sổ, sổ đăng kí chứng từ ghi sổ
•Sổ cái Tài khoản
•Thẻ tính giá thành sản phẩm
•Sổ chi tiết: được mở theo yêu cầu, trình độ quản lí của đơn vị
•Sổ quỹ tiền mặt
•Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt
•Sổ chi tiết vật liệu công cụ dụng cụ
•Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu, dụng cụ
•Thẻ kho
•Sổ tài sản cố định
•Sổ theo dõi TSCĐ và công cụ dụng cụ
•Thẻ tài sản cố định

×