Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

những nguyên nhân hình thành bệnh vô cảm ở giứoi trẻ tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.24 KB, 23 trang )

Đề tài:
NHỮNG NGUYÊN NHÂN HÌNH THÀNH “BỆNH” VÔ CẢM Ở GIỚI TRẺ
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
I. Đặt vấn đề
Bước sang thế kỉ XXI, Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc trên
nhiều lĩnh vực. Những thành công đó đã góp phần vào sự cải thiện đời sống vật
chất cũng như tinh thần của người dân. Cuộc sống của nhân dân đang dần trở nên
sung túc và ấm no hơn. Những đô thị mới sang trọng mọc lên cùng với sự xuất
hiện của các trung tâm thương mại đồ sộ, những khu vui chơi giải trí thỏa mãn
nhu cầu tiêu khiển của người dân hay sự du nhập của những mặt hàng xa xỉ đã
thể hiện sự nâng cao mức sống của người dân. Họ được tiếp cận với những thành
tựu khoa học-kĩ thuật trên thế giới qua những mặt hàng điện tử cao cấp và tiện
dụng, các điều kiện chăm sóc y tế,….Có thể nói rằng, Việt Nam đã có một bước
tiến dài trong việc nâng cao đời sống của người dân.
Thế nhưng, tỷ lệ thuận với tất cả những điều trên lại là sự vô cảm ở mọi tầng
lớp người dân. Chúng ta ai cũng từng chứng kiến cảnh những đám đông trên
đường phố khi có vụ tai nạn hoặc va chạm. Người lao vào cứu giúp thì ít, kẻ hiếu
kỳ xúm vào xem rồi lặng lẽ bỏ đi thì nhiều! Có kẻ vô cảm đến mức độ dã man,
vô lương tâm là lợi dụng cơ hội cướp đoạt tài sản của người bị nạn. Tệ hại hơn
nữa, là có kẻ còn lạnh lùng dùng điện thoại di động quay cảnh một người bị xe
cán cụt chân, nát thây rồi tung cảnh quay ấy lên mạng. Dù những hành động đó
bị lên án nhưng một thực tế rõ ràng là sự vô cảm vẫn tồn tại. Những chuyện vô
lương tâm lại trở nên bình thường khi những người xung quanh thờ ơ với thái độ
dửng dưng, hờ hững. Đặc biệt, giới trẻ lại là đối tượng bị nhiễm “bệnh” vô cảm
nhiều nhất. Thanh niên chính là người chủ tương lai của đất nước, là thế hệ nối
tiếp những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Sẽ ra sao khi những người chủ
tương lại đó lại thờ ơ trước các tệ nạn xã hội đang diễn ra xung quanh mình? Vì
1
vậy, tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến “bệnh” vô cảm trong giới trẻ chính là
vấn đề mà cả xã hội đang rất quan tâm hiện nay.
II. Lý do chọn đề tài


Có lẽ người Việt Nam chúng ta đều biết đến câu ca dao: “Bầu ơi thương lấy
bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một loài” nên một trong những tính
cách của người Việt-một di sản truyền thống quý giá-là tình thương yêu mang
hai chữ “đồng bào”. Lớn hơn là tình yêu nhân loại, luôn đặt chữ “tâm”, chữ
“nhân” lên hàng đầu, đã tạo nên một nước Việt yên bình, nhân văn và hữu nghị
đoàn kết với bè bạn quốc tế. Trải qua suốt chiều dài lịch sử dựng nước, giữ nước,
người Việt Nam luôn nêu cao tinh thần thương yêu, đùm bọc, đoàn kết, tương
thân, tương ái,…để cùng nhau đồng lòng xây dựng giang sơn vững mạnh, ngẩng
cao đầu với các quốc gia năm châu, bốn bể. Tinh thần đó là di sản quý giá mà
ông cha ta đã truyền lại cho thế hệ sau. Thế nhưng, những thế hệ kế thừa dường
như lại đang đi ngược lại với truyền thống đó. Câu ca dao “Đèn nhà ai nấy rạng”
xưa kia bị ông cha phê phán thì nay lại trở thành một lối sống phổ biến. Gia đình
và nhà trường là nơi quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Nhưng hiện nay,
nhiều gia đình chỉ như nhà trọ, mối quan hệ giữa các thành viên lỏng lẻo chỉ đơn
thuần dựa trên vật chất. Nhà trường thì không còn đặt “tiên học lễ, hậu học văn”
như trước nữa, học trò đặt bằng cấp cao hơn cả thầy cô và cả phẩm chất của bản
thân, nhiều thầy cô lên lớp chỉ dạy đại khái còn học trò thì thoải mái nhắn tin, nói
chuyện riêng,…Quan niệm “mạnh ai nấy sống” như thế đã tồn tại trong xã hội
như một mầm bệnh có sức lây nhiễm vô cùng mạnh mẽ. Gần đây, trên các
phương tiện truyền thông đã đăng một clip phóng sự về một thanh niên với
gương mặt thất thần, chạy lên chạy xuống xe buýt để van xin kẻ đã móc túi trả lại
ví cho mình trước sự chứng kiến của rất nhiều người, trong đó, đa phần là những
người trẻ. Ấy vậy mà họ lại không có bất cứ hành động hay lời nói nào thể hiện
sự quan tâm hay thái độ bức xúc, bất bình trước hoàn cảnh đáng thương như vậy
(Tạp chí Pháp luật, 26/10/2011). Nhức nhối hơn là sự thờ ơ đến tàn nhẫn của một
thanh niên mang biệt danh “Kẹo mút chơi bời”, tên thật là Đặng Mạnh Linh. Sau
khi gây tai nạn làm chết một cụ già, Linh đã cập nhật trên mạng Facebook những
câu vô cùng phản cảm như là: “Tin buồn! Chúng tôi vô cùng thương tiếc báo tin
2
cụ già 60 tuổi đêm qua chúng tôi đâm xe máy, đã củ tỏi hồi 17h07. Anh em

phang lô đề nhiệt tình đi, lão sinh năm 1953” hay “Tùy mọi người thôi. Nói thật,
số bọn tao đen nên đành chịu thôi. Lo hết viện phí rồi tang lễ hơn 20 triệu rồi
cũng chẳng vấn đề gì. Bực nhất là nhỡ hết việc”. ( Báo Dân Trí, 8/11/2011).
Những sự việc trên đã gióng lên một hồi chuông báo động về “bệnh” vô cảm đã
và đang tồn tại ở giới trẻ hiện nay. Tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến căn
bệnh này cũng là một vấn đề đang được xã hội rất quan tâm. Đó chính là lý do để
chúng tôi chọn đề tài: “Những nguyên nhân hình thành bệnh vô cảm ở giới trẻ tại
TPHCM”.
• Ý nghĩa thực tiễn:
Với đề tài khảo sát, sinh viên hy vọng việc tìm hiểu những yếu tố tác động
đến việc hình thành “bệnh” vô cảm ở giới trẻ hiện nay, để giúp cho xã hội thấy
được sự nguy hại của nó với sự phát triển và sinh tồn của xã hội loài người.
Những người có trách nhiệm sẽ có cái nhìn cụ thể hơn về vấn đề này. Từ đó, tạo
điều kiện để thay đổi thái độ thờ ơ về “bệnh” vô cảm ở giới trẻ trong nhà trường,
gia đình và xã hội.
Với sinh viên, khi thực hiện khảo sát này để hoàn thành bài làm giữa kì
môn phương pháp thống kê. Sinh viên được thực tập những kiến thức được giảng
dạy trên lớp. Sinh viên vận dụng các lý thuyết, phương pháp kĩ thuật đã học vào
đề tài này. Và hi vọng đề tài sẽ giúp ích cho các bạn tham khảo khi thực hiện
nghiên cứu những vấn đề liên quan đến giới trẻ hiện nay.
• Ý nghĩa lí luận:
Thuyết lựa chọn duy lí dựa vào tiên đề cho rằng con người hoạch định hành
động một cách có chủ đích, có suy nghĩ để lựa chọn và sử dụng các nguồn lực
một cách duy lí nhằm đạt được kết quả tối đa với chi phí tối thiểu. Tức là trước
khi quyết định một hành động nào đó con người luôn luôn đặt lên bàn cân để cân
đo, đong đếm giữa chi phí và lợi nhuận mang lại, nếu chi phí ngang bằng hoặc
nhỏ hơn lợi nhuận => thực hiện hành động và ngược lại nếu chi phí lớn hơn hành
động thì họ không hành động. Khi đối diện với một số hành động mọi người
thường chọn lảm cái mà họ tin là có khả năng đạt được kết quả kết quả cuối cùng
3

tốt nhất. thuyết lựa chọn hợp lý đòi hỏi phải phân tích hành động lựa chọn của cá
nhân trong mối liên hệ với cả hệ thống xã hội. Những người trẻ phải có sự suy
nghĩ trong việc chọn hành động nào mà tốt nhất và có lợi nhất cho mình. Do
quan điểm của giới trẻ về lối sống hiện nay “mạnh ai lấy sống” tạo lên cho các
bạn căn “bệnh” vô cảm.
III. Điểm lại thư tịch
 Tiến sĩ Tô Vân Trường đã phân tích sự vô cảm trong xã hội ngày
nay trên báo Người Lao Động. Ông cho rằng “bệnh” vô cảm là một căn
bệnh có sức truyền nhiễm cao và lây lan rất nhanh ở mọi tầng lớp xã hội.
Biểu hiện của sự vô cảm rất dễ nhận thấy, nhẹ thì “người mắc bệnh”
không biết nói “xin lỗi” hoặc “cảm ơn”, nặng thì thờ ơ, dửng dưng trước
những tai nạn ngay trước mắt mình. Qua đó, ông kết luận rằng, những
người có thói vô cảm thường “nhút nhát, ngại phiền phức, họ không dám
tố giác, ngăn chặn kẻ gây ra tội ác”. Tuy nhiên, do chỉ là một bài phỏng
vấn ngắn nên ông vẫn chưa thể phân tích cụ thể vào nguyên nhân hình
thành nên sự vô cảm trong xã hội ngày nay. Nhưng những biểu hiện về
căn bệnh này đã giúp chúng tôi một phần nào hình dung rõ hơn về bức
tranh của thói vô cảm.
 Trên báo Vietnamnet ngày 8/11/2011, thạc sĩ Tâm lí Đinh Đoàn đã
có một buổi trả lời phỏng vấn về “bệnh” vô cảm trong giới trẻ hiện nay.
Theo ông, lý do mà căn bệnh trên lại có thể phát triển nhanh trong xã hội
là vì “lối sống thực dụng, cá nhân chủ nghĩa; việc chỉ chú trọng dạy kiến
thức, ít chú ý đến giáo dục lối sống, tình cảm, đạo đức hoặc dạy theo lối
sáo mòn, giáo điều; sự buông lỏng của gia đình trong việc quản lý con
cái”. Khi được hỏi về giữa mạng internet và sự giáo dục của gia đình thì
đâu mới là yếu tố chính gây ra sự vô cảm của giới trẻ, Th.s Đinh Đoàn cho
rằng, bản thân internet không xấu, là người dùng không biết cách sử dụng
đúng cách, “Cái xấu các em tự tìm, còn cái tốt không được hướng dẫn,
thành ra chỉ biết có mỗi cái xấu”. Còn về vấn đề giáo dục của gia đình, đó
4

chỉ đóng vai trò nhỏ trong việc hình thành nhân cách của trẻ, không hẳn
một gia đình trí thức thì mới có cách thức giáo dục con cái tốt mà điều
quan trọng nằm ở việc cha mẹ phải làm gương và lòng yêu thương, chăm
sóc cho con cái. Kết quả điều tra xã hội học cho thấy, 70% những em vị
thành niên vi phạm pháp luật, bạo lực với bạn, gây thương tích cho người
khác là những em sinh ra trong gia đình ly tán, cha mẹ thiếu quan tâm, cha
mẹ là những tấm gương mờ. Bạo lực đẻ ra bạo lực, yêu thương vẫy gọi
yêu thương, không ít em là thủ phạm gây bạo lực cũng chính là nạn nhân
của bạo lực. Đây là một bài phỏng vấn ngắn nên Th.s Đinh Đoàn vẫn chưa
thể đi sâu vào từng yếu tố, tuy nhiên, thông qua bài viết này, chúng tôi đã
có thể có những thông tin cơ bản về những nguyên nhân hình thành nên sự
vô cảm ở giới trẻ.
 Theo trang hanhchinh.com ngày 6/1/2011, thạc sĩ Tâm lý Nguyễn
Thị Minh và thạc sĩ Xã hội học Nguyễn Thị Thúy đã đưa ra những nhận
định riêng về “bệnh” vô cảm trong xã hội. Bà Minh so sánh giữa xã hội
Việt Nam xưa và nay, bà cho rằng “Trước đây con người sống trong môi
trường làng xã nên mối quan hệ chặt chẽ hơn, hàng xóm tối lửa tắt đèn có
nhau. Vì thế mỗi khi xảy ra chuyện gì thì mọi người xung quanh xúm vào
giúp đỡ. Chính sự đoàn kết này một phần giúp con người có thêm sức
mạnh để khống chế và xua đuổi kẻ ác, một phần khiến kẻ xấu sợ hãi
không dám ra tay. Còn ngày nay khi tốc độ đô thị hóa ngày một nhanh, lối
sống theo kiểu "đèn nhà ai nấy sáng", hàng xóm sát vách cũng không biết
mặt nhau; đi cùng với nó là sự phân hóa giàu nghèo, sự lên ngôi của chủ
nghĩa vật chất, tính vị kỷ, khiến mọi người chỉ chăm chăm lo cho hạnh
phúc của bản thân hoặc gia đình mình. Vì thế đến khi có kẻ gặp nạn,
người ta do vô tình không để ý hoặc cố tình thờ ơ cho rằng đó không phải
là việc của mình. Và ngược lại đến khi bản thân họ gặp chuyện cũng
chẳng có ai giúp. Đó là hệ lụy tất yếu về mặt tâm lý”. Còn bà Thúy thì lại
đưa ra số liệu từ một cuộc khảo sát trên trang Vnexpress ngày 16/3/2010
về thái độ khi chứng kiến học sinh đánh nhau, chỉ có 24,8% ý kiến trên

tổng cộng gần 17.300 độc giả tham gia, đã chọn phương án can ngăn, gần
5
33% cho biết sẽ báo cho cơ quan chức năng, trong khi hơn 23% bỏ đi coi
như không biết. Từ đó, bà cho rằng, thường ở chốn thị thành mức sống
cao, người dân luôn nghĩ đó là nơi mà sự quản lý nhà nước chặt chẽ nhất
nên họ tin và đặt sự an nguy của mình vào tay lực lượng an ninh song
“"Những vụ tham nhũng, hối lộ, tiêu cực của một phận quan chức nơi này
nơi kia cũng khiến người dân càng mất lòng tin vào cộng đồng. Rồi ngay
cả trong ngành giáo dục cũng có những tiêu cực học giả, bằng giả, tiến sĩ
giấy nên người dân không còn biết đặt niềm tin vào đâu". Bà cũng cho
biết thêm là hiện nay chưa có nghiên cứu nào khẳng định mối quan hệ
giữa sự vô cảm với độ tuổi hay văn hóa vùng miền. Tuy nhiên, trên thực
tế những người ra tay nghĩa hiệp thường thuộc tầng lớp bình dân, ở độ
tuổi 30- 40 trở lên. Các nhà nghiên cứu xã hội học cho rằng, những hành
động mang tính nhân văn này thường gắn liền với kinh nghiệm sống, kỹ
năng xử lý tình huống, cộng với sự từng trải và đồng cảm.
 Trên trang hientinh.vn.blogspot.com ngày 28/10/2011, tiến sĩ Xã
hội học Trịnh Hòa Bình và luật sư Nguyễn Ngọc Hùng đã đưa ra những
quan điểm về sự vô cảm ở hai phương diện khác nhau. Ông Bình cho rằng
Việt Nam đang có sự chuyển mình giữa một bên là nền văn minh nông
nghiệp lúa nước và một bên là văn minh công nghiệp. “Vì thế mà xã hội
đang có sự đứt gãy về hệ thống giá trị sống, tính huyết thống, lối sống
hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau bị nhạt nhòa đi, trong khi trình độ văn
minh tiến bộ vẫn chưa định hình rõ ràng”. Trong khi đó, ông Hùng lại
cho rằng sự vô cảm xuất hiện từ khi có con người, nó tồn tại ở các mức độ
khác nhau cùng với sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên khi xã hội phát
triển, qua từng thời kỳ, con người đã được dạy biết cách nhường nhịn, yêu
thương lẫn nhau, nhờ vậy sự vô cảm dần được kiểm soát. Người ta gọi đó
là xã hội văn minh. "Xã hội Việt Nam cũng không ngoại lệ. Sự vô cảm
vẫn tồn tại xuyên suốt lịch sử phát triển và còn mãi. Có điều, chúng ta sẽ

mãi tìm cách kiểm soát, khống chế sự vô cảm này. Và một trong những
công cụ xã hội quan trọng đó là luật pháp", ông Hùng nhấn mạnh.
6
IV. Mục tiêu nghiên cứu
1.Mục tiêu tổng quát
Tìm ra các nguyên nhân dẫn đến sự hình thành “bệnh” vô cảm ở giới trẻ tại
thành phố Hồ Chí Minh
2. Mục tiêu cụ thể
-Tìm hiểu đâu là nguyên nhân chính yếu dẫn đến “bệnh” vô cảm trong giới
trẻ.
-Xác định thái độ của các bạn trẻ về “bệnh” vô cảm trong xã hội hiện nay.
V. Cơ sở lý luận
1. Thuyết lựa chọn hợp lý: Đại diện cho thuyết lựa chọn hợp lí là
Coleman. Ông đưa ra cơ chế ứng xử của con người “những người từng xem xét
một loạt kích thích và lựa chọn ra những kích thích phù hợp, có ích cho bản thân
mình, những kích thích nào không phù hợp hoặc không có ích sẽ bị khước từ
hoặc từ bỏ”.(Lê Ngọc Hùng, “Lịch sử và lý thuyết xã hội học”, NXB ĐHQGHN,
2002, tr.354). Định hướng lựa chọn hợp lý của Coleman rõ rằng trong ý tưởng cơ
bản của ông rằng “ hành động có mục đích của cá nhân hướng tới một mục tiêu,
mục tiêu đó (và do cả hành động) định hình bởi các giá trị hay sở thích”. (Vũ
Quang Hà, “Lý thuyết xã hội học”, NXB ĐHQGHN, 2002, tr.347). Theo thuyết
này, mỗi cá nhân sẽ có chọn lựa để thực hiện các mục tiêu của mình sao cho có
lợi cho chính bản thân cá nhân còn những cái không có lợi sẽ bị từ bỏ.
Chúng tôi vận dụng thuyết này để tìm hiểu vấn đề nghiên cứu. Giới trẻ ngày
nay thờ ơ, vô cảm với các hiện tượng xã hội vì họ cho rằng việc thờ ơ và không
dính líu vào các việc không liên quan đến mình thì sẽ giúp cho họ tránh phải gặp
rắc rối cho bản thân. Chính những điều này làm cho họ chai sạn với những sự
việc xảy ra trước mắt. Xu hướng không quan tâm đến việc người khác làm,
không hề động lòng trước những nỗi đau của người khác cũng như không hề
7

phẫn nộ trước những tệ nạn xảy ra hàng ngày. Mặt khác việc vô cảm của các bạn
cũng được lựa chọn từ chính các hoạt động thường xuyên xảy ra của các thành
viên sống xung quanh theo huynh hướng hành vi tập thể.
2. Hành vi tập thể (collective behavior) là những hành động, suy
nghĩ và cảm xúc liên quan đến một số người khá đông và thường không tuân thủ
theo những chuẩn mực xã hội đã được thiết lập (Nguyễn Xuân Nghĩa, “Xã hội
học”, Đại học Mở TPHCM, 2010, tr.178). Chúng tôi dùng định nghĩa này để
xem xét “bệnh” vô cảm có thực sự lây truyền không và nó có thể tạo ra một
phong trào xã hội không?
3. Thuyết phi chuẩn mực của Emile Durkheim: mỗi quan hệ giữa các cá
nhân và xã hội, cá nhân với nhau, cá nhân với nhóm xã hội. Trong đó đoàn kết xã
hội thì không thành chỉnh thể thống nhất (Nguyễn Ngọc Hùng, “Lịch sử và lý
thuyết xã hội”, NXB ĐHQGHN, 2002). Chúng tôi muốn nhấn mạnh thêm
“bệnh” vô cảm không phải là vấn đề cá nhân, mà vô cảm là một vấn đề của xã
hội: cộng đồng xã hội nào có những điều kiện xã hội ít tính hôi nhập xã hội, xã
hội nào rơi vào tình trạng phi chuẩn mực thì những xã hội đó có tỷ suất người vô
cảm cao hơn những xã hội khác.
4. Quá trình xã hội hoá : Quá trình xã hội hoá diễn ra trong suốt cuộc đời
con người, nhưng có thể chia thành ba giai đoạn chính. “Xã hội hoá lần thứ nhất
diễn ra trong nhà gia đình kể từ khi đứa bé sơ sinh được dạy dỗ để trở thành một
con người trong xã hội. Xã hội hoá lần thứ hai khi đứa trẻ rời gia đình để đi học,
chịu sự tác động của học đường và nhóm bạn thân cùng tuổi (peer group). Và xã
hội hoá khi thành niên, là quá trình qua đó cá nhân học những chuẩn mực liên
quan đến những vị trí xã hội mới” (Nguyễn Xuân Nghĩa, “Xã hội học”, Đại học
Mở TPHCM, 2010, tr.91). Dựa vào quá trình xã hội hoá chúng tôi muốn đưa ra
những nhân tố có thể đưa đến bệnh vô cảm của giới trẻ hiện nay : gia đình là
nhân tố quan trọng cho việc hình thành thói vô cảm của giới trẻ. Qua cách ứng
xử của cha mẹ và hành động của cha mẹ có ảnh hưởng rất lớn trong việc hình
thành nhân cách của những người trẻ, khi còn trong giai đoạn xã hội hoá lần thứ
8

nhất và bên cạnh đó, nó cũng nói nên phần nào tính cấu kết xã hội của người trẻ
với gia đình và người xung quanh như thế nào. Tiếp theo, nhà trường luôn là
nhân tố có ảnh hưởng đến nhân cách của một người sau gia đình. Cách dạy và
hành động của thầy cô sẽ hình thành khuôn mẫu hành vi cho người trẻ khi đang
còn ngồi trên ghế nhà trường và khuôn mẫu hành vi đó được giới trẻ lựa chọn
cho phù hợp với môi trường sống mới. Mặt khác, việc tác động trực tiếp đến thái
độ đạo đức của người trẻ thì giáo dục cũng đồng thời hình thành nhóm chơi cho
người trẻ, những người trẻ có quan điểm giống nhau thường chơi với nhau và
trong mối quan hệ nhóm bạn thân đó ảnh hưởng đến nhận thức của người trẻ và
hiện tượng hành vi tập thể xuất hiện (tuân thủ theo chuẩn mực nhóm). Nếu đa
phần mọi thành viên trong nhóm vô cảm thì trước những hiện thực cần có cự
đồng cảm thì thành viên còn lại cũng trở nên vô cảm. Cuối cùng, môi trường
sống, trong đó phương tiện truyền thông đại chúng, ảnh hưởng nhiều đến tư
tưởng và cách ứng xử của bản thân người trẻ với cộng đồng xung quanh. Sự lựa
chọn hợp lý cho việc ứng xử của người trẻ được hình thành thông qua các bài
báo, các trang mạng xã hội khi họ gặp hoặc đọc được những tin tức không thể
hiện sự tích cực khi giúp đỡ ngươi khác thì trong đầu họ sẽ hình thành tư tưởng
mới “làm ơn mắc oán” “Ai có thân thì nấy lo - Ai có bò người ấy giữ” và họ cho
mình trở nên vô cảm trước các hiện tượng xảy ra.
9
VI. Khung nghiên cứu
1. Khung lý thuyết:
Giải thiết
lớn
Định nghĩa
các khái niêm
Thao tác
hoá khái
niệm
Chỉ báo Giải thiết nhỏ

Các nhân
tố gây ra
bệnh vô
cảm ở
giới trẻ
Nhân tố Chủ quan - Quan điểm -tính cách
-quan điểm sống
Khách
quan
-Gia đình -mối quan hệ giữa các
thành viên trong gia
đình
-trình độ học vấn của
cha mẹ
-cha mẹ làm nghề gì.
-Nhà trường -cách giáo dục(phương
pháp dạy của thầy cô…)
-các hoạt động
-Môi trường
sống
-nhóm bạn thân
-phương tiện truyền
thông đại chúng(báo
chí, phim ảnh, mạng xã
hội….)
Bệnh vô cảm Vô cảm
10
2. Định nghĩa các khái niệm
a. Giới trẻ (thanh niên)là gì?
Một trong các định nghĩa phổ biến nhất của giới trẻ về định lượng bao gồm

người giữa tuổi 15 và 24. Nó được sử dụng bởi cả Liên Hiệp Quốc và Ngân hàng
Thế giới và được áp dụng trong thống kê và các chỉ số khác. Còn ở Việt Nam
vẫn chưa có một bộ luật chính thức nào quy định về độ tuổi thanh niên nhưng
trong bộ luật dự thảo: Khoản 2 điều 1 của Dự thảo Luật Thanh niên quy định:
"Thanh niên là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ 16 - 35
tuổi". GS-TS Phạm Tất Dong, Phó chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng:
"Tuổi từ 25 trở lên nhiều thanh niên đã là cử nhân, kỹ sư, cũng có thể là các
doanh nghiệp. Còn từ 30 tuổi trở đi có người đã là tiến sĩ, vụ trưởng, chủ tịch xã,
những cán bộ chính trị Với những đối tượng này họ cần luật khác hơn là Luật
TN". Theo ông Dong, TN chỉ nên nằm trong độ tuổi từ 16 - 25. Khác với ý kiến
của GS-TS Dong, TS Lê Ngọc Hùng, Trung tâm Xã hội học (Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh) đề nghị lứa tuổi TN nên là từ 16 đến dưới 30. TS.Trần
Miều, Giám đốc Trung tâm VH-GD tổng hợp Trung ương Đoàn đồng tình với ý
kiến này. Ông nói: “Nếu lấy độ tuổi TN từ 16 - 35 thì biên độ chênh lệch quá lớn
(19 tuổi)”. Như vậy, về lý thuyết, trong một gia đình có thể có cả bố, mẹ và con
cùng trong độ tuổi TN. Theo Bác sĩ Nguyễn Ngọc Năm, chuyên viên tư vấn sức
khoẻ-hôn nhân-gia đình thì Tại Việt Nam, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được tính
từ 15 tuổi. Đây cũng là tuổi thể chất ở các bạn nữ phát triển tương đối hoàn chỉnh
và tâm sinh lý cũng phát triển mạnh. Tuy nhiên, các bạn nam đến độ tuổi 17 mới
có thể "theo kịp" sự phát triển về tâm sinh lý như các bạn nữ. Bác sĩ cho rằng,
"khung" tuổi thanh niên thích hợp nhất là từ 15 đến 25 (đối với nữ) và từ 17 đến
30 (đối với nam). Còn rất nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề xác định độ tuổi thanh
niên. Nhưng trong bài nghiên cứu này chúng tôi chỉ lấy độ tuổi thanh niên theo
quy định chung của Liên hiệp quốc .
Từ đó Liên hiệp quốc cũng đưa ra các đặc điểm của giới trẻ như sau:
• Phát triển đầy đủ về mặt thể chất và sức khoẻ
11
• Đang trong quá trình phát triển bản sắc của họ
• Đang trong một quá trình học tập
• Bắt đầu hình thành câu hỏi về những ý tưởng và nhận thức của xã hội

(người lớn)
• Linh hoạt, cởi mở và nhanh chóng để thích nghi với môi trường sống
• Quan hệ tình dục
• Vẫn sống với cha mẹ của họ, nhưng bắt đầu tiếp thu kiến để tự lập
• Cạnh tranh với người lớn cho các cơ hội học tập và việc làm
• Thường phụ thuộc vào cha mẹ hoặc người lớn khác
• Trong nhiều trường hợp có thể tự quyết định cho bản thân, tuy nhiên
không phải trong tất cả các vấn đề (ví dụ: như kinh tế,….)
• Nghèo hơn người lớn
• Có thể có quyền bỏ phiếu.
b. “Bệnh” vô cảm.
Trong ngành y, không có bệnh vô cảm mà chỉ có trạng thái thờ ơ với ngoại cảnh
và bệnh lãnh cảm (thường chỉ về tình dục). Rất khó để có thể tìm chính xác được
định nghĩa của sự vô cảm nhưng theo nghĩa chúng ta dùng hiện nay, thì nên gọi
đúng tên là thói vô cảm, để chỉ một lối sống, thói quen dần dần trở thành như
một “bệnh”. (Tiến sĩ Tô Vân Trường, báo Người Lao Động). Đây là một thái độ
dửng dưng trước sự khó khăn của người khác, thờ ơ với kiểu “mạnh ai nấy sống-
việc ai nấy lo”, là một “bệnh” mới xuất hiện trong vài năm gần đây nhưng lại có
sức lây nhiễm rất cao trong cộng đồng. Biểu hiện nhỏ nhất có thể thấy ở căn bệnh
này là phớt lờ đi những chuyện xảy ra trước mắt, có thể nêu ví dụ như một tai
nạn giao thông và người bị nạn cần được cứu giúp nhưng mọi người chỉ đứng
nhìn mà không ai gọi điện cho xe cứu thương. “Bệnh” vô cảm xuất hiện ở nhiều
tầng lớp xã hội, có thể nói là cả một hệ thống chằng chịt từ những người có
12
quyền chức cao đến người công nhân bình thường. Tuy nhiên, trong bài nghiên
cứu này, chúng tôi chỉ quan tâm đến giới trẻ, là đối tượng đang mắc “bệnh” này
nhiều nhất trong xã hội hiện nay.
c. Nhóm bạn thân (nhóm sơ cấp)
Theo C.H.Cooley, nhóm sơ cấp có những đặc tính có qui mô nhỏ, có những
quan hệ trực diện với nhau, có sự cộng tác, có những mục tiêu chung tính và có

tính cách thân mật, gắn với tình cảm yêu thương. Cooley đã nêu ra định nghĩa
này vào đầu thế kỷ 1909. Do đó định nghĩa này cần ít nhiều sửa đổi. Còn theo
M.Weber thì nhóm sơ cấp có tính chất của các mối quan hệ mang tính định
hướng cá nhân, thời gian của mối quan hệ là dài hạn và quy mô của mối quan hệ
có quy mô rộng và thường bao gồm nhiều hoạt động.Về mặt nhận thức của cá
nhân về các mối quan hệ thì xem các mối quan hệ tự thân là mục đích.(Nguyễn
Xuân Nghĩa, “Xã hội học”, Đại học Mở TPHCM, 2010, tr.105)
3. Đặt giả thuyết
a) Giới trẻ sống ở thành thị thì có mức độ vô cảm cao hơn ở nông thôn.
b) Cha mẹ có trình độ học vấn càng cao thì con cái có mức độ vô cảm càng lớn.
c) Người có tính hướng nội thì có mức độ vô cảm cao hơn người có tính hướng
ngoại.
d) Người có cách học thụ động thì có mức độ vô cảm cao hơn người học theo
cách chủ động.
e) Người ít tham gia các hoạt động đoàn – hội thì có mức độ vô cảm cao hơn.
f) Người học ban tự nhiên thì có mức độ vô cảm cao hơn những người học ban
xã hội.
g) Những nguời sử dụng mạng xã hội có mức độ vô cảm cao hơn những người
không dùng.
h) Những người xem phim và chơi game có nội dung bạo lực thì mức độ vô
cảm cao hơn.
i) Những người thường theo dõi tin tức thời sự thì có mức độ vô cảm thấp.
j) Những người có thành tích học tập cao thì có mức độ vô cảm cao hơn.
13
VII. Mô hình phân tích
VIII. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
1. Đối tượng:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là “bệnh” vô cảm của giới trẻ và tìm ra
những nguyên nhân dẫn đến việc hình thành “bệnh” vô cảm của giới trẻ.
2. Khách thể.

Khách thể là học sinh trung học phổ thông tại hai trường: THPT Nguyễn Thị
Minh Khai và THPT Lương Văn Can, và sinh viên tại 2 trường : ĐH Bách khoa
TpHcm và Trường khxh&nv tphcm.
Hình thành “bệnh” vô cảm ở giới trẻ hiện nay
Nhà trường Gia đình
Phương tiện truyền
thông đại chúng
Môi trường
sống
Bản thân
14
Mục đích chọn hai trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai và THPT Lương
Văn Can là: trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai là một trường nội thành, học
sinh có điều kiện kinh tế gia đình cao và có học lực xếp loại giỏi thuộc “top” của
thành phố. Còn trường THPT Lương Văn Can là một trường nằm xa khu vực
trung tâm thành phố với mức sống gia đình trung bình và không có thành tích
học tập cao. Chúng tôi chọn hai trường này vì muốn tìm hiểu sự khác biệt về
mức độ vô cảm giữa học sinh nội thành và ngoại thành, xem yếu tố kinh tế gia
đình và thành tích học tập có là nguyên nhân dẫn đến “bệnh” vô cảm của giới trẻ
hay không?
Bên cạnh đó, chúng tôi chọn hai trường ĐH Bách Khoa TPHCM và ĐH
KHXH&NV TPHCM vì ĐH Bách Khoa là trường chuyên về các môn kĩ thuật
còn ĐH KHXH&NV thì lại thiên về những môn xã hội. Chúng tôi muốn tìm hiểu
xem khối học có phải là một nguyên nhân dẫn đến “Bệnh” vô cảm trong giới trẻ
hay không?
IX. Phương pháp và kĩ thuật nghiên cứu.
1. Phương pháp nghiên cứu:
Với đề tài nghiên cứu, sinh viên kết hợp 2 phương pháp: phương pháp nghiên
cứu định lượng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính nhưng phương pháp
định lượng là chủ yếu.

Phương pháp định lượng cho phép xác định được những nguyên nhân chủ
yếu dẫn đến việc hình thành “bệnh” vô cảm ở giới trẻ, cho thấy mối tương quan
giữa các yếu tố gia đình, nhà trường, môi trường sống và bản thân với mức độ vô
cảm của học sinh-sinh viên hiện nay. Phương pháp định tính sẽ đi sâu hơn vào
các nguyên nhân chính gây ra “bệnh” vô cảm ở giới trẻ.
2. Phương pháp thâu thập thông tin và các công cụ.
Thông tin định lượng, chúng tôi thâu thập bằng bản hỏi đã soạn sẵn.
Trước khi soạn bản hỏi, chúng tôi tìm tài liệu thư tịch bằng cách tham khảo
những bài luận, báo cáo đã có sẵn. Ngoài ra, chúng tôi còn tìm được những bài
báo trên Internet, đây là nguồn thông tin chủ yếu. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng
tham khảo ý kiến của những người đi trước.
15
Với thông tin định tính, sinh viên sử dụng phương pháp phỏng vấn bán cơ
cấu để có thể tìm hiểu cụ thể hơn những yếu tố gây nên “bệnh” vô cảm ở giới trẻ.
Các công cụ kĩ thuật thu thập thông tin chính là sử dụng bản hỏi, phỏng
vấn bán cơ cấu.
3. Phương pháp xử lí thông tin:
Sinh viên áp dụng một số phương pháp xử lí thông tin như SPSS 11.5,
Microsoft Excel 2003. Đồng thời, với việc phỏng vấn chúng tôi dùng máy ghi âm
hoặc ghi chép lại tạo điều kiện dàng xủ lí thông tin.
4. Phương pháp chọn mẫu:
Đề tài của sinh viên là “Những nguyên nhân hình thành bệnh vô cảm ở
giới trẻ tại TPHCM”. Nên dủng phương pháp chọn mầu tình cờ tiện lợi và theo
chiều kích. Qui mô dân số ở bốn trường là 55.390 học sinh-sinh viên. Áp dụng
theo công thức: n=N/(1+N.e
2
). Theo đó, chúng tôi chọn sai số là 5% thì quy mô
của mẫu là 440 học sinh-sinh viên. Trong đó, hai trường THPT Nguyễn Thị
Minh Khai và THPT Lương Văn Can là 50 học sinh, còn đại học Bách Khoa và
KHXH&NV là 390 sinh viên. Có sự chênh lệch này bởi vì tổng số sinh viên của

hai trường đại học chiếm 92.26% so với quy mô dân số được chọn.
5. Khó khăn và hạn chế của đề tài:
Do đề tài còn mới nên vẫn chưa có nhiều tài liệu đề cập đến vấn đề này.
Ngoài ra, vì điều kiện và thời gian không cho phép nên chúng tôi chỉ chọn được
những trường mình có điều kiện phỏng vấn. Và điều nữa là chúng tôi chưa có
kinh nghiệm trong thực tế nên qua bài này chúng tôi cũng lấy đó làm bài học cho
mình.
16
BẢN HỎI
Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh Mã Số
Khoa Xã Hội Học & Công Tác Xã Hội
Đề tài: “Những nguyên nhân hình thành
“bệnh” vô cảm ở giới trẻ tại TP. Hồ Chí Minh”
PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN
Chúng Tôi là nhóm sinh viên Lớp XH10, Khoa XHH&CTXH, trường Đại
học Mở TPHCM đang thực hiện đề tài tìm hiểu về vấn đề Những nguyên nhân
hình thành “bệnh” vô cảm ở giới trẻ tại TP. Hồ Chí Minh . Rất mong các anh
chị dành thời gian trả lời những câu hỏi dưới đây. Xin anh/chị vui lòng đánh dấu
X vào ô trả lời. Những thông tin từ cuộc khảo sát sẽ được giữ kín và chỉ dùng
trong bản báo cáo tổng hợp cuối cùng mà thôi.
Xin chân thành cảm ơn!
1. Bạn hiện là:
- Học sinh-Sinh viên(khối/ngành)………………………………………….
- Trường:…………………………Học sinh - Sinh viên (lớp-năm):……….
- Giới tính: Nam 1 Nữ 2
- Khu vực cư trú trước khi vào học tại trường?
- Tỉnh thành khác 1 - TP.HCM 2
- Tôn giáo của bạn
. Công giáo 1
. Phật giáo 2

. Tôn giáo khác 3
. Không tôn giáo 4
- Hoạt động tình nguyện mà bạn đã từng tham gia:
. Mùa hè xanh 1
. Tiếp sức mùa thi 2
. Từ thiện xã hội 3
. Hoa phượng đỏ 4
. Hoạt động tình nguyện khác…………… 5
. Chưa từng tham gia 6
2. Xin vui lòng cho biết xếp lọai kết quả học tập của bạn trong năm học vừa
qua?
- Giỏi 1 - TBK 3 - Yếu-kém5
- Khá 2 - TB  4
3. Hiện tại bạn đang sống ở đâu?
- Ở nhà trọ 1 - Tại gia đình 3
- Ký túc xá 2 - Nhà người thân 4
4. Cha mẹ bạn làm nghề gì?
Cha:………………………………
Mẹ:………………
17
5. Hoàn cảnh kinh tế của gia đình bạn hiện nay như thế nào?
-Giàu có 1 - Trung bình 3
-Khá giả 2 - khó khăn 4
6. Bạn đã từng nghe nói đến “bệnh’ vô cảm ở giới trẻ ?
- Đã từng nghe 1
- Chưa nghe bao giờ2
- Không ý kiến 3
7. Bạn tự đánh giá mình có tính cách như thế nào?
- Hoạt bát, sôi nổi, năng động 1
- Thỏai mái, cởi mở, dễ dãi 2

- Trầm tính, không thích ồn ào 3
- Không biết 4
8. Mức độ tự học của bạn như thế nào?
Rất
thường
xuyên
Thường
xuyên
Thỉnh
thoản
g
Hiếm
khi
Không
bao giờ
Đọc và tìm tài liệu trong thư viện
Giơ tay phát biểu ý kiến trong giờ
học
Hỏi kinh nghiệm của những anh/chị
năm trước
Trao đổi với giảng viên thông qua
elearning
Tìm tài liệu trên Internet
Chuẩn bị bài trước khi đến lớp
9. Nhà trường có thường tổ chức các họat động xã hội cho học sinh-sinh viên
tham gia?
- Thường xuyên 1
- Thỉnh thỏang 2
- Hiếm khi 3
- Không bao giờ 4

10.Mức độ tham gia các họat động xã hội của bạn như thế nào?
18
- Thường xuyên 1
- Thỉnh thỏang 2
- Hiếm khi 3
- Không bao giờ 4
11.Những chỗ vui chơi giải trí mà bạn thường lui tới là những nơi nào sau đây?
(có thể chọn nhiều ý kiến)
- Nhà sách 1
- Công viên trò chơi 2
- Quán café 3
- Karaoke 4
- Bar 5
- Trung tâm mua sắm 6
- Ý kiến khác (ghi rõ)… 7
12.Bạn thường thư giãn bằng cách nào?( có thể chon nhiều ý)
- Xem phim 1
- Chơi game 2
- Nghe nhạc 3
- Đọc sách 4
- Ý kiến khác (ghi rõ)…. 5
13. Thể loại phim bạn thường xem là:
- Hành động 1
- Hài/lãng mạn 2
- Tâm lí xã hội 3
14. Bạn thích xem phim của nước nào?
- Việt Nam 1
- Hàn Quốc/ Nhật Bản 2
- Mỹ/ Châu Âu 3
15.Bạn thích chơi loại game nào?

- Hành động 1 - Nhập vai 3
- Chiến thuật 2 - Phiêu lưu 4
16. Bạn thích nghe thể loại nhạc nào?
- Về tình yêu đôi lứa/ bạn bè 1
- Quê hương, gia đình 2
- Nhạc không lời (giao hưởng thính phòng) 3
17.Bạn có sử dụng mạng xã hội không?
- Có 1 - Không 2
(Nếu có xin trả lời câu 18, còn không thì chuyển xuống câu 19)
18.Mức độ truy cập mạng xã hội của bạn một ngày như thế nào?
19
………giờ/ngày
19. Bạn có thường đọc báo không?
- Thường xuyên 1 - Hiếm khi 3
- Thỉnh thoảng 2 - Không bao giờ 4
20. Loại báo mà bạn thường đọc là:……………………………….
21.Bạn có thường theo dõi bản tin thời sự trên các đài truyền hình không?
- Có 1 - Không 2
22.Bạn có nhóm bạn thân không?
- Có 1 - Không 2
(nếu có xin trả lời tiếp câu 23 và 24; còn không thì chuyển xuống câu 25 )
23.Nhóm của bạn có thường tham gia các hoạt động Đoàn-Hội không?
- Có 1 - Không 
24.Nhóm của bạn có quan điểm chung là gì ?




25. Bạn có thường xuyên gặp phải các tình huống dưới đây?
Rất

thường
xuyên
Thường
xuyên
Thỉnh
thoảng
Hiếm
khi
Không
bao giờ
Dắt một cụ già qua đường
Đem trả đồ nhặt được
Nhường ghế cho người già, phụ nữ
và trẻ em trên xe buýt
Giúp đỡ người bị tai nạn giao thông
Tham gia các chương trình quyên
góp từ thiện
Tham gia các hoạt động giữ gìn trật
tự, an ninh khu phố hay khu nhà
trọ…
Vỗ tay khi xem một chương trình
văn nghệ hay thể thao ở các địa
điểm công cộng
26. Nguyên nhân nào ảnh hưởng đến phản ứng của bạn trước các trường hợp
trên?
20
(Có thể chọn nhiều ý)
- Sợ mất thời gian 1
- Sợ mất tài sản (xe, vật dụng khác…) nếu dừng lại hỗ trợ 2
- Không phải chuyện của mình 3

- Chuyện xảy ra thường ngày 4
- Đợi xem có ai hỗ trợ người bị nạn không, nếu không thì mình hỗ trợ 5
- Sợ vạ lây 6
- Đợi cảnh sát giao thông đến xử lý 7
- Khác:…………………………………
27. Bạn đánh giá thế nào về thói vô cảm ở giới trẻ hiện nay? (Đánh dấu X)
[1] Tán đồng [2] [3] [4] [5]Không chấp nhận

28. Theo bạn đâu là những nguyên nhân hình thành “bệnh” vô cảm ở giới trẻ
hiện nay?


Xin chân thành cảm ơn
Ngày…… tháng… năm…
Người phỏng vấn:………………………
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
21
1. Lê Ngọc Hùng, Lịch sử và lý thuyết xã hội học, TP.HCM, NXB Khoa Học
Xã Hội, 2008, 349tr.
2. Nguyễn Xuân Nghĩa, Phương pháp và kĩ thuật trong nghiên cứu xã hội,
TP.HCM, NXB Phương Đông, 2010, 316tr.
3. Nguyễn Xuân Nghĩa, Xã Hội Học, Đại học Mở TP.HCM, 2010, 242tr.
4. Càng văn minh, càng vô cảm?
/>option=com_content&view=article&id=1401:cang-vn-cang-vo-
cm&catid=111:tin-tc&Itemid=822
5. Thái độ sống vô cảm ngày nay
/>ngay-nay.35A82926.html
6. Vụ “lên mạng khoe đâm chết cụ già”: “thế thôi cũng đủ chết rồi”
len-mang-khoe-dam-chet-cu-gia
the-thoi-la-du-chet-roi html

7. Bệnh vô cảm, kết quả của lối sống thực dụng thời hiện đại
/>ket-qua-loi-song-thuc-dung-thoi-hien-dai/
8. Bệnh vô cảm xuất phát từ khủng hoảng niềm tin cuộc sống.
/>9. Vô cảm, “Bệnh mạnh ai nấy sống” thời hiện đại.
/>thoi-hien.html
10.Bệnh vô cảm ngày càng nặng, vì sao?
/>11.Thanh niên là ai?
/>%7Cvi&u= />Y/0,,contentMDK:20261632~menuPK:565270~pagePK:148956~piPK:216618~
theSitePK:396445,00.htm l
12.Theo dự luật, cả gia đình có thể là…thanh niên.
22
/>23

×