Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

phân tích báo cáo tài chính công ty thủy điện thác bà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (420 KB, 29 trang )

Đại Học Kinh Tế - Đại Học Đà Nẵng
Khoa QTKD – Thương Mại

Học phần
QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
GVHD : Trần Thị Ngọc Vỹ
SVTH :
1. Phan Thị Xuân Hảo 36K8.1
2. Bùi Thị Quỳnh Nhi 36K8.1
3. Lê Văn Huân 36K2.1
4. Nguyễn Minh Thư 36K8.1
Đà Nẵng, ngày 12 tháng 4 năm 2013
PHẦN A : PHÂN TÍCH NGÀNH
Phân tích môi trường ngành thủy điện
1. Tình hình chung :
Ngành điện vẫn duy trì được sự tăng trưởng nhất định. Theo EVN, năm
2012, tồng điện năng sản xuất và nhập khẩu đạt 117,59 tỷ KWh. Tăng 10,9% so
với năm trước. Trong đó sản lượng điện nhập khẩu giảm mạnh 46% còn 2,67 tuỷ
KWh, chiếm 2,2% trong cơ cấu nguồn điện năm 2012. Ngành thủy điện hiện nay
đang chiếm 43,9% trong hệ thống điện Việt Nam.
2. Phân tích mô hình SWOT :
Điểm mạnh
- Hệ thống máy móc thiết bị, công nghệ
mà Nhà máy Thủy điện Nà Lơi đang sử
dụng thuộc vào loại tiên tiến, hiện đại nhất
hiện nay tại Việt Nam.
- Tiềm năng thủy điện rất lớn (lượng mưa
lớn, hệ thống sông ngòi phong phú).
Điểm yếu
- Chi phí đầu tư ban đầu cao.
- Thời gian đầu tư lâu.


- Hoạt động sản xuất kinh doanh phụ
thuộc nhiều vào điều kiện khí hậu.
Cơ hội
- Thị trường điện năng thuận lợi, cầu
luôn vượt cung. Chất lượng đời sống
của người dân ngày càng tăng cao nên
nhu cầu về điện lớn.
- Nền kinh tế đang trên đà phục hồi,
hoạt động sản xuất kinh doanh được cải
thiện và luồng vốn đầu tư nước ngoài
tăng nên nhu cầu tiêu thụ điện năng tăng
cao.
- Nhiều dự án thủy điện đang được EVN
triển khai xây dựng để đưa vào vận hành
trong tương lai.
Thách thức
- Khí hậu thay đổi thất thường, ảnh
hưởng lớn đến tình hình hoạt động sản
xuất kinh của các công ty trong ngành.
- Do ngành chịu sự điều tiết trực tiếp
của Nhà nước nên môi trường cạnh
tranh trong cùng ngành không có. Điều
đó góp phần tạo tâm lý ỷ lại, không chủ
động trong việc nâng cao hiệu quả hoạt
động của ngành.
- Chất lượng cơ sở hạ tầng còn thấp.
3. Triển vọng phát triển năm 2012 :
Giá bán điện có thể tăng tiếp tục. Giá điện tăng 5% vào cuối năm 2011 và dự
kiến sẽ tiếp tục được điều chỉnh tăng thêm hơn 10%. Như đề cập ở trên, việc tăng
giá điện giúp các công ty điện có cơ sở để đề xuất tăng giá bán điện khi ky hợp

đồng mới với EVN.
Theo quan điểm của người phân tích, trong năm 2012, tình hình của các công
ty trong ngành có thể có những diễn biến tốt hơn năm 2011. Trong tương lai, khi
giá bán cho EVN được điều chỉnh tăng thì kết quả kinh doanh của các công ty
trong ngành sẽ được cải thiện đáng kể. Do đó, nhà đầu tư có thể cân nhắc mua các
cổ phiếu trong ngành trong dài hạn.
PHẦN B: PHÂN TÍCH CÔNG TY
1. Công ty thủy điện Thác Bà (TBC) :
1.1. Vị thế công ty trong ngành:
Công ty thủy điện Thác Bà (TBC) là nhà máy thuỷ điện đầu tiên của Việt
Nam hoạch toán độc lập thuộc trực thuộc EVN do đó, TBC được EVN bảo đảm
đầu ra hoàn toàn. Điện năng là sản phẩm chủ yếu của TBC, doanh thu từ sản xuất
và kinh doanh điện năng chiếm 99.9% tổng doanh
thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. TBC có lượng
điện chiếm khoảng 0.5% toàn thị trường. Do đặc
thù kinh doanh nên TBC không chịu ảnh hưởng bởi
chi phí đầu vào nguyên vật liệu, tình hình lạm phát, tỷ
giá, lãi suất Trong các nhà máy thuỷ điện đang niêm yết thì TBC được đánh giá là
có KQKD cao.
Một ngành là một nhóm các công ty cung cấp các sản phẩm hay dịch vụ
giống nhau hoặc thay thế cho nhau. Các công ty trong ngành có ảnh hưởng và
cạnh tranh lẫn nhau, thông qua việc theo đuổi các chiến lược cạnh tranh hốn hợp
hoặc đa dạng nhằm đạt được mức lợi nhuận cao hơn mức trung bình của ngành.
1.2. Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh:
1.2.1. Các đối thủ cạnh tranh :
Đánh giá mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong một ngành sản xuất
như ngành phát điện thông qua các nội dung: cơ cấu cạnh tranh ngành, thực trạng
cầu của ngành và các hàng rào lối ra.
1.2.1.1. Cơ cấu cạnh tranh của ngành:
EVN hiện vẫn là tập đoàn thực hiện chức năng phân phối và kinh doanh điện

năng duy nhất nhưng đang chịu sự cạnh tranh mạnh trong lĩnh vực phát điện từ
các đối thủ khác như: Tập đoàn dầu khí Việt Nam, tập đoàn than và khoáng sản
VN, các nhà máy thuỷ điện độc lập Hiện nay, sản lượng điện của các nhà máy
điện thuộc EVN hoặc EVN nắm giữ cổ phần lớn chỉ chiếm khoảng 65%. Lợi thế
của EVN là có nhiềm kinh nghiệm trong việc xây dựng, vận hành và sửa chữa các
nhà máy điện và một ưu thế lớn khác là EVN hiện đang nắm giữ việc truyền tải và
phân phối cho hệ thống điện. Các đơn vị khác như PetroVN, TKV lại có ưu thế
về nguồn vốn đầu tư xây dựng dồi dào và chủ động về nguồn nhiên liệu đầu vào
cho các nhà máy nhiệt điện, tuabin khí.
Các nguồn điện đến năm 2008
STT Nhà máy Công suất
(MW)
I EVN và các Công ty do EVN giữ cổ phần chi phối 10.130
II Tập đoàn Dầu khí Việt Nam 1.968
III Tập đoàn CN Than-Khoáng sản Việt Nam 445
IV Tổng công ty Xây dựng Sông Đà 78
V IPP/BOT 3.078
Tổng công suất 15.709

Ngoài ra do đặc điểm công nghệ các nguồn phát điện tại Việt Nam gồm 4
nhóm nhà máy điện bao gồm: thủy điện, nhiệt điện than, nhiệt điện dầu, Tuabine
khí. Giữa các nhóm có suất đầu tư và chi phí nhiên liệu/kWh rất khác nhau, dẫn
đến quá trình hoạt động các giữa các nhóm và giữa các nhà máy trong mỗi nhóm
này thường cạnh tranh với nhau. Đồng thời trong nhóm mỗi nhóm cũng có sự
cạnh tranh với nhau để giành quyền phát điện vào khoảng thời gian nhu cầu thị
trường xuống thấp (thấp điểm đêm), hoặc khoảng thời gian hệ thống thừa nguồn.
Giá sản xuất điện rẻ, thời gian khởi động máy nhanh là các ưu thế cạnh tranh của
nhà máy thuỷ điện. Trong khi đó, việc phát điện không phụ thuộc vào thiên nhiên,
vào nguồn nước là lợi thế cạnh tranh của các nhóm nhà máy khác.
Bảng: So sánh 1 số đối thủ cạnh tranh Công ty CPTĐ Thác Bà

TT Doanh nghiệp Công
suất
thiết kế
(MW)
Sản lượng
điện hàng
năm (triệu
kWh)
Năm đưa
vào vận
hành
Địa điểm
1 Thuỷ điện Vĩnh Sơn –
Sông Hinh 133 715 2004
Bình
Định, Phú
Yên
2 Thuỷ điện Thác Bà 108 400 1971 Yên Bái
3 Thuỷ điện Cần Đơn
77,6 300 2004
Bình
Phước
4 Thuỷ điện Nâm Mu 12 62 2004 Hà Giang
5 Thuỷ điện Nà Lơi 9,3 46,3 2003 Điện Biên
6 Thuỷ điện Ry ninh II 7 53 2000 Gia Lai
(Nguồn: www.thuydiennammu.com.vn; www.candon.com.vn;
www.ryninh.com.vn; www.thacba.evn.com.vn; www.naloi.com.vn
Trong lĩnh vực dịch vụ sửa chữa, vận hành nhà máy điện hiện chỉ có một vài
doanh nghiệp cung cấp. Riêng đối với thuỷ điện, hiện tại, ở miền Bắc chưa có
doanh nghiệp nào cung cấp dịch vụ này trong có nhiều thuỷ điện đang được xây

dựng và sắp được xây dựng.
1.2.1.2. Hàng rào lối ra của doanh nghiệp trong ngành :
Do tính chất đặc thù của quá trình đầu tư và sản xuất điện tạo ra hàng rào lối
ra vô cùng lớn đối với các đơn vị trong ngành, khả năng tận dụng vật tư thiết bị
hoặc chuyển đổi ngành nghề cực kỳ khó khăn, không có nhiều chủ đầu tư sẵn sàng
mua lại nhà máy đang vận hành không hiệu quả, thủ tục hành chính và chi phí cho
việc chuyển đổi rất lớn dẫn đến các doanh nghiệp đã đầu tư vào ngành điện bị
khoá chặt và gần như không có cơ hội rời ngành. Việc này dẫn đến áp lực cạnh
tranh trong ngành tăng rất lớn khi cầu giảm hoặc cung phát triển tới mức bão hòa.
1.2.2. Đe dọa từ những đối thủ tiềm năng
Như đã trình bầy ở phần trên, hiện tại, Chính phủ đang có chủ trương tái cơ
cấu ngành điện theo hướng phù hợp với cơ chế cho thị trường; kêu gọi đầu tư vào
ngành điện (trước mắt tập trung vào nguồn điện) và đa dạng hoá thành phần đầu tư
đã tạo lực hút và cơ hội cho các đối thủ tiềm năng gia nhập ngành, điều này sẽ tạo
ra áp lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp hiện tại trong ngành. Trong thời
gian tương đối ngắn đã có các chủ đầu tư: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn
CN Than-Khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty Xây dựng Sông Đà, IPP/BOT với
tổng công suất đặt là 4.600 tham gia vào thị trường phát điện. Tuy vậy giai đoạn
này vẫn tồn tại các rào cản như việc Chính phủ qui định giá điện đầu ra thấp dẫn
đến tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp sản xuất điện hiện tại xấp xỉ 7-8% và
thấp hơn nhiều so với các ngành nghề kinh doanh khác hấp dẫn khác. Mặt khác,
nhu cầu vốn đòi hỏi rất lớn, suất đầu tư xấp xỉ 3000 USD/ KWh (nguồn, truyền tải
và phân phối). Đây là những rào cản đáng kể cho việc ra nhập ngành điện.
1.2.3. Sức mạnh thương lượng của nhà cung cấp
Đối với EVN do đang sở hữu các Nhà máy điện như Nhiệt điện than, dầu, khí
nên phụ thuộc rất nhiều vào các nhà cung cấp nhiên liệu sơ cấp và chịu nhiều áp
lực từ các nhà cung cấp thiết bị sử chữa thay thế đặc biệt là Tuabine khí và nhiệt
điện dầu do trong nước chưa sản xuất được. Các nhà cung cấp nhiên liệu có thể ra
điều kiện hoặc gây áp lực buộc doanh nghiệp phải tăng giá mua nhiên liệu khi thị
trường bước và giai đoạn khó khăn hoặc khan hiếm nguồn cung.

Đối với Công ty CPTĐ Thác Bà nhiên liệu đầu vào là nước, không phải mua
từ các nhà cung cấp mà chỉ phụ thuộc vào thiên nhiên, do đó công ty không phải
chịu nhiều áp lực từ các nhà cung cấp. Sự phụ thuộc chỉ ở mức độ nhỏ là vật tư
thiết bị thay thế thường xuyên và dự phòng, tuy vậy hiện tại các thiết bị cơ khí
thủy công được cung cấp bởi đa phần các nhà cung cấp trong nước tạo chủ động
và cơ hội đàm cho Công ty trong đamg phán với đối tác cung;
1.2.4. Sức mạnh thương lượng của người mua
Đối với EVN, người mua có sức mạnh lớn nhất chính là Chính phủ vì để đảm
bảo an ninh năng lượng và bình ổn sản xuất, Chính phủ là người quyết định giá
bán điện cho các hộ tiêu thụ vì vậy, giá bán điện đầu ra của các nhà máy điện
không thể nâng lên mặc dù nguồn cung còn thiếu.
Đối với Công ty CPTĐ Thác Bà, người mua duy nhất là Tập đoàn điện lực
Việt Nam hoặc cơ quan mua bán điện, cùng với đặc điểm của quá trình sản xuất
điện phải diễn ra đồng thời và cân bằng với quá trình sử dụng điện, sự phụ thuộc
vào khả năng truyền tải của hệ thống điện dẫn đến sức mạnh của người mua là
đáng kể trong việc đàm phán mua điện với người bán.
Ngoài ra theo qui định điều độ hệ thống điện người mua có thể không huy
động năng lực phát điện của người bán trong trường hợp xét thấy nếu huy động sẽ
không đảm bảo tối thiểu hóa chi phí biên của toàn hệ thống điện, điều này gây ra
áp lực rất lớn đối với doanh nghiệp phát điện phải giám chi phí để giảm giá phát
điện. Bằng chứng là để tối thiểu hóa chi phí phát điện thông qua giảm số lần khởi
động lại lò hơi, một số doanh nghiệp nhiệt điện than vào thời gian thấp điểm đêm
đã chào giá thấp hơn giá phát của thủy điện để giành quyền bám lưới tiếp tục phát
điện, tránh phải dừng lò, giảm chi phí khởi động lại lò hơi.
1.2.5. Các sản phẩm thay thế
Điện năng thương phẩm được coi là một dạng hàng hoá đặc biệt với các đặc
điểm riêng của nó không có sản phẩm dở dang và dự trữ, không có sản phẩm tồn
kho (quá trình sản xuất và tiêu thụ xẩy ra đồng thời); Điện năng là một dạng năng
lượng được sử dụng rộng rãi và phổ biến, có vai trò to lớn đối với nền kinh tế và
đời sống xã hội. Cho đến hiện tại chưa có sản phẩm nào thay thế được điện năng

với tư cách là nguồn năng lượng sạch, tiên tiến và hiệu quả.
Xét trên phương diện cạnh trạnh của đối thủ tiềm năng, sự thay thế trong
trường hợp này được hiểu là các đối thủ mới gia nhập ngành sẽ cũng đưa ra bán
sản phẩm là điện năng song có khả năng với giá thành thấp hơn do đi sau có cơ
hội áp dụng công nghệ sản xuất điện có hiệu suất cao hơn, năng suất lao động cao
hơn
1.3. Phân tích mô hình SWOT công ty TBC
1.3.1. Mô hình SWOT của TBC :
Điểm mạnh (Strengths)
- Lãnh đạo tâm huyết, tầm nhìn chiến
lược; Bộ máy quản lý Công ty có năng
lực và có trình độ trong các lĩnh vực
quản trị, kỹ thuật, tài chính.
- Mô hình tổ chức gọn nhẹ, hiệu quả.
- Tình hình tài chính lành mạnh, có khả
năng huy động vốn để đầu tư.
- Thiết bị, máy móc đã đại tu, nâng cấp
đảm bảo hiệu suất và tính tin cậy.
- Có kinh nghiệm, nguồn lực hệ thống
hạ tầng kỹ thuật tham gia thị trường
điện.Kinh nghiệm 40 năm quản lý vận
hành, sữa chữa thủy điện. Có nguồn lực
đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của thị
trường.
- Có hồ chứa điều tiết nhiều năm, khả
năng cung cấp dịch vụ phụ cho hệ thống
điện.
Điểm yếu (Weaknesses)
- Vùng sâu, khó khăn thu hút lao động
có chất lượng, thừa lao động giản đơn.

- Chính sách thù lao, khuyến khích, thu
hút lao động chưa phù hợp
- Khả năng thu thập thông tin, dự báo
thị trường, phục vụ quyết định đầu tư
chưa tốt.
- Chưa khai thác hiệu quả vốn thông qua
hoạt động đầu tư, góp vốn cổ phần.
- Thiếu nhân lực có kinh nghiệm thực
hiện đầu tư tài chính, bất động sản và
dịch vụ khác.
Cơ hội (Opportunities)
- Nhu cầu điện năng tăng (15-20) %
/năm
- Giá bán điện được điều chỉnh tăng theo
lộ trình.
- Tiềm năng thủy điện không nhiều.
-Nguyên liệu nước, giá thành rẻ,
khôngphụ thuộc nhà cung cấp, chi phí
khởi động thấp, hệ số sẵn sàng cao.
- Vị trí địa lý, quản lý mặt hồ thuận lợi
đầu tư du lịch, đa dạng hóa ngành nghề.
- Các tổ chức cá nhân đầu tư phát triển
nhiều vào thủy điện vừa và nhỏ nhưng
không có kinh nghiệm về vận hành và
sửa chữa.
- Thiết lập thị trường phát điện cạnh
tranh: chào giá và khai thác dịch vụ phụ
phát điện.
- Chủ trương chính sách và pháp luât tạo
điều kiện phát triển nguồn điện và sản

xuất KD điện năng.
Thách thức (Threats)
- Nhiều nhà máy điện mới vào hoạt
động, gia tăng áp lực cạnh tranh trong
tương lai.
- Tỷ lệ lạm phát, tỷ giá tăng cao làm
tăng chi phí sản xuất điện. .
- Sức mạnh thương lượng của người
mua rât lớn.
- Biến đổi khí hậu, không chủ động
nguồn nước, khó khăn dự báo.
- Xu hướng cạnh tranh về giá vào giờ
thấp điểm và mùa mưa.
- Chính sách, cơ chế còn chậm điều
chỉnh, mốt số không phù hợp.
1.3.2. Phân tích mô hình SWOT :
Chiến lược - SO 1
1. Đầu tư góp vốn vào dự án thủy điện, nhiệt
điện hiệu quả.
Chiến lược WO
1. Quản trị tài chính, khai thác
hiệu quả nguồn vốn đầu tư
2. Chuẩn bị và tham gia thị trường cạnh tranh
phát điện. Cung cấp dịch vụ phụ cho hệ
thống điện;
3. Phát triển sản xuất điện hiệu quả, giữ vững
vai trò nhà cung cấp điện năng cho lưới
điện khu vực với chất lượng cao, chi phí
thấp.
Chiến lược - SO 2

1. Phát triển trung tâm dịch vụ kỹ thuật phục
vụ đào tạo vận hành và sửa chữa thủy điện.
2. Phát triển các ngành nghề kinh doanh khác
như: Tài chính, bất động sản, du lịch…
phát triển.
2. Duy trì ổn định sản xuất, tối đa
hóa doanh thu.
3. Cải tiến cơ cấu tổ chức, chính
sách thù lao lao động, thu hút
nguồn nhân lực chất lượng cao
cho công tác đầu tư tài chính,
bất động sản.
Chiến lược ST
1. Khai thác thế mạnh nguồn vốn, đầu tư góp
vốn vào các dự án nhiệt điện giảm sự phụ
thuộc vào nguồn nước.
2. Đầu tư nâng cấp thiết bị tăng hệ số khả
dụng thiết bị, tối đa hóa lợi nhuận. (doanh
thu).
3. Tiếp tục đàm phán với người mua duy nhất
để thoả thuận được giá bán điện hợp lý.

Chiến lược WT
1. Áp dụng các tiêu chuẩn quản
lý hiệu quả có khả năng thích
nghi với môi trường cạnh
tranh.
2. Chủ động tổ chức tuyển dụng,
phát triển nguồn nhân lực cho
lĩnh vực đầu tư tài chính, bất

động sản
3. Tăng cường công tác quản trị
tài chính và sử dụng nguồn
vốn tối ưu.
Thông qua kết quả định tính của ma trận SOWT, đề xuât các chiến lược sau làm
căn cứ phân tích lựa chọn chiến lược sản xuất kinh doanh tối ưu cho Công ty
CPTĐ Thác Bà bao gồm: SO-1, SO-2, ST.
1.4. Chiến lược SX-KD của Công ty CP thuỷ điện Thác Bà 2013-2020
1.4.1. Mục tiêu chiến lược dài hạn
- Xây dựng công ty trở thành công ty đại chúng mạnh có uy tín trên thị trường
chứng khoán Việt Nam, từ lĩnh vực quản lý đầu tư thuỷ điện dần dần phát triển
đa ngành sang đầu tư tài chính, các lĩnh vực khác nhằm gia tăng giá trị công ty,
gia tăng lợi nhuận và cổ tức cổ đông phát huy thế mạnh truyền thống văn hoá
doanh nghiệp nâng cao thương hiệu công ty.
- Xây dựng thành công ty đa ngành trong đó có các lĩnh vực phát điện, phân
phối điện, đầu tư tài chính và các lĩnh vực khác.
- Phát triển Trung tâm thành đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ kỹ
thuật cho các nhà máy điện.
- Xây dựng công ty có tiềm lực tài chính mạnh, kinh doanh có hiệu quả; Bảo
toàn và phát triển vốn cổ đông.
1.4.2. Mục tiêu giai đoạn:
• Mục tiêu giai đoạn 2013-2015
- Kinh doanh có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn cổ đông; đảm bảo các chỉ
tiêu sản xuất kinh doanh cơ bản như sau:
Chỉ tiêu 2013 2014 2015
Doanh thu (tỷ đồng) 230 250 270
Chi phí (tỷ đồng) 140 120 120
Lợi nhuận trước thuế (tỷ đồng) 90 130 150
Cổ tức (%) 10 12 12
Các chỉ tiêu trên được xác định trên cơ sở tính toán: Sản lượng điện sản xuất

của Nhà máy thuỷ điện Thác Bà đạt trung bình hàng năm là 372 triệu kWh/năm,
giá bán điện trong năm 2011 là 530đ/kWh và giá bán điện các năm sau cao hơn
khi Công ty tham gia chào giá trên thị trường điện (trung bình khoảng 620đ/kWh).
Doanh thu từ các năm 2014, 2015 đã tính đến doanh thu tài chính từ phần vốn
góp vào các nhà máy thuỷ điện và công ty sửa chữa.
Chi phí sản xuất điện từ năm 2012 đã tính đến khấu hao tổ máy 3 và các
thiết bị, công trình khác.
- Đầu tư cải tạo, nâng cấp và hiện đại hoá nhà máy đảm bảo các thiết bị luôn sẵn
sàng và đáp ứng yêu cầu vận hành ổn định. Các dự án chính là: Đại tu nâng cấp
tổ máy số 3, là tổ máy cuối cùng chưa được nâng cấp; nâng cấp hệ thống điều
khiển, đo lường, bảo vệ và giám sát nhà máy bằng hệ thống mới, sử dụng công
nghệ hiện đại (DCS); thay các máy biến áp cũ, có tổn hao lớn bằng các máy
mới; đại tu hệ thống công trình kiến trúc, công trình thuỷ công, hệ thống đập.
- Đầu tư vào các dự án thuỷ điện vừa và nhỏ. Trong đó, chú trọng đầu tư vào dự
án thuỷ điện có công suất thiết kế trên 10MW.
- Phát triển các ngành nghề kinh doanh gắn với sản xuất điện năng để phát huy
năng lực về lao động, trang thiết bị kỹ thuật của công ty như: dịch vụ quản lý,
vận hành các nhà máy thuỷ điện trong khu vực. Trước mắt, trong năm 2011,
cần hoàn thiện tổ chức của Trung tâm dịch vụ kỹ thuật. Khi công tác tổ chức
sản xuất, nguồn nhân lực đã ổn định sẽ tiến hành cổ phần hoá đơn vị này và
Công ty sẽ nắm cổ phần chi phối.
- Phát triển kinh doanh bất động sản, đầu tư tài chính, du lịch
• Mục tiêu giai đoạn 2016- 2020
- Duy trì, tận dụng tối đa khả năng phát điện của nhà máy thuỷ điện Thác Bà.
- Phát triển Công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật thành doanh nghiệp hàng đầu trong
lĩnh vực cung cấp dịch vụ kỹ thuật.
- Tiếp tục gia tăng đầu tư thuỷ điện vừa và nhỏ. Với các dự án đã đầu tư góp vốn
trong giai đoạn 2010 -2015, Công ty sẽ tiếp tục đầu tư để nắm quyền chi phối
với tỷ lệ nắm giữ từ 51% trở lên
- Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn khấu hao cơ bản hàng năm và lợi nhuận để lại,

công ty có thể chủ động tìm kiếm các cơ hội đầu tư tài chính, bất động sản.
- Tiếp tục phát triển kinh doanh du lịch. Mở rộng các các tour du lịch không bó
hẹp trong phạm vi Yên Bái, Tuyên Quang.
2. Phân tích tài chính
2.1. Phân tích thông số :
2.1.1. Chỉ tiêu cơ cấu vốn :
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012
Tỉ suất nợ 9% 10% 5% 4%
Tỉ suẩt NPT/VCSH 10% 11% 5% 4%
Tỉ số tự tài trợ 91% 90% 95% 96%
Tỉ suất NVTX 95% 93% 96% 96%
a) Tính tự chủ về tài chính: Tỷ suất tự tài trợ qua các năm dao động trên
mức 90% - đây là mức dao động rất cao so với các công ty trong ngành, tỉ suất nợ
và tỷ suất NPT/VCSH luôn ở mức rất thấp (dưới 10%) và có xu hướng giảm dần
qua các năm, điều này cho thấy tính tự chủ rất cao về tài chính, có khả năng tự đáp
ứng được nguồn vốn cần thiết cho hoạt động kinh doanh, ko phụ thuộc vào nguồn
vốn vay bên ngoài, do đó ít chịu áp lực trả nợ cho chủ nợ, vì thế có nhiều cơ hội để
huy động vốn vay từ các tổ chức tín dụng.
b) Tính ổn định của nguồn tài trợ: Tỷ suất NVTX (nguồn vốn thường
xuyên) luôn ở mức cao (> 93%). Điều này cho thấy tính ổn định của nguồn tài trợ,
công ty có khả năng sử dụng các nguồn vốn lâu dài, ổn định để tài trợ cho hoạt
động kinh doanh và ít chịu áp lực thanh toán nguồn tài trợ này trong ngắn hạn.
2.1.2. Phân tích hiệu quả hoạt động:
a) Hiệu quả cá biệt:
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012
Vòng quay tổng tài sản 24% 15% 19% 29%
Vòng quay tài sản ngắn hạn 70% 52% 90% 106%
Vòng quay vốn chủ sở hữu 26% 17% 22% 30%
Vòng quay hàng tồn kho 540% 438% 496% 1011%
Vòng quay tổng tài sản bình quân của ngành 2011: 125%

Vòng quay tài sản ngắn hạn bình quân ngành 2011: 286%
Vòng quay vốn chủ sở hữu bình quân ngành 2011: 258%
 Nhận xét:
Vòng quay TTS: Các chỉ số này bé hơn 1( chỉ khoảng 0.25), điều này có
nghĩa là bình quân một đồng tài sản của công ty tạo ra chỉ được 0.25 doanh thu.
Chỉ số này của công ty thấp hơn chỉ số bình quân của ngành rất nhiều.Chứng tỏ
công ty chưa dùng tài sản một cách hiệu quả.
Vòng quay TSNH:có xu hướng tăng dần qua các năm chứng tỏ công ty
đang ngày càng nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn, điều này làm cho tốc
độ lưu chuyển TSNH của công ty tăng, công ty sẽ tiết kiệm được một số VLĐ
đáng kể, từ đó giúp giảm thiểu rủi ro và giảm chi phí sử dụng vốn cho DN. Tuy
nhiên, vòng quay tài sản ngắn hạn của công ty vẫn còn khá thấp so với vòng quay
tài sản ngắn hạn bình quân ngành ( bình quân ngành: 286% ).
Vòng quay vốn chủ sở hữu: diễn biến rất thất thường, trong giai đoạn
2009-2012 cũng chỉ tăng thêm được 4%và bé hơn 1 điều này chứng tỏ 1 đồng vốn
chủ sở hữu trung bình chỉ tạo được 0.21 đồng doanh thu, trong khi vòng quay vốn
chủ sở hữu bình quân của ngành lên đến 258%.
Vòng quay hàng tồn kho: ở mức rất cao, đặc biệt năm 2012 tăng đến
1011%. Thoạt nhìn đây có vẻ là điều không tốt bởi công ty dự trữ HTK quá nhiều,
tuy nhiên với đặc thù kinh doanh là DN sản xuất và tiêu thụ điện năng, việc dữ trữ
HTK như vậy là hợp lý để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện ngày càng cao, hơn nữa
đầu ra sản phẩm của TBC được tập đoàn điện lực Việt Nam EVN đảm bảo đầu ra
hoàn toàn nên đây được xem là mức dự trữ hợp lý.
b) Phân tích hiệu quả tổng hợp:
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012
ROA 15% 5% 9% 15%
ROE 16% 5% 9% 15%
EPS -20% -68% 84% 68%
ROA bình quân ngành năm 2012: 12%
ROE bình quân ngành năm 2012: 23%

 Nhận xét:
Chỉ số ROA: Tỷ số lợi nhuần ròng trên tài sản của công ty năm 2009 cao
nhưng đến năm 2010, 2011 đã giảm dần và tăng trở lại năn 2012, Qua 4 năm chỉ
số ROA của trung bình công ty luôn ở mức trên 10%. Đây là con số tương đối cao.
và xấp xỉ bằng mức trung bình ngành cho thấy khả năng sinh lời từ tài sản của
công ty là rất tốt
Chỉ số ROE. Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu cũng giảm trong
năm 2010 và tăng trở lại trong hai năm tiếp theo. ROE của công ty thấp hơn ROE
bình quân ngành có nghĩa khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn chủ sở hữu của
công ty là thấp hơn so vs bình quân ngành, đây là một điều không tốt trong việc
công bố thông tin tài chính cho các nhà đầu tư.
EPS: EPS là một chỉ số tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp giúp các nhà đầu tư cá nhân và thể chế cũng như các nhà phân
tích dễ dàng hiểu và so sánh giữa các loại cổ phiếu. EPS của công ty TBC luôn
cao hơn EPS bình quân ngành là một chỉ tiêu hấp dẫn nhà đầu tư.
2.1.3. Chỉ tiêu khả năng thanh toán
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012
Thanh toán hiện hành 643% 341% 583% 839%
Thanh toán nhanh 613% 303% 549% 808%
Thanh toán nợ ngắn hạn 468% 10% 151% 503%
Chỉ số thanh toán hiện hành bình quân của ngành là: 196%
Chỉ số thanh toán nhanh bình quân của ngành là: 182%
Chỉ số nợ ngắn hạn bình quân của ngành là: 80%
 Nhận xét:
- Chỉ tiêu K
hiện

hành
qua các năm đều ở mức rất cao, trung bình trên 500%, như
vậy 1 đồng nợ NH luôn được đảm bảo chi trả bởi trên 5 đồng TSNH.

- Hơn nữa chỉ tiêu K
ngắn hạn
luôn ở mức cao cho thấy các khoản nợ đều được chi
trả bằng tài sản có tính thanh khoản cao như tiền và tương đương tiền.
- K
nhanh
được duy trì hợp lý, chỉ số này cao hơn so với chỉ số bình quân của
ngành, luôn cao hơn 3 cho thấy công ty không phải chịu áp lực trả nợ nhanh và
hoàn toàn đủ khả năng chi trả các khoản nợ đến hạn.
• Đánh giá chung: Qua phân tích các chỉ số tài chính của công ty TBC,
có thể thấy rằng công ty TBC là một doanh nghiệp có tình hình tài chính lành
mạnh. Hơn nữa với đặc thù sản xuất kinh doanh là cung cấp điện năng-một ngành
được nhà nước bảo hộ độc quyền, công ty không phải chịu áp lực cho đầu ra sản
phẩm cũng như chịu những ảnh hưởng bất lợi của nền kinh tế. Vì thế trong trung
và dài hạn, dự báo rằng công ty TBC vẫn sẽ tiếp tục kinh doanh có hiệu quả, mở
rộng sản xuất kinh doanh.
2.1.4. Phân tích đòn bẩy :
2.1.4.1. Đòn bẩy hoạt động
2009 2010 2011 2012
DOL 1,056 1,121 1,133 1,083
 Nhận xét.
- Năm 2009: DOL=1,056 >0 chứng tỏ trong năm 2009, công ty đã sản xuất đạt
tới mức sản lượng hòa vốn. DOL năm 2009=1,056 có nghĩa là kể từ mức
doanh thu 280995 tỷ đồng, cứ 1% thay đổi trong doanh thu sẽ đưa đến 1,056%
thay đổi trong hoạt động cùng chiều thay đổi với doanh thu.
- Năm 2010: DOL=1,121 >0 chứng tỏ trong năm 2010, công ty đã sản xuất đạt
tới mức sản lượng hòa vốn. DOL năm 2010=1,121 có nghĩa là kể từ mức
doanh thu 131933 tỷ đồng, cứ 1% thay đổi trong doanh thu sẽ đưa đến 1,121%
thay đổi trong hoạt động cùng chiều thay đổi với doanh thu. Từ năm 2009 đến
năm 2010, do ảnh hưởng của đòn bẩy hoạt động và các nhân tố khác nên khi

doanh thu giảm 53% đã làm EBIT giảm theo 66%.
- Năm 2011: DOL=1,133 >0 chứng tỏ trong năm 2011, công ty đã sản xuất đạt
tới mức sản lượng hòa vốn. DOL năm 2011=1,133 có nghĩa là kể từ mức
doanh thu 175697 tỷ đồng, cứ 1% thay đổi trong doanh thu sẽ đưa đến 1,133%
thay đổi trong hoạt động cùng chiều thay đổi với doanh thu. Từ năm 2010 đến
năm 2011, do ảnh hưởng của đòn bẩy hoạt động và các nhân tố khác nên khi
doanh thu tăng 33% đã làm EBIT tăng 79%.
- Năm 2012: DOL=1,083 >0 chứng tỏ trong năm 2012, công ty đã sản xuất đạt
tới mức sản lượng hòa vốn. DOL năm 2012=1,083 có nghĩa là kể từ mức
doanh thu 254797 tỷ đồng, cứ 1% thay đổi trong doanh thu sẽ đưa đến 1,083%
thay đổi trong hoạt động cùng chiều thay đổi với doanh thu. Từ năm 2011 đến
năm 2012, do ảnh hưởng của đòn bẩy hoạt động và các nhân tố khác nên khi
doanh thu tăng 45% đã làm EBIT tăng 65%.
 Rủi ro kinh doanh:
Đòn bẩy hoạt động của công ty TBC tăng liên tục trong 3 năm
2009,2010,2011, sau đó giảm nhẹ vào năm 2012.DOL của công ty luôn <1,4 cho
thấy mức độ rủi ro trong hoạt động kinh doanh của công ty là khá thấp. DOL
cảng lớn cho thấy khi công ty cảng mở rộng sản xuất kinh doanh, gia tăng doanh
thu thì lợi nhuận sẽ tăng theo tương ứng (như trong năm 2011 và 2012), tuy nhiên
DOL cũng là con dao 2 lưỡi, nếu doanh thu giảm thì lợi nhuận của công ty cũng
giảm đáng kể (như năm 2010).
2.1.4.2. Đòn bẩy tài chính.

2009 2010 2011 2012
DFL 1 1,00073 1,03007 1,0167
 Nhận xét:
- Năm 2009. DFL =1 cho thấy công ty gần như không sử dụng nợ vay. Lúc này,
nếu lợi nhuận trước thuế và lãi (EBIT) tăng 100% thì lợi nhuận sau thuế (EAT)
cũng sẽ tăng 100%. Công ty không có rủi ro tài chính.
- Năm 2010. DFL=1,0073, công ty đã bắt đầu sử dụng nợ vay. DFL năm

2010=1,0073 nghĩa là cứ 1% thay đổi của EIBT sẽ dẫn tới 1,0073% thay đổi
của ETA cùng chiều với EBIT. Từ năm 2009 đến 2010, khi do ảnh hưởng của
đòn bẩy tài chính và các yêu tố khác, khi EBIT giảm 66% đã làm giảm ETA
68%.
- Năm 2011. DFL=1,03007, công ty đã sử dụng nợ vay cao hơn so với 2010.
DFL năm 2011=1,03007 nghĩa là cứ 1% thay đổi của EIBT sẽ dẫn tới
1,03007% thay đổi của ETA cùng chiều với EBIT. Từ năm 2010 đến 2011, khi
do ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính và các yêu tố khác, khi EBIT giảm 79% đã
làm tăng ETA 84%.
- Năm 2012. DFL=1,0167, công ty đã giảm sử dụng nợ vay so với 2011. DFL
năm 2012=1,0167 nghĩa là cứ 1% thay đổi của EIBT sẽ dẫn tới 1,0167% thay
đổi của ETA cùng chiều với EBIT. Từ năm 2011đến 2012, khi do ảnh hưởng
của đòn bẩy tài chính và các yêu tố khác, khi EBIT giảm 65% đã làm tăng
ETA 68%.
 Rủi ro tài chính:
Có thể thấy rằng DFL của công ty rất thấp, điều này cho thấy rủi ro tài chính của
công ty là không cao. Lý do của việc này là việc công ty sử dụng khá ít nợ vạy
trong tổng nguồn vốn.
2.1.4.3. Đòn bẩy tổng hợp
2009 2010 2011 2012
DTL 1,056 1,12182 1,1671 1,011
 Nhận xét:
- Năm 2009: Do DFL=1 nên DTL=DOL=1,056. Điều này có nghĩa là cứ 1%
thay đổi của doanh thu sẽ làm thay đổi 1,056% lãi trên cổ phiếu(EPS) cũng
chiều với thay đổi của doanh thu.
- Năm 2010: DTL=1,12182 nghĩa là cứ cứ 1% thay đổi của doanh thu sẽ làm
thay đổi 1,12182% lãi trên cổ phiếu(EPS) cũng chiều với thay đổi của doanh
thu. Doanh thu năm 2010 giảm 53% đã làm EPS giảm đến 68%. (EPS 2011
âm).
- Năm 2011: DTL=1,1671 nghĩa là cứ cứ 1% thay đổi của doanh thu sẽ làm thay

đổi 1,1671% lãi trên cổ phiếu(EPS) cũng chiều với thay đổi của doanh thu.
Doanh thu năm 2011 tăng 33% đã làm EPS tăng đến 84%.
- Năm 2012: DTL=1,011 nghĩa là cứ cứ 1% thay đổi của doanh thu sẽ làm thay
đổi 1,011% lãi trên cổ phiếu(EPS) cũng chiều với thay đổi của doanh thu.
Doanh thu năm 2012 tăng 45% đã làm EPS tăng đến 68%.
 Rủi ro:
Có thể thấy rằng độ lớn của đòn bẩy tổng hợp của công ty TBC phụ thuộc khá lớn
vào đòn bẩy kinh doanh (do đòn bẩy tài chính thấp). Điều này cho thấy rủi ro mà
công ty phải chịu đa phần là rủi ro kinh doanh. Tuy nhiên mức độ rủi ro này là
không lớn.
• Tóm lại: Công ty TBC có mức sử dụng đòn bẩy trong hoạt động kinh
doanh của mình còn khá thấp. Điều này làm cho công ty không phải gánh chịu rủi
ro nhiều. Tuy nhiên cũng vì vậy mà công ty không thể khuếch đại được mức lợi
nhuận của mình tăng lên.
2.2. Phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
2.2.1. Số liệu phân tích:
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
PHÂN TÍCH KHỐI PHÂN TÍCH CHỈ SỐ

2009 2010 2011 2012 2009 2010 2011 2012
Doanh thu 100 100 100 100 100 63.13 84.07 121.92
Giá vốn hàng bán 35.51 61.04 47.60 43.96 100 108.50 112.67 150.91
Lợi nhuận gộp 64.49 38.96 52.40 56.04 100 38.14 68.32 105.95
Chi phí hoạt động
chưa kể khấu hao 5.31 10.83 13.17 8.60 100 128.69 208.38 197.34
Thu nhập trước
thuế, lãi vay,
khấu hao 59.17 28.13 39.23 47.44 100 30.01 55.74 97.74
Khấu hao 21.38 34.03 30.28 23.96 100 100.47 119.07 136.62
Thu nhập trước

thuế và lãi vay 37.79 -5.90 8.95 23.48 100 -9.86 19.91 75.74
Chi phí lãi vay 2.87 26.53 1.42 0.91 100 583.33 41.55 38.67
Lợi nhuận kế
toán trước thuế 67.72 36.14 47.19 54.50 100 33.69 58.58 98.12
Thu nhập ròng 62.07 31.28 43.14 50.07 100 31.81 58.42 98.34
 Nhận xét: Về cơ cấu của báo cáo kêt quả hoạt động sản xuất kinh
doanh
- Giá vốn hàng bán chiếm tỉ trọng tương đối nhỏ
trong doanh thu và hầu như ít thay đổi qua các năm, chỉ có năm 2010 là chiếm
tỷ trọng lớn trên 60%. Lợi nhuận gộp chiếm tỉ trọng cao hơn, vào năm 2010 thì
giảm mạnh vì giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng lớn hơn và ở các năm cuối thì
có xu hướng tăng nhẹ.
- Chi phí hoạt động chưa kể khấu hao có tỷ lệ
thay đổi thất thường, đặc biệt là năm 2011 lên tới 13.17%, năm 2009 và 2012
chiếm tỷ lệ nhỏ hơn.
- Chi phí lãi vay có tỷ trọng giảm theo các năm.
- Lợi nhuận kế toán trước thuế: năm 2009 có tỷ lệ
cao nhất. Nhưng những năm tiếp theo lại có dấu hiệu giảm, năm 2010 giảm
mạnh nhất chỉ chiếm tỷ trọng là 36.14%. Nhưng hai năm tiếp theo lại có dấu
hiệu phục hồi, chiếm tỷ trọng dần lớn hơn.
- Thu nhập ròng: Cũng tương tự như lợi nhuận kế
toán trước thuế, năm 2009 có tỷ lệ cao nhất, năm 2010 lại giảm mạnh chiếm
31.28% nhưng hai năm tiếp theo nhìn vào có vẻ khả quan hơn nhiều.
2.2.2. Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng của các khoản mục trong
BCKQHĐKD
 Nhận xét về phân tích chỉ số:
- Doanh thu của công ty từ năm 2009 đến năm
2011 đều giảm, tỷ lệ giảm năm 2010 là 36.87%, năm 2011 là 15.93%. Qua
đây, ta thấy công ty đã không kinh doanh được tốt lắm, không thể kiểm soát
được quá trình tăng trưởng của mình. Tuy nhiên, cần lưu ý đến sự gia tăng đột

ngột của doanh thu vào năm 2012, nó đã tăng mạnh 21.92% so với năm 2009.
Doanh thu tăng là kết quả tốt, chứng tỏ hoạt động tiêu thụ và sản xuất của công
ty tiến triển thuận lợi.
- Lợi nhuận gộp của công ty giảm mạnh qua các năm, năm 2009 giảm mạnh
nhất 61.86%, năm 2010 thì giảm 31.68% so với năm 2009 nhưng năm 2012 thì
lại tăng nhẹ 5.95% so với năm 2009 nhưng so với năm 2011 thì năm 2012 thì
tăng rất mạnh tăng tới 37.63%. Giá vốn hàng bán tăng nhanh, mạnh và đều qua
các năm hơn so với doanh thu thuần (năm 2009 là 8.50%, 2010 là 12.67%),
đặc biệt là năm 2012 vượt quá tốc độ tăng doanh thu thuần (lên đến 50.91%).
Vậy, nguyên nhân của sự gia tăng giá vốn hàng bán là do chủ quan hay khách
quan (có thể là do doanh nghiệp chưa kiểm soát tốt các khoản chi phí sản xuất
như nguyên vật liệu, nhân công, chi phí sản xuất chung trong giá vốn hàng bán,
hay có thể do doanh nghiệp không kiểm soát được chi phí trực tiếp, giá bán sản
phẩm giảm, số lượng hàng hóa bán ra ít hơn trước đây )
- Chi phí hoạt động chưa kể khấu hao tăng mạnh một cách thất thường qua các
năm, năm 2009 tăng nhẹ 28.69%, năm 2010 thì tăng mạnh đột ngột đến
108.38%, còn năm 2012 thì tăng nhưng với tỷ trọng thấp hơn năm 2011 là
97.34%. Cùng với sự giảm rồi lại tăng của lợi nhuận gộp, sự tăng mạnh thất
thường của chi phí hoạt động chưa kể khấu hao là một trong những nguyên
nhân chính làm thu nhập trước thuế, lãi vay, khấu hao giảm nhẹ dần qua các
năm.Chi phí hoạt động chưa kể khấu hao thay đổi như thế có thể do áp lực
cạnh tranh buộc công ty đã có những biện pháp đối phó chưa hữu ích.
- Lợi nhuận kế toán trước thuế giảm dần qua các năm từ 2009 - 2012 nhưng
giảm với tốc độ chậm, năm 2009 giảm 66.31%, 2010 giảm 41.42%, năm 2012
giảm ít lại chỉ là 1.88%. Nguyên nhân giảm mạnh của năm 2009 là do lãi tiền
vay tăng rất lớn vào năm 2009 đến 483.33%. Tương tự như những chỉ tiêu
khác, năm 2011 và 2012 lợi nhuận kế toán trước thuế cũng giảm một cách bất
ngờ mặc dầu chi phí lãi vay cũng giảm rất lớn.
- Tương tự như Lợi nhuận kế toán trước thuế thì Thu nhập ròng giảm dần qua
các năm, với tốc độ chậm dần , cụ thể năm 2009 giảm 68.19%, năm 2010 giảm

nhẹ hơn là 41.58%, năm tiếp theo vẫn giảm rất mạnh nhưng tốc độ chậm hơn,
năm 2012 chỉ giảm một ít 1.66% so với năm 2009.
2.3. Phân tích bảng cân đối kế toán
2.3.1. Số liệu phân tích
PHÂN TÍCH KHỐI PHÂN TÍCH CHỈ SỐ
2009 2010 2011 2012 2009 2010 2011 2012
TÀI SẢN
Tiền và các khoản tương
đương tiền 25.388 0.699 5.59 19.653 100 2.699 21.648 81.32
Các khoản đầu tư tài
chính ngắn hạn 2.420 11.051 2.6141 2.7624 100 447.99 106.21 119.92
Các khoản phải thu ngắn
hạn 5.439 9.702 11.91 8.8725 100 174.98 215.29 171.36
Hàng tồn kho 1.625 2.688 1.291 1.2337 100 162.28 78.128 79.77
Tài sản ngắn hạn khác 0.041 0.101 0.2386 0.2716 100 239.66 0.5659 0.688
Các khoản phải thu dài
hạn 100
TSCĐ 61.109 69.342 71.875 61.122 100 111.31 115.64 105.07
Bất động sản đầu tư 100
Các khoản đầu tư tài
chính dài hạn 3.979 6.417 6.4018 5.9917 100 158.19 158.19 158.2
Tổng tài sản dài hạn khác 0.0797 0.0934 100 0
Lợi thế thương mại 100
TỔNG TÀI SẢN 100 100 100 100 100 98.09 98.32 105.05
NGUỒN VỐN
NỢ PHẢI TRẢ
Nợ ngắn hạn 5.5 7.111 3.7098 3.9067 100 128.48 67.179 75.588
Nợ dài hạn 3.6 2.686 1.0845 0.0311 100 71.917 29.103 0.8911
Vốn chủ sở hữu 90.7 90.203 95.206 96.062 100 97.525 103.17 111.23
Nguồn kinh phí và quỹ

khác 0.2 100 0 0 0
Lợi ích của cổ đông thiểu
số
TỔNG NGUỒN VỐN 100 100 100 100 100 98.094 98.32 105.05
2.3.2. Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng và nhận xét :
2.3.2.1. Tốc độ tăng trưởng của tài sản :
 Biểu đồ :
 Nhận xét:
Năm 2010-2011, tổng giá trị tài sản có sự suy giảm và có tăng lên vào năm
2012 .So với năm 2009 thì đến năm 20012 giá trị tổng tài sản tăng 5,049%.
Trong đó:
- Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2010 và 2011 giảm mạnh, năm 2010
so với năm 2009 đã giảm là 97,301% và năm 2011 so với năm 2009 đã giảm
78,352% .Đến năm 2012, tiền và các khoản tương đương với tiền có tăng lên
đáng kể nhưng vẫn thấp hơn so với năm 2009 là 18,68%
- Khoản phải thu ngắn hạn tăng liên tục từ năm 2009-2012 nhưng đến năm 2007
lại tăng một cách đáng kể(so với năm gốc tăng 115,29%)
- Hàng tồn kho tăng lên vào năm 2010, so với năm 2009 tăng 62,28% nhưng lại
sụt giảm vào các năm sau , năm 2011 giảm 21,872%, năm 2012 giảm 20,23%.

×