Tải bản đầy đủ (.pdf) (189 trang)

nghiên cứu đánh giá, tuyển chọn bò đực giống tại moncada để sản xuất tinh đông lạnh phục vụ công tác giống bò việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.43 MB, 189 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆN CHĂN NUÔI





BÁO CÁO TỔNG KẾT


Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ, TUYỂN CHỌN BÒ ĐỰC GIỐNG TẠI
MONCADA ĐỂ SẢN XUẤT TINH ĐÔNG LẠNH PHỤC VỤ CÔNG TÁC
GIỐNG BÒ VIỆT NAM



Những người thực hiện:

1 TS. Lê Văn Thông Trung tâm giống gia súc lớn Trung ương
2 Ths. Lê Bá Quế Trung tâm giống gia súc lớn Trung ương
3 Ths. Phạm Văn Tiềm Trung tâm giống gia súc lớn Trung ương
4 Ths. Phùng Thế Hải Trung tâm giống gia súc lớn Trung ương
5 Ths. Hà Minh Tuân Trung tâm giống gia súc lớn Trung ương
6 Ths. Nguyễn Hữu Sắc Trung tâm giống gia súc lớn Trung ương
7 KS. Trần Công Hòa Trung tâm giống gia súc lớn Trung ương
8 BSTY. Võ Thị Xuân Hoa Trung tâm giống gia súc lớn Trung ương
9 TS. Phạm Văn Kiểm Bộ môn SL, SH và t
ập tính VN - Viện Chăn nuôi
10 TS. Phạm Văn Giới Bộ môn Di truyền giống vật nuôi - Viện Chăn nuôi


Địa điểm thực hiện: Ba Vì - Hà Nội, Mộc Châu-Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An,
Đức Trọng - Lâm Đồng.


Thời gian thực hiện: 2008-2012



9632


Hà Nội, tháng 1 năm 2013

1
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ, TUYỂN CHỌN BÒ ĐỰC GIỐNG
TẠI MONCADA ĐỂ SẢN XUẤT TINH ĐÔNG LẠNH PHỤC VỤ CÔNG
TÁC GIỐNG BÒ VIỆT NAM
Chủ nhiệm đề tài: TS. Lê Văn Thông
Tóm tắt
Sau 05 năm (2008-2012) thực hiện, đề tài đã hoàn thiện theo đúng mục tiêu, nội dung,
phương pháp, tiến độ và kinh phí.
- Hoàn thiện hồ sơ lý lịch của 101 bò đực giống (29 HF, 57 Br, 8 DrMr, 4 RedAng và
3 RedSind) để quản lý chặt chẽ hơn. Toàn bộ hồ sơ sổ sách được lưu trữ trên máy vi tính bằng
các phần mềm quản lý thông dụng và chuyên biệt. Các số liệu được cập nhật hàng ngày nhằm
đánh giá tốt nhất chất lượng c
ủa từng bò đực giống.
- Kết quả đánh giá về ngoại hình, thể chất (màu sắc lông, hình thể), khả năng sinh
trưởng phát triển cho thấy, các bò đực giống đều có ngoại hình thể chất, màu lông đúng với
đặc điểm giống, khả năng sinh trưởng phát triển tốt. Các chỉ tiêu sản xuất của các bò đực
giống đều đảm bảo số lượng và chất lượng tốt.

- Tinh đông lạnh của các bò HF có hệ số phối chửa đạt 1,68 (dao động từ 1,45 đến
2,10), bò Br có hệ số phối chửa trung bình đạt 1,50 (dao động từ 1,35 đến 1,72). Đời con của
các bò đực giống có ngoại hình thể chất và sinh trưởng phát triển đến 24 tháng tuổi đạt chất
lượng cao. Kết quả xếp cấp tổng hợp 86 bò đực giống (29 bò HF và 57 bò Br) đều đạt ĐCKL.
- HSDT tính trạng KL qua các mốc tuổi của bò
đực giống Br cao hơn HF, vì vậy sử
dụng KL trong việc chọn lọc độc lập đối với giống Br sẽ mang lại hiệu quả cao. Dựa vào KL
lúc 18 và 24 tháng tuổi để xác định các chỉ tiêu CV, VN và DTC có độ chính xác cao, chi phí
thấp hơn và dễ làm hơn so với cân KL, nhất là giống Br. Để nâng cao số lượng CR/lần và VAC,
chọn lọc bò đực giống HF nên dựa vào KL 18 tháng tuổi, giống Br dựa vào KL 24 tháng tuổi vì
có mối tương quan chặt. Để KL
đời con cao hơn, với bò đực giống HF sử dụng GTG của tính
trạng KL 24 tháng tuổi, giống Br sử dụng GTG của tính trạng KL 12 tháng tuổi là căn cứ tốt
cho chọn lọc sẽ mang lại hiệu quả cao nhất.
- Căn cứ vào kết quả xếp cấp và GTG lựa chọn ra 20 bò đực giống đạt ĐCKL tốt nhất
(10 HF, 10 Br) để sản xuất tinh đông lạnh dạng cọng rạ và bả
o quản trong ni tơ lỏng (-196 độ
C) với tổng số 4000 liều tinh. Sản phẩm tinh bò đông lạnh của đề tài đã được Bộ Nông nghiệp
và PTNT trao giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam lần đầu tiên năm 2012.
- Đã xây dựng được 05 quy trình kỹ thuật chăn nuôi bò đực giống, sản xuất tinh đông
lạnh và bước đầu ra đời 01 Catolog bò đực giống. Đề tài đã đăng tải 09 bài báo trên tạp chí
trong nước và 02 bài trên tạ
p chí nước ngoài. Đồng thời, đã tham gia đào tạo 06 thạc sỹ.
Từ khóa: Bò đực giống, giống bò HF, giống bò Br, GTG, Chọn bò đực giống


1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong chăn nuôi bò, một bò cái tốt một năm chỉ có thể cho ra đời 1 bê, nhưng
một bò đực giống tốt thì một năm có thể cho ra đời hàng chục ngàn bê khi sử dụng kỹ
thuật truyền tinh nhân tạo (TTNT). Bò đực giống giúp tăng nhanh số lượng con cháu,

cải tiến và đẩy nhanh tiến bộ di truyền, mang lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Vì
vậy, chọn lọc bò
đực giống là chìa khoá góp phần tăng trưởng đàn bò, nâng cao chất
lượng giống một cách nhanh chóng nhất về khả năng sản xuất của đời con bằng con
đường di truyền học, truyền lại nguồn gen cao sản từ bò đực giống cho đời con cháu.

2
Trên thế giới, đặc biệt đối với các quốc gia có trình độ chăn nuôi tiên tiến, bò
đực giống được kiểm tra qua đời sau. Việc tiến hành kiểm tra qua đời sau đối với bò
đực giống cần kinh phí lớn, thời gian dài từ 7 năm trở lên, hệ thống hạ tầng cơ sở chăn
nuôi đồng bộ và cán bộ kỹ thuật, cán bộ nghiên cứu có trình độ chuyên môn cao. Kiểm
tra đời sau cho kết quả có độ
chính xác cao và giúp nâng cao tiến bộ di truyền tốt nhất
và hiệu quả kinh tế lớn nhất. Với các nước có nền chăn nuôi đang phát triển, việc chọn
lọc các bò đực giống được tiến hành thông qua chọn lọc đời trước, bản thân và có thể
thông qua kiểm tra chị em gái (đối với bò sữa). Mặc dù chọn lọc bò đực giống qua đời
trước, bản thân hoặc chị em gái (đối với bò sữa) chư
a cho kết quả tốt nhất nhưng cũng
có thể đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng của đàn bò trong công tác giống.
Việt Nam có đàn bò nội tầm vóc nhỏ bé, khả năng sản xuất thịt sữa thấp, do vậy
phải nhập những bò đực giống cao sản ở nước ngoài về nhằm cải thiện, nâng cao tầm
vóc và khả năng sản xuất. Tuy nhiên, việc đánh giá ch
ọn lọc bò đực giống ở nước ta
chưa được thực hiện một cách toàn diện do sự đồng đều về chất lượng trong đàn chưa
cao, điều kiện chăn nuôi chưa bảo đảm và kỹ thuật nuôi dưỡng khác nhau Cho tới
nay chưa có tác giả nào, dự án nào, công trình nghiên cứu khoa học nào đề cập về vấn
đề này một cách đầy đủ và toàn diện. Vì vậy, việc triển khai đề tài “
Nghiên cứu đánh
giá, tuyển chọn bò đực giống tại Moncada để sản xuất tinh đông lạnh phục vụ công
tác giống bò Việt Nam” là hết sức cần thiết, cấp bách vừa đảm bảo tính khoa học là

chọn được những đực giống tốt nhất và tính thời sự và tính thực tiễn lớn đó là cung
cấp cho ngành chăn nuôi bò ở Việt Nam một kho tàng gen cao sản của bò đực giống
h
ướng sữa, hướng thịt nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của ngành.
2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
- Chọn được 20 bò đực giống chuyên sữa (HF), chuyên thịt (Br) đạt đặc cấp kỷ
lục để sản xuất tinh đông lạnh nhằm nâng cao chất lượng đàn bò sữa, bò thịt Việt Nam.
- Sản xuất, bảo quản được 4.000 liều tinh bò đông lạnh từ 20 bò đực giống đạt đặc
cấ
p kỷ lục đạt các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành.
- Bước đầu xác định được giá trị giống (GTG), hệ số di truyền (HSDT) và hệ số
tương quan (HSTQ) của từng bò đực giống.
- Xây dựng được các quy trình kỹ thuật và ra đời Catolog bò đực giống.
3. VẬT LIỆU, NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.1. Vật liệu và địa điểm nghiên cứu
- 101 bò đực giống, gồm: 29 HF, 57 Br, 8 DrMr, 4 RedAng và 3 RedSind nuôi
tại Trạm Nghiên cứu và Sản xuất Tinh đông lạnh Moncada (Tản Lĩnh, Ba Vì, Hà Nội).

3
- Đàn bò cái HF tại Sơn La và Lâm Đồng.
- Đàn bò cái lai Zebu tại Thanh Hóa và Nghệ An.
- Đàn con của các bò đực giống qua phối giống TTNT với đàn bò cái tại Sơn
La, Thanh Hóa, Nghệ An và Lâm Đồng.
- Bảo quản tinh bò đông lạnh của từng bò đực giống đạt đặc cấp kỷ lục tại Trạm
lưu giữ và cung ứng tinh giống gia súc (Đồng Nguyên, Từ Sơn, Bắc Ninh).
3.2. Nội dung nghiên cứu
3.2.1. Hoàn thiện quản lý bò
đực giống
- Hồ sơ lý lịch.
- Sổ sách, bảng biểu theo dõi.

- Toàn bộ số liệu, thông tin cá thể của bò đực giống được quản lý trên máy vi tính.
3.2.2. Đánh giá cá thể từng bò đực giống
- Đánh giá về ngoại hình, thể chất (màu sắc, lông, hình thể).
- Đánh giá một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển: Khối lương (KL), VN (VN),
Cao vai (CV), dài thân chéo (DTC) qua các mốc tuổi (sơ sinh, 6 tháng, 12 tháng, 18
tháng, 24 tháng, 36 tháng và trưởng thành).
- Chỉ tiêu sản xuất c
ủa bò đực giống:
+ Theo dõi tuổi và KL ở thời điểm: bắt đầu đưa vào huấn luyện nhảy giá và bắt
đầu khai thác tinh.
+ Xác định mối tương quan giữa chu vi dịch hoàn với khả năng sản xuất tinh.
+ Xác định sự chênh giữa nhiệt độ bao dịch hoàn với nhiệt độ cơ thể.
+ Đánh giá một số đặc điểm sinh học tinh dịch (V,A,C, K, pH, tỷ lệ sống chế
t
và hoạt lực sau giải đông).
+ Đánh giá tỷ lệ thụ thai lần đầu của từng đực giống.
+ Theo dõi đời con về: số hiệu, ngoại hình, KL sinh trưởng, phát triển.
- Bình tuyển, giám định xếp cấp từng bò đực giống.
3.2.3. Xác định GTG, HSDT và HSTQ của một số tính trạng với từng bò đực giống
- Xác định HSDT, HSTQ một số tính trạng của từng bò đực giống.
- Xác định GTG c
ủa từng bò đực giống.
3.2.4. Bảo quản tinh bò đông lạnh của từng bò đực giống đạt đặc cấp kỷ lục
Lưu giữ 200 liều tinh đông lạnh/con.
3.2.5. Xây dựng được các quy trình kỹ thuật và bước đầu ra đời Catolog bò đực giống
- Quy trình kỹ thuật chăn nuôi bò đực hậu bị.
- Quy trình kỹ thuật chăn nuôi bò đực giống sản xuất tinh.

4
- Quy trình vệ sinh phòng dịch bệnh và thú y.

- Quy trình huấn luyện bò nhảy giá, khai thác tinh nguyên.
- Quy trình kỹ thuật chế biến, sản xuất tinh bò đông lạnh.
- Catolog bò đực giống.
4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
4.1. Hoàn thiện quản lý bò đực giống
4.1.1. Hồ sơ lý lịch
Hoàn thiện, sắp xếp hồ sơ lý lịch, bảng biểu theo dõi và quản lý trên máy vi tính
thông tin của 101 bò đực giống (29 HF, 57 Br, 8 DrMr, 4 RedAng và 3 RedSind), cao
hơn mục tiêu đề ra là 80 bò đực giống.
4.1.2. S
ổ sách, bảng biểu theo dõi
Mỗi bò đực giống đều được theo dõi trên sổ sách, bảng biểu những chỉ tiêu sau:
Khả năng sản xuất tinh; sinh trưởng – phát triển; kết quả giám định, bình tuyển, xếp
cấp hàng năm; tình hình phòng trị bệnh; lượng thức ăn hàng ngày.
4.1.3. Quản lý trên máy vi tính
Hồ sơ lý lịch của từng bò đực giống được ghi rõ 3 đời; Theo dõi khả năng sản
xuất tinh, sinh trưởng - phát triển, kế
t quả giám định, bình tuyển, xếp cấp hàng năm,
phòng trị bệnh và thức ăn hàng ngày cho từng bò đực giống được quản lý, cập nhật
theo biểu mẫu trong phần mềm Excel.
4.2. Đánh giá cá thể từng bò đực giống
4.2.1. Đánh giá về ngoại hình, thể chất (màu sắc lông, hình thể)
Kết quả nghiên cứu về đặc điểm ngoại hình, màu sắc lông của từng bò đực
giống cho thấ
y rằng, các bò đực có màu lông đúng với đặc điểm giống. Kết quả chấm
điểm về ngoại hình thể chất đạt mức điểm cũng rất cao, đàn bò có đầy đủ các đặc điểm
tốt của giống.
4.2.2. Đánh giá một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển: KL, VN, CV, DTC qua các
mốc tuổi sơ sinh, 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng, 24 tháng, 36 tháng và trưởng thành
KL và kích thước các chiều đo của các bò đực gi

ống (29 bò HF, 57 bò Br, 8 bò
DrMr, 4 bò RedAng và 3 bò RedSind) đạt mức cao và tăng trưởng tốt. KL tại các mốc
tuổi sơ sinh, 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng, 24tháng, 36 tháng và trưởng thành dao động
lần lượt từ 22 - 46 kg, 122 - 225 kg, 190 - 335 kg, 270 - 496 kg, 333 - 612 kg, 454 -
820 kg, 506 - 1135 kg tùy từng giống bò. Như vậy, các bò đực giống nuôi tại Trạm
nghiên cứu và Sản xuất tinh đông lạnh Moncada có khả năng sinh trưởng phát triển

5
tốt, môi trường chăn nuôi đảm bảo cho các bò đực giống nhập ngoại có thể thích nghi
và phát triển tốt.
4.2.3. Chỉ tiêu sản xuất của bò đực giống
4.2.3.1. Theo dõi tuổi và KL ở thời điểm bắt đầu đưa vào huấn luyện nhảy giá và bắt
đầu khai thác tinh
Tuổi, KL bắt đầu huấn luyện khai thác tinh và nhảy giá của bò đực giống phù
hợp với sinh lý sinh sản, sinh trưởng nhằm đảm bảo cho s
ức sản xuất tốt về sau.
4.2.3.2. Xác định mối tương quan giữa chu vi dịch hoàn với khả năng sản xuất tinh
Chu vi dịch hoàn có mối tương quan thuận với lượng tinh dịch: chu vi dịch
hoàn càng lớn thì lượng khai thác tinh thu được càng cao (R = 0,82). Mối tương quan
thuận giữa chu vi dịch hoàn và số lượng tinh trùng vận động tiến thẳng cũng khá chặt
chẽ (R = 0,76).
4.2.3.3. Đánh giá một số đặc điểm sinh học tinh dị
ch (V,A,C, K, pH, tỷ lệ sống chết và
hoạt lực sau giải đông)
Một số đặc điểm sinh học tinh dịch: V,A,C, K, pH, tỷ lệ sống, hoạt lực sau giải
đông của các bò đực giống đều đảm bảo tiêu chuẩn sản xuất tinh đông lạnh.
4.2.3.4. Đánh giá tỷ lệ thụ thai lần đầu của từng đực giống
Tỷ lệ thụ thai lần đầu trung bình c
ủa 29 bò đực giống là 59,58% (dao động từ
47,67% đến 68,89%), hệ số phối chửa trung bình đạt 1,68 (dao động từ (1,45 đến 2,10).

Tỷ lệ thụ thai lần đầu trung bình của 57 bò đực giống là 66,84% (dao động từ
58,00% đến 74,00%), hệ số phối chửa trung bình đạt 1,50 (dao động từ (1,35 đến 1,72).
4.2.3.5. Theo dõi đời con về số hiệu, ngoại hình, KL sinh trưởng, phát triển
Ngoại hình màu sắc lông đời con của 29 bò đực giống HF đều mang đặc
điểm
chung của giống là màu lông xen kẽ giữa màu lông đen và lông trắng. Màu sắc lông
đời con của 57 bò đực giống Br có các màu đỏ cánh gián, vàng đậm, vàng và vàng
nhạt, trong đó chủ yếu là màu đỏ cánh gián chiếm tỷ lệ 52,99% (1470 con), màu vàng
chiếm tỷ lệ 32,66% (906 con), màu vàng đậm chiếm tỷ lệ 11,36% và màu vàng nhật
chiếm tỷ lệ 2,99% (83 con).
KL trung bình các giai đoạn sơ sinh, 6, 12, 18 và 24 tháng tuổi của đàn con 29 bò
đực giống HF lần lượt là 37,77 kg, 172,66 kg, 257,59 kg, 365,82 kg và 507,11 kg. KL
trung bình các giai đoạn sơ
sinh, 6, 12, 18 và 24 tháng tuổi của đàn con 57 bò đực giống
Br lần lượt là 20,05 kg, 92,18 kg, 158,92 kg, 205,32 kg và 272,62 kg.
4.2.4. Bình tuyển, giám định xếp cấp từng bò đực giống
Kết quả xếp cấp tổng hợp 29 bò HF và 57 bò Br đều đạt ĐCKL.

6
4.3. Xác định GTG, HSDT và HSTQ của một số tính trạng với từng bò đực giống
- HSDT về KL qua các mốc tuổi của bò đực giống Br cao hơn HF. Vì vậy, chọn
lọc độc lập đối với Br sẽ mang lại hiệu quả cao về KL. Để có KL ở các mốc tuổi tiếp
theo sau lớn, sử dụng KLss để chọn lọc đực giống HF và Br vì hệ số tương quan hệ
chặt chẽ. Để
KL đời con cao bò HF, GTG của KL 24 tháng tuổi được sử dụng làm căn
cứ cho chọn lọc, nhưng bò Br thì GTG của KL 6 và 12 tháng tuổi là căn cứ tốt cho
chọn lọc sẽ mang lại hiệu quả cao nhất.
- Bò Br có mối tương quan giữa KL với CV, VN, DTC chặt chẽ hơn so với HF.
Vì vậy, dựa vào KL 18 và 24 tháng tuổi để xác định CV, VN và DTC đạt độ chính xác
cao, chi phí thấp hơn và dễ làm hơn so với cân KL, nhất là giống Br.

- Để nâng cao số l
ượng CR/lần và VAC, chọn bò đực giống HF dựa vào KL 18
tháng tuổi và Br dựa vào KL18 hoặc 24 tháng tuổi vì chúng có tương quan chặt, nhưng
24 tháng thì chuẩn xác hơn.
4.4. Bảo quản tinh bò đông lạnh của từng bò đực giống đạt đặc cấp kỷ lục
Căn cứ vào kết quả xếp cấp, khả năng sản xuất tinh và GTG của các bò đực
giống để lựa chọn ra 20 bò đực giống đạt ĐCKL (10 bò
đực giống HF và 10 bò đực
giống Br) để sản xuất tinh bò đông lạnh dạng cọng rạ và bảo quản trong ni tơ lỏng (-
196 độ C). Tổng số có 4.000 liều tinh được bảo quản với 200 liều/bò đực giống đạt đặc
cấp kỷ lục.
4.5. Xây dựng được các quy trình kỹ thuật và bước đầu ra đời Catolog bò đực giống
Đề tài đã xây dựng được các quy trình kỹ thuật trong chăn nuôi bò
đực giống
sản xuất tinh đông lạnh và bước đầu ra đời Catolog bò đực giống, gồm:
- Quy trình kỹ thuật chăn nuôi bò đực hậu bị
- Quy trình kỹ thuật chăn nuôi bò đực giống sản xuất tinh
- Quy trình vệ sinh phòng dịch bệnh và thú y
- Quy trình huấn luyện bò nhảy giá, khai thác tinh nguyên
- Quy trình kỹ thuật chế biến, sản xuất tinh bò đông lạnh
- Catolog bò đực giống
4.6. Kết quả đào tạo, bài báo và giải thưở
ng
- Đề tài đã hoàn thành 11 bài báo (09 bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành có
uy tín trong nước và 02 bài báo đăng trên tạp chí nước ngoài).
- Tham gia đào tạo 06 thạc sỹ.
- Sản phẩm tinh bò đông lạnh của đề tài đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT trao
giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam lần đầu tiên năm 2012.

i

MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục tiêu đề tài 2
2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 3
2.1. Công tác đánh giá, tuyển chọn bò đực giống ở nước ngoài 3
2.2. Công tác đánh giá, tuyển chọn bò giống ở trong nước 5
3. CÁCH TIẾP CẬN 10
4. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
4.1. Vật liệu nghiên cứu 11
4.2. Nội dung nghiên cứu 11
4.3. Phương pháp nghiên cứu 12
5. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 16
5.1. Hoàn thiện quản lý bò đực giống 16
5.1.1. Hồ sơ lý lịch 17
5.1.2. Sổ sách, bảng biểu theo dõi 23
5.1.3. Quản lý trên máy vi tính 27
5.2. Đánh giá cá thể từng bò đực giống 28
5.2.1. Đánh giá về ngoại hình, thể chất (màu sắc lông, hình thể) 28
5.2.2. Đánh giá một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển: KL, VN, CV, DTC qua các mốc tuổi sơ
sinh, 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng, 24 tháng, 36 tháng và trưởng thành 32

5.2.3. Chỉ tiêu sản xuất của bò đực giống 44
5.2.4. Bình tuyển, giám định xếp cấp từng bò đực giống 100
5.3. Xác định giá GTG, HSDT và HSTQ của một số tính trạng với từng bò đực giống 104
5.3.1. Xác định HSDT, HSTQ một số tính trạng của từng bò đực giống 104
5.3.2. Xác định GTG của từng bò đực giống 111
5.3.3. Tuyển chọn đực giống thông qua GTG 116
5.4. Bảo quản tinh bò đông lạnh của từng bò đực giống đạt đặc cấp kỷ lục 121
5.5. Xây dựng được các quy trình kỹ thuật và bước đầu ra đời Catolog bò đực giống 122

6. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 122
6.1. Kết luận 122
6.2. Đề nghị 124
TÀI LIỆU THAM KHẢO 125

ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Diễn giải
A Hoạt lực tinh trùng
Br Giống bò Brahman
C Nồng độ tinh trùng
cs. Cộng sự
CV Cao vây
CI Cấp I
CR/lần Số cọng rạ trong một lần khai thác tinh đạt tiêu chuẩn
DrMr Giống bò Droughmaster
DTC Dài thân chéo
ĐC Đặc cấp
ĐCKL Đặc cấp kỷ lục
GTG Giá trị giống
HF Giống bò Holstein Friesian
HSDT Hệ số di truyền
HSTQ Hệ số tương quan
K Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình
KL Khối lượng
PTNT Phát triển nông thôn
RedAng Giống bò Red Angus
RedSind Giống bò Red Sindhi
SD Độ lệch chuẩn
SE Sai số chuẩn

SLS Sản lượng sữa
TCN Tiêu chuẩn ngành
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TNS Tiềm năng sữa
TTNT Truyền tinh nhân tạo
V Thể tích tinh dịch
VAC Tổng số tinh trùng tiến thẳng
VN Vòng ngực

iii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Kết quả đánh giá màu sắc lông và chấm điểm ngoại hình, thể chất từng bò đực giống
HF và Br 28

Bảng 2: Điểm trung bình ngoại hình, thể chất bò đực giống HF và Br 30
Bảng 3: Kết quả đánh giá màu sắc lông bò đực giống HF và Br 30
Bảng 4: KL của từng bò đực giống qua các mốc tuổi (sơ sinh, 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng, 24
tháng, 36 tháng và trưởng thành) 32

Bảng 5: KL trung bình của các bò đực giống qua các mốc tuổi (sơ sinh, 6 tháng, 12 tháng,
18 tháng, 24 tháng, 36 tháng và trưởng thành) 35

Bảng 6: KT một số chiều đo chính (VN, CV, DTC) qua các mốc tuổi (12 tháng, 18 tháng, 24
tháng, 36 tháng và trưởng thành) của từng bò đực giống HF và Br 39

Bảng 7: KT trung bình một số chiều đo chính: VN, CV, DTC qua các mốc tuổi (12 tháng, 18
tháng, 24 tháng, 36 tháng và trưởng thành) của bò đực giống HF và Br 43

Bảng 8: Tuổi và KL ở thời điểm bắt đầu đưa vào huấn luyện nhảy giá, bắt đầu khai thác tinh
của bò đực giống HF 44


Bảng 9: Tuổi và KL ở thời điểm bắt đầu đưa vào huấn luyện nhảy giá, bắt đầu khai thác tinh
của bò đực giống Br 45

Bảng 10: Ảnh hưởng của chu vi dịch hoàn đến tinh dịch của bò đực giống HF 46
Bảng 11: Chu vi dịch hoàn của bò đực giống HF lúc 24 và 36 tháng tuổi 48
Bảng 12: Ảnh hưởng của chu vi dịch hoàn đến tinh dịch ở bò đực giống Br 49
Bảng 13: Chu vi dịch hoàn của bò đực giống Br lúc 24 và 36 tháng tuổi 51
Bảng 14: Ảnh hưởng của nhiệt độ bao dịch hoàn đến số lượng và chất lượng tinh dịch của bò
đực giống HF 55

Bảng 15: Ảnh hưởng của nhiệt độ bao dịch hoàn đến số lượng và chất lượng tinh dịch của bò
đực giống Br 57

Bảng 16: Thể tích tinh dịch các bò đực giống HF 59
Bảng 17: Hoạt lực tinh trùng của bò đực giống HF 60
Bảng 18: Nồng độ tinh trùng của bò đực giống HF 62
Bảng 19: pH tinh dịch của các bò đực giống HF 63
Bảng 20: Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình của các bò đực giống HF 64
Bảng 21: Tỷ lệ tinh trùng sống của các bò đực giống HF 65
Bảng 22: Tổng số tinh trùng tiến thẳng của các bò đực giồng HF 67
Bảng 23: Kết quả hoạt lực sau giải đông của tinh đông lạnh các bò đực giống HF 68

iv
Bảng 24: Thể tích tinh dịch các bò đực giống Br 69

Bảng 25: Hoạt lực tinh trùng của bò đực giống Br 70
Bảng 26: Nồng độ tinh trùng của bò đực giống HF 73
Bảng 27: pH tinh dịch của các bò đực giống Br 75
Bảng 28: Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình của các bò đực giống Br 76

Bảng 29: Tỷ lệ tinh trùng sống của các bò đực giống Br 78
Bảng 30: Tổng số tinh trùng tiến thẳng của các bò đực giống Br 80
Bảng 31: Kết quả hoạt lực sau giải đông của tinh đông lạnh các bò đực giống Br 82
Bảng 32a: Một số đặc điểm sinh học tinh dịch khai thác (V,A,C, K, pH, tỷ lệ tinh trùng sống)
của từng bò đực giống DrMr, RedAng và RedSind 86

Bảng 32b: Một số đặc điểm sinh học tinh dịch khai thác (V,A,C, K, pH, tỷ lệ tinh trùng sống)
trung bình của bò đực giống DrMr, RedAng và RedSind 86

Bảng 33a: Một số đặc điểm sinh học tinh dịch đạt tiêu chuẩn (V,A,C, K, pH, tỷ lệ tinh trùng
sống) của từng bò đực giống DrMr, RedAng và RedSind 87

Bảng 33b: Một số đặc điểm sinh học tinh dịch khai thác (V,A,C, K, pH, tỷ lệ tinh trùng sống)
trung bình của bò đực giống DrMr, RedAng và RedSind 87

Bảng 34a: Tổng số tinh trùng sống (VAC - tỷ) và hoạt lực sau giải đông (Asgđ - %) của từng bò
đực giống DrMr, RedAng và RedSind 88

Bảng 34b: Tổng số tinh trùng sống (VAC - tỷ/ml) và hoạt lực sau giải đông (Asgđ - %) trung
bình của bò đực giống DrMr, RedAng và RedSind 88

Bảng 35: Tỷ lệ thụ thai lần đầu của từng bò đực giống HF 89
Bảng 36: Tỷ lệ thụ thai lần đầu của từng bò đực giống Br 90
Bảng 37: Ngoại hình màu sắc lông đời con của các bò đực giống HF 91
Bảng 38: Màu sắc lông đời con của các bò đực giống HF 92
Bảng 39: KL con gái các bò đực giống HF 94
Bảng 40: KL đời con các bò đực giống Br 96
Bảng 41: Kết quả bình tuyển, giám định xếp cấp từng bò đực giống HF và Br 100
Bảng 42: Kết quả xếp cấp ngoại hình, thể chất bò đực giống HF và Br 103
Bảng 43: HSDT của tính trạng KL qua các mốc tuổi chính của bò HF và Br 104

Bảng 44: HSTQ về KL giữa các mốc tuổi của bò đực giống HF 106
Bảng 45: HSTQ về KL giữa các mốc tuổi của bò đực giống Brhaman 108
Bảng 46: Số lượng CR/lần và VAC của đực giống HF và Br 109

v
Bảng 47: HSTQ giữa KL, KT một số chiều đo chính lúc 18 tháng tuổi với số lượng CR/lần và
VAC của đực giống HF 110

Bảng 48: HSTQ giữa KL, KT các chiều đo cơ bản lúc 18 và 24 tháng tuổi với số lượng CR/lần
và VAC của đực giống Br 110

Bảng 49. GTG về KL của từng bò đực giống HF lúc đạt 24 tháng tuổi và trưởng thành 111
Bảng 50: GTG về KL của bò đực giống Br ở các mốc tuổi chính 112
Bảng 51: GTG về TNS 12 bò đực giống HF thông qua SLS của con gái 114
Bảng 52. GTG về TNS của bò đực giống HF chưa có SLS của đời con 115
Bảng 53: Xếp cấp đàn bò đực giống HF theo KL lúc 18 tháng tuổi và trưởng thành 116
Bảng 54: Xếp cấp GTG về TNS 12 bò đực giống HF thông qua SLS của con gái 117
Bảng 55: Xếp cấp theo GTG về TNS 20 bò đực giống chưa có SLS của đời con 117
Bảng 56: Xếp cấp theo GTG về KL của bò đực giống Br 118

Bảng 57: Xếp cấp đàn bò đực giống Br nuôi tại Moncada theo VAC 119
Bảng 58: Danh sách bò đực giống đạt ĐCKL tốt nhất vào số lượng tinh bò đông lạnh đưa vào
bảo quản 121



vi
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ

Hình 1: Lý lịch bò đực giống HF số hiệu 2115 18

Hình 2: Lý lịch bò đực giống Br 8094 19
Hình 3: Lý lịch bò đực giống DrMr 1508 20
Hình 4: Lý lịch bò đực giống RedAng 1602 21
Hình 5: Lý lịch bò đực giống RedSind 6002 22
Hình 6: Bảng biểu theo dõi sản xuất tinh, sinh trưởng - phát triển và phòng trị bệnh 25
Hình 7: Phiếu theo dõi thức ăn hàng ngày của bò đực giống 26
Hình 8: Các thông số trên vỏ tinh bò đông lạnh dạng cọng rạ HF 27

Biểu đồ 1: Tương quan giữa chu vi dịch hoàn và thể tích tinh dịch 52
Biểu đồ 2: Tương quan giữa chu vi dịch hoàn và hoạt lực tinh trùng 53
Biểu đồ 3: Tương quan giữa chu vi dịch hoàn và nồng độ tinh trùng 54
Biểu đồ 4: Tương quan giữa chu vi dịch hoàn và số lượng tinh trùng vận động tiến thẳng trong
một ml tinh dịch 54



1
1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Bò đực giống có vai trò quan trọng trong công tác giống. Đứng trên quan điểm
di truyền học, trong mọi sinh vật, mỗi cá thể sinh ra đều mang 50% nguồn gen từ bố
và 50% nguồn gen từ mẹ. Trong chăn nuôi bò, một bò cái tốt một năm chỉ có thể cho
ra đời 1 bê, nhưng một bò đực giống tốt thì một năm có thể cho ra đời hàng chục ngàn
bê khi sử dụng kỹ thuậ
t truyền tinh nhân tạo (TTNT). Vì vậy, một bò đực giống có khả
năng sản xuất lớn, tiềm năng di truyền cao sẽ làm tăng năng suất của đàn con lên rất
cao và tạo ra sản phẩm hàng hóa tăng lên rất lớn cho mỗi cơ sở hay mỗi quốc gia.
Ngược lại, một bò đực giống mà khả năng sản xuất thấp, tiềm năng di truyền thấp thì
hậu quả c
ủa cơ sở hay quốc gia đó phải chịu sự thiệt hại rất lớn vì đàn bò con cháu

sinh ra từ đực giống kém cõi đó sẽ có năng suất thấp. Rõ ràng, bò đực giống có vai trò
rất lớn trong công tác giống: tăng nhanh số lượng con cháu, cải tiến và đẩy nhanh tiến
bộ di truyền, mang lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Việc lựa chọn, nuôi dưỡng và
khai thác bò đực giống chất lượ
ng tốt sẽ giúp cho ngành chăn nuôi bò phát triển nhanh,
bền vững và hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy, chọn lọc bò đực giống là chìa khoá góp phần
tăng trưởng đàn bò, nâng cao chất lượng giống một cách nhanh chóng nhất về khả
năng sản xuất của đời con bằng con đường di truyền học, truyền lại nguồn gen cao sản
từ bò đực giống cho đời con cháu.
Trên thế giới, đặc biệt đối vớ
i các quốc gia có trình độ chăn nuôi tiên tiến, bò
đực giống được kiểm tra qua đời sau thông qua giá trị giống ước tính nhằm đánh giá
tiềm năng di truyền của con đực, nếu cá thể bò đực có giá trị giống ước tính qua đời
sau cao, đảm bảo chất lượng tốt sẽ được đưa vào hệ thống truyền tinh nhân tạo quốc
gia để phục vụ công tác phát triển giống bò trong nước. Các bước kiểm tra qua đời sau
g
ồm tiến hành đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển, sinh sản, sản xuất thịt, sữa
của đời trước, bản thân, chị em gái (với bò sữa) và đời sau. Vì lẽ đó, việc tiến hành
kiểm tra qua đời sau đối với bò đực giống cần kinh phí lớn, thời gian dài từ 7 năm trở
lên, hệ thống hạ tầng cơ sở chăn nuôi đồng bộ và cán bộ kỹ thuật, cán bộ nghiên cứu
có trình độ chuyên môn cao. Kiểm tra đời sau cho kết quả có độ chính xác cao và giúp
nâng cao tiến bộ di truyền tốt nhất và hiệu quả kinh tế lớn nhất trong công tác giống bò
trên thế giới.
Tuy nhiên, với các nước có nền chăn nuôi đang phát triển, do chưa đủ các điều
kiện cơ sở vật chất cần thiết để tiến hành kiểm tra qua đời sau, việc chọn lọc các bò

2
đực giống được tiến hành thông qua chọn lọc đời trước, bản thân và có thể thông qua
kiểm tra chị em gái (đối với bò sữa). Mặc dù chọn lọc bò đực giống qua đời trước, bản
thân hoặc chị em gái (đối với bò sữa) chưa cho kết quả tốt nhất nhưng cũng có thể đáp

ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng của đàn bò trong công tác giống.
Việt Nam có đàn bò nội tầ
m vóc nhỏ bé, khả năng sản xuất thịt sữa thấp, do vậy
phải nhập những bò đực giống cao sản ở nước ngoài về nhằm cải thiện, nâng cao tầm
vóc và khả năng sản xuất. Tuy nhiên, việc đánh giá chọn lọc bò đực giống ở nước ta
chưa được thực hiện một cách toàn diện do sự đồng đều về chất lượng trong đàn chưa
cao,
điều kiện chăn nuôi chưa bảo đảm và kỹ thuật nuôi dưỡng khác nhau Đàn bò
đực chưa được chọn lọc một cách chuẩn xác nhất đã ảnh hưởng đến chất lượng đàn bò
của nước ta. Cho tới nay chưa có tác giả nào, dự án nào, công trình nghiên cứu khoa
học nào đề cập về vấn đề này một cách đầy đủ và toàn diện. Vì vậy, việc triển khai đề
tài “Nghiên cứu đ
ánh giá, tuyển chọn bò đực giống tại Moncada để sản xuất tinh đông
lạnh phục vụ công tác giống bò Việt Nam” là hết sức cần thiết, cấp bách vừa đảm bảo
tính khoa học là chọn được những đực giống tốt nhất và tính thời sự và tính thực tiễn
lớn đó là cung cấp cho ngành chăn nuôi bò ở Việt Nam một kho tàng gen cao sản của
bò đực giống hướng sữa, hướ
ng thịt nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của ngành.
1.2. Mục tiêu đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá, tuyển chọn được những bò đực giống tốt nhất để sản xuất tinh đông
lạnh nhằm nâng cao chất lượng đàn bò sữa, bò thịt Việt Nam.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá 80 bò đực giống chuyên sữa và bò đực giống chuyên thịt trong đó:
+ 20 bò đực giống đạt đặc cấp k
ỷ lục
+ 20 bò đực giống đạt đặc cấp
+ 20 bò đực giống đạt cấp 1
+ 20 bò đực giống đạt cấp 2
- Sản xuất được 4.000 liều tinh bò đông lanh từ 20 bò đực giống đạt đặc cấp kỷ

lục đạt các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành.
- Bước đầu xác định được GTG, HSDT và HSTQ của từng bò đực giống.
- Xây dựng được các quy trình k
ỹ thuật và ra đời Catolog bò đực giống.

3
2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
2.1. Công tác đánh giá, tuyển chọn bò đực giống ở nước ngoài
Hầu hết các nước trên thế giới và trong khu vực rất coi trọng việc đánh giá chọn
lọc nâng cao chất lượng bò đực giống. Việc kiểm tra, đánh giá và chọn lọc bò đực
giống được làm thường xuyên nhằm nâng cao chất lượng đực giống vì đực giống
quyết định rất lớn đến n
ăng suất của đàn bò trong cả nước.
Truyền tinh nhân tạo (TTNT) và cấy truyền phôi là phương pháp đã và đang
được ứng dụng, sử dung rất rộng rãi ở các nước trên thế giới trong việc nhân và cải
tiến nhanh tiến bộ di truyền cho gia súc. Với lợi ích to lớn của việc áp dụng kỹ thuật
TTNT, một bò đực giống khai thác tinh, sản xuất tinh đông lạnh và sử dụng TTNT
hàng năm có thể tham gia vào việ
c sản xuất ra đàn bê gấp hàng trăm lần so với bò đực
sử dụng nhảy trực tiếp, đồng thời có thể lưu giữ được những nguồn gen quí hàng vài
chục năm sau.
Chính vì vai trò quyết định của bò đực giống quan trọng như vậy, với mục đích
chọn lọc chính xác được những bò đực giống tốt đã có rất nhiều nước sử dụng các
phươ
ng pháp chọn lọc khác nhau cho các chỉ tiêu khác nhau nhưng đều dựa trên bản
chất di truyền học để thu được độ chính xác cao nhất khi đực giống được chọn lọc.
2.1.1. Đánh giá và chọn lọc theo nguồn gốc
Đánh giá theo nguồn gốc bao gồm các tính trạng tốt và xấu về ngoại hình, mức
độ thành thục sự sai khác so với đặc trưng của giống/dòng, mức độ năng suất và chất
lượng sả

n phẩm, tiềm năng di truyền, thời gian sử dụng làm giống thông qua lý lịch, hệ
phả của các tổ tiên các đời trước.
2.1.2. Bình tuyển giám định ngoại hình thể chất
Tính trạng ngoại hình liên quan với năng suất sữa, năng suất thịt. Năng suất sữa
được chọn làm mục tiêu chọn lọc đối với bò sữa và năng suất thịt được chọn làm mục
tiêu chọn lọ
c đối với bò thịt. Năm 1925, Hiệp hội bò sữa HF của Canada bắt đầu thực
hiện hệ thống giám định ngoại hình thể chất để cung cấp cho các nhà chăn nuôi sự
đánh giá vô tư về ngoại hình thể chất của từng cá thể.
Giám định ngoại hình tạo lập bộ số liệu cho việc cải thiện giống. Hiệp hội bò
HF Canada đã giới thiệu phương pháp đ
ánh giá ngoại hình thể chất cụ thể: Năm 1982,
Canada trở thành quốc gia đầu tiên có hệ thống đánh giá bò sữa hoàn chỉnh. Năm
1989, Hiệp hội bò HF Canada trở thành cơ quan đầu tiên trên thế giới áp dụng kỹ thuật
đánh giá giá trị di truyền bằng BLUP theo mô hình động vật cho bò sữa.

4
Việc bình tuyển giám định được thực hiện theo phương pháp chấm điểm ngoại
hình thể chất ở các tháng tuổi 6,12,18,24 tháng tuổi theo bảng điểm có sẵn bằng
phương pháp quan sát, cân và đo các chỉ tiêu.
2.1.3. Nghiên cứu đặc điểm di truyền, tín hiệu di truyền, GTG và tương quan di
truyền giữa các tính trạng kinh tế quan trọng
- Nghiên cứu HSDT và tương quan di truyền: Các tính trạng kinh tế cơ bản của
bò s
ữa, bò thịt về sinh trưởng phát triển, sản xuất sữa, thịt được nghiên cứu sâu về
HSDT và tương quan di truyền giữa chúng nên đã giúp cho việc chọn lọc bò sữa, bò
thịt đạt được những thành tựu to lớn ở nhiều nước trên thế giới. Vì vậy, chất lượng bò
sữa, bò thịt của họ đã nâng lên và hiệu quả cũng tăng lên rõ rệt.
- Nghiên cứu GTG: Việc nghiên cứu GTG của m
ột số tính trạng kinh tế cơ bản

của bò sữa, bò thịt về sinh trưởng phát triển và sản xuất sữa, thịt đã được nghiên cứu
sâu trên thế giới, đóng góp lớn cho việc chọn lọc thành công bò sữa, bò thịt đặc biệt
đối với bò đực giống.
- Nghiên cứu tín hiệu di truyền: Hormon sinh trưởng làm tăng sản lượng sữa
(SLS), mỡ và protein sữa (Lotan1993, Etherton 1993). Song, hormon sinh trưởng chỉ
có tác dụng khi đượ
c gắn kết với protein receptor. Các nhà nghiên cứu phân tích đa
hình gen GH và GHR của bò cho thấy có mối liên quan của đa hình gen với SLS
(Falaki, 1996; Rodrigues, 1998; Aggrey, 1999; Lagziel, 1996,1999,2000; Kusamura,
2004; Khatami, 2005; Zhou, 2005).
- Nghiên cứu mối tương quan giữa chu vi dịch hoàn và khả năng sản xuất tinh:
Các tác giả ở trường đại học Australia khi nghiên cứu trên bò đực nhận thấy có mối
tương quan rõ giữa chu vi dịch hoàn và khả năng sản xuất tinh. Kết quả này đã được
ứng dụng rộng trong công tác chọn lọc bò
đực giống.
- Nghiên cứu mối tương quan giữa nhiệt độ bừu dái với nhiệt độ cơ thể đến chất
lượng tinh dịch: Những nghiên cứu mới nhất ở Australia cho biết, trong quá trình
trưởng thành của tinh trùng cần ở nhiệt độ thấp vì khi nhiệt độ cao, tinh trùng dễ bị
chết yểu. Để duy trì được trạng thái sinh lý này cần chú ý các biện pháp tản nhiệt trong
các ngày nhiệt độ cao, giữ ấ
m trong các ngày lạnh giá, khống chế độ ẩm thích hợp…
nếu không ổn định được nhiệt độ đó thì số lượng và chất lượng tinh trùng sẽ bị giảm,
hình dạng bất thường sẽ tăng lên cao.
- Nghiên cứu khả năng thụ tinh nhanh trong ống nghiệm của tinh trùng: Nhiều
bò đực giống có chất lượng tinh trùng tốt, song khả năng thụ thai chưa chắc đã tốt dẫn
đến tỷ
lệ thụ thai chưa hẳn đã cao. Vì vậy, nghiên cứu này giúp ta đánh giá nhanh chất
lượng đực giống.

5

2.1.4. Nghiên cứu kiểm tra bò đực giống thông qua năng suất chị em gái đối với bò sữa
Chọn lọc bò đực giống ở một số nước đang phát triển như Thái Lan,
Indonexia cũng chỉ dựa vào năng suất chị em gái vì chưa đủ điều kiện thực hiện
kiểm tra qua đời sau. Kết thúc lứa sữa đầu của chị em gái là có thể chọn được đực
giống đ
úng chất lượng và đực giống thông qua kiểm tra năng suất chị em gái là đủ
điều kiện để chính thức sử dụng: Khai thác tinh, sản xuất tinh đông lạnh và được phép
phối giống. Sử dụng phương pháp chọn lọc bò đực giống sữa thông qua năng suất của
chị em gái và áp dụng nhân giống bằng hạt nhân mở, khoảng cách thế hệ giảm được 3
năm (chỉ còn 4 năm) so vớ
i kiểm tra qua đời sau, dẫn đến tiến bộ di truyền tăng nhanh
hơn. Vì vậy, chọn lọc đực giống dựa vào năng suất sữa của chị em gái, tuy độ chuẩn
xác không cao bằng kiểm tra qua đời sau, song tiến bộ di truyền tăng nhanh hơn.
Đặc biệt, trong công tác chọn tạo đực giống lai để cố định thành giống bò sữa
thích hợp với điều kiện sinh thái mỗi nước đ
ã thu được kết quả đáng kể, tạo ra được
một số giống bò sữa do phối giống cố định bò lai tạo ra giữa các loài bò Boss Indicus
và Boss Taurus như Karan-Friesian, Karan-Swiss ở India; giống Siboney ở Cu Ba;
giống AFS ở Australia
2.1.5. Kiểm tra đực giống qua đời sau
Tại Nhật Bản, từ 1970 Chính phủ Nhật Bản đã phối hợp cùng các trung tâm
kiểm tra gia súc ở các địa phương tiến hành kiểm tra qua đời sau cho bò đực giố
ng
nhằm chọn lọc được những bò đực giống tốt nhất, có tiềm năng di truyền cao cho các
thế hệ sau về năng suất chất lượng sữa, thịt nhằm đưa nhanh tiến bộ di truyền và cải
tiến nhanh chất lượng đàn bò. Năm 1974, các Hiệp hội chăn nuôi tiến hành kiểm tra
đàn bò: Kết quả 40% số bò được người chăn nuôi tiến hành ghi chép vào sổ. Từ đó, hệ

thống đánh giá bò đực giống thông qua các số liệu ghi chép của người chăn nuôi đã
được thiết lập. Năm 1980, kết quả đánh giá bò đực giống bao gồm cả số bò có trong

các trang trại được công bố chính thức.
Với lợi ích và ý nghĩa to lớn của việc chọn lọc kiểm tra đực giống qua đời sau
mang lại đã giúp nền chăn nuôi bò của Nhật Bản phát triển nhanh về số l
ượng cũng
như chất lượng của đàn bò thịt, sữa.
2.2. Công tác đánh giá, tuyển chọn bò giống ở trong nước
Ở Việt Nam, TTNT đã được đề cập từ năm 1956 với việc cử đoàn cán bộ đi học
tập ở Trung Quốc. Năm 1957, thành lập cơ sở TTNT đầu tiên tại Gia Lâm, Hà Nội và
năm 1960, TTNT cho bò được ứng dụng. Từ năm 1973, công nghệ sản xu
ất tinh đông

6
lạnh dạng viên do CuBa viện trợ đã được áp dụng ở nước ta. Tháng 6 năm 1998, Việt
Nam chính thức bắt đầu sản xuất tinh đông lạnh dạng cọng rạ bằng công nghệ của hãng
Minitub - Cộng hoà Đức tại Trung tâm Tinh đông lạnh Moncada. Từ đó, TTNT cho bò
ở nước ta phát triển mạnh mẽ ở hầu khắp các tỉnh, thành phố cả nước. Với việc áp
dụng kỹ thuật TTNT vào ch
ăn nuôi bò đã góp phần cải tiến và tăng nhanh số lượng
chất lượng đàn bò sữa trong nước qua các năm.

Ở nước ta, từ năm 2010, công tác chọn lọc và khai thác bò đực giống đã được
nhà nước đặc biệt quan tâm nên ngành chăn nuôi bò đã thu được những thành công to
lớn: năng suất sữa, thịt tăng lên đáng kể qua mỗi năm, tăng 2-3%/năm.
Để thấy rõ những thành công to lớn, chúng ta cần xem xét đánh giá lại những
bước đường đã qua và tự hào vì đã có nhiều công trình nghiên chọn lọc, tạo giống
nhằm nâng cao nă
ng suất, chất lượng và số lượng đàn bò cụ thể:
2.2.1. Giai đoạn từ năm 1960 đến năm 2000
a, Đối với bò HF
Bò HF được nhập vào nước ta từ những năm 1960 từ Trung Quốc (Lang trắng

đen Bắc Kinh). Năm 1972, bò HF được nhập với một số lượng lớn từ Cu Ba về nuôi
tại Mộc Châu và Lâm Đồng. Sau đó, một số cơ sở nhập bò HF từ nhiều n
ước khác
nhau như Hoa Kỳ, New Zealand, nhưng số lượng không lớn. Trong giai đoạn này,
đàn bò HF thuần được nuôi khá chu đáo và được nhiều nhà khoa học tập trung nghiên
cứu chọn lọc như Nguyễn Văn Thưởng, Võ Văn Sự, đã thu được một số kết quả.
Hoàng Kim Giao, Trịnh Quang Phong, Lưu công Khánh, Phan Văn Kiểm, Đào Đức
Thà (1999) đã nghiên cứu Đặc điểm sinh học tinh dịch bò đực HF cho thấy: chất
lượng tinh dịch khá tốt, V: 6,37- 9,66ml, A: 80 – 90%, C: 926-1290Tr/ml, K: 15,7%,
Tỷ lệ phối giống có chửa: 55,8-64,7%.
b, Đối với bò HF lai
Cùng với các nước như Cu Ba, đã sử dụng bò HF để lai với bò địa phương
Criollo tạo thành bò sữa Siboney; Ấn Độ sử dụng bò HF lai với bò địa phương tạo
thành bò sữa Karan-Friesien, Karan-Swiss; nước ta cũng đã sử dụng bò đực HF cho lai
với bò Vàng địa phương hoặc bò Vàng địa phương đã được lai cải ti
ến với bò Sind tạo
nên các nhóm bò lai hướng sữa F
1
(1/2HF1/2LS), F
2
(3/4HF1/4LS), F
3
(7/8HF1/8LS),
vv. Cho đến năm 2000, đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học về các lĩnh vực
chọn tạo giống (Nguyễn Văn Thưởng, Nguyễn Văn Thiện, Trần Trọng Thêm, Vũ Văn
Nội, Nguyễn Quốc Đạt, Nguyễn Văn Đức, Võ Văn Sự, ); lai tạo giống (Nguyễn Văn

7
Thưởng, Trần Doãn Hối, Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Việt Anh, Vũ Văn Nội, Trần
Trọng Thêm, Nguyễn Văn Đức, Lê Trọng Lạp, ); thức ăn và dinh dưỡng (Nguyễn

Văn Thưởng, Nguyễn Kim Ninh, Nguyễn Việt Anh, Trần Trọng Thêm, Lê Văn Ngọc,
Lê Trọng Lạp, ); sinh sản và TTNT (Nguyễn Tấn Anh, Lưu Kỷ, Phan Văn Kiểm, );
thú y (Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Ngọc Nhiên, ; quản lý giống (Nguyễ
n Văn Thưởng,
Vũ Văn Nội, Trần Trọng Thêm, Lê Trọng Lạp, ) nên ngành chăn nuôi bò sữa bước
đầu đã thu được một số kết quả.
Thành công lớn nhất của ngành chăn nuôi bò sữa nước ta từ 1960 đến 2000 của
Viện Chăn Nuôi cùng các cơ quan hữu quan là đã tổ chức công trình "Nghiên cứu tạo
bò lai hướng sữa Việt Nam" với những kết quả khả quan, cụ thể:
đưa năng suất sữa bò
lai hướng sữa HF ở nước ta từ 1.435-1.751kg/chu kì (năm 1982) lên 2.700kg/chu kì
(năm 1995) và tăng lên 3.120kg/chu kì (năm 2000). Với những kết quả đó, công trình
tạo bò lai hướng sữa này đã được Nhà nước tặng giải thưởng "Khoa học công nghệ”
vào năm 2000.
Trịnh Quang Phong, Phan Van Kiểm đã nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật
học tinh dịch bò đực giống vùng cao Hà Giang cho thấy: tinh dich bò Vàng H‘Mông
đạt tiêu chuẩn s
ản xuất tinh đông viên (A sau giải dụng 35-40%) góp phần lưu giữ và
bảo tồn nguồn gen theo phương pháp EXSITU)
2.2.2. Giai đoạn từ 2001 đến 2005
Ngành chăn nuôi bò sữa nước ta trong giai đoạn 2001-2005 phát triển nhanh
nhất, tốc độ tăng trưởng đàn đạt đến 34-43%. Tổng đàn bò cái sữa đến ngày 31 tháng 7
năm 2005 là 107.609 con, trong đó, giống bò HF chiếm 15%, bò HF lai chiếm 84% và
bò Jersey và các giống bò sữa khác chiếm 1%.
Bên cạnh số lượng và chất lượng
đàn bò sữa HF tăng nhanh, đàn bò HF lai cũng
tăng về số lượng và chất lượng giống cũng được cải tiến: Năng suất sữa bò lai hướng
sữa từ 3.120kg/chu kỳ ở năm 2000, tăng lên 3.500-3.700kg/chu kì ở năm 2005
(Nguyễn Văn Đức và cs., 2005). Các công trình nghiên cứu về bò sữa khá nhiều và các
kết quả thu được phục vụ cho sản xuất cũng không nhỏ về nhiều lĩnh vực khác nhau.

Tiêu biểu nhất về các công trình nghiên cứu trong các lĩnh vực giống bò sữa chủ yếu
trong giai đoạn qua thể hiện ở những Dự án giống và đề tài sau:
a, Dự án phát triển giống bò sữa Quốc gia (giai đoạn 2001-2005)
- Dự án đã triển khai phát triển giống bò sữa trên 30 tỉnh thành (43 đơn vị:
19.639 cơ sở, chiếm 99,16% tổng số cơ sở chăn nuôi bò sữa của cả nước). Tổ
ng đàn

8
bò trong khu vực Dự án là 107.045 con, chiếm 99,47% tổng đàn bò của cả nước, trong
đó bò lai hướng sữa là 90.608 con, chiếm 84,65% và bò HF là 16.437 con (15,34%).
- Nhân nhanh số lượng và chất lượng đàn bò sữa: đã phối giống 121.976 con, có
chửa 68.483 con, tỷ lệ có chửa/phối đạt 56,96% (Miền Bắc 62,95%, Miền Nam
52,50%), số bê đã sinh ra: 54.629 con, tỷ lệ đẻ/chửa: 78,62% (Miền Bắc 74,13%, Miền
Nam 82,64%) từ tinh của 46 bò đực giống có phẩm chất tốt. Đồng th
ời áp dụng biện
pháp sinh học cấy truyền phôi để sản xuất những bò giống tốt. Dự án nhập 257 phôi
đông lạnh giống bò HF có năng suất và chất lượng cao của Canada, đã cấy cho 157 bò
tại Tp.Hồ Chí Minh, Mộc Châu, Ba Vì, Bắc Ninh.
- Để nâng cao số lượng và chất lượng đàn bò sữa, Dự án nhập:
7 bò đực giống
HF có TNS từ 12.000 đến 17.000 kg/chu kì từ Hoa Kỳ, đã được nuôi, khai thác và sản
xuất tinh đông lạnh dạng cọng rạ tại Trạm Nghiên cứu và Sản xuất Tinh đông lạnh
Moncada thuộc Trung tâm Giống Gia Súc Lớn Trung ương (VINALICA) và hiện nay
đã phát huy vai trò của chúng tạo nên đàn bò sữa có SLS rất cao và 99 bò sữa cao sản
HF từ Hoa kỳ để làm giống, đến nay tổng đàn bò đó lên tới 170 con và đang phát huy
tác dụng trong việc cung cấ
p giống. Tại Mộc Châu, năng suất sữa lứa 1 là 5.797kg/305
ngày vắt, lứa 2 là 6.633kg/con/chu kỳ đối với đàn HF nhập từ Mỹ. Trong lúc đó, đàn
bò HF nhập từ Australia cho 4.365 kg sữa/chu kỳ 305 ngay lứa sữa 1 và 4.726kg
sữa/chu kỳ 305 ngày lứa sữa thứ 2.

- Thông qua việc thực hiện công tác quản lý giống bò sữa bằng chương trình
VDM, VDM-AI để cập nhật, lưu giữ và chuyển dữ liệu từ cơ sở
về trung ương, đã
bình tuyển được 95.381 con bò HF và HF lai và nhập số liệu của 68.884 con tại các cơ
sở tham gia Dự án.
b, Đề tài Độc lập cấp Nhà nước "Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến
phát triển chăn nuôi bò sữa". Mã số ĐTĐL2003/13 (giai đoạn 2003-2005) đã tổ chức
nghiên cứu sâu về công tác giống và đã thu được một số kết quả sau cụ thể
:
- Xếp cấp 1.125 bò cái vắt sữa nuôi ở Mộc Châu cho thấy: đàn đặc cấp kỷ lục là
19,91% và đặc cấp là 33,33%.
- Nghiên cứu đặc điểm di truyền, GTG, tín hiệu di truyền và mối tương
quan di truyền giữa một số tính trạng kinh tế quan trọng trong chăn nuôi bò sữa
để giúp cho chọn lọc hữu hiệu hơn. Việc nghiên cứu GTG và một số tín hiệu di
truyền của một số tính trạ
ng kinh tế cơ bản của bò sữa cũng đã bắt đầu được
nghiên cứu với mục đích giúp cho việc chọn lọc chính xác và nhanh hơn. Đánh

9
giá chọn vào đàn hạt nhân 2.000 con và vào đàn cấp 1 trên 8.000 con HF và HF lai để
bắt đầu xây dựng mô hình tháp giống bò sữa. Chất lượng, chủ yếu dựa vào năng suất
sữa, đàn bò HF lai hạt nhân và cấp 1 tương đối tốt.
- Chọn được 5 bò đực giống HF có chất lượng tốt thông qua chọn qua đời trứơc
và kiểm tra cá thể. Các bò đực giống có ngoại hình đẹp, màu sắc đúng typ bò sữa HF;
Phát triển tốt, KL sơ sinh: 41,7kg, 12 tháng: 365kg, 24 tháng: 545kg, 36 tháng: 705kg;
48 tháng: 796kg và 60 tháng: 1.001kg; Tiềm năng cho sữa cao: 12.000 kg/chu kỳ và tỷ
lệ mỡ sữa là 3,7%.
c, Đề tài trọng điểm cấp Bộ Nông nghiệp “Nghiên cứu chọn tạo giống bò hướng sữa
đạt sản lượng trên 4.000 kg/chu kỳ“ (giai đoạn 2001-2005)
Bò lai hướng sữa giữa bò HF và bò vàng địa phương đã được cải tiến với bò

ZêBu, chiếm tỷ trọng lớn trong ngành chăn nuôi bò sữa nước ta, khoảng 85%. Trong
bò lai hướ
ng sữa Việt Nam, chủ yếu có từ 50 đến 87,5% nguồn gen HF. Trong những
năm qua, chất lượng đàn bò lai hướng sữa của nước ta đã được cải thiện, dễ nuôi, sinh
trưởng phát triển tốt, sinh sản tương đối tốt, năng suất sữa tương đối phù hợp với
phương thức chăn nuôi, chất lượng sữa tốt. Thực tế, bò lai hướng sữa đã đóng góp
ph
ần lớn lượng sữa hàng hoá ở nước ta và mang lại hiệu quả kinh tế cho người chăn
nuôi. Vì vậy, bò lai hướng sữa đã được người chăn nuôi chấp thuận. Kinh nghiệm của
một số nước trên thế giới và trong khu vực cũng như thực tế của nước ta cho thấy, khi
tỷ lệ nguồn gen HF tăng lên trong các tổ hợp bò HF lai, khả năng thích ứng với điều
kiệ
n chăn nuôi của ta gặp nhiều khó khăn: khó nuôi hơn, nhất là các vùng kinh tế còn
hạn chế và môi trường chăn nuôi không phù hợp, tỷ lệ sinh đẻ thấp, khoảng cách giữa
2 lứa đẻ dài hơn, mà năng suất sữa cũng không tăng hơn so với các nhóm F
1
1/2HF,
F
2
3/4HF và F
3
7/8HF dẫn đến năng suất sữa trung bình/tổng đàn bò sinh sản thấp. Vì lẽ
đó, Bộ Nông nghiệp đã cho thực hiện đề tài này với mục tiêu ổn định được nhóm
giống bò lai bằng con đường phối cố định để từ đó chọn lọc tạo thành bò sữa thích hợp
với Việt Nam. Để ổn định đàn bò HF lai hướng sữa, trong giai đoạn 5 năm (2001-
2005), đề tài đ
ã thu được một số kết quả như sau:
- Tạo chọn được trên 1.000 bò cái lai chất lượng tốt, năng suất sữa trên 4.000
kg/chu kỳ, đồng thời tạo chọn đực giống HF lai hướng sữa đúng quy định: thừa kế từ
nghiên cứu cơ bản đầu tiên của Nguyễn Văn Đức và Tạ Thị Bích Duyên (1991), giai

đoạn 2001-2005 đã được tiếp tục tập trung nghiên cứu tạo ch
ọn đực giống lai. Sử dụng
phương pháp tạo chọn đực giống có hệ thống, góp phần ổn định nhóm giống và nâng

10
cao hiệu quả kinh tế. Để tránh đồng huyết, đề tài taọ bò đực giống HF lai F
2
3/4HF và
F
3
7/8HF bằng nguồn tinh riêng biệt, chưa sử dụng ở ta. Đề tài tạo chọn được 9 bò đực
lai hướng sữa HF có chất lượng tốt từ tổng số 25 bê đực được kiểm tra qua đời trước
và kiểm tra cá thể, lưu giữ được hơn 24.000 liều tinh để sử dụng sau khi hoàn thành
kiểm tra NSS của chị em gái, đã phối cố định được 1.000 con và đã sinh ra được trên
175 bê cái.
- Điều tra, theo dõi để
đánh giá chất lượng đàn bò lai hướng sữa tạo thành do
phối cố định, bước đầu cho thấy sinh sản và năng suất sữa tương đối tốt, chất lượng
sữa tốt. Kết quả thử nghiệm lai cố định 2 nhóm bò HF lai: F
2
3/4HF và F
3
7/8HF tại An
Phước và Ba Vì cho thấy năng suất sữa của bò cái sinh ra từ phối cố định cao hơn so
với bò mẹ có cùng tỷ lệ nguồn gen HF.
Ở Việt Nam, Trạm nghiên cứu sản xuất tinh đông lạnh Môncađa (thuộc Trung
tâm Giống gia súc lớn Trung ương - Viện Chăn nuôi) là nơi duy nhất được cấp giấy
phép nuôi dưỡng và sản xuất tinh bò đông lạnh cung ứng cho cả nước. Việc chọn lọc
bò đực giống để sản xuất tinh đông lạnh chủ yếu được nhập từ những nước có nền
chăn nuôi phát triển như: Mỹ, Cu Ba, Australia, Pakistan thông qua lý lịch và hệ phả

để sản xuất cung cấp cho thị trường. Hàng năm, Moncada sản xuất hàng trăm ngàn
liều tinh bò đông lạnh dạng cọng rạ cung cấp cho 63 tỉnh thành trong cả nước để phục
vụ công tác cải tạo, phát triển đ
àn bò thịt, bò sữa ở các địa phương. Như vậy, việc
nghiên cứu, chọn lọc bò đực giống tại Moncada để sản xuất tinh đông lạnh phục vụ
công tác giống bò Việt Nam là hết sức cần thiết, cấp bách vừa đảm bảo tính khoa học,
tính thời sự và tính thực tiễn của ngành chăn nuôi bò ở Việt Nam.
3. CÁCH TIẾP CẬN
- Sử dụng phần mềm quản lý dữ
liệu của JICA chạy trên nền Microsoft Office
Access và
các tài liệu có liên quan tới các bò đực giống để hoàn thiện hệ thống quản lý
cá thể bò đực giống.
- Sử dụng phương pháp bình truyển ngoại hình của Canada, Nhật
Bản,Australia tiêu chuẩn giống bò Việt nam để đánh giá ngoại hình từng bò đực giống.
- Sử dụng tiêu chuẩn giống bò Việt Nam để giám định xếp cấp cho từng bò đực giống.
- Sử dụng tiêu chuẩn về sản xuất tinh củ
a Nhật Bản và MINITUB- Cộng Hoà
LB Đức để đánh giá các đặc điểm sinh học tinh dịch và khả năng sản xuất tinh đông
lạnh của từng bò đực giống.
- Sử dụng kỹ thuật truyền tinh nhân tạo để đánh giá tỷ lệ thụ thai của từng bò đực giống.

11
4. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Vật liệu nghiên cứu
4.1.1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu
- 101 bò đực giống, gồm: 29 HF, 57 Br, 8 DrMr, 4 RedAng và 3 RedSind nuôi
tại Trạm Nghiên cứu và Sản xuất Tinh đông lạnh Moncada (Tản Lĩnh, Ba Vì, Hà Nội).
- Đàn bò cái HF tại Sơn La và Lâm Đồng.
- Đàn bò cái lai Zebu tại Thanh Hóa và Nghệ An.

- Đàn con của các bò đực giống qua phối giống TTNT với đàn bò cái tại Sơn
La, Thanh Hóa, Nghệ An và Lâm
Đồng.
- Bảo quản tinh bò đông lạnh của từng bò đực giống đạt đặc cấp kỷ lục tại Trạm
lưu giữ và cung ứng tinh giống gia súc (Đồng Nguyên, Từ Sơn, Bắc Ninh).
4.1.2. Thời gian nghiên cứu
Từ năm 2008 đến năm 2012
4.2. Nội dung nghiên cứu
4.2.1. Nội dung 1. Hoàn thiện hồ sơ quản lý bò đực giống
- Hồ sơ lý lịch.
- Sổ sách, bảng biểu theo dõi.
- Toàn bộ s
ố liệu, thông tin cá thể của từng bò đực giống được quản lý đầy đủ
trên máy vi tính.
4.2.2. Nội dung 2: Đánh giá cá thể từng bò đực giống
- Đánh giá về ngoại hình, thể chất (màu sắc, lông, hình thể).
- Đánh giá một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển: KL (KL) và kích thước (KT)
một số chiều đo chính: VN, CV, DTC qua các mốc tuổi chính sơ sinh, 6 tháng, 12
tháng, 18 tháng, 24 tháng, 36 tháng và trưởng thành.
- Chỉ tiêu sản xuất của bò đực giống:
* Tuổi và KL lúc bắt đầu đưa vào huấn luyện nhảy giá và bắt đầu khai thác tinh.
* Xác định mối tương quan giữa chu vi dịch hoàn với khả năng sản xuất tinh.
* Xác định sự chênh giữa nhiệt độ bao dịch hoàn với nhiệt độ cơ thể.
* Đánh giá một số đặc điểm sinh học tinh dịch (V,A,C, K, pH, tỷ lệ sống chết
và hoạt lực sau giải đông).
* Đánh giá tỷ
lệ thụ thai lần đầu của từng đực giống.
* Theo dõi đời con về: số hiệu, ngoại hình, KL sinh trưởng, phát triển.
- Bình tuyển, giám định xếp cấp từng bò đực giống.
4.2.3. Nội dung 3: Xác định GTG, HSDT và HSTQ của một số tính trạng quan

trọng đối với từng bò đực giống
- Xác định HSDT, HSTQ một số tính trạng của từng bò đực giống.
- Xác định GTG của từng bò đực giố
ng.

12
4.2.4. Nội dung 4: Bảo quản tinh bò đông lạnh của từng bò đực giống đạt đặc cấp kỷ lục
Lưu giữ 200 liều tinh đông lạnh/bò đực giống.
4.2.5. Nội dung 5: Xây dựng các quy trình kỹ thuật quan trọng và bước đầu xây
dựng Catolog của từng bò đực giống với GTG của tính trạng quan trọng
- Quy trình kỹ thuật chăn nuôi bò đực hậu bị.
- Quy trình kỹ thuật chăn nuôi bò đực giống sản xuất tinh.
- Quy trình vệ sinh phòng dịch bệnh và thú y.
- Quy trình huấn luyện bò nhảy giá, khai thác tinh nguyên.
- Quy trình kỹ thuật chế biến, sả
n xuất tinh bò đông lạnh.
- Xây dựng Catolog của từng bò đực giống.
4.3. Phương pháp nghiên cứu
4.3.1. Phương pháp áp dụng cho việc hoàn thiện quản lý bò đực giống
4.3.1.1. Xây dựng hồ sơ lý lịch của từng bò đực giống
- Căn cứ tài liệu quản lý bò đực giống của một số nước trên thế giới như: Nhật
Bản, Israel, Australia
- Căn cứ vào tình hình thực tế trong ngành chăn nuôi bò đực gi
ống sản xuất tinh
của Việt Nam từ năm 1970 đến nay.
4.3.1.2. Xây dựng bảng biểu, sổ sách theo dõi các chỉ tiêu của từng cá thể bò đực giống
- Căn cứ các văn bản quản lý bò đực giống của Nhà nước: Pháp lệnh giống vật
nuôi Số 16/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24/3/2004, Quyết định số 66/2005/QĐ-BNN,
ngày 31/10/2005, Quyết định số 2489/QĐ-BNN-CN ngày 16/9/2010 của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và PTNT V/v Phê duyệt các chỉ tiêu đị

nh mức kinh tế kỹ thuật chăn nuôi
gia súc gia cầm giống gốc, Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3982-85, Tiêu chuẩn Việt Nam
TCVN 3983-85, Tiêu chuẩn ngành 10TCN531-2002.
- Căn cứ tài liệu quản lý bò đực giống của một số nước trên thế giới như: Nhật
Bản, Israel, Australia
- Căn cứ vào tinh hình thực tế trong ngành chăn nuôi bò đực giống sản xuất tinh
của Việt Nam từ năm 1970 đến nay.
Mỗi bò đực giống có sổ sách bả
ng biểu theo dõi về:
+ Ngày nhập, nguồn mua.
+ Khả năng sản xuất tinh
+ Khả năng sinh trưởng – phát triển
+ Kết quả giám định, bình tuyển, xếp cấp hàng năm
+ Phòng trị bệnh
+ Thức ăn hàng ngày

×