BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
VIỆN KHOA HỌC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN VÀ MÔI TRƯỜNG
Tác giả: Lương Tuấn Anh, Trần Thanh Xuân,
Hoàng Văn Đại, Đặng Thu Hiền, Trần Tuấn Đạt,
Nguyễn Thanh Thủy, Hoàng Thị Phương Thảo,
An Tuấn Anh, Đặng Quang Thịnh, Trịnh Thu Phương
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ
NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG
NƯỚC PHÍA THƯỢNG LƯU ĐẾN TÀI NGUYÊN
NƯỚC LƯU VỰC SÔNG HỒNG
CƠ QUAN CHỦ TRÌ CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
(
Ký tên, đóng dấu) (Ký tên)
Lương Tuấn Anh
HÀ NỘI, 2013
Đề tài: “Nghiên cứu tác động của việc sử dụng nước phía thượng lưu đến tài nguyên nước lưu vực sông Hồng”
i
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 3
1.1. Đặt vấn đề 3
1.2. Mục tiêu của đề tài 4
1.3. Phương pháp tiếp cận 5
1.3.1. Cách tiếp cận dựa trên các nguyên tắc quản lý tài nguyên nước quốc tế 5
1.3.2. Cách tiếp cận dựa trên quan điểm quản lý tổng hợp TNN 5
1.3.3. Cách tiếp cận ứng dụng các phương pháp, công nghệ hiện có để khắc phục
tình trạng thiếu số liệu, thông tin về khai thác sử dụng nước trên các sông xuyên
biên giới 6
1.3.4. Cách tiếp cận dựa trên cơ sở tăng cường hợp tác trao đổi thông tin, tư liệu,
nghiên cứu khoa học 7
1.4. Phương pháp nghiên cứu 7
1.4.1. Phương pháp luận 7
1.4.2. Công cụ nghiên cứu 8
1.5. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài 10
1.5.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 10
1.5.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 11
CHƯƠNG II. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG HỒNG 17
2.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên lưu vực sông Hồng 17
2.1.1. Vị trí địa lý, địa hình, địa chất, thổ nhưỡng, thực vật 17
2.1.2. Khí hậu 20
2.1.3. Mạng lưới sông suối 21
2.1.4. Lưới trạm đo mưa và đo dòng chảy 24
2.2. Tài nguyên nước mưa 28
2.2.1. Phương pháp tính lượng mưa năm trung bình thời kỳ nhiều năm 28
2.2.2. Sự phân bố của tài nguyên nước mưa trong lưu vực 30
2.3. Tài nguyên nước mặt 33
2.3.1. Phương pháp tính dòng chảy năm trung bình thời kỳ nhiều năm 33
2.3.2. Sự phân bố của TNN mặt trên lưu vực sông Hồng 34
2.3.3. Kiểm tra tính hợp lý của bản đồ đẳng trị lượng mưa năm và bản đồ mô đun
dòng chảy năm 39
CHƯƠNG III: TÌNH HÌNH KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NƯỚC THƯỢNG LƯU
SÔNG HỒNG 45
3.1. Xác lập phương pháp công nghệ hỗ trợ xác định các khu vực khai thác sử dụng
nước vùng thượng lưu sông Hồng 45
3.1.1. Áp dụng công nghệ viễn thám hỗ trợ trong việc xác định các khu vực khai
thác sử dụng nước vùng thượng lưu sông Hồng, trên phần lãnh thổ Trung
Quốc 45
Đề tài: “Nghiên cứu tác động của việc sử dụng nước phía thượng lưu đến tài nguyên nước lưu vực sông Hồng”
ii
3.1.2. Phương pháp tập hợp với các thông tin khảo sát, kết quả nghiên cứu ở
trong và ngoài nước… 58
3.1.3. So sánh đối chiếu các thông tin xác định từ phương pháp viễn thám với các
thông tin thu thập được ở trong và ngoài nước 62
3.2. Tình hình khai thác và sử dụng nước vùng thượng lưu sông Hồng, trên phần
lãnh thổ Việt Nam 64
3.2.1. Các công trình thủy điện 64
3.2.2. Các công trình thủy lợi 66
CHƯƠNG IV. ĐÁNH GIÁ XU THẾ BIẾN ĐỔI TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC
SÔNG HỒNG 69
4.1. Phương pháp nghiên cứu 69
4.1.1. Phương pháp đánh giá xu thế bằng chỉ tiêu thống kê 69
4.1.2. Phương pháp phân tích chu kỳ dòng chảy, so sánh đặc trưng TNN theo các
thời kỳ quan trắc 70
4.2. Xu thế biến đổi các đặc trưng lưu lượng nước và dòng chảy bùn cát lơ lửng tại
các trạm thủy văn đầu nguồn sông Đà, sông Thao và sông Lô 72
4.2.1. Biến đổi các đặc trưng phân phối dòng chảy năm 72
4.2.2. Biến đổi các đặc trưng dòng chảy bùn cát lơ lửng 74
4.3. Đánh giá xu thế biến đổi TNN trên lưu vực sông Đà, sông Thao và sông Lô 75
4.3.1. Biến đổi TNN mưa trên các lưu vực sông Đà, sông Thao và sông Lô 75
4.3.2. Xu thế biến đổi TNN mặt trên sông Đà, sông Thao, sông Lô 78
4.4. Đánh giá xu thế biến đổi tài nguyên nước mặt hạ du sông Hồng 81
4.4.1. Các đặc trưng lưu lượng nước 82
4.4.2. Các đặc trưng lưu lượng lớn nhất và nhỏ nhất năm 84
4.4.3. Các đặc trưng lưu lượng bùn cát lơ lửng 85
4.4.4. Sự biến đổi đặc trưng mực nước tại trạm thủy văn vùng hạ lưu sông Hồng
89
4.4.5. Phân tích nguyên nhân của sự biến đổi mực nước hạ du sông Hồng những
năm gần đây 94
CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG NƯỚC
THƯỢNG LƯU ĐẾN TNN LƯU VỰC SÔNG HỒNG 99
5.1. Phương pháp đánh giá tác động 99
5.1.1. Phương pháp phân tích số liệu, xây dựng các quan hệ đơn biến và đa biến99
5.1.2. Phương pháp áp dụng mô hình mưa-dòng chảy 104
5.1.3. Phương pháp áp dụng mô hình thủy lực khôi phục dòng chảy lũ tự nhiên
106
5.1.4. Phương pháp RVA ( Range of Variability Approarch) 107
5.2. Đánh giá tác động của việc sử dụng nước thượng lưu đến TNN sông Hồng 110
5.2.1. Tác động của việc khai thác, sử dụng TNN thượng nguồn trên lãnh thổ
Trung Quốc đến dòng chảy đầu nguồn sông Hồng thuộc lãnh thổ nước ta 110
Đề tài: “Nghiên cứu tác động của việc sử dụng nước phía thượng lưu đến tài nguyên nước lưu vực sông Hồng”
iii
5.2.2. Tác động của việc khai thác, sử dụng TNN thượng nguồn đến dòng chảy hạ
lưu sông Hồng 119
5.3. Áp dụng phương pháp RVA đánh giá mức độ biến đổi dòng chảy hạ du sông
Hồng do tác động của các công trình sử dụng nước thượng lưu 136
5.3.1. Đánh giá mức độ tác động của các công trình sử dụng nước thượng lưu
sông Đà 137
5.3.2. Đánh giá mức độ tác động của các công trình sử dụng nước thượng lưu đối
với sự biến đổi dòng chảy hạ du sông Hồng 139
CHƯƠNG VI. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG DO KHAI
THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC THƯỢNG LƯU 142
6.1. Các biện pháp phi công trình 142
6.1.1. Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quan trắc khí tượng thủy văn tại các trạm
đầu nguồn sông Hồng 142
6.1.2. Nâng cao hiệu quả của công tác cảnh báo, dự báo khí tượng- thủy văn lưu
vực sông Hồng phục vụ sử dụng TNN một cách hợp lý và hiệu quả. 143
6.1.3. Tăng cường công tác quản lý TNN sông Hồng trong lãnh thổ nước ta 144
6.1.4. Tăng cường công tác hợp tác với Trung Quốc trong nghiên cứu khoa học và
quản lý TNN xuyên biên giới Việt- Trung 150
6.2. Các biện pháp công trình 155
6.2.1. Biện pháp khơi thông kênh dẫn và nâng cao năng lực trạm bơm 155
6.2.2. Các biện pháp làm chậm dòng chảy và nâng cao mực nước vùng hạ du .156
6.2.3. Các biện pháp điều chỉnh dòng chảy sông Hồng sang sông Thái Bình qua
sông Đuống 158
6.3. Các biện pháp vận hành công trình 158
6.3.1. Nghiên cứu đề xuất quy trình vận hành liên hồ chứa có hiệu quả cao 158
6.3.2. Nghiên cứu các biện pháp tăng cường xả cát tại các hồ chứa nước lớn 160
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 162
1. Kết luận 162
2. Kiến nghị 164
TÀI LIỆU THAM KHẢO 166
PHỤ LỤC 170
Đề tài: “Nghiên cứu tác động của việc sử dụng nước phía thượng lưu đến tài nguyên nước lưu vực sông Hồng”
iv
MỤC LỤC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ khối về phương pháp luận nghiên cứu đánh giá hiện trạng tác động sử
dụng nước thượng lưu 9
Hình 2.1. Địa hình lưu vực sông Hồng-Thái Bình 18
Hình 2.2. Mạng lưới trạm khí tượng thủy văn trên lưu vực sông Hồng-Thái Bình 25
Hình 2.3. Quan hệ lượng mưa năm với tổng lượng mưa các tháng VI-IX 29
Hình 2.4. Các đường đẳng trị lượng mưa năm lưu vực sông Hồng (kể cả phần lãnh thổ
Trung Quốc) 31
Hình 2.5. Quan hệ lưu lượng trung bình năm với lưu lượng trung bình các tháng VII-
IX 37
Hình 2.6. Các đường đẳng trị môđun dòng chảy năm trung bình thời kỳ 1960-2009 lưu
vực sông Hồng (l/s.km
2
) 38
Hình 3.1. Sơ đồ qui trình công nghệ sử dụng ảnh viễn thám hỗ trợ xác định các khu
khai thác sử dụng TNN áp dụng cho vùng thượng lưu sông Hồng 46
Hình 3.2. Sơ đồ cảnh ảnh vùng thượng nguồn sông Hồng 48
Hình 3.3. Hệ thống thuỷ văn sau khi chỉnh sửa các điểm outlet 50
Hình 3.4a. Ảnh vệ tinh trước khi được nắn chỉnh hình học và tăng cường chất lượng
51
Hình 3.4b. Ảnh vệ tinh sau khi được nắn chỉnh hình học và tăng cường chất lượng 51
Hình 3.5. Toàn cảnh lưu vực sông Hồng bên ngoài lãnh thổ Việt Nam 51
Hình 3.6. Vị trí hồ đập thủy điện Lixian (Cư Độ Phổ) 53
Hình 3.7. Hình ảnh vị trí 3D của khu vực quanh hồ đập thủy điện Lixian 53
Hình 3.8. Contour được tạo ra từ DEM khu vực hồ Lixian 54
Hình 3.9. TIN được tạo ra từ Contour khu vực hồ Lixian 54
Hình 3.10. Chức năng phân tích 3D trong Arcgis 55
Hình 3.11a. Mối quan hệ giữa độ phản xạ và bước sóng khi có ảnh hưởng của nồng độ
trầm tích lắng đọng 57
Hình 3.11b. Sự phân phối tương ứng của hàm lượng trầm tích lơ lửng và diệp lục theo
độ phản xạ phổ của bề mặt nước 57
Hình 3.12. Sơ đồ qui hoạch thủy điện mới trên sông Lý Tiên – Trung Quốc 59
Hình 3.13. Công trình Tọa Dương Sơn (Yayangsan) 59
Hình 3.14. Công trình Cư Phổ Độ (Jupudu) 59
Hình 3.15. Công trình Cách Lan Tan (Gelantan) 60
Hình 3.16. Công trình thủy điện Thổ Khả Hà (Tukahe) 60
Hình 3.17. Sơ đồ các công trình thủy điện trên sông Lý Tiên [32] 61
Đề tài: “Nghiên cứu tác động của việc sử dụng nước phía thượng lưu đến tài nguyên nước lưu vực sông Hồng”
v
Hình 3.18. Các công trình thủy điện trên sông Hồng thuộc lãnh thổ Việt Nam 64
Hình 4.1. Đường cong tổng độ lệch hệ số mô đun dòng chảy trung bình năm tại các
trạm thủy văn trên hệ thống sông Hồng 70
Hình 4.1a. Xu thế biến đổi lượng mưa năm trên sông Đà, Thao, Lô thời kỳ 1960-2010
76
Hình 4.1b. Xu thế biến đổi lượng mưa mùa mưa trên sông Đà, Thao, Lô thời kỳ 1960-
2010 76
Hình 4.1c. Xu thế biến đổi lượng mưa mùa khô trên sông Đà, Thao, Lô thời kỳ 1960-
2010 77
Hình 4.2a. Xu thế biến đổi dòng chảy năm của thời kỳ 1960-2010 79
Hình 4.2b. Diễn biến dòng chảy mùa lũ của thời kỳ 1960-2010 79
Hình 4.2c. Xu thế biến đổi dòng chảy mùa cạn của thời kỳ 1960-2010 80
Hình 4.3. Biến đổi lưu lượng cát bùn lơ lửng (kg/s) tại trạm thủy văn Hòa Bình, Sơn
Tây và Hà Nội thời kỳ 1960-2010 so với thời 1960-1990 89
Hình 4.4a. Biến đổi mực nước trung bình năm thời kỳ nhiều năm (1960-2010) tại trạm
thủy văn Sơn Tây so với thời kỳ 1960-1990 92
Hình 4.4b. Biến đổi mực nước trung bình năm thời kỳ nhiều năm (1960-2010) tại trạm
thủy văn Hà Nội so với thời kỳ 1960-1990 92
Hình 4.4c. Biến đổi mực nước trung bình năm thời kỳ nhiều năm (1960-2010) tại trạm
thủy văn Hưng Yên so với thời kỳ 1960-1990 93
Hình 4.5. Sơ đồ phân tích nguyên nhân của hiện tượng biến đổi mực nước vùng hạ du
sông Hồng 94
Hình 4.6. Quan hệ mực nước - lưu lượng tại trạm Hà Nội năm 1990 và năm 2009 96
Hình 4.7. Biến đổi mặt cắt ngang trạm thủy văn Hà Nội những năm gần đây 96
Hình 5.1a. Quan hệ (5.1) trạm Trung Ái Kiều và Lý Tiên Độ (1973-1977), sông Lý
Tiên có tính đến thời gian trễ 100
Hình 5.1b. Quan hệ (5.1) trạm Trung Ái Kiều và Lý Tiên Độ (1973-1978), sông Lý
Tiên có tính đến thời gian trễ 100
Hình 5.2a. Quan hệ (5.2) trạm Nguyên Giang và Mạn Hảo (1973-1977), sông Nguyên
có tính đến thời gian trễ 101
Hình 5.2b. Quan hệ (5.2) trạm Nguyên Giang và Mạn Hảo (1973-1978), sông Nguyên
có tính đến thời gian trễ 101
Hình 5.3. Dòng chảy thực đo và tính toán tại trạm thủy văn Mạn Hảo năm 1978 103
(số liệu độc lập) 103
Hình 5.4a. Quan hệ giữa lưu lượng tính toán và thực đo (1969-1978) tại trạm thủy văn
Hòa Bình 105
Đề tài: “Nghiên cứu tác động của việc sử dụng nước phía thượng lưu đến tài nguyên nước lưu vực sông Hồng”
vi
Hình 5.4b. Quan hệ giữa lưu lượng tính toán và thực đo (1989-1991) tại trạm thủy văn
Vụ Quang 105
Hình 5.5. Kết quả kiểm định mô hình mưa dòng chảy tại trạm Tạ Bú, năm 1967 106
Hình 5.6. Sơ đồ sai phân hữu hạn của Abbott 107
Hình 5.7. Đường quá trình mực nước giờ một số trạm thủy văn đầu nguồn sông Đà,
sông Thao và sông Lô năm 2010 111
Hình 5.8. Biến đổi lưu lượng ngày các tháng cạn tại Mường Tè, sông Đà những năm
gần đây 112
Hình 5.9. Biến đổi lưu lượng ngày các tháng cạn tại Hà Giang, sông Lô những năm
gần đây 112
Hình 5.10a. Mô phỏng quá trình dòng chảy mùa lũ từ 15/VI đến 15/X/2001 tại trạm
thủy văn Lý Tiên Độ, sông Lý Tiên 113
Hình 5.10b. Dòng chảy mô phỏng tự nhiên và điều tiết tại trạm thủy văn Lý Tiên Độ,
sông Lý Tiên từ 15/VI đến 15/X/2008 113
Hình 5.10c. Dòng chảy mô phỏng tự nhiên và điều tiết tại trạm thủy văn Lý Tiên Độ,
sông Lý Tiên từ 15/VI đến 15/X/2009 113
Hình 5.10d. Dòng chảy mô phỏng tự nhiên và điều tiết tại trạm thủy văn Lý Tiên Độ,
sông Lý Tiên từ 15/VI đến 15/X/2010 113
Hình 5.11a.Dòng chảy mô phỏng tự nhiên và điều tiết tại trạm thủy văn Mạn Hảo,
sông Nguyên từ 15/VI đến 15/X năm 2007 113
Hình 5.11b.Dòng chảy mô phỏng tự nhiên và điều tiết tại trạm thủy văn Mạn Hảo,
sông Nguyên từ 15/VI đến 15/X năm 2008 113
Hình 5.11c. Dòng chảy mô phỏng tự nhiên và điều tiết tại trạm thủy văn Mạn Hảo,
sông Nguyên từ 15/VI đến 15/X/2009 114
Hình 5.11d. Dòng chảy mô phỏng tự nhiên và điều tiết tại trạm thủy văn Mạn Hảo,
sông Nguyên từ 15/VI đến 15/X/2010 114
Hình 5.12a. Quá trình tích(+), xả (-) tại Lý Tiên Độ, sông Lý Tiên từ 15/VI-
15/X/2009 114
Hình 5.12b. Quá trình tích(+), xả (-) tại Lý Tiên Độ, sông Lý Tiên từ 15/VI-
15/X/2010 114
Hình 5.13a. Quá trình tích(+), xả (-) tại Mạn Hảo, sông Nguyên từ 15/VI-15/X/2009
116
Hình 5.13b. Quá trình tích(+), xả (-) tại Mạn Hảo, sông Nguyên từ 15/VI-15/X/2010
116
Hình 5.14a. Quá trình xả lũ và KPTN tại Lý Tiên Độ, sông Lý Tiên từ 1/X-
15/X/2006 119
Đề tài: “Nghiên cứu tác động của việc sử dụng nước phía thượng lưu đến tài nguyên nước lưu vực sông Hồng”
vii
Hình 5.14b. Quá trình xả lũ và KPTN tại Lý Tiên Độ, sông Lý Tiên từ 1/X-
15/X/2010 119
Hình 5.15. Tác động điều tiết của hồ thủy điện Tuyên Quang và các hồ chứa thượng
lưu đến dòng chảy sông Lô, tại trạm thủy văn Vụ Quang, năm 2009 122
Hình 5.16. Tác động điều tiết của các hồ chứa thượng lưu đến dòng chảy sông Đà, tại
trạm thủy văn Lai Châu, năm 2006 123
Hình 5.17. Tác động điều tiết của các hồ chứa thượng lưu đến dòng chảy sông Đà, tại
trạm thủy văn Tạ Bú, năm 2009 124
Hình 5.18. Dòng chảy đo và khôi phục tự nhiên tại Hòa Bình (1991-2010) 128
Hình 5.19. Dòng chảy đo và khôi phục tự nhiên tại Sơn Tây (1991-2010) 130
Hình 5.20. Dòng chảy đo và khôi phục tự nhiên tại Hà Nội (1991-2010) 130
Hình 5.21. Dòng chảy đo và khôi phục tự nhiên tại Thượng Cát (1991-2010) 131
Hình 5.23a. Đường quá trình mực nước tính toán và thực đo các trạm hạ lưu sông
Hồng – Thái Bình trận lũ năm 1996 134
Hình 5.23b. Đường quá trình mực nước tính toán và thực đo các trạm hạ lưu sông
Hồng – Thái Bình trận lũ năm 2002 134
Hình 6.1. Chiến lược giảm thiểu nguy cơ về TNN xuyên biên giới 152
Hình 6.2. Đề xuất kế hoạch hợp tác QLTH TNN xuyên biên giới 154
Hình 6.3. Công trình làm chậm dòng chảy trên sông Muray-Darling vùng cửa sông 157
Hình 6.4. Công trình làm chậm dòng chảy trên sông Muray-Darling vùng tưới 157
Đề tài: “Nghiên cứu tác động của việc sử dụng nước phía thượng lưu đến tài nguyên nước lưu vực sông Hồng”
viii
MỤC LỤC BẢNG
Bảng 2.1. Đặc trưng hình thái chính của thượng lưu sông Hồng trên lãnh thổ Trung
Quốc [40] 23
Bảng 2.2. Danh sách trạm khí tượng và số liệu mưa thu thập được trên phần lưu vực
sông Hồng thuộc Trung Quốc 26
Bảng 2.3. Danh sách trạm thủy văn và số liệu lưu lượng nước đã thu thập được tại một
số trạm thủy văn ở thượng lưu sông Hồng trên địa phận Trung Quốc 27
Bảng 2.4. Lượng mưa năm trung bình các thời kỳ tại một số trạm ở Thượng lưu sông
Hồng trên địa phận tỉnh Vân Nam, Trung Quốc 30
Bảng 2.5. Giá trị lượng mưa năm trung bình thời kỳ 1960-2009 trung bình trên các lưu
vực sông trong hệ thống sông Hồng 32
Bảng 2.6. Phương trình tương quan lưu lượng trung bình các tháng VII-IX tại các trạm
thủy văn ở Thượng lưu sông Hồng 35
Bảng 2.7. Quan hệ dòng chảy năm và dòng chảy trung bình các thángVII-IX trên các
sông vừa và lớn của các sông Thao, Đà và Lô 36
Bảng 2.8. Đặc trưng dòng chảy trung bình các tháng VII-IX và dòng chảy năm trung
bình thời kỳ 1960-2009 tại một số trạm thủy văn ở thượng lưu sông Hồng (phần
lãnh thổ Trung Quốc) 36
Bảng 2.9. Các đặc trưng dòng chảy năm trung bình thời kỳ 1960-2009 trên các lưu vực
sông trong hệ thống sông Hồng được xác định từ bản đồ đường đẳng trị mô đun
dòng chảy năm 40
Bảng 2.10. Các thành phần cân bằng nước trung bình thời kỳ 1960-2009 trong lưu vực
sông Hồng 41
Bảng 2.11. So sánh tổng lượng dòng chảy năm của sông được xác định từ bản đồ
đường đẳng trị mô đun dòng chảy năm trung bình thời kỳ 1960-2009 và từ số liệu
thực đo dòng chảy tại các trạm thủy văn ở gần biên giới 42
Bảng 2.12. So sánh kết quả nghiên cứu của đề tài với kết quả nghiên cứu của các đồng
nghiệp Trung Quốc 42
Bảng 2.13. Tổng lượng dòng chảy của sông Hồng từ lãnh thổ Trung Quốc chảy vào
Việt Nam 44
Bảng 3.1. Phiên hiệu cảnh ảnh vùng thượng nguồn sông Hồng 47
Bảng 3.2. Kết quả tính toán diện tích và thể tích của hồ Lixian (Cư Độ Phổ) 56
Bảng 3.3. Thông số các công trình qui hoạch trên sông Lý Tiên 58
Bảng 3.4. Thông số đặc trưng thủy văn tuyến công trình Thổ Khả Hà 61
Bảng 3.5. Các công trình thủy điện trên sông Bàn Long 62
Bảng 3.6. Một số đập thượng nguồn sông Hồng 62
Bảng 3.7. So sánh kết quả xác định các thông số đập thủy điện theo phương pháp viễn
thám và theo số liệu điều tra, khảo sát 63
Bảng 3.8. Thông số của bậc thang thủy điện trên sông Đà 65
Bảng 3.9. Tổng hợp hiện trạng công trình tưới toàn lưu vực sông Hồng và sông Thái
Bình 67
Đề tài: “Nghiên cứu tác động của việc sử dụng nước phía thượng lưu đến tài nguyên nước lưu vực sông Hồng”
ix
Bảng 4.1. Trị số chuẩn dòng chảy năm và dòng chảy trung bình nhiều năm thời kỳ
quan trắc tại một số trạm trên sông Hồng 71
Bảng 4.2. Trị số dòng chảy trung bình nhiều năm thời kỳ nhiều nước, ít nước so với
chuẩn dòng chảy tại một số trạm trên hệ thống sông Hồng 72
Bảng 4.3. Chỉ tiêu chuẩn hóa Kendall (Z) các đặc trưng dòng chảy tại các trạm đầu
nguồn dòng chính sông Hồng 73
Bảng 4.4. Đặc trưng phân phối dòng chảy năm tại một số trạm thủy văn đầu nguồn
sông Đà, sông Thao, sông Lô theo các thời kỳ (m
3
/s) 74
Bảng 4.5. Các đặc trưng lưu lượng bùn cát lơ lửng (kg/s) tại các trạm thủy văn đầu
nguồn dòng chính sông Hồng các thời kỳ quan trắc khác nhau 75
Bảng 4.6. Chỉ số Kendall lượng mưa của sông Đà, Thao và Lô 75
Bảng 4.7. Lượng mưa trung bình năm, trung bình mùa mưa và trung bình mùa khô
trên các sông Đà, sông Thao và sông Lô 77
Bảng 4.8. Chỉ số Kendall các trạm lưu lượng của sông Đà, Thao và Lô 78
Bảng 4.9. Biến đổi các đặc trưng TNN (m
3
/s) trên sông Đà, sông Thao và sông Lô
trong các thời kỳ 80
Bảng 4.10. Chỉ số Kendall tại các trạm đo lưu lượng hạ lưu sông Hồng 82
Bảng 4.11. Biến đổi các đặc trưng dòng chảy (m
3
/s) tại một số trạm thủy văn vùng hạ
lưu sông Hồng 83
Bảng 4.12. Tổng hợp mức độ biến đổi dòng chảy năm (m
3
/s) trên sông Đà, sông
Thao, sông Lô và vùng hạ lưu sông Hồng thời kỳ 1960-2000 và 2001-2010 84
Bảng 4.13. Lưu lượng lớn nhất năm trung bình và lớn nhất năm các thời kỳ tại một số
trạm thủy văn hạ lưu sông Hồng 85
Bảng 4.14. Lưu lượng nhỏ nhất năm trung bình và nhỏ nhất năm các thời đoạn tại một
số trạm thủy văn hạ lưu sông Hồng 85
Bảng 4.15. Biến đổi các đặc trưng lưu lượng dòng chảy bùn cát (kg/s) tại một số trạm
thủy văn vùng hạ lưu sông Hồng 87
Bảng 4.16. Biến đổi các đặc trưng độ đục (g/m
3
) tại một số trạm thủy văn vùng hạ lưu
sông Hồng 88
Bảng 4.17. Chỉ số Kendall tại các trạm mực nước hạ lưu sông Hồng 89
Bảng 4.18. Biến đổi các đặc trưng mực nước trung bình (cm) tạị các trạm thủy văn
vùng hạ lưu sông Hồng 91
Bảng 4.19. Mực nước lớn nhất năm trung bình và lớn nhất năm các thời kỳ tại một số
trạm thủy văn hạ lưu sông Hồng 93
Bảng 4.20. Mực nước nhỏ nhất năm trung bình và nhỏ nhất năm các thời đoạn tại một
số trạm thủy văn hạ lưu sông Hồng 93
Bảng 4.21. Biến đổi độ dốc mặt nước (cm) tại đoạn sông từ trạm thủy văn Hà Nội
đến trạm thủy văn Hưng Yên trong các thời kỳ 97
Bảng 4.22. Tỷ lệ phân phối dòng chảy giữa trạm thủy văn Hà Nội và Thượng Cát qua
các thời kỳ 97
Bảng 5.2. Kết quả hiệu chỉnh và kiểm định mô hình NLRRM tại một số trạm đo chính
trên sông Đà, sông Thao và sông Lô 106
Bảng 5.3. Khôi phục dòng chảy ngày tại Lý Tiên Độ, sông Lý Tiên (2001-2010) 115
Đề tài: “Nghiên cứu tác động của việc sử dụng nước phía thượng lưu đến tài nguyên nước lưu vực sông Hồng”
x
Bảng 5.4. Dòng chảy một số thời đoạn đầu và cuối mùa lũ tại trạm Lý Tiên Độ, sông
Lý Tiên các thời kỳ quan trắc 116
Bảng 5.5. Dòng chảy một số thời đoạn đầu và cuối mùa lũ tại trạm Lai Châu, sông Đà
các thời kỳ quan trắc 117
Bảng 5.6. Dòng chảy một số thời đoạn đầu và cuối mùa lũ tại trạm Mạn Hảo, sông
Nguyên các thời kỳ quan trắc 117
Bảng 5.7. Dòng chảy một số thời đoạn đầu và cuối mùa lũ tại trạm Lào Cai, sông Thao
các thời kỳ quan trắc 117
Bảng 5.8. Dòng chảy một số thời đoạn đầu và cuối mùa lũ tại trạm Hà Giang, sông Lô
các thời kỳ quan trắc 117
Bảng 5.9. Sự xuất hiện đỉnh lũ năm vào cuối mùa lũ (đầu tháng X), thời kỳ tích nước
cao của các hồ chứa trong những năm gần đây trên thượng nguồn sông Đà và
sông Thao thuộc lãnh thổ Trung Quốc 118
Bảng 5.10. Quan hệ mưa-lũ trong trận lũ tháng X năm 2006 và tháng VIII/2007 tại
trạm thủy văn Lý tiên Độ, sông Lý Tiên (thượng nguồn sông Đà) 119
Bảng 5.12. Dòng chảy quan trắc và khôi phục tự nhiên thời kỳ 2001-2010 tại trạm
thủy văn Hòa Bình, sông Đà 121
Bảng 5.13. Đặc trưng lưu lượng trung bình nhiều năm sông Đà và sông Lô thời kỳ có
hồ chứa [32] 122
Bảng 5.14. Các phương trình tương quan tính khôi phục dòng chảy tháng tự nhiên tại
Sơn Tây 125
Bảng 5.15. Các phương trình tương quan tính khôi phục dòng chảy tháng tự nhiên tại
Hà Nội 126
Bảng 5.16. Ảnh hưởng của hồ Hòa Bình đến sự phân phối dòng chảy tháng tại trạm
thủy văn Hòa Bình (Bến Ngọc) 128
Bảng 5.17. Ảnh hưởng của các hồ chứa thượng lưu đến sự phân phối dòng chảy tháng
tại Sơn Tây, sông Hồng 129
Bảng 5.18. Ảnh hưởng của các hồ chứa thượng lưu đến sự phân phối dòng chảy tháng
tại Hà Nội, sông Hồng 129
Bảng 5.19. Ảnh hưởng của các hồ chứa thượng lưu đến sự phân phối dòng chảy tháng
tại Thượng Cát, sông Đuống 131
Bảng 5.20. Kết quả đánh giá chỉ số NASH tại một số trạm trên hệ thống sông Hồng-
Thái Bình 134
Bảng 5.21. Trị số và thời gian xuất hiện mực nước đỉnh lũ tại các trạm 135
Bảng 5.22. Trị số lưu lượng đỉnh lũ và thời gian xuất hiện đỉnh lũ tại các trạm 135
Bảng 5.23. Mức độ biến đổi dòng chảy do tác động của các hồ thủy điện thượng lưu
đối với trạm thủy văn Hòa Bình trên sông Đà 138
Bảng 5.24. Mức độ biến đổi dòng chảy do tác động của các hồ thủy điện thượng lưu
đối với trạm thủy văn Sơn Tây trên sông Hồng 140
Bảng 6.1. Lưu lượng nước nhỏ nhất các tháng mùa cạn tại Lai Châu, sông Đà và Nậm
Giàng, sông Nậm Na so với lưu lượng tự nhiên nhỏ nhất tháng trung bình nhiều
năm 145
Đề tài: “Nghiên cứu tác động của việc sử dụng nước phía thượng lưu đến tài nguyên nước lưu vực sông Hồng”
xi
Bảng 6.2. Lưu lượng nước nhỏ nhất các tháng mùa cạn tại trạm thủy văn Sơn Tây và
Hà Nội trên sông Hồng so với lưu lượng tự nhiên nhỏ nhất tháng trung bình
nhiều năm 146
Bảng 6.3. Lưu lượng nước và mực nước trung bình tháng cạn tại trạm thủy văn Hà
Nội các thời kỳ 156
Bảng 6.4. Hoạt động tích nước của các hồ chứa thượng lưu sông Đà phần lãnh thổ
Trung Quốc vào thời kỳ lũ sớm 15/VI-19/VII những năm gần đây 159
Đề tài: “Nghiên cứu tác động của việc sử dụng nước phía thượng lưu đến tài nguyên nước lưu vực sông Hồng”
xii
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐBSH: Đồng bằng sông Hồng
GAMS (General Algebraic Modelling System): Hệ thống mô hình hóa đại số tổng quát
GWP (Global Water Program): Chương trình nước toàn cầu
HEC-HMS: Mô hình mưa-dòng chảy của Trung tâm kỹ thuật thủy văn Hoa Kỳ
HEC-RAS: Mô hình thủy lực hệ thống sông của Trung tâm kỹ thuật thủy văn Hoa Kỳ
KTTV: Khí tượng Thủy văn
KTTV-MT: Khí tượng thủy văn và môi trường
Mike-11: Mô hình thủy lực hệ thống sông của Viện Th
ủy lực Đan Mạch
NAM: Mô hình mưa-dòng chảy của Đan Mạch
NLRRM: Mô hình mưa-dòng chảy phi tuyến của Trung tâm nghiên cứu Thủy văn và
TNN
ISIS: Mô hình thủy lực hệ thống sông của Anh
IQQM: Mô hình cân bằng nước của Mỹ
IHA: Indicators of Hydrologic Alteration= Chỉ số biến đổi thủy văn
QLTH TNN: Quản lý tổng hợp Tài nguyên nước
RVA: Range of Variability Analysis
SSARR: Mô hình tổng hợp dòng chảy từ mưa của Hoa Kỳ
SWAT: Mô hình mưa dòng chảy của Hoa Kỳ
TANK: Mô hình mưa-dòng chảy của Nhật Bản
TBNN: Trung bình nhiều năm
TNN: Tài nguyên nước
TT DBKTTVTW: Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương
UHSMCQT: Ủy hội sông Mê Công Quốc tế
WUP: Chương trình sử dụng nước sông Mê Công
Đề tài: “Nghiên cứu tác động của việc sử dụng nước phía thượng lưu đến tài nguyên nước lưu vực sông Hồng”
xiii
ABSTRACT
The subject has proposed the methodological approach for assessment of the
upstream water utilization impact to water resources in the downstream of the Hong
river. The Methods are based on the assessing the status of water resources on the river
basin, the changing tendency of water resources characteristics such as precipitation,
water discharge, water level, discharge of suspended load and analysis of the cause of
the change. The methods of single variable and multi-variable analyses, rainfall-runoff
model, Mike-11 model and the Range of Variability Approach (RVA) have been
applied to assess degree of hydrologic alteration in the downstream of the Hong river
due to water utilization in the upstream river areas.
The research results show that, for the long term period, the reservoirs are in
upstream of Hong river in the Chinese territory have partly regulated flood and drough
flow and contribute a positive impact. However, for the high flood season, the flood
flow has not decreased and for the low dry season the dry flow has significantly
decreased in comparison with natural flow, especially in dry season 2010. In eddition,
the reservoirs are in the Chinese territory have caused the unstable water availability
and artificial flood in October which is the last month of flood season when the storage
capacity of reservoirs are nearly full. That impact might occur water safety and
environmental issues for the downstream of Hong river of our country.
Red River is an international river with the upstream part located in China
territory. This causes the lack of data and ìnormation relating to water utilization
including location, storage and release abilities, etc. Therefore, it is necessary to
develop technology supporting for defining water ultilization status outside Vietnam
beside hydrometeorological observation network across the Vietnam-China border for
prediction income water flow to Vietnam teritory. That helps scientists and dicision
makers determine effective operation procedure of reservoirs for water uses and flood
damage prevention in Vietnam. For the national rivers, notices of flood release to the
downstream is required in the process of operating the reservoir system whereas, for
international rivers, it is passed through agreements and negotiation between parties or
through information of storage status of upstream reservoir system combined with
meteorological forecasting. Remote sensing information is able to cover large spatial
areas and up-to-date can be able to meet the necessary requirements. The current
interpretation of remote-sensing image is based on remote sensing information
processing technology and field survey data.
The subject has defined the remote sensing technology in combination with
other information sources as supporting method in definition of water utilization areas
in the upstream of Hong river. The results of the research show that remote sensing
Đề tài: “Nghiên cứu tác động của việc sử dụng nước phía thượng lưu đến tài nguyên nước lưu vực sông Hồng”
xiv
technology can confidently provide co-ordinate of reservoirs and dams in the foreign
territory on transboundary rivers, it can also give approximately some parameters of
the dams such as the elevation of crest of the dams, the length of the dams, water
elevation and the volume of water in the reservoirs for assessing and monitoring
transboundary water resources, more specifically:
- Determine 65 water storage dams for hydropower and other purposes. In
which: On Lixian River (upstream of Da river) there are 9 hydropower plants currently
operate on major tributaries (in scheme hydropower development plan of China) and a
new hydropower in operating recently named Pu Xi Qiao; on Yuanjiang river
(upstream of Thao river) there are two works on the mainstream and new one; On
Panlong river (upper of Lo river) there are eight hydropower projects.
- Established a process to apply remote sensing technology combined with
geographical information systems to determine approximately the Z – F – V
relationship which applied for Ju Pu Du hydropower plant, a junction of Amo and
Babian branches. Thus, water level can be estimated through surface area of reservoir.
Remote sensing technology will become effective surporting tool for
observation and monitoring water resources incoming from foreign territory to
Vietnam beside hydrological observation network if more accurate remote sensing
information and field survey data are supplied.
The water resources of the Hong river have been assessed by spatial variation
of mean annual precipitation depth and the runoff module isolines for the whole of
Hong river, including the basin area of chinese territory. The results show that:
- Distribution of annual rainfall, annual flow in the space is appropriate with the
results of Chinese study on the distribution of rainfall-runoff in the Red River Basin in
Yunnan.
- Average annual rainfall in Lixian river basin is about 1790mm, Yuanjiang
river basin is 1090mm and Panlong river is 1190mm, in whole Red river basin annual
rainfall of about 1590 mm, corresponding to a total rainfall of 232,78 km
3
/year (not
including Lao PDR), in which the territory of China is 97,7 km
3
, accounting for about
42%, of Vietnam is 133,9 km
3
, accounting for 57,5%. Water resources in river basins
as follows: Lixian – Da River 62,25 km
3
(accounting 26,9%), Yuanjiang – Thao River
80,8 km
3
(39,2%), the Panlong- Lo River 59,3 km
3
(25,6%).
- Total amount of the Red River Basin water resources is about 122,5 billion m
3
every year, whereas about 47,2 billion m
3
from the territory of China, including 22,8
billion m
3
of Lixian river, 15,0 billion m
3
of Yuanjiang river and 9,4 billion m
3
of
Panlong river. However, in the dry season the inflow amount is only about 12,3 billion
m
3
and in three driest months (II-IV) it is only 3,3 billion m
3
flow from the territory of
China.
Đề tài: “Nghiên cứu tác động của việc sử dụng nước phía thượng lưu đến tài nguyên nước lưu vực sông Hồng”
xv
The assessment of changing tendency of water resources, including water
resources of chinese territory, water resources of main streams of Hong river : Da,
Thao, Lo rivers and water resources in downstream areas of Hong river has been done.
The results show that the decreasing tendency of water resources for the whole of
Hong river basin has been observed in the recent years. The decreasing tendency of
water resources caused by decreasing precipitation in the low flow period and water
utilization on the river basin.
The impacts of water utilization caused by reservoirs and dams are mainly the
temporal variation in distribution of water resources with in the year and water
resources have been decreased 3,63 billion m
3
/year during 2001-2010 period at the
Son Tay station, Hong river, the discharge of suspended load has been significantly
decreased, water level in the downstream areas of Hong river began decrease starting
2001. The causes of the phenomenon of decrease in water level in downstream of the
Hong River include:
+ Decline trend in recent years in low water years;
+ Change in Q-H relationship in downstream;
+ Change in suspended flow, reduce water headloss and change in river
morphography;
+ Change in discharge distribution ratio of Hong river over Duong river.
The decreasing trend of water resources in Hong river in low water periods and
decrease in water level in downstream put the water shortages for production activities
and environment conservation under higher pressure status.
Applying single varriable and multivariable analysis to assess impacts of
upstream ultilization shows:
- The change in inflow caused by daily regulation in dry season and flood
season of China reservoirs affects operation of downstream reservoirs;
- The storage of China dams in certain periods in dry season and early flood
season (15/VI-20/VII) reduced inflow to rivers in Vietnam territory which
impacted water use and ecology system in downstream;
- Flood release higher than natural occurred in storage periods (early Oct) of
China’s reservoirs. This increased risks of water works in downstream.
Applying rainfall-runoff model, multivarriable regression and hydraulic model
to assess the impacts of reservoirs on downstream shows:
- Upstream reservoirs influence annual discharge distribution in downstream;
- Flood peak decreasing and rising time of water standing are noticeable
features for flood prevention in Red river delta.
Đề tài: “Nghiên cứu tác động của việc sử dụng nước phía thượng lưu đến tài nguyên nước lưu vực sông Hồng”
xvi
The level of impacts on downstream flow caused by upstream ultilization is
assessed by range of variability approach using 32 indicators of hydrologic alteration.
The outcomes show that the degree of hydrologic alteration caused by reservoirs and
dams is assessed at level of medium grey impact, represents moderate alteration
according to Range of Variability Approach, applying for the rivers in the United
State, China and another countries.
Based on the research results, mitigation measures for negative impacts of
upstream ultilization are proposed based on non-structural, structual and operation
measures. Whereas, non-structural measures include:
- Strengthen monitoring of Hydrometeorological network system along the
Vietnam-China border;
- Research to improve the accuracy of the interpretation of remote sensing to
determine the current status of water reserve of reservoirs in China and
accuracy of the rainfall forecast.
- Integrated water resources management based on the allocation of water
resources, development of operational rule for reservoir system in dry
season. .
Strengthen international cooperation with China, to negotiate and sign a cooperation
agreement on the Vietnam-China transboundary water resources. Recommend China
take measures to stabilize the flow in the dry season, discuss about minimum
maintainance flow and exchange of information on water use, flood discharge of the
upstream reservoirs for flood forecasting, disaster prevention caused by the floods.
Đề tài: “Nghiên cứu tác động của việc sử dụng nước phía thượng lưu đến tài nguyên nước lưu vực sông Hồng”
xvii
TÓM TẮT
Đề tài đã đề xuất phương pháp tiếp cận và phương pháp luận nghiên cứu đánh
giá tác động do khai thác, sử dụng nước thượng lưu đến TNN hạ du sông Hồng dựa
trên cơ sở đánh giá hiện trạng TNN lưu vực sông Hồng, nghiên cứu xu thế biến đổi các
đặc trưng TNN như lượng mưa, lượng dòng chảy, mực nước, lưu lượng dòng chảy bùn
cát và phân tích các nguyên nhân của sự
biến đổi, đồng thời áp dụng các phương pháp
phân tích thống kê đơn biến, đa biến, mô hình mưa dòng chảy, mô hình thủy lực,
phương pháp tiếp cận phạm vi biến đổi RVA (Range of Variability Approarch) để
đánh giá mức độ biến đổi các đặc trưng TNN hạ du do tác động sử dụng nước thượng
lưu sông Hồng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, nếu xét trong thời kỳ nhiều năm, các hồ chứa trên
lãnh thổ Trung Quốc đã điều tiết một phần dòng chảy mùa lũ sang mùa cạn, góp phần
làm điều hòa dòng chảy. Tuy nhiên, nếu xét từng năm riêng rẽ, đối với năm nhiều
nước dòng chảy mùa lũ không giảm so với tự nhiên còn đối với năm ít nước, điển hình
là năm 2010, dòng chảy mùa cạn giảm rõ rệt so với tự nhiên là gia tăng tình trạng thiếu
nước ở hạ du. Các h
ồ chứa trên lãnh thổ Trung Quốc đã tác động làm dòng chảy đến
nước ta trong mùa cạn, mùa lũ dao động mạnh không theo quy luật tự nhiên, xuất hiện
lũ lớn hơn lũ tự nhiên trong thời kỳ tích nước cao của các hồ thủy điện ở nước ta gây
nguy cơ làm giảm mức độ an toàn của việc sử dụng nước, ảnh hưởng môi trường sinh
thái ở hạ du.
Sông Hồng có phần di
ện tích thượng lưu nằm trên lãnh thổ Trung Quốc nên thiếu
thông tin về tình hình sử dụng nước như các khu vực khai thác sử dụng nước, hiện
trạng trữ nước, khả năng xả nước,… nên bên cạnh hệ thống quan trắc khí tượng thủy
văn dọc biên giới Việt Trung là nền tảng để theo dõi diễn biến nguồn nước đến lãnh
thổ nước ta thì việc xác lập các phương pháp công nghệ hỗ
trợ trong việc xác định các
khu vực khai thác sử dụng TNN ở bên ngoài lãnh thổ có ý nghĩa quan trọng trợ giúp
cho việc phán đoán về khả năng các hồ chứa phía lãnh thổ Trung Quốc sẽ trữ nước hay
xả nước trong thời gian tới phục vụ vận hành các công trình sử dụng nước ở lãnh thổ
nước ta một cách an toàn và có hiệu quả. Đối với các sông nội địa, việc xả lũ xuống hạ
du cần phải được thông báo là yêu cầu bắt buộc trong các quy trình vận hành hệ thống
công trình hồ chứa còn đối với các sông xuyên biên giới, việc thông tin xả lũ chỉ có thể
thực hiện được thông qua đàm phán và thỏa thuận hợp tác giữa các bên liên quan hoặc
thông qua các nguồn thông tin về hiện trạng trữ lượng nước của hệ thống hồ chứa
thượng lưu kết hợp với thông tin dự báo khí tượng. Thông tin vi
ễn thám có tính bao
quát không gian và có khả năng cập nhật theo thời gian có khả năng đáp ứng được yêu
cầu đề ra. Việc giải đoán thông tin viễn thám hiện nay được thực hiện dựa trên quy
trình xử lý thông tin viễn thám bằng các công nghệ xử lý thông tin và số liệu điều tra
thực địa. Đề tài đã nghiên cứu và xác lập công nghệ viễn thám kết hợp với các nguồn
thông tin tư liệu trong và ngoài nước để hỗ tr
ợ trong việc xác định các khu vực khai
Đề tài: “Nghiên cứu tác động của việc sử dụng nước phía thượng lưu đến tài nguyên nước lưu vực sông Hồng”
xviii
thác, sử dụng TNN, áp dụng thí điểm cho vùng thượng lưu lưu vực sông Hồng. Kết quả
nghiên cứu cho thấy công nghệ viễn thám kết hợp với các nguồn thông tin tư liệu thực
địa thu thập được ở trong và ngoài nước cho phép xác định vị trí khai thác và sử dụng
TNN trên các sông có phần diện tích nằm ngoài lãnh thổ một cách khá tin cậy, xác
định được một cách gần đúng một số thông số hồ chứa, đậ
p dâng như độ cao đỉnh đập,
độ cao chân đập, chiều dài đập và thể tích trữ nước của các hồ chứa phục vụ theo dõi,
giám sát nguồn nước trên lãnh thổ nước ngoài chảy vào Việt Nam, cụ thể là:
- Đã hiện phát hiện được 65 đập ngăn và trữ nước phục vụ mục tiêu sử dụng nước
và thủy điện. Trong đó: Trên sông Lý Tiên (thượng nguồn sông Đà) có 9 công trình
thủy điện hi
ện đang hoạt động trên các nhánh sông chính, phù hợp với sơ đồ quy
hoạch phát triển thủy điện của Trung Quốc, phát hiện thêm một công trình thủy điện
mới đi vào hoạt động là công trình Pu Xi Qiao (Phổ Tú Kiều) so với các nghiên cứu
trước đây; Trên sông Nguyên (thượng nguồn sông Thao) có 2 công trình trên dòng
chính, phát hiện mới 1 công trình nghiên cứu so với các công bố trước đây; Trên sông
Bàn Long (thượng nguồn sông Lô) có tổng số 8 công trình thủy điện.
- Đã xác lậ
p quy trình áp dụng công nghệ viễn thám kết hợp với hệ thống thông
tin địa lý để xác định gần đúng quan hệ mực nước với diện tích mặt nước và thể tích
trữ nước áp dụng thí điểm đối với hồ thủy điện Cư Độ Phổ, hợp lưu của hai nhánh
sông A Mặc và Bả Biên, sông Lý Tiên, thượng nguồn sông Đà. Từ đó có thể giải đoán
cao trình m
ực nước hồ thông qua xác định diện tích mặt nước hồ.
Công nghệ viễn thám sẽ trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho công tác theo dõi,
giám sát nguồn nước trên lãnh thổ nước ngoài chảy vào Việt Nam bên cạnh hệ thống
quan trắc khí tượng thủy văn dọc biên giới nếu được đầu tư về nguồn thông tin viễn
thám độ phân giải cao cùng với nguồn tư liệu thực địa chi tiết và độ
tin cậy cao hơn.
Đã đánh giá hiện trạng tài nguyên nước lưu vực sông Hồng bằng việc xây dựng
các đường đẳng trị lượng mưa năm, lượng dòng chảy năm trên toàn bộ lưu vực sông
Hồng, bao quát cả phần diện tích trên lãnh thổ Trung Quốc. Kết quả nghiên cứu cho
thấy:
-Sự phân bố lượng mưa năm, dòng chảy năm theo không gian khá trùng khớp với
kết quả nghiên cứu c
ủa Trung Quốc về phân bố mưa-dòng chảy trên lưu vực sông
Hồng (sông Nguyên) thuộc tỉnh Vân Nam.
- Lượng mưa trung bình nhiều năm trên sông Lý Tiên là 1790mm, trên sông
Nguyên là 1090mm và trên sông Bàn Long là 1190mm. trên toàn bộ lưu vực sông
Hồng lượng mưa năm khoảng 1590 mm, tương ứng với tổng lượng nước mưa 232,78
km
3
/năm (chưa kể phần lãnh thổ Lào), trong đó trên lãnh thổ Trung Quốc 97,7 km
3
,
chiếm khoảng 42%, trên lãnh thổ Việt Nam 133,9 km
3
, chiếm 57,5%. Tài nguyên nước
mưa trên các lưu vực sông như sau: Sông Nguyên – Thao 62,25 km
3
( chiếm 26,9%),
sông Lý Tiên – Đà 80,8 km
3
(39,2%) , sông Bàn Long- Lô 59,3 km
3
(25,6%).
Đề tài: “Nghiên cứu tác động của việc sử dụng nước phía thượng lưu đến tài nguyên nước lưu vực sông Hồng”
xix
- Kết quả tính toán cho thấy tổng lượng TNN lưu vực sông Hồng khoảng 122,5 tỷ
m
3
, hàng năm có khoảng 47,2 tỷ m
3
đến từ lãnh thổ Trung Quốc, trong đó sông Đà là
22,8 tỷ m
3
, sông Nguyên 15,0 tỷ m
3
và sông Bàn Long là 9,4 tỷ m
3
. Tuy nhiên, trong
mùa cạn chỉ có khoảng 12,3 tỷ m
3
và trong ba tháng cạn nhất (II-IV) chỉ có khoảng 3,3
tỷ m
3
dòng chảy đến từ lãnh thổ Trung Quốc.
Đánh giá xu thế biến đổi TNN lưu vực sông Hồng, bao gồm xu thế biến đổi
lượng dòng chảy đến từ lãnh thổ Trung Quốc tại các trạm thủy văn đầu nguồn biên
giới, dòng chảy trên các dòng chính sông Đà, sông Thao, sông Lô và xu thế biến đổi
các đặc trưng TNN vùng hạ du sông Hồng. Xu thế biến đổi chung của các đặc trưng
dòng chảy trên lưu vực là xu thế
giảm. Nguyên nhân làm giảm lượng dòng chảy trong
những năm gần đây là do lượng mưa trên lưu vực giảm trong thời kỳ ít nước và do các
hồ chứa thủy điện thượng nguồn tích nước sau khi xây dựng.
Các tác động của các hồ chứa thượng lưu đã làm biến đổi sự phân phối các đặc
trưng TNN trong năm và làm giảm dòng chảy tự nhiên trung bình thời kỳ 2001-2010
khoảng 3,63 tỷ m
3
nước/năm tại Sơn Tây, sông Hồng, xuất hiện xu thế giảm đột biến
lưu lượng cát bùn lơ lửng vùng hạ lưu sông Hồng. Từ khoảng năm 2001 xuất hiện xu
thế hạ thấp cao trình mực nước tại các trạm thủy văn hạ du. Nguyên nhân của hiện
tượng hạ thấp cao trình mực nước vùng hạ du sông Hồng bao gồm:
+ Xu thế giảm nguồn nước sông Hồng nh
ững năm gần đây trong chu kỳ ít nước;
+ Biến đổi quan hệ lưu lượng-mực nước vùng hạ du sông Hồng;
+ Biến đổi lưu lượng bùn cát lơ lửng, giảm tổn thất dòng chảy và biến đổi lòng
dẫn vùng hạ du;
+ Biến đổi tỷ lệ dòng chảy sông Hồng sang sông Đuống.
Xu thế giảm nguồn nước sông Hồng những năm gần đây trong thời kỳ ít n
ước cùng
với hiện tượng hạ thấp cao trình mực nước hạ du sông Hồng đã làm cho tình trạng
thiếu nước cho các hoạt động sản xuất và bảo đảm duy trì môi trường vùng hạ du thêm
phần căng thẳng hơn.
Áp dụng các phương pháp xây dựng và xử lý các quan hệ đơn biến, đa biến để
đánh giá tác động của việc sử dụng nước thượng lưu cho thấy:
- Tác động làm biến
đổi dòng chảy đến so với tự nhiên do hoạt động điều tiết dòng
chảy ngày trong mùa cạn và quá trình tích-xả lũ đan xen trong mùa lũ của các hồ chứa
phía Trung Quốc, ảnh hưởng đến tính chủ động trong hoạt động tích, xả nước của các
hồ chứa trên lãnh thổ nước ta;
- Tích nước của các hồ chứa phía Trung Quốc vào một số thời đoạn trong mùa
mùa cạn và thời kỳ lũ s
ớm (15/VI-20/VII), làm giảm lượng dòng chảy đến các sông ở
nước ta trong các thời kỳ này, gây ảnh hưởng đến hoạt động sử dụng nước và hệ sinh
thái hạ du.
Đề tài: “Nghiên cứu tác động của việc sử dụng nước phía thượng lưu đến tài nguyên nước lưu vực sông Hồng”
xx
- Xuất hiện hiện tượng xả lũ lớn hơn lũ tự nhiên trong thời kỳ tích nước cao (đầu
tháng X) của các hồ chứa phía Trung Quốc, làm gia tăng nguy cơ xuất hiện sự cố công
trình đối với hạ du.
Áp dụng mô hình mưa-dòng chảy, phương pháp hồi quy nhiều biến và mô hình
thủy lực để đánh giá ảnh hưởng điều tiết của các hồ chứa đến vùng hạ du sông H
ồng
cho thấy:
- Các hồ chứa thượng lưu chủ yếu làm biến đổi phân phối dòng chảy năm tự
nhiên vùng hạ du;
- Giảm dòng chảy đỉnh lũ tuy nhiên làm gia tăng thời gian duy trì mực nước lũ
do điều tiết là đặc điểm cần chú ý đối với công tác phòng chống lũ lụt vùng
ĐBSH đối với vùng có đê đất bảo vệ, có khả năng chống áp l
ực nước kém nếu
thời gian ngâm nước kéo dài.
Mức độ tác động làm biến đổi dòng chảy vùng hạ du do tác động của sử dụng nước
thượng lưu sông Hồng được đánh giá theo phương pháp tiếp cận phạm vi biến đổi
(Range of Variability Approach), được nghiên cứu ở Hoa Kỳ, sử dụng 32 chỉ số biến
đổi thủy văn (Indicators of Hydrologic Alteration). Kết quả nghiên cứu cho thấy mức
độ tác động của sử
dụng nước thượng nguồn đối với hạ du sông Hồng được đánh giá ở
mức trung bình theo chỉ tiêu được áp dụng ở Hoa Kỳ, Trung Quốc và một số nước
khác.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đề tài, các biện pháp giảm thiểu các tác động
bất lợi của việc khai thác sử dụng nước vùng thượng lưu đến TNN sông Hồng được đề
xuất dựa trên các biệ
n pháp phi công trình và các biện pháp công trình và vận hành
công trình. Trong đó, biện pháp phi công trình cần được quan tâm bao gồm:
- Tăng cường quan trắc KTTV-MT dọc biên giới Việt-Trung;
- Nghiên cứu nâng cao độ chính xác của công nghệ giải đoán thông tin viễn
thám xác định hiện trạng trữ nước của các hồ chứa Trung Quốc và độ chính
xác của các thông tin dự báo mưa.
- Quản lý tổng hợp TNN dựa trên quy hoạch phân bổ TNN, xây dựng quy trình
vận hành liên hồ trong mùa cạ
n.
- Tăng cường hợp tác quốc tế với Trung Quốc, tiến tới đàm phán và ký kết các
thỏa thuận hợp tác về TNN xuyên biên giới Việt-Trung. Đề nghị phía Trung
Quốc có các biện pháp ổn định dòng chảy trong mùa cạn, đàm phán về vấn đề
duy trì dòng chảy tối thiểu, trao đổi thông tin về sử dụng nước, xả lũ của các
hồ chứa thượng lưu, phục vụ công tác dự
báo, phòng ngừa thiên tai do lũ lụt.
Đề tài: “Nghiên cứu tác động của việc sử dụng nước phía thượng lưu đến tài nguyên nước lưu vực sông Hồng”
1
MỞ ĐẦU
Lưu vực sông Hồng có diện tích 147.525 km
2
có ý nghĩa quan trọng đối với
hoạt động sản xuất, đời sống và môi trường của khu vực Tây Bắc, Đông Bắc và vùng
Đồng bằng Bắc bộ, trong đó có 74.828 km
2
nằm trên lãnh thổ Trung Quốc, bằng
50,7% tổng diện tích lưu vực và 1120 km
2
nằm trên lãnh thổ CHDCND Lào. Tài
nguyên nước mưa toàn bộ lưu vực sông khoảng 232,78 tỷ m
3
/năm, trong đó, tài
nguyên nước mưa trên lãnh thổ Trung Quốc khoảng 97,71 tỷ m
3
/năm, bằng 42,0% tài
nguyên nước mưa của lưu vực. Tài nguyên nước mặt trên toàn lưu vực sông Hồng là
121,7 tỷ m
3
/năm, trên lãnh thổ Trung Quốc khoảng 47,2 tỷ m
3
/năm, bằng 38,8% tài
nguyên nước mặt của lưu vực. Do đó, nguồn nước hình thành trên lãnh thổ Trung
Quốc chảy vào Việt Nam có vai trò quan trọng đối với tài nguyên nước (TNN) và môi
trường của vùng hạ du sông Hồng. Tuy nhiên, lượng mưa và dòng chảy phân bổ không
đều theo không gian và thời gian, cùng với sự gia tăng dân số, phát triển kinh tế trên
lưu vực đã làm cho nhu cầu sử dụng tài nguyên nước tăng lên một cách mạnh mẽ, nhất
là từ đầ
u thế kỷ 21 đến nay. Theo kết quả nghiên cứu cập nhật mới đây năm 2012 bằng
ảnh viễn thám, trên vùng thượng nguồn thuộc lãnh thổ Trung Quốc đã xây dựng 65 hồ
chứa thủy điện và đập ngăn nước vừa và nhỏ trên các dòng chính và dòng nhánh các
sông Lý Tiên (thượng nguồn sông Đà), sông Nguyên (thượng nguồn sông Thao) và
sông Bàn Long (thượng nguồn sông Lô). Trên lãnh thổ Việt Nam các công trình lớn đã
được xây dựng và đi vào hoạt động là hồ Hòa Bình và hồ
Sơn La trên sông Đà, hồ
Thác Bà, hồ Tuyên Quang trên sông Lô –Gâm, các hồ chứa nước khác đang được xây
dựng trên hệ thống sông Đà như hồ thủy điện Lai Châu, Bản Chát, Huổi Quảng và
thủy điện Nậm Chiến, trên sông Lô đang xây dựng Thủy điện Chiêm Hóa và một số hồ
chứa khác. Các hồ chứa thủy điện thượng nguồn sông Hồng trên lãnh thổ Trung Quốc
và Việt Nam có ý nghĩa quan trọ
ng đối với việc bảo đảm nguồn năng lượng thủy điện,
cấp nước phục vụ sản xuất và đời sống nhưng đồng thời cũng tác động mạnh mẽ đến
chế độ thủy văn, thủy lực, các đặc trưng TNN vùng Đồng bằng sông Hồng-sông Thái
Bình. Trong những năm gần đây, tình trạng suy giảm nguồn nước tại các trạm thủ
y
văn Đồng bằng sông Hồng, nhất là trong mùa cạn và hiện tượng tăng bất thường dòng
chảy sông Hồng sang sông Thái Bình qua sông Đuống đã làm nảy sinh những vấn đề
nổi cộm đối với vấn đề cấp nước, duy trì hệ sinh thái ổn định cho hạ du. Do đó, việc
nghiên cứu tác động của việc sử dụng nước thượng lưu đến TNN lưu vực sông Hồng
là rấ
t cần thiết để tìm hiểu nguyên nhân của sự biến đổi các đặc trưng TNN ở hạ du
sông Hồng, từ đó kiến nghị các biện pháp giảm thiểu tác động bất lợi do khai thác, sử
dụng TNN ở thượng lưu lưu vực sông Hồng.
Đề tài: Nghiên cứu tác động của việc sử dụng nước thượng lưu đến tài nguyên
nước lưu vực sông Hồng được B
ộ Tài nguyên và Môi trường giao cho Viện Khoa học
Khí tượng Thủy văn và Môi trường thực hiện từ tháng 6 năm 2010. Báo cáo tổng kết
đề tài được trình bày trong 6 chương bao gồm:
Đề tài: “Nghiên cứu tác động của việc sử dụng nước phía thượng lưu đến tài nguyên nước lưu vực sông Hồng”
2
Chương I: Tổng quan về nội dung nghiên cứu của đề tài;
Chương II: Đánh giá tài nguyên nước lưu vực sông Hồng;
Chương III: Tình hình khai thác, sử dụng TNN vùng thượng lưu lưu vực sông
Hồng;
Chương IV: Đánh giá xu thế biến đổi tài nguyên nước sông Hồng;
Chương V: Đánh giá tác động của việc sử dụng nước thượng lưu đến TNN lưu
vực sông Hồng;
Chương VI: Đề xuất các biện pháp giả
m thiểu tác động do khai thác sử dụng
nước thượng lưu.
Nhìn chung, Báo cáo tổng kết đã bám sát được mục tiêu và các nội dung nghiên
cứu của đề tài đã được phê duyệt.
Trong quá trình thực hiện đề tài, chủ nhiệm và các cộng tác viên đã có nhiều cố
gắng nhằm thực hiện nhiệm vụ được giao.
Chủ nhiệm và các cộng tác viên của đề tài xin trân trọng cảm ơn TS. Nguyễn
Thái Lai, Thứ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường, Vụ Khoa học và Công Nghệ, Bộ
Tài nguyên và Môi trường, GS. TS. Trần Thục và lãnh đạo Viện KH KTTV&MT đã
chỉ đạo, giúp đỡ trong quá trình thực hiện và hoàn thiện các nội dung nghiên cứu.
Chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Xuân Lâm, Trung tâm Viễn thám quốc gia, TS.
Nguyễn Lan Châu, TS. Đào Thanh Thủy, Trung tâm KTTV QG, TS. Đặng Lan
Hương, Cục Quản lý TNN, Th.S. Lê Văn Diệm, VP UB SMC Việt Nam và các chuyên
gia, các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ và phối hợp trong quá trình xây dựng đề cương
nghiên cứu cũng như
trong quá trình thực hiện đề tài.
Đề tài: “Nghiên cứu tác động của việc sử dụng nước phía thượng lưu đến tài nguyên nước lưu vực sông Hồng”
3
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Đặt vấn
đề
Sự phát triển kinh tế - xã hội, gia tăng dân số đã dẫn đến việc tăng cường sử
dụng TNN trên lưu vực sông trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu.
Đối với các con sông lớn và các sông liên quốc gia, việc đẩy mạnh khai thác sử dụng
TNN khu vực thượng lưu các lưu vực sông cho các mục tiêu phát triển, nhất là đối với
việc xây dựng các hồ chứa nướ
c cho thủy điện, tưới tiêu và chuyển nước sang các lưu
vực khác sẽ gây ảnh hưởng đến TNN vùng hạ lưu, có thể dẫn đến sự mất cân đối và
mâu thuẫn về sử dụng TNN giữa các ngành, các địa phương trong một quốc gia hoặc
giữa các quốc gia vùng thượng và hạ lưu của lưu vực sông.
Nước ta có một số hệ thống sông lớn, xuyên biên giới, ngoài hệ thống sông
Hồ
ng, Sông Kỳ Cùng- Bằng Giang có diện tích nằm trên lãnh thổ Việt Nam là 10.532
km
2
đổ vào sông Tả Giang tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc; Lưu vực sông Mã tính đến
trạm thủy văn Cẩm Thủy có diện tích 17.500 km
2
trong đó 5880 km
2
diện tích lưu vực
vùng thượng lưu nằm ở địa phận nước CHDCND Lào; Lưu vực sông Cả tính đến trạm
thủy văn Yên Thượng có tổng diện tích 23.000 km
2
với diện tích khoảng 9.470 km
2
vùng thượng lưu nằm ở lãnh thổ nước CHDCND Lào; các sông Sê San, Xrêpốc có
phần diện tích thượng lưu nằm ở nước ta chảy sang lãnh thổ Căm Pu Chia, đổ vào
sông Mê Công; sông Mê Công là sông quốc tế, có diện tích 795.000 km
2
, trong đó có
724.000 km
2
diện tích lưu vực nằm ở địa phận các nước khác (chiếm gần 91,1%). Hiện
nay, tình hình khai thác và sử dụng nước thượng nguồn các sông trong khu vực phát
triển rất mạnh mẽ, nhất là vùng thượng lưu sông Hồng, sông Mê Công, trên phần lãnh
thổ Trung Quốc cho các mục tiêu phát triển thủy điện, tưới tiêu và các dự án sử dụng
nước khác. Đề tài nghiên cứu đánh giá tác động của việc sử dụng nước phía thượ
ng
lưu đến tài nguyên nước lưu vực sông Hồng được đề ra trong chương trình nghiên cứu
khoa học công nghệ của Bộ Tài nguyên và Môi trường mã số TNMT.02/10-15, trên cơ
sở nghiên cứu các phương pháp, công nghệ hỗ trợ trong việc xác định các khu vực
khai thác sử dụng TNN, đề xuất các phương pháp thích hợp đánh giá tác động do khai
thác, sử dụng TNN vùng thượng lưu đối với hạ lưu các sông lớn, chảy xuyên biên giới
và đề xuất các bi
ện pháp giám sát, theo dõi các hoạt động khai thác, giảm thiểu các
động tiêu cực, kiến nghị các giải pháp nhằm giải quyết các mâu thuẫn có thể nảy sinh
trong sử dụng TNN. Do đó, đề tài có tính cấp thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn
góp phần thúc đẩy mục tiêu phát triển bền vững trên toàn bộ lưu vực sông.
Sông Hồng, sông lớn thứ 2 của nước ta, bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam Trung
Quốc, có đặc thù riêng biệt là thượng nguồ
n có nhiều các hồ chứa, đa mục tiêu đã và
đang điều tiết mạnh mẽ dòng chảy sông. Tổng lượng dòng chảy trung bình hàng năm
tự nhiên hệ thống sông Hồng là 122,5 km
3
, chiếm khoảng 14,0% tổng lượng dòng
chảy sông ngòi toàn quốc. Theo tính toán, lượng nước sông Hồng có thể đảm bảo
Đề tài: “Nghiên cứu tác động của việc sử dụng nước phía thượng lưu đến tài nguyên nước lưu vực sông Hồng”
4
khoảng 5000 m
3
/người/năm. Tuy nhiên, phân bố nguồn nước không đều trong năm.
Mùa lũ chiếm 70-80% lượng nước cả năm, mùa cạn chiếm phần còn lại (20-30%).
Tháng VIII là tháng có lượng nước lớn nhất chiếm khoảng 15-35%, tháng kiệt nhất
thường rơi vào tháng II, III, có những năm kiệt, lượng nước tháng cạn nhất chiếm 1-2%
lượng nước cả năm.
Dòng chảy hiện tại và tương lai hạ du sông Hồng chịu ảnh hưở
ng rất lớn của
việc điều tiết của hệ thống hồ chứa thượng nguồn. Trên phần lưu vực sông Hồng thuộc
Việt Nam, đáng chú ý là hồ chứa Thác Bà (hoàn thành năm 1971), hồ chứa Hoà Bình
(đưa vào hoạt động năm 1989), hồ Tuyên Quang hoàn thành năm 2006 và hồ chứa Sơn
La đã bắt đầu tích nước trong năm 2010, hồ Lai Châu cũng đã được khởi công xây
dựng vào năm 2010, ngoài ra mộ
t số hồ chứa thủy điện vừa và nhỏ khác hiện đang
được xây dựng trên các sông nhánh của sông Đà và sông Lô.
Trên lãnh thổ Trung Quốc, các hồ chứa nước trên sông Lý Tiên (thượng nguồn
sông Đà), trên sông Nguyên (thượng nguồn sông Thao) và các hồ chứa trên sông Bàn
Long (thượng nguồn sông Lô) đã và sẽ gây ra các tác động điều tiết dòng chảy, gây
ảnh hưởng đến việc khai thác và sử dụng TNN các khu vực hạ lưu công trình.
Trong những năm gần đ
ây, tình trạng suy giảm nguồn nước trong thời kỳ tích
nước (tháng IX-X) của các hồ chứa trên lãnh thổ Việt Nam, đồng thời tình trạng hạn
hán, thiếu nước đã diễn ra liên tục và trầm trọng ở hạ lưu sông Hồng. Mực nước sông
Hồng tại Hà Nội đã xuống rất thấp, trong nhiều thời đoạn đã xuống dưới 2,0m và xuất
hiện cả thời đo
ạn mực nước thấp hơn 1,0m, năm 2010 mực nước thấp nhất tại Hà Nội
chỉ quan trắc được 10cm trong khi mực nước cần thiết tại Hà Nội để bảo đảm hoạt
động bình thường của các công trình thủy lợi sử dụng nước vùng Đồng bằng sông
Hồng là 2,3-2,5m đã gây nhiều khó khăn cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp, giao
thông và môi trường. Tình trạng suy giảm nguồn nước vùng h
ạ lưu sông Hồng trong
những năm gần đây do tác động của những nguyên nhân khác nhau: yếu tố tự nhiên
kết hợp với hoạt động kinh tế -xã hội của con người trên lưu vực và một trong những
nguyên nhân quan trọng là tình trạng khai thác TNN vùng thượng lưu cho mục tiêu
phát điện và các nhu cầu phát triển khác. Vì vậy, nghiên cứu đánh giá định lượng về
hiện trạng và mức độ tác động của việ
c sử dụng nước phía thượng lưu đến TNN lưu vực
sông Hồng và tìm ra nguyên nhân của các tác động là rất cần thiết nhằm đề xuất các
biện pháp có tính khả thi để khắc phục tình trạng suy giảm nguồn nước vùng hạ lưu
sông Hồng.
1.2. Mục tiêu của đề tài
- Xác lập các phương pháp, công nghệ hỗ trợ trong việc xác định các khu vực
khai thác, sử dụng TNN, áp dụng thí điểm cho vùng thượng lưu l
ưu vực sông Hồng;
- Đề xuất các phương pháp thích hợp để đánh giá tác động do khai thác, sử
dụng TNN ở vùng thượng lưu đến phân phối TNN trong lưu vực sông;