Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

nghiên cứu thực trạng các yêu cầu kỹ thuật, chất lượng đối với sản phẩm nhập khẩu từ nguyên liệu giấy, bột giấy và từ cáctông phục vụ quản lý hàng nhập khẩu thay thế biện pháp sử dụng giấy phép nhập khẩu tự động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 147 trang )


BỘ CÔNG THƯƠNG
TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH VIỆN CÔNG NGHIỆP GIẤY VÀ XENLUYLÔ
************************




BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI CẤP BỘ NĂM 2012

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG CÁC YÊU CẦU KỸ THUẬT,
CHẤT LƯỢNG ĐỐI VỚI SẢN PHẨM NHẬP KHẨU TỪ
NGUYÊN LIỆU GIẤY, BỘT GIẤY VÀ TỪ CÁCTÔNG PHỤC
VỤ QUẢN LÝ HÀNG NHẬP KHẨU THAY THẾ BIỆN PHÁP
SỬ DỤNG GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU TỰ ĐỘNG






Cơ quan chủ quản: Bộ Công Thương
Cơ quan chủ trì:
Công ty TNHH Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô
Chủ nhiệm đề tài
: KS. Trần Hoài Nam





9591

HÀ NỘI, 01/2013
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ CÁC SẢN PHẨM BỘT GIẤY, GIẤY VÀ CÁC
TÔNG
3
1.1 Ngành giấy Việt Nam 3
1.2 Các sản phẩm giấy tại mã hàng hóa HS 4818 6
1.3
Thực trạng về việc quản lý chất lượng và xây dựng tiêu chuẩn kỹ
thuật của sản phẩm bột giấy, giấy, các tông và đặc biệt là các loại
sản phẩm giấy vệ sinh, tã giấy và băng vệ sinh ở Việt Nam
11
PHẦN II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
2.1 Phương pháp điều tra và khảo sát 15
2.2 Phương pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm 15
PHẦN III KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 16
3.1
Khảo sát tình nhu cầu sử dụng các sản phẩm bột giấy, giấy và các
tông
16
3.2
Khảo sát nhu cầu sử dụng các sản phẩm giấy vệ sinh, khăn giấy,
tã giấy và băng vệ sinh phụ nữ (thước mã hàng hóa HS 4818)
21

3.3
Tình hình quản lý chất lượng của các sản phẩm bột giấy, giấy và
các tông
24
3.4
Xác định chất lượng của một số sản phẩm giấy vệ sinh và khăn
giấy đang lưu hành tại thị trường Việt Nam
26
3.5
Tiêu chuẩn chất lượng của các sản phẩm giấy vệ sinh tissue, tã
giấy và băng vệ sinh phụ nữ
29
3.6
Hệ thống tiêu chuẩn hóa và đề xuất phương án quản lý mặt hàng
giấy tissue, tã giấy và băng vệ sinh phụ nữ
42
PHẦN IV KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ 47
PHẦN V TÀI LIỆU THAM KHẢO 48



1
MỞ ĐẦU

Bột giấy, giấy và các tông là sản phẩm quan trọng không thể thiếu trong xã hội
loài người, nên tất cả các nước trên thế giới rất quan tâm đến chất lượng sản phẩm. Đặc
biệt đối với các sản phẩm giấy vệ sinh dùng cho mục đích nội trợ, làm khăn lau tay,
khăn mặt, khăn ăn, tã lót cho trẻ sơ sinh, băng vệ sinh, chất lượng sản phẩm được
quan tâm hàng đầ
u vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới người sử dụng. Nhiều nước trên thế

giới đã ban hành các tiêu chuẩn quy định về yêu cầu kỹ thuật, chất lượng đối với chủng
loại sản phẩm này.
Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp sản xuất giấy Việt Nam đã có
những bước phát triển lớn. Ngoài việc cung cấp sản phẩm giấy phục vụ nhu c
ầu trong
nước, sản phẩm giấy còn được xuất khẩu ra nước ngoài, trong đó có sản phẩm giấy
tissue.
Ngày nay, với xu hướng hội nhập, công tác tiêu chuẩn hoá càng cần được quan
tâm bởi tiêu chuẩn là công cụ để quản lý chất lượng, đảm bảo và nâng cao chất lượng
sản phẩm, là cơ sở phục vụ cho cơ chế quản lý và kiểm soát chất lượng. Chính vì lý do
đó mà công tác tiêu chuẩn hoá được ngành giấy rất quan tâm. Hi
ện nay, Việt Nam đã
ban hành được 9 Tiêu chuẩn Quốc gia (TCVN) về yêu cầu kỹ thuật cho các sản phẩm
giấy chính của ngành: Giấy tissue (giấy vệ sinh, khăn giấy); giấy bao gói, giấy viết,
giấy in, giấy in báo và một Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia cho nguyên liệu dùng trong
sản xuất: giấy loại. Các phương pháp thử sản phẩm đã xây dựng được 59 tiêu chuẩn
hoàn toàn tương thích với Tiêu chuẩn quốc tế, TAPPI,
Như
ng các tiêu chuẩn này chủ yếu áp dụng cho các sản phẩm sản xuất trong nước.
Hiện tại, ở Việt Nam chưa có các quy định về yêu cầu kỹ thuật, chất lượng đối với các
sản phẩm từ bột giấy, giấy và cáctông nhập khẩu dùng cho mục đích nội trợ, vệ sinh,
khăn giấy, băng vệ sinh, (thuộc mã HS 4818). Các nghiên cứu thực trạng các yêu
cầu kỹ thuật, chất l
ượng đối với sản phẩm nhập khẩu từ nhóm hàng này là rất cần
thiết. Nghiên cứu sẽ tiến hành khảo sát đánh giá chất lượng, nhu cầu sử dụng cũng như

2
tình hình nhập khẩu của các loại sản phẩm này. Từ đó sẽ đưa ra đề xuất về cơ chế
quản lý đối với các mặt hàng thuộc chủng loại này. Chính vì lý do đó, Công ty TNHH
Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylo thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thực trạng các yêu

cầu kỹ thuật, chất lượng đối với sản phẩm nhập khẩu từ nguyên liệu giấy, bột giấy và
từ cáctông phục vụ quản lý hàng nhập khẩu thay thế biện pháp sử dụng giấy phép
nhập khẩu tự động”. Mục tiêu của đề tài là bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Nội
dung nghiên cứu chính:
- Khảo sát đánh giá nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ giấy, từ bột giấy và từ cáctông
đặc biệt sản phẩm được quy định tại chương 48 đặc bi
ệt là mã số HS 4818 (trừ
4818500000) giấy vệ sinh và giấy tương tự, tấm lót xenluylô hoặc súc xơ sợi
xenluylô dùng cho mục đích nội trợ hoặc vệ sinh, khăn lau giấy, giấy lụa lau tay,
khăn mặt, khăn trải bàn, khăn ăn, tã lót cho trẻ sơ sinh, băng vệ sinh, khăn trải
giường, các đồ dùng nội trợ, vệ sinh.
- Hệ thống hoá hệ thống tiêu chuẩn sản phẩm, so sánh với tiêu chu
ẩn thế giới

3
PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ CÁC SẢN PHẨM BỘT GIẤY,
GIẤY VÀ CÁC TÔNG

1.1 Ngành giấy Việt Nam
1.1.1 Lịch sử phát triển
Ngành giấy là một trong những ngành được hình thành từ rất sớm tại Việt Nam,
khoảng năm 284. Từ giai đoạn này đến đầu thế kỷ 20, giấy được làm bằng phương pháp
thủ công để phục vụ cho việc ghi chép, làm tranh dân gian,
Năm 1912, nhà máy sản xuất giấy đầu tiên bằng phương pháp công nghiệp đi vào
hoạt động với công suấ
t 4.000 tấn giấy/năm tại Việt Trì. Trong thập niên 60 của thế kỷ
trước, nhiều nhà máy giấy được đầu tư xây dựng nhưng hầu hết đều có công suất nhỏ
(dưới 20.000 tấn/năm) như nhà máy giấy Việt Trì, Nhà máy giấy Vạn Điểm, Nhà máy
giấy Đồng Nai, Nhà máy giấy Tân Mai, Năm 1975 tổng công suất thiết kế của ngành

giấy Việt Nam là 72.000 tấn/năm nhưng do ảnh hưởng c
ủa chiến tranh và mất cân đối giữa
sản lượng bột giấy và giấy nên sản lượng thực tế chỉ đạt 28.000 tấn/năm.
Năm 1982, Nhà máy giấy Bãi Bằng do Chính phủ Thụy Điển tài trợ đã đi vào sản
xuất với công suất thiết kế 53.000 tấn bột giấy/năm và 55.000 tấn giấy/năm. Nhà máy
cũng xây dựng được vùng nguyên liệu, cơ sở hạ tầ
ng, cơ sở phụ trợ như điện, hóa chất và
trường đào tạo nghề phục vụ cho hoạt động sản xuất.
Ngành giấy có những bước phát triển vược bậc, sản lượng giấy tăng trung bình
11%/năm trong giai đoạn 2000 – 2006; tuy nhiên, nguồn cung như vậy cũng vẫn chỉ đáp
ứng được gần 64% nhu cầu tiêu dùng (2008) phần còn lại vẫn phải nhập khẩu.
1.1.2 Nguyên li
ệu bột giấy
Nguyên liệu chính để sản xuất bột giấy là nguyên liệu gỗ và phi gỗ. Bên cạnh đó
giấy loại đang ngày càng trở thành nguồn nguyên liệu chủ yếu trong sản xuất giấy.

4
Tại Việt Nam năng lực sản xuất bột giấy mới chỉ đáp ứng được ½ nhu cầu sản xuất
giấy. Do đó ngành công nghiệp giấy luôn phải phụ thuộc vào nguồn bột giấy nhập khẩu.
Trong năm 2012 nhà máy bột giấy An Hòa – Tuyên Quang đã đi vào sản xuất, đấy là nhà
máy sản xuất bột giấy hóa học tẩy trắng lớn nhất tại Việt Nam với công suấ
t thiết kế là
130.000 tấn/năm. Trong các cơ sở sản xuất chỉ có Công ty giấy Bãi Bằng và Công ty cổ
phần giấy Tân Mai chủ động đáp ứng được khoảng 80% tổng số bột giấy cho sản xuất
giấy của mình.
Giấy loại ngày càng được sử dụng nhiều làm nguyên liệu cho ngành giấy do ưu
điểm tiết kiệm được chi phí sản xuất. Giá thành bột giấy từ giấy lo
ại luôn thấp hơn các loại
bột giấy từ các loại nguyên liệu nguyên thủy vì chi phí vận chuyển, thu mua và xử lý thấp
hơn. Hơn nữa chi phí đầu tư dây chuyền xử lý giấy loại thấp hơn dây chuyền sản xuất bột

giấy từ nguyên liệu thực vật. Bên cạnh đó sản xuất giấy từ giấy loại có tác động bảo vệ
môi trường. Tính trung bình sản xuất giấy từ bột giấy tái chế giảm được 74% khí thải và
35% nước thải so với sản xuất giấy từ bột giấy nguyên thủy (tạp chí công nghiệp tháng
12/2008).
So với bột giấy nguyên thủy bột giấy tái chế có chất lượng thấp hơn do đó không
thể dùng 100% loại bột này để sản xuất các loại giấy đòi hỏi chất lượng cao.
Bột giấy sản xuất trong nướ
c được chia thành 4 nhóm sản phẩm chính: Bột giấy cơ
học, bột giấy hóa học chưa tẩy trắng, bột giấy hóa học tẩy trắng và bột giấy bán hóa (bột
giấy kiềm lạnh). Sản lượng bột giấy bán hóa chiếm tỷ lệ lớn nhất (65, 45%), tổng công
suất 142.000 tấn/năm.
1.1.3 Các sản phẩm giấy và các tông
Tùy theo mục đích sử dụng khác nhau sản phẩm giấy
được chia thành 4 nhóm :
- Nhóm 1: Giấy dùng cho in, viết (giấy in báo, giấy in , giấy viết, )
- Nhóm 2: Giấy dùng trong công nghiệp (giấy bao gói, giấy dùng cho sản xuất hòm
hộp các tông, )
- Nhóm 3: Giấy dùng trong gia đình (giấy vệ sinh, khăn giấy, )

5
- Nhóm 4: Giấy dùng cho văn phòng và các loại giấy kỹ thuật chuyên dụng
Các sản phẩm chủ yếu của ngành giấy Việt nam vẫn chỉ là : giấy in, giấy viết, giấy
in báo, giấy tissue (giấy vệ sinh, khăn giấy), giấy bao bì công nghiệp thông thường, giấy
vàng mã. Các loại giấy và các tông kỹ thuật chuyển dụng thì hầu như vẫn phải nhập khẩu.
1.1.4 Tiêu thụ giấy nội địa
Trong giai đoạ
n 2000 – 2008, nhu cầu tiêu dùng giấy của Việt Nam tăng trưởng
16,2% - tương đương với tốc độ tăng trưởng của sản xuất. Tổng nhu cầu giấy năm 2008
đạt hơn 2 triệu tấn cao gấp khoảng 4 lần so với năm 2000.
Về cơ cấu tiêu dùng, giấy bao bì chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng cầu về giấy của

Việt Nam và có tốc độ tương đối cao. Giấy bao bì chủ
yếu phục vụ cho ngành công nghiệp
đặc biệt là ngành sản xuất xi măng. Nhu cầu về giấy tissue trong năm 2008 là trên 48
nghìn tấn, tăng 19,4% so với năm 2007. Về cơ cấu sản phẩm theo công suất của giấy
tissue từ năm 2005 là 65 nghìn tấn đến năm 2010 là 148 nghìn tấn.
1.1.5 Xuất nhập khẩu giấy
a) Xuất khẩu giấy
Các sản phẩm giấy xuất khẩu của Việt Nam chủ yế
u là các sản phẩm có chất lượng
trung bình. Chiếm phần lớn thị phần trong các mặt hàng xuất khẩu là giấy vàng mã sang
thị trường Đài Loan và Nhật Bản. Ngoài ra Việt Nam cũng đã xuất được một phần giấy
tissue và giấy in, giấy viết. Giấy tissue xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm của Công ty Pulpy
Corelex và Công ty New Toyo Pulpy được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Singapore
và Hồng Kông với sản lượ
ng khoảng 24 đến 25 nghìn tấn/năm.
Giấy in, giấy viết phần lớn được xuất khẩu dưới dạng văn phòng phẩm với sản
lượng khoảng 25 – 30 nghìn tấn/năm, chủ yếu sang thị trường Mỹ. Một phần rất nhỏ sản
phẩm giấy testliner được xuất khẩu sang Philippine.
Các số liệu tổng hợp về xuất khẩu các loại sản phẩm giấy cho th
ấy tỷ lệ giấy xuất
khẩu là rất nhỏ và có nguy cơ giảm dần.


6
b) Nhập khẩu giấy
Do nhu cầu về giấy tăng nhanh hơn năng lực sản xuất nội địa , hàng năm Việt Nam
phải nhập một lượng lớn bột giấy và giấy.
Giấy được nhập khẩu vào Việt Nam từ rất nhiều nước trên thế giới, tuy nhiên 90%
giấy được nhập khẩu từ các nước Châu Á. Ba nước xuất khẩu giấy lớn nhất vào Việt Nam
là Thái Lan (chiếm 13% khối lượng 20% giá trị), Đài Loan (19% khối lượng, 20% giá trị)

và Indonesia (19% khối lượng và 29% giá trị); ngoài ra là nhập khẩu từ một số thị trường
như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ,
Về cơ cấu nhập khẩu, giấy bao bì chiếm tỷ trọng cao nhất do nhu cầu của mảng sản
phẩm này tăng cao trong các năm gần đây. Đứng thứ hai là nhóm giấy in, giấy viết, chi
ếm
13% tổng sản lượng giấy nhập khẩu. Hiện nay có 144 doanh nghiệp nhập khẩu giấy in,
viết trong đó có khoảng 141 doanh nghiệp là công ty thương mại. Các công ty sản xuất
giấy in lớn không tham gia hoạt động nhập khẩu. Giấy in báo chiếm khoảng 6% trong
tổng sản lượng giấy nhập khẩu. Các công ty tham gia nhập khẩu giấy in báo chủ yếu là các
công ty thương mại.
Giấy tissue có giá trị nhập khẩu thấp vì sả
n xuất trong nước đáp ứng được 99% nhu
cầu. Việt Nam còn là nước xuất khẩu giấy tissue.
1.2 Các sản phẩm giấy tại mã hàng hóa HS 4818
Các sản phẩm hàng hóa thuộc mã hàng 4818 là: “Giấy vệ sinh và giấy tượng tự,
tấm lót xelulo hoặc súc xơ sợi xenlulo dùng cho các mục đích nội trợ hoặc giấy vệ, dạng
cuộn có chiều rộng không quá 16 cm hoặc cắt theo hình dạng, kích thước; khăn lau giấy,
giấy lụ
a lau tay, khăn mặt, khăn trải bàn, khăn ăn, tã lót cho trẻ sơ sinh, băng vệ sinh, khăn
trải gường, các đồ dùng nội trợ, vệ sinh hoặc các vật phẩm dùng cho bện viện tương tự,
các vật phẩm trang trí, đồ phụ kiện may mặc bằng bột giấy, tấm lót xenlulo hoặc súc xơ
sợi xenlulo”
Trong mã hàng hóa này các sản phẩm được chia thành các mã hàng như sau:
- 48181000 - Giấy vệ sinh

7
- 48182000 – Khăn tay, giấy lụa lau tay, lau mặt hoặc khăn mặt
- 48183000 – khăn trải bàn và khăn ăn
- 48184000 – Khăn vệ sinh và băng vệ sinh, khăn và tã lót cho trẻ sơ sinh và các vật
phẩm vệ sinh tương tự

- 48185000 – Các vật phẩm dùng cho trang trí và phụ kiện may mặc
1.2.1 Sản phẩm giấy vệ sinh và khăn giấy
Trong hai năm gần dây, các sản phẩm khăn giấy và giấy vệ sinh s
ản xuất trong
nước (giấy tissue) rất phát triển trong khi đa phần các sản phẩm giấy khác bị giảm thị
phần. Theo Tổng công ty Giấy Việt Nam, trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế hiện nay
các nhà máy giấy thuộc tổng công ty đều giảm công suất, nhưng riêng đối với giấy tissue
điều này không xảy ra. Theo thống kê của Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt nam trong 6
tháng đầu năm 2009, dù chịu nhiề
u ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, mức tiêu thụ
sản phẩm giấy tissue không hề giảm so với năm 2008.
Mức độ trăng trưởng của sản xuất giấy tissue ở Việt Nam hàng năm là 20%.Tuy
nhiên, mức này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu. Thực tế
thị trường giấy tissue hiện nay có sự tham gia của nhiều công ty trong và ngoài nước vớ
i
đa dạng chủng loại sản phẩm. Có thể kể đến các nhãn hiệu Collex (Thái Lan); Paseo
(Malaysia; AnAn, May, Pulpy (Công ty New Toyo Việt Nam); Saigon, Senton, Bless you
(Công ty giấy sài Gòn) và sản phẩm Watersilk của Công ty Giấy Tisue Sông Đuống (thành
viên của Tổng công ty giấy Việt nam). Song lợi thế lại thuộc về các sản phẩm sản xuất tại
Việt Nam.
Giấy tissue được sản xuất ở Việt Nam chủ yếu từ bột giấy hóa học tẩy trắng nguyên
thủy, bột giấy tái chế và hỗn hợp của hai loại bột này, phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm.
Với các mặt hàng cao cấp thì nguyên liệu dùng cho sản xuất phải là 100% bột giấy hóa
học tẩy trắng nguyên thủy. Nhưng với công nghệ ngày càng hiện đại, chất lượng của sản
phẩm giấy sản xuất từ bột giấy tái chế sẽ ngày càng cao, song cũng chỉ đạ
t được khoảng
90% so với giấy sản xuất từ bột giấy nguyên thủy.

8


1.2.2 Sản phẩm khăn trải bàn
Hiện tại các sản phẩm khăn trải bàn vẫn chưa được sản xuất trong nước, các sản
phẩm đều được nhập khẩu. Các sản phẩm được nhập khẩu về Việt Nam gồm một số
loạinhư : Giấy trải bàn bằng giấy hiệu Cenzin; giấy trải bàn bằng giấy hiệu Duni; giấy trải
bàn bằ
ng giấy hiệu Loccitane; giấy trải bàn ăn hiệu Lutz Mauder. Các loại sản phẩm này
thường được nhập về ở dạng chiếc hoặc thành từng bộ.
1.2.3 Sản phẩm tã giấy và băng vệ sinh phụ nữ
Sản phẩm tã giấy bao gồm tã giấy dùng cho trẻ em và tã giấy dùng cho người già.
Ngoài ra còn có các loại khăn lau ướt và các tấm lót. Băng vệ sinh phụ nữa gồm có hai
loại: dạng tấm (pad) và dạng ố
ng (tempon). Băng vệ sinh phụ nữa dạng tấm gồm các loại:
loại ban đêm, loại thông thường và loại hàng ngày. Hiện tại, các sản phẩm này vẫn chưa
có các tiêu chuẩn Việt Nam quy định về chất lượng, do đó các sản sản phẩm này nhập
khẩu vào Việt Nam, trước khi thông quan không phải chịu bất kỳ hình thức kiểm tra nào
về mặt chất lượng. Đây là loại sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với da, nếu không bảo đảm an
toàn vệ sinh sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến người dùng.
a) Tã giấy (bỉm)
Tã giấy (bỉm) được xuất hiện đầu tiên tại nước Anh vào năm 1950. Ban đầu tã giấy
được làm bằng bông, sợi tổng hợp hoặc sợi tự nhiên, có thể sử dụng được nhiều lần. Năm
1966 một loại vật liệu polyme (polyacrylic acid) có tính siêu thấm hút được
được cấp bằng
sáng chế, và năm 1982 loại polyme này đã được sử dụng trong thành phần của các loại tã
(bỉm) tại Nhật Bản. Các hạt polyme siêu thấm hút này được trộn cùng với xơ sợi bột giấy
để làm phần lõi của tã giấy để làm tăng khả năng thấm hút của sản phẩm.
Tã giấy được cải tiến rất nhiều lần, được thiết kế với các lo
ại dành cho các lứa tuổi
khác nhau, loại dành riêng cho bé trai, bé gái, tã được tẩm tinh dầu, kem, nước hoa và các
nhân vật hoạt hình nghộ nghĩnh đáng yêu được in trên tã.


9
Xã hội phát triển, với nhu cầu ngày càng tăng, những chiếc tã giấy không ngừng
được hoàn thiện để càng ngày càng tiện lợi và an toàn hơn cho sức khỏe của bé. Tã giấy
phải có tính thấm hút tốt, chống thấm ngược trở lại. Tã giấy còn phải có tác dụng chống
hăm với mặt đáy thoát ẩm và lưu thông không khí, đẩy hơi nóng ẩm ra ngoài mặt đáy, cho
bé luôn khô thoáng, thoải mái.
Trên thị trường tã giấy ngày nay có rất nhiều các lo
ại tã giấy với các tính năng khác
nhau. Mùa hè, trời nóng, trẻ ra nhiều mồ hôi, có loại tã giấy siêu mỏng, nhẹ nhàng thoáng
mát. Mùa đông có loại tã siêu thấm để tránh phải thay tã nhiều lần cho bé, tránh cho bé
không bị nhiễm lạnh.
Hiện nay, tã giấy còn có loại dùng cho người già. Tã có tính thấm hút tốt thoáng
khí thuận tiện trong sóc và đảm bảo vệ sinh cho người lớn không thể tự di chuyển và gặp
khó khăn trong việc đi vệ sinh.
Hiện nay trên thế giới có khoảng 1000 nhãn hi
ệu tã giấy với các kiểu dáng khác
nhau. Tã giấy được đưa vào thị trường Việt nam vào những năm 90 của thế kỷ trước. Đến
nay, thị trường tã giấy dùng cho bé và người lớn hiện nay rất đa dạng với các nhãn hiệu
như Bobby, Huggies, Pampers, Các sản phẩm đang lưu thông trên thị trường là các sản
phẩm được sản xuất trong nước và nhập khẩu. Bên cạnh các nhãn hàng có tên tuổi lớn có
nhãn mác, hiện t
ại ở Việc Nam có những loại tã giấy trẻ em không thương hiệu có giá rẻ
bằng một nửa so với các các sản phẩm chính hãng của các công ty. Loại bỉm trần, không
nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ cũng được rao bán tràn lan trên mạng. Việc sử dụng những
loại sản phẩm kém chất lượng có thể làm cho trẻ bị hăm ngứa, lở loét,
Hiện tại, Ở Việt Nam chưa có Tiêu chuẩn Quố
c gia để quản lý chất lượng của loại
sản phẩm này. Các nhà sản xuất trong nước sản xuất theo tiêu chuẩn cấp cơ sở, còn các
sản phẩm nhập ngoại thì không được phải kiểm tra chất lượng.
Một số hình ảnh về hậu quả của việc sử dụng các sản phẩm không bảo đảm chất

lượng

10



Theo các bác sỹ chuyên khoa gia liễu, nếu tã giấy không được xử lý qua các quy
trình nghiêm ngặt, có thể bị nhiễm rất nhiều loại vi khuẩn, nấm, nấm mốc gây bệnh
thường trú trên các bề mặt trong đó có những loại vi khuẩn có khả năng sống hàng chục
năm trong đất. Các loại vi khuẩn này có thể gây viên da, nấm da, viêm tiết niệu, viêm phần
phụ, tiêu chảy kéo dài và khó xác định được nguyên nhân, điều trị gặp nhiều khó kh
ăn.
b) Băng vệ sinh phụ nữ
Băng vệ sinh phụ nữ bắt đầu được sử dụng vào đầu thế kỷ thứ 10. Benjamin là
người đã phát minh ra tấm lót dùng một lần và đầu tiên mục đích là để phục vụ cho những

11
người lính bị thương. Năm 1988 sản phẩm này được thương mại. Tấm lót dùng một lần đã
được các nữ y tá sử dụng trong những ngày đến tháng của họ. Tấm lót dùng một lần có
hình chữ nhật bằng bông hoặc xơ sợi xenlulo được bao phủ bởi một lớp lót thấm. Hai đầu
của của lớp lót được kéo dài ra mặt trước và mặt sau thông qua các vành đai đeo bên dưới
quần chíp. Sau đó các tấm lót này đã được cải tiến và lớp dính được đặt phía dưới cùng
của tấm lót để gắn vào quần chíp. Với sự ra đời của vật liệu polyme dưới dạng các hạt siêu
thấm hút và đã được đưa vào sử dụng trong thành phần của băng vệ sinh. Việc sử dụng
loại vật liệu này đã làm tăng tính thấm hút cũng như giảm được độ dày của sả
n phẩm.
Hình dáng của sản phẩm cũng được thay đổi nhằm tạo độ ổn định (không bị biến
dạng), độ bám dính (không bị lệch), tạo sự nhẹ nhàng thoải mái trong vận động. Ngoài ra,
một số loại sản phẩm còn có thêm chất khử mùi hay một vải chất chiếc xuất từ cây cỏ tự
nhiên, vừa khử mùi vừa có tính khử trùng nhẹ.

Băng vệ sinh được đư
a vào thị trường Việt Nam vào những năm 1990. Hiện tại ở
Việt Nam có hàng chục các nhãn hiệu băng vệ sinh như Diana, Kotex, Laurier, bên cạnh
các sản phẩm có tên tuổi và thương hiệu, hiện tại trên thị trường cũng xuất hiện rất nhiều
các sản phẩm lạ lẫm với người tiêu dùng, nhưng tất cả đều có logo giống với một nhãn
hiệu nổi tiếng. Các loại sản phẩm loại này thường có giá thành thấp. Cũng giống như tã
giấy sản phẩm băng vệ sinh phụ nữ hiện vẫn chưa có Tiêu chuẩn Quốc gia về yêu cầu kỹ
thuật.
Việc sử dụng các loại sản phẩm băng vệ sinh không bảo đảm chất lượng có thể sẽ
gây ra các hiện tượng kích ứng da, nổi ngứa, mẩn đỏ, đặc biệt có thể dẫn tới các b
ệnh
phụ khoa gây ung thư và vô sinh cho phụ nữ.
1.3 Thực trạng về việc quản lý chất lượng và xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật của
sản phẩm bột giấy, giấy, các tông và đặc biệt là các loại sản phẩm giấy vệ sinh, tã
giấy và băng vệ sinh ở Việt Nam
1.3.1 Xây dựng tiêu chuẩn và quản lý chất lượng của bột giấy, giấy và các tông
Ngành giấy rất quan tâm đến công tác tiêu chuẩn hoá, nên hiệ
n nay đã xây dựng
được 59 tiêu chuẩn về phương pháp thử sản phẩm bột giấy, giấy và cáctông. Các tiêu

12
chuẩn về phương pháp thử đều được xây dựng hoàn toàn tương thích với tiêu chuẩn
Quốc tế (ISO), TAPPI. Bộ tiêu chuẩn này gồm các phương pháp thử về tính chất vật lý,
hóa học cho bột giấy, giấy và các tông. Với bộ tiêu chuẩn này chúng ta có thể xác định
được đầy đủ các tính chất để đánh giá được chất lượng của các loại sản phẩm.
Tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm cũ
ng đã được xây dựng cho các sản phẩm
chủ yếu của ngành giấy Việt Nam gồm:
- TCVN 5946 : 2007 – Giấy loại
- TCVN 5899 : 2001 – Giấy viết

- TCVN 5900 : 2001 – Giấy in báo
- TCVN 6886 : 2001 – Giấy in
- TCVN 6887 : 2001 – Giấy photocopy
- TCVN 7062 : 2007 – Giấy làm vỏ bao xi măng
- TCVN 7063 : 2002 – Giấy bao gói
- TCVN 7064 : 2011 – Giấy vệ sinh
- TCVN 7065 : 2010 (khăn giấy (paper napkins
)
Trong các tiêu chuẩn kỹ thuật trên có các quy định về: Phạm vi áp dụng,
phương pháp thử sản phẩm; chỉ tiêu ngoại quan; yêu cầu về nguyên liệu; các thông số
kỹ thuật quy định cho từng mức chất lượng; ghi nhãn hàng hóa; đóng gói, bảo quản và
vận chuyển. Riêng hai tiêu chuẩn về giấy vệ sinh và khăn giấy, đây là loại sản phẩm
tiếp xúc trực tiếp với con người, nên ngoài các quy định như trên còn có quy định về
an
toàn vệ sinh.
Vì giấy là một loại sản phẩm quan trọng không thể thiếu trong xã hội, nên tất cả
các nước trên thế giới rất quan tâm đến chất lượng của giấy và bột giấy. Cho tới nay, tổ
chức Tiêu chuẩn hoá ISO đã ban hành 196 tiêu chuẩn cho giấy, bột giấy và sản phẩm
giấy.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp khác, với xu hướng
hội nhập, công tác tiêu chuẩn hoá càng cần đượ
c quan tâm hơn bởi vì tiêu chuẩn là
công cụ để quản lý chất lượng, đảm bảo nâng cao chất lượng và là cơ sở phục vụ cho

13
cơ chế quản lý và kiểm soát nâng cao chất lượng. Hơn nữa việc áp dụng các tiêu chuẩn
quốc tế là một vấn đề cần thiết, nhằm tháo gỡ rào cản kỹ thuật trong thương mại giữa
các quốc gia, đảm bảo cho sự hội nhập của nước ta vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
1.3.2 Xây dựng tiêu chuẩn và quả lý chất lượng của các sản phẩm giấy vệ
sinh, khăn

giấy, tã giấy và băng vệ sinh phụ nữ
Việt nam đã ban hành tiêu chuẩn Quốc gia (TCVN) về chất lượng của sản phẩm
giấy vệ sinh và khăn giấy. Nhưng TCVN chỉ có tính khuyến khích áp dụng chứ không
phải là bắt buộc áp dụng.
Hiện tại, trên thị trường có rất nhiều loại sản phẩm giấy vệ sinh, khăn giấy với chất
lượng rất khác nhau. Ph
ần lớn các loại sản phẩm giá rẻ đều được sản xuất tại các cơ sở
nhỏ. Các cơ sở sản xuất này thường sử dụng thiết bị cũng như công nghệ sản xuất lạc hậu.
Nhà xưởng không bảo đảm các quy định về an toàn vệ sinh cho sản xuất mặt hàng giấy vệ
sinh và khăn giấy. Do đó các loại sản phẩm sản xuất t
ừ các cơ sở này thường có chất
lượng thấp và không đảm bảo an toàn vệ sinh.
Hiện nay trên thị trường đang rất sôi động với hàng chục nhãn hàng bỉm - tã
giấy (cho trẻ em và người lớn) và băng vệ sinh, tuy nhiên trong đó trà trộn không ít
hàng nhái, hàng kém chất lượng và không đảm bảo vệ sinh đang là một vấn đề gây bức
xúc đối với xã hội nói chung và công tác quản lý nhà nước nói riêng. Các mặt hàng tiêu
dùng như muối, mắm, đồ
nhựa… đều có tiêu chuẩn quốc gia, nhưng riêng tã (bỉm),
băng vệ sinh - mặt hàng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe Người tiêu dùng hiện nay
mới chỉ có các Tiêu chuẩn cơ sở (TCCS) mà chưa có Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), các
tiêu chuẩn này do doanh nghiệp tự công bố, tự chịu trách nhiệm.
Việc sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái thường đem lại lợi nhuận cao nên
một số nhà sản xuất nhỏ, thươ
ng nhân bất chính đã bất chấp quy định của pháp luật sẵn
sàng sản xuất, nhập khẩu các loại bỉm, tã giấy giả, nhái không đủ điều kiện chất lượng
để cung ứng trên thị trường không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và tài
chính của người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng tới môi trường cạnh tranh, sản xuất trong
nước, gây khó khăn tới nhà sản xuất chân chính.

14

Mặt hàng giấy vệ sinh, khăn giấy đã có Tiêu chuẩn Quốc gia, nhưng tiêu chuẩn
này chỉ áp dụng đối với các sản phẩm được sản xuất trong nước. Đối với các sản phẩm
nhập khẩu cũng chưa bị kiểm soát về mặt chất lượng. Đây có lẽ cũng là một điều bất
hợp lý và không công bằng đối với các nhà sản xuất tại Việ
t Nam. Hơn nữa hai tiêu
chuẩn này vẫn thiếu các quy định về chỉ tiêu vi sinh, dư lượng hóa chất. Do vậy, kiến
nghị soát xét hai tiêu chuẩn này, để mở rộng phạm vi áp dụng, cũng như xây dựng các
mức quy định về chỉ tiêu vi sinh, dư lượng hóa chất cho sản phẩm sản xuất trong nước
cũng như sản phẩm được nhập khẩu.

15
PHẦN II
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1 Phương pháp điều tra và khảo sát
2.1.1 Phương pháp kế thừa
Kế thừa có chọn lọc các số liệu trong các báo báo của Tổng cục Hải quan, Hiệp
hội giấy Việt Nam và của Viện Công nghiệp giấy và xenluylo về tình hình nhập khẩu,
sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm bột giấy và giấy.
2.1.2 Phương pháp khảo sát bổ sung thông tin
Khảo sát thu thập thông tin tài liệu tại các doanh nghiệp sản xuất giấ
y, bột giấy,
tã giấy và băng vệ sinh.
2.1.3 Phương pháp chuyên gia
Tham vấn các chuyên gia thuộc cơ quan quản lý Nhà nước, các cơ quan chuyên
ngành, Viện Tiêu chuẩn chất lượng.
Tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các nhà quản lý để để xuất các giải pháp
kiểm soát chất lượng sản phẩm bột giấy, giấy, các tông và đặc biệt là các mặt hàng giấy
vệ sinh, khăn giấy, tã giấy, băng vệ sinh phụ nữ, nhằm mục đ

ích bảo vệ người tiêu
dùng.
2.1.4 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Thu thập các thông tin tổng quát về tình hình sản xuất, tiêu dùng, xuất khẩu của
các sản phẩm bột giấy giấy và các tông.
2.2 Phương pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm giấy vệ sinh : theo TCVN 7064: 2011
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm khăn giấy: theo TCVN 7065 : 2010


16
PHẦN III
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1 Khảo sát tình nhu cầu sử dụng các sản phẩm bột giấy, giấy và các tông
3.1.1 Bột giấy
Theo các số liệu báo cáo của Tổng cục Hải quan, Báo cáo của Hiệp hội giấy Việt
nam, Báo cáo quy hoạch điều chỉnh, tình hình sản xuất, tiêu dùng và nhập khẩu bột giấy ở
Việt Nam trong giai đoạn 2005 đến 2010 được trình bày trong bảng 3.1
Bảng 3.1 – Tình hình sản xuất, tiêu dùng và nhập khẩu bột giấy vào Việ
t nam
giai đoạn 2005 – 2010
ĐVT: tấn/năm
Danh mục 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Năng lực SX bột giấy 355.000 355.000 355.000 375.000 410.000 437.600
- Tăng trưởng BQ/năm, % 5,13
Tiêu dùng 364.080 423.529 485.288 451.368 411.046 466.924
Bột hóa tẩy trắng 180.934 205.128 208.286 204.817 201.000 235.049
Bột hóa không tẩy 50.000 70.000 100.000 100.000 120.000 120.000
Bột cơ 34.446 42.141 66.752 57.091 31.221 24.465

Bột bán hóa 98.700 106.260 110.250 89.460 58.825 87.410
- Tăng trưởng BQ/năm, % 5,65
Sản lượng 249.254 298.531 353.698 316.914 311.246 345.875
- Tăng trưởng BQ/năm, % 7,75
Nhập khẩu 114.826 124.998 131.590 134.454 99.800 121.049
- Bột hóa tẩy trắng 100.934 114.128 102.986 109.994 81.000 115.049
- Bột hóa không tẩy 6.619 2.729 1.852 7.369 8.800 6.000
- Bột cơ 7.273 8.141 26.752 17.091 10.000 -
* Nguồn số liệu: Tổng cục Hải quan, Báo cáo Hiệp hội giấy Việt Nam, Báo cáo Quy hoạch điều chỉnh.

17
Công suất bột hóa học tẩy trắng không tăng từ 2006 đến 2010. Vẫn chỉ có Tổng
công ty giấy Việt Nam sản xuất 75.000 tấn/năm và một số nhà máy quy mô nhỏ với
tổng công suất 55.000 tấn/năm.
Từ 2005 đến 2010, Việt Nam chủ yếu nhập khẩu bột kraft gỗ cứng tẩy trắng
(khoảng 100.000 tấn/năm) dùng trong sản xuất giấy in, viết. Bột kraft gỗ mềm tẩy
trắng, bột hóa nhiệt cơ (CTMP) được nhập rất ít (khoảng 10% trong tổng lượng bột
nhập khẩu hàng năm).
Bột hóa không tẩy được nhập khẩu chủ yếu là loại bột không tẩy gỗ mềm
(USKP) với khối lượng không lớn, dùng để sản xuất các loại giấy làm bao bì có độ bền
cao (giấy làm bao bì xi măng).
Các số liệu trong bảng 1 cho thấy lượng bột giấy sản xuấ
t trong nước rất thấp và
phần lớn phải nhập từ nước ngoài.
Để bảo vệ nguồn tài nguyên nhập và theo xu hướng chung của ngành sản xuất
giấy trên thế giới, lượng giấy loại được sử dụng trong sản xuất ngày càng tăng. Các số
liệu về nhu cầu tiêu dùng và sản xuất giấy giấy từ giấy loại được trình bày trong bảng
3.2
Bảng 3.2: Nhu cầu tiêu dùng và sản xuất giấ
y từ giấy loại

ĐVT: tấn/năm
Danh mục 2005 2006 2007 2008 2009 2010
1 2 3 4 5 6 7
1. Tiêu dùng giấy 1.327.003 1.548.378 1.879.592 1.993.610 2.211.521 2.294.412
2. Sản lượng giấy 834.853 948.600 1.130.000 1.114.416 1.133.831 1.298.700
3. Tiêu dùng bột giấy mới nội địa 249.254 298.531 353.698 316.914 311.246 345.875
- Tỷ lệ sử dụng cho sản xuất giấy;% 27,34 28,36 28,13 25,99 24,10 23,75
4. Tiêu dùng bộ giấy mới nhập khẩu 114.826 124.998 131.590 134.454 99.800 121.049
- Tỷ lệ sử dụng cho sản xuất giấy;% 12,65 11,87 10,47 11,04 7,73 7,99
5. Tiêu dùn
g

g
iấy loại cho SX giấy 546.310 629.118 771.928 767.696 880.420 1.003.955

18
1 2 3 4 5 6 7
OCC (phế liệu hòm hộp làn sóng) 438.855 503.774 619.140 613.000 724.930 848.900
ONP, OMG (giấy báo, tạp chí cũ) 107.455 125.344 152.788 154.696 155.491 155.055
- Tỷ lệ sử dụng cho sản xuất giấy;% 60,01 59,77 61,4 62,97 68,17 68,26
Thu
g
om tron
g
n
ư
ớc 411.370 433.546 507.490 500.953 663.456 734.212
- Tỷ lệ thu gom trong nước, % 31,00 28,00 27,00 25,13 30,00 32,00
Nhập khẩu giấy loại 134.940 195.572 264.438 266.743 216.964 269.743
*Nguồn số liệu: Tổng cục Hải quan, Báo cáo Hiệp hội giấy Việt Nam.

Số liệu thống kê bảng trên cho thấy, tỷ lệ sử dụng giấy loại cho sản xuất giấy
tăng từ 60% lên 68% do sản xuất giấy làm bao bì tăng nhanh trong giai đoạn 2006-
2010. Việc sử dụng giấy loại thay thế bột giấy nguyên thủy cho sản xuất giấy là một tín
hiệu đáng khích lệ và phù hợp với xu thế chung của thế giới về tất cả các khía cạnh
kinh tế, xã hội, tài nguyên và môi trường. Tuy nhiên, một thực trạng của ngành giấy
Việt Nam hiện nay là khâu thu gom giấy loại nội địa chưa cao và chủ yếu là do dân tự
thu gom để tăng thu nhập kinh tế hộ gia đình, khâu phân loại, chế biến hiệu quả còn
thấp, chưa phân loại được các loại xơ sợi để nâng cao giá trị sử dụng.
3.1.2 Giấy và các tông
Các số liệu về công suất sản xuất của các nhà máy gi
ấy tại Việt nam, nhu cầu
tiêu dùng và nhập khẩu các sản phẩm giấy và các tông vào Việt Nam trong giai đoạn từ
2005 đến 2010 được trình bày trong bảng 3.3.
Bảng 3.3: Công suất, tiêu dùng, sản lượng và nhập khẩu giấy ở Việt Nam
giai đoạn 2005 - 2010
ĐVT: tấn/năm
Danh mục 2005 2006 2007 2008 2009 2010
1 2 3 4 5 6 7
Công suất 1.145.000 1.133.000 1.303.000 1.333.000 1.748.000 2.075.400
- Tăng trưởng BQ /năm, % 16,25
Tiêu dùng 1.313.003 1.548.378 1879.592 1.993.610 2.211.521 2.294.412

19
1 2 3 4 5 6 7
- Giấy in báo 70.781 95.994 110.216 121.346 95.688 45.200
- Giấy in, viết 266.239 324.701 341.947 364.005 459.887 444.000
- Giấy làm bao bì 799.313 926.612 1.167.660 1.254.951 1.391.853 1.551.912
- Giấy tissue 31.970 39.402 40.268 48.571 59.565 43.300
- Giấy khác 144.700 161.669 219.501 204.737 204.528 210.000
- Mức tăng trưởng, % - 16,68 21,39 6,07 14,3 3,75

- Tăng trưởng BQ/năm, % 14,58
Sản lượng 834.853 958.600 1.130.000 1.114.416 1.133.831 1.298.700
- Tăng trưởng BQ, % 11,11
- Sản lượng/tiêu dùng, % 62,90 61,90 59,55 55,88 51,27 56,60
Nhập khẩu 657.150 766.958 951.092 1.006.394 1.151.190 1.127.412
- Giấy in báo 18.928 37.474 55.716 61.530 75.157 21.900
- Giấy in, viết 79.239 114.951 106.947 126.905 202.387 203.500
- Giấy làm bao bì 413.313 452.462 568.660 612.651 665.853 691.912
- Giấy tissue 970 402 268 571 3.265 100
- Giấy khác 144.700 161.669 219.501 204.737 204.528 210.000
- Tăng trưởng BQ, % 13,37
- Nhập khẩu/tiêu dùng, % 49,52 49,52 50,60 50,48 52,05 49,14
Xuất khẩu 179.000 177.180 201.500 127.200 73.500 131.700
- Giấy in báo 480 500 0 0 0
1 2 3 4 5 6 7
- Giấy in, viết 23.000 24.000 30.000 17.000 5.000 23.000
- Giấy làm bao bì 42.000 30.500 36.000 0 0 0
- Giấy tissue 20.000 21.000 30.000 25.000 12.000 24.500
- Giấy vàng mã 94.000 101.200 105.000 85.200 56.500 84.200
- Tăng trưởng BQ/năm, % - 3,95
- Xuất khẩu/tiêu dùng, % 12,42 11,42 10,15 6,36 3,32 5,74
Tiêu dùng theo đầu người* 16,21 18,69 22,43 23,51 25,78 26,44
Dân số; triệu người 81,87 82,83 83,81 84,79 85,79 86,78
Tăng trưởng BQ/năm, % 12,62
* Nguồn số liệu: Tổng cục Hải quan, Công văn báo cáo các tỉnh, các DN, Báo cáo Hiệp hội giấy Việt
Nam, Báo cáo Quy hoạch điều chỉnh.
Tăng trưởng về tiêu dùng giấy năm sau so với năm trước trong giai đoạn 2006 -
2010 cao nhất vào năm 2007, đạt 21,39% và thấp nhất là vào năm 2010 chỉ đạt 3,75%.
Tăng trưởng bình quân hàng năm về tiêu dùng giấy là 14,58%/năm.


20
Tiêu dùng giấy theo chủng loại trong năm 2010: giấy làm bao bì 68%, giấy in,
viết 19%, giấy in báo 2%, giấy tissue 2% và giấy khác là 9%.
Sản lượng giấy năm 2008 giảm so với 2007 do tác động của suy thoái kinh tế,
tuy nhiên tăng trưởng bình quân hàng năm về sản lượng giấy trong giai đoạn 2006-
2010 là 11,11%/năm. Các số liệu thống kê trên cho thấy, tỷ trọng giấy bao bì trong
tổng sản lượng giấy sản xuất giấy cũng như tiêu dùng là rất lớn, sả
n phẩm trực tiếp
xuất khẩu còn hạn chế, phần lớn chúng được sử dụng làm bao bì cho các sản phẩm
nông - lâm - thủy, hải sản, may mặc v.v. phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.
Nhập khẩu giấy trong suốt thời kỳ 2006 - 2010 cũng luôn tăng và đạt bình quân
tăng trưởng hàng năm 13,7%/năm. Tỷ lệ khối lượng giấy nhập khẩu trên sản lượng
giấy sản xuấ
t dao động trong khoảng 48-52%. Điều này chứng tỏ nhu cầu tiêu dùng sản
phẩm giấy trong nước rất lớn và sản xuất đã chưa thể đáp ứng được nhu cầu này. Mặt
hàng giấy xuất khẩu chính của Việt Nam vẫn là giấy vàng mã sang Đài Loan với khối
lượng khá lớn so với các loại sản phẩm khác, nhưng giá trị thấp. Giấy tissue xuất khẩu
chủ yếu là sản phẩm của Công ty Pulppy Corelex và Công ty New Toyo Pulppy được
xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Singapore và Hồng Kông với sản lượng khoảng
24.000 - 25.000 tấn/năm.
Giấy in, viết phần lớn được xuất khẩu dưới dạng văn phòng phẩm với sản
lượng khoảng 25.000 - 30.000 tấn/năm, chủ yếu sang thị trường Hoa Kỳ. Một phần rất
nhỏ sản phẩm giấy testliner được xuất khẩ
u sang Philippines nhưng thời gian vừa qua
đã bị Philippines đánh thuế chống bán phá giá với mức 1.200 peso/tấn giấy nhập khẩu
(mã sản phẩm HS 4805 2400, HS 4805 2500) nên đã tạm dừng xuất khẩu.
Số liệu tổng hợp về xuất khẩu các loại sản phẩm giấy cho thấy tỷ lệ giấy xuất
khẩu là rất nhỏ và nguy cơ giảm dần. Điều này chứng minh rõ ràng cho sự cạnh tranh
y
ếu thế của các sản phẩm giấy Việt Nam trên thị trường thế giới và khu vực.




21
3.2 Khảo sát nhu cầu sử dụng các sản phẩm giấy vệ sinh, khăn giấy, tã giấy và băng
vệ sinh phụ nữ (thước mã hàng hóa HS 4818)
3.2.1 Giấy vệ sinh và khăn giấy
Giấy vệ sinh và khăn giấy (giấy tissue) là mặt hàng giấy có giá trị nhập khẩu thấp
nhất, do năng lực sản xuất của ngành giấy trong nước đã đáp ứng được 99% nhu cầu trong
nước. Ngoài ra, ở một số
cơ sở sản xuất đã sản xuất được các loại giấy có chất lượng cao
tương đương với sản phẩm cùng loại của các nước tiên tiến trên thế giới, đáp ứng được các
đòi hỏi khắc khe của người tiêu dùng khó tính . Ngoài cung cấp cho nhu cầu trong nước
giấy tissue còn được xuất khẩu sang nước ngoài, trong đó có các thị trường yếu cầu cao về
chất lượng sản ph
ẩm như Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc. Các sản phẩm giấy tissue xuất khẩu
thường ở dạng các cuộn lớn, sau đó được gia công thành dạng cuộn và gói theo các kích
thước theo quy định của các nước sở tại
Các số liệu về tình hình sản xuất, tiêu dùng và nhập khẩu sản phẩm giấy tissue ở
Việt nam trong giai đoạn từ năm 2005 đến 2010 được trình bày trong bảng 3.4
Bảng 3.4: Công suất, tiêu dùng, sản l
ượng và nhập khẩu giấy tissue
ở Việt Nam giai đoạn 2005 - 2010
ĐVT: tấn/năm
Danh mục 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Tiêu dùng
- Giấy tissue 31.970 39.402 40.268 48.571 59.565 43.300
Nhập khẩu
- Giấy tissue 970 402 268 571 3.265 100
Xuất khẩu

- Giấy tissue 20.000 21.000 30.000 25.000 12.000 24.500
* Nguồn số liệu: Tổng cục Hải quan, Công văn báo cáo các tỉnh, các DN, Báo cáo Hiệp hội giấy Việt
Nam, Báo cáo Quy hoạch điều chỉnh.
Các số liệu thống kê trong bảng 3.3 cho thấy lượng giấy tissue xuất khẩu lớn
gấp hơn 20 lần so với lượng nhập khẩu vào Việt Nam.

22
3.2.2 Tã giấy và băng vệ sinh phụ nữ và khăn trải bàn
Tã giấy được sản xuất và nhập khẩu vào Việt Nam có hao loại chính là tã giấy
dùng cho trẻ em và tã giấy dùng cho người già.
Hiện nay tại Việt Nam chỉ sản xuất các loại băng vệ sinh dạng miếng với các loại
thông thường, dùng ban đêm và băng vệ sinh hàng ngày. Các loại băng vệ sinh dạng ống
(tempon) là sản phẩm được nhập khẩu.
Nguyên liệ
u dùng cho sản xuất các sản phẩm tã giấy băng vệ sinh bao gồm: bột
giấy, các hạt polyme siêu thấm hút, vải không dệt, giấy vệ sinh, màng plastic, keo dính và
giấy chống dính. Phần lớn các loại nguyên liệu này đều được nhập khẩu. Loại giấy vệ sinh
sử dụng trong thành phần tã giấy và băng vệ sinh các doanh nghiệp sản xuất cũng không
phải hoàn toàn sử dụng sản phẩm trong nước, một số sản phẩm các doanh nghiệp vẫn sử
dụng hàng ngoại nhập. Loại giấy chống dính được sản xuất trong nước, nhưng giấy đế
(nền) để sản xuất giấy chống dính lại được nhập khẩu, hiện tại trong nước chưa có doanh
nghiệp nào sản xuất loại giấy này.
Hiện tại ở Việt nam có hai doanh nghiệp sản xuất tã giấy và băng vệ sinh lớn là
công ty Kimberly – Clark và Công ty Diana.
Công ty Diana là một trong các công ty hàng đầu trong ngành sản xuất các sản
phẩm tã giấy dùng cho trẻ em và người già, băng vệ sinh phụ nữ từ giấy và bột giấy với
các nhãn hiệu như Diana, Bobby, caryn, Libera, Công ty sản xuất các sản phẩm này trên
dây chuyền thiết bị và công nghệ của Italia. Thị phần của Diana có mặt tại 64 tỉnh thành
phố trong cả nước. Sản phẩm của công ty không những cung cấp cho nhu cầu trong nước
mà còn được suất kh

ẩu sang thị trường Quốc tế : Thái Lan, Malaysia, Philippin,
Cambodia,
Công ty Kimberly – Clark là công ty nổi tiếng toàn cầu đã có mặt ở 175 quốc gia
với các thương hiệu nổi tiếng như Kotex, Huggies, Kleenex, Scolt. Với hơn 140 năm sáng
tạo và phát triển Kimberly – Claek luôn nắm thị phần lớn tại các nước. Hai thương hiệu
lớn của công ty là Kotex và Huggies đã có mặt tại Việt Nam từ năm 1991. Tại Việt nam
thương hiệu kotex đã chiếm hơn 52% th
ị phần.

23
Ngoài việc nhập khẩu các nguyên liệu cho sản xuất, các mặt hàng tã giấy và băng
vệ sinh còn được nhập khẩu vào Việt Nam ở dạng thành phẩm. Các sản phẩm được đóng
gói thành bịch theo các số lượng nhất định. các sản phẩm nhập khẩu chủ yếu là từ các
nước ở khu vực Đông Nam Á, một lượng nhỏ từ Nhật Bản và các nước khác.
Các sản phẩm khăn trải bàn b
ằng giấy chưa có sản phẩm được sản xuất tại Việt
Nam. Các sản phẩm được nhập khẩu với số lượng nhỏ và phần lớn ở các thương hiệu danh
tiếng của Châu Âu như Duni của Ý, Loccitane của Tây Ban Nha,…
Các số liệu về tình hình nhập khẩu và xuất khẩu tã giấy tại Việt Nam trong năm
2011 và 6 tháng đầu năm 2012 tính theo giá trị tiền Việt Nam được chỉ ra trong bảng 3.5
B
ảng 3.5 – Số lượng tã giấy, băng vệ sinh, khăn trải bàn nhập khẩu và xuất khẩu
trong năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2012
Đơn vị tính, tỷ đồng
Sản phẩm Năm 2011 6 tháng đầu năm 2012
Nhập khẩu Xuất khẩu Nhập khẩu Xuất khẩu
Tã giấy 830 33524 180 11068
Băng vệ sinh 900 22411
Khăn trải bàn 32,3 - 1,5 -
* Nguồn số liệu: Tổng cục Hải quan.

Các số liệu cho thấy sản lượng tã giấy và băng vệ sinh nhập khẩu thấp hơn rất
nhiều so với số lượng xuất khẩu. Các sản phẩm nhập khẩu là các sản phẩm có thương hiệu
nổi tiếng. Nhưng các số liệu do Tổng cục Hải quan cung cấp là số liệu về các sản phẩm
được nhập khẩu chính ngạch. Nhưng trên thực tế có rất nhi
ều các dạng sản phẩm có nhãn
mác không rõ ràng, không có nguồn gốc xuất xứ vẫn được bầy bán tràn lan trên thị trường,
nhất là tại các vùng nông thôn.
Các sản phẩm tã giấy và băng vệ sinh xuất khẩu là các sản phẩm của Công ty
Diana và Công ty Kimberly – Clark Việt Nam.

×