Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật thu hoạch bông bằng máy thu hoạch cầm tay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (825.47 KB, 49 trang )


BỘ CÔNG THƯƠNG
TẬP ĐOÀN DỆT - MAY VIỆT NAM

VIỆN NGHIÊN CỨU BÔNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NHA HỐ
*****







BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Tên đề tài:

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH KỸ THUẬT THU
HOẠCH BÔNG BẰNG MÁY CẦM TAY
(Báo cáo nghiệm thu tại Hội đồng Khoa học Bộ Công Thương)




Cơ quan chủ quản: Bộ Công Thương
Cơ quan chủ trì: Viện Nghiên cứu Bông và PTNN Nha Hố
Chủ nhiệm đề tài: KS. Nguyễn Thị Nhã



9697




NINH THUẬN, THÁNG 01/2013

THÔNG TINH CHUNG CỦA ĐỀ TÀI
1. Tên đề tài: Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật thu hoạch bông bằng
máy cầm tay
2. Mã số đề tài: 132.12-RD/HĐ-KHCN
3. Thời gian thực hiện: 1 năm (từ tháng 1/2012 đến tháng 12/2012)
4. Kính phi từ ngân sách sự nghiệp khoa học: 150 triệu đồng
5. Cơ quan chủ quản: BỘ CÔNG THƯƠNG
Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại: 04.38258311; 04.38253831
6. Cơ quan chủ trì: VIỆN NC BÔNG VÀ PT NÔNG NGHIỆP NHA HỐ
Địa chỉ: Nhơn Sơn, Ninh Sơn, Ninh Thuận
Điện thoại: 068.3853105
7. Chủ nhiệm đề tài:
NGUYỄN THỊ NHÃ
Học vị: kỹ sư Chức vụ: Phó trưởng phòng Điện thoại: 068.3853374
8. Cơ quan phối hợp chính: Phân Viện Dệt May tại TP. Hồ Chí Minh
9. Danh sách cán bộ tham gia thực hiện chính:
TT Họ và tên Học hàm, học vị,
chuyên môn
Cơ quan
1 Nguyễn Thị Nhã
Kỹ sư nông học
Viện NC Bông và PTNN
Nha Hố
2 Trần Đức Hảo
Kỹ sư, nông học

-nt-
3 Bùi Xuân Diệu
Kỹ sư, trồng trọt
-nt-
4 Lê Thị Như Hải
Kỹ sư, trồng trọt
-nt-
5 Bùi Văn Huấn
Kỹ sư trồng trọt
-nt-
10. Mục tiêu của đề tài
10.1. Mục tiêu tổng quát
• Xác định được một số biện pháp kỹ thuật thích hợp để thu hoạch bằng
máy thu hoạch cầm tay, giảm chi phí công thu hoạch, nâng cao hiệu quả
kinh tế.
10.2. Mục tiêu cụ thể
• Xác định được loại máy thu hoạch cầm tay phù hợp
• Xác định được thời gian và số lần thu hoạch/vụ trong điều kiện chín tự
nhiên.

Xác định được thời gian và số lần thu hoạch/vụ trong điều kiện chín phun
ethrel.
11. Nội dung nghiên cứu của đề tài
1. Nghiên cứu xác định một số thông số kỹ thuật (tiêu hao năng lượng, năng
suất thu hoạch, chất lượng bông thu hoạch) để chọn loại máy thu hoạch
cầm tay thích hợp
2. Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật thu hoạch bông bằng máy cầm tay trong
điều kiện bông chín tự nhiên
3. Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật thu hoạch bông bằng máy cầm tay trong
điề

u kiện phun ethrel thúc đẩy bông chín tập trung

MỤC LỤC
Mục lục ………………………………………………………………………… … i
Thông tin chung của đề tài ……………………………… ………………….… … ii
Tóm tắt nội dung nghiên cứu và kết quả đạt được của đề tài … ………… ……………. iv
1. MỞ ĐẦU ………………………………………………………………….…… 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ………………………………………………… 2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát …………………………………………………………… 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ………………………………………………………………. 2
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU……………………………………………………… 3
2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài …………………………………… 3
2.1.1. Cơ giới hóa và chi phí thu hoạch bông …………………………………………. 3
2.1.2. Tình hình thu hoạch bông ở một số nước ………………………………………. 4
2.1.3. Nghiên cứu về hóa chất hỗ trợ thu hoạch trên bông ……………………………. 8
2.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước ………………………………………… 10
2.3. Đặc tính kỹ thuật của một số loại máy …………………………………………… 12
2.3.1. Renqiu- 2011- Trung Quốc …………………………………………………… 12
2.3.2. Renqiu- 2010 - Trung Quốc ……………………………………………………. 12
2.3.3. Qingdao - Trung Quốc …………………………………………………………. 13
2.3.4. PADGILWAR ANGEL- Ấn Độ ………………………………………………. 13
2.3.5. PADGILWAR - Ấn Độ ……………………………………………………… 13
3. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………… 14
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu …………………………………………… 14
3.2. Vật liệu nghiên cứu …………………………………………………………… 14
3.3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu ………………………………………… 14
3.3.1. Nội dung nghiên cứu …………………………………………………………. 14
3.3.2. Ph
ương pháp nghiên cứu …………………………………………………… 14

3.4. Xử lý số liệu ……………………………………………………………………. 16
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ……………………………… 17
4.1. Nghiên cứu xác định một số thông số kỹ thuật để chọn loại máy thu hoạch cầm
tay thích hợp ………………………………………………………………………
17
4.2. Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật thu hoạch bông bằng máy cầm tay trong điều
kiện bông chín tự nhiên ……………………………………………

23
4.2. Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật thu hoạch bông bằng máy cầm tay trong điều
kiện phun ethrel ……………………………………………………………………
27
5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
…………………………………………………… 35
5.1. Kết luận ……………………………………………………………………… 35
5.2. Đề nghị …………………………………………………………………………. 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………………… 36
PHỤ LỤC ………………………………………………………… 37


1
1. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Thu hoạch bông theo phương pháp thủ công không chỉ tốn lao động, mệt
mỏi, nhàm chán mà còn tốn nhiều chi phí. Trong những năm gần đây, sự khan
hiếm lao động sản xuất bông xảy ra thường xuyên và ngày càng nghiêm trọng
khi thu hoạch cùng thời điểm với các loại cây trồng khác. Do nguồn lao động
ngày càng khan hiếm nên việc cơ giới hóa khâu thu hoạch bông là quan trọng ở
nhiều nước trên thế giới và Việ
t Nam cũng không phải ngoại lệ.

Ngày nay, có 2 loại máy thu hoạch đang được sử dụng rộng rãi ở các nước
Mỹ, Úc, Hy Lạp… Một loại được sử dụng ở Texas, Arkansas - Mỹ, hoạt động
theo nguyên lý tước (stripper), nó không những rút xơ khỏi cây mà còn thu cả
những quả chưa nở. Sau này, trong quá trình chế biến những tạp chất được phân
tách trước khi xơ được đóng kiện. Loại còn lại gọi là máy trụ
c ("spindle" picker),
hoạt động dựa trên việc quay của trục răng cưa ở tốc độ cao tách các múi bông
khỏi cây. Sau đó, bông hạt được tách ra khỏi trục bằng một bộ phận quay ngược
với trục và được thổi vào bộ phận chứa, khi đầy bông sẽ được đóng bánh. Với
một số nước Châu Á có lực lượng lao động dồi dào, điều kiện tự nhiên, kinh tế-
xã hội không phù hợ
p với các loại máy trên, nên họ đã phát triển dạng máy cầm
tay hoạt động theo nguyên lý của máy trục.
Ở Ấn Độ, Trung Quốc thu hoạch bông chủ yếu bằng tay và trung bình,
một người trưởng thành có thể thu khoảng 20-70kg/ngày (Ấn Độ), 45-55kg/công
8 giờ (Trung Quốc) và mất khoảng 1/5 tổng chi phí sản xuất. Với tình trạng
tương tự hiện nay của Ấn Độ, Trung Quốc và một số nước khác, điều được
mong chờ là việc sử dụng máy thu hoạch sẽ làm giảm công thu hoạch bằng tay
cũng như gia tăng giá trị sản xuất. Do điều kiện thời tiết khí hậu của nước ta làm
cho cây bông sinh trưởng quanh năm, nở quả không tập trung; địa hình không

2
bằng phẳng, diện tích manh mún, điều kiện kinh tế của người trồng bông khó
khăn… Vì vậy, máy thu hoạch loại lớn được sử dụng ở Mỹ, Úc không phù hợp
với điều kiện ở Việt Nam. Chỉ những loại máy thu hoạch cầm tay đã sử dụng ở
Trung Quốc, Ấn Độ là phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội củ
a
những khu vực trồng bông ở nước ta. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu và phát
triển kỹ thuật thu hoạch bông bằng máy nói chung và máy cầm tay nói riêng ở
nước ta còn chưa được chú ý.

Xuất phát từ thực tiễn trên, năm 2012 chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên
cứu xây dựng quy trình kỹ thuật thu hoạch bông bằng máy cầm tay”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Xác định được một số biện pháp kỹ thuật thích hợ
p để thu hoạch bằng
máy thu hoạch cầm tay, giảm chi phí công thu hoạch, nâng cao hiệu quả kinh tế.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định được loại máy thu hoạch cầm tay phù hợp
- Xác định được thời gian và số lần thu hoạch/vụ trong điều kiện chín tự
nhiên.
- Xác định được thời gian và số lần thu hoạch/vụ trong điều kiện chín
phun ethrel.









3
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
2.1.1. Cơ giới hóa và chi phí thu hoạch bông
Thu hoạch thủ công không chỉ tốn lao động, mệt mỏi, nhàm chán mà còn
tốn nhều chi phí (1/3-1/5 tổng chi phí sản xuất). Trong những năm gần đây, sự
khan hiếm lao động sản xuất bông xảy ra thường xuyên và ngày càng nghiêm
trọng khi thu hoạch cùng thời điểm với các loại cây trồng khác. Do nguồn lao

động ngày càng khan hiếm nên việc cơ giới hóa khâu thu hoạch bông là quan
trọng ở nhiều n
ước trên thế giới và Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Cơ giới
hóa khâu thu hoạch cũng góp phần làm rút ngắn thời gian, thuận lợi cho bố trí
mùa vụ tiếp theo.
Vào những năm 1930, máy thu hoạch bông được sử dụng rộng rãi, máy
Rust picker có thể thay thế 50-100 lao động bằng tay, giúp giảm 75% nhu cầu
lao động. Giữa những năm từ 1948 đến cuối những năm 1960, tỷ lệ diện tích
bông được thu hoạch bằ
ng máy tăng từ 0 đến 96%. Máy móc đã làm giảm công
lao động thu hoạch bông trong quy trình sản xuất bông từ 125 xuống 25h/mẫu
Anh (giảm tương đương từ 312 giờ xuống 62 giờ/ha). Ước tính một máy thu 2
hàng/lượt thay thế khoảng 80 công nhân thu bông. Máy thu hoạch bông đầu tiên
chỉ thu được một hàng/lượt, nhưng vẫn có thể thay thế 40 lao động bằng tay,
máy thu bông ngày nay vừa thu hoạch 6 hàng/lượt vừa tách xơ, đóng kiện.
Ngày nay, có 2 loại máy thu hoạch đang được s
ử dụng rộng rãi ở các nước
Mỹ, Úc, Hy Lạp… Một loại được sử dụng ở Texas, Arkansas - Mỹ, hoạt động
theo nguyên lý tước (stripper), nó không những rút xơ khỏi cây mà còn thu cả
những quả chưa nở. Sau này, trong quá trình chế biến những tạp chất được phân
tách trước khi xơ được đóng kiện. Loại còn lại gọi là máy trục ("spindle" picker),
hoạt động dựa trên việc quay của trục răng cưa
ở tốc độ cao tách các múi bông

4
khỏi cây. Sau đó, bông hạt được tách ra khỏi trục bằng một bộ phận quay ngược
với trục và được thổi vào bộ phận chứa, khi đầy bông sẽ được đóng bánh. Với
một số nước Châu Á có lực lượng lao động dồi dào, điều kiện tự nhiên, kinh tế-
xã hội không phù hợp với các loại máy trên, nên họ đã phát triển dạng máy cầm
tay hoạt động theo nguyên lý của máy tr

ục.
2.1.2. Tình hình thu hoạch bông ở một số nước
Trước năm 1997, khoảng 30% diện tích bông thế giới được thu hoạch
bằng máy. Bông ở các Australia, Israel và Mỹ được thu hoạch bằng máy hoàn
toàn (bảng 2.1). Thu hoạch bằng máy đã gia tăng ở Argentina và Brazil, được
chấp nhận ở Thổ Nhĩ Kỳ trong vài năm sau. Chi phí thu hoạch cũng khác nhau
ở các nước do năng suất và phương tiện thu hoạch khác nhau (Rafiq
Chaudhry, 1997).
Bảng 2.1. Tỷ lệ thu hoạch bông bằng máy và bằng tay ở 10 nước trồng bông
chính trên thế giới (Rafiq Chaudhry, 1997)
Tỷ lệ (%)
TT Tên nước
Thu hoạch tay Thu hoạch máy
1 Argentina 25 75
2 Australia - 100
3 Brazil 90-95 5-10
4 Trung Quốc 100 -
5 Hy Lạp 8 92
6 Ấn Độ 100 -
7 Pakistan 100 -
8 Thổ Nhĩ Kỳ 100 -
9 Mỹ - 100
10 Uzbekistan 60-70 30-40

5
Ở Mỹ, từ vài kiện được thu hoạch bằng máy vào năm 1942, tỷ lệ cơ giới
hóa thu hoạch bông tăng từ 25% vào năm 1953 lên 75% vào năm 1963, đến cuối
những năm 60 có đến 96% diện tích bông được thu hoạch bằng máy. Hiện nay, cơ
giới hóa giảm công lao động cho thu hoạch bông từ 95-98% tùy thuộc điều kiện
thời tiết và quy mô cánh đồng. Theo Warren Whatley, năm 1964 chi phí tổng số

của việc thu hoạch máy dao động t
ừ 3,1 - 8,9cen/pound, đến năm 2004-2005, chi
phí thu hoạch bông và đóng kiện là 157,5 đô la/mẫu Anh, chiếm khoảng 12,7%
chi phí đầu tư.
Bông Úc được sản xuất ở các trang trại rất lớn (500-2000ha) và những
cánh đồng bông riêng lẻ cũng có khuynh hướng rất lớn. Phương pháp sản xuất
bông kiểu Úc cũng đòi hỏi phải có vốn rất lớn và phụ thuộc nặng vào nhập khẩu
nguyên liệu. Có khoảng 1.100 trang trại bông ở Úc và hầu hế
t được điều hành
theo gia đình (Cotton Australia, 2008). Toàn bộ quá trình sản xuất bông ở Úc
được cơ giới hóa, từ khâu làm đất, gieo trồng, tưới tiêu, phòng trừ cỏ dại, sâu
bệnh, điều tiết sinh trưởng hỗ trợ thu hoạch, thu hoạch, vận chuyển, tách xơ, chế
biến, đóng gói. Sản xuất bông ở Úc có năng suất cao, vượt xa các nước khác và
số công lao động/đơn vị đầu ra không nhiều.
Tỷ lệ
thu hoạch bông bằng máy khá cao ở các nước thuộc liên Bang Xô
Viết cũ, Kazakhstan và Kirghizstan có đến 70-80% sản lượng bông được thu
hoạch bằng máy, nhưng tỷ lệ này bị giảm sau 1991 khi các quốc gia khu vực này
độc lập vì thiếu máy thu hoạch. Từ 1991, thu hoạch tay gia tăng ở các nước
Azerbaijan, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan. Hiện nay ước tính 60-70%
diện tích được thu hoạch bằng tay.
Trong số các nước trồng bông chính trên thế giới, Argentina và Brazil là
những nước gia tăng tỷ lệ thu hoạch bằng máy trong nh
ững năm tới. Loại máy
thu hoạch 2 hàng/lượt đầu tiên được thiết kế ở Argentina vẫn được sử dụng đến
thời điểm này vì giá cả cạnh tranh so với các loại khác trên thị trường. Khoảng

6
cách giữa các hàng có thể điều chỉnh 0.85-1m và hiệu quả thu hoạch từ 85-90%.
Loại máy này cũng được nhập khẩu vào Brazil.

Ngược lại với Úc, Mỹ, ¾ diện tích đất sử dụng để trồng bông ở Trung
Quốc phụ thuộc vào phương pháp đòi hỏi tiêu tốn nhiều lao động. Các ruộng
bông thường có diện tích manh mún, nhỏ lẻ. Ngoại trừ vùng Tân Cương thiếu
lao động nông nhàn trong sản xuất bông (Lei và cs, 2004), ở
các vùng khác có
rất nhiều công lao động thời vụ ở giai đoạn thu hoạch và làm cỏ bông. Lei (2004)
đánh giá, Trung Quốc có số lượng khổng lồ các gia đình trồng bông, khoảng 45
triệu hộ bận rộn với sản xuất bông, trung bình 0,13 ha/ hộ. Với hầu hết các hộ
trồng bông, đặc biệt là các hộ ở những vùng mà cây bông không phải là cây
trồng chính, các ruộng bông nằm rải rác thì bông được thu hoạch bằng tay hoàn
toàn. Lý do thực tế là sử
dụng máy loại lớn trên các ruộng bông nhỏ rải rác, thậm
chí cả ruộng có diện tích trung bình cũng không đem lại hiệu quả kinh tế.
Theo Nhật báo Trung Quốc ngày 10/11/2011, năm 2011 chi phí thu hoạch
bông tăng 40% (từ 1,4 tệ/kg năm 2010 lên 2 tệ/kg năm 2011), trong khi đó giá
bông lại giảm 22% (từ 10,8 tệ xuống 8,4 tệ/kg) gây không ít khó khăn cho người
trồng bông. Mặt khác, tình trạng thiếu lao động trong thời kỳ thu hoạch diễn ra
ngày càng nghiêm trọng ở Trung Quốc. Tân C
ương, vùng sản xuất bông chính
của Trung Quốc cần thuê 400.000 lao động thu bông, tuy nhiên số lao động thời
vụ từ khu vực lân cận đến đây ngày một giảm, trung bình 10%/năm. Hằng năm,
Thanh Hải cần bổ sung 70.000 lao động thời vụ, nhưng năm 2011 chỉ có 35.000
lao động. Trung bình một lao động thu hoạch liên tục từ 5 giờ sáng đến 9 giờ tối
(14,5 giờ, nghỉ 30 phút buổi trưa) thu được khoảng 80-100kg bông (tương đương
45-55kg/công 8 giờ), với năng suất trung bình của vùng 5.100kg/ha thì mỗi ha
cần đến 90-100 công lao động 8 giờ hoặc 1 người thu liên tục trong 2 tháng cũng
không xong. Cũng trong năm 2011, gần một nửa diện tích bông của khu vực này
được thu hoạch bằng máy, thay thế khoảng 35.000 lao động và làm giảm đáng kể

7

chi phí thu hoạch bông. Tuy nhiên, thu hoạch máy đã làm giảm chất lượng bông,
nếu thu hoạch bằng tay có tỷ lệ tạp chất 2-2,5% thì thu hoạch máy làm tăng tỷ lệ
này lên 15-18%, vì vậy giá bông thu bằng tay cao hơn thu máy khoảng 0,5 tệ/kg.
Bảng 2. 2. Tỷ lệ thu hoạch bông bằng máy và bằng tay ở một số nước (M. Rafiq
Chaudhry, 1997)
Tỷ lệ (%)
TT Tên nước
Thu hoạch tay Thu hoạch máy
1 Bolivia 96 4
2 Bulgaria 15 85
3 Colombia 65 35
4 Ecuador 97 3
5 Paraguay 95 5
6 Nam Phi 80-85 15-20
7 Tây Ban Nha 5 95
8 Uruguay 30 70
9 Zimbabwe 95 5
Ở Ấn Độ, thu hoạch bông chủ yếu bằng tay và mất khoảng 1.560 giờ lao
động nam để thu hoạch 1 ha (Gautam Majumdar, 2007). Trung bình, một người
trưởng thành có thể thu khoảng 20-70kg/ngày, trong khi đó, máy thu hoạch loại
1 hàng/lượt đi thu trên 1000kg/ngày. Mặc dù bông được thu hoạch bằng tay ở Ấn
Độ nhưng tỷ lệ tạp chất vào khoảng 7%, so với một số nước trên thế giới thu
hoạch bông chủ yếu bằng máy, tỷ lệ tạp ch
ất trong bông của họ là 2,3-3,2% ở
Mỹ; 2,3% ở Mexico; 2,4% ở Ai cập và 4,1% ở các quốc gia thuộc Liên bang Xô
viết cũ. Nguyên nhân làm cho tỷ lệ tạp chất cao là do ý thức kém của người thu
hoạch, tàng trữ và vận chuyển.
Bên cạnh một số nước sản xuất bông chính trên thế giới được đề cập trong
bảng 2.1, hầu hết các nước thu hoạch bông chủ yếu bằng tay là Cameroon, Chad,


8
Côte d’Ivoire, Iran, Madagascar, Mali, Myanmar, Philippines, Senegal, Sudan,
Syria, Thái Lan, Togo, Uganda và Việt Nam, một số ít nước thu hoạch một phần
bằng máy (bảng 2.2).
Chi phí thu hoạch được tính toán bằng nhiều cách khác nhau ở các nước
khác nhau, nó được tính trên số giờ máy, khối lượng bông hạt thu được, số ngày
công và chi phí trên đơn vị diện tích. Trong khi số giờ máy chỉ áp dụng cho những
nơi cơ giới hóa thì khối lượng bông hạt và số ngày công được dùng phổ biến để
tính chi phí thu hoạch bông.
Với tình trạ
ng tương tự hiện nay của Ấn Độ, Trung Quốc và một số nước
khác, điều được mong chờ là việc sử dụng máy thu hoạch sẽ làm giảm thiểu
công thu hoạch bằng tay cũng như gia tăng giá trị sản xuất. Do điều kiện thời tiết
khí hậu của nước ta làm cho cây bông sinh trưởng quanh năm, nở quả không tập
trung, địa hình không bằng phẳng, diện tích manh mún, điều ki
ện kinh tế của
người trồng bông khó khăn… Vì vậy, máy thu hoạch loại lớn được sử dụng ở
Mỹ, Úc không phù hợp với điều kiện ở Việt Nam. Chỉ những loại máy thu hoạch
cầm tay đã sử dụng ở Trung Quốc, Ấn Độ là phù hợp với điều kiện tự nhiên,
kinh tế - xã hội của những khu vực trồng bông ở nước ta. Tuy nhiên, phạ
m vi
nghiên cứu và phát triển kỹ thuật thu hoạch bông bằng máy nói chung và máy
cầm tay nói riêng ở nước ta còn chưa được chú ý.
2.1.3. Nghiên cứu về hóa chất hỗ trợ thu hoạch trên bông
Trong thực tiễn sản xuất nông nghiệp, việc làm quả chín nhanh và chín
đồng loạt để thu hoạch cơ giới có ý nghĩa rất quan trọng. Các sản phẩm hỗ trợ thu
hoạch mang một số chức năng, quan trọng nhất là ức chế tái sinh, thúc đẩy nở
quả,
làm rụng lá và làm khô hạt trong những tình trạng nhất định (Larson và
Gwathmey, 2002; Patterson và Smith, 2001). Nhiều loại hóa chất hỗ trợ thu hoạch

không thể hiện chức năng ở tất cả các điều kiện. Như vậy, cần kết hợp tỷ lệ, liều

9
lượng và thời gian áp dụng dựa trên những tính toán về điều kiện canh tác, nhiệt
độ, thời gian và năng lực thiết bị.
Thời điểm phun rất quan trọng với năng suất và chất lượng xơ. Xác định
thời điểm phun chất hỗ trợ thu hoạch rất phức tạp, cần phun ở thời điểm dung
hòa giữa nguy cơ giảm năng suấ
t, chất lượng bởi thời tiết, dịch hại với khả năng
phát triển thêm của những quả có thể thu hoạch (Hake, 1990) hay năng suất
(Faircloth, 2004). Bednarz (2002) báo cáo rằng năng suất cao nhất đạt được khi
phun vào thời kỳ 76-89% quả nở, trong khi đó Siebert và Stewart (2006) thì cho
rằng phun sau khi 75% quả nở không làm giảm chất lượng xơ.
Có một số phương pháp được sử dụng để xác định thời kỳ thích hợp
cho phun các ch
ất làm rụng lá. Phương pháp truyền thống là tính số quả nở
và chưa nở (Bednarz, 2002; Bynum và Cothren, 2008; Faircloth, 2004;
Siebert và Stewart, 2006), phun khi có 60-75% số quả nở. Phương pháp thứ
hai là kiểm tra độ chín của quả, quả được xem là đủ chín cho phun chất hỗ
trợ thu hoạch khi tách quả ra thấy xơ dính nhau giữa các múi (Edmisten,
2009; Hake, 1990). Hơn nữa, quả chín khi phôi hạt có lá mầm (không có
chất nhầy trong hạt) và vỏ hạt bắt đầu chuyển sang màu vàng hoặc nâu nhạt.
Phương pháp thứ
ba được tận dụng để xác định cây đủ chín là tính số quả
tách, tách đạt độ 3-4 là an toàn cho phun chất hỗ trợ thu hoạch (Bynum và
Cothren, 2008; Faircloth, 2004; Siebert và Stewart, 2006). Mỗi phương pháp
đều có ưu nhược điểm khác nhau, có thể trái ngược hoặc hỗ trợ lẫn nhau, tùy
vào điều kiện mà có thể sử dụng một hoặc nhiều hơn một phương pháp để
xác định thời kỳ phun thích hợp.
Bón nhiều đạm, khí hậu nóng

ẩm có thể gây ra sinh trưởng quá mức làm
kéo dài thời gian ra hoa đậu quả, để cây ra hoa, đậu quả tập trung có thể dùng
mepiquat chloride (MC), giống chín sớm hay giảm độ ẩm. Những yếu tố này
cũng được xem xét khi phun chất làm rụng lá, người trồng bông cần hiểu biết về

10
thời kỳ phun để điều chỉnh cho phù hợp với các đặc điểm sinh trưởng. Siebert và
Stewart (2006) thấy rằng không có ảnh hưởng bất lợi đến năng suất khi phun
chất làm rụng lá cho giống chín sớm ở giai đoạn 17-40% quả nở và năng suất
cao nhất đạt được trên giống chín muộn khi phun ở giai đoạn 42-64% quả nở.
Collins (2007) cho rằng năng suất tối ưu có th
ể đạt được trên nhiều giống khi
phun ở giai đoạn 50% quả nở, tuy nhiên chỉ đạt được năng suất này khi thu
hoạch vào giai đoạn 2 - 4 tuần sau phun. Thu hoạch chậm có thể làm giảm chất
lượng và hiệu quả thu hoạch vì phơi nhiễm với các điều kiện thời tiết bất lợi,
dịch hại (Larson, 2002). Mưa làm tăng khả năng tái sinh nếu mùa thu hoạch gặp
mưa liên t
ục (Martin-Duval, 1997). Vì vậy, kỹ thuật thúc đẩy chín sớm, tập trung
cho phép người sản xuất thu hoạch kịp thời, tránh được các rủi ro do môi trường.
Trên thế giới, Ethrel được nhiều nước như Úc, New Zealand, Hoa Kỳ, Hà
Lan… sử dụng trong và sau thu hoạch làm trái cây chín đồng đều, rút ngắn thời
gian chín và giảm tổn thất sau thu hoạch, tạo sản phẩm trái vụ Khi gặp nước,
ethrel chuyển thành etylen - một hormon có vai trò chính trong quá trình chín
của quả nên khi phun vào cây, quả, ethrel xâm nhập vào tế bào bị
nước có trong
tế bào phân hủy thành etylen. Ethephon {2-chloroethyl phosphonic acid}
(Prep®, Bayer Crop Science, Research Triangle Park N.C.) dạng thương phẩm
của ethrel làm gia tăng nở quả bông (Gwathmey và Hayes, 1996; Jones, 2001;
Logan và Gwathmey, 2002) và gia tăng khối lượng bông hạt trong lần thu hoạch
đầu tiên (Gwathmey và Hayes, 1996).

2.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Các tiến bộ kỹ thuật: hiện tại, có thể nói chúng ta đang có bộ giống tốt đa
dạng kết hợp với các tiến bộ kỹ thuật quan trọng đủ đáp ứng cho trồ
ng bông có
hiệu quả. Các giống đang trồng hiện nay như VN15, VN01-2, VN35KS, VN04-
3, VN04-4 là những giống bông lai, có tiềm năng năng suất cao, nhất là khả
năng kháng sâu xanh cao - đối tượng sâu hại chính, cho phép phát triển bông

11
trong vụ mưa ở các vùng áp lực sâu cao và cả vụ khô có tưới mà trước đây
không trồng được vì sâu xanh gây hại nặng. Trong các giống lai trên, VN01-2 và
VN35KS còn có khả năng kháng rầy xanh, chịu hạn và phục hồi tốt, có thể sử
dụng để phát triển bông ở các vùng sâu, vùng xa, miền núi, nơi mà người dân
không có điều kiện thâm canh, phòng trừ sâu bệnh hoặc mưa nắng thất thường;
đặc biệt, 02 giống lai VN04-3 và VN04-4 ngoài các ưu điểm
đã kể trên còn có tỷ
lệ xơ cao, chất lượng xơ tốt và chín tập trung, đồng thời nâng cao hiệu quả cho
chế biến bông xơ, cải thiện giá trị đầu ra của sản phẩm. Điều đáng lưu ý nữa là,
các giống lai này với khả năng kháng sâu, rầy kết hợp với hệ thống phòng trừ
dịch hại tổng hợp góp phần giảm số lần phun thuố
c xuống còn 2 - 3 lần so với
hơn 10 lần trước đây. Mặt khác, việc áp dụng các phương thức sản xuất gối vụ,
luân xen canh với các cây trồng ngắn ngày khác tạo điều kiện mở rộng diện tích
sản xuất và nâng cao hiệu quả trên một đơn vị diện tích. Về diện tích, chúng ta
có thể phát triển bông với quy mô rộng như định hướng đến 2015 (20.000ha) và
tầm nhìn đến 2020 (76.000ha) theo Quyết đị
nh 29 của Thủ tướng chính phủ và
cải tiến năng suất hơn nữa nếu có các giải pháp kinh tế - kỹ thuật và chính sách
hợp lý. Thực tế cho thấy, mặc dù có nhiều biến động, diện tích bông Vịệt Nam
đã đạt trên 20.000ha giai đoạn 2001 - 2007, và đỉnh điểm trên 30.000ha năm

2003 (Trần Thanh Hùng, 2011). Tuy nhiên, từ trước đến nay, sản xuất bông ở
Việt Nam chủ yếu thu hoạch bằng tay, năng suất lao động th
ấp và tiêu tốn nhiều
công lao động thời vụ. Vì vậy, việc nghiên cứu nâng cao hiệu quả khâu thu
hoạch bông là nhiệm vụ hết sức cần thiết.
Sử dụng chất hỗ trợ thu hoạch: hiện tại, ở nước ta chưa có một nghiên cứu
nào về cơ giới hóa khâu thu hoạch bông, nhưng đã có nhiều nghiên cứu về hoạt
chất hỗ trợ thu hoạch như sử dụ
ng chất điều hòa sinh trưởng PIX để điều khiển
quá trình sinh trưởng của cây, sử dụng ethel thúc đẩy nở quả làm cho bông chín
tập trung cũng là biện pháp hết sức quan trọng, có tác dụng giảm công thu hái,

12
công lao động là động lực khuyến khích người nông dân tích cực trồng bông. Sử
dụng ethrel phun cho bông vào giai đoạn nở quả đã có tác dụng thúc đẩy cây
bông nở quả tập trung và rút ngắn thời gian từ gieo đến tận thu từ 9 đến 12 ngày.
Phun ethrel cho bông với lượng 0,06% vào giai đoạn 50% số quả/cây nở không
làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng xơ bông (Đinh Quang Tuyến,
Dương Xuân Diêu, 2007). Trồng bông ở mậ
t độ 6 vạn cây/ha, bấm ngọn khi cây
bông đạt 12 cành quả và phun chất gây rụng lá ethrel với lượng 0,06% đã nâng
cao hiệu quả kinh tế và rút ngắn thời gian sinh trưởng từ gieo đến tận thu so với
đối chứng. Dương Xuân Diêu và cs (2008) đã phun ethrel 0,08% vào giai đoạn
50% số cây có quả đầu tiên nở làm rút ngắn thời gian của cây bông khoảng 10
ngày và không ảnh hưởng đến chất lượng xơ bông. Kết quả nghiên cứu của Dương
Xuân Diêu (2010) cũng cho th
ấy, mô hình sản xuất bông trang trại trong vụ hè thu
có tưới tại Ninh Thuận, kết hợp với các giải pháp điều khiển sinh trưởng và phun
ethrel có thể rút ngắn thời gian của một vụ bông còn khoảng 120 - 130 ngày
tương đương 1 vụ cây trồng ngắn ngày khác trong cùng điều kiện, từ đó có thể

thực hiện được cơ cấu luân canh 3 vụ/năm.
2.3. Đặc tính kỹ thuật của một số loại máy
2.3.1. Renqiu- 2011- Trung Quốc
- Kích thước: 280*90*110mm
- Trọng lượng: 620 g
- Công suất điện: 11W
- Điện áp 12V
- Tốc độ: 5400r/min
- Năng suất: tối đa 200kg/ngày
2.3.2. Renqiu- 2010 - Trung Quốc
- Kích thước: 280*90*110mm
- Trọng lượng: 620 g

13
- Công suất điện: 11W
- Điện áp 12V
- Tốc độ: 5400r/min
- Thời gian xạc: 6 giờ
- Thời gian chạy: 6 giờ
- Năng suất: tối đa 200kg/ngày
2.3.3. Qingdao - Trung Quốc
- Kích thước: 280*90*110mm
- Trọng lượng: 620 g
- Công suất điện: 11W
- Điện áp 12V
- Tốc độ: 5400r/min
- Năng suất: tối
đa 200kg/ngày
2.3.4. PADGILWAR ANGEL- Ấn Độ
- Kích thước: 260*90*150mm

- Trọng lượng: 800 g
- Công suất điện: 11W
- Điện áp 12V
- Tốc độ: 5400r/min
- Năng suất: tối đa 150kg/ngày
2.3.5. PADGILWAR - Ấn Độ
- Kích thước: 260*90*150mm
- Trọng lượng: 800 g
- Công suất điện: 11W
- Điện áp 12V
- Tốc độ: 5400r/min
- Năng suất: tố
i đa 150kg/ngày


14
3. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Vụ khô và mưa năm 2012
- Địa điểm nghiên cứu: Nha Hố, Nhơn Sơn, Ninh Sơn, Ninh Thuận
3.2. Vật liệu nghiên cứu
- Máy thu hoạch: Renqiu 2010-Trung Quốc, Renqiu 2011-Trung Quốc,
Qingdao 2010-Trung Quốc, PV Dệt may-Việt Nam.
- Giống bông: VN01-2, VN04-4, TM1KS.
- Ethrel: Ethrel 480LS dạng thương phẩm, sản xuất tại công ty Bayer Việt
Nam.
3.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Nội dung nghiên cứu
1. Nghiên cứu xác định thông s

ố về năng lượng tiêu hao, năng suất và chất
lượng bông cho một số loại máy thu hoạch cầm tay.
2. Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật thu hoạch bông bằng máy cầm tay trong
điều kiện bông chín tự nhiên.
3. Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật thu hoạch bông bằng máy cầm tay trong
điều kiện phun ethrel.
3.3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.3.2.1. Bố trí thí nghiệm
Nội dung 1:
Nghiên cứu xác định thông số về năng lượng tiêu hao, năng
suất và chất lượng bông cho một số loại máy thu hoạch cầm tay, gồm 4 loại máy
và đối chứng thu tay, mỗi công thức thu 5 lần được tiến hành trên giống TM1KS
trong điều kiện bông chín tự nhiên trên ruộng sản xuất đại trà, chọn ruộng sinh
trưởng và phát triển đồng đều.

15
CT1: Đối chứng thu bằng tay
CT2: Máy Renqiu phiên bản 2010
CT3: Máy Renqiu phiên bản 2011
CT4: Máy Qingdao phiên bản 2010
CT5: Máy Phân viện dệt may
Nội dung 2:
Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật thu hoạch bông bằng máy
cầm tay trong điều kiện bông chín tự nhiên, tiến hành trên 3 giống bông VN04-4,
VN01-2, TM1KS, bố trí theo phương pháp CRD, 3 công thức thu hoạch /giống.
Nội dung 3:
Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật thu hoạch bông bằng máy
cầm tay trong điều kiện phun ethrel tiến hành trên 3 giống bông VN04-4,
VN01-2, TM1KS, bố trí bố trí theo phương pháp CRD, 3 công thức thu
hoạch/giống. Phun Ethrel 480LS giai đoạn 50% số cây có quả đầu tiên nở, với

liều lượng 2l/ha.
3.3.2.2. Phương pháp vận hành và bảo dưỡng máy thu hoạch cầm tay (phụ lục 5)
3.3.2.3.Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
- Thời gian sinh trưởng từ gieo đến 50% số cây có quả đầu tiên nở và t

gieo đến 95% số quả/cây nở (NSG): theo dõi cố định trên 20 cây/công thức/điểm
theo dõi;
- Thời điểm thu hoạch (NSG): 7-10 ngày sau khi cây đạt 50% quả nở;
- Thời điểm thu hoạch lần cuối (NSG): ngay sau khi cây đạt thời gian tận
thu;
- Số kg bông thu hoạch/ngày công (kg/8 giờ): khối lượng bông thu hoạch
được/ngày công.
- Điện năng tiêu thụ/máy/ngày công (Kw): dựa vào công suất của máy làm
việc trong 8 giờ đồng hồ.
- Hiệu su
ất làm việc của máy (%): Tỷ lệ giữa sản lượng bông thu
hoạch/ngày công so với lý thuyết.

16
- Sản lượng bông từng lần thu (tạ/ha): tổng lượng bông hạt thu hoạch
được/công thức qua các lần thu hoạch.
- Chất lượng bông thu hoạch: độ bền xơ, độ giãn, độ tạp: sau mỗi lần thu
hoạch lấy ngẫu nhiên 1 mẫu/công thức đem phân tích để xác định các chỉ tiêu.
- Thời gian thu hoạch (ngày công/ha): số thời gian cần thu hoạch/công
thức.
- Hiệu quả kinh tế
3.4. Xử lý số liệu
Phân tích, xử lý số liệu nghiên cứu theo phương pháp thống kê sinh học
được mô tả bởi A.A. Gomez và K.A. Gomez (1984), sử dụng các phần mềm
thích hợp trên máy vi tính (MSTATC, EXCEL, )














17
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Nghiên cứu xác định một số thông số kỹ thuật để chọn loại máy thu
hoạch cầm tay thích hợp
Bảng 4.1. Năng lượng tiêu hao, khối lượng bông thu hoạch, hiệu suất làm việc
của máy cầm tay thu hoạch trên giống TM1KS tại Nha Hố, vụ khô 2012
Công thức thu
Điện
năng tiêu
thụ (Kw)
Thời gian
xạc ắc
quy (giờ)
Khối lượng
bông thu
hoạch
(kg/ công)

Chênh
lệch
năng
suất
(%)
Hiệu
suất
làm
việc
(%)
Đ/c (thu tay) - - 32,5 - -
Renqiu 2010-Trung
Quốc
0,09 6 48,9 150,5 24,5
Renqiu 2011-Trung
Quốc
0,09 6 53,5 173,9 26,8
Qingdao 2010-Trung
Quốc
0,09 6 46,9 144,3 23,5
PV dệt may-Việt
Nam
0,09 6 48,7 149,9 -
CV (%) - - 5,76 - -
LSD
0,05
- - 3,42 - -
Kết quả xác định các thông số về năng lượng tiêu hao, khối lượng và chất
lượng bông thu hoạch cho một số loại máy thu hoạch cầm tay được thể hiện ở
bảng 4.1 và 4.2. Các máy thu hoạch sử dụng trong thí nghiệm có cùng công suất

11W và kết quả thực tiễn cũng cho thấy, điện năng tiêu thụ của các máy thu
hoạch là như nhau và không đáng kể (tiêu tốn khoảng 0,09kw/ngày công 8 giờ),
trong thời gian làm việc 8 gi
ờ trên ắc quy (12V- 6A) thì ở 1-6 giờ đầu hoạt động
của máy đều và nhanh hơn các giờ cuối. Nguyên nhân là do ắc quy yếu điện, vì
vậy có thể tìm loại ắc quy công suất mạnh hơn hoặc sử dụng 2 ắc quy loại trên
cho 1 ngày thu hoạch để đạt khối lượng bông cao nhất.

18
Các công thức sử dụng máy thu hoạch bông dạng cầm tay cho khối lượng
bông thu hoạch/ngày công cao hơn hẳn công thức thu bằng tay (bảng 4.1). Trong
đó, sử dụng máy Renqiu 2011 cho khối lượng bông thu hoạch cao nhất đạt
(53,5kg/ngày công) còn thu bằng tay chỉ đạt 32,5kg/ngày công. Các loại máy còn
lại cho khối lượng bông thu hoạch tương đương nhau, dao động từ 46,9 đến
48,9kg/ngày công. Tính toán hiệu quả làm việc của các loại máy hoạch so với
thu bằng tay cho thấy, sử dụng máy luôn đạ
t năng suất ở mức cao hơn (bảng
4.1), lần lượt là Renqiu 2011 (173,9%), Renqiu 2010 (150,5%), máy do Phân
viện (PV) dệt may chế tạo (149,9%) và Qingdao 2010 (144,3%). Tuy nhiên, khi
tính toán hiệu suất máy cho thấy, hoạt động chỉ đạt 23,5-26,8%, thấp hơn rất
nhiều so với khuyến cáo của nhà sản xuất. Hiệu suất thấp có thể do một số
nguyên nhân: số giờ thu/ngày không giống với cách tính của nhà sản xuất, năng
suất bông ở nước ta thấp, sinh tr
ưởng của cây bông làm khó thu và người sử
dụng máy chưa đạt hiệu quả cao nhất.
Bảng 4.2. Chất lượng bông của các loại máy thu hoạch bằng tay trên giống
TM1KS tại Nha Hố, vụ khô 2012
Công thức thu
Chiều
dài xơ

Độ bền xơ
(g/tex)
Độ giãn
xơ (%)
Độ tạp
(%)
Khả năng
đánh tơi
Đ/c (thu tay)
28,9 23.9 6.9 2,3 -
Renqiu 2010-
Trung Quốc
28,8
24,6 6,8 2,4
Tốt
Renqiu 2011-
Trung Quốc
29,3
25.4 6.9 2,2
Tốt
Qingdao 2010-
Trung Quốc
28,5
24,1 6,3 2,5
Tốt

19
PV dệt may-Việt
Nam
29,1

24.6
6,5 2,2
Tốt
CV(%)
0,71
0,95 1,48 6,72
-
LSD
0,05
ns
ns ns ns
-
Trên thế giới, bông có thể được thu hoạch bằng tay hay máy móc. Việc thu
hoạch bằng tay kém hiệu quả nhưng giữ được chất lượng bông tốt hơn. Nếu để
bông trên đồng lâu có thể làm thay đổi màu sắc cũng như xơ bị co lại làm ảnh
hưởng đến các đặc tính của xơ, đặc biệt là chiều dài, độ bền và độ mịn. Trong
trường hợp thu tay, thu liền sau khi quả nở thì những
ảnh hưởng bất lợi của điều
kiện thời tiết lên xơ có thể giảm tối đa. Đánh giá ảnh hưởng của việc thu hoạch
bông bằng máy cầm tay đến một số chỉ tiêu chất lượng bông thu hoạch trong vụ
mưa 2012 cho thấy, thu hoạch bằng máy cầm tay không ảnh hưởng đến chất
lượng bông thu hoạch, bao gồm chiều dài, độ bền, độ giãn và tỷ lệ
tạp chất (bảng
4.2). Về tỷ lệ tạp chất, theo chúng tôi nếu có ảnh hưởng thì chủ yếu do ý thức
người lao động trong quá trình thu hoạch và vận chuyển.
Việc chọn lựa loại máy thu hoạch cầm tay còn phụ thuộc vào hiệu quả
kinh tế mà nó mang lại, kết quả tính toán ở bảng 4.3 và phụ lục 1cho thấy, với
năng suất bông ở Nha Hố, vụ khô năm 2012 đạt 2,6 tấn/ha trên giố
ng TM1, khi
thu tay cần tới 80 công/ha (trung bình 32,5kg/ngày công) thì phải chi 5.600.000

đồng, trong khi đó sử dụng máy thu hoạch loại cầm tay đã làm giảm số công
xuống còn 48,6-55,4 ngày công/ha, qua đó chi phí thu hoạch cũng giảm 21,5-
30,0% (bảng 4.3). Tính hiệu quả trên 1 tấn bông thu hoạch thì sử dụng máy làm
giảm 475.000-658.000 đồng. Trong các máy sử dụng, Renqiu 2011 làm giảm chi
phí thu hoạch tốt nhất (30,0%), giảm tương đương 1.680.000 đồng/ha, các loại
máy còn lại cũng làm giảm trên 20% chi phí thu hoạch. Riêng máy do PV dệt
may sản xuất chưa có giá bán nên ch
ưa tính được hiệu quả.

20
Bảng 4.3. Hiệu quả của việc thu hoạch bông bằng máy cầm tay tại Nha Hố, vụ
khô 2012
Công thức
thu
Công
thu/ha
Chi phí
công thu
(1000
đ/ha)
Chi phí hao
mòn và tiêu hao
điện năng (1000
đ/ha)
Chi phí
giảm so
với đc
(%)
Chi phí tính
trên 1 tấn

bông (1000
đ/)
Đ/c (thu tay) 80,0 5.600 - - 2.154
Renqiu
2010-Trung
Quốc
53,2 3.724 408 25,7 1.620
Renqiu
2011-Trung
Quốc
48,6 3.402 487 30,0 1.496
Qingdao
2010-Trung
Quốc
55,4 3.878 488 21,5 1.679
PV dệt may-
Việt Nam
53,4 3.738 - - -
Ghi chú:
- Số công thu: tính trên năng suất 2,6 tấn/ha của giống TM1 vụ khô 2012 tại Nha Hố
- Chi phí thu hoạch tính trên đơn giá 70.000đ/công thu
- Chi phí điện năng: 1500đ/Kw/h
- Chi phí hao mòn máy: 20%, ngoại trừ máy của Phân viện Dệt may chưa có giá
Bên cạnh các thông số chính về tiêu hao năng lượng, hiệu suất và ảnh
hưởng của máy đến chất lượng bông thu hoạch, một số chỉ tiêu như trọng lượng
máy, số lần kẹt, và tiếng ồn có ảnh hưởng đến việc ưa thích sử dụng máy của
người lao động, vì vậy chúng tôi đã đánh giá các chỉ tiêu này. Máy thu hoạch
bông cầm tay có kết cấu tương đối đơn giản và gần nh
ư giống nhau về ngoại
hình, chỉ có khác một số chi tiết nhỏ (hình 4.1). Trong số các loại máy đem thử

nghiệm, máy thu hoạch do Phân viện dệt may chế tạo có trọng lượng lớn hơn cả
(800g), các loại máy còn lại do các công ty của Trung Quốc chế tạo có trọng

×