Tải bản đầy đủ (.docx) (103 trang)

đặc điểm nội dung của truyện bác ba phi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (502.64 KB, 103 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trong văn học dân gian Việt Nam, thể loại truyện cười dân gian
được sưu tầm, nghiên cứu ở bình diện phổ quát, toàn dân và đã đạt được
những thành tựu đáng ghi nhận. Gần đây, việc sưu tầm, nghiên cứu truyện
Trạng dân gian ở các vùng khác nhau của đất nước ta càng được chú trọng
hơn. Vì vậy đã đạt được những kết quả hết sức khả quan. Tuy nhiên, truyện
Trạng dân gian ĐBSCL chưa được chú trọng khai thác “Giới sưu tầm
truyền thống dân gian VN - chỉ nói riêng về phần văn học còn nợ đất miền
Nam nhiều quá” Vũ Ngọc Khánh. [36:2]. Từ việc nhận ra những giá trị
thực sự hữu ích của truyện cười dân gian nói chung, truyện Trạng nói riêng,
việc sưu tầm nghiên cứu vốn tri thức phong phú mà thể loại VHDG này
mang lại đang là một hướng đi được giới nghiên cứu VHDG Nam Bộ đặc
biệt quan tâm và chú ý khai thác.
1.2. Kho tàng truyện cười dân gian người Việt bao gồm hai bộ phận:
bộ phận truyện cười riêng lẻ và bộ phận truyện cười gồm nhiều mẩu
chuyện xoay quanh một nhân vật nào đó kiểu Trạng Quỳnh, Trạng Lợn,
Xiển Ngộ, Thủ Thiệm, Ba Phi Bộ phận này khá phổ biến trong nhân dân
và cũng được nhân dân hết sức yêu thích. Tuy nhiên, nó vẫn chưa được
nghiên cứu một cách đồng bộ. Đặt truyện Ba Phi vào hệ thống truyện cười
xoay quanh một nhân vật ta thấy rằng: Trạng Quỳnh và Trạng Lợn được tập
trung nghiên cứu nhiều hơn còn truyện Ba Phi và một số truyện Trạng cùng
hệ thống như Ông Ó, Thủ Thiệm… ít được chú ý nghiên cứu một cách qui
mô và dưới cái nhìn Folklore học. Do vậy, nghiên cứu truyện Ba Phi từ góc
độ văn hoá dân gian Nam Bộ không chỉ có ý nghĩa đóng góp về mặt tư liệu
cho kho tàng truyện Trạng VN nói chung mà còn góp phần định dạng
truyện Trạng Nam Bộ dưới góc nhìn Folklore học.
1
1
1.3. Công tác sưu tầm và nghiên cứu văn học dân gian nói chung và
truyện Trạng ở Cà Mau nói riêng gần đây đã có những bước tiến triển đáng


kể. Tuy nhiên, ngoài việc sưu tầm tư liệu thì riêng trong lĩnh vực nghiên cứu
phần lớn chỉ có những bài riêng lẻ đăng tải trên các tạp chí và các bài tham
luận trong cuộc hội thảo được tổ chức ở Cà Mau. Vì vậy, từ sự kế thừa
những thành tựu của các nhà nghiên cứu đi trước kết hợp với những phát
hiện mới của mình để viết nên một đề tài khoa học tạm gọi là có qui mô về
nguồn truyện Ba Phi vùng Tây Nam Cà Mau và đặc biệt, lại đặt nó trong
môi trường văn hóa dân gian để khảo sát vẫn là một khát vọng bấy lâu nay
của tôi . Việc làm này, thiết nghĩ không chỉ có tác dụng lưu truyền và gìn giữ
những giá trị đích thực của nguồn truyện mà còn góp phần khẳng định nét
đặc thù văn hoá của một miền đất trẻ nơi tận cùng đất nước.
1.4. Là một người con của quê hương Cà Mau và là một cán bộ
giảng dạy ở trường Cao đẳng sư phạm (CĐSP), việc sưu tầm và nghiên cứu
kiểu truyện Ba Phi không chỉ có ý nghĩa hoàn thành một luận văn sau đại
học mà còn có tác dụng giúp cho tôi giảng dạy và bồi dưỡng cho sinh viên
trường CĐSP Cà Mau có thêm vốn kiến thức về truyện Ba Phi cả về tư liệu
cũng như lý luận, để họ có thể dạy tốt phần văn học địa phương trong
chương trình của trường trung học cơ sở sau khi ra trường.
2. Lịch sử vấn đề
Quá trình nghiên cứu truyện Trạng có thể được chia làm 2 giai đoạn:
2.1. Trước năm 1954, truyện Trạng chưa được nghiên cứu
một cách có hệ thống và chi tiết. Nhìn chung các nhà nghiên cứu
và các nhà sưu tầm chỉ giới thiệu một cách sơ lược về một vài nhân
vật Trạng khi công bố một số truyện Trạng. Nguyễn Thúc Khiêm
giới thiệu truyện Trạng Gầu, Trạng Khiếu. Bùi Quang Nho giới
thiệu truyện Ông Ó. Nguyễn Văn Minh giới thiệu về Nguyễn Giản
2
2
Thanh. Truyện Trạng và hệ thống truyện Trạng chưa được chú ý
nghiên cứu nhiều.
2.2. Sau năm 1954, cùng với sự phát triển của khoa học Folklore

VN, việc nghiên cứu truyện Trạng có nhiều khởi sắc và đã có khá nhiều
công trình nghiên cứu rất có giá trị như: “Tìm hiểu tiến trình lịch sử VHDG
Việt Nam” của Cao Huy Đỉnh, “Nghiên cứu tiến trình lịch sử VHDG Việt
Nam” của Đỗ Bình Trị. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu này chủ
yếu chỉ đề cập đến truyện Trạng Quỳnh và Trạng Lợn. Ông Ó ở Nam Bộ
tuy được Bùi Quang Nho chú ý khá sớm, nhưng đây chỉ đơn thuần là công
trình sưu tầm các câu truyện kể dân gian về Ông Ó. Năm 1999 tác giả Cao
Thanh Giản cũng đã tiến hành phân loại truyện Trạng người Việt theo đề
tài, chủ đề, và theo vị trí địa lý. Như vậy, có thể nói hệ thống truyện Trạng
ở Nam Bộ được sưu tầm và nghiên cứu muộn hơn so với quá trình sưu tầm
và nghiên cứu truyện Trạng ở miền Bắc.
2.2.1. Truyện Ba Phi là một hệ thống truyện Trạng được sưu tầm khá
muộn so với các hệ thống truyện Trạng khác cùng thể loại. Năm 1976, Hà
Châu giới thiệu nguồn truyện này trên báo Nhân dân (số ra ngày 30 tháng
6). Năm 1978, tác giả Nguyễn Việt Tùng cũng bắt đầu giới thiệu những
mẩu truyện Ba Phi liên tục trên 42 số báo của Báo văn nghệ thành phố Hồ
Chí Minh. Năm 1979, Văn nghệ Minh Hải đã lần lượt xuất bản các tập
truyện mà Nguyễn Việt Tùng đã công bố trên báo chí với tựa đề Chuyện
vui Ba Phi gồm 34 truyện. Và cũng năm ấy cuốn Tiếng cười dân gian Việt
Nam của Trương Chính và Phong Châu đã giới thiệu một số truyện Ba Phi
trong diện mạo truyện cười dân gian Việt Nam. Năm 1990, các tác giả Trần
Tấn Vĩnh, Nguyễn Tấn Phát, Bùi Mạnh Nhị đã giới thiệu 8 mẩu truyện Ba
Phi cùng với một số hệ thống truyện Trạng Nam Bộ khác. Cùng năm này,
Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh đã công bố tập truyện Những câu
3
3
truyện lý thú của bác Ba Phi do Phan Anh Tuấn biên soạn. Năm 1994, tác
giả Hồng Điệp tuyển chọn và giới thiệu tập truyện Bác Ba Phi. Các tác giả
Thạch Phương, Nguyễn Chí Bền, Mai Hương cũng đã công bố bộ sách
Kho tàng truyện Trạng dân gian Việt Nam (6 tập) trong đó cũng có giới thiệu

về nguồn truyện Ba Phi gồm 43 truyện. Năm 1997, khoa ngữ văn trường
ĐHSP Cần Thơ xuất bản cuốn Văn học dân gian Đồng bằng sông Cửu Long
giới thiệu 8 truyện Ba Phi. Đến năm 2000, nhà xuất bản Thanh Niên giới
thiệu 4 tập sách Bác Ba Phi với 39 truyện do Hoàng Oanh tuyển chọn. Năm
2001, tác giả Nguyễn Giao Cư công bố 32 truyện Ba Phi trong cuốn Giai
thoại truyện Trạng do nhà xuất bản Trẻ phát hành. Tuy số lượng truyện sưu
tầm ở các sách nêu trên là khác nhau nhưng nhìn chung các tác giả đã sưu
tầm được hầu hết các truyện Ba Phi lưu truyền ở miền Tây Nam bộ.
2.2.2. Công việc nghiên cứu Truyện Ba Phi cũng chỉ bắt đầu học sau
ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Tác giả đầu tiên đề cập đến truyện Ba
Phi là Hà Châu. Ban đầu bà giới thiệu Truyện Ba Phi trên báo Nhân Dân, sau
đó bà lại công bố kết quả nghiên cứu của mình trong bài viết in ở tập san của
hội văn nghệ dân gian Việt Nam. Tác giả Bùi Mạnh Nhị, người dồn nhiều
tâm huyết cho việc sưu tầm, nghiên cứu cũng như gìn giữ và bảo tồn mảng
VHDG miền Nam, đã dành rất nhiều công sức và tình cảm của mình cho
mảng truyện Ba Phi. Ông đã giới thiệu nguồn truyện Ba Phi trên báo Văn
nghệ thành phố Hồ Chí Minh và trên tạp chí Văn hoá dân gian số 2 năm
1985. Đặc biệt ông là người có công rất lớn trong việc giúp đỡ tỉnh Cà Mau
trong quá trình tổ chức hội thảo về truyện Ba Phi cũng như đưa ra nhiều
nhận định, đánh giá có giá trị về nguồn truyện Ba Phi trong các bài viết như:
Truyện Ba Phi và văn hoá dân gian Nam Bộ, Rừng cười Ba Phi. Năm 1992,
khi công bố công trình Văn hoá dân gian người Việt ở Nam Bộ, các tác giả
Thạch Phương, Hồ Lê, Huỳnh Lứa, Nguyễn Quang Vinh cũng đã dành một
phần để nói về truyện Ba Phi trong cuốn Rừng U Minh hùng vĩ.
4
4
Ngày 28 tháng 11 năm 2002 Cà Mau tổ chức hội thảo khoa học
“Truyện Ba Phi và Văn hoá dân gian Nam Bộ”. Đây là một cuộc hội thảo
đầu tiên, có qui mô lớn nhất về truyện Ba Phi. Hội thảo có hơn 30 bài tham
luận có giá trị của các nhà nghiên cứu xoay quanh một số chủ đề sau:

* Chủ đề thứ nhất: gồm 7 bài tham luận, trình bày một cách khái
quát về hoàn cảnh xuất thân, gia đình, quê hương và cuộc đời của Nguyễn
Long Phi tác giả của hiện tượng văn hoá dân gian Nam Bộ: Truyện kể Bác
Ba Phi.
* Chủ đề thứ hai: gồm 15 bài tham luận chủ yếu bàn về những giá trị
về mặt nội dung và nghệ thuật của hệ thống Truyện Ba Phi.
* Chủ đề thứ ba: gồm 8 bài trong đó các tác giả tập trung khẳng định
lại một lần nữa những giá trị của nguồn truyện và đưa ra những kiến nghị
nhằm bảo tồn và gìn giữ nguồn di sản phi vật thể có giá trị này.
Có thể coi cuộc hội thảo này là một mốc ghi nhận những thành tựu
nghiên cứu về hệ thống Truyện Ba Phi và luận văn mà chúng tôi đang
nghiên cứu sẽ góp phần hoàn thiện thêm công cuộc nghiên cứu về hệ thống
truyện này.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiêm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nhằm vào các mục đích sau:
3.1.1. Định dạng truyện Ba Phi trong hệ thống truyện Trạng Việt
Nam nói chung và làm nổi bật lên nét đặc sắc mang chất Nam Bộ trong hệ
thống truyện Ba Phi.
3.1.2. Khảo sát một cách hệ thống những giá trị về nội dung và nghệ
thuật của kiểu truyện với hy vọng thế hệ trẻ của Cà Mau sau này sẽ có một
tài liệu khá đầy đủ về kiểu truyện này để học tập, nghiên cứu.
3.2. Nhiệm vụ
5
5
Để đạt được những mục đích trên chúng tôi phải thực hiện một số
nhiệm vụ sau:
3.2.1. Miêu tả một cách khái quát về tài nguyên thiên nhiên, con
người, đời sống sinh hoạt văn hoá của người dân Cà Mau để thấy được
thiên nhiên và con người, đặc biệt là dấu ấn văn hoá Nam Bộ đã đi vào

mảng truyện Ba Phi như thế nào. Bên cạnh đó chúng tôi phải tìm hiểu khá
kĩ lưỡng về lịch sử khẩn hoang vùng đất Nam Bộ nói chung, vùng Cà Mau
nói riêng vì quá trình này gắn liền với lịch sử hình thành và lưu truyền kiểu
Truyện Ba Phi.
3.2.2. Đặt hệ thống truyện Ba Phi dưới góc nhìn Folkore học, khảo
sát, phân tích, đánh giá những giá trị về nội dung cũng như hình thức nghệ
thuật của hệ thống truyện Ba Phi trong mối quan hệ mật thiết với Văn hoá
dân gian Nam Bộ, để định dạng hệ thống truyện Ba Phi trong hệ thống
truyện Trạng VN.
4. Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Truyện Ba Phi là hệ thống những câu chuyện rất quen thuộc với
người dân Cà Mau nói riêng và người dân ĐBSCL nói chung. Ở hầu hết
các tỉnh ở ĐBSCL, người dân đều biết kể hoặc ít nhất là họ cũng được nghe
kể chuyện Ba Phi, vì vậy hiện nay có rất nhiều dị bản về các câu truyện Ba
Phi ở các vùng và các tỉnh khác nhau. Trong phạm vi đề tài này chúng tôi
chỉ lấy hệ thống truyện Ba Phi sưu tầm và lưu truyền ở vùng đất trẻ Tây
Nam Cà Mau - Quê hương của Bác Ba Phi làm đối tượng để nghiên cứu.
Sau một thời gian điền dã ở các huyện của Cà Mau và ngay ở cả
huyện Trần Văn Thời, nơi Bác Ba và gia đình Bác sinh sống và lập nghiệp,
chúng tôi nhận thấy số lượng truyện Ba Phi được lưu truyền ở các huyện
của tỉnh Cà Mau dao động ở khoảng từ 40 đến 48 truyện (không kể những
truyện được sáng tác mô phỏng theo phong cách Ba Phi). Các câu chuyện
6
6
mà chúng tôi được nghe trong quá trình điền dã ở các huyện cũng như các
câu chuyện đã được in thành văn bản có nội dung cơ bản là giống nhau, chỉ
có tên truyện và độ dài ngắn của văn bản là khác nhau. Những truyện mà
chúng tôi lựa chọn để nghiên cứu gồm 40 mẩu chuyện được tổng hợp trong
quá trình điền dã và từ các tư liệu sau:

- Truyện vui Ba Phi, gồm 33 truyện. [76 ]
- Những câu chuyện lý thú của Bác Ba Phi, gồm 38 truyện. [75 ]
- Chuyện của Bác Ba Phi, gồm 39 truyện. [16 ]
- Truyện Bác Ba Phi, gồm 42 truyện. [15 ]
- Kho tàng truyện tranh Ba Phi, gồm 42 truyện. [70 ]
- Truyện Ba Phi, một di sản VHPVT Cà Mau, gồm 40 truyện. [33 ]
4.2. Phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này chúng tôi sẽ sử dụng một số
phương pháp sau:
4.2.1. Phương pháp điền dã
Phương pháp này một mặt giúp chúng tôi giúp có điều kiện kiểm tra
lại những truyện đã được định thành văn bản và một mặt sưu tầm thêm
những truyện còn tồn tại trong dân chưa được giới thiệu.
4.2.2. Phương pháp so sánh loại hình
Với phương pháp này chúng tôi có khả năng đối chiếu về nội dung
cũng như phương thức sáng tác của hệ thống truyện kể, để lựa chọn nguồn
tư liệu và phân loại nguồn tư liệu theo đề tài, chủ đề, đối chiếu so sánh với
các hệ thống truyện Trạng khác để định dạng truyện Ba Phi trong hệ thống
truyện Trạng VN nói chung, nêu bật được những đặc điểm riêng về nội
dung cũng như hình thức của hệ thống truyện Ba Phi từ góc độ Văn hoá
dân gian Nam Bộ.
4.2.3. Phương pháp nghiên cứu liên ngành
7
7
Truyện Ba Phi không chỉ là một hiện tượng của VHDG mà còn là
sản phẩm của văn hoá xã hội Cà Mau nói riêng và ĐBSCL nói chung. Do
vậy, khi nghiên cứu các tác phẩm này cần vận dụng những kiến thức của
những ngành khoa học khác để phân tích và lý giải.
Ngoài các phương pháp cơ bản trên, chúng tôi còn sử dụng một số
thao tác như: thống kê, phân tích, tổng hợp. Các thao tác này giúp chúng tôi

khám phá đối tượng một cách toàn diện và đầy đủ hơn.
5. Kết cấu luận văn
Kết cấu luận văn gồm 3 phần:
A. Phần mở đầu.
B. Phần nội dung: gồm 3 chương:
Chương 1: Vùng đất Tây Nam Cà Mau, quê hương Bác Ba Phi. Môi
trường hình thành và lưu truyền nguồn truyện Ba Phi
Chương 2: Đặc điểm nội dung của truyện Bác Ba Phi
Chương 3: Đặc điểm nghệ thuật của truyện Bác Ba Phi
C. Phần kết luận.
6. Đóng góp của luận văn
- Qua việc điền dã, thống kê, phân loại luận văn đã có được một
nguồn tư liệu đáng tin cậy về hệ thống truyện Ba Phi ở Cà Mau.
- Đặt truyện Ba Phi trong mối quan hệ với văn hóa dân gian Nam
Bộ, luận văn đã chỉ ra được dấu ấn văn hóa Nam bộ đã đi vào hệ thống
truyện Ba Phi như thế nào và hệ thống truyện này biểu hiện nó ra sao trên
cả hai phương diện: nội dung và hình thức.
- Hiện nay, vấn đề xếp truyện Ba Phi vào thể loại nào vẫn chưa đi
đến thống nhất. Đại đa phần các nhà nghiên cứu đã xếp truyện này vào loại
truyện Trạng. Luận văn của chúng tôi góp thêm tiếng nói khẳng định
truyện Ba Phi là truyện Trạng.
8
8
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
VÙNG ĐẤT CÀ MAU - MIỀN TÂY NAM BỘ - MÔI TRƯỜNG
HÌNH THÀNH VÀ LƯU TRUYỀN NGUỒN TRUYỆN BA PHI
1. Vùng đất trẻ Cà Mau - miền Tây Nam Bộ - quê hương Bác Ba Phi
Xã Khánh Hưng thuộc huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, quê hương
của Bác Ba Phi, là vùng đất thuộc đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL).

Vùng đất này được các nhà địa lý gọi là vùng đất mới Tây Nam Bộ và được
tác giả Hà Châu gọi là vùng đất trẻ Tây Nam. Là vùng đất trẻ, bởi lẽ so với
lịch sử hình thành lâu đời của dân tộc Việt Nam, địa danh này mới được hình
thành khoảng 300 năm. Tuy là vùng đất mới nhưng Cà Mau đang gìn giữ
những giá trị văn hoá của tổ tiên được kết tinh từ ngàn năm. Nó là sản phẩm
của những con người vốn được sinh ra và lớn lên ở những miền đất có bề
dày văn hiến của miền Bắc, miền Trung và những dân tộc láng giềng di dân
và khẩn hoang vào vùng đất tận cùng của Tổ quốc. Đây là vùng đất được
thiên nhiên ưu đãi “rừng vàng, biển bạc”; “đồng xanh thẳng cánh chim
bay”. Thêm vào đó là sự chung lưng đấu cật của các bà con người Việt, Hoa,
Khmer trong việc khai khẩn, gìn giữ và bảo vệ, làm cho vùng đất này ngày
một phong phú và giàu đẹp thêm. Chúng ta sẽ thấy rõ thế giới động thực vật,
hình thái lao động sản xuất, sinh hoạt vật chất và tinh thần của ĐBSCL nơi
đây in dấu đậm đặc trong hệ thống truyện Ba Phi như thế nào.
1.1. Tài nguyên và sản vật
1.1.1. Tài nguyên lúa, hoa màu và một số cây khác
Đồng bằng sông Cửu Long được xem là vùng trọng điểm lúa của cả
nước. Cà Mau là một tỉnh thuộc ĐBSCL và cũng được xem là vùng trọng
9
9
điểm lúa của Miền Nam. Với diện tích đất canh tác lúa chiếm 180.000 ha,
sản lượng hàng năm xấp xỉ 1 triệu tấn. Bà con nông dân ở đây có thể trồng
hai vụ lúa trong một năm. Giống lúa đa dạng nào Nàng Thơm, Bông Đinh,
Trứng Tép; nào Nàng Tương, Nàng Xao, Ruột Lớn, Thần Nông đỏ, Quản
tám, Bảy Giáo; lại còn lúa trời cho, lúa chim móng vàng, lúa một bụi và
cho năng suất khá cao.
Việc trồng lúa của bà con nông dân ở ĐBSCL nói chung và Cà Mau
nói riêng an nhàn hơn so với ĐBSH. Tuy nhiên, do đặc thù của miền đất
mới, phù sa bồi đắp quanh năm, đất nhiễm mặn, nhiễm phèn chiếm đa phần
nên ngoài cây lúa chỉ có một số loại cây có thể phát triển tốt ở Cà Mau như

cây dừa, cây đu đủ, cây chuối, cây dừa, cây khóm, cây mía, khoai lang,
khoai mì….
1.1.2. Vật nuôi và thuỷ hải sản
Sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thuỷ
sản là những ngành chính mang lại nguồn thu nhập cho bà con nông dân ở
Cà Mau. Đào mương, nuôi cá, lên liếp, trồng cây là những công việc truyền
thống mà bà con nông dân ở đây vẫn làm. Hệ thống kênh, rạch, ao, mương
chằng chịt và nguồn cá vốn có của tự nhiên đa dạng về chủng loại: cá lóc,
cá trê, cá rô, cá bổi, cá thác lác… tạo điều kiện thuận lợi cho nghề nuôi cá
đồng phát triển hầu hết ở các vùng ngọt hoá của bán đảo Cà Mau. Hàng
năm, cứ tới mùa mưa là chúng sinh sôi, nảy nở dọc theo mùa lúa, rồi đến
mùa hạn lại kéo vào các đìa (ao) và người nông dân chờ đến ngày nước cạn
hơn để thu hoạch. Sản lượng thu hoạch có thể đạt 10.000 tấn/ năm. Những
sản phẩm được chế biến từ cá rất đa dạng phong phú, có giá trị về mặt kinh
tế và là một trong những mặt hàng xuất khẩu đem lại nguồn thu nhập rất
lớn cho Cà Mau.
Ngoài nghề nuôi cá đồng, ở Cà Mau còn phát triển nghề chăn nuôi
gia súc, gia cầm. Đây cũng là một công việc mang lại thu nhập chính cho
10
10
bà con trong những đợt nông nhàn. Nguồn rau cỏ tự nhiên phong phú và
tươi tốt tạo điều kiện cho bà con có nguồn lợi cao, vốn ít lãi nhiều.
Nuôi trồng thuỷ sản, nuôi tôm xuất khẩu là ngành chính, đem lại siêu
lợi nhuận cho Cà Mau. Với chiều dài bờ biển 251,7 km, với những cửa
sông lớn như: Bồ Đề, Ông Trang, Ông Đốc…là những ngư trường rộng lớn
có các loài thuỷ sản phong phú, có thể cho sản lượng 600.000 tấn/ năm.
Sự trù phú mà nguồn tài nguyên, sản vật này mang đến cho Cà Mau
không chỉ ở phương diện kinh tế nó còn là nguồn đề tài và nguồn cảm hứng
cho các sáng tác VNDG phát triển, trong đó có hệ thống truyện Ba Phi.
1.1.3. Tài nguyên rừng và sản vật rừng

U Minh (Rừng Tràm) và Đất Mũi (Rừng Đước) đựợc xem là hai lá
phổi xanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc cân bằng hệ sinh thái
cho ĐBSCL nói chung và Cà Mau nói riêng. Hai cánh rừng độc đáo này có
rất nhiều điều cần khảo sát, nhưng chúng tôi chỉ đề cập đến những yếu tố
liên quan đến nguồn truyện kể Ba Phi.
Rừng U Minh
Vượt qua những kênh rạch chằng chịt chúng ta đến rừng U Minh,
rộng khoảng 190.000 ha. Bà con gọi phần rừng phía Bắc là U Minh thượng,
phần rừng phía Nam là U Minh hạ. Rừng U Minh có thể gọi là rừng Tràm
bởi vì cây tràm là loại cây chính của khu rừng. Hoa tràm thơm dịu cho nhụy
nuôi ong. Khí hậu vùng ven rừng tràm luôn luôn trong sạch. Từ đầu tháng
ba, vào mùa trổ hoa, những bông tràm nhỏ với chùm nhụy trắng phớt, hương
tràm lan tỏa lôi cuốn đàn ong về làm tổ trên cây tràm, chúng chăm chỉ kết
mật suốt mùa hoa. Bà con trong vùng hàng ngày vào rừng tìm tổ ong lấy
mật. Con người nhập vào quá trình ấy một cách tự nhiên, dần dần hình thành
lớp thợ chuyên việc lấy mật ong trong rừng. Trong quá trình đi “ăn ong” họ
đã tích lũy được kinh nghiệm lấy mật, hiểu được sở thích và tập quán của
ong. Họ làm các kèo bằng thân cây tràm, gác kèo trên những vị trí thích hợp
11
11
“đón” bầy ong về đóng tổ. Khi ong đã chịu về “căn nhà ” rồi, họ chỉ lo bảo
vệ và chăm sóc. Có thể nói nơi đây người nông dân biết kết hợp giữa qúa
trình phát triển tự nhiên của bầy ong với lao động cụ thể của con người.
Khu rừng độc đáo này còn có rất nhiều sân chim, nơi tụ họp của thế
giới loài chim: vịt trời, ngỗng, chim sen, chim lông ô, chim riêng, chim vỏ
ốc, chim gạt giang, sến, cao các, chảo đông, chằng bè, còng cọc… Những
bãi trứng trong sân chim như một cảnh quan huyền thoại. Cứ đến mùa
mưa, từ những vùng khác nhau, các loại chim bay đến làm tổ la liệt. Sân
chim rải rác trong khắp khu rừng, ven đầm nước. Các sân chim ở đây đã
trở thành các khu du lịch sinh thái và các loại chim cũng được khai thác

hợp lý để phục vụ cho khách du lịch góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế
của tỉnh nhà.
Cá trong rừng U Minh là nguồn thực phẩm dồi dào của dân quanh
vùng. Chúng sống trong các đầm, đìa, kênh, rạch, chui trong lớp bùn mỏng.
Cá lóc (tức cá chuối ), cá trê, cá sặc bổi, cá thác lác, cá trạch, cá chình…
Hàng năm, bà con nông dân giăng lưới, giăng câu, đặt đó dọc theo những
kênh mương để bắt cá.
Ngoài cây tràm, rừng U Minh còn có những thứ cây quý khác như:
cây kè, cây nhum, cây dâu đất, cây tai mang, cây choại… Các loại cây này
được bà con sử dụng làm nhà và đồ dùng trong nhà.
Rừng đước Cà Mau
Đây là một cánh rừng ven biển rộng khoảng 120.000 ha. Suốt quá trình
đất liền lấn ra biển, con người đã chứng kiến các loại cây vượt qua mọi thử
thách. Đước là một trong số những cây chịu được sự nuôi dưỡng của nước
mặn. Đước có bộ rễ to và khoẻ, chùm rễ rậm rạp, có khả năng giữ thân cây
đứng vững khi có mưa giông và những đợt sóng triều… Bà con ở quanh vùng
nói nhiều đến quả đước như chiếc thoi dài rụng xuống bùn sâu, rụng đến đâu
cây mọc lên ngay ở đó. Vì vậy trong rừng, đước mọc chi chít chen nhau.
12
12
Không khí trong vùng ẩm ướt luôn luôn, lá cây đầy mọng nước. Rừng đước
và rừng tràm là hai lá chắn bền bỉ bảo vệ người dân Cà Mau nói riêng và vùng
ĐBSCL nói chung khỏi thiên tai lũ lụt.
Rừng đước Cà Mau là một nguồn lợi lớn. Gỗ đước cho than tốt vào
bậc nhất. Bà con có tập quán xây lò đốt củi lấy than cung cấp khắp vùng.
Tôm, cua, cá… sống ở các kinh rạch trong rừng với mật độ dày đặc. Vì vậy
nghề chài lưới rất phát triển.
Động vật trong rừng vẫn còn là bằng chứng cảnh quan kỳ lạ. Cách
đây không lâu (khoảng dăm chục năm) người ta nói nhiều đến giống cọp
và các loài thú khác như: heo rừng, chồn, nai, cáo. Đặc biệt vẫn còn rất

nhiều loài thú quí hiếm hiện thời vẫn còn đang sống trong các ngóc ngách
của rừng.
1.2. Người Việt và các cộng đồng dân cư khác ở Cà Mau
1.2.1. Khái lược về cộng đồng người Việt và cộng đồng các cư dân khác ở
Nam Bộ - những chủ thể của vùng văn hoá Nam Bộ
Những lớp cư dân người Việt đầu tiên đến khai thác vùng Nam Bộ hầu
hết là người ở Thuận Quảng vào. Cha ông họ đã theo chúa Nguyễn Hoàng bỏ
quê (chủ yếu là Thanh Hoá) vào lập nghiệp ở phía nam Hoành Sơn. Qua sử
liệu, ta biết được thành phần các lớp cư dân đi lập nghiệp, vài ngoài “cự tộc”
hầu hết là dân nghèo. Trước vùng đất mới đầy rẫy những khó khăn, họ đã phải
chung lưng đấu cật hết lòng vì nhau để sống còn. Họ cộng cảm với nhau trong
tâm lý dấn thân vì chẳng ai còn đất cũ để quay về nữa. Họ chung tay cùng
khai sơn phá thạch, lập xóm làng kề cận nhau ở những ngã ba sông và những
thôn ấp dọc theo các bờ kênh rạch, để dễ bề cưu mang nhau như cái truyền
thống làng ngàn xưa. Chính cái hoàn cảnh đó đã tạo nên những nét đặc thù
của phong cách, tính khí người Nam Bộ, để rồi từ những nhân cách cụ thể sẽ
xuất hiện những biểu hiện văn minh - văn hoá của những truyền thống đặc
trưng vùng. Trong đó có truyện Ba Phi.
13
13
Cũng căn cứ theo sử liệu ta thấy, khi cư dân người Việt đặt chân đến
khai phá vùng đất Nam Bộ, họ đã thấy có sự hiện diện của người Khmer.
Nhưng đây chỉ là những cộng đồng người phân tán, sống rải rác trên những
giồng đất ven sông. Cộng đồng ấy tiếp tục phát triển cùng với sự phát triển
mới của Nam Bộ, nhưng vẫn luôn bảo vệ nét đặc thù văn hoá của mình “…
người Khmer mà trong truyền thuyết khởi nguyên là con cháu của dòng dõi
chim thần Garuda có sức điều động lửa và sấm sét phối hợp cùng vị thống
lĩnh các nguồn nước, mưa, sông, rạch của dòng dõi cá thần hay rắn thần
Naga, đã có một lịch sử văn hoá, nhân chủng, tổ chức xã hội và chữ viết
Pali mang ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hoá Ấn Độ cũng như sức sáng

tạo phong phú của bản thân dân tộc này. Từ thế giới quan Phật giáo tiểu
thừa và từ tư duy lưỡng nguyên, người Khmer đã tạo nên một truyền thống
văn hoá cá biệt với những kiến trúc chùa nguy nga, với các mô típ Ria - hu,
tượng tròn, tượng bốn mặt, chim thần, rắn thần, các dạng thức phù điêu
mang cá tính và phong cách riêng”[43; 29]. Tuy nhiên, cuộc sống cộng cư
hàng trăm năm qua giữa người Việt và người Khmer đã góp phần tạo nên
sự đa dạng, phong phú của nền văn hoá Nam Bộ.
Có thể nói, người Chăm là cộng đồng người đến vùng đất Nam Bộ
gần như sau hơn so với người Khmer và người Việt. Họ là những thần dân
phiêu tán của vương quốc Chăm Pa vào cuối thế kỷ XVII . “Con đường
phiêu bạt” của họ đến đất Nam Bộ gần như phải đi một đường vòng từ Nam
Trung Bộ sang Campuchia rồi di chuyển về ĐBSCL. “Con đường phiêu bạt”
làm cho văn hoá Chăm ở Nam Bộ có những nét riêng so với vốn văn hoá
truyền thống của người Chăm ở Nam Trung Bộ, là kết quả của các ảnh
hưởng bởi văn hoá Hồi giáo (Islam) thay vì chủ yếu là văn hoá Bà La Môn
giáo trước kia. Như vậy, có thể văn hoá Chăm nơi đây gián tiếp chịu ảnh
hưởng bởi quá trình giao tiếp văn hoá Việt - Chăm trên bước đường của
người Việt qua đất miền Trung để vào Nam Bộ, hoặc là trực tiếp giao lưu
14
14
trong quá trình cộng cư của người Chăm và người Việt ngay trên mảnh đất
Nam Bộ: Bằng nhiều con đường mà văn hoá Chăm đã từng bước in dấu ấn
khá rõ nét trong nhiều mặt đời sống văn hoá của người Việt ở Nam Bộ.
Tương tự người Chăm, bộ phận người Hoa đông đảo trên đất Nam
Bộ ban đầu với tư cách là thần dân của vương triều Minh mới vừa sụp đổ,
sang xin tị nạn chính trị ở Việt Nam vì không chịu thuần phục nhà Thanh
đang “lên ngôi” ở Trung Quốc. Sau khi tìm được chỗ “đất lành chim đậu”,
họ không trở về cố hương nữa. Đến Nam Bộ họ cũng mang theo rất nhiều
những nét văn hoá truyền thống như: những tín ngưỡng, lễ hội thờ Bà
Thiên Hậu, Quán Thánh, Đế Quân, Ông Bổn Người Hoa giỏi nhiều

nghề, đặc biệt là nghề buôn bán. Là tộc người rất có đầu óc kinh doanh nên
người Hoa nói chung rất thực tế và thực dụng. Yếu tố này cũng có ảnh
hưởng rất lớn đến lớp cư dân người Việt cũng như các tộc người khác ở
Nam Bộ.
1.2.2. Cộng đồng cư dân Việt, Hoa, Khmer Cà Mau
Trong quá trình Nam tiến, Cà Mau được xem là vùng đất dừng chân
cuối cùng của những kẻ li hương. Cộng đồng cư dân ở Cà Mau chủ yếu
gồm ba dân tộc: Việt, Hoa, Khmer. Trong những năm tháng khẩn hoang
đầy khó khăn, nguy hiểm và những năm tháng kháng chiến chống kẻ thù
xâm lược đầy gian nan, vất vả, họ đã đồng cam cộng khổ bám đất, bám
rừng xây dựng và bảo vệ mảnh đất nơi tận cùng Tổ quốc này.
Người Việt
Khi nói về nguồn gốc của người Việt ở Nam Bộ (Cửu Long - Đồng
Nai) GS Trần Văn Giàu nhận định rằng:
“Gốc gác người nông dân lục tỉnh chủ yếu gồm:
Thứ nhất là những nông dân Trung, Bắc bần cùng, lưu tán hay muốn
tránh cuộc phân tranh đẫm máu kéo dài giữa chúa Trịnh và chúa Nguyễn
15
15
từ đầu thế kỉ XVII đã lần lượt theo gió mùa vào vùng Đồng Nai - Cửu
Long để kiếm sống và an thân
Thứ nhì là những người (số ít) có tiền của, có quyền thế, chiêu mộ
dân nghèo (số nhiều) ở miền Trung đi vào Nam khẩn đất theo chính sách
dinh điền của nhà Nguyễn.
Thứ ba là những lính tráng cùng nhiều tội đồ được triều đình sai
phái, bắt buộc vào miền Nam lập đồn điền, vừa bảo vệ biên cương, giữ trị
an vừa mở ruộng lập vườn xung quanh các cứ điểm quân sự”[69;198]
Dân số người Việt hiện nay ở Cà Mau có khoảng 1.120.000 người,
chiếm 96% dân số của tỉnh. Cư dân Việt sống rải rác khắp nơi ở Cà Mau, từ
thành thị đến nông thôn. Họ làm rất nhiều nghề: công chức, buôn bán, làm

ruộng, làm vuông… Ngoài những người sống ở thành phố và các thị trấn,
người Việt lập làng (ấp) dọc theo các kênh rạch và các ngã ba sông để tiện
cho việc đi lại, trao đổi hàng hoá và giao lưu văn hoá.
Ngay từ những năm tháng mới đặt chân đến miền đất “Muỗi kêu như
hát bội, đỉa lền tựa bánh canh” rồi đến những năm đấu tranh chống kẻ thù
xâm lược, người Việt Cà Mau ý thức được rằng để vượt qua khó khăn, gian
khổ thì mọi người phải đồng tâm hiệp sức với nhau. Chính vì vậy tư tưởng
của họ rất thoáng và tấm lòng của họ cũng rất cởi mở. Đúng như nhà văn
Sơn Nam nhận xét chung về cách sống và lối cư xử của người Nam Bộ mà
Cà Mau cũng là một thành viên trong đó.
“…Lối cư xử với bạn bè:
- Niềm nở với người chưa quen hay mới quen lần đầu; không thắc
mắc với quá khứ của bạn. Nặng về cảm tính khi đánh giá con người.
- Sẳn sàng nhường nhịn bạn, nhưng nếu bạn có ý xấu thì chỉ nhịn
đôi lần mà thôi, sau đó dứt khoát tỏ thái độ.
- Ăn ở có hậu, mang ơn thì nhớ trọn đời. Bạn gặp khó khăn, sa sút
về kinh tế, về địa vị thì vẫn trọng
16
16
- Có lỗi với bạn bè thì xin lỗi ngay. Muốn nhờ bạn việc gì nên nói
thẳng, chẳng nên quanh co. Giữ lời hứa, nói là làm, đáng ghét là những
ngưòi nói mà không làm.”[43;91].
Người Khmer
Khmer là một trong ba dân tộc có mặt ở Nam Bộ nói chung và Cà
Mau nói riêng trong những ngày đầu khẩn đất cũng như trong những năm
kháng chiến trường kì. Hiện nay, người Khmer có khoảng 24.000 người,
chiếm khoảng 2,1% dân số của tỉnh. Đa số họ là những người thật thà, chất
phác, cần cù lao động. Họ làm rất nhiều nghề: làm ruộng, làm vuông, làm
thợ thủ công…Tuy nhiên, hầu hết họ vẫn là những nông dân nghèo và phải
đi làm thuê làm mướn theo mùa vụ. Họ sống tập trung ở những phum, srok

hoặc sống xen kẽ cùng với người Hoa và người Việt trong các làng, các thị
trấn và thành phố.
Tuy là dân tộc thiểu số, nhưng người Khmer có nền văn hoá đa dạng
và hết sức độc đáo. Người Khmer Cà Mau theo đạo Phật, phái Tiểu thừa. Ở
những khu dân cư tập trung đông đúc của họ thường có một ngôi chùa với
một Sala (nhà hội). Chùa của người Khmer rất đồ sộ, chạm trổ và trang trí
theo phong cách dân tộc rất độc đáo. Chùa vừa là nơi thờ cúng tôn giáo, vừa
là nơi sinh hoạt văn hoá, tổ chức hội hè, đồng thời cũng là nơi tu học chữ và
học làm người của thanh niên Khmer khi đến tuổi trưởng thành. Người
Khmer rất tin ở kiếp sau bởi họ nghĩ rằng nếu sống thiện ở kiếp này sẽ được
hưởng phước ở kiếp sau. Chính vì vậy mà họ sống rất lương thiện và từ bi.
Trong quá trình khai hoang và sinh sống ở vùng đất tận cùng của Tổ
quốc này, người Khmer cùng với người Việt và người Hoa chung lưng đấu
cật khai phá và xây dựng Cà Mau ngày càng giàu đẹp.
Người Hoa.
Là một thành phần trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, người Hoa đã
hoà nhập vào lối sống văn hoá người Việt từ lâu đời. Cho dù họ là con cháu
17
17
của Mạc Cửu hay là những người di dân từ những năm đầu của thế kỷ XX
thì hầu hết họ là những người chạy nạn do phải chịu sự phân biệt đối xử
giữa con dân của triều đình nhà Minh với con dân của triều đình nhà
Thanh, đồng thời họ cũng là nạn nhân của sự áp bức về kinh tế của bọn
phong kiến thực dân ở Trung Hoa. Họ tìm đến Cà Mau và xem Cà Mau là
quê hương thứ hai của mình, sống rất chan hoà cùng với người Việt cũng
như người Khmer.
Hành trang văn hoá mà người Hoa mang theo sang Việt Nam nói chung
và Cà Mau nói riêng là rất đáng trân trọng. Nếp sống thuận hòa, kính trên
nhường dưới, tiết kiệm, cùng với phong tục thờ cúng thần thánh, tổ tiên…của
họ đã có rất nhiều tác động tốt đến nếp sống của người Việt và người Khmer ở

Cà Mau.
Người Hoa ở Cà Mau chủ yếu là người Quảng Đông, Triều Châu,
Phước Kiến. Hiện nay người Hoa có khoảng 21.000 người ở Cà Mau,
chiếm 1,9% dân số trong tỉnh. Họ rất cần cù lao động và làm rất nhiều
nghề: trồng rẫy, làm muối, làm các nghề tiểu thủ công nghiệp, đặc biệt
người Hoa rất giỏi buôn bán. Những người Hoa sống ở thành phố và các thị
trấn ở các huyện của Cà Mau thường là những người có đầu óc kinh doanh
nên đa số họ là những người giàu có.
Giống như người Việt và người Khmer, người Hoa cũng đã chia ngọt
sẻ bùi, đồng tâm hiệp lực với hai dân tộc anh em khai phá, gìn giữ và xây
dựng Cà Mau ngày càng giàu đẹp.
1.3. Văn hoá, xã hội
Ngoại trừ các thị trấn, nội thành thành phố và một số phum srok của
người Khmer thì cộng đồng Việt, Hoa, Khmer ở Cà Mau sống đan xen
nhau trong những đơn vị dân cư nhỏ gọi là ấp (làng), xã. Trong các ấp,
người Việt chiếm tỷ lệ đa số nên khi đề cập đến làng Nam Bộ người ta
18
18
thường gọi là làng Việt. Là một tỉnh thuộc ĐBSCL nên ấp, xã của Cà Mau
cũng mang những đặc điểm chung của làng Nam Bộ.
1.3.1. Một số đặc điểm của làng Nam Bộ nói chung và của Cà Mau nói riêng [69]
* Các đặc điểm của làng Nam Bộ
+ Tuổi đời trẻ
Tuổi đời của làng ở ĐBSCL ít hơn nhiều so với tuổi đời của làng ở
ĐBSH. Làng cao tuổi nhất cũng chỉ khoảng hơn ba trăm năm có từ thời
chúa Nguyễn Phúc Chu. Ngoài người Việt, ở ĐBSCL còn có các dân tộc
khác đến sinh sống, nhưng đa số họ sống rải rác ở khắp nơi. Có thể nói mãi
cho đến khi người Việt đặt chân đến vùng đất này, các làng theo đúng nghĩa
của nó mới thực sự ra đời. Chính vì vậy khi đề cập đến làng Nam Bộ người
ta thường gọi là làng Việt. Trải qua tiến trình lịch sử, làng Nam Bộ có

những nét riêng, do đặc điểm thiên nhiên, lịch sử, xã hội nơi này tạo ra.
+ Các đặc điểm định cư: từ giồng xuống trũng
Nhìn từ góc độ quan hệ với thiên nhiên ta thấy: các địa điểm định
cư của người dân ở Nam Bộ đều rất thích ứng với thiên nhiên. Con người
lựa chọn những nơi thích hợp để định cư, họ thích nghi với thiên nhiên
một cách chặt chẽ. Sau một cuộc di cư dài đến miền đất mới còn rất hoang
vu, việc đầu tiên mà những lưu dân mới ấy phải làm là thích ứng với thiên
nhiên còn hoang dã, nơi sẽ trở thành quê hương mới của họ. Buổi đầu
những lưu dân Việt chọn những con “giồng” làm đất dừng chân. Bởi lẽ,
giồng vừa có nước ngọt lại vừa cao ráo nên con người có thể tránh được
muỗi mòng, rắn rết. Nó hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu sống còn đầu
tiên của người dân mới đến khai phá một vùng đất lạ. Tại những con
giồng làm đất dừng chân này, lưu dân Việt trồng rau màu ngắn ngày, từ đó
mới dần dà tiến xuống đầm lầy, đất trũng…
Cũng về địa điểm định cư, người Việt, khi xuống đất trũng làng lập còn
chịu ảnh hưởng của sông nước. Ngoài loại làng ven biển của lưu dân làm
19
19
nghề chài lưới, dọc hai bờ sông còn có loại lập làng gần nơi “ giáp nước”, nơi
gặp nhau giữa nước thủy triều chảy ngược và nước sông chảy xuôi. Thuỷ
triều đẩy nước vô các “kinh rạch”, gặp dòng chảy của nước sông ra biển: khi
gặp nhau, dù “nước rong” hay “nước ròng”, nước đều không chảy nữa. Phù sa
lắng đọng ở những nơi này, mà cư dân quen gọi là “lưng lừa”. Thuyền ghe
ngược xuôi buôn bán thường nghỉ lại đây, chờ con nước. Làng mạc mọc lên
chính ở những nơi đây. Có thể nói: ở đâu là nơi giáp nước, ở đó trên bờ là thị
trấn, thị tứ, chợ búa, tiệm ăn,…
+ Hình thức quần cư: làng kéo dài trên diện rộng
Trong những mối quan hệ với thiên nhiên, hình thức quần cư của
làng Nam Bộ cũng khác với ở ĐBSH. Hình thức này đã được P.Gourou
[72;18 ] miêu tả qua tác phẩm Nông dân vùng châu thổ Bắc Kỳ. Theo ông,

có ba loại làng cả thảy: làng trên dải đất cao ven sông, làng ven đồi, làng
duyên hải. Vẫn theo ông, hình thức quần cư ấy khiến cho mỗi làng là một
quần thể khép kín, với lũy tre bao bọc quanh làng, với tường hay rào bao
quanh từng nhà. Hình thức ấy, ta không gặp lại khi nhìn vào làng của
ĐBSCL. Ở ĐBSCL có ba hình thức quần cư chính: tập trung, tương đối rải
rác, hoàn toàn phân tán trên diện rộng. Phân tán trên diện rộng là dạng phổ
biến hơn cả, trong đó chủ yếu là quần cư theo tuyến hay toả tia. Nói một
cách khác, làng mạc được phân bố theo dạng kéo dài, lấy kinh mương hay lộ
giao thông làm trục, dân cư ở hai bên kinh rạch hay dọc theo những con lộ,
mặt nhà đều quay ra lộ hoặc kinh mương. Nhìn từ trên cao, các làng mạc cứ
như những tia dài. Chính vì luôn kéo dài như thế, nên làng không có lũy tre
bao quanh, không thành một quần thể riêng biệt, không cách bức với các
làng khác như ở ĐBSH. Hình thức quần cư ấy phải chăng là sự thích ứng
hữu hiệu với môi trường chằng chịt kinh rạch? (ý kiến của phái đoàn chuyên
gia thuỷ lợi và kinh tế Hà Lan từng khảo sát miền Nam Bộ cho chính quyền
cũ trước 1975). Nét riêng này của làng Nam Bộ, cùng với hệ thống kinh rạch
20
20
chằng chịt, có khả năng tạo ra cho văn hoá dân gian của người dân ở đây
nhiều nét khác biệt so với đồng bằng Bắc Bộ.
+ Làng khai phá
Nhìn dưới góc độ lịch sử, làng Nam Bộ là làng khai phá. Nét riêng
của làng Nam Bộ khiến cho nó khác hẳn với làng ở ĐBSH. Nếu như làng
Bắc Bộ xuất hiện từ sự tan rã dần của công xã nông thôn, thì làng ở ĐBSCL
ra đời từ nhu cầu cấp tốc khai phá đất mới, từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX.
Có làng do dân cư từ nhiều nguồn tập hợp lại mà lập nên trong quá trình
khai phá, có làng vốn là đồn điền của chúa Nguyễn, của nhà Nguyễn và có
làng lại được hình thành từ việc lên bờ của các nhóm cư dân làm nghề chài
lưới. Nhưng nhìn vào mặt cắt dân cư nhiều làng ở Nam Bộ, ta đều nhìn thấy
có sự tập hợp của nhiều làng khác nhau, nhiều dòng họ khác nhau.

Thời gian định cư của các “kiến họ” (tức dòng họ, theo cách gọi của
Nam Bộ) trên đất của các làng ở đây diễn ra, tính cho đến nay, mới chừng
chín, mười thế hệ. Như vậy, làng Nam Bộ là làng khai phá. Đặc điểm ấy
chi phối làng ở đây ít nhất cùng trên hai mặt. Một là, trong lối sống của
người nông dân Nam Bộ, không có sự phân biệt của dân chính cư và dân
ngụ cư như làng Việt ở Bắc Bộ. Hai là, làng Nam Bộ không có cảnh “ba họ
chín đời” như ở Bắc Bộ, do đó tính cố kết trong quan hệ làng xã là không chặt
chẽ. Trong hoàn cảnh chung ấy, mối gắn bó giữa người và người trong một
làng không phải là quan hệ dòng họ, thậm chí cũng không phải là quan hệ
láng giềng lâu đời nữa. Cùng chung cảnh ngộ, cùng rời bỏ quê hương đến
làm ăn nơi đất lạ, khi quan hệ thân tộc không còn chặt chẽ nữa, dây liên kết
gắn bó con người chỉ còn là quan hệ tình nghĩa. Chất dân chủ và quan hệ
bình đẳng trong cách đối xử của từng người với mọi người, trong từng làng
Việt Nam Bộ, cội nguồn sâu xa là thế. Thái độ trọng nghĩa khinh tài “Thấy
việc nghĩa mà không làm là đồ bỏ”, mà người dân vùng sông nước Nam Bộ
21
21
biểu lộ trong lề thói sống hàng ngày, không phải không có căn nguyên rõ
ràng.
Làng Nam Bộ chủ yếu là do người Việt khai phá nhưng nó lại được tạo
lập trong quá trình người Việt cùng khai phá miền Nam Bộ này với người
Khmer, người Chăm, người Hoa, thậm chí cả người Mạ, người Mnông, người
Stiêng nữa. Trong quá trình khai phá, không diễn ra sự loại trừ lẫn nhau giữa
người Việt và các tộc người khác mà chỉ tồn tại sự hoà hợp, sự đoàn kết tương
thân tương ái. Sự hoà hợp ấy khiến cho làng Việt Nam Bộ mang một số nét
khác, so với làng trên đồng bằng sông Hồng, nơi chỉ thuần có người Việt trên
một vùng châu thổ khá rộng. Ở các vùng nông thôn Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc
Liêu, Tri Tôn, cạnh những nếp nhà, những làng của người Việt, còn có những
phum, srok của người Khmer. Ở An Giang, cạnh người Việt là người Chăm.
Tại đấy, làng Việt đương nhiên đã tiếp nhận một số đặc điểm văn hóa của các

tộc người khác.
+ Làng thiếu chất kết dính chặt
Nhìn vào cơ cấu tổ chức làng xã, làng Việt Nam Bộ không giống
làng Việt ở ĐBSH. Nếu như trong cơ cấu của làng Việt Bắc Bộ có hai loại
tổ chức: tổ chức hiện hình và tổ chức tương đối ẩn tàng, thì làng Việt trên
ĐBSCL lại chỉ có loại tổ chức hiện hình: đấy là một bộ máy quản lí làng,
xã. Một số thành viên của bộ máy là người không giàu có lắm, nhưng đa số
thuộc tầng lớp giàu có. Bộ máy quản lí làng nói đây là tổ chức hiện hình,
do nhà nước trung ương tập quyền áp đặt lên những người dân khai phá.
Nó không mạnh bằng chính bộ máy ấy ở Bắc Bộ: đứng về mặt nào đó mà
nói, có thể nghĩ rằng nó không thể xiết chặt vòng kiềm toả quanh mọi
người dân. Thiên nhiên Nam Bộ còn khá rộng rãi và hào phóng với con
người, đã thế, ở đây lại không có tâm lí phân biệt người chính cư và người
ngụ cư, nên người dân sẵn sàng bỏ đi nơi khác, nếu nơi ở cũ, họ cảm thấy
không còn sống được nữa, cả về mặt vật chất lẫn tinh thần.
22
22
Như đã trình bày ở trên, các tổ chức tương đối ẩn tàng như giáp, họ,
phe, mà ta thường gặp ở nông thôn Bắc Bộ, lại không có mặt, hay gần như
thế, trong cơ cấu tổ chức của làng Việt Nam Bộ. Ở Bắc Bộ tổ chức họ được
nuôi dưỡng bằng hình thái thờ phụng tổ tiên, có quy ước cho một thành
viên, có nhà thờ họ, thì các làng ở Nam Bộ, cũng có hình thức thờ phụng ấy
nhưng chủ yếu là hoạt động của từng gia đình nhỏ.
Tóm lại, trong làng Nam Bộ, các tổ chức tương đối ẩn tàng không
đầy đủ, trọn vẹn, như ở Bắc Bộ. Như vậy, tính cố kết của làng rõ ràng
không bền vững bằng. Con người gắn bó với nhau thành một cộng đồng mà
chất kết dính là nghĩa, sống với nhau vì nghĩa. Lòng hâm mộ của đa số
nông dân Nam bộ đối với Lục Vân Tiên, hay một Hớn Minh, trong tác
phẩm của Nguyễn Đình Chiểu, cũng như mức độ xuất hiện đậm đặc của từ
“nghĩa” trong ca dao và những truyện kể Nam Bộ phải được lý giải từ đây.

+ Một nền kinh tế hàng hoá
Nét riêng cuối cùng của làng Việt Nam Bộ là người làng đã sớm tiếp
xúc với một nền kinh tế hàng hoá. Với hệ thống kênh, rạch dày đặc là điều
kiện thuận lợi cho giao lưu buôn bán và trao đổi hàng hoá. Khác với người
Bắc bộ, người Nam bộ không hề nuôi lòng kỳ thị đối với buôn bán “Đạo
nào vui bằng đạo đi buôn; Xuống bể lên nguồn gạo chợ nước sông ”.
Nét riêng này, cộng với tính chất không khép kín của làng mạc, khiến
người nông dân trên ĐBSCL có điều kiện làm quen với những chân trời rộng,
không bị cầm chân trong khép kín của lũy tre làng như người nông dân Việt
trên ĐBSH.
* Đặc điểm của làng Cà Mau
“Làng xóm Cà Mau với những nhà sàn dựng ven sông rạch, mái lợp
lá dừa nước, sàn ghép mảnh gỗ đước là những sản phẩm của rừng biển,
biển rừng đã giúp nhà khảo cổ hình dung được những xóm làng - đồng
bằng trẻ đầu tiên ở thời đá mới, những cite’s lacutres” (trại ấp nhà sàn
23
23
trên mặt nước) theo ý kiến của các nhà văn hoá khảo cổ phương Tây. Làng
ngoảnh mặt ra sông nước, hứng gió mát thổi qua sông nước, lưng tựa vô
rừng đước, rừng tràm, rừng dừa… luôn rì rào với tháng năm vào mùa gió
chướng. Con người và văn hoá không - hay chưa - tách khỏi tự nhiên mà
còn dựa dẫm chặt chẽ với tự nhiên, quyện lẫn với biển rừng - sông rạch …
mà ở đây, ở Cà Mau - biển - rừng - đảo - đồng bằng cũng đan xen nhau,
quyện với nhau, chặt chẽ trong hệ sinh thái đặc thù của miền rừng ngập
mặn” Trần Quốc Vượng [79;489]
Trải qua một chuyến đi dài hàng vài trăm cây số, với những thôn
xóm mọc dọc theo hai đường quốc lộ từ Sài Gòn xuống đến Cà Mau, rồi
len lỏi vào những kênh rạch chằng chịt với những xóm, ấp dọc theo hai bên
bờ ở nông thôn Cà Mau ta mới thấy nhận định trên đã khái quát một cách
đầy đủ về bức tranh làng ở Cà Mau. Như vậy có thể nói: Nó mang đầy đủ

các đặc điểm của làng Nam Bộ và cũng mang một số những đặc trưng
riêng do tiến trình khai phá vùng đất này chậm hơn và điều kiện tự nhiên
cũng khắc nghiệt hơn.
1.3.2. Tác động của làng Nam Bộ lên văn hoá dân gian Nam Bộ nói chung
và văn học dân gian Nam Bộ nói riêng
Nhìn từ nhiều góc độ ta thấy, từ tuổi đời, từ địa điểm định cư, hình
thức quần cư, từ lịch sử, xã hội, kinh tế…, làng Nam Bộ đều có những nét
riêng biệt, khi ta so sánh với làng Bắc Bộ. Và chính những nét riêng đó có
những tác động rất mạnh mẽ lên văn hoá dân gian ở ĐBSCL cả về phương
diện vật chất lẫn tinh thần. Từ thực tế nghiên cứu cho thấy: với những nét
đặc trưng dường như rất lỏng lẻo, với ranh giới dễ dàng giãn nở, với biệt
tính không trói chặt con người… tưởng chừng như tổ chức làng nơi đây sẽ
không có ảnh hưởng gì đến văn hoá dân gian. Thế nhưng, từ bản chất của
làng, gắn chặt với làng quê cụ thể, với lối sống dân quê, nhất là văn hóa
dân gian của một nước thuần nông nghiệp như Việt Nam trước đây và cũng
24
24
chính làng đã góp công đầu vào việc tạo ra những nét riêng đặc sắc, độc
đáo của nền văn hoá dân gian nói chung và văn học dân gian nói riêng.
Văn hoá dân gian người Việt ở đây chưa đủ thời gian để lắng đọng
dày. Nếu như so với ĐBSH thì các lớp văn hoá của ĐBSCL, với lịch sử
hình thành hơn ba trăm năm, nó chưa đủ cho các lớp văn hoá ở đây định
hình. Cộng thêm vào đó, văn hoá dân gian người Việt Nam Bộ hình thành và
phát triển bên cạnh một số nền văn hoá khác như: văn hoá Khmer, văn hoá
Chăm, văn hoá Trung Hoa. Ngay từ buổi đầu và trong suốt tiến trình lịch sử,
văn hoá dân gian Việt trên ĐBSCL luôn đứng trước những đòi hỏi phát triển
mà vẫn giữ được bản sắc của mình, đồng thời cởi mở để thu hút những tinh
hoa văn hoá của dân tộc khác qua đó để khẳng định mình. ThÕ nhưng, khi
bản sắc đó chưa kịp định hình thì văn hoá dân gian người Việt lại đứng
trước một thử thách mới đó là phải tiếp nhận một số nét văn hoá của một

nền văn hoá mới (Pháp), một nền văn hoá mà trong tâm tưởng của mỗi
người dân Việt không nhiệt tình tiếp nhận. Vì vậy văn hoá của người Việt
Nam Bộ luôn bị đặt trước những thử thách khác nhau và phát triển trong thế
không ổn định và rất khó lòng mà định hình được cho thật bền vững.
Làng Việt Nam Bộ, như đã nói, được tạo lập trong quá trình người
Việt cùng khai khẩn đất đai với nhiều tộc người khác (Việt, Hoa,
Khmer…). Trong quá trình cộng cư, người Việt đã phải tiếp nhận nhiều nét
văn hoá của các tộc cùng họ sống trên một địa bàn chung. Nhìn mặt cắt của
văn hoá dân gian người Việt ở đây, thật khó xác định đâu là yếu tố ngoại
nhập, đâu là yếu tố vốn có người Việt mang theo. Nhà sàn của người
Khmer đã được người Việt cất rất nhiều ở các vùng có mùa nước nổi như:
Đồng Tháp, An Giang hay vùng có nước thuỷ triều lên xuống ở Cà Mau;
Các món ăn của người Khmer, qua kỹ thuật nấu của người Hoa, rồi truyền
tới người Việt đã trở thành món ăn truyền thống của người dân Nam Bộ:
25
25

×