Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

chính tả tuần 1 đến tuần 6 lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.23 KB, 11 trang )

Chính tả ( Nghe - viết )- Tiết 1
VIỆT NAM THÂN YÊU
SGK/6 - TGDK : 40 phút.
A/ Mục tiêu :
1. Nghe - viết đúng bài chính tả ; không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng
hình thức thơ lục bát.
2. Tìm được tiếng thích hợp với ô trống theo yêu cầu của bài tập 2; thực hiện
đúng bài tập 3 SGK (BT1, BT2 VBT)
B/ Đồ dùng dạy học : Bảng phụ ghi nội dung BT 2 và 3. HS: Bảng con
C/ Các hoạt động dạy - học :
1.Mở đầu :
- GV nêu một vài điểm cần lưu ý về yêu cầu của giờ chính tả ở lớp 5, việc chuẩn
bị đồ dùng cho giờ học, củng cố nề nếp học tập cuả HS.
- Gtb: (Bằng lời) Việt Nam thân yêu
2. Bài mới :
a. Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nghe - viết
- GV đọc bài chính tả trong SGK 1 lượt, HS theo dõi trong SGK.
- HS đọc thầm lại bài chính tả, GV nhắc nhở HS hình thức trình bày thơ lục bát,
chú ý những từ ngữ dễ viết sai ( mênh mông, biển lúa, dập dờn ….).
- Giúp học sinh hiểu nội dung bài chính tả.
- Hướng dẫn học sinh nhận xét hiện tượng chính tả.
- Tổ chức cho học sinh tập viết những từ ngữ dễ viết sai chính tả vào bảng con
- GV nhắc nhở HS : Ngồi viết đúng tư thế. Ghi tên bài vào giữa dòng. Sau khi
chấm xuống dòng, chữ đầu viết hoa, lùi vào 1 ô li.
- GV đọc cho HS viết bài - GV đọc lại toàn bài - HS soát lại bài.
- GV chấm chữa 7-10 bài. Trong khi đó, từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau.
- GV nhận xét chung.
b. Hoạt động 2 : HD HS làm BT chính tả :
Bài tập 1 : Tìm tiếng thích hợp với mỗi ô trống để hoàn chỉnh bài văn sau…
- HS nêu yêu cầu- GV hướng dẫn – 1HS làm bảng phụ - lớp làm vở BT.
- GV nhắc các em nhớ ô trống có số 1 là tiếng bắt đầu bằng ng hoặc ngh; ô trống


có số 2 là tiếng bắt đầu bằng g hoặc gh; ô trống có số 3 là tiếng bắt đầu bằng chữ
c hoặc k.
- Một vài HS tiếp nối nhau đọc lại bài văn đã hoàn chỉnh - Cả lớp chữa bài.
- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng : ngày, ghi, ngát, nghỉ, gái, có, ngày, của, kết,
của, kiên, kỉ.
Bài tập 2 :Tìm chữ thích hợp với mỗi ô trống
- HS nêu yêu cầu – HS làm BT cá nhân – 3 HS lên bảng thi làm bài nhanh
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- HS nhắc lại quy tắc viết c/k, ng/ngh, g/gh,GV cất bảng ,HS đọc thuộc quy tắc.
3.Củng cố, dặn dò :
- Yêu cầu những HS viết sai về nhà viết lại nhiều lần.
- Chuẩn bị: Nghe viết bài: Lương Ngọc Quyến
4. Nhận xét tiết học
D/ Bổ sung :…………………………………………………………………………
CHÍNH TẢ (Nghe-đọc)
LƯƠNG NGỌC QUYẾN
SGK/ 17 - TGDK : 40 phút.
A/ Mục tiêu:
1. Nghe - viết đúng bài chính tả, không mắc quá 5 lỗi trong bài. Trình bày đúng
hình thức bài văn xuôi.
2. Ghi lại đúng phần vần của tiếng (từ 8 đến 10 tiếng) trong BT2; chép đúng vần
của các tiếng vào mô hình, theo yêu cầu của BT3.
B/ Đồ dùng dạy học : Bảng phụ ghi nội dung cấu tạo vần trong BT3.
C/ Các hoạt động dạy - học :
1.Bài cũ :
- GV yêu cầu HS nhắc lại quy tắc chính tả với g/gh, ng/ngh, c/k.
- Giới thiệu bài : Lương Ngọc Quyến.
2. Dạy bài mới :
a. Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nghe - viết
- GV đọc bài chính tả trong SGK 1 lượt, HS theo dõi trong SGK.

- 1 HS đọc lại bài chính tả.
- Giúp học sinh hiểu nội dung bài chính tả: GV nói về nhà yêu nước Lương Ngọc
Quyến : Giới thiệu chân dung, năm sinh, năm mất của Lương Ngọc Quyến; tên
ông được đặt cho nhiều đường phố, nhiều trường học ở các tỉnh.
- Hướng dẫn học sinh nhận xét hiện tượng chính tả.
- Tổ chức cho học sinh tập viết những từ ngữ dễ viết sai chính tả vào bảng con
- GV nhắc nhở HS : Ngồi viết đúng tư thế. Ghi tên bài vào giữa dòng. Sau khi
chấm xuống dòng, chữ đầu viết hoa, lùi vào 1 ô li.
- GV đọc cho HS viết bài
- GV đọc lại toàn bài - HS soát lại bài, tự phát hiện lỗi và chữa lỗi.
- GV chấm chữa 7-10 bài. Trong khi đó, từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau.
- GV nhận xét chung.
b.Hoạt động 2 : HD HS làm BT chính tả :
Bài tập 1 : Ghi lại phần vần của những tiếng in đậm trong các câu sau
- Một HS ddọc yêu cầu của BT.
- Cả lớp đọc thầm lại từng câu văn - gạch dưới bộ phận vần của các tiếng đó :
Trạng (vần ang), Nguyên (vần uyên), Hiền, khoa thi, làng, Mộ, Trạch, huyện,
Bình, Giang.
Bài tập 2 :Chép vần của từng tiếng vừa tìm được vào mô hình cấu tạo vần…
- Mỗi HS đọc yêu cầu của bài, đọc cả mô hình.
- HS làm bài vào VBT, chép các tiếng có vần vừa tìm đượcvào mô hình.
- Cả lớp nhìn kết quả làm bài đúng, nên nhận xét về cách điền vị trí các âm trong
mô hình cấu tạo vần.
- GV chốt : + Phần vần của tất cả các tiếng đều có âm chính.
+ Ngoài âm chính, một số vần còn có thêm âm cuối, âm đệm.
+ Có những vần có đủ cả âm đệm, âm chính và âm cuối.
+ Bộ phận quan trọng không thể thiếu trong tiếng là âm chính.
- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng.
3. Củng cố, dặn dò :
- GV nhận xét chung giờ học, tuyên dương những em viết tốt.

- GV yêu cầu HS về nhà ghi nhớ mô hình cấu tạo vần.
- CB: Thư gửi các học sinh
4. Nhận xét tiết học
D/ Bổ sung : ………………………………………………………………………
CHÍNH TẢ (Nhớ - viết)
THƯ GỬI CÁC HỌC SINH
SGK/26 - TGDK : 40 phút
A/ Mục tiêu:
1. Viết đúng chính tả, không mắc quá 5 lỗi trong bài, trình bày đúng hình thức
đoạn văn xuôi.
2. Chép đúng vần của từng tiếng trong hai dòng thơ vào mô hình cấu tạo vần
(BT2); biết được cách đặt dấu thanh ở âm chính.
B/ Đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ ghi nội dung cấu tạo vần trong .
- Phấn màu để chữa lỗi bài viết của HS trên bảng.
C/ Các hoạt động dạy - học :
1. Bài cũ :
- HS chép vần của các tiếng trong hai dòng thơ đã cho vào mô hình.
- GTB: Thư gửi các học sinh ( GV nêu MĐ, YC của tiết học).
2. Bài mới :
a. Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS Nhớ - viết
- Hai HS đọc thuộc lòng đoạn thư cần nhớ - viết trong bài Thư gửi các học sinh
của Bác Hồ.
- GV nhắc nhở HS chú ý những chữ dể viết sai, những chữ cần viết hoa, cách viết
chữ số (80 năm).
- HS gấp SGK, nhớ lại đoạn thư, tự viết bài. Hết thời gian quy định, GV yêu cầu
HS soát lại bài.
- GV chấm chữa 7-10 bài. Trong khi đó, từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau.
- GV nêu nhận xét chung.
b. Hoạt động 2 : HD HS làm BT chính tả :

Bài 1 : Chép vần của từng tiếng trong 2 vần thơ sau vào mô hình cấu tạo …
- Một HS đọc yêu cầu của BT. Cả lớp theo dõi SGK.
- HS tiếp nối nhau lên bảng điền vần và dấu thanh vào mô hình.
- Gv lưu ý cho HS : có thể đánh hoặc không đánh dấu thanh vào âm chính trong
mô hình cấu tạo vần giống như M : (bằng) trong SGK.
- Cả lớp và GV nhận xét kết quả của từng nhóm, kết luận nhóm thắng cuộc.
- HS chữa bài trong VBT.
Bài 2: Dựa vào mô hình cấu tạo vần, em hãy cho biết khi viết một tiếng, dấu…
- HS đọc yêu cầu của BT.GV giúp HS nắm được yêu cầu của BT.
- HS dựa vào mô hình cấu tạo vần phát biểu ý kiến.
- GV kết luận : dấu thanh đặt ở âm chính (dấu nặng đặt bên dưới, các dấu khác đặt
bên trên).
- Hai, ba HS nhắc lại quy tắc đặt dấu thanh.
3. Củng cố, dặn dò :
- GV nhận xét chung giờ học, tuyên dương những em viết tốt.
- GV yêu cầu HS về nhà ghi nhớ mô hình cấu tạo vần.
- CB: Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ
4. Nhận xét tiết học
D/ Bổ sung :…………………………………………………………………………….
CHÍNH TẢ (Nghe-đọc)
ANH BỘ ĐỘI CỤ HỒ GỐC BỈ
SGK/38 - TGDK : 40 phút
A. Mục tiêu:
1. Viết đúng chính tả, không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức bài
văn xuôi.
2. Nắm chắc mô hình cấu tạo vần và quy tắc ghi dấu thanh trong tiếng có ia, iê
(BT2, BT3).
B. Đồ dùng dạy học : Bảng phụ ghi nội dung cấu tạo vần trong BT 2.
C/ Các hoạt động dạy - học :
1.Bài cũ :

- GV yêu cầu HS viết các tiếng chung – tôi – mong - thế - giới – này – mãi – mãi –
hòa – bình vào mô hình cấu tạo vần; sau đó nói rõ vị trí đặt dấu thanh trong từng
tiếng.
- Giới thiệu bài : Anh bộ đội cụ Hồ gốc Bỉ.
2. Bài mới :
a. Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nghe - viết
- GV đọc bài chính tả trong SGK 1 lượt, HS theo dõi trong SGK.
- HS đọc thầm lại bài chính tả. Giúp HS nắm nội dung đoạn viết.
- HS phát hiện những từ dễ viết sai và luyện viết vào bảng con.
- HS gấp SGK. GV đọc từng câu cho HS viết bài.
- GV đọc lại toàn bài chính tả một lượt, HS soát lại bài.
- GV chấm chữa 7-10 bài. Trong khi đó, từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau.
b. Hoạt động : HD HS làm BT chính tả :
Bài tập 1: Chép vần của các tiếng in đậm trong câu sau vào mô hình cấu tạo…
- Một HS đọc yêu cầu của BT.
- Cả lớp đọc thầm nội dung BT điền tiếng nghĩa, chiến vào mô hình cấu tạo vần.
- Hai HS lên bảng làm vào bảng phụ; nêu sự giống và khác nhau giữa hai tiếng.
+ Giống nhau : hai tiếng đều có âm chính gồm hai chữ cái (GV nói : đó là các
nguyên âm đôi).
+ Khác nhau : tiếng chiến có âm cuối, tiếng nghĩa không có.
Bài tập 2 :Nêu quy tắc ghi dấu thanh ở các tiếng trên
- Mỗi HS đọc yêu cầu của bài, đọc cả mô hình. HS làm bài vào VBT. 1 em làm
bảng phụ. HS nhận xét.
- GV chốt : Đặt dấu thanh ở chữ cái đầu ghi nguyên âm đôi (đối với tiếng không
có âm cuối). Đặt dấu thanh ở chữ cái thứ hai ghi nguyên âm đôi (đối với tiếng có
âm cuối).
- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng.
3. Củng cố, dặn dò :
- GV nhắc lại những từ HS viết sai, tuyên dương những em viết tốt.
- GV yêu cầu HS về nhà ghi nhớ quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng có nguyên âm

đôi ia, iê để không đánh dấu thanh sai vị trí.
- Chuẩn bị: Một chuyên gia máy xúc
4. Nhận xét tiết học
D/ Bổ sung :…………………………………………………………………………….
CHÍNH TẢ (Nghe-đọc)
MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC
SGK/46 - TGDK : 40 phút.
A. Mục tiêu:
1. Viết đúng bài chính tả, không mắc quá 5 lỗi trong bài; biết trình bày đúng đoạn
văn.
2. Tìm được các tiếng có chứa uô, ua trong bài văn và nắm được cách đánh dấu
thanh: trong các tiếng có uô, ua (BT2); tìm được tiếng thích hợp có chứa uô hoặc
ua để điền vào 2 trong số 4 câu thành ngữ ở BT3.
B/ Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi nội dung cấu tạo vần.
C/ Các hoạt động dạy - học :
1.Bài cũ :
- GV yêu cầu HS viết các tiếng tiến, biển, bìa, mía vào mô hình cấu tạo vần; sau
đó nói rõ vị trí đặt dấu thanh trong từng tiếng.
- Giới thiệu bài : Một chuyên gia máy xúc
2. Bài mới : .
a.Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nghe - viết:
- GV đọc bài chính tả trong SGK 1 lượt, HS theo dõi trong SGK.
- HS đọc thầm lại bài chính tả. Giúp HS nắm nội dung đoạn viết.
- HS phát hiện những từ dễ viết sai và luyện viết vào bảng con.
- HS gấp SGK. GV đọc từng câu cho HS viết bài.
- GV đọc lại toàn bài chính tả một lượt, HS soát lại bài.
- GV chấm chữa 7-10 bài. Trong khi đó, từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau.
b.Hoạt động 2 : HD HS làm BT chính tả :
Bài tập 1 : Tìm các tiếng có chứa uô, ua trong bài văn dưới đây:
- Một HS đọc yêu cầu của BT.

- Cả lớp đọc thầm nội dung BT, viết vào VBT những tiếng chứa ua, uô.
- Hai HS lên bảng làm vào bảng phụ, nêu nhận xét về cách đánh dấu thanh.:
(Trong các tiếng có ua (tiếng không có âm cuối) : dấu thanh đặt ở chữ cái đầu của âm
chính ua - chữ u. Trong các tiếng có uô (tiếng có âm cuối) : dấu thanh đặt ở chữ cái
thứ 2 của âm chính uô - chử ô.
Bài tập 2 :Điền tiếng có chứa uô hoặc ua thích hợp với mỗi chỗ trống trong các …
- Mỗi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS làm bài vào VBT, GV giúp HS tìm hiểu nghĩa các thành ngữ.
- Cả lớp nhìn kết quả làm bài đúng, nêu nhận xét. GV chốt :
+ Muôn người như một : ý nói đoàn kết một lòng.
+ Chậm như rùa : ý nói quá chậm chạp.
+ Ngang như cua : ý nói tính tình gàn dở, khó nói chuyện, khó thống nhất ý kiến.
+ Cày sâu cuốc bẫm : ý nói chăm chỉ làm việc trên ruộng đồng.
3. Củng cố, dặn dò :
- GV nhắc lại những từ HS viết sai, tuyên dương những em viết tốt.
- GV yêu cầu HS về nhà ghi nhớ quy tắc đánh dấu thanh ở các tiếng chứa các
nguyên âm đôi ua / uô
- Chuẩn bị: Ê-mi – li con…
4. Nhận xét tiết học
D/ Bổ sung : …………………………………………………………………………
CHÍNH TẢ (Nhớ - viết)
Ê-MI-LI, CON…
SGK/55 - TGDK : 40 phút.
A/ Mục tiêu:
1. Nhớ - viết đúng chính tả , không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình
thức thơ tự do.
2. Nhận biết được các tiếng chứa ưa,ươ và cách ghi dấu thanh theo yêu cầu của
BT2; tìm được tiếng chứa ưa, ươ thích hợp trong 2, 3 câu thành ngữ, tục ngữ ở
BT3.
3. HS khá, giỏi làm đầy đủ được BT3, hiểu nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ.

B/ Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi nội dung BT3.
- Phấn màu để chữa lỗi bài viết của HS trên bảng.
C/ Các hoạt động dạy - học :
1. Bài cũ :
- HS viết những tiếng có nguyên âm đôi uô, ua và nêu quy tắc đánh dấu thanh ở
những tiếng đó.
- GTB: Ê-mi-li, con… ( GV nêu MĐ, YC của tiết học).
2. Bài mới :
a. Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS Nhớ - viết
- Hai HS đọc thuộc lòng hai khổ thơ cần nhớ - viết trong bài Ê-mi-li, con…
- Cả lớp đọc thầm, chú ý các dấu câu, tên riêng.
- GV nhắc nhở HS chú ý những chữ dể viết sai, những chữ cần viết hoa.
- HS gấp SGK, nhớ lại hai khổ thơ, tự viết bài.
- Hết thời gian quy định , GV yêu cầu HS soát lại bài.
- GV chấm chữa 7-10 bài. Trong khi đó, từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau.
b. Hoạt động 2 : HD HS làm BT chính tả :
Bài tập 1 : Tìm những tiếng có ưa hoặc ươ trong hai khổ thơ dưới dây…
- Một HS đọc yêu cầu của BT. Cả lớp theo dõi SGK.
- HS tiếp nối nhau lên bảng điền các tiếng có chứa ưa, ươ.
- GV lưu ý cho HS : Trong tiếng giữa (không có âm cuối) : dấu thanh đặt ở chữ
cái đầu của âm chính. Các tiếng lưa, thưa, mưa không có dấu thanh vì mang
thanh ngang. Trong các tiếng tưởng, nước, ngược (có âm cuối) : dấu thanh đặt ở
chữ cái thứ 2 của âm chính. Tiếng tươi không có dấu thanh vì mang thanh ngang.
- Cả lớp và GV nhận xét kết quả của từng nhóm, kết luận nhóm thắng cuộc.
- HS chữa bài trong VBT.
Bài 2 : Tìm tiếng có chứa ưa hoặc ươ thích hợp với mỗi chỗ trống trong các …
- HS đọc yêu cầu của BT.
- GV giúp HS hoàn thành BT và hiểu nội dung các thành ngữ, tục ngữ.
3. Củng cố- dặn dò :

- HS nhắc lại cách đặt dấu thanh ở những tiếng có nguyên âm đôi ưa, ươ.
- GDHS trình bày đẹp, cẩn thận.
- GV yêu cầu HS về nhà ghi nhớ mô hình cấu tạo vần.
- Chuẩn bị : Dòng kinh quê hương
4. Nhận xét tiết học
D/ Bổ sung ………:…………………………………………………………………
Thứ sáu ngày 1 tháng 10 năm 2010
CHÍNH TẢ (Nghe-đọc)
DÒNG KINH QUÊ HƯƠNG
SGK/ 65 - TGDK : 40 phút.
A. Mục tiêu:
1. Viết đúng chính tả, không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức bài
văn xuôi.
2. Tìm được vần thích hợp để điền vào cả 3 chỗ trống trong đoạn thơ (BT2); thực
hiện được 2 trong 3 ý (a,b,c) của BT3. HS khá giỏi làm được đầy đủ BT3.
3. * GDHS: Tình cảm yêu quý vẻ đẹp của dòng kinh (kênh) quê hương, có ý thức
bảo vệ môi trường xung quanh.
B/ Đồ dùng dạy học Bảng phụ ghi nội dung BT 1.2
C/ Các hoạt động dạy - học :
1. Bài cũ :
- GV yêu cầu HS viết các tiếng chứa các nguyên âm đôi ưa, ươ trong hai khổ thơ
của Huy Cận, sau đó nói rõ vị trí đặt dấu thanh trong từng tiếng có nguyên âm
đôi ưa, ươ.
- GTB: Dòng kinh quê hương (GV nêu MĐ, YC của tiết học).
2. Bài mới :
a. Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nghe - viết
- GV đọc bài chính tả trong SGK 1 lượt, HS theo dõi trong SGK.
- HS đọc thầm lại bài chính tả. Giúp HS nắm nội dung đoạn viết
- Hs luyện viết từ khó ở bảng con những từ dễ viết sai.
- GV đọc từng câu cho HS viết bài.

- GV đọc lại toàn bài chính tả một lượt, HS soát lại bài.
- GV chấm chữa 7-10 bài. Trong khi đó, từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau.
b. Hoạt động 2 : HD HS làm BT chính tả :
Bài tập 2 : Điền một vần thích hợp với cả 3 chỗ trống dưới đây…
- Một HS đọc yêu cầu của BT.
- Cả lớp đọc thầm nội dung BT, viết vào VBT những tiếng chứa iê, ia.
- Hai HS lên bảng làm vào bảng phụ, nêu nhận xét về cách đánh dấu thanh.
(Rạ rơm thì ít, gió đông thì nhiều / Mê đuổi một con diều / Củ khoai nướng để cả
chiều thành tro.)
Bài tập 3: Điền tiếng có chứa ia hoặc iê thích hợp với mỗi chỗ trống trong các …
- Mỗi HS đọc yêu cầu của bài tập. HS làm bài vào VBT – 1 em làm bảng phụ.
- GV giúp HS tìm hiểu nghĩa các thành ngữ.
- Cả lớp nhìn kết quả làm bài đúng, nêu nhận xét.
- GV chốt : Đông như kiến. / Gan như cóc tía. / Ngọt như mía lùi.
- GV yêu cầu HS đọc thuộc các thành ngữ trên.
3. Củng cố, dặn dò :
- GV nhắc lại những từ HS viết sai, tuyên dương những em viết tốt.
- GV yêu cầu HS về nhà ghi nhớ quy tắc đánh dấu thanh ở các tiếng chứa các
nguyên âm đôi ua / uô.* GDHS: Tình cảm yêu quý vẻ đẹp của dòng kinh (kênh)
quê hương, có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh.
- Chuẩn bị: Kì diệu rừng xanh
4. Nhận xét tiết học
D/ Bổ sung ………………………………………………………………………….
CHÍNH TẢ (Nghe-đọc)
KÌ DIỆU RỪNG XANH
SGK/76 - TGDK : 40 phút.
A.Mục tiêu :
1. Viết đúng bài chính tả, không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức
đoạn văn xuôi.
2. Tìm được các tiếng chứa yê , ya trong đoạn văn (BT2); tìm được tiếng có vần

uyên thích hợp để điền vào ô trống (BT3).
B/ Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi nội dung BT 2,3
C/ Các hoạt động dạy - học :
1.Bài cũ :
- GV yêu cầu HS viết các tiếng chứa các nguyên âm đôi ưa, ươ trong hai khổ thơ
của Huy Cận, sau đó nói rõ vị trí đặt dấu thanh trong từng tiếng có nguyên âm
đôi ưa, ươ.
- GTB: Kì diệu rừng xanh (GV nêu MĐ, YC của tiết học).
2. Bài mới :
a. Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nghe - viết
- GV đọc bài chính tả trong SGK 1 lượt, HS theo dõi trong SGK.
- HS đọc thầm lại bài chính tả. Giúp HS nắm nội dung bài
- HS phát hiện từ dễ viết sai và luyện viết bảng con.
- GV đọc cho HS viết bài
- GV đọc lại toàn bài chính tả một lượt, HS soát lại bài.
- GV chấm chữa 7-10 bài. Trong khi đó, từng cặp HS đổi vở soát lỗicho nhau.
b.Hoạt động 2 : HD HS làm BT chính tả :
Bài tập 1 :Tìm trong đoạn tả cảnh rừng khuya dưới đây những tiếng có chứa…
- Một HS đọc yêu cầu của BT.
- Cả lớp đọc thầm nội dung BT, viết vào VBT những tiếng chứa iê, ia.
- Hai HS lên bảng làm vào bảng phụ, nêu nhận xét về cách đánh dấu thanh.
- GV chốt ý: khuya, truyền thuyết, xuyên, yên.
Bài tập 2:Tìm tiếng có vần uyên thích hợp với mỗi ô trống dưới đây.
- Mỗi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS làm bài vào VBT, GV giúp HS tìm hiểu nghĩa các thành ngữ.
- Cả lớp nhìn kết quả làm bài đúng, nêu nhận xét.
- GV chốt : a) thuyền, thuyền – b) khuyên
- GV yêu cầu HS đọc thuộc các thành ngữ trên.
Bài tập 3: Tìm tiếng có âm yê để viết tên các loài chim trong những tranh dưới đây
- Mỗi HS đọc yêu cầu của bài tập. HS thảo luận nhóm đôi – Trình bày

- HS nhận xét bổ sung – GV chốt ý: yểng, hải yến, đỗ quyên.
3. Củng cố, dặn dò :
- GV nhắc lại những từ HS viết sai, tuyên dương những em viết tốt.
- GV yêu cầu HS về nhà ghi nhớ quy tắc đánh dấu thanhở các tiếng chứa các
nguyên âm đôi yê, ya.
- Chuẩn bị: Tiếng đàn ba – la –lai- ca trên sông Đà
4. Nhận xét tiết học
D/ Bổ sung :………………………………………………………………………

×