Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

bien phap ren ky nang doc hieu cho hoc sinh lop 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.35 KB, 23 trang )

PHẦN THỨ NHẤT: PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tiếng Anh là bộ môn khá mới mẻ, có đặc thù riêng và gây trí tò mò ham
mê đối với các em học sinh bậc tiểu học xong cũng không tránh khỏi gây ra
những khó khăn làm nản chí người học. Đây là một bộ môn khá thú vị nhưng
đòi hỏi sự cần cù, chịu khó cao từ phía người học nếu không kiến thức sẽ dễ
dàng đứt quãng và dễ quên. Do đó để tạo cho đối tượng học những hứng thú
và niềm yêu thích đặc biệt với môn Tiếng Anh đồng thời giúp các em nhớ
ngay và khắc sâu kiến thức là niềm băn khoăn, trăn trở của các giáo viên.
Trong những năm gần đây, Bộ giáo dục và đào tạo đã nghiên cứu biên soạn
và đưa vào áp dụng nhiều phương pháp giảng dạy mới về bộ môn Tiếng Anh
ở các cấp học. Thực tế triển khai đổi mới phương pháp giảng dạy ở các bậc
học, cấp học và đặc biệt từ khi triển khai thí điểm môn Tiếng Anh cho bậc
Tiểu học, thì dạy theo phương pháp đổi mới là một quy định bắt buộc đối với
các cấp học.
Với mục tiêu là hình thành cho học sinh những kiến thức cơ bản, đơn giản
bằng Tiếng Anh trong giao tiếp hàng ngày thông qua 4 kỹ năng: Nghe - Nói -
Đọc - Viết. Trong đó, đọc là một trong những kĩ năng cơ bản được chú trọng
trong quá trình dạy và học ngoại ngữ. Đọc vừa là mục đích vừa là phương
tiện hữu hiệu và thiết yếu để học sinh có thể nắm vững, củng cố kiến thức
ngôn ngữ, mở rộng vốn từ cũng như hiểu sâu thêm về văn phong, cách sử
dụng ngôn ngữ mình đang học. Ngay từ năm lớp 3 học sinh đã được làm quen
với những bài đọc ngắn, dễ hiểu và thường là những bài yêu cầu đọc và nối.
Chương trình càng lên cao thì kĩ năng đọc càng được yêu cầu rèn luyện khắt
khe hơn. Nếu giáo viên không có phương pháp giảng dạy tốt sẽ không thể
truyền đạt hết nội dung của bài dạy. Để đáp ứng được nhu cầu thực tế, mỗi
giáo viên cần phải tìm cho mình một phương pháp tối ưu, phù hợp với tình
hình thực tế và đối tượng học sinh. Qua 2 năm được chuyên môn nhà trường
phân công dạy tiếng Anh ở các khối 3, 4, 5 theo chương trình sách giáo khoa
1
mới tại trường tiểu học Quảng Lợi, bản thân tôi đã cố gắng học hỏi, vận dụng


nhằm phát huy hiệu quả giảng dạy bài đọc hiểu, đặc biệt là bài đọc hiểu lớp 4.
Tuỳ vào mục đích của từng bài đọc mà giáo viên có thể khai thác khéo léo,
tiến hành các loại luyện tập thủ thuật đọc hiểu khác nhau để thực hiện các
mục đích dạy học cụ thể.
Vì những lý do trên tôi đã chọn đề tài: “Biện pháp rèn kỹ năng đọc hiểu
tiếng Anh cho học sinh lớp 4”.
2. Mục đích nghiên cứu:
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này là nhằm tìm hiểu tầm quan trọng
của kĩ năng đọc Tiếng Anh. Từ thực trạng của việc dạy kĩ năng đọc ở trường,
tìm ra những giải pháp giảng dạy tích cực phù hợp với từng bài, từng đối
tượng học sinh.nhằm nâng cao năng lực đọc hiểu cho học sinh nói riêng và
nâng cao chất lượng dạy tiếng Anh nói chung.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
3.1. Những vấn đề lý luận về thủ thuật và hoạt động cho các bước dạy bài
đọc trong chương trình Tiếng Anh Tiểu học nói chung, sách giáo khoa “Let’s
learn English” book 2 dành cho học sinh lớp 4 để phát triển kỹ năng đọc cho
học sinh.
3.2. Tình hình thực tiễn dạy và học các bài đọc hiểu trong sách giáo khoa
“Let’s learn English” book 2 dành cho học sinh lớp 4 tại trường Tiểu học
Quảng Lợi.
3.3. Từ việc nghiên cứu vận dụng đề tài, đề xuất 1 số biện pháp dạy kỹ năng
đọc góp phần nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh nói chung, kỹ năng
đọc nói riêng ở trường Tiểu học Quảng Lợi.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
Tìm tòi nghiên cứu từ các sách và tài liệu tham khảo, giáo trình có liên
quan đến vấn đề chính của đề tài này bằng phương pháp phân tích, tổng hợp,
2
so sánh để rút ra những vấn đề lý luận có tính chất định hướng làm cơ sở để
giải quyết vấn đề, nhiệm vụ nghiên cứu.

4.2. Phương pháp so sánh đối chiếu:
Trong quá trình nghiên cứu và dạy thực nghiệm ở bốn lớp: 4A, 4B, 4C, 4D
tôi đã sử dụng phương pháp này để so sánh đối chiếu kết quả khảo sát ban đầu
và kết quả sau khi thực nghiệm. Từ đó có định hướng đúng đắn hơn về
phương pháp giảng dạy.
4.3. Phương pháp kiểm tra đánh giá:
Thông qua những tiết dạy của bản thân và kết quả kiểm tra khảo sát học
sinh để phân loại đối tượng học sinh và có biện pháp phù hợp với từng đối
tượng.
3
PHẦN THỨ HAI: PHẦN NỘI DUNG
1. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
1.1. Những vấn đề về cơ sở lý luận
a) Tầm quan trọng của việc dạy kỹ năng đọc
Đọc là một kĩ năng quan trọng, rất cần thiết trong việc dạy và học ngôn
ngữ ở các cấp học, lớp học. Trong lớp học ngoại ngữ, học sinh đọc để nắm bắt
thông tin, để kiểm tra lại các dữ kiện để tìm câu trả lời cho những câu hỏi
hoặc làm sáng tỏ một vấn đề nào đó…. Nếu không đọc được thì học sinh sẽ
khó tiếp thu và ghi nhớ được dữ liệu và thông tin lâu dài.
Trong cuộc sống hàng ngày học sinh lưu trữ được rất nhiều thông tin qua dạy
chữ viết từ việc học theo sách vở ở trong trường đến việc đọc những thông tin
quảng cáo, tiếp thị, hướng dẫn sử dụng máy móc, thiết bị, thông báo tin tức
qua báo chí, truyền hình…. Học đọc có nghĩa là người học được rèn luyện để
nhận ra mặt chữ và ý nghĩa thông tin đang được đọc.
Tiếng Việt và Tiếng Anh gần giống nhau, chỉ một số rất ít mẫu tự khác nhau:
F, J, W, Z … Tùy theo mục đích của bài học giáo viên có thể dạy học theo
một vài cách khác nhau:
- Người đọc thay phiên nhau đọc lớn tiếng (thường áp dụng trong các lớp mới
bắt đầu học và cho người nhỏ tuổi).
- Giáo viên đọc, học sinh soát theo trong sách

- Học sinh đọc thầm
Ở các lớp mới bắt đầu học Tiếng Anh, học sinh phải làm quen với sự kết hợp
các chữ cái trong hệ thống chữ viết và dựa vào thông tin cho sẵn để hiểu được
ngữ nghĩa của từ, của cụm từ, mệnh đề và câu Tiếng Anh.
Việc đọc thành tiếng một câu hoặc một bài văn Tiếng Anh là một việc khó đối
với các em học sinh đặc biệt là đối với các em học sinh tiểu học vì từ Tiếng
Anh không thể đánh vần như tiếng Việt. Hơn nữa các em là những đối tượng
mới bắt đầu làm quen với bộ môn này nên cũng có những khó khăn nhất định.
Ngoài ra còn nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc đọc thành tiếng như trọng âm,
4
tiết tấu và ngữ điệu vì những yếu tố này có ảnh hưởng đến việc diễn đạt ý
nghĩa của từ và câu.
Ở các lớp dạy ngoại ngữ, hoạt động đọc thường được tổ chức nhằm củng cố
những hoạt động rèn luyện trước đó như các hoạt động nghe và nói chẳng
hạn.
Việc đọc trong lớp theo các phương pháp cũ thường mang tính “ép buộc” vì
giáo viên thường ra bài tập để học sinh thực hiện. Để việc dạy đọc có hiệu
quả và mang tính giao tiếp hơn, giáo viên cần có giai đoạn chuẩn bị và làm
cho học sinh cảm thấy có nhu cầu đọc.
Các bài đọc cần phải chuẩn xác về ngôn ngữ, phong phú và đa dạng về thể
loại, có nội dung liên quan và làm phong phú thêm kinh nghiệm sống của học
sinh, gây hứng thú để việc đọc không bị nhàm chán. Lời hướng dẫn thực hiện
các bài tập đọc cần chú ý nhấn mạnh hướng dạy các kĩ năng đọc và việc thảo
luận mở rộng đề tài của bài học.
b) Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc dạy học.
Theo một số chuyên gia như Colvin & Root (1981), Havernson & Haynes
(1982), MeGee ( 1977), Thornis ( 1970)…giáo viên cần phải chú ý đến các
yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của việc dạy đọc cho những người mới
bắt đầu như:
- Khả năng tập trung của học sinh trong một thời gian tối thiểu.

- Khả năng đọc hiểu lời hướng dẫn
- Khả năng theo dõi một dòng chữ in dài.
- Khả năng hiểu và hình thành các ký hiệu.
- Khả năng nhận ra ý tưởng do tranh thể hiện một vật thực nào đó.
- Khả năng nhận ra những câu khẳng định và câu hỏi mà học sinh nghe được.
- Khả năng nhận ra và nói được những mẫu ngữ điệu cơ bản.
Các khả năng này có thể đạt được qua quá trình rèn luyện trong các hoạt động
đọc và viết mà học sinh thực hiện. Kết quả nhanh hay chậm tùy vào kiến thức
5
nền mà học sinh đó có trước trong việc học tiếng mẹ đẻ, sức khỏe và sự sắc
sảo trong khả năng nghe và nhìn.
Ngoài ra còn có một số yếu tố khác tác động đến việc học ngoại ngữ của học
sinh như:
- Giáo viên có thể đoán trước rằng học sinh sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc
đọc hiểu bài văn nếu nội dung bài văn không quen thuộc với họ.
- Kinh nghiệm nói của học sinh được sử dụng vào việc giải mã bài văn thay
đổi tùy theo lứa tuổi và kinh nghiệm sống của học sinh đối với thứ tiếng đang
học.
- Khả năng suy luận, nói và sự hiểu biết về các khái niệm như từ, cụm từ,
câu, âm và các khái niệm khác có tác dụng tích cực đến sự thành công của
việc đọc ban đầu.
- Mức độ hiểu các loại văn bản tùy theo lứa tuổi và kinh nghiệm của học sinh
đối với văn hóa của dân tộc nói thứ tiếng đang được học.
- Học sinh học ngoại ngữ có nhu cầu về giải thích liên quan đến những phép
ẩn dụ trong văn viết, các thành ngữ và các thông tin liên quan về văn hóa của
dân tộc có thứ tiếng được học nhiều hơn so với học sinh học tiếng mẹ đẻ của
mình.
1. 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.
a) Về phía học sinh
Tiếng Anh là một môn học khá mới mẻ đối với học sinh tiểu học, ý thức

học môn Tiếng Anh đối với các em còn chưa cao do các em nghĩ đây là môn
học tự chọn, kết quả học môn này không ảnh hưởng đến việc đánh giá học lực
của các em. Hơn nữa, nhiều học sinh cho rằng Tiếng Anh là môn khó học,
thậm chí nhiều em còn sợ môn học này, số học sinh nắm kiến thức kỹ năng là
rất ít. Vì thế nên các em rất thụ động trong các tiết học và không hứng thú học
tập bộ môn. Nếu giáo viên không đầu tư soạn kế hoạch bài học chi tiết, rõ
ràng và thực sự sáng tạo trong quá trình triển khai bài đọc hiểu; học sinh sẽ
cảm thấy tiết học nhàm chán và tẻ nhạt. Thực trạng trong việc học bộ môn,
6
học sinh hay có thói quen thụ động, quen nghe, ghi chép giống như một bản
sao. Hầu hết học sinh chưa có thói quen chủ động tìm hiểu, khám phá bài học
nếu không được giao nhiệm vụ hoặc nếu có được giao nhiệm vụ thì cũng còn
lúng túng trong khi giải quyết vấn đề. Các em chưa có nhu cầu bộc lộ những
suy nghĩ, tình cảm, sở thích, năng khiếu của mình trước tập thể, ý thức học
bài cũ và chuẩn bị bài trước khi đến trường còn hạn chế, vẫn còn tồn tại thói
quen chờ tiếp nhận kiến thức từ giáo viên. Thậm chí nếu các em gặp vướng
mắc thì cũng không chủ động hỏi giáo viên nếu giáo viên không tự giải thích.
Đa số học sinh chưa có kỹ năng tự mình tìm tòi và khám phá bài đọc hiểu.
Mặt khác, do trường nằm trên địa bàn nông thôn, kinh tế còn nhiều khó khăn
trong việc trao đổi hoc tập lẫn nhau, thậm chí nhiều học sinh không đủ sách
vở để học.
Trong năm học 2011 – 2012, trước khi nghiên cứu và áp dụng các biện pháp
để rèn kỹ năng đọc cho học sinh, tôi đã khảo sát chất lượng kỹ năng đọc của
học sinh khối tôi trực tiếp giảng dạy. Kết quả khảo sát của 107 học sinh khối
4 như sau:
b) Về phía giáo viên
Do nhà trường chỉ có một giáo viên ngoại ngữ nên việc dự giờ, thăm lớp
để đóng góp ý kiến, trao đổi kinh nghiệm không thể thực hiện được. Hơn nữa,
do bản thân giáo viên lại chuyển từ THCS xuống, kinh nghiệm giảng dạy đối
tượng học sinh lứa tuổi tiểu học còn ít, chưa có điều kiện để sinh hoạt chuyên

môn cụm, thi giáo viên giỏi…dẫn đến còn lúng túng trong việc áp dụng
phương pháp đổi mới phù hợp với đối tượng là học sinh tiểu học.
7
Lớp Giỏi Khá TB Yếu
SL TL SL TL SL TL SL TL
4A (26) 3 11.5% 4 15.4% 9 34.6% 10 38.5%
4B (27) 2 7.4% 6 22.3% 8 29.6% 11 40.7%
4C (28) 3 10.7% 6 21.4% 8 28.6% 11 39.3%
4D (26) 4 15.4% 6 23% 8 30.8% 8 30.8%
Tuy nhiên, xác định được vai trò quan trọng của giáo viên nên tôi thường
xuyên chuẩn bị kỹ càng cho mỗi tiết dạy, lên kế hoạch cho từng bài, chuẩn bị
đồ dùng dạy học nhằm tạo ra sự hứng thú cho học sinh làm cho tiết học trở
nên sinh động và đạt hiệu quả cao hơn. Hơn nữa bản thân cũng luôn tìm tòi
học hỏi để có thể áp dụng được phương pháp đổi mới trong dạy học. Vì vậy
tôi cũng đã biết cách áp dụng phương pháp đổi mới trong dạy học “thầy thiết
kế, trò thi công” lấy người học làm trung tâm, người dạy chỉ là người hướng
dẫn, người hỗ trợ, người cố vấn, người kiểm tra… Người học không còn là
người thụ động tiếp thu kiến thức mà là trung tâm của quá trình dạy học, chủ
động, sáng tạo trong quá trình học tập.
c. Về cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy:
Cơ sở vật chất của nhà trường chưa đáp ứng được đối với đặc trưng bộ
môn; chưa có phòng đa năng, tranh ảnh, các thiết bị giảng dạy hiện đại…dẫn
đến việc áp dụng giảng dạy theo phương pháp đổi mới chưa thực sự hiệu quả.
2. Một số biện pháp dạy bài đọc:
2.1. Phương pháp chung khi giảng dạy tiết reading lớp 4:
Bài đọc được dùng trong giảng dạy ngoại ngữ có 2 loại cơ bản: bài đọc
được dùng để dạy ngữ liệu và bài đọc để phát triển kỹ năng đọc hiểu. Tuỳ
theo mục đích của từng bài đọc chú trọng dạy tiếng hay dạy kỹ năng đọc hiểu
mà người thầy có những cách khai thác bài đọc khác nhau.
a. Bài đọc để dạy ngữ liệu:

Ở thể loại bài đọc này, công việc chủ yếu của giáo viên là tìm cách giúp
học sinh hiểu được bài đọc qua các hoạt động như giới thiệu, trình bày, giảng
giải, gợi ý về nội dung cũng như về ngôn ngữ của bài. Sau đó là các hoạt
động luyện tập, kiểm tra mức độ hiểu và thực hành các kiến thức ngôn ngữ
vừa học phối hợp với tất cả các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết khác nhau.
Một bài đọc như vậy có thể được tiến hành như sau:
- Giáo viên có thể giới thiệu bài đọc bằng cách sử dụng nhiều thủ thuật khác
nhau: giáo viên có thể ra câu hỏi gợi mở, đặt câu hỏi để khai thác các kiến
8
thức có sẵn của học sinh về nội dung đề tài của bài, ôn lại bài cũ có liên quan
đến nội dung của bài mới…
- Trình bày giới thiệu nội dung bài đọc có kèm theo tranh minh họa nếu cần,
đồng thời phối hợp giới thiệu cấu trúc, từ mới sử dụng thủ thuật giới thiệu
ngữ liệu mới.
- Luyện hỏi đáp về bài đọc, khai thác các ngữ liệu có trong bài
- Thực hành ngữ liệu mới, phối hợp giữa ngữ cảnh và nội dung bài đọc
- Củng cố tóm tắt xây dựng nội dung bài đọc bằng các bài tập
- Đọc to luyện phát âm ngữ điệu nếu cần
- Mở rộng các hoạt động, bài tập nối tiếp (follow activities) phối hợp các kỹ
năng nghe, nói, đọc, viết mức độ có thể…
Với những dạng hoạt động luyện tập như vậy, thực tế các bài đọc như trên có
liên quan đến bài thực hành nói hơn là đọc hiểu. Bài đọc lúc này là phương
tiện giới thiệu ngữ cảnh, ngữ liệu cho việc dạy tiếng nói chung.
Việc rèn luyện và phát triển kỹ năng đọc hiểu đòi hỏi phải có những hình thức
thủ thuật và các hoạt động luyện tập khác với tiến trình trên.
b. Bài đọc nhằm phát triển kỹ năng đọc hiểu:
Các bài đọc nhằm giúp học sinh phát triển kỹ năng đọc hiểu không chỉ đơn
thuần giúp học sinh hiểu ngữ liệu trong một đoạn văn mà còn tạo ra những
hoạt động luyện tập để giúp học sinh thực hành các kỹ năng đọc. Đó là những
kỹ năng hết sức cần thiết mà qua đó các em có thể đọc và hiểu được những

đoạn văn khác nhau cho những mục đích khác nhau. Ở một bài đọc nhằm phát
triển kỹ năng đọc hiểu, giáo viên không trình bày, giới thiệu nội dung mà học
sinh phải tự đọc để nắm bắt nội dung. Vai trò của giáo viên chỉ là hỗ trợ, gợi
ý, hướng dẫn đặt ra yêu cầu kiểm tra.
Các hoạt động của học sinh đều gắn với các nhu cầu, mục đích gần với nhu
cầu mục đích thật của việc đọc trong đời sống hàng ngày.
2.2. Các biện pháp cụ thể:
9
Để làm tốt điều này tôi đã tiến hành luyện tập phát triển kỹ năng đọc hiểu
cho học sinh theo ba giai đoạn như sau:
- Trước khi đọc (pre-reading)
- Trong khi đọc (while-reading)
- Sau khi đọc (post-reading)
2.2.1. Giai đoạn trước khi đọc (pre-reading):
Giai đoạn trước khi đọc bao gồm những hoạt động và thủ thuật nhằm đạt
được những mục đích sau:
+ Gây hứng thú (arouse interest)
+ Thiết lập ngữ cảnh (set up the context)
+ Tạo nhu cầu, lý do, mục đích của việc đọc (Create reasons for reading)
+ Dạy trước cấu trúc, từ mới cần thiết giúp cho học sinh hiểu được bài đọc
(Pre-teach structures, newwords).
+ Giới thiệu tóm tắt nội dung bài đọc (introduce briefly the topic, content)
+ Gợi ý hướng sự chú ý vào những điểm chính của bài đọc (eliciting, guiding
questions)
+ Cho học sinh đoán trước nội dung bài đọc (predict the text)
+ Nêu những điều muốn biết qua bài đọc (give expectation).
Trong sách giáo khoa tiểu học thường có in tranh ảnh kèm theo với bài đọc,
giáo viên nên sử dụng những tranh ảnh này để hướng sự chú ý của học sinh
vào nội dung bài đọc bằng cách giúp các em đoán trước những ý tưởng và
ngôn ngữ thể hiện trong bài.

a. Pre-teach vocabulary:
Trong bước pre-reading có một vài điểm mà tôi luôn chú ý đó là quy trình
giới thiệu từ mới nhất thiết phải được thực hiện theo phương pháp mới gồm 4
bước: nghe-nói-đọc-viết. Nghĩa là đầu tiên giáo viên phải giới thiệu nghĩa của
từ mới bằng tranh ảnh, vật thật, hành động…cùng lúc với việc giáo viên phát
âm từ này một hoặc hai, ba lần nếu từ khó (bước nghe). Sau đó học sinh lặp
lại theo giáo viên từ mới đó nhiều lần (bước nói); tiếp theo giáo viên viết từ
10
mới lên bảng và yêu cầu học sinh phát âm từ này (bước đọc) và cuối cùng học
sinh viết từ mới đó vào vở (bước viết).
Tuy nhiên giáo viên cần chú ý sửa lỗi phát âm và tổ chức các hoạt động trên
nguyên tắc học sinh phải hiểu được những gì mà các em đang nghe, nói, đọc.
b. Pre-questions:
Quy trình thứ hai không kém phần quan trọng là phần pre-questions (hay
guiding questions). Thông thường giáo viên chỉ cần nêu vài câu hỏi gợi mở
trong giai đoạn này. Câu hỏi cần đi vào vấn đề chính, nội dung quan trọng của
bài đọc nhằm dẫn dắt học sinh vào vấn đề để cho các em tự giải quyết vấn đề
đó. Trong suốt khâu này giáo viên cần tập cho các em tư duy mà không cần
nhìn vào sách giáo khoa.
Đôi khi giáo viên có thể yêu cầu học sinh đọc lướt qua bài để có một số ý
niệm tổng quát về thông tin trong bài đọc. Bằng một số hoạt động như thế
giáo viên có thể gây hứng thú “muốn đọc” và làm cho học sinh quan tâm đến
chủ đề sắp được đọc.
Ví dụ 1: Trong sách “Let’s learn English – Book 2”
Unit 5: My school subjects (B 4, 5, 6) – Trang 52, 53
Giáo viên: Đây là Linda. Bạn ấy là học sinh của trường tiểu học Oxford.
Chúng ta hãy cùng tìm hiểu đoạn văn giới thiệu về Linda và những môn học
của bạn ấy ở trường nhé.
Giáo viên có thể đưa ra câu hỏi gợi ý :
+ What subjects does Linda have today?(Hôm nay Linda có những môn học

gì?)
+ What is her favourite subject? (Môn học yêu thích của bạn ấy là gì?)
+ Why does she like it? (Tại sao bạn ấy lại thích môn học đó?)
c. Brainstorming:
Thủ thuật này thường được sử dụng để thiết lập tình huống hoặc giới thiệu
chủ đề của bài học. Đây là thủ thuật nhằm hướng học sinh vào chủ đề của bài
đọc.
11
Ví dụ 1: Trong sách “Let’s learn English – Book 2”
Unit 3: The things we can do (B4, 5, 6) – Trang 32, 33
Giáo viên: Chúng ta sẽ được đọc một đoạn văn giới thiệu về Linda và những
khả năng bạn ấy có thể làm được và không làm được.
Giáo viên: Can you guess what Linda can do and what she can not do? (Các
em thử đoán xem bạn ấy có khả năng làm được và không làm được những gì).

can sing can dance
Ví dụ 2: Trong sách “Let’s learn English – Book 2”
Unit 7: My day (B4, 5, 6) – Trang 72, 73
Giáo viên: Mai đang giới thiệu với các bạn về những hoạt động hàng ngày
của mình thường diễn ra vào lúc mấy giờ.
Giáo viên: Can you guess what activities Mai talk about and What time she
do that activities? (Các em thử đoán xem Mai nói về những hoạt động thường
ngày nào của mình và bạn ấy thực hiện những hoạt động đó vào lúc mấy giờ).

get up/ 6 o’clock have breakfast/ 6.30

go to school/ 7 o’clock go to bed/ 10 o’clock
2.3.2. Giai đoạn trong khi đọc (while-reading):
Trong quá trình này các hoạt động được tổ chức nhằm giúp học sinh rèn
luyện kĩ năng đọc hiểu: một số kĩ năng học khác được kết hợp trong việc rèn

luyện kĩ năng đọc hiểu.
Trước hết, giáo viên đọc cả bài văn sau đó cho học sinh đọc thầm. Trong việc
dạy đọc mở rộng, hình thức đọc thầm rất thích hợp và mang lại hiệu quả cao.
Giáo viên giới hạn thời gian đọc và sau đấy cho một số câu hỏi để kiểm tra
12
What Linda
can/cannot do
Mai’s daily
activities
mức độ đọc hiểu của học sinh. Giáo viên sẽ giúp các cá nhân nào gặp khó
khăn trong khi đọc. Việc cho học sinh đọc lớn bài văn cần có sự chuẩn bị
trước để việc đọc không mất thời gian và kém hiệu quả. Việc cho học sinh
đọc lớn bài văn được thực hiện theo một số cách như sau:
- Đối với lứa tuổi học sinh tiểu học, các em mới bắt đầu học Tiếng Anh, giáo
viên nên đọc mẫu và yêu cầu cả lớp lặp lại từng câu.
- Giáo viên đọc đoạn văn, sau đó gọi một số em đọc lại.
Trong khi dạy đọc giáo viên sẽ nêu một số câu hỏi nhằm hướng học sinh vào
hoạt động trả lời các câu hỏi. Sau đó giáo viên hướng dẫn để học sinh phân
biệt được các câu trả lời đúng hay sai.
Trong giai đoạn này, giáo viên có thể tổ chức thành hoạt động nhóm hai hay
nhiều học sinh để thảo luận các câu trả lời. Bằng cách này, tất cả mọi người
trong lớp phải tham gia hoạt động trả lời và với hoạt này học sinh sẽ có cơ hội
làm việc chung, thảo luận và giúp đỡ nhau.
Hình thức trả lời có thể là cho hai học sinh thực hành một hỏi, một trả lời và
giáo viên viết câu trả lời lên bảng. Hình thức này sẽ mất ít thời gian hơn và
được nhiều giáo viên áp dụng. Nhưng trong một lớp đông, giáo viên sẽ gặp
nhiều khó khăn hơn trong việc kiểm soát xem liệu tất cả học sinh có hiểu bài
thật sự hay không.
Việc thực hiện các bài tập là nhiệm vụ trọng tâm của quá trình dạy học ngoại
ngữ đồng thời là hoạt động chủ yếu để học sinh nắm được kiến thức, rèn

luyện được kỹ năng. Vì vậy cần bố trí phần lớn thời gian và tổ chức thật nhiều
học sinh tham gia vào các hoạt động này. Giáo viên chỉ đóng vai trò thiết kế,
tổ chức, hướng dẫn và điều chỉnh các hoạt động của học sinh. Giáo viên chỉ
nên giới thiệu nhiệm vụ học sinh phải làm, hướng dẫn và điều chỉnh khi cần
thiết, đánh giá kết quả hoạt động của học sinh. Sửa chữa các câu trả lời sai
cho học sinh bởi vì việc này sẽ giúp học sinh có nhiều cơ hội củng cố kiến
thức và rèn luyện kỹ năng. Giáo viên không nên gò ép đóng khung một số câu
13
trả lời cố định đã dự định trước mà nên động viên khuyến khích và công nhận
những đáp án có tính đa dạng, sáng tạo của học sinh.
Các hình thức tổ chức luyện tập ở giai đoạn này nhằm tìm hiểu khai thác nội
dung bài đọc. Tuỳ theo mục đích và nội dung cụ thể của từng bài mà giáo
viên có những câu hỏi và yêu cầu khác nhau.
Các bài tập và thủ thuật chính ở giai đoạn này thường được sử dụng qua
những dạng như sau:
- Trả lời câu hỏi (Answer the questions).
- Bài tập đúng sai (True/False statements).
- Hoàn thành các câu sau (Complete the sentences/ table).
- Hoạt động ghép hoặc nối (Matching).
* Khi cho học sinh đọc đoạn văn để làm bài tập, tôi thường áp dụng các
bước sau:
- Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lướt qua đoạn văn một lần để xem
nội dung đoạn văn đó nói về vấn đề gì.
- Bước 2: Yêu cầu học sinh đọc câu hỏi, tìm và gạch chân từ chìa khoá trong
từng câu.
- Bước 3: Xác định vị trí của từ chìa khoá trong đoạn văn.
- Bước 4: Đọc kỹ câu văn đó (câu văn có từ chìa khoá) để trả lời câu hỏi.
- Để động viên học sinh tích cực phát biểu xây dựng bài, tôi đề ra biện pháp
cộng thêm điểm vào bài kiểm tra (cho điểm cộng tích lũy).
* Ngoài những bài tập trong sách giáo khoa, tôi đã xây dựng thêm một số

dạng bài tập sau để giúp học sinh rèn luyện kỹ năng đọc hiểu. Trong số
những dạng bài tập dưới đây, chúng ta có thể áp dụng một vài dạng phù
hợp với từng tiết học và tùng đối tượng học sinh.
Ví dụ 1: Trong sách “Let’s learn English - Book 2”
Unit 5: My school subjects (B4, 5, 6) – Trang 52, 53
True/False statements:
14
Read the passage and write T (true) or F (false) in the sentences (Đọc đoạn
văn sau rồi điền T hoặc F vào các câu sau).
1. There are twenty students in her class.
2. Today, they have English, Maths, Science and Music.
3. Linda likes Science because she learns about animals and plants.
4. She likes Maths too.
Ví dụ 2: Trong sách “Let’s learn English - Book 2”
Unit 7: My day (B4, 5, 6) – Trang 72, 73
Multiple choice:
Circle the letter A, B or C to complete the sentences (Khoanh tròn chữ cái
A, B hoặc C để hoàn thành các câu sau).
1. Mai gets up at……….in the morning.
A. 6 o’clock B. 6.30 C. 5.30
2. She……………at 6.30.
A. goes to school B. gets up C. has breakfast
3. She…………to school at 7 o’clock.
A. goes B. go C. go to
4. She watches TV at 7.15 in the………
A. morning B. afternoon C. evening
5. She goes to bed at………….
A. 10 o’clock B. 10.30 C. 11 o’clock
Ví dụ 3: Trong sách “Let’s learn English - Book 2”
Unit 3: Things we can do (B4, 5, 6) – Trang 32, 33

Complete the sentences:
Read the passage and fill in the blanks with the right words (Đọc đoạn văn
sau rồi điền từ thích hợp vào chỗ trống)
Ví dụ 4: Trong sách “Let’s learn English - Book 2”
Unit 10: At the circus (B4, 5, 6) – Trang 100, 101
15
1. LiLi likes ………….because they …… swing.
2. ………… likes tigers because they can ………. .
3. Peter…………… bears because ………….can climb.
4. Nam likes elephants………………they can …………. .
Fill in the chart:
Tick the activities that Linda can do or can not do (Em hãy đánh dấu (v)
vào những hoạt động mà Linda biết làm và không biết làm vào bảng sau)
Linda’s activities can cannot
sing v
dance
swim v
play football
speak English
speak Vietnamese
2.3.3. Giai đoạn sau khi đọc (post-reading):
Sau khi học sinh đọc và làm bài tập theo các yêu cầu và câu hỏi đọc hiểu,
giáo viên có thể tiếp tục tiến hành các hoạt động luyện tập đòi hỏi sự thông
hiểu tổng quát của toàn bài, liên hệ thực tế, chuyển hoá vốn kiến thức, nhận
thức hoặc thông tin dữ liệu vừa nhận được qua bài đọc.
* Các loại hình bài tập mà tôi thường áp dụng ở giai đoạn này là:
Gap-filling (Điền từ thích hợp vào chỗ trống):
Ví dụ 1: Trong sách “Let’s learn English - Book 2”
Unit 7: My day (B4, 5, 6) – Trang 72, 73
Mai gets up at (1)………… in the morning. She has (2)……………at 6.30.

She (3)………to school at 7 o’clock. She watches TV at (4)………… in the
evening. She goes to bed at (5)………… .
Ví dụ 2: Trong sách “Let’s learn English - Book 2”
Unit 10: At the circus (B4, 5, 6) – Trang 100, 101
LiLi and her friends are at the circus now. They like the animals very much.
LiLi likes (1)……… because they can swing. Alan likes tigers because they
16
can (2)………… . (3)………….likes bears because they (4)…………climb.
Nam likes (5)………… because they can dance.
Arrange the event in order (Sắp xếp các sự kiện theo trật tự đúng):
Ví dụ 1: Trong sách “Let’s learn English - Book 2”
Unit 7: My day (B4, 5, 6) – Trang 72, 73
a. have breakfast
b. watch TV
c. get up
d. go to bed
e. go to school
Ví dụ 2: Trong sách “Let’s learn English - Book 2”
Unit 11: Places (B4, 5, 6) – Trang 108, 109
a. go to the post office
b. go to a food stall
c. go to the supermarket
d. go to a bookshop
Personalize tasks (eg. Write/ talk about your abilities/ your daily
activities…)
Ví dụ 1: Trong sách “Let’s learn English - Book 2”
Unit 7: My day (B4, 5, 6) – Trang 72, 73
+ Talk about your daily activities:
My name is ………. . I’m ………years old. I’m a student at ……… primary
school. I get up at………. . I have breakfast at……… . I go to school

at………… . I watch TV at………. . I go to bed at………… .
PHẦN THỨ BA:
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ
17
1. Kết quả đạt được:
Sau khi nghiên cứu và áp dụng các biện pháp trên ở khối 4 – Trường Tiểu
học Quảng Lợi, kết quả cuối học kỳ I năm học 2011 – 2012 như sau:
Nhìn vào bảng số liệu cho thấy chất lượng học sinh khá giỏi trong toàn
khối đã được nâng lên đáng kể, chất lượng đại trà cũng được nâng lên nhanh
chóng và đặc biệt là chất lượng học sinh yếu đã giảm xuống rõ rệt.
Đối với học sinh lớp 4 đây là năm thứ hai các em được tiếp nhận từ thầy
cô giáo phương pháp tổ chức dạy học mới. Ở lớp 3 các em chỉ làm quen với
các tiết reading ở dạng đơn giản hơn như “read and match” nên các em chưa
thực sự quen với cách tham gia vào các hoạt động này. Vì vậy yêu cầu giáo
viên phải biết vận dụng khéo léo phương pháp và các phương tiện dạy học
sao cho phù hợp (tranh ảnh, vật thật, hành động…). Như thế chất lượng học
tập các tiết reading chắc chắn sẽ không ngừng nâng cao.
Nhờ vận dụng tốt phương pháp dạy học như trên, kết quả đạt được trong
học kỳ 1 vừa qua ở khối 4 là rất khả quan. Đa số các em rất hứng thú với bộ
môn, sẵn sàng tham gia vào các hoạt dộng do giáo viên yêu cầu trong mỗi tiết
reading nói riêng và trong tiết Anh văn nói chung. Bằng những kinh nghiệm
tôi đã phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập. Một số
lượng khá đông học sinh đã nắm vững kiến thức, kỹ năng và đã hình thành
được năng lực tìm tòi nghiên cứu cho mình. Đại bộ phận học sinh từ không
thích học bộ môn đã trở nên tin tưởng vào năng lực của mình.
2. Kết luận:
Tôi đã vận dụng những biện pháp này trong năm học 2011 – 2012. Qua
các tiết dạy thực nghiệm tôi nhận thấy rèn luyện cho học sinh đọc tốt tiếng
18
Lớp Giỏi Khá TB Yếu

SL TL SL TL SL TL SL TL
4A (26) 6 23.1% 6 23.1% 11 42.3% 3 11.5%
4B (27) 4 14.8% 8 29.6% 11 40.8% 4 14.8%
4C (28) 5 17.9% 9 32.1% 10 35.7% 4 14.3%
4D (26) 6 23.1% 8 30.8% 9 34.6% 3 11.5%
Anh và hiểu được ý nghĩa của nó không phải là dễ. Có thể nói đó là nhiệm vụ
nặng nề đối với đội ngũ giáo viên dạy tiếng Anh. Tuy nhiên nếu giáo viên có
sự đầu tư và nghiên cứu đúng đắn thì những khó khăn này luôn luôn giải
quyết được.
Trên đây là toàn bộ những kinh nghiệm mà tôi đã nghiên cứu, tĩch luỹ và
vận dụng trong thời gian qua.
Nhiệm vụ của đề tài là nghiên cứu những vấn đề lý luận về phương pháp
dạy tiết reading lớp 4 đồng thời tìm hiểu thực trạng dạy học tiết reading ở tại
trường tiểu học Quảng Lợi.
Cơ sở lý luận của đề tài này xuất phát từ cơ sở lý luận của phương pháp
dạy học ngoại ngữ trong nhà trường trong đó chú trọng đến phương pháp tổ
chức dạy 1 tiết reading theo tinh thần đổi mới phù hợp với mục tiêu và nhiệm
vụ giáo dục. Trên cơ sở tôi đã nêu lên kinh nghiệm vận dụng vào thực tiễn
nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn tiếng Anh ở bậc tiểu học
theo chương trình cải cách.
Do hạn chế về thời gian nên đề tài này chắc chắn còn nhiều thiếu sót, rất
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp.
3. Đề xuất kiến nghị:
Tiếng Anh là một môn học mới trong trường tiểu học nên tài liệu tham
khảo còn ít, những phương tiện, đồ dung dạy học phục vụ cho công tác giảng
dạy như băng hình, tranh ảnh …chưa có nhiều. Do đó, học sinh chưa có điều
kiện nhiều để tiếp cận với Tiếng Anh. Để đạt được hiệu quả cao trong việc
dạy Tiếng Anh tôi xin có một số ý kiến đề xuất như sau:
- Phòng giáo dục cần tạo điều kiện cho giáo viên tham gia học các lớp bồi
dưỡng chương trình thay sách trong hè.

- Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, chuyên đề môn Tiếng Anh cho
giáo viên Tiểu học trên toàn huyện.
19
- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo cụm nhằm tạo điều kiện để giáo viên có
thể trao đổi và học tập kinh nghiệm giảng dạy, đáp ứng được yêu cầu giáo dục
hiện nay.
- Bổ sung cơ sở vật chất, thiết bị đồ dùng dạy học; cung cấp đủ tài liệu cần
thiết cho giáo viên về chương trình sách giáo khoa – sách giáo viên Tiếng
Anh tiểu học.
Vì vậy tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến trao đổi từ các đồng nghiệp
và các chuyên viên để bản thân tôi ngày một tiến bộ và có được phương pháp
dạy học tốt hơn nữa.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
20
1. Một số vấn đề cơ bản trong dạy và học Tiếng Anh ở tiểu học - Nguyễn
Quốc Tuấn - Nhà xuất bản giáo dục
2. Sách giáo khoa “Let’s learn English Book 2” - Nguyễn Quốc Tuấn,
Phan Hà, Đỗ Thị Ngọc Hiền, Đào Ngọc Lộc - Nhà xuất bản giáo dục
3. Sách giáo viên “Let’s learn English Book 2”
4. Sổ tay kiến thức Tiếng Anh tiểu học - Đỗ Tuấn Minh
5. Phương pháp dạy Tiếng Anh trong trường phổ thông - Nguyễn Hạnh
Dung - Nhà xuất bản giáo dục
6. Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS -
Nguyễn Hạnh Dung, Đào Ngọc Lộc, Vũ Thị Lợi - Nhà xuất bản giáo
dục
MỤC LỤC
21
Trang
Phần thứ nhất: Phần mở đầu……………………………………………….1

1- Lý do chọn đề tài………………………………………………………… 2
2- Mục đích nghiên cứu……………………………………………………….2
3- Nhiệm vụ nghiên cứu………………………………………………………2
4- Phương pháp nghiên cứu………………………………………………… 2
Phần thứ hai: Phần nội dung……………………………………………… 4
1- Thực trạng vấn đề nghiên cứu…………………………………………… 4
1.1. Những vấn đề về cơ sở lý luận………………………………………… 4
1.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu……………………………………………6
2- Một số biện pháp dạy bài đọc…………………………………………… 8
2.1. Phương pháp chung khi giảng dạy tiết reading lớp 4…………………….8
2.2. Các biện pháp cụ thể…………………………………………………… 9
Phần thứ ba: Kết quả đạt được và đề xuất kiến nghị……………………18
1- Kết quả đạt được………………………………………………………….18
2- Kết luận………………………………………………………………… 19
3- Đề xuất kiến nghị…………………………………………………………19
22
23

×