Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

truyện ba phi, một di sản văn hóa phi vật thể của cà mau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.4 KB, 24 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Văn học dân gian Nam Bộ nói chung, truyện Trạng Nam Bộ nói
riêng chưa được chú ý khai thác và nghiên cứu.
1.2. Đặt truyện Ba Phi vào hệ thống truyện cười xoay quanh một
nhân vật ta thấy rằng: Trạng Quỳnh và Trạng Lợn được tập trung nghiên
cứu nhiều hơn còn truyện Ba Phi và một số truyện Trạng cùng hệ thống
như Ông Ó,Thủ Thiệm …ít được chú ý nghiên cứu một cách qui mô và
dưới cái nhìn Folklore học.
1.3. Công tác sưu tầm và nghiên cứu văn học dân gian nói chung và
truyện Trạng ở Cà Mau nói riêng gần đây đã có những bước tiến triển đáng
kể nhưng vẫn còn thiên về sưu tầm truyện và nghiên cứu trong từng bài
viết riêng lẻ. Đã đến lúc cần nhưng nghiên cứu tập trung, chuyên biệt.
Luận văn này coi là một thử nghiệm ban đầu.
1.4. Là một người con của quê hương Cà Mau và là một cán bộ
giảng dạy ở trường Cao đẳng sư phạm mong muốn xây dựng một tài liệu
hoàn chỉnh để đưa vào chương trình văn học địa phương.
2. Lịch sử vấn đề
Qúa trình nghiên cứu truyện Trạng có thể được chia làm 2 giai đoạn:
2.1. Trước năm 1954: Truyện Trạng chưa được nghiên cứu một
cách hệ thống và chi tiết. Các nhà NC chỉ sưu tầm giới thiệu sơ lược về các
nhân vật Trạng.
2.2. Sau năm 1954, cùng với sự phát triển của khoa học folklore
VN, việc nghiên cứu truyện Trạng có nhiều khởi sắc và đã có khá nhiều
công trình nghiên cứu có giá trị như: “Tìm hiểu tiến trình lịch sử VHDG
Việt Nam” của Cao Huy Đỉnh, “Nghiên cứu tiến trình lịch sử VHDG Việt
Nam” của Đỗ Bình Trị. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu này chủ
yếu chỉ đề cập đến truyện Trạng Quỳnh và Trạng Lợn. Ông Ó ở Nam Bộ
tuy được Bùi Quang Nho chú ý khá sớm, nhưng đây chỉ đơn thuần là công
trình sưu tầm các câu truyện kể dân gian về Ông Ó. Năm 1999 tác giả Cao
Thanh Giản cũng đã tiến hành phân loại truyện Trạng người Việt theo đề


tài, chủ đề, và theo vị trí địa lý. Như vậy, có thể nói hệ thống truyện Trạng
1
1
ở Nam Bộ được sưu tầm và nghiên cứu muộn hơn so với quá trình sưu tầm
và nghiên cứu truyện Trạng ở miền Bắc.
2.2.1. Năm 1976 Hà Châu giới thiệu hệ thống truyện này trên báo
nhân dân. Tiếp theo nhiều tác giả khác như Nguyễn Việt Tùng, Trương
Chính, Phong Châu, Phan Anh Tuấn sưu tầm, biện soạn và giới thiệu
nhiều sách về truyện Ba Phi.
2.2.2. Ngày 28 tháng 11 năm 2002 Cà Mau tổ chức hội thảo khoa
học “Truyện Ba Phi và Văn hoá dân gian Nam Bộ”. Rất nhiều các nhà
nghiên cứu VHDG đã gửi bài tham luận của mình đến hội thảo. Đây là
một cuộc hội thảo đầu tiên, có qui mô lớn nhất về truyện Ba Phi và là một
mốc ghi nhận những thành tựu nghiên cứu về hệ thống Truyện Ba Phi và
luận văn mà chúng tôi đang nghiên cứu sẽ góp phần hoàn thiện thêm công
cuộc nghiên cứu về hệ thống truyện này.
Cũng trong năm này, tác giả Huỳnh Khánh đã bảo vệ thành công luận
văn thạc sĩ: “Truyện Ba Phi, một di sản VH phi vật thể của Cà Mau”.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiêm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nhằm vào các mục đích sau:
3.1.1. Định dạng truyện Ba Phi trong hệ thống truyện Trạng Việt
Nam nói chung và làm nổi bật lên nét đặc sắc mang chất Nam Bộ trong hệ
thống truyện Ba Phi.
3.1.2. Khảo sát một cách hệ thống những giá trị về nội dung và nghệ
thuật của kiểu truyện với hy vọng thế hệ trẻ của Cà Mau sau này sẽ có một
tài liệu khá đầy đủ về kiểu truyện này để học tập nghiên cứu
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt được những mục đích trên chúng tôi phải thực hiện một số
nhiệm vụ sau:

3.2.1. Miêu tả một cách khái quát về tài nguyên thiên nhiên, con người,
đời sống sinh hoạt văn hoá của người dân Cà Mau để thấy được thiên nhiên
và con người,đặc biệt là dấu ấn văn hoá Nam Bộ đã đi vào mảng truyện Ba
Phi như thế nào. Bên cạnh đó chúng tôi phải tìm hiểu khá kĩ lưỡng về lịch sử
khẩn hoang vùng đất Nam Bộ nói chung, vùng Cà Mau nói riêng vì quá trình
này gắn liền với lịch sử hình thành và lưu truyền kiểu Truyện Ba Phi.
2
2
3.2.2. Đặt hệ thống truyện Ba Phi dưới góc nhìn Folkore học, khảo sát,
phân tích, đánh giá những giá trị về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật
của hệ thống truyện Ba Phi trong mối quan hệ mật thiết với Văn hoá dân gian
Nam Bộ, để định dạng hệ thống truyện Ba Phi trong hệ thống truyện Trạng
VN.
4. Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
+ Đối tượng khảo sát (40 truyện) trong hệ thống truyện Ba Phi
+ Đối tượng so sánh: Trạng Quỳnh, Trạng Lợn, ông Ó,: truyện
Văn Lang, truyện Vĩnh Hoàng
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện luận văn này chúng tôi sử dụng các
phương pháp nghiên cứu sau:
- Điền dã
- So sánh loại hình
- Liên ngành
Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng một số thao tác khác như: thống kê,
phân tích, tổng hợp.
5. Kết cấu luận văn
Kết cấu luận văn gồm 3 phần:
Chương 1: Vùng đất Tây Nam Cà Mau, quê hương Bác Ba Phi. Môi
trường hình thành và lưu truyền nguồn truyện Ba Phi

Chương 2: Đặc điểm nội dung của truyện Bác Ba Phi
Chương 3: Đặc điểm nghệ thuật của truyện Bác Ba Phi
6. Đóng góp của luận văn
- Qua việc điền dã, thống kê, phân loại luận văn đã có được một
nguồn tư liệu đáng tin cậy về hệ thống truyện Ba Phi ở Cà Mau.
- Đặt truyện Ba Phi trong mối quan hệ với văn hóa dân gian Nam Bộ,
luận văn đã chỉ ra được dấu ấn văn hóa Nam Bộ đã đi vào hệ thống truyện
Ba Phi như thế nào và hệ thống truyện này biểu hiện nó ra sao trên cả hai
phương diện: nội dung và hình thức.
- Hiện nay, vấn đề xếp truyện Ba Phi vào thể loại nào vẫn chưa đi
đến thống nhất. Đại đa phần các nhà nghiên cứu đã xếp truyện này váo loại
3
3
truyện Trạng. Luận văn của chúng tôi góp thêm tiếng nói khẳng định
truyện Ba Phi là truyện Trạng.
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
VÙNG ĐẤT CÀ MAU - MIỀN TÂY NAM BỘ - MÔI TRƯỜNG
HÌNH THÀNH VÀ LƯU TRUYỀN NGUỒN TRUYỆN BA PHI
1. Vùng đất trẻ Cà Mau - miền Tây Nam Bộ - quê hương Bác Ba Phi
Xã Khánh Hưng thuộc huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, quê
hương của Bác Ba Phi, là vùng đất thuộc ÐBSCL. Đây là một vùng đất
mới được hình thành thiên nhiên rất ưu đãi và kế thừa được những giá trị
của một nền văn hóa lâu đời của dân tộc.
1.1. Tài nguyên và sản vật
1.1.1. Tài nguyên lúa, hoa màu và một số cây khác
1.1.2. Vật nuôi và các loại thuỷ hải sản
1.1.3. Tài nguyên rừng và sản vật rừng
U Minh (Rừng Tràm) và Đất Mũi ( Rừng Đước) đựợc xem là hai lá
phổi xanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc cân bằng hệ sinh thái

cho ĐBSCL nói chung và Cà Mau nói riêng. Hai cánh rừng độc đáo này
có rất nhiều điều cần khảo sát nhưng ở đây chúng tôi chỉ đề cập đến những
yếu tố liên quan đến nguồn truyện kể Ba Phi.
Sự trù phú mà nguồn tài nguyên, sản vật này mang đến cho Cà Mau
không chỉ ở phương diện kinh tế nó còn là nguồn đề tài và nguồn cảm hứng
cho các sáng tác VNDG phát triển, trong đó có hệ thống truyện Ba Phi.
1.2. Cộng đồng cư dân Việt, Hoa, Khmer Cà Mau
Trong quá trình Nam tiến, Cà Mau được xem là vùng đất dừng chân
cuối cùng của những kẻ li hương. Cộng đồng cư dân ở Cà Mau chủ yếu
gồm ba dân tộc: Việt, Hoa, Khmer. Ngay từ những năm tháng mới đặt
chân đến miền đất “Muỗi kêu như hát bội, đỉa lền tựa bánh canh” rồi đến
những năm đấu tranh chống kẻ thù xâm lược, cộng đồng dân cư này ở Cà
Mau ý thức được rằng để vượt qua khó khăn, gian khổ thì mọi người phải
đồng tâm hiệp sức với nhau. Chính vì vậy tư tưởng của họ rất thoáng và
4
4
tấm lòng của họ cũng rất cởi mở. Họ giao lưu văn hóa với nhau tạo nên sự
đa dậng cho vùng văn hóa nơi tận cùng tổ quốc này.
1.3. Văn hoá, xã hội
Ngoại trừ các thị trấn, nội thành thành phố và một số phum sork của
người Khmer thì cộng đồng Việt, Hoa, Khmer ở Cà Mau sống đan xen
nhau trong những đơn vị dân cư nhỏ gọi là ấp (làng), xã. Trong các ấp,
người Việt chiếm tỷ lệ đa số nên khi đề cập đến làng Nam Bộ người ta
thường gọi là làng Việt. Là một tỉnh thuộc ĐBSCL nên ấp, xã của Cà Mau
cũng mang những đặc điểm chung của làng Nam Bộ.
1.3.1. Một số đặc điểm của làng Nam Bộ nói chung và của Cà Mau nói
riêng
* Các đặc điểm của làng Nam Bộ
+ Tuổi đời trẻ
+ Các đặc điểm định cư: từ giồng xuống trũng.

+ Hình thức quần cư: làng kéo dài trên diện rộng
+ Làng khai phá
+ Làng thiếu chất kết dính chặt
+Một nền kinh tế hàng hoá.
* Đặc điểm của làng Cà Mau
“Làng xóm Cà Mau với những nhà sàn dựng ven sông rạch, mái lợp
lá dừa nước, sàn ghép mảnh gỗ đước là những sản phẩm của rừng biển,
biển rừng đã giúp nhà khảo cổ hình dung được những xóm làng - đồng
bằng trẻ đầu tiên ở thời đá mới, những cite’s lacutres” ( trại ấp nhà sàn
trên mặt nước ) theo ý kiến của các nhà văn hoá khảo cổ phương Tây.
Làng ngoảnh mặt ra sông nước, hứng gió mát thổi qua sông nước, lưng
tựa vô rừng đước, rừng tràm, rừng dừa… luôn rì rào với tháng năm vào
mùa gió chướng. Con người và văn hoá không - hay chưa - tách khỏi tự
nhiên mà còn dựa dẫm chặt chẽ với tự nhiên, quyện lẫn với biển rừng -
sông rạch … mà ở đây, ở Cà Mau - biển - rừng - đảo - đồng bằng cũng
đan xen nhau, quyện với nhau, chặt chẽ trong hệ sinh thái đặc thù của
miền rừng ngập mặn”
5
5
Như vậy có thể nói: Nó mang đầy đủ các đặc điểm của làng Nam Bộ
và cũng mang một số những đặc trưng riêng do tiến trình khai phá vùng
đất này chậm hơn và điều kiện tự nhiên cũng khắc nghiệt hơn.
1.3.2. Tác động của làng Nam Bộ lên văn hoá dân gian Nam Bộ nói
chung và văn học dân gian Nam Bộ nói riêng
Nhìn từ nhiều góc độ ta thấy, từ tuổi đời, từ địa điểm định cư, hình
thức quần cư, từ lịch sử, xã hội, kinh tế…, làng Nam Bộ đều có những nét
riêng biệt. Và chính những nét riêng đó có những tác động rất mạnh mẽ
lên văn hoá dân gian ở ĐBSCL cả về phương diện vật chất lẫn tinh thần,
tạo ra những nét riêng đặc sắc, độc đáo của nền văn hoá dân gian nói
chung và văn học dân gian nói riêng. Điều này góp phần khẳng định sức

sống mãnh liệt của văn hoá Việt trên một miền đất mà họ chưa sinh sống
lâu đời. Đặc biệt, dấu ấn và các đặc điểm Việt của làng Nam Bộ còn in
đậm nét trong vốn văn học dân gian của vùng này. Từng câu hò, điệu lý
luôn gắn chặt với miền quê sông nước, với tình cảm chân chất mang tình
người, tình quê Nam Bộ.
“Bớ cô má lúm đồng tiền,
Cho hun một chút đỡ ghiền khi xa”
Ở mảng truyện dân gian, dấu ấn về làng thời kì khẩn hoang vùng đất
Nam Bộ càng in đậm nét, từng tên đất, tên người, từ thiên nhiên, cảnh vật
đến nếp sống vất vả mà chất chứa nghĩa tình của cư dân trong làng Nam
Bộ đều được thể hiện trong các câu chuyện dân gian của họ. Đặc biệt,
trong mảng truyện Trạng, mà tiêu biểu là truyện Ba Phi vùng Tây Nam Cà
Mau dấu ấn về một miền quê sông nước với chằng chịt kênh rạch, với sự
trù phú của thiên nhiên, với sự khó khăn vất vả trong những năm tháng
phải chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt của những cư dân li hương,
lập làng sinh sống ở mảnh đất nơi tận cùng của tổ quốc, được thể hiện rất
rõ nét. Đi sâu vào tìm hiểu những đặc điểm về nội dung cũng như những
đặc điểm về hình thức nghệ thuật của hệ thống truyện Ba Phi ở các chương
sau ta sẽ thấy rõ được dấu ấn văn hoá của làng Nam Bộ được in đậm nét
trong hệ thống truyện Trạng này nói riêng và văn học dân gian Cà Mau -
Nam Bộ nói chung.
6
6
1.3.3. Một số di sản văn hoá phi vật thể của Cà Mau
*Quan niệm về di sản Phi vật thể
Khi phân loại di sản văn hoá. Luật di sản văn hoá khẳng định:
“Di sản văn hoá phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử,
văn hoá, khoa học được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, trình diễn và các
hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm
văn học nghệ thuật, khoa học, ngữ văn, truyền miệng, diễn xướng dân

gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri
thức về y dược học cổ truyền, về văn hoá ẩm thực, về trang phục truyền
thống dân tộc và những tri thức dân gian khác”
* Văn hoá phi vật thể.
- Lễ hội:
+ Rằm Thượng Ngươn Tháng Giêng
+ Lễ hội Cholchnam Thmay (13, 14, 15 tháng Tư dương lịch)
+ Vía Bà Thiên Hậu (23/3 âm lịch
+ Lễ Vu Lan (rằm tháng bảy âm lịch)
- Văn nghệ dân gian.
+ Các thể loại văn xuôi dân gian
+ Thể loại văn vần dân gian.
2. Sơ lược về lịch sử hình thành và lưu truyền nguồn truyện Ba Phi
2.1. Bối cảnh lịch sử, điều kiện sinh sống ở xứ rừng
Theo bước chân Nam tiến, chắc chắn vùng Cà Mau - U Minh Hạ là
vùng đất được người Việt tiếp cận, sinh sống tương đối muộn màng so với
vùng đất cao ráo, thuận lợi khác. Khi những lớp người đầu tiên đến đây
khẩn đất, vùng này vẫn là một vùng đất còn hoang sơ nhưng rất trù phú.
Những cư dân từ bỏ “nơi chôn nhau cắt rốn” của mình tìm đến những vùng
đất mới chủ yếu là những người xuất thân nghèo khó, do cuộc sống ở quê
7
7
gốc bị đàn áp về chính trị và quá khó khăn, vất vả về kinh tế mà phải ra đi.
Phần khác, họ là những tội nhân trốn chạy hay là những người lính bất
mãn với chế độ đương thời phiêu bạt đến những vùng đất mới. Dầu vậy,
một số nét chung nhất ta tìm thấy ở họ là bản lĩnh ngang tàng, dám chấp
nhận nguy hiểm và đương đầu với thử thách của số phận. Họ luôn phải lựa
chọn hai thế cực: hoặc là tiến lên để sống, hoặc là bị nguy hiểm quật ngã.
Đứng trước lựa chọn khốc liệt của cuộc sống mới, thiên nhiên hoang sơ là
bài toán, là lực lượng bí hiểm luôn thử thách những người dân mở đất.

Trong các câu chuyện kể của Ba Phi, phong cảnh thiên nhiên hoang sơ với
những điều kiện khó khăn cho con người hiện hữu khá rõ nét. Các địa
danh xuất hiện trong câu chuyện có Cà Mau, Bạc Liêu, U Minh, Rạch
Lùm, Trùm Thuật, Bãi Ghe, Kinh Ngang, đã bao quát phạm vi rộng lớn
chứng tỏ bác Ba Phi đã đi săn thú và khá tường tận những địa danh trên,
hoặc những câu chuyện khôi hài góp vui của bác Ba Phi có ý nghĩa phổ
quát về thiên nhiên xứ U Minh hạ nên có sức lan toả rộng rãi trong vùng.
Thái độ thẩm mỹ đối với thiên nhiên được quy định bởi một số điều kiện
như: phương thức cư trú, khoảng cách giữa con người với thiên nhiên, tầm
nhìn thái độ thưởng thức. Những điều kiện này đều được biểu hiện ở các
truyện của Ba Phi.
Điều kiện sinh sống ở xứ rừng rất khắc nghiệt, buộc con người gắn bó
mật thiết với thiên nhiên, hoà đồng, trân trọng, ứng xử tốt với thiên nhiên.
Thiên nhiên hoang sơ trở thành đối tượng chính trong công cuộc khẩn đất,
khai hoang và khám phá vùng đất mới. Con người và thiên nhiên gắn bó, hoà
quyện với nhau trong tổng thể phức tạp, mà cũng thật đơn giản. Người dân
sinh ra, lớn lên, trưởng thành và trở về đất mẹ đều gắn bó với những chiếc
ghe, chiếc xuồng. Họ mưu sinh nhờ đánh bắt sản vật, gắn bó với đồng ruộng,
với thành quả lao động cấy trồng cho ra sản phẩm nổi tiếng khắp vùng. Tóm
lại, do điều kiện lịch sử và điều kiện sinh sống ở vùng sông nước Cà Mau,
con người đã dần dần hình thành thể ứng xử thích nghi với đất - cảnh - người
vùng Tây Nam Bộ, trong đó, nhu cầu văn hoá cũng trở thành một nét ứng xử
mang tính tự nhiên tất yếu và rất đặc thù.
8
8
2.2. Quá trình sáng tác và lưu truyền nguồn truyện Ba Phi [6]
Từ sinh hoạt gia đình Những người bạn làng Cán bộ
chiến sỹ
Như vậy, từ một cá nhân, bác Ba Phi đã dùng tài kể chuyện mà thu
hút và tập hợp một lực lượng quần chúng thưởng lãm, mạn đàm, trao đổi và

dần dà qua năm tháng, tích tiểu thành đại những sinh hoạt tinh thần đó lan
xa, toả rộng khắp miền Tây Nam Bộ. Câu chuyện từ một người - vừa là tác
giả, vừa là nhân vật điển hình liên hệ với một nhóm người nhỏ bé đã trở
nên sống động hơn, to lớn hơn trong tập thể toàn dân vùng sông nước Củu
Long nói riêng và cả nước sau này nói chung. Đó chính là sự kết hợp tài
tình, khéo léo giữa nhu cầu cá nhân với nhu cầu tập thể trong đời sống văn
hoá tinh thần mà Ba Phi là điển hình cho thể loại truyện Trạng cuối cùng
trong lịch sử văn học cận hiện đại Việt Nam.
Tiểu kết:
Những điều kiện tự nhiên địa lí, đặc điểm của tiến trình lịch sử văn
hóa, thói quen tâm lý…của người dân Nam bộ nói chung ở Cà Mau nói
riêng đang và sẽ tác động đến sự phát triển của truyện Ba Phi trên cả hai
phương diện nội dung và nghệ thuật. Nói cách khác truyện Ba Phi chịu
ảnh hưởng của những đặc điểm văn hóa Nam bộ tạo ra nét đặc sắc của
hệ thống truyện Ba Phi trên nền chung là những đặc điểm của truyện
cười cả nước.

9
9
CHƯƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG CỦA TRUYỆN BA PHI
1. Một số vấn đề lí luận chung
1.1. Giới thuyết về truyện Trạng dân gian
Từ khi khái niệm truyện Trạng được đặt ra đã có không ít các ý kiến
nhằm đưa đến một cách quan niệm thống nhất.
Các ý kiến này đều nêu lên được mặt này hay mặt khác của truyện
Trạng. Tựu trung lại có thể hiểu ‘‘Truyện Trạng là những chuỗi, những hệ
thống truyện cười xoay quanh một nhân vật trung tâm cụ thể, nhằm thể
hiện một chủ đề nhất quán. Truyện Trạng được lưu truyền trong dân gian
thành những mẩu truyện hoặc được sắp xếp thành mạch truyện theo trình

tự nhất định”.
Trong luận văn này, tác giả sử dụng khái niệm ‘‘truyện Trạng’’ để
chỉ những hệ thống truyện cười kết chuổi xoay quanh một nhân vật mà
truyện Ba phi của Cà Mau cũng là một trong những hệ thống đó.
1.2. Sự hình thành truyện Trạng
1.2.1. Nhân vật Trạng
* Khái niệm
Trong chế độ khoa cử thời phong kiến, học vị cao nhất là Trạng
nguyên-người đỗ đầu kì thi Đình. Trạng là cách gọi tắt học vị Trạng
nguyên. Đó là các ông Trạng thực, đỗ đạt thực, tài trí đứng đầu thiên hạ.
Sau này có những người không thi cử, không đỗ đạt nhưng lại được nhân
dân phong Trạng. Những nhân vật này bao giờ cũng được nhân dân ưa
thích. Đó là những ông Trạng của nhân dân, đại diện cho tư tưởng, tài
năng và sức mạnh của nhân dân. Những ông trạng này là nhân vật của thể
loại truyện Trạng.
* Tính phổ biến
Trong kho tàng truyện dân gian Việt Nam có khá nhiều các ông
Trạng loại này. Họ được gọi với danh xưng Trạng mà không theo nhân
danh như Trạng Lợn, Trạng Ăn, Trạng Cờ, Trạng Ếch, Trạng Gầu…hoặc
được gọi bằng tên khác như: Nghè Tân, Xiển Ngộ, Thủ Thiêm, Ba Phi,
1
0
1
0
Ông Ó…Họ đều là những nhân vật kiệt xuất về mặt nào đó được nhân dân
suy tôn và dựng lên xung quanh họ nhiều câu chuyện lí thú trong đó phần
lớn đều mang yếu tố gây cười.
1.2.2. Lịch sử hình thành truyện Trạng
Việc xác định nhân vật cho phép khái quát sự hình thành truyện
Trạng được diễn ra theo hai hướng:

Hướng thứ nhất: xuất phát từ những mẩu chuyện về con người có
thật (tài trí hơn người hoặc có nhiều điểm khác thường) rồi dần dần được
thêu dệt, hư cấu, phát triển thêm.
Hướng thứ hai: nhiều mẩu chuyện dân gian lẻ đã có từ trước được thêm
thắt, gọt rũa cho phù hợp, rồi gắn vào hệ thống truyện kể về một nhân vật cụ thể.
Cả hai hướng trên quy tụ lại đã hình thành nên truyện Trạng. Vì thế
có sự giao thoa, xen kẽ hay xuất hiện các mô típ giống nhau giữa các
truyện Trạng là điều tất yếu.
1.3. Vấn đề phân loại truyện Trạng người Việt
Vấn đề phân loại truyện Trạng người Việt nói chung cho đến nay có
rất nhiều ý kiến khác nhau. Có thể kể ra một số quan niệm tiêu biểu sau:
* Truyện Trạng là những truyện cổ tích sinh hoạt
* Truyện Trạng là những giai thoại dân gian
* Truyện Trạng là một hệ thống độc lập riêng biệt
* Truyện Trạng là những truyện cười dân gian đặc biệt gắn với một
nhân vật trung tâm.
Trong các ý kiến loại này, các tác giả chỉ lưu ý đến hệ thống truyện
Trạng trong đó các nhân vật trung tâm là những ông Trạng dân gian chứ
không đặt vấn đề nghiên cứu giai thoại về các ông Trạng đích thực.
Cũng xem Trạng là một hệ thống truyện kết chuỗi xoay quanh một
nhân vật, Cao Thanh Giản trong luận văn của mình đã tiến hành phân loại
truyện Trạng dựa trên ba tiêu chí: phân loại theo đề tài, chủ đề; phân loại
theo đặc điểm thi pháp và phân loại theo vị trí địa lý.
1
1
1
1
Luận văn này với tư cách tìm hiểu một hệ thống truyện Trạng dân
gian Nam Bộ tiêu biểu là truyện Ba Phi nên chúng tôi tán đồng quan niệm
trên. Quan niệm này có nhiều cơ sở được rút ra từ thực tế truyện Trạng dân

gian như: nội dung phản ánh, kết cấu cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân
vật, nghệ thuật gây cười, phương thức diễn xướng … Vì thế chúng tôi
nghiên cứu hệ thống truyện Ba Phi với hình thức một hệ thống truyện
Trạng Nam Bộ, nói cách khác là một hệ thống truyện cười kết chuỗi xoay
quanh một nhân vật trung tâm.
1.4. Phân loại truyện Ba Phi
Căn cứ vào đặc trưng thể loại và nội dung phản ánh, truyện Ba Phi có
thể phân loại theo cách các nhà nghiên cứu nêu trên. Tuy nhiên, do những
đặc trưng riêng của hệ thống truyện, tác giả luận văn bước đầu phân loại
truyện Ba Phi dựa vào 2 tiêu chí sau:
a. Căn cứ vào chủ đề, đề tài có thể chia truyện Ba Phi thành 4 tiểu
loại như sau:
Thứ tự Chủ đề Số lượng Tỷ lệ
1 Nội dung săn bắn 17 42.5%
2 Nội dung khai thác tự nhiên 12 30%
3 Nội dung kỳ dị 9 22.5%
4 Nội dung tổng hợp 2 5%
(Bảng 2)
b. Căn cứ vào phương tiện gây cười (phóng đại) ta có các loại sau:
Thứ tự Cấp độ phóng đại Số lượng Tỷ lệ
1 Phóng đại sự vật 9 22.5%
2 Cường điệu sự kiện 14 35%
3 Hư cấu có lý 17 42.5%
(Bảng 4)
2. Một số nội dung cụ thể của hệ thống truyện Ba Phi
2.1. Niềm tự hào về tài nguyên sản vật của quê hương xứ sở
ĐBSCL nói chung, Cà Mau nói riêng vốn là vùng đất thiên nhiên rất ưu
đãi “trên cơm, dưới cá, rau trước cửa, củi sau hè”. Cái xứ sở được ca dao
1
2

1
2
Nam B ca ngi l rng vng bin bc, m ta tht khú cú th tỡm thy
c ni khỏc:
Bao gi ht c Nm Cn
ễng Trang ht cỏ, Viờn An ht rng
T nhiờn giu cú, c ỏo ca U Minh ó ựa vo truyn Ba Phi, to
cho ngun truyn ny mt sc sng ti rúi. Cú ngi ó núi rng: Ai tng
qua t C Mau, li tn vo cỏc v cao gia rng, nm c tht rựa, tht
rn, vụ n cỏc Trng trng nc ngp quanh nm, li xung sụng mũ
cỏ, n xem nhng vựng cn, tn mt thy xng cỏ cht thnh ng, mi
thy Ba Phi cú lý v cú ti. K v muụn loi chớnh l ngi ca s trự phỳ
giu cú ca quờ hng. Khụng ch cú muụng thỳ, truyn Ba Phi cũn cho
chỳng ta thy C Mau - U Minh cú nhiu sn vt quý nh mt ong, np
nng bố, lỳa ba thng, lỳa tộp hng. "Np Gũ Hng th np tht rn,
ht suụng úng, rt do v thm, mi cụng t ti ba mi gi (Np do).
Rng U Minh quanh nm hng trm bỏt ngỏt lụi cun ong v lm t. Ong
nhiu n mc lm t ngay trờn giũ (chõn) ca bỏc khi bỏc chp mt
(Chic kốo giũ). Rn h mõy thiờn nhiờn v triu. Rựa ngp rng: rựa
vng, rựa np, rựa qu rựa hụi, rựa ộm(Tu rựa).
2.2. Ca ngi s thụng minh, sỏng to, bc l nhng c m chinh phc
t nhiờn ca con ngi trong qỳa trỡnh m t v gi t
Bờn cnh s u ói ca thiờn nhiờn, t rng Phng Nam cng t
ra cho nhng c dõn ni tn cựng ca t quc ny rt nhiu nhng th
thỏch, thỳ d, thiờn tai, bnh tt v bao ni lo toan ca nhng ngi tha
hng chn m trong tim thc ca h vn l Rng thiờng nc c.
Nhng rồi, thực tế cuộc sống không cho phép họ bi quan, bỏ cuộc; hơn nữa,
bản thân họ lại là những con ngời vốn không dễ bị khuất phục trớc bạo
quyền và trớc tự nhiên.
Nhng con ngi nh Ba Phi thuc vo nhng lp ngi u tiờn

n khai khn vựng t U Minh. Trong cỏc cõu chuyn Ba Phi hay nhc
n Hi ú Hi nm và những nét hoang dã của U Minh lặp đi lặp lại
nhiều lần trong các truyện của Ba Phi . Vào những năm cuối của thế kỷ
1
3
1
3
XIX, đầu XX ở sâu trong rừng U Minh, những ngời dân nh Ba Phi đã phải
chống chọi, đọ sức với thiên nhiên hoang vu, dữ dằn. Con ngời lao động,
bằng khối óc, bàn tay, đã chiến thắng tất c. Truyện Ba Phi là tiếng cời ngợi
ca sự thông minh, sáng tạo và trí khôn của ngời lao động. Những con ngời
làm chủ đợc tự nhiên, biết tờng tận những đặc điểm của rừng, mùa nớc, từng
loại thú và cây rừng.
Những kinh nghiệm thông minh trong việc chống thú dữ phá hoại
mùa màng và săn bắt các loại vật cùng những thành quả lao động của con
ngời đã làm nền cho những tiếng cời tự hào sảng khoái cất lên.
Ngời lao động không bao giờ chịu thoả mãn trớc điều kiện sống gian
khó của mình. Họ luôn mơ ớc một sự thay đổi. Con ngời trong truyện Ba
Phi ao ớc dùng chính tự nhiên để cải tạo tự nhiên.
Cái tinh thần lạc quan của ngời dân Nam Bộ trong quá trình chinh
phục thiên nhiên ấy hiện lên khá rõ nét qua tiếng cời của truyện kể Ba Phi.
Ngay trong những truyện kể th hiện tiếng cời dí dỏm trớc thiên nhiên trù
phú, cũng tràn đầy tiếng cời lạc quan của những ngời mở đất.
Rõ ràng, truyện kể Ba Phi là một biểu hiện rất sống động cho cái sắc
thái tinh thần lạc quan của ngời dân Nam Bộ nói chung, c dân U Minh nói
riêng, trong quá trình khai phá thiên nhiên và bảo vệ các thành quả của mình.
3. c im ni dung truyn Ba Phi trong cỏi nhỡn so sỏnh vi mt s
truynTrng khỏc
3.1. Truyn Ba Phi trong quan h vi truyn Trng Qunh v Trng Ln
Khụng nm ngoi quy lut ca s tn ti, cỏc h thng truyn trng

ra i v phỏt trin trong mt mụi trng xó hi nht nh. Nhỡn vo cỏc
s trờn ta thy bi cnh xó hi m Trng Qunh, Trng Ln ra i l
mt bi cnh xó hi y ry nhng bt cụng v khc nghit. Quan li
phong kin thỡ va ngu dt li va ngang tng hng hỏch. Mi quan h
gia con ngi vi con ngi b bú hp sau nhng lu tre lng. Nhng
ngi dõn lng thin mun tn ti c phi luụn u tranh chng li
nhng cỏi xu, cỏi bt cụng bng. ỏp ng nhng nhu cu thit thc trong
cuc sng, h thng truyn Trng Qunh v Trng Ln l ting ci sõu
1
4
1
4
cay đánh vào cái xã hội nhiễu nhương ấy. Chiến thắng tuyệt đối mà Trạng
Quỳnh có được cũng như vận may tuyệt đối mà Trạng Lợn đã có là nhằm
ca ngợi trí thông minh của người dân lao động, tiếng nói phản kháng của
quần chúng nhân dân và cũng chính là ước mơ của những người bị đàn áp
Ngược lại với Trạng Quỳnh và Trạng Lợn, bối cảnh xã hội mà hệ
thống truyện Ba Phi ra đời là một hiện thực của những năm tháng đầu
khẩn hoang vùng đất Nam bộ và thời kỳ đầu chống kẻ thù xâm lược. Sống
trong bối cảnh ấy con người gắn bó với tự nhiên một cách tuyệt đối và sợi
dây liên hệ giữa con người với con người. Vì vậy tiếng cười của Bác Ba
chỉ là tiếng cười giải trí sau những ngày giờ lao động mệt nhọc, tiếng cười
của niềm tự hào được nảy sinh từ những khám phá về sự giàu có của tài
nguyên sản vật quê hương.
3.2. Truyện Ba Phi trong quan hệ với truyện Đồng Sài, Văn Lang và
truyện trạng Vĩnh Hoàng
Dựa vào những khảo sát bước đầu về thế giới nội dung phản ánh của
các làng cười nêu trên, chúng tôi nhận thấy ở các kiểu truyện này đều tập
trung khai thác mối quan hệ giữa tự nhiên và con người. Tuy nhiên, xét về
mặt bản chất của nội dung phản ánh ta thấy : hiện thực phản ánh trong

truyện Ba Phi là hiện thực gần gũi với hiện thực có thật ngoài cuộc sống
được tác giả cường điệu thêm, còn hiện thực được miêu tả trong Đồng
Soài , Truyện Trạng Vĩnh Hoàng và truyện Văn Lang là hiện thực mơ ước.
Như vậy cái “khoác” của Ba Phi là cái “khoác” của sự nhận diện một quê
hương giàu có mà con người chưa khám phá hết, còn cái “khoác” của các
hệ thống truyện khác là cái khoác được bắt nguồn từ sự ước mơ về một
cuộc sống dễ dàng hơn.
1
5
1
5
Tiểu kết:
Sự xuất hiện của hệ thống truyện Ba Phi vào khoảng giữa thế kỷ này
là một bổ sung tất yếu hoàn chỉnh cho diện mạo văn học dân gian cả nước
nói chung và hệ thống truyện Trạng nói riêng theo dòng chảy từ Bắc đến
Nam. Có thể nói với những nội dung phản ánh của mình, truyện Ba Phi đã
mang đến một làn hương mới cho hệ thống truyện Trạng Việt Nam với chất
trẻ trung, hồn nhiên, tươi rói của cuộc sống nơi vùng đất mới, cùng hình ảnh
con người tràn đầy sinh lực mà dấu ấn của một thời khai phá vẫn chưa phai
mờ trong tính cách.
1
6
1
6
CHƯƠNG 3
ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA TRUYỆN BA PHI
1. Một số đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của truyện Ba Phi
1.1. Kết cấu cốt truyện của kiểu truyện Bác Ba Phi
1.1.1. Kết cấu ba bước
Về cơ bản có thể chia kết cấu truyện Bác Ba Phi làm ba bước sau:

- Bước 1: Giới thiệu con vật hay cảnh vật nào đó, làm nền, làm
không gian cho câu chuyện xuất hiện.
- Bước 2: Tả thực câu chuyện xảy ra với nhiều chi tiết nối tiếp hấp
dẫn và “thắt nút” ở một cao điểm, tạo không khí chuyển kết.
- Bước 3: Kết chuyện, thường bằng một câu hỏi của người nghe,
Bác Ba Phi đột nhiên trả lời đột xuất mang yếu tố bất ngờ, tạo nên tiếng
cười không thể cưỡng nổi.
Kết cấu này giúp cho tác giả đưa được một lượng thông tin rất lớn
vào trong câu chuyện đồng thời những câu chuyện ấy lại đựơc trình bày, lý
giải một cách có hệ thống, làm cho người đọc bị cuốn vào dòng xoáy của
câu chuyện cũng như đặt niềm tin vào một cách ngây thơ vào sự lý giải
của bác và tiếng cười của họ được bật ra một cách trong sáng khi nhận ra
nãy giờ bác Ba đang nói dóc và bác Ba lại tỉnh bơ bảo: Hổng tin tui bay
hỏi bả thử coi!
1.1.2. Kết cấu “Gói kín, mở nhanh”
“Gói kín mở nhanh” là một kết cấu tương đối phổ biến mà đa số các
truyện Trạng đều sử dụng. Tuy nhiên không giống với các truyện Trạng
khác, phần “gói kín” trong truyện kể của bác Ba là những chi tiết sinh động
đến lạ thường
Phần “mở nhanh” của truyện cũng hết sức sinh động và bất ngờ.
Yếu tố bất ngờ và yếu tố sinh động đan xen lẫn nhau. khiến cho mọi người
thưởng thức cảm thấy choáng váng, kinh ngạc trước những tình tiết lạ
lùng, hồi lâu mới phát hiện ra yếu tố phóng đại, không có thật và thấy ngay
1
7
1
7
thực chất hiện tượng. Vậy là tiếng cười bật ra. Nét độc đáo của kết cấu của
truyện kể Ba Phi là như vậy.
1.1.3. Kết cấu mở rộng

Trong tổng số truyện mà chúng tôi khảo sát có đến 30 truyện mở
rộng ở phần kết thúc văn bản với một kiểu rất độc đáo: ” Hổng tin hỏi bả
mà coi”, ”Đứa nào hổng tin vô sau bếp hỏi bác gái tụi bây là biết liền” hay
“Hổng tin cứ làm thử thì biết” Lối kết thúc này ta chỉ gặp ở kiểu chuyện
Ba Phi.
1.2. Nhân vật của truyện Bác Ba Phi
Đọc và nghe kể truyện Ba Phi chúng ta có thể hình dung ra một
vùng đất cực Nam của Tổ quốc. Mỗi truyện là một bức tranh sinh động về
cảnh vật, thiên nhiên và con người vùng Cà Mau - U Minh. Nhân vật mà
bác Ba đề cập đến không ai khác mà chính là tác giả- người đã cùng với
những người thân của mình suốt đời bám rừng bám đất và những sản vật
mà thiên nhiên trù phú đã ban tặng cho những nông dân gắn bó với quê
hương mình.
1.2.1. Nhân vật Ba Phi
Trên cơ sở bác Ba Phi thật ngoài đời, nhân vật Ba Phi trong tác
phẩm tầm vóc hơn, tài hơn và có khả năng chống chọi cũng như khống chế
được các thế lực hung dữ của tự nhiên nhiều hơn : bắt rắn, khỉ, cọp, làm
việc cho mình. Nhân vật này đại diện cho niềm ước mơ của bác Ba nói
riêng và những người nông dân khẩn hoang vùng U Minh - Cà Mau nói
chung.
Trong hệ thống truyện Ba Phi, nhân vật Ba Phi vừa là nhân vật
chính, vừa là nhân vật kể chuyện (nhân vật thường xưng là tui, tao). Chính
vì vậy, khi kể chuyện Ba Phi, người kể luôn luôn phải đứng ở ngôi thứ
nhất. Đây cũng là một nét độc đáo của hệ thống truyện này và rất ít khi
thấy ở các hệ thống truyện khác cùng thể loại.
1.2.2. Các kiểu nhân vật khác
* Các nhân vật nền
- Bác Ba Gái.
1
8

1
8
- Chú Tư Ứng và Thằng Đậu (Thế Truyền).
Những nhân vật nền này tuy rất ít hành động và giao tiếp trực tiếp
trong truyện Ba Phi nhưng họ đã góp phần làm cho những câu chuyện của
bác Ba liền mạch và đáng tin cậy hơn.
* Các nhân vật là động vật
Khảo sát 43 truyện trong hệ thống truyện Ba Phi chúng tôi thấy có
thể chia các nhân vật động vật của hệ thống truyện này ra làm hai hệ
thống: động vật hoang dã và các động vật là sản vật của quê hương.
- Động vật hoang dã: Sấu, cọp, heo rừng, kì đà
Có rất nhiều truyện dân gian lấy các động vật hoang dã làm nhân vật.
Tuy nhiên, cọp trong truyện kể của Bác Ba Phi có đặc điểm được “gần
người” hơn,
Nếu chuyện về cọp và sấu được đề cập khá nhiều ở hệ thống truyện
Ba Phi cũng như ở các thể loại truyện dân gian khác thì các nhân vật như:
rắn, heo rừng, kì đà chủ yếu chỉ thấy xuất hiện ở hệ thống truyện Ba Phi.
Các con vật này khi đi vào hệ thống truyện Ba Phi thì bản chất hoang dã
của chúng hầu như tan biến bởi sự chi phối của con người.
Bằng cách phóng đại hình dạng, kích thước, số lượng và đặc tính
của các loài vật và đề cao tài trí của con người trong quá trình chinh phục
tự nhiên, bác Ba Phi đã để lại trong lòng người nghe những hình ảnh hoàn
toàn mới lạ về thế giới những động vật hoang dã. Những con vật một thời
đã là nỗi lo sợ của bà con nhưng khi trở thành nhân vật của truyện Ba Phi
chúng trở nên gần gũi và thuần phục hơn.
- Chim, cá, và một số sản vật của quê hương
Xuất hiện nhiều lần trong truyện kể Bác Ba Phi, những chim, tôm,
cá, những ong, nai, khỉ, heo, chó phong phú về số lượng, đa dạng về
chủng loại. Với cách lựa chọn và xây dựng nhân vật độc đáo của phong
cách Ba Phi., bút pháp phóng đại ở đây được tác giả sử dụng triệt để.

Tự nhiên của xứ sở lạ lùng “Con chim kêu phải sợ, con cá vùng
phải kinh” đã trở thành đối tượng khơi gợi những cảm xúc thẩm mỹ cho
những sáng tác mà chủ thể sáng tạo là người nông dân Nam Bộ như Bác
1
9
1
9
Ba Phi. Chính chất sống dồi dào và dữ dội của tự nhiên là cơ sở hình thành
thiên truyện Ba Phi. Và như trên đã nói các con vật của bác Ba con nào
cũng to cũng nhiều và hành động cũng rất kì lạ: heo đi cày, khỉ mần ruộng,
rắn tát đìa, cọp xay lúa Tất cả những điều nảy chỉ có thể có ở truyện Ba
Phi. Dần dà nó trở thành điển hình hoá trong tâm thức của người Nam Bộ.
Lấy nghệ thuật phóng đại và sử dụng các phương ngữ địa phương
làm phương tiện, Ba Phi đã xây dựng được một hệ thống nhân vật mang
những nét đặc trưng rất Nam Bộ
1.3. Các thủ pháp nghệ thuật của hệ thống truyện Ba Phi
1.3.1. Phóng đại
Phóng đại là cường điệu hoá các đặc trưng sự vật hiện tượng, làm tô
đậm mức độ, tính chất cái được kể,có tác động mạnh vào tâm lý cảm thụ cái
cười.
Phóng đại là biện pháp nghệ thuật nền tảng của hệ thống truyện Ba
Phi Đặc biệt trong chuyện của Bác có nhiều chi tiết phóng đại vượt lên cả
sự cảm nhận thông thường. Thế nhưng tất cả những sự bịa đặt ấy vẫn được
người nghe chấp nhận một cách vui vẻ. Làm được điều này ngoài cái duyên
kể chuyện, còn phải nói đến cách bịa chuyện có tài và có lý của bác Ba Phi.
Thủ pháp phóng đại này dựa trên cơ sở thực tại làm nền và cách bịa
chuyện của bác Ba cũng hết sức tài tình.
Về phương diện tổ chức nghệ thuật, biện pháp phóng đại thường được
chuẩn bị, dẫn dắt bằng những chi tiết có tầng, có lớp hợp lý theo chiều hướng
phát triển để tạo ra được những tình huống cốt truyện. Người kể đã sắp xếp,

dẫn dắt các chi tiết phóng đại một cách chặt chẽ, đưa người nghe vào cạm
bẫy hóm hỉnh, tạo ra những bất ngờ thú vị. Truyện bác Ba Phi là những mẩu
chuyện như thế.
Đi vào chiều kích sâu hơn của sự phóng đại, có thể thấy phóng đại là
phương thức kể đặc thù của truyện bác Ba Phi. Có thể hình dung, từ thực
tại, qua tâm thức bác Ba Phi đã cho ra một thế giới khác lạ, dí dỏm, là cách
lý giải về hiện thực trên một cảm quan hài hước mà vẫn giữ được bản chất
2
0
2
0
hiện tượng. Qua phương thức phóng đại sự vật, truyện đã thực hiện một
thủ pháp trào lộng, gây cười, tạo nên hiệu quả thẩm mỹ cao.
Phóng đại là thủ pháp nghệ thuật đặc trưng của truyện Trạng, đến
truyện Ba Phi đạt đến mức điển hình, nhiều hình ảnh phóng đại rất lạ,
không đâu có, nhưng cũng thật gần gũi quen thuộc như đã có đâu đó trong
hiện thực, nhất là ở đất Nam bộ giàu có, phóng khoáng.
Tóm lại, phóng đại trong truyện Ba Phi có sắc thái riêng, đặc sắc.
Truyện Ba Phi xứng đáng đại diện cho truyện kể dân gian Nam bộ góp mặt
vào kho tàng tiếng cười dân gian Việt Nam.
1.3.2. Phương ngữ
* Phương diện ngữ nghĩa
Về phương diện từ vựng, truyện Ba Phi sử dụng rất nhiều phương
ngữ Nam Bộ:
- Trước hết đó là những từ chỉ các yếu tố rất riêng của điều kiện tự
nhiên và sinh hoạt văn hoá vật chất, tinh thần của dân gian Nam Bộ.
- Những phương ngữ mà Bác Ba thường dùng trong những câu
chuyện kể của mình chủ yếu là những từ đặc tả.
- Những từ ngữ trong truyện Ba Phi đã phản ánh được bối cảnh
thiên nhiên của vùng ĐBSCL với nét tiêu biểu là sông nước, đồng rừng và

miệt vườn.
* Phương diện ngữ pháp
- Những câu diễn đạt theo lối nói không theo khuôn mẫu câu văn
viết xuất hiện rất dày, chất khẩu ngữ rất đậm.
- Lối diễn đạt mang tính chất khẩu ngữ trôi chảy, có hình ảnh, có tính
chất văn chương, đan kết nhau chặt chẽ, tạo sự linh động và sắc nét trong
diễn đạt ngôn ngữ của truyện Ba Phi. Điều này không tìm thấy ở bất kỳ
truyện Trạng nào.
- Cách nói của bác Ba Phi mang nhiều thán từ. Cách nói chú trọng
vào lối diễn đạt tình cảm hơn là diễn đạt mang tính logic, chính xác.
2
1
2
1
2. Truyện Ba Phi là một hệ thống truyện xoay quanh một nhân vật
nằm trong hệ thống truyện Trạng Việt Nam
Qua giới thuyết về khái niệm “Trạng”, và lý giải về sự hình thành
của truyện Trạng nói chung và những đặc điểm biểu hiện truyện Ba Phi
nói riêng, chúng tôi định dạng truyện Ba Phi là một hệ thống truyện Trạng
xoay quanh một nhân vật bởi một số đặc điểm sau:
2.1. Truyện Trạng gắn với một nhân vật cụ thể, có tính danh mang
đặc trưng của quá trình sáng tạo folkore. Quan sát sự phát triển hệ thống
truyện Ba Phi sẽ thấy rõ đặc điểm này
2.2. Truyện Trạng sử dụng phương thức phóng đại làm yếu tố tạo ra
tiếng cười cho tác phẩm. Truyện Ba Phi cũng đi theo phương thức này.
2.3. Bởi dùng phóng đại như một biện pháp nghệ thuật chủ yếu, tạo
nên yếu tố gây cười này, khiến cho truyện Trạng gần gũi hơn với truyện
cười. Nhân vật Ba Phi trong hệ thống truyện Ba Phi ít nhiều đảm bảo được
yêu cầu này.
2.4. Truyện Trạng bao giờ cũng sử dụng một biện pháp nghệ thuật

là tạo cho được một tình huống có vấn đề để khẳng định tính cách của
nhân vật truyện. Tuy ở hệ thống truyện Ba Phi đặc điểm này không biểu
hiện cụ thể rõ nét như ở hệ thống truyện Trạng Quỳnh và Trạng Lợn,
nhưng Bác Ba đã luôn dẫn dắt người đọc vào một ‘‘mê hồn trận” với đầy
rẫy những bất ngờ những hiểm nguy.
Như vậy, truyện Ba Phi là một hệ thống truyện Trạng độc đáo nằm
trong hệ thống truyện trạng Việt Nam nói chung.
Tiểu kết:
Truyện kể Bác Ba Phi là một hiện tượng văn học dân gian độc đáo
nằm trong dòng chảy của folklore Nam Bộ. Những độc đáo về nghệ thuật
nêu trên không phá vỡ đi truyền thống tư duy lôgic của người Việt Nam
mà càng làm cho màu sắc nghệ thuật truyện Trạng Nam bộ nói riêng và
truyện trạng Việt Nam nói chung thêm giàu màu sắc, góp phần làm phong
phú tiến trình phát triển của một thể loại thuộc folklore dân tộc.
2
2
2
2
PHẦN KẾT LUẬN
1. Truyện Trạng Nam Bộ nói chung, truyện Ba Phi nói riêng chưa
được giới nghiên cứu folklore chú ý nhiều. Trong khi đó, việc sưu tầm,
nghiên cứu vốn truyện này có nhiều ý nghĩa, nhiều tác dụng không những
đối với văn học dân gian Nam Bộ nói riêng mà cả nền văn học dân gian
Việt Nam nói chung, trong đó có truyện Trạng. Mặt khác, trong quá trình
điền dã về nguồn truyện này chúng tôi nhận thấy người biết nhiều về
truyện Ba Phi chủ yếu là những người lớn tuổi. Vì vậy sưu tầm và nghiên
cứu về nguồn truyện Ba Phi là cần thiết.
2. Vị trí của truyện Ba Phi đối với truyện Trạng dân gian Nam Bộ
giống như truyện Trạng Quỳnh với truyện Trạng dân gian cả nước. Không
những Ba Phi là một nhân vật có thật, thuộc lớp người đầu tiên khai phá

vùng đất tận cùng của tổ quốc, mà còn là người có tài bịa truyện dí dỏm.
Ông vừa là người sáng tạo, kể truyện đồng thời là nhân vật của truyện. Tuy
không thể đồng nhất nhân vật Ba Phi trong truyện với nhân vật Ba Phi thật
ở ngoài đời nhưng đây là sự sáng tạo của người nghệ sĩ dân gian để thể
hiện lý tưởng thẩm mĩ của mình.
3. Bác Ba Phi sinh ra và lớn lên từ một miền quê hoang hóa nhưng
trù phú. Những lớp người như ông gắn bó mật thiết với thiên nhiên, tận
hưởng nguồn tài nguyên, sản vật phong phú, nhưng cũng phải đổ rất nhiều
mồ hôi và công sức để chống chọi lại với những khắc nghiệt mà tự nhiên
mang lại. Trên nhiều phương diện, ở nhiều góc cạnh khác nhau, truyện Ba
Phi phần nào góp phần tái hiện được bức tranh đời sống sinh hoạt, tinh
thần của bà con Nam Bộ, thể hiện tấm lòng của những người con đối với
quê hương.
4. Lấy phóng đại làm phương tiện gây cười, kết hợp với từ địa
phương, được bác Ba Phi sắp xếp trong những kết cấu độc đáo, tạo nên
sức hấp dẫn riêng cho những câu chuyện của mình. Tiếng cười của truyện
Ba Phi là tiêu biểu cho tiếng cười của người dân Nam Bộ, thật và ít chữ
nghĩa, tiếng cười đến một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, chứ không cay độc,
2
3
2
3
nghiệt ngã, ít điển tích, điển cố. Bởi lẽ, tiếng cười ấy là tiếng cười của một
vùng đất mới, tiếng cười được sản sinh từ những con người luôn biết
nương tựa vào nhau để vượt qua mọi khó khăn thử thách trong những
tháng ngày tha phương đi mở đất.
5. Luận văn mới chỉ là những nghiên cứu ban đầu về một số khía cạnh
trong nội dung và nghệ thuật của hệ thống truyện Ba Phi, nhìn từ góc độ
văn hóa dân gian Nam Bộ. Nếu có điều kiện nghiên cứu vấn đề này ở cấp
độ cao hơn, chúng tôi sẽ đi sâu vào nghiên cứu tất cả những phương diện

phản ánh của nội dung và tất cả những biểu hiện nghệ thuật của hệ thống
truyện. Đồng thời, đặt hệ thống truyện Ba Phi vào hệ thống truyện Trạng
Việt Nam nói riêng và truyện Trạng Đông Nam Á nói chung để so sánh làm
rõ những nét tương đồng và khác biệt của truyện Trạng Việt Nam với
truyện Trạng các nước Đông Nam Á.
2
4
2
4

×