Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

Nghiên cứu môi trường và điều kiện để phát triển dịch vụ logistics ở việt nam trong hội nhập kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 100 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ

ĐỀ ÁN
MễN KINH TẾ THƯƠNG MẠI
Đề tài:
NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG VÀ ĐIỀU KIỆN ĐỂ PHÁT
TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS Ở VIỆT NAM
TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
Giảng viên hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
Líp
Mã sè SV
Hà Nội
A. Phần mở đầu
Cách đây vài thế kỷ, thuật ngữ “logistics” đã được sử dụng trong quân
đội và được hoàng đế Napoleon nhắc đến trong câu nói nổi tiếng " Kẻ nghiệp dư
bàn về chiến thuật, người chuyên nghiệp bàn về logistics".
Ngày nay, thuật ngữ logistics được sử dụng trong lĩnh vực kinh tế như
một ngành mang lại nhiều nguồn lợi to lớn không những cho các doanh nghiệp
mà cho cả nền kinh tế quốc dân.
Dịch vụ logistics là ngành dịch vụ xuyên suốt quá trình sản xuất, phân
phối lưu thông hàng hoá, dịch vụ trong nền kinh tế. Đây là một công cụ hữu hiệu
hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, nâng cao năng lực
cạnh tranh trên thương trường. Với vai trò rất quan trọng và tác dụng to lớn của
nó mà ngày nay trên thế giới dịch vụ logistics đã trở nên phổ biến và rất phát
triển, được các doanh nghiệp coi là một thứ vũ khí cạnh tranh mới hỗ trợ tích
cực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đạt hiệu quả cao.
Trong vài thập niên trở lại đây, dịch vụ logistics đã phát triển nhanh
chóng và mang lại những kết quả rất tốt đẹp ở nhiều nước trên thế giới, điển


hình như: Hà Lan, Thuỵ Điển, Đan Mạch, Mỹ
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự gia
tăng của hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư, dịch vụ logistics tại Việt Nam
đang có bước phát triển mạnh mẽ và là một trong những ngành có tiềm năng
phát triển rất lớn. Tỷ trọng dịch vụ logistics chiếm khoảng 15% trong kim ngạch
xuất khẩu. Trong mười năm tới, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ước đạt 200
tỉ USD/năm và do đó tiềm năng phát triển dịch vụ logistics ở Việt Nam là rất
lớn. Gia nhập WTO, bước vào sân chơi toàn cầu, các doanh nghiệp kinh doanh
dịch vụ logistics sẽ có cơ hội phát triển nhanh. Tuy nhiên cũng sẽ có những khó
khăn, thách thức bởi hiện nay quy mô của phần lớn các doanh nghiệp logistics
Việt Nam còn nhỏ, tiềm lực tài chính yếu nguồn nhân lực cũng hạn chế nhiều
mặt, thiếu kinh nghiệm thương trường đồng thời theo cam kết gia nhập WTO,
các công ty 100% vốn nước ngoài sẽ được phép hoạt động tại Việt Nam. Vì vậy,
trong thời gian tới trong ngành dịch vụ logistics ở nước ta sẽ hứa hẹn sự cạnh
tranh rất gay gắt.
Thấy rằng đây là một vấn đề còn khá mới ở Việt Nam và có tiềm năng
phát triển lớn trong thời gian tới đồng thời được sự hướng dẫn tận tình của
GS.TS Đặng Đình Đào nên trong đề án môn kinh tế thương mại em chọn đề tài:
“ Nghiên cứu môi trường và điều kiện để phát triển dịch vụ logistics ở Việt Nam
trong hội nhập kinh tế quốc tế.”
Việc nghiên cứu về các dịch vụ logistics ở Việt Nam sẽ giúp em trang bị
thêm kiến thức về lĩnh vực này, nắm được các vấn đề cơ bản về dịch vụ logistics
cũng như thấy được sự phát triển của dịch vụ này ở Việt Nam như thế nào. Từ
đó có thể đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ logistics ở Việt Nam
trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
Nội dung của bản đề án bao gồm 3 chương:
Chương I: Tổng quan về môi trường và điều kiện để phát triển các dịch vụ
logicstics ở Việt Nam hiện nay.
Chương II: Tình hình môi trường và điều kiện phát triển dịch vụ logicstics ở
Việt Nam hiện nay.

Chương III: Giải pháp tạo lập môi trường và điều kiện để phát triển dịch vụ
logicstics của Việt Nam từ nay đến năm 2020.
Do trình độ và điều kiện nghiên cứu có hạn chế nên bản đề án không thể
tránh khỏi nhiều thiếu sót. Em mong được sự giúp đỡ và góp ý của GS.TS. Đặng
Đình Đào để bài đề án được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Phần I:
Tổng quan về môi trường và điều kiện để phát triển
các dịch vụ logistics ở Việt Nam hiện nay.
I. Môi trường và điều kiện kinh doanh của các doanh nghiệp logistics ở
Việt Nam.
1.Môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp logistics ở Việt Nam.
Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ những nhân tố làm tác động
trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bao gồm
có 2 loại môi trường:
- Môi trường vĩ mô : môi trường kinh tế, môi trường công nghệ, môi trường văn
hóa – xã hội, môi trưởng tự nhiên, môi trường chính phủ - luật phỏp-chớnh trị,
môi trường toàn cầu.
- Môi trường ngành : đối thủ cạnh tranh hiện tại, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, nhà
cung ứng, khách hàng, sản phẩm thay thế…
Như vậy, môi trường kinh doanh của doanh nghiệp logistic là toàn bộ
những nhân tố bên ngoài và bên trong có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến
việc cung ứng các dịch vụ logistics của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ
logistics
1.1 Phân tích môi trường vĩ mô
Đây là các nhân tố nằm ngoài tầm kiểm soát của các doanh nghiệp cung
ứng dịch vụ logistics và có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của các dịch vụ
logistics. Các nhân tố này bao gồm: môi trường kinh tế, môi trường công nghệ,
môi trường văn hóa – xã hội, môi trưởng tự nhiên, môi trường chính phủ - luật
phỏp-chớnh trị, môi trường toàn cầu.

a. Môi trường kinh tế.
Các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến kết quả và hiệu quả
kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp cung ứng dịch vụ
logistics núi riờng.Cỏc yếu tố kinh tế bao gồm một phạm vi rất rộng từ các yếu
tố tác động đến nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics và các yếu tố liên quan đến
việc huy động và sử dụng các nguồn lực của các doanh nghiệp kinh doanh dịch
vụ logistics để cung ứng các dịch vụ logistics cho khách hàng. Các yếu tố cơ bản
nhất ảnh hưởng đến các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics và các dịch
vụ logistics là: tốc độ tăng trưởng của GDP; lãi suất tiền vay, tiền gửi ngân
hàng; tỷ lệ lạm phát; tỷ giá hối đoái; mức độ thất nghiệp; cán cân thanh toán;
chính sách tài chính, tín dụng; kiểm soát về giá cả, tiền lương tối thiểu; tiềm
năng phát triển và gia tăng đầu tư Cỏc yếu tố này ảnh hưởng đến phương thức
và cách thức kinh doanh của các doanh nghiệp. Sự thay đổi của các yếu tố này
và tốc độ thay đổi, chu kỳ thay đổi đều tạo ra cơ hội hoặc nguy cơ đối với các
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thậm chí còn có thể làm thay đổi cả
mục tiêu, phương hướng và cả chiến lược của doanh nghiệp.
Trong thời gian vừa qua, tốc độ tăng trưởng 2006 - 2010 của nước ta đều
đạt trung bình trên 6,9%, thấp hơn khá nhiều so với mục tiêu 7,5-8% mà kế
hoạch đề ra. Chính vì vậy càng kích thích việc đầu tư và mở rộng quy mô của
các doanh nghiệp khiến cho nhu cầu sử dụng các dịch vụ logistics không ngừng
tăng, đây là cơ hội cho phép các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics mở
rộng quy mô, sản phẩm dịch vụ logistics cũng như thị trường của mình, cũng là
cơ hội cho các doanh nghiệp mới có thể ra nhập thị trường.
b. Môi trường công nghệ.
Trong thời đại khoa học - công nghệ phát triển như vũ bão, việc áp dụng
các tiến bộ này vào sản xuất kinh doanh làm cho hiệu quả ngày càng cao hơn.
Các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics nghiên cứu và áp dụng các tiến bộ
khoa học công nghệ không những cho chính doanh nghiệp mình mà còn nhằm
thực hiện dịch vụ tư vấn cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Sự phát
triển của thương mại điện tử đã đưa các doanh nghiệp tiên tiến đến việc ứng

dụng thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh của mình. Điều đó đã làm
cho chất lượng dịch vụ logistics của các doanh nghiệp cung ứng tăng lên rõ rệt
và sẽ mang lại sức cạnh tranh cao cho các doanh nghiệp có ứng dụng dịch vụ
mới vào kinh doanh.
c. Môi trường văn hóa – xã hội
Người Việt Nam luôn cần cù , chịu khó va luôn luôn muốn học hỏi những
công nghệ mới của các nước phát triển. Mặt khác, Việt Nam có 63% người
trong độ tuổi lao động trên 86 triệu người và tiền công trả cho người lao động ở
Việt Nam là tương đối thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới vì thế
đây là một trong những điểm mạnh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ
logistics. Môi trường văn hóa xã hội lành mạnh, giàu bản sắc dân tộc…luụn thu
hút doang nghiệp logistics nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.
d. Môi trường tự nhiên.
Điều kiện tự nhiên là yếu tố cần được các doanh nghiệp kinh doanh dịch
vụ logistics đặc biệt quan tâm. Bởi các yếu tố như nắng, mưa, hạn hán, lụt, dịch
bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến việc cung ứng dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ vận tải
đường biển vì nếu điều kiện không thuận thì sẽ không thực hiện được dịch vụ
này, thậm chí còn gây thiệt hại lớn bởi rủi ro trong vận tải biển là rất cao. Bên
cạnh đó cũng phải kể đến ảnh hưởng của sự khan hiếm của cỏc nguyờn, nhiờn
vật liệu, sự gia tăng của chi phí năng lượng Việt Nam là một nước có khí hậu
nóng ẩm, độ ẩm cao nên gây ra nhiều khó khăn cho công tác dự trữ, bảo quản
e. Môi trường chính phủ - luật phỏp-chớnh trị
Trong kinh doanh hiện đại , các yếu tố chính trị, pháp luật ngày càng có ảnh
hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nền kinh tế thị trường
có sự điều tiết của Nhà nước hiện nay là nền kinh tế phổ biến trên thế giới. Khi
tham gia vào kinh doanh, để thành công trên thương trường thỡ cỏc doanh
nghiệp không những phải nắm vững pháp luật trong nước mà còn phải hiểu và
nắm vững pháp luật quốc tế tại thị trường mà mình kinh doanh. Đồng thời với
việc nắm vững luật pháp thỡ cỏc doanh nghiệp cũng phải chú ý tới môi trường
chính trị. Chính trị có ổn định thì sẽ giỳp cỏc doanh nghiệp chủ động hơn trong

hoạt động kinh doanh của mỡnh. Cỏc yếu tố cơ bản thuộc môi trường chính trị,
pháp luật là:
- Sự ổn định về chính trị và đường lối ngoại giao.
- Sự cân bằng của các chính sách của Nhà nước.
- Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế xã hội.
- Hệ thống pháp luật và mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật
Trước năm 2005, luật pháp Việt Nam chưa hề có quy định về việc kinh
doanh dịch vụ logistics cũng như các hình thức dịch vụ logistics. Đến tận khi
luật Thương mại được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005 và Nghị định
140/2007/NĐ-CP của Chính phủ mới có quy định chi tiết về các dịch vụ
logistics và điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics.
Trước đây, các dịch vụ logistics mà chủ yếu là dịch vụ vận tải, giao nhận
thì Nhà nước nắm quyền chi phối.Gần đây, việc kinh doanh dịch vụ logistics
được Nhà nước cho phép mọi thành phần kinh tế đều có thể tham gia kinh
doanh. Điều này tạo nên sự cạnh tranh gay gắt trong ngành cung ứng dịch vụ
logistics đồng thời cũng tạo nên sự đa dạng, phong phú của các dịch vụ logistics,
chất lượng dịch vụ cũng tốt hơn.
e. Môi trường toàn cầu.
Trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO, các doanh nghiệp logicstics
nước ngoài có thế tìm kiếm cơ hội kinh doanh ở Việt Nam, dẫn đến sự canh
tranh nhằm giành lấy thị phần. Cạnh tranh trong ngành dịch vụ logistics càng
gay gắt làm cho loại hình dịch vụ logistics càng phong phú, chất lượng dịch vụ
logistics càng được nâng cao. Khi đề cập đến vấn đề cạnh tranh, các doanh
nghiệp cung ứng dịch vụ logistics phải xem xét xem đối thủ của mình là ai, số
lượng bao nhiêu, mức độ cạnh tranh thế nào. Trong thời gian qua cùng với sự
tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế trong nước là định hướng mở cửa kinh
doanh dịch vụ logistics, số lượng các doanh nghiệp logistics được mở ngày càng
nhiều và dẫn đến cạnh tranh trong ngành ngày một gay gắt hơn không chỉ các
doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics trong nước mà cũn cú sự góp mặt của
nhiều doanh nghiệp logistics nước ngoài. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, ngoài

việc mang đến những thách thức to lớn thì việc chớnh cỏc doanh nghiệp hàng
đầu trên thế giới về dịch vụ logistics đã và đang có mặt ngày càng nhiều tại Việt
Nam cũng mang lại cho chúng ta cơ hội mở mang kiến thức, học hỏi và đúc rút
kinh nghiệm, từ đó hoàn thiện chính mình.
1.2 Phân tích môi trường ngành
Đây là những yếu tố chủ quan mà doanh nghiệp có thể kiểm soát được,
bao gồm các nhân tố: tiềm lực doanh nghiệp, hệ thống thông tin, nghiên cứu và
phát triển
a. Tiềm lực doanh nghiệp.
Tiềm lực doanh nghiệp thể hiên ở nhiều mặt: qui mô của doanh nghiệp;
cơ sở vật chất kĩ thuật; cơ cấu tổ chức bộ máy lãnh đạo; tài năng, trình độ
chuyên môn và kinh nghiệm quản lý của các nhà lãnh đạo; trình độ tay nghề, sự
thành thạo kỹ thuật, nghiệp vụ của lao động; tiềm lực tài chính, khả năng huy
động vốn
Doanh nghiệp có qui mô lớn thì có khả năng cung ứng các dịch vụ
logistics với nhiều loại hình dịch vụ, đảm bảo chất lượng của dịch vụ, có thể
hoạt động trên phạm vi thị trường lớn, cung ứng dịch vụ cho nhiều khách hàng
khác nhau cựng lỳc.
Cơ sở vật chất kĩ thuật của doanh nghiệp có đầy đủ, đảm bảo thì mới có
thể cung cấp cho khách hàng những dịch vụ mà khách hàng yêu cầu với chất
lượng tốt. Với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics thỡ cỏc cơ sở vật
chất kĩ thuật phải kể đến là: phương tiện vận tải, kho bãi, máy móc thiết bị phục
vụ cho đóng gói, bảo quản hàng hoá
Người lãnh đạo doanh nghiệp có tài năng, trình độ quản lý sẽ dẫn dắt
doanh nghiệp đi lên, ngày càng phát triển. Ngược lại, doanh nghiệp sẽ ngày càng
đi xuống thậm chí dẫn đến phá sản.
Đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics, các nhân viên là
những người trực tiếp cung ứng dịch vụ cho khách hàng. Vì vậy, đây là yếu tố
rất quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp cũng như sự phát triển của
dịch vụ logistics.

Tài chính có thể coi là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến sự phát triển của
doanh nghiệp logistics cũng như sự phát triển của các dịch vụ logistics. Doanh
nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics cần một nguồn tài chính lớn để đầu tư vào
cơ sở hạ tầng: phương tiện vận tải, kho bói Cú nguồn tài chính lớn doanh
nghiệp mới có thể mở rộng quy mô, đa dạng các dịch vụ cung ứng cho khách
hàng.
b. Hệ thống thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin của doanh
nghiệp
Doanh nghiệp phải xây dựng hệ thống thu thập thông tin về các yếu tố
thuộc môi trường vĩ mô, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nguồn hàng Đối với
doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics thì yếu tố thông tin là quan trọng.Thu
thập được thông tin thiết thực, kịp thời giúp doanh nghiệp nắm bắt được nhiều
cơ hội tốt trong kinh doanh. Cũng từ đó cú cỏc quyết định, các chính sách và
chiến lược kinh doanh thích hợp.
Mạng thông tin toàn cầu đã, đang và sẽ tác động rất lớn đến nền kinh tế
toàn cầu. Quản trị hậu cần là một lĩnh vực phức tạp với chi phí lớn nhưng lại là
yếu tố chủ đạo, quyết định lợi nhuận của doanh nghiệp trong thương mại điện
tử. Xử lý đơn đặt hàng, thực hiện đơn hàng, giao hàng, thanh toán và thu hồi
hàng hóa mà khách hàng không ưng ý là những nội dung của lĩnh vực hậu cần
trong môi trường thương mại điện tử. Một hệ thống hậu cần hoàn chỉnh, tương
thích vói cỏc qui trình của thương mại điện tử, đáp ứng được những đòi hỏi của
khách hàng trong thời đại công nghệ thông tin là yếu tố quyết định thành công
trong kinh doanh. Vì vậy, ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử
như: hệ thống thông tin quản trị dây truyền cung ứng toàn cầu, công nghệ nhận
dạng bằng tần số vô tuyến đang ngày càng được áp dụng rộng rãi trong kinh
doanh bởi vì thông tin được truyền càng nhanh và chính xác thỡ cỏc quyết định
trong hệ thống Logistics càng hiệu quả.
c. Nghiên cứu và phát triển
Việc đầu tư vào nghiên cứu và phát triển tuy chi phí tốn kém song hoạt
động nay đem lại kết quả ngoạn mục nhất; nó giỳp doanh nghiệp: đổi mới, đa

dạng hoá và phát triển các loại hình dịch vụ logistics;hiện đại hoá dây chuyền
công nghệ và phương thức cung ứng dịch vụ cho khách hàng; nâng cao trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ cho lao động Cỏc doanh nghiệp cần nắm vững được
tầm quan trọng của yếu tố này để đầu tư thích đáng và thu được thành công
trong hoạt động kinh doanh của mình.
Như vậy , qua nghiên cứu tổng thể các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát
triển của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics, chúng ta cũng thấy
được ảnh hưởng của các nhân tố này đến sự phát triển của các dịch vụ logistics.
Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics càng phát triển thỡ cỏc dịch vụ
logicstics cũng ngày càng phát triển.
d. Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực cho hoạt động Logistics đang rất thiếu và yếu, hầu hết
người tham gia kinh doanh còn thiếu kiến thức, nhất là chưa có những bí quyết
và kĩ năng kinh doanh logistics…
e. Yếu tố khách hàng
Khách hàng chiếm vị trí trung tâm trong mọi hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics, để hoạt
động có hiệu quả thỡ cỏc doanh nghiệp phải bán được hàng tức là phải có khách
hàng thuê dịch vụ logistics. Các doanh nghiệp này có nhu cầu sử dụng dịch vụ
logicstics lớn thì ngành dịch vụ logicstics mới phát triển được. Hiện nay không
ít doanh nghiệp tự mình thực hiện các hoạt động logistics mà không thuê dịch vụ
ngoài. Vì vậy, ngành dịch vụ logistics muốn phát triển thì phải cho các doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh thấy được lợi ích to lớn của việc sử dụng dịch vụ
logistics.
Bảng xếp hạng các quốc gia và vùng lãnh thổ tốt nhất cho công việc kinh
doanh được tạp chí Forbes công bố hằng năm. Trong danh sách công bốn , Việt
Nam đứng thứ 118 trong số 128 cái tên được nhắc đến, tụt 5 bậc so với năm
ngoái. (Việt Nam: Tăng trưởng GDP năm 2009: 5,3%; Thu nhập bình quân đầu
người: 2.900 USD; Tỷ lệ nợ cụng trờn GDP: 53,7% )
Kết quả này được Forbes tính toán dựa trên đánh giá một loạt các hạng

mục, trong đó có tự do thương mại, xếp hạng 105 trên 128 nước và vùng lãnh
thổ. Một số hạng mục được chấm điểm thấp khác của Việt Nam bao gồm tự do
tiền tệ và bảo vệ nhà đầu tư, cùng xếp hạng 125, gánh nặng thuế má, xếp hạng
103 và phòng chống tham nhũng xếp hạng 95.
Những khía cạnh được đánh giá cao hơn bao gồm cải cách, xếp hạng 52,
kỹ thuật đứng thứ 68. Theo tính toán của Forbes, Việt Nam có thu nhập bình
quân đầu người hàng năm 2.900 USD và tỷ lệ nợ cụng trờn GDP là 53,7%.
Forbes nhận định tấm vé gia nhập Tổ chức Thương mại Quốc tế WTO năm
2007 đã đảm bảo cho Việt Nam tiếp cận sâu rộng hơn vào thị trường thế giới và
củng cố quá trình cải cách kinh tế trong nước. Tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm
dần từ 25% năm 2000 xuống còn 21% năm 2009. Tỷ lệ đúi nghốo được cải thiện
rõ rệt. Tuy nhiên, suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2009 đã ảnh hưởng đến nền
kinh tế Việt Nam vốn phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu.
Với thứ hạng 118, Việt Nam chỉ đứng trên 10 nước, trong đó chủ yếu là
các quốc gia thuộc châu Phi như Chad, Zimbabwe, Bolivia, Cameroon hay
Burundi.
Bảng1.1: Đánh giá cơ hội đầu tư kinh doanh các nước trên thế giới của WTO năm
2007( Nguồn tạp chí Forbes )

* Phân tích SWOT thực trạng phát triển dịch vụ logistics trong thời
kỳ 2001 - 2009 như sau:
+ Điểm mạnh
- Việt Nam có chỉ số LPI (Logistics Performance Index) theo báo cáo Ngân
hàng Thế giới (WB) năm 2009 là trung bình - khá, đứng đầu các nước có thu
nhập thấp, mặc dầu xếp hạng 53/155 nền kinh tế, nhưng được đánh giá có biểu
hiện đặc biệt về hoạt động logistics.
- Số doanh nghiệp thành lập và hoạt động trong ngành khá lớn gồm nhiều thành
phần, cả nước có khỏang 1.200 (vượt qua Thái lan, Singapore) trong đó các
công ty logistics đa quốc gia hàng đầu trên thế giới (Top 25 hoặc 30) đã có mặt
tại Việt Nam. Tuy lộ trình cam kết WTO của Việt Nam về dịch vụ logistics đến

năm 2014, nhưng dưới nhiều hình thức, các công ty nước ngoài đã hoạt động đa
dạng, đặc biệt trong việc cung ứng dịch vụ 3PL với trình độ công nghệ hiện đại,
chuyên nghiệp như tại các nước phát triển.
+ Điểm yếu:
- Tuy số lượng đông nhưng hoạt động dịch vụ logistics của các doanh nghiệp
Việt Nam còn manh mún, thiếu kinh nghiệm và tính chuyên nghiệp, chỉ cung
cấp dịch vụ cơ bản, cạnh tranh về giá là chủ yếu, ít giá trị gia tăng nên chỉ gia
công lại cho các công ty 3PL, 4PL nước ngoài.
- Do hạ tầng giao thông vận tải yếu kém, công nghệ thông tin chưa hỗ trợ hiệu
quả nên chi phí logistics tại Việt Nam khá cao, chiếm 25% GDP (so với các
nước phát triển chỉ từ 9 đến 15%) trong đó chi phí vận tải chiếm 30 đến 40% giá
thành sản phẩm (tỉ lệ này là 15% ở các quốc gia khác), điều này làm giảm khả
năng cạnh tranh của dịch vụ, hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam.
- Tiềm lực các doanh nghiệp logistics Việt Nam yếu về tài chính (80% doanh
nghiệp thành lập có vốn điều lệ dưới 1,5 tỉ đồng), nhân sự, tổ chức mạng lưới
toàn cầu, hệ thống thông tin, tớnh liờn kết…
+ Cơ hội:
- Quy mô thị trường dịch vụ logistics nhỏ (khoảng 2-4% GDP) nhưng tốc
độ tăng trưởng cao (20-25% năm). Kim ngạch xuất nhập khẩu và ngành bán lẻ
(đây cũng là ngành tiềm năng) có mức tăng trưởng khá cao. Khối lượng hàng
hóa qua cảng biển dự kiến tăng như sau: năm 2010 dự kiến 280 triệu tấn, năm
2015 dự kiến 500 - 600 triệu tấn, năm 2020 dự kiến 900 – 1.100 triệu tấn, năm
2030 dự kiến 1.600 – 2.100 triệu tấn)
- Nhà nước đó cú quy hoạch và trên thực tế bằng nhiều nguồn vốn đang và sẽ
đầu tư phát triển khu cảng nước sõu Cỏi Mộp, cảng trung chuyển quốc tế Vân
Phong, Sân bay quốc tế Long Thành, hành lang đường bộ Đông Tây (EWEC),
hành lang Hà Nội - Hải Phòng - Hà Khẩu - Côn Minh, hệ thống đường bộ cao
tốc, đường sắt xuyên Á… Các thể chế tiếp tục củng cố, tạo thuận lợi như thủ tục
hải quan, cải cách hành chánh, đẩy nhanh tiến trình hội nhập sâu khu vực và thế
giới.

+ Thách thức:
- Trước mắt, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải yếu kém, không đồng bộ
đặc biệt chưa tạo ra hành lang vận tải đa phương thức trong khi nhu cầu trung
chuyển chất lượng cao cho hàng hóa giữa các phương thức đang ngày càng lớn.
Hệ thống thông tin thiếu và chưa hiệu quả. Nguồn nhân lực làm dịch vụ logistics
chưa qua đào tạo bài bản và còn thiếu, yếu, chưa đáp ứng, đặc biệt thiếu các
chuyên viên logistics giỏi có năng lực ứng dụng và triển khai tại các doanh
nghiệp. - Thể chế, chính sách Nhà nước với ngành logistics chưa rõ ràng, không
đồng bộ, bất cập, chưa tạo điều kiện hỗ trợ ngành logistics non trẻ
- Thể chế, chính sách Nhà nước với ngành logistics chưa rõ ràng, không đồng
bộ, bất cập, chưa tạo điều kiện hỗ trợ ngành logistics non trẻ phát triển. Chi phí
kinh doanh không chính thức cao.
2. Điều kiện phát triển dịch vụ logicstics ở Việt Nam.
a, Về phớa nhà nước: đang nỗ lực điều chỉnh dần các chính sách để phù hợp
với tiến trình hội nhập và phát triển kinh tế; gia nhập WTO, khu vực mậu dịch tự
do ASEAN và bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ tạo nhiều cơ hội cho phát
triển kinh tế, trong đó có dịch vụ logistics. Sự phát triển ồ ạt về số lượng các
công ty giao nhận, logicstics trong thời gian qua là kết quả của Luật Doanh
nghiệp sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1-1-2000 với việc dỡ bỏ rất nhiều rào cản
trong việc thành lập và đăng kí doanh nghiệp. Hiện na, đối với các doanh nghiệp
làm dịch vụ giao nhận, logistics tại Việt Nam, vốn là trang thiết bị, cơ sở hạ
tầng, ngay cả các điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn của ngành cũng không còn là
rào cản và lợi nhuận cận biên, lợi nhuận trên vốn tương đối cao( theo các thống
kê ở mức trung bình ngành vào khoảng 18-20%). Cứ theo đà này thì trong vài
năm nữa Việt Nam sẽ vượt qua cả Thái Lan( 1100 công ty), Singapore(800 công
ty), Indonesia, Philipin(700-800 công ty) về số lượng các công ty logicstics đăng
kí hoạt động trong nước.
b, Về phía Hiệp hội : Ngày 30/12/2009 Hiệp hội Chủ hàng Việt Nam
(VNSC) chính thức được thành lập với hơn 200 doanh nghiệp, tổ chức đăng ký
tham gia. Sự ra đời của VNSC giúp cho các doanh nghiệp giảm thiệt hại, giảm

chi phí. Tuy nhiên, để có thể cạnh tranh được với sự cạnh tranh mạnh mẽ của
các doanh nghiệp nước ngoài thì chúng ta cần phải thành lập Hiệp hội logistics
Việt Nam, điều này không chỉ tạo mối liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp
mà cũn gúp phần tạo nên thương hiệu logistics Việt Nam.
c, Về phía doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics: hầu hết các doanh
nghiệp mới đóng vai trò của nhà cung cấp dịch vụ vệ tinh cho các công ty
logicstics nước ngoài như đảm nhận việc khai báo hải quan, cho thuê phương
tiện vận tải, kho bói…cỏc doanh nghiệp thực chất cung cấp dịch vụ cấp 2, thậm
trí cấp 3, 4… cho các đối tác nước ngoài… Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt
Nam không phải không có những lợi thế như được nhà nước thông thoáng hơn
trong các chính sách phát triển, nguồn nhân lực có mức lương thấp nhưng người
lao động chăm chỉ, tận tụy….
d, Về phía doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics: hiện nay có rất nhiều các
doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics của các doanh nghiệp trong nước với chi
phí hợp lý.
e, Về phía các địa phương: do nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi như bờ
biển dài, có biên giới với Trung Quốc, Lào và Campuchia thuận lợi cho việc kết
hợp nhiều phương thức vận tải, vận tải quỏ cảnh Cú thể nói, Việt Nam có mạng
lưới giao thông phong phú và dày đặc với mật độ cao.Mặc dù việc đầu tư của
các địa phương ở các hệ thống đường thủy chưa được quan tâm đúng mức
nhưng đây vẫn là hệ thống vận tải hữu hiệu đối với các loại tàu thuyền cỡ nhỏ.
Đặc biệt với các hàng hóa có giá trị thấp như gạo, cỏt, đỏ….
3. Khái quát về môi trường để phát triển dịch vụ logicstics ở Việt Nam.
Hiện thị trường dịch vụ logistics Việt Nam có khoảng từ 800 - 900 doanh
nghiệp nhưng đa phần đều nhỏ, hạn chế về vốn, công nghệ, giao thông vận tải và
nhân lực, hơn nữa, hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, chưa rõ ràng và giám sát
yếu đã khiến các doanh nghiệp logistics Việt Nam chưa phát huy được. Trong
điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và mở cửa thị trường dịch vụ, các nhà cung
cấp dịch vụ logistics chuyên nghiệp của thế giới đang vào nước ta…Đõy là
những doanh nghiệp hàng đầu thế giới có mặt tại Việt Nam, có nguồn tài chính

hùng mạnh có khả năng cạnh tranh lớn, bề dày kinh nghiệm…họ nhận thấy vị trí
địa lý thuận lợi của Việt Nam cho phát triển logistics ở Việt Nam. Điều này sẽ
tạo ra môi trường phát triển cho ngành dịch vụ logicstics ở Việt Nam, sẽ là cơ
hội cho các doanh nghiệp logistics Việt Nam vươn lên tiếp cận với trình độ thế
giới Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự gia tăng
của hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư, dịch vụ logistics tại Việt Nam đang có
bước phát triển mạnh mẽ và sẽ còn phát triển mạnh hơn khi Việt Nam chính
thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
Bước vào sân chơi toàn cầu, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
logistics sẽ có cơ hội phát triển nhanh. Tuy nhiên, cũng sẽ có không ít khó khăn,
thách thức bởi quy mô của phần lớn các doanh nghiệp logistics Việt Nam còn
nhỏ, tiềm lực tài chính yếu, nguồn nhân lực còn hạn chế nhiều mặt, thiếu kinh
nghiệm thương trường Theo bảng xếp hạng của Ngân hàng thế giới về chỉ số
hiệu quả hoạt động logistics, Việt Nam đứng thứ 53 trên toàn thế giới và thứ 5
trong khu vực ASEAN. Trong một hội thảo về logistics hồi tháng 9 năm nay,
các chuyên gia cho biết chi phí logistics của Việt Nam chiếm đến 25% GDP,
chứng tỏ dịch vụ này chưa phát triển trong khi chi phí này ở Mỹ chiếm 9,5%
GDP, Nhật là 11%, Hàn Quốc 16%, Trung Quốc 21,6%. Một trong những yếu
kém của dịch vụ logistics tại Việt Nam là thiếu nguồn nhân lực.
Tầm quan trọng và cơ hội phát triển dịch vụ logistics ở Việt Nam đã được
khẳng định. Tuy nhiên, điều đáng nói là nguồn lợi lớn từ dịch vụ này hiện không
nằm trong tay các doanh nghiệp Việt Nam mà đang chảy về tỳi cỏc đại gia nước
ngoài. Một nguồn lợi lớn trờn sõn nhà chưa được các doanh nghiệp Việt Nam
tận dụng mà họ đang là những người làm thuê cho các tập đoàn nước ngoài.
Các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ có một phần rất nhỏ trong miếng bánh
khổng lồ và đang ngày càng phình to của thị trường dịch vụ logistics. Theo tính
toán mới nhất của Cục Hàng hải Việt Nam, lĩnh vực quan trọng nhất trong
logistics là vận tải biển thì doanh nghiệp trong nước mới chỉ đáp ứng chuyên
chở được 18% tổng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, phần còn lại đang bị chi
phối bởi các doanh nghiệp nước ngoài. Điều này thực sự là một thua thiệt lớn

cho doanh nghiệp Việt Nam khi có đến 90% hàng hóa xuất nhập khẩu được vận
chuyển bằng đường biển. Đây thực sự một thị trường mơ ước mà các tập đoàn
nước ngoài đang thèm muốn và tập trung khai phá.
Bảng 1.2: Chỉ số giá vận tải hàng rời, hàng lỏng của Việt Nam
( Nguồn: Baltic Dry Exchange)
Chỉ số giá vận tải hàng rời (Baltic
Dry)
Chỉ số giá vận tải hàng lỏng (Baltic
Tanker)
Nguồn: Baltic Dry Exchange Nguồn: Baltic Dry Exchange
Bảng 1.3: Khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường biển năm 2009
và giai đoạn 2004 – 2009 ( Nguồn: Tổng cục thống kê )
Theo ông Nguyễn Việt Hòa, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Container
Việt Nam, thực trạng trên bắt nguồn từ việc dịch vụ logistics của các doanh
nghiệp Việt Nam mới đang ở giai đoạn phôi thai, phần lớn hệ thống logistics
chưa được thực hiện một cách thống nhất. Thị trường dịch vụ logistics Việt Nam
có 800 doanh nghiệp nhưng đa phần đều nhỏ bé, hạn chế về vốn, công nghệ và
nhân lực. Bên cạnh đó, cũng phải nói đến cơ sở hạ tầng về vận tải, kho hàng còn
Nguồn: Tổng cục Thống kêKhối
lượng hàng hóa vận chuyển bằng
đường biển năm 2009
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Khối lượng hàng hóa vận chuyển
bằng đường biển giai đoạn 2004 -
2009
yếu kém, hành lang pháp lý không rõ ràng đã cản trở sự phát triển logistics ở
Việt Nam.
Trong khi đó, ụng Bựi Văn Trung cho biết, hầu hết các doanh nghiệp
cung cấp dịch vụ logistics trong vận tải biển ở Việt Nam mới chỉ đóng vai trò là
một nhà cung cấp dịch vụ vệ tinh cho các đối tác nước ngoài. Chưa có một

doanh nghiệp nào của Việt Nam đủ sức để tổ chức và điều hành toàn bộ quy
trình hoạt động logistics. Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam có một điểm
yếu là không kết nối được với mạng lưới toàn cầu và doanh nghiệp chúng ta chỉ
hoạt động như những nhà cung cấp dịch vụ cấp 2; thậm chí là cấp 3, cấp 4 cho
các đối tác nước ngoài có mạng điều hành dịch vụ toàn cầu.
Ông Phạm Mạnh Cường, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đại lý
Hàng hải Việt Nam nói, chúng ta mới chỉ làm thuê một vài công đoạn trong cả
chuỗi dịch vụ mà các doanh nghiệp nước ngoài giành được ngay trên thị trường
Việt Nam. Tuy nhiên, điều đáng nói, trong khi doanh nghiệp trong nước còn non
yếu, chưa có sự liên minh, liên kết thì lại xuất hiện kiểu kinh doanh chộp giật ,
manh mún, cạnh tranh theo kiểu hạ giá thành để làm đại lý cho nước ngoài một
cách không lành mạnh. Trong khi đó, cỏc hóng cung cấp dịch vụ logistics nước
ngoài đã đổ xô vào thị trường chúng ta, hầu hết các tên tuổi lớn đã có mặt và ăn
nên làm ra rên thị trường Việt Nam, gây sức ép lớn cho chớnh cỏc doanh nghiệp
trong nước.
Gia nhập WTO, áp lực với cạnh tranh trong ngành logistics của Việt Nam
ngày một cao hơn. Theo cam kết gia nhập WTO, Việt Nam sẽ cho phép các
công ty dịch vụ hàng hải, logistics 100% vốn nước ngoài hoạt động bình đẳng
tại Việt Nam. Điều này đặt doanh nghiệp Việt Nam trước thách thức cạnh tranh
gay gắt trờn sõn nhà. Vì vậy, với tầm quan trọng và nguồn lợi từ logistics, việc
phát triển đòi hỏi một chiến lược quốc gia với những cơ chế chính sách pháp lý
phù hợp để tạo điều kiện và thu hút sự đầu tư phát triển cho logistics Việt Nam.
Ngoài ra, điểm tạo mội trường phát triển dịch vụ logicstics là : Hệ thống
chính trị của Việt Nam ổn định so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Đõy chớnh là điều kiện cho các nhà doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư kinh
doanh. Theo ông Katsuto Mommi, chủ tịch kiêm tổng giám đốc công ty Nihon
Unisys, Nhật Bản : “ … Bầu không khí chính trị ổn định là một trong những
động lực để chúng tôi không phải lo lắng khi kinh doanh ” . Chính phủ ngày
càng có những giải pháp để thúc đẩy loại hình dịch vụ này phát triển: Trước năm
2005, luật pháp Việt Nam chưa hề có quy định về việc kinh doanh dịch vụ

logistics cũng như các hình thức dịch vụ logistics. Đến tận khi luật Thương mại
được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005 và nghị định 140/2007/NĐ-CP của
Chính phủ mới có quy định chi tiết về các dịch vụ logistics và điều kiện kinh
doanh dịch vụ logistics.
Một yếu tố thuận lợi khác của Việt Nam, đó là, Việt Nam có vị trí địa lý
rất thuận lợi cho vận tải quốc tế, nằm ở khu vực chiến lược trong vùng Đông
Nam Á. Bờ biển trải dài trên 3.4000 km, có cảng nước sâu, các sân bay quốc tế,
hệ thống đường sắt xuyên quốc gia và mạng lưới giao thông là tiền đề khả quan
để phát triển logistics.
4. Tiền đề cho sự phát triển các doanh nghiệp logicstics ở Việt Nam.
Việc trở thành thành viên chính thức của WTO sẽ đưa Việt Nam thành một
quốc gia mở cửa về thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư; Việt Nam khai thác
lợi thế về khu vực như thế nào trong vận tải quốc tế; Việt Nam sử dụng nguồn
vốn đầu tư nước ngoài, cụ thể là nguốn vốn ODA nhằm phát triển cơ sở hạ tầng
và các nguồn vốn từ các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ cho Việt Nam.
Theo một số thống kê ban đầu, Việt Nam hiện có khoảng 800 - 900 doanh
nghiệp đăng kí dịch vụ logistics; hiện đang có nhiều cỏch đỏnh giỏ khác nhau về
thị trường logistics Việt Nam, ước tính khoảng 15 – 20%, thậm trí 25% GDP.
Mặc dù chúng ta có đủ những hiện hội như Hiệp hội cảng biển, Hiệp hội đại lý
và môi giới hàng hải, Hiệp hội các chủ tàu, Hiệp hội giao nhận kho vận… nhưng
nhìn chung các hiệp hội này chưa phát huy được vai trò của mình. Hầu hết các
doanh nghiệp của Việt Nam có quy mô nhỏ, thiếu chuyên nghiệp, tính liên kết
hạn chế, chưa có phối hợp giữa các phương thức vận tải – thương mại với các
ngành dịch vụ khác trong chuỗi cung ứng liên hoàn. Trên thực tế, hầu hết các
doanh nghiệp logistics của Việt Nam mới đóng vai trò như những nhà cung cấp
dịch vụ vệ tinh cho các công ty logicstics nước ngoài như đảm bảo nhận việc
khai báo hải quan, cho thuê phương tiện vận tải, kho bói…Chưa cú doanh
nghiệp nào đủ sức tổ chức, điều hành toàn bộ quy trình hoạt động logistics. Do
vậy, các doanh nghiệp này thực chất chỉ hoạt động dưới hình thức những nhà
cung cấp dịch vụ cấp 2, cấp 3, cấp 4 cho các đối tác nước ngoài có mạng điều

hành dịch vụ toàn cầu. Song, bên cạnh những mặt yếu kém của ngành dịch vụ
logicstics Việt Nam thì ngành dịch vụ này luụn cú những tiền đề phát triển vươn
tầm trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đó là:
- Hệ thống chính trị của Việt Nam ổn định so với các nước trong khu vực
và trên thế giới. Đõy chớnh là điều kiện cho các nhà doanh nghiệp nước ngoài
vào đầu tư kinh doanh. Lộ trình hội nhập logistic - một trong nhanh trong
ASEAN là vấn đề đầu tiên được đưa lên bàn nghị sự. Các nhà hoạch định chính
sách đó cú thờm nhiều lựa chọn để điều chỉnh thích hợp, đáp ứng tốt nhất lợi ích
của doanh nghiệp, góp phần biến ASEAN thành một thị trường đơn nhất, một
không gian sản xuất chung như mục tiêu đặt ra trong kế hoạch tổng thể về Cộng
đồng kinh tế ASEAN (AEC). Ngay trong bài phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ
trưởng Bộ Công Thương, Nguyễn Cẩm Tú khẳng định Việt Nam đã nỗ lực hết
mình để cựng cỏc thành viên ASEAN hoàn thành đầy đủ lộ trình ưu tiên hội
nhập lĩnh vực logistic; củng cố một bước sáng kiến kết nối của ASEAN, tạo
thêm động lực của ASEAN để ổn định và duy trì sự năng động trong phát triển
kinh tế của khu vực. ASEAN chính là cửa ngõ thông thương của các châu lục và
cường quốc kinh tế trên thế giới. “Cỏc quốc gia thành viên ASEAN đã thực hiện
lộ trình hội nhập ngành logistic được hơn 2 năm. Việc quản lý dịch vụ logistic -
loại hình dịch vụ tổng hợp và ứng dụng công nghệ cao, đòi hỏi sự tham gia của
nhiều ngành như giao thông vận tải, thương mại, hải quan, công nghệ thông tin.
Những kiến nghị từ góc độ cá nhân, các công ty riêng lẻ từ hội nghị sẽ góp phần
không nhỏ vào tiến trình thực hiện lộ trình logistic để các nhà hoạch định chính
sách đưa ra những điều chỉnh hợp lý, đáp ứng tốt nhất lợi ích của doanh nghiệp”
- Thứ trưởng Tỳ núi.
Riêng Việt Nam, theo Bộ Công Thương, dịch vụ logistic ở Việt Nam
chiếm từ 15 - 20% GDP (khoảng 12 tỷ USD) - một khoản tiền rất lớn và gắn với
toàn bộ khâu lưu thông, phân phối của nền kinh tế. Nếu chỉ tớnh riờng khõu
quan trọng nhất của logistic là vận tải, chiếm từ 40 - 60% chi phí thì cũng đã là
một thị trường dịch vụ khổng lồ. Việt Nam cú trờn 800 doanh nghiệp logistic
đang hoạt động với quy mô khác nhau. Tiềm năng phát triển dịch vụ logstic còn

to lớn hơn nữa khi kim ngạch thương mại Việt Nam được xem là có mức tăng
nhanh nhất trong khu vực với tốc độ gần 18 - 20%/năm và kim ngạch đạt gần
130 tỷ USD. Song, nhiều chuyên gia kinh tế cũng đã thừa nhận, cho dù Việt
Nam là nước đi đầu trong ASEAN về xây dựng hệ thống “mềm” trong phát triển
lĩnh vực logistic thì mới chỉ là điều kiện cần, chưa đủ. Cũng giống như các nước
đang phát triển trong khu vực, các doanh nghiệp logistic Việt Nam chủ yếu là
các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên việc tổ chức kinh doanh thể hiện sự manh
mún, thiếu chuyên nghiệp. Nguồn nhân lực cũng đang trong tình trạng rất hạn
chế. Các doanh nghiệp nhỏ thường không đáp ứng được yêu cầu của các khách
hàng và hệ quả là thị phần bị thu hẹp. Đó là chưa kể tới thực trạng cạnh tranh
thiếu lành mạnh, gây rất nhiều tổn thất cho các doanh nghiệp trong ngành.
Nhiều chuyên gia nhận định, dịch vụ logistic là một ngành mang lại nhiều
lợi ích trong kinh doanh, và hơn hết, đây là dịch vụ cốt yếu đối với hiệu quả tăng
trưởng kinh tế, bảo đảm sự ổn định vĩ mô ở bất cứ quốc gia nào. Nâng cao hiệu
quả dịch vụ gắn với sự tham gia tích cực và hiệu quả của các doanh nghiệp
logistic là chìa khóa thành công của chiến lược phát triển kinh tế. Chiến lược hội
nhập logistic của ASEAN cần phải được thể hiện trong chiến lược phát triển
dịch vụ logistic của mỗi quốc gia ASEAN, trong đó có Việt Nam. Theo đánh giá
của Viện Nghiên cứu kinh tế ASEAN và Đông Á, Hiệp hội Các nhà chuyển phát
nhanh châu Á - Thái Bình Dương thì ASEAN đã có nhiều bước tiến quan trọng
trên chặng đường xây dựng lộ trình ưu tiên hội nhập nhanh trong lĩnh vực
logistic. Phần lớn các nước ASEAN đã cho phộp cỏc doanh nghiệp ASEAN
được tự do đầu tư trong các phân ngành dịch vụ vận tải hàng hóa và ngay trong
năm 2013, sẽ hoàn thành lộ trình tự do hóa về thương mại và đầu tư. ASEAN đã
ký kết hiệp định đa biên ASEAN về tự do hóa hoàn toàn vận tải hàng hóa hàng
không và thiết lập thị trường hàng không ASEAN thống nhất vào năm 2015; xây
dựng một môi trường vận tải thông thoáng, khuyến khích các khoản đầu tư giữa
các thành viên ASEAN trong lĩnh vực vận tải biển. Nổi bật nhất trong việc nâng
cao năng lực quản lý lĩnh vực logistic là hợp tác hải quan. Các nước ASEAN 6
sẽ hoàn thành xây dựng cơ chế hải quan một cửa vào năm 2010 và Việt Nam sẽ

hoàn thành vào năm 2012… Đa số đều công nhận, thành công trờn chớnh là
quyết tâm của ASEAN trong việc tăng cường kết nối “mềm”, loại bỏ mạnh mẽ
các rào cản về quy tắc, luật lệ trong nước. Tuy nhiên, các nhà kinh tế cũng đã
lên tiếng cho rằng việc phát triển dịch vụ logistic cần được hậu thuẫn mạnh mẽ
nhờ sự nâng cấp tương xứng về phần “cứng” hay sự phát triển về cơ sở hạ tầng
liên quan đến hệ thống giao thông, vận tải trong khu vực. Sự khác biệt về tiêu
chuẩn, công nghệ, năng lực chuyên môn và cả sự chênh lệch về trình độ phát
triển của ASEAN sẽ còn là thách thức không nhỏ mà ASEAN phải xử lý trong
giai đoạn tới.
Hội nghị quan chức cấp cao về kinh tế ASEAN lần thứ 42 ( SEOM 42 )
đã khai mạc với hội thảo chuyên đề thực thi lộ trình hội nhập dịch vụ logicstics
do các nhóm trưởng cỏc nhúm quan chức cấp cao chỉ trỡ cựng các doanh nghiệp
logistics của ASEAN và Việt Nam. Tại hội thảo, các đại biểu đều cho rằng hội
nhập logistics trong ASEAN cần thể hiện trong chiến lược phát triển logicstics
của từng quốc gia để là chìa khóa thành công nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế
mỗi nước thành viên ASEAN, hội nghị cũng tán thành cho rằng dịch vụ logistics
là một trong năm ngành dịch vụ ưu tiên hội nhập nhanh trong ASEAN. Theo các
chuyên gia logistics, giải pháp quan trọng để vượt qua thách thức chính là các
nước ASEAN phải phối hợp xây dựng một chuẩn mực pháp lý và tuân thủ theo
chuẩn mực này. Tuy nhiên, đây là quá trình mất nhiều thời gian vì liên quan đến
luật pháp và quy định của từng nước. Trước mắt, Ban Thư ký ASEAN sẽ rà soát
các thủ tục, các thỏa thuận về hải quan đã ký để đánh giá mức độ thực thi; từ đó
cú cỏc giải pháp thích hợp nhằm tạo cơ chế mở cửa trong các quốc gia thành
viên và trong toàn ASEAN.
Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Đoàn
Duy Khương cho biết với tư cách đại diện cho tiếng nói và quyền lợi của cộng
đồng doanh nghiệp Việt Nam, VCCI đã phối hợp chặt chẽ với Phòng thương
mại và công nghiệp ASEAN, Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN để xây dựng
“hành lang xanh” (ASEAN green land) tạo điều kiện cho hàng hóa, dịch vụ
của các doanh nghiệp trong ASEAN đi lại nhanh chóng.

Thông qua dự án “hành lang xanh” với việc áp dụng công nghệ thông tin
vào khai hải quan điện tử, các doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí nhờ giảm
thời gian thông quan tại các cửa khẩu. Theo ông Khương, với sự chênh lệch về
trình độ phát triển giữa 6 nước ASEAN cũ và 4 nước CLMV (Campuchia, Lào,
Myanmar và Việt Nam), trước mắt, “hành lang xanh” chưa thể giúp doanh
nghiệp các nước CLVM hưởng lợi trực tiếp. Tuy nhiên, từ thực tiễn triển khai
mô hình “hành lang xanh,” các nước CLMV có thể học hỏi kinh nghiệm để đến
khi đạt đủ điều kiện cần thiết có thể áp dụng ngay mô hình này vào thực tiễn.
Phía VCCI sẽ tập hợp và làm cầu nối cho các doanh nghiệp Việt Nam trong
ngành logistics, các ngành phụ trợ, các hiệp hội chuyên ngành vận tải tham gia
trực tiếp vào các dự án nâng cao năng lực quản lý logistics của ASEAN với các
đối tác giàu kinh nghiệm như JETRO, Viện Nghiên cứu kinh tế ASEAN và
Đông Á (ERIA)
Tuy nhiên, bên cạnh những nỗ lực từ phía cộng đồng doanh nghiệp, việc
tạo lập một môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các doanh nghiệp
thuộc các khu vực kinh tế FDI, nhà nước, tư nhân thông qua các chính sách hỗ
trợ về vốn và đất đai hạ tầng sẽ là giải pháp hữu hiệu giúp ngành dịch vụ
logistics của Việt Nam hội nhập thành công trong trong ASEAN.
Theo ước tính của Viện Logistics chõu Á-Thỏi Bỡnh Dương, trị giá của
dịch vụ logistics toàn cầu đạt trên 1.200 tỷ USD/năm, chiếm tới 16% tổng GDP
toàn cầu. Trong đó, nếu giảm 10% chi phí vận chuyển có thể làm tăng 20% lưu
lượng thương mại hay giảm một nửa chi phí vận chuyển có thẻ làm tăng 0,5%
tổng GDP với mỗi quốc gia. Trong lĩnh vực quản lý logistics, nổi bật nhất là Cơ
chế một cửa Hải quan ASEAN, các nước sẽ hoàn thành trong năm 2010 này và
Việt Nam sẽ hoàn thành nội dung này vào năm 2012.
- Việt Nam có vị trí địa lý rất thuận lợi cho vận tải quốc tế, nằm ở khu vực
chiến lược trong vùng Đông Nam Á. Bờ biển trải dài hơn 3.400 km ở một vị trí
chiến lược trong khu vực, Việt Nam có tiềm năng rất lớn trong lĩnh vực cảng
biển nói riêng cũng như giao thông vận tải biển nói chung. , các địa phương
đang tích cực xây dựng các cảng nước sâu, các sân bay quốc tế, hệ thống đường

sắt xuyên quốc gia và mạng lưới giao thông là tiền đề khả quan để phát triển
logistics.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng:
+ Cảng biển Việt Nam: Việt Nam có hơn 80 cảng biển với hơn 2.2 triệu
m2 bến bãi và 1 triệu m2 bến cảng. Các cảng chính ở Việt Nam do Cục Hàng
Hải quản lý và bây giờ chuyển giao cho tổng công ty Hàng Hải Việt Nam. Các
cảng chính là cảng Hải Phòng, cảng Đà Nẵng và cảng Sài Gòn nhưng đều là
cảng ở cửa sông, cách biển khoảng 30 đến 90 km. Điều này rất bất lợi cho tàu
lớn cập cảng. Công suất bốc dỡ hàng gia tăng đáng kể, khoảng cứ 5 năm lại gấp
đôi, từ 56 triệu tấn 1998 đến 114 triệu tấn 2003. Cảng gần khu kinh tế trọng
điểm ở phía Nam chiếm 2/3 tổng sản lượng của cả nước. Đội tàu cũng phát triển
từ 679 chiếc với công suất 1.6 triêu DWT năm 2000 lên 928chiếc vói công suất
1.8 DWT năm 2003, tăng 12% số lượng tàu và 4% công suất tàu.Tuy công suất
khai thác vẫn thấp hơn so với các cảng hiệnđại trong khu vực nhưng, các cảng
biển Việt nam làm ăn ngàycànghiệu quả với chi phí bến cảng, kho bãi thấp. So
với chớ phớ kho bãi, bến cảng thì Việt nam vẫn rẻ hơn so với Trung Quốc và
các cảng trong khu vực ASEAN.
Các cảng chính ở Thành phố Hồ Chí Minh gồm có:
• Tân Cảng Sài Gòn ( SaiGon New Port), Cảng Cỏt Lỏi, C ảng Thị Vải
Cảng Cỏi Mộp, Cảng Khánh Hội.
• Cảng VICT ( Vietnam International Container Terminal) gần khu chế xuất Tân
Thuận.

×