Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Tác động của xuất nhập khẩu đến phát triển kinh tế philippines

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.32 KB, 25 trang )

Đại học Kinh Tế Quốc Dân Kinh Tế Đầu tư K47B
Tác động của xuất nhập khẩu đến phát triển kinh tế philippines
LỜI NÓI ĐẦU
Như chúng ta đã biết, trong những năm 60 của Thế kỷ trước, người ta đã từng coi
Philippines là một “Nhật Bản thứ hai” với việc nhận được rất nhiều viện trợ từ Mỹ. Thế
nhưng điều này đã không thể xảy ra bởi nạn tham nhũng trầm trọng và những chính sách
sai lầm của Chính Phủ. Đến thập kỷ 90, Philippines lại tiếp tục phải trải qua cuộc khủng
hoảng tiền tệ năm 1997, cuộc khủng hoảng thực sự đã làm suy sụp nền kinh tế của quốc
đảo này.
Tuy nhiên, trong năm năm đầu của Thế kỷ 21 này (2000 – 2005), với những cải
cách mạnh mẽ từ phía Chính Phủ, nền kinh tế Philippines đã có được những bước phát
triển khá tích cực. Trong sự thay đổi tích cực đó, không thể không nói đến vai trò rất
quan trọng của hoạt động thương mại xuất nhập khẩu. Vậy, xuất nhập khẩu tác động đến
sự phát triển kinh tế của Philippines như thế nào và Chính Phủ Philippines có những biện
pháp gì để phát triển hoạt động này một cách hợp lý? Đây chính là hai vấn đề quan trọng
nhất sẽ được đề cập đến trong bài.
Ngoài ra, qua việc tìm hiểu về xuất nhập khẩu và những chính sách thúc đẩy xuất
nhập khẩu của Chính Phủ Philippines, chúng ta cũng có thể rút ra được rất nhiều bài học
có ích cho Việt Nam khi mà nước ta đang hòa nhập sâu rộng với Thế Giới qua việc trở
thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương Mại Thế Giới và được bầu vào ghế ủy
viên không thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc.
Chúng em cũng xin được cảm ơn TS. Phan Thị Nhiệm đã tận tình hướng dẫn để
chúng em có thể hoàn thành bài viết một cách tốt nhất! Do còn thiếu nhiều kinh nghiệm
nên bài viết của nhóm có thể còn nhiều thiếu sót, chúng em rất mong nhận được sự góp ý
của cô.
*&*
Nhóm 1
1
Đại học Kinh Tế Quốc Dân Kinh Tế Đầu tư K47B
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ NƯỚC CỘNG HÒA PHI-LÍP-PIN
(THE REPUBLIC OF THE PHILIPPINES)


Là một trong mười một thành viên của ASEAN, quần đảo Phi-lip-pin là một quốc
gia có vị trí rất quan trọng trong khu vực cả về kinh tế và quân sự với bao quanh là
đường bờ biển rất dài. Trong chương 1 này, chúng ta sẽ có một cái nhìn tổng quan về
một đất nước Phi-lip-pin năng động, một thị trường đầy hứa hẹn và tiềm năng.
1.1. Khái quát chung:
+ Tên nước: Nước cộng hòa Philippines (The Republic of the Philippines).
+ Thủ đô: Manila.
+ Vị trí địa lý: Là một quần đảo ở Đông Nam Á với khoảng 7107 đảo chạy dài từ
Bắc xuống Nam giữa vĩ tuyến 4023 – 21025.
+ Đặc điểm tự nhiên, khí hậu: Đường bờ biển rất dài. 3/4 diện tích là rừng núi,
đồng bằng thấp nhỏ hẹp. Đây là khu vực có nhiều động đất và núi lửa với khoảng 10 núi
lửa đang trong thời kỳ hoạt động. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, thường có bão lớn. Một
năm có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.
+ Diện tích: 300.000 km
2
.
+ Dân số: 89,4 triệu người (7/2006).
+ Dân tộc: Gồm 3 nhóm dân tộc chính là:
- Indio theo cơ đốc giáo chiếm 3/4 dân số.
- Các dân tộc miền núi chiếm khoảng 5% dân số.
- Nhóm người Moro theo Hồi giáo chiếm khoảng 5% dân số.
Ngoài ra số ngoại kiều (Hoa, Anh, Ấn, Mỹ, Tây Ban Nha, Arập…) chiếm 2%.
+ Tôn giáo: Thiên chúa giáo là quốc đạo (85% dân số). Hồi giáo (10%), 5% theo
đạo Tin lành và các đạo khác.
+ Ngôn ngữ: Tiếng Tagalog, tiếng Anh được sử dụng rộng rãi và là ngôn ngữ
chính.
+ Đơn vi tiền tệ: Đông Pê-sô (Peso).
+ Quốc khánh: 12/06/1898.
Nhóm 1
2

Đại học Kinh Tế Quốc Dân Kinh Tế Đầu tư K47B
+ Lãnh đạo nhà nước hiện nay:
- Tổng thống: Bà Gloria Macapagal Arroyo.
- Phó tổng thống: Ông Noli De Castro.
- Chủ tịch Thượng viện: Ông Manuel B.
- Chủ tịch Hạ viện: Ông Jose.
- Ngoại trưởng: Ông Alberto.
1.2. Thể chế chính trị:
1.2.1. Thể chế nhà nước: Cộng hòa.
+ Từ 1972 trở về trước: Theo Hiến Pháp năm 1935, Quốc hội gồm Thượng viện và
Hạ viện. Đứng đầu Nhà nước và Chính phủ là Tổng thống với nhiệm kỳ 4 năm do dân
bầu trực tiếp.
+ Từ 1981 – 1985: Theo Hiến Pháp năm 1973, Quốc hội chỉ gồm một viện (bỏ
Thượng viện). Đứng đầu Nhà nước là Tổng thống với nhiệm kỳ 6 năm, không được tái
cử. Đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng. Quyền lực tập trung vào Tổng thống.
+ Từ 1986 đến nay: Theo Hiến pháp năm 1987, cơ quan lập pháp cao nhất là Quốc
hôi bao gồm hai viện. Thượng viện gồm 24 nghị sĩ (nhiệm kỳ 6 năm) và Hạ viện với 200
đến 250 nghị sĩ (nhiệm kỳ 3 năm).
+ Tổng thống là người đứng đầu Nhà nước và Chính phủ. Tổng thống có quyền: bổ
nhiệm các bộ trưởng nội các với sự thong qua của Quốc hội; thành lập các hội đồng…
+ Cơ chế bầu cử: Theo Hiến Pháp 1987, dân trực tiếp bầu Tổng thống, phó tổng
thống và các nghị sĩ.
1.2.2. Tình hình chính trị chính:
Philippines là một quốc gia có nhiều đảng phái chính trị khác nhau nên tình hình
chính trị trong nước có nhiều bất ổn.
Liên minh Lakas-NUCD-UMDP do Tổng thống Arroyo làm Chủ tịch và ông De
venecia làm đồng chủ tịch. Hiện nay Liên minh này đổi tên là “Lakas ng Kristiyano at
Muslim Democrata “ (Liên minh Sức mạnh quần chúng của những người dân chủ Thiên
chúa giáo và Hồi giáo).
1.3. Kinh tế:

Phi-lip-pin được đánh giá như là một quốc gia giàu có cả về tài nguyên trên đất liền
cũng như dưới biển, có nhiều khoáng sản như: vàng, crôm, đồng, sắt, man-gan, than đá,
Nhóm 1
3
Đại học Kinh Tế Quốc Dân Kinh Tế Đầu tư K47B
dầu lửa và khí đốt. Năm 2004, Chính phủ Philippines nước tính trữ lượng khoáng sản
nằm trong lòng đất có tổng giá trị khoảng từ 800 đến 1000 tỷ USD, trong đó quặng đồng
khoảng 1,44 tỷ tấn, quặng vàng khoảng 795 triệu tấn, nic-ken 534 triệu tấn. Tuy nhiên,
hiện nay Philippines mới chỉ xuất khẩu khoảng 0,5 tỷ tấn/năm.
Philippines chủ yếu vẫn là một nước nông nghiệp, GDP đầu người 1.068 USD
(2005), Nông nghiệp chiếm 23% GDP với 70% dân số.
Dịch vụ ở Philippines phát triển khá mạnh, chiếm trên 40% GDP. Xuất khẩu lao
động rất quan trọng, với trên 5 triệu người lao động ở nước ngoài, mỗi năm ước tính gửi
về nước khoảng 10 - 12 tỷ USD.
Từ thập kỷ 70, Philippines thúc đẩy chiến lược "hướng vào xuất khẩu", và đã đạt
một số kết quả tích cực. Đến năm 1996, tăng GDP đạt 7,1%, dự trữ ngoại tệ đạt 11,6 tỉ
USD, FDI đạt 5,5 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người đạt 1090 USD. Từ 1998 đến
2000 do khủng hoảng tài chính-tiền tệ khu vực, kinh tế Philippines suy giảm.
Từ 2004 trở lại đây, kinh tế Philippines phát triển tương đối khá, đạt mức tăng
trưởng 5 –5,5%/năm, GDP năm 2005 đạt 1.080 USD/người. Xuất khẩu tăng khá, đồng
Pêsô tăng từ 57 Pêsô/1USD lên khoảng 50 Pêsô/1USD.
1.4. Đối ngoại:
Từ năm 1992, Philippines điều chỉnh chính sách đối ngoại với phương châm ngoại
giao phục vụ phát triển kinh tế; đẩy mạnh quan hệ với các nước láng giềng ở Châu Á -
Thái Bình Dương.
Hiện nay, Philippines chủ trương chính sách đối ngoại theo hướng đa dạng hoá, đa
phương hoá; coi trọng quan hệ với các nước lớn; thúc đẩy hoà bình, ổn định ở khu vực
Châu Á – Thái Bình Dương, phát triển quan hệ với ASEAN.
*&*
Nhóm 1

4
Đại học Kinh Tế Quốc Dân Kinh Tế Đầu tư K47B
Chương 2. TÁC ĐỘNG CỦA XUẤT NHẬP KHẨU ĐẾN PHÁT TRIỂN
KINH TẾ PHILIPPINES
Với đường bờ biển rất dài bao quanh cùng tài nguyên thiên nhiên cả trên cạn và
dưới biển đều rất dồi dào, Philippines hội tụ những điều kiện vô cùng thuận lợi để có thể
phát triển kinh tế, đặc biệt là hoạt động thương mại xuất nhập khẩu. Chương này chúng
ta sẽ nghiên cứu về các lợi thế so sánh, hàng rào thuế quan cũng như những vấn đề chính
khác về tình hình, cơ cấu xuất nhập khẩu của Philippines.
2.1. Vai trò của xuất khẩu đối với phát triển kinh tế Philippines:
Như đã nói ở trên, với vị trí địa lý của mình, Philippines có rất nhiều điều kiện để
đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Vậy với những lợi thế đó, chính phủ Philippines đã làm
gì để thúc đẩy xuất khẩu, trong phần này chúng ta sẽ tập trung nghiên cứu về xuất khẩu
của Philippines trên tất cả các mặt.
2.1.1. Tình hình và cơ cấu xuất khẩu của Philippines:
Đối với một quốc gia được bao bọc bởi đại dương như Philippines, việc khai thác
và xuất khẩu thủy hải sản là hết sức quan trọng. Và điều đó quả thật đã được minh chứng
bởi vị trí hàng đầu Thế Giới của Philippines về nuôi trồng và xuất khẩu thủy hải sản,
chẳng hạn: đứng thứ tư Thế Giới về xuất khẩu cá ngừ, thứ hai Thế Giới về sản lượng cá
rô phi, nhà xuất khẩu tôm chân trắng hàng đầu thế giới … Cùng với đó là các loại thủy
hải sản khác như cá mú, cá chẽm, cá măng, mực, tôm…
Ngành nông nghiệp cũng đóng góp không nhỏ cho xuất khẩu. Trong đó, chăn nuôi
chiếm một tỷ trọng tương đối lớn (9.26% toàn ngành nông nghiệp), hiện Philippines đang
xuất khẩu gia súc gia cầm sang rất nhiều nước bao gồm: Indonesia, Brunei, Việt Nam,
Malaysia, Nepal, Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Iran… Trong đó xuất sang các
nước ASEAN chủ yếu là con giống. Cùng với đó là các sản phẩm cây nông nghiệp như
xoài, chuối, dứa, dừa (dầu dừa)… Trong đó, đặc biệt có xoài Leon và dứa Queen. Hiện
xoài Leon, nhất là sản phẩm xoài chế biến được xuất khẩu rộng rãi sang Nhật Bản, Anh,
Mỹ, Trung Quốc và Trung Đông. Sản lượng xoài Leon đạt tới 5000 tấn/năm đem lại cho
Nhóm 1

5
Đại học Kinh Tế Quốc Dân Kinh Tế Đầu tư K47B
các hộ nông dân trồng xoài tối thiểu 50 triệu Peso/năm. Còn dứa Queen, loại dứa ngon
nhất của Philippines, cũng được rất nhiều thị trường ưa chuộng, đặc biệt là Hàn Quốc.
Tuy là một nước nông nghiệp nhưng chính hoạt động xuất khẩu các sản phẩm hàng
điện tử và công nghiệp với 70% kim ngạch xuất khẩu mới đem lại nguồn thu ngoại tệ
hàng đầu cho Philippines (đạt 2.56 tỷ USD trong tháng 4/2006). Hai ngành may mặc và
giày dép cũng đóng góp vào xuất khẩu của Philippines. Nếu may mặc mang lại rất nhiều
lợi nhuận thì giày dép cũng tạo ra những thị trường cho riêng mình như Hà Lan, Đức,
Nhật Bản, Anh, Mexico… Đặc biệt là Hà Lan (chiếm 27% sản lượng xuất khẩu giày
dép). Ngoài ra còn có ngành công nghiệp chế biến, đặc biệt là đồ hộp cũng là một ngành
có nhiều điều kiện thuận lợ để phát triển.
Bên cạnh đó, là một nước rất giàu có tài nguyên khoáng sản, Philippines cũng thu
được một nguồn lợi đáng kể từ xuất khẩu những mặt hàng như: gỗ, đồng, crôm, dầu
thô…
Trên đây là một vài nét về những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Philippines.
Chúng ta cùng nhìn qua về tình hình xuất khẩu của cả nền kinh tế Philippines trong giai
đoạn 2000 – 2005 qua biểu đồ 2.1 sau:
0
5000
10000
15000
20000
25000
30000
35000
40000
2000 2001 2002 2003 2004 2005
Xuất khẩu
Biểu đồ 2.1: Giá trị xuất khẩu của Philippines từ 2000-2005 (đơn vị tính: triệu USD)

(Nguồn: Website: – Tổng cục thống kê Việt Nam)
Qua biểu đồ ta dễ thấy đã có sự tăng trưởng khá nhanh trong xuất khẩu của
Philippines kể từ 2002 đến nay. Tuy nhiên giá trị xuất khẩu vẫn còn ở mức thấp, đây
cũng là điều dễ nhận ra ở các nước đang phát triển như Philippines.
Nhóm 1
6
Đại học Kinh Tế Quốc Dân Kinh Tế Đầu tư K47B
Đất nước Philippines có quyền tự hào với những bãi biển tươi đẹp, gồm nhiều
đảo nhỏ và có nhiều địa điểm du lịch đầy tiềm năng khác nhau như các tỉnh đảo, thành
phố đảo Palawan, Davao, Cebu, Mount Apo để phát triển du lịch. Hệ thống khách sạn,
nhà nghỉ sang trọng được xây dựng dọc theo những bãi cát trắng trải dài, kèm theo các
dịch vụ bơi lặn và người hướng dẫn nhiệt tình. Bên cạnh đó, người Philippines có nghề
truyền thống nổi tiếng là đan giỏ bằng mây và bằng các sản phẩm tự nhiên khác rất tinh
xảo. “Với những tiềm năng du lịch của đất nước chúng tôi, không lý do gì khiến du
khách Trung Quốc lại không thể đến với Philippines” - Ông Duterte (bộ trưởng bộ du
lịch Philippines ) nói.
Philippines đang đẩy mạnh xây dựng thêm cơ sở vật chất mới, nâng cao chất
lượng cơ sở hạ tầng để thu hút khách du lịch. Như việc xây dựng 23 nhà vệ sinh kỹ thuật
cao còn bảo đảm đủ nước, giấy vệ sinh và xà phòng ở các cơ sở vệ sinh công cộng. Với
mục tiêu thu hút 3 triệu du khách nước ngoài vào cuối năm 2006 và 5 triệu du khách vào
cuối năm 2010, Philippines (từ tháng 5-2005) đã cho phép các hãng hàng không giá rẻ
trong và ngoài nước thực hiện các chuyến bay nối sân bay quốc tế và các điểm du lịch
nước này với các thành phố ở các nước và vùng lãnh thổ trong khu vực. Biện pháp nói
trên đã giúp tăng 8,2% lượng du khách đến nước này một năm qua.
Trong nhưng năm qua nghành du lịch Phillipines tuy có tiềm năng lớn nhưng
chưa được phát huy, đóng góp của ngành du lịch khoang 2-3% vào nền kinh tế. Ngành
du lịch nước này đang hướng đến mục tiêu sẽ thu hút được 5 triệu khách du lịch mỗi năm
bắt đầu từ năm 2008. Các nước Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ là những thị
trường du khách chủ yếu mà Philippines nhắm đến trong kế hoạch của họ.
2.1.2. Tác động của xuất khẩu tới phát triển kinh tế của Philippines:

Có thể nói xuất khẩu của mỗi một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển
kinh tế của quốc gia đó. Xuất khẩu có ảnh hưởng trực tiếp đến tổng thu nhập quốc dân
(GDP), làm thay đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu xã hội của quốc gia đó. Trước tiên, ta nghiên
cứu ảnh hưởng của Xuất khẩu đến GDP của Philippines.
• Xuất khẩu ảnh hưởng đến GDP của Philippines:
Nhóm 1
7
Đại học Kinh Tế Quốc Dân Kinh Tế Đầu tư K47B
Theo số liệu thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam từ năm 2000- 2005 chúng
ta có thể thể hiện giá trị xuất khẩu và giá trị GDP của Philippines trong những năm nảy
qua biểu đồ sau:
0
20000
40000
60000
80000
100000
2000 2001 2002 2003 2004 2005
Xuất khẩu (triệu USD)
GDP(triệu USD)
Xuất khẩu của Philippines đóng góp vào GDP theo hàm:
GDP = Y = C+I+G+X-IM
Trong đó:
• C: là tiêu dùng của tất cả các cá nhân (hộ gia đình) trong nền kinh tế.
• I: là đầu tư của các nhà kinh doanh vào cơ sở kinh doanh. Đây được coi là tiêu
dùng của các nhà đầu tư.
• G: là tổng chi tiêu của chính quyền (tiêu dùng của chính quyền).
• X: là xuất khẩu
Từ biểu thức tính GDP trên ta có thể thấy xuất khẩu (X) tỉ tệ thuận với GDP, có
nghĩa là giá trị xuất khẩu càng lớn thì GDP càng cao và ngược lại.

Từ biểu đồ ta thấy: Xuất khẩu của Philippines đóng góp vào GDP tương đối lớn
( chiếm khoảng 40% GDP) – Theo cách tiếp cận thu nhập.
Năm 200, do việc bế tắc về đường lối chính sách kinh tế do đó xuất khẩu và GDP
đều giảm, nhưng từ năm 2001 có sự phát triển nhưng không đáng kể.
Chúng ta có thể nghiên cứu sự tác động của xuất khẩu đến GDP của Philippines
theo phương pháp OLS (Ordinary Least Squares Estimation) – phương pháp nghiên cứu
của môn kinh tế lượng. Ta xây dựng mô hình hồi quy đơn cho hai biến GDP, EX trong
giai đoạn 2000-2005:
GDP: Tổng sản phẩm quốc dân của Philippines (triệu USD).
Nhóm 1
8
Đại học Kinh Tế Quốc Dân Kinh Tế Đầu tư K47B
EX: Giá trị hàng xuất khẩu của Philippines (triệu USD).
Bảng số liệu:
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005
GDP 75912 71216 76813 79634 86703 98372
EX 28078.25 32150.2 35208.16 36231.21 39680.52 41254.68
Xử lý các số liệu trên bằng phần mềm nghiên cứu Kinh Tế Lượng MFIT 4 ta
được các kết quả sau: (lấy mức ý nghĩa α = 5%)
Ordinary Least Squares Estimation
***********************************************************************
Dependent variable is GDP
6 observations used for estimation from 2000 to 2005
***********************************************************************
Regressor Coefficient Standard Error T-Ratio[Prob]
INPT -14881.0 26886.3 55348[.609]
EX 2.5963 .72234 3.5942[.023]
***********************************************************************
R-Squared .76357 R-Bar-Squared .70446
S.E. of Regression 5293.9 F-stat. F( 1, 4) 12.9184[.023]

Mean of Dependent Variable 81441.7 S.D. of Dependent Variable 9738.1
Residual Sum of Squares 1.12E+08 Equation Log-likelihood -58.7431
Akaike Info. Criterion -60.7431 Schwarz Bayesian Criterion -60.5349
DW-statistic 1.6140
***********************************************************************
Từ bảng kết quả OLS ta có hàm hồi quy mẫu: GDP = -14881 + 2.5963.EX + e
i
Giải thích: β
^
2
= 2.5963 > 0 : Có nghĩa khi xuất khẩu tăng lên 1 đơn vị thì GDP
tăng lên 2.5963 đơn vị, điều này phù hợp với lý thuyết kinh tế.
Ta có Prob(EX) = 0.023 < α = 0.05 : Do đó có thể kết luận xuât khẩu có ảnh
hưởng đến GDP.
Hệ số R
2
= 0.76357 có ý nghĩa: Biến Xuất khẩu giải thích được 76.357% sự biến
động của GDP.
Nhóm 1
9
Đại học Kinh Tế Quốc Dân Kinh Tế Đầu tư K47B
Như vậy, sau khi nghiên cứu tác động của xuất khẩu đến GDP của Philippines
qua mô hình OLS cũng như bằng phương pháp số học chúng ta có thể khẳng định được
xuất khẩu có vai trò rât quan trọng đối với Philippines nói riêng và các tất cả các nước
trên thế giới nói chung.
•Xuất khẩu làm thay đổi cơ cấu kinh tế:
Như ta đã nói ở trên xuất khẩu và GDP tỷ lệ thuận với nhau nên các quốc gia
đều đưa ra các chính sách thúc đẩy xuất khẩu phát triển để từ đó gia tăng GDP. Chính
những chính sách kinh tế của chính phủ với mục đích tăng giá trị xuất khẩu đã làm cơ
cấu kinh tế có sự thay đổi lớn, những sự thay đổi này theo xu hướng tăng cường nhân

lực, vật lực vào các ngành có khả năng xuất khẩu cao. Đối với Philippines, chính phủ có
những chính sách hỗ trợ cho các ngành có tiềm năng xuất khẩu như: Ngành thuỷ sản: cá
ngừ, cá rô phi, tôm chân trắng….đặc biệt sản lượng tôm chân trắng xuất khẩu của
Philippines đứng đầu thế giới; ngoài ra ngành nông nghiệp, ngành công nghiệp chế biến
cũng đóng góp một phần không nhỏ trong các mặt hàng xuất khẩu của Philippines, qua
đó tạo ra những thay đổi rõ rệt trong cơ cấu kinh tế của nước này.
•Xuất khẩu ảnh hưởng tới cơ cấu xã hội:
Như một quy luật tất yếu, bất cứ sự phát triển kinh tế nào cũng sẽ bao gồm cả
những thay đổi tùy theo mức độ của cơ cấu xã hội. Philippines không phải một ngoại lệ.
Hoạt động xuất khẩu của Philippines, như đã nói ở trên, tạo ra những cú hích tích cực
cho sự tăng trưởng kinh tế và thay đổi cơ cấu kinh tế, do đó đã gây ra những thay đổi khá
rõ rệt trong cơ cấu xã hội của đất nước này. Việc đẩy mạnh xuất khẩu thủy hải sản đã
làm một bộ phận lớn lao động trong khu vực nông thôn chuyển sang các ngành khai thác
thủy hải sản và ngành công nghiệp chế biến. Việc hàng điện tử và công nghiệp chiếm tỷ
trọng lớn nhất trong cơ cấu hàng xuất khẩu cũng thúc đẩy một bộ phận lớn lao động di
chuyển sang ngành này. Tóm lại, một cách rất dễ dàng, chúng ta có thể nhận ra rất rõ rệt
sự tác động của xuất khẩu vào cơ cấu kinh tế Philippines.
2.1.3. Hoạt động xuất khẩu của Philippines:
a) Lợi thế so sánh trong xuất khẩu của Philippines:
Nằm trên vành đai gió mùa châu Á –Thái Bình Dương, được bao bọc bởi đại
dương, phần lớn diện tích là núi và Đồng Bằng Duyên Hải cùng với nguồn tài nguyên
thiên nhiên dồi dào, Philippines hội tụ những điều kiện thuận lợi nhất cho phát triển nông
Nhóm 1
10
Đại học Kinh Tế Quốc Dân Kinh Tế Đầu tư K47B
lâm ngư nghiệp. Đồng thời chính phủ đã có những chính sách tác động tích cực tạo ra
những lợi thế lớn cho hoạt động xuất khẩu của Philippines.
•Vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên:
Philippines là một quần đảo với 7.017 hòn đảo lớn nhỏ khác nhau, tạo điều kiện
thuận lợi trong việc khai thác và nuôi trồng thuỷ hải sản. Philippines nằm ở “vành đai cá

ngừ” của Thế Giới, đứng thứ tư về xuất khẩu và chiếm 10% tổng sản lượng cá ngừ toàn
cầu. Cá rô phi cũng là một loại thủy sản được khai thác rất nhiều ở Philippines, tuy kim
ngạch xuất khẩu chưa cao nhưng sản lượng cá rô phi của Philippines hiện chỉ đứng sau
Trung Quốc và xếp thứ hai trên Thế Giới. Bên cạnh đó là các loại thủy hải sản khác với
sản lượng khai thác và xuất khẩu cao như: cá mú, cá măng, cá chẽm, mực, tôm pandan
Ngoài ra, Philippines cũng là nhà xuất khẩu tôm chân trắng hàng đầu Thế Giới.
Ngành trồng trọt và chăn nuôi của Philippines cũng có nhiều điều kiện để phát
triển với những mảnh đất trông màu mỡ cùng khí hậu nhiệt đới thuận lợi. Leon, “vùng
đất xoài” của Philippines, có thể nói không có một nơi nào trên Thế Giới có những điều
kiện thuận lợi để phát triển cây xoài như ở Leon, Philippines. Đất đai màu mỡ, khí hậu
nóng ẩm ở đây đã tạo nên một trong những giống xoài ngon nhất Thế Giới. Đó là lý do
tại sao giống xoài này đã có mặt tại rất nhiều thị trường lớn trên Thế Giới như: Nhật Bản,
Anh, Mỹ, Trung Quốc Cùng với xoài, dứa Queen, một loại hoa quả ưa khí hậu nhiệt
đới, cũng là một loại nông sản được ưa chuộng trên rất nhiều thị trường của Philippines,
đặc biệt là Hàn Quốc. Ngoài ra, không thể không kể đến một số nông sản chiếm một tỷ
trọng không nhỏ trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Philippines như: chuối, dừa, cafe,
đậu
Sự phong phú tài nguyên thiên nhiên của Philippines còn cho phép đất nước
này có đầy đủ cơ sở cho việc khai thác và xuất khẩu các sản phẩm có giá trị cao như: gỗ,
đồng crôm, dầu thô, nikel
•Các tác động từ phía Chính phủ:
Là một nước nông nghiệp, tỷ trọng của nông sản trong cơ cấu hàng xuất khẩu
khá cao nên Chính phủ Philippines luôn đặt vấn đề về chất lượng hàng hóa. Bằng chứng
là để giành được các lợi thế xuất khẩu, Philippines đã đáp ứng được một cách đầy đủ
những tiêu chuẩn vệ sinh rất khắt khe từ phía các nước nhập khẩu như: Mỹ, Liên Minh
Châu Âu (EU) và Nhật Bản.
Nhóm 1
11
Đại học Kinh Tế Quốc Dân Kinh Tế Đầu tư K47B
Với khoảng 50% dân số sống bằng nghề nông, Philippines rất coi trọng việc

tăng cường năng lực sản xuất cho nông dân nhằm tăng năng suất bằng việc thường xuyên
trang bị máy móc thiết bị hiện đại và tiến hành nhiều chương trình hỗ trợ đào tạo người
nông dân. Ví dụ: Những khu trồng dứa ứng dụng công nghê cao tại Bicol và Camarine
Norte.
Hệ thống đường bộ, mạng lưới viễn thông ổn định cùng những cảng côngtennơ
lớn luôn sẵn sàng giao thương với Thế Giới cũng là những thuận lợi rất lớn cho xuất
khẩu của Philippines.
b) Chính sách của Chính Phủ Philippines đối với hoạt động xuất khẩu:
Philippines là một nước nông nghiệp, nên các mặt hàng xuất khẩu chủ lực là
hàng nông thủy sản và một số sản phẩm công nghiệp như linh kiện điện tử, dầu dừa…
Đây là các mặt hàng có tính cạnh tranh cao vì đây là những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu
của hầu hết các nước. Do vậy chính phủ cần có các biện pháp quản lí và hỗ trợ đẻ tạo ưu
thế xuất khẩu trên thị trường thế giới.
• Tỷ gía hối đoái và chính sách của chính phủ Philippines :
Sau khi khủng hoảng bùng phát ở Thái Lan, ngày 3 tháng 7 ngân hàng trung ương
Philippines đã cố gắng can thiệp vào thị trường ngoại hối để bảo vệ đồng peso bằng cách
nâng lãi suất ngắn hạn (lãi suất cho vay qua đêm) từ 15% lên 24%. Đồng peso vẫn mất
giá nghiêm trọng, từ 26 peso ăn một dollar xuống còn 38 vào năm 2000 và còn 40 vào
cuối khủng hoảng. Cuối cùng cuộc khủng hoảng tài chính đã được giải quyết nhờ một số
biện pháp của ngân hàng trung ương như:
+ Bình ổn tỉ giá đồng peso với USD
+ Tăng lượng ngoại hối chảy vào từ nước ngoài chảy vào
+ Tăng cường xuất khẩu hàng điện tử giúp bù đắp những tác động của việc
giá dầu nhập khẩu tăng lên tài khoản vãng lai
+ Lãi suất thực tế thấp và chi ngân sách lớn hơn sẽ giúp duy trì tốc độ tăng
trưởng ở mức 7.5%
Nhờ những chính sách đó nên Philippines có những tiến bộ đáng kể
+ Tỷ giá hối đoái trung bình đồng Peso - Dollar Hoa Kỳ là 56,04 năm 2004,
tức là đồng peso giảm giá 3,4% so với tỷ giá 52,20 năm 2003. Năm 2005, tỷ giá này là
55,086.

Nhóm 1
12
Đại học Kinh Tế Quốc Dân Kinh Tế Đầu tư K47B
+ Vào cuối năm 2006, lạm phát giảm xuống còn 4,3%, đưa tỷ lệ lạm pháp của
cả năm 2006 xuống mức 6,2%, giảm so với mức 7,6% năm 2005. Vào tháng 2/2007, tỷ lệ
lạm phát tiếp tục giảm xuống còn 2,6%. Nguyên nhân là do đồng peso tăng giá và giá
dầu và giá lương thực ổn định.
• Những biện pháp phát triển kinh tế nông thôn của chính phủ Philippines
+ Đẩy mạnh phát triển công-nông nghiệp ở nông thôn là mục tiêu quan trọng
của chính phủ Philippines .
Chính phủ Philipin đã thực hiện nhiều biện pháp kinh tế kết hợp thực hiện chính
sách xã hội như chương trình xóa đói, giảm nghèo, áp dụng chính sách khuyến khích
phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ để tạo thêm việc làm, khuyến khích các doanh
nghiệp sử dụng công nghệ sản xuất cần nhiều lao động,
+ Luật đầu tư của Philipin đã khuyến khích thành lập doanh nghiệp tại các
vùng kém phát triển dưới hai dạng: Cung cấp tín dụng có giá trị bằng 100% chi phí kết
cấu hạ tầng cần thiết chịu thuế quan của doanh nghiệp và giảm thêm thuế thu nhập có giá
trị bằng chi phí lao động trực tiếp đối với các hãng xuất khẩu
+ Chính phủ Philipin đã thực hiện chính sách nhằm hỗ trợ các đơn vị kinh
doanh hoặc hợp tác xã có trụ sở và hoạt động kinh doanh ở vùng nông thôn. Các đơn vị
kinh tế này sẽ được miễn tất cả các loại thuế của trung ương và địa phương, các loại phí
liên quan đến việc cấp giấy phép kinh doanh và xây dựng. Ngoài ra, chủ sở hữu hoặc
thành viên của doanh nghiệp này còn được miễn thuế thu nhập đối với khoản thu từ hoạt
động kinh doanh này, với ưu đãi được kéo dài trong thời gian 5 năm, kể từ khi đăng ký
hoạt động. Ngoài ra, Chính phủ Philippines còn thiết lập hệ thống ngân hàng nông
nghiệp quy mô nhỏ, nhằm phục vụ các hộ nông dân và các doanh nghiệp ở nông thôn. Để
khuyến khích hoạt động của các ngân hàng này. Chính phủ đã trợ cấp bằng cách miễn
thuế, thực hiện tỷ lệ tái chiết khấu thấp hơn so với ngân hàng thương mại, xây dựng
nhiều chương trình tín dụng đặc biệt nhằm phân bổ vốn cho khu vực nông nghiệp, quy
định hạn ngạch tín dụng nông nghiệp. Trong đó tất cả các ngân hàng phải dành 25%

nguồn vốn có khả năng cho vay để phục vụ cho khu vực nông nghiệp. Đồng thời thành
lập quỹ tín dụng bảo đảm công nghiệp, trong đó những người vay thuộc vùng chậm phát
triển được hưởng tỷ lệ lãi suất ưu đãi thấp hơn 20% so với thị trường, thành lập quỹ tín
Nhóm 1
13
Đại học Kinh Tế Quốc Dân Kinh Tế Đầu tư K47B
dụng nông nghiệp tổng hợp, Quỹ tín dụng cho những người hành nghề tự do, Quỹ bảo
lãnh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ v.v
• Chính sách của chính phủ nhằm tăng sản lượng nông nghiệp:
Với mục đích đẩy mạnh phát triển nông nghiệp đáp ứng cho nhu cầu trong nước
và mục tiêu xuất khẩu chính phủ Philippines đã đưa ra những chính sách ưu tiên khuyến
khích phát triển sản xuất nông nghiệp:
+ Giảm thuế nông nghiệp và công nghiệp chế biến các sản phẩm từ dừa.
+ Hỗ trợ tín dụng, kỹ thuật và giống cho nông dân, nông trang trồng dừa.
+ Ban hành đạo luật bảo tồn dừa, nghiêm cấm việc đốn dừa.
+ Chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp dầu
thực vật.
+ Philippines dự định sẽ tăng cường sản xuất lúa miến đường để chế biến
thành nhiên liệu sinh học làm năng lượng thay thế. Nông dân sẽ là những người có lợi
nhờ việc sản xuất đồng loạt loại lúa miến lai đang được phát triển ở Ấn Độ.
+ Chính phủ Philipin đưa lúa miến vào danh sách các mặt hàng ưu tiên nghiên
cứu và phát triển vì ngoài tác dụng lương thực còn có nhiều tác dụng khác.
+ Chính phủ đưa ra những biện pháp tài chính để khuyến khích sản xuất nhiên
liệu sinh học từ sản phẩm nông nghiệp.
• Chính sách xuất khẩu hàng nông thủy sản Philippines:
Theo thống kê, cá ngừ, rong biển và tôm là các mặt hàng thủy sản xuất khẩu
chính của philippies chủ yếu được xuất sang Mỹ, Nhật bản và Hông Kông với tổng kim
nghạch 475,379 triệu USD vào năm 2005. Giống như các công ty xuất khẩu thủy sản
Indonesia các doanh nghiệp thủy sản Philippines cũng được miễn thuế xuất khẩu từ ngày
02/01/2007.

Theo cục nghề cá và nguồn lợi thủy sản (BFAR) các công ty xuất khẩu không
phải trả phí cho việc xin phép xuất khẩu, kê khai hàng hóa và các khoản thuế nhập khẩu
khác. Trước kia, các công ty xuất khẩu phải chi trả 1,03 USD chi phí xin phép xuất khẩu
thủy sản tươi đông lạnh và ướp lạnh hoặc 2,58 USD cho việc kê khai hàng hóa xuất khẩu
áp dụng với tất cả các loại thủy sản dù khối lượng xuất khẩu nhiều hay ít.
Nhóm 1
14
Đại học Kinh Tế Quốc Dân Kinh Tế Đầu tư K47B
Việc miễn thuế được công bố sau khi có sắc lệnh chung của BFAR về việc bỏ các
chi phí chứng từ liên quan đến việc xuất khẩu nhằm nâng cao tính cạnh tranh của các mặt
hàng thuỷ sản trên thị trường thế giới.
Sắc lệnh này phù hợp với sắc lệnh số 4 xác định ngành thủy sản là nguồn xuất
khẩu quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước. Theo các hiệp định quốc tế về
thương mại thủy sản để thâm nhập vào thị trường chiến lược các nhà xuất khẩu cần có
một số chứng từ xuất khẩu trong đó có giấy phép, giấy kê khai hàng hóa, chứng thư vệ
sinh và các chứng nhận khác về an toàn thực phẩm và chất lượng phù hợp với quy định
phù hợp của Philippines.
2.2. Nhập khẩu và những tác động tới sự phát triển kinh tế Philippines:
…………………
2.2.1. Tình hình và cơ cấu nhập khẩu của Philippines:
Phillipin là một nước nông nghiệp với cây trồng chính là lúa, ngô, dừa, mía, chuối,
dứa, cà phê, thuốc lá và các loại cây lấy sợi và nền công nghiệp khai khoáng, gỗ, chế
biến thực phẩm. Trên nền sản xuất đó Phillipin nhập về dầu mỏ, than đá, sắt thép, vật liệu
xây dựng, thiết bị máy móc, linh kiện điện tử, lương thực, hoá chất. Năm 2006 Phillipin
nhập khẩu 51,5 tỷ USD với

các bạn hàng chính là Nhật 15,9%, Mỹ 13,7%, Trung Quốc
19,1%, Đài Loan 7,2%, Ả Rập 4,8%, Hàn Quốc 4,7%, Hồng Kông 4,6%, Thái Lan 4,6%
và Việt Nam 1,8%. Từ năm 2000 đến năm 2006 nhập khẩu của phillipin tăng bình quân
7% năm, tổng giá trị tăng từ 34490,87 triệu USD lên 51773,68 triệu USD. Cơ cấu mặt

hàng nhập khẩu của Phillipin chưa có sự thay đổi rõ rệt trong những năm qua. Máy móc
thiết bị chiếm khoảng 30% kim nghạch nhập khẩu của Phillipin, trong những năm gần
đây lượng vật liệu xây dựng, sắt thép đang được Phillipin tăng cường nhập khẩu để phục
vụ cho nhu cầu xây dựng trong nước.
• Về nông nghiệp:
Tuy là một nước nông nghiệp nhưng Philippines hiện đang phải nhập khẩu gạo từ
Việt Nam và một số nước khác. Kể từ đầu năm tới nay Philippines đã nhập khẩu tới 1.61
triệu tấn gạo từ việt nam. Từ năm 1996 hai nước chính thức thiết lập quan hệ thương mại,
chỉ sau 10 năm kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Philippines đã từ 168 triệu USD
(năm 1996) lên tới 778 triệu USD (năm 2005) tăng 460%. Hiện nay kim ngạch xuất khẩu
của Việt Nam chiếm khoảng 1,8% kim ngạch nhập khẩu của Philippines.
Nhóm 1
15
Đại học Kinh Tế Quốc Dân Kinh Tế Đầu tư K47B
Số liệu xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Philippin tháng 9 và 9 tháng 2006:
Mặt hàng xk ĐVT Tháng 9/2006 9 tháng 2006
Lượng Trị giá (USD) Lượng Trị giá (USD)
Hàng hải sản USD 220.643 2.359.044
Hạt điều Tấn 43.750 113 350.591
Cà phê Tấn 16 762.804 6.439 4.545.688
Chè Tấn 551 186.472 339 949.618
Hạt tiêu Tấn 65 95.841 942 1.204.495
Gạo Tấn 4.223136 1.405.388 1.473.399 417.430.196

Mặc dù Philippin là thị trường đã có thói quen tiêu dùng hàng hoá nhập khẩu theo
tiêu chuẩn của các nước phát triển. Song số đông người nghèo vẫn cần những loại hàng
hoá chất lượng trung bình, giá cả hợp túi tiền. Tận dụng cơ hội này hàng hoá Việt Nam
XK sang Philippin ngày càng nhiều về số lượng cũng như chủng loại. Nhóm hàng chính
xuất khẩu của Việt Nam sang Phillipin là lương thực phẩm, hàng năm kim nghạch chiếm
50-60% trong tổng kim nghạch xk của Việt Nam sang Phillipin. Năm 2005 Philllipin

nhập khẩu 1,8 triệu tấn gạo trong đó 1,61 triệu tấn từ Việt Nam đạt hơn 400 triệu USD.
Ngoài ra còn nhập khẩu một số mặt hàng khác như cà phê từ Việt Nam, cùi dừa
khô, cơm dừa sấy (những thứ dùng để chiết xuất dầu dừa) đều đặn từ Indonesia và các
đảo khác thuộc Thái Bình Dương, các loại gia cầm và chim sống tư Nhật Bản, phân bón
NPK,
• Về công nghiệp:
Nền kinh tế tăng mạnh đã làm nhu cầu nhiên liệu tăng cao. Năng lượng địa nhiệt
chiếm phần lớn trong số năng lượng dùng để sản xuất điện, sau đó là thuỷ năng, khí tự
nhiên, than và dầu. Năm 2003, Philippines đã tiêu thụ trung bình mỗi ngày 338.000
thùng, riêng lượng dầu nhập khẩu đã là 312.000 thùng/ngày. Mặc dù sản lượng khai thác
trong nước đã tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước. Cùng với
sự phát triển kinh tế nhu cầu năng lượng tăng nhanh, chính phủ Philippines muốn tìm
kiếm sự đầu tư của các công ty nước ngoài sắp tới.
Về máy móc thiết bị, Philippines nhập khẩu một lương máy tính và linh kiện máy
tính từ Việt Nam nhưng nhập khẩu các linh kiện lắp ráp xe máy, ôtô từ các nước phát
triển là chủ yếu giống như các quốc gia đang phát triển khác do trình độ khoa học kỹ
Nhóm 1
16
Đại học Kinh Tế Quốc Dân Kinh Tế Đầu tư K47B
thuật còn hạn chế. Nhập khẩu ô tô và các linh kiện ôtô đạt tỉ trọng lớn trong kim nghạch
nhập khẩu, bạn hàng chủ yếu của Philippines là Nhật Bản, Mỹ…
Còn một số mặt hàng công nghiệp nhẹ như hàng may mặc, giày dép các loại, dây
điện và dây cáp điện… cũng chiếm một phần đáng kể trong giá trị nhập khẩu của
Philippines. Những sản phẩm công nghiệp nhẹ này chủ yếu được nhập từ các nước có
nền kinh tế chưa phát triển, nền khoa học kĩ thuật chưa cao. Ngoài ra Philippines còn
nhập khẩu một số đồ dùng văn phòng, in ấn, gạch ốp lát, kính màu và một số vật liệu xây
dựng…
2.2.2. Tác động của nhập khẩu đến phát triển kinh tế:
Tổng sản phẩm trong nước hay tổng sản phẩm quốc nội - GDP(Gross Domestic
Product) là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình hình phát triển của mỗi một quốc

gia, chính vì vậy khi nghiên cứu các hoạt động kinh tế không thể không nói đến ảnh
hưởng của nó đến GDP. Chúng ta sẽ nói đến sự ảnh hưởng của nhập khẩu đến GDP của
Philippines trong phần dưới đây tiếp theo dưới đây.
• Nhập khẩu ảnh hưởng tới GDP của Philippines :
GDP của Philippines từ năm 2000 – 2005
0
20000
40000
60000
80000
100000
2000 2001 2002 2003 2004 2005
GDP(triệu USD)
Nhập khẩu(Triệu USD)
Biểu đồ: 2.1
(Nguồn: Website: - Tổng cục thống kê Việt Nam)
Nhìn trên biểu đồ ta thấy GDP của Philippines có xu hướng tăng với nhịp độ tương
đối đều đặn. GDP của Philippines tăng từ 75912.5 triệu USD năm 2000 lên tới 98305.9
triệu USD năm 2005, và giá trị hàng nhập khẩu cũng tăng dần theo các năm tương ứng,
từ 33087 triệu USD năm 2000 lên 49487 triệu USD năm 2005.Ta có thể nhận thấy nhập
Nhóm 1
17
Đại học Kinh Tế Quốc Dân Kinh Tế Đầu tư K47B
khẩu chiếm tỉ trọng khá lớn trong GDP của Philippines, điều đó cho ta thấy sự ảnh hưởng
của nhập khẩu tới GDP của Philippines là rất lớn.
Theo cách tính GDP là tổng tiêu dùng, các nhà kinh tế học đưa ra một công thức
như sau:
GDP = C + I + G + NX
Trong đó:
• C: là tiêu dùng của tất cả các cá nhân (hộ gia đình) trong nền kinh tế.

• I: là đầu tư của các nhà kinh doanh vào cơ sở kinh doanh. Đây được coi là tiêu
dùng của các nhà đầu tư.
• G: là tổng chi tiêu của chính quyền (tiêu dùng của chính quyền).
• NX: là "xuất khẩu ròng" của nền kinh tế. Nó bằng xuất khẩu (X- tiêu dùng của
nền kinh tế khác đối với các sản phẩm và dịch vụ do nền kinh tế trong tính toán sản xuất)
- nhập khẩu (IM- tiêu dùng của nền kinh tế trong tính toán đối với các sản phẩm và dịch
vụ do nền kinh tế khác sản xuất).
Qua đó ta có thể thấy GDP và nhập khẩu (IM) có quan hệ ngược chiều với nhau,
tức là khi nhập khẩu tăng thì GDP sẽ giảm và ngược lại GDP sẽ tang khi nhập khẩu
giảm. Điều này phù hợp với lý thuyết kinh tế rằng một nước có giá trị nhập khẩu lớn (tức
xuất khẩu ròng NX = X – IM nhỏ) sẽ có tốc độ phát triển chậm (tức GDP nhỏ), và trên
thực tế Philippines hiện nay vẫn đang là một nước phát triển trong khu vực cũng như trên
toàn thế giới.
Như vậy, việc giá trị nhập khẩu của Philippines cao như vậy (Tính trung bình từ
năm 2000-2005 là: 41333.8 triệu USD đã ảnh hưởng rất lớn tới nhập khẩu ròng và GDP
của Philippines. Việc Philippines có giá trị nhập khẩu lớn là do sản lượng của một số
ngành sản xuất trong nước sản xuất ra không đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước,
để nói rõ thêm cho vấn đề này chúng ta theo dõi sản luợng các ngành sản xuất của
Philippines từ năm 2000-2005.
Bảng Số liệu 2.2
Sản lượng(nghìn tấn) 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Nông nghiệp
Mía 24491 21709 21417 23978 25579 20795
Nhóm 1
18
Đại học Kinh Tế Quốc Dân Kinh Tế Đầu tư K47B
Dừa 12995 13146 14069 14294 14366 14797
Thóc 12389 12955 13271 13500 14497 14603
Ngô 4511 4525 4319 4616 5413 5254
Chuối 4930 5059 5275 5369 5631 6282

Cao su 216 264 268 274 311 326
Cà phê 126 110 107 106 103 106
Cây chuối sợi 77 73 63 70 74
Khai khoáng
Quặng crôm 27 28 22 34 43 38
Đồng 32 96 79 81 71 75
Công nghiệp chế biến
Xi măng 11959 11378 13398 13067 13057
Năng lượng
Dầu thô 66 75 317 149 139 208
Than 1354 1231 1665 1857 2482 2880
Điện (Tr, Kwh) 45290 47049 48467 52941 55957 56553
(Nguồn: Website: - Tổng cục thống kê Việt Nam)
Từ bảng số liệu ta có thể thấy sản lượng ngành nông nghiệp của Philippines vẫn
còn thấp, không đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, chính vì vậy Philippines có
sản lượng nông nghiệp nhập khẩu rất lớn, một bạn hàng lớn trong việc nhập khẩu hàng
nông nghiệp (đặc biệt là nhập khẩu gạo) của Philippines là Việt Nam. Hàng năm Viêt
Nam và Philippines đã kí kết những hợp đồng xuất nhập khẩu với giá trị lên tới hàng
trăm nghìn tấn.
Biểu đồ 2.3: Giá trị xuât nhập khẩu của Philippines 2000-2005(triệu USD)
Nhóm 1
19
Đại học Kinh Tế Quốc Dân Kinh Tế Đầu tư K47B
0
5000
10000
15000
20000
25000
30000

35000
40000
45000
2000 2001 2002 2003 2004 2005
Xuất Khẩu
Nhập Khẩu
Giá trị nhập khẩu của Philippines từ năm 2001-2005 lớn hơn giá trị xuất khẩu, điều
đó đòng nghĩa với việc giá trị xuất khẩu ròng (NX) của Philippines âm, làm cho GDP của
Philippines thấp.
Như vậy, qua việc nghiên cứu trên ta thấy được sự ảnh hưởng của nhập khẩu nói
riêng và cuả cả ngành ngoại thương Philippines nói chung đến GDP là khá mạnh, sự tác
động ấy đã làm cho GDP của Philippines giảm mạnh, đây cũng là đặc điểm chung của
những nước đang phát triển.
• Nhập khẩu làm thay đổi cơ cấu kinh tế:
Có thể nói Philippines là một nước nhập siêu, chủ yếu nhập các máy móc thiết bị
của các nước phát triển, và một số mặt hàng nông nghiệp như: Thóc, ngô… Chính vì vậy
mà cơ cấu kinh tế của Philippines cũng phải thay đổi theo chiều hướng: Đẩy mạnh xuất
khẩu những mặt hàng có ưu thế trong nước để làm tăng xuất khẩu ròng (NX) nhằm mục
đích nâng cao GDP. Mặt khác, Philippines cũng tăng cường phát triển các ngành phải
nhập khẩu từ nước ngoài, với mục đích sẽ hạn chế nhập khẩu những mặt hàng này trong
tương lai. Và kết quả điển hình cho việc thay đổi này là hiện nay sản lượng lương thực
(lúa) của Philippines đã có thể cung cấp đủ cho nhu cầu trong nước.
2.2.3. Chính sách của chính phủ Philippines đối với hoạt động nhập khẩu:
Trong phần trước chúng ta đã khẳng định nhập khẩu có ảnh hưởng lớn đến phát
triển kinh tế của Philippines, chính vì vậy mà việc chính phủ phải có những biện pháp
điều tiết hoạt động nhập khẩu một cách thật hợp lý là rất quan trọng. Trong phần này
Nhóm 1
20
Đại học Kinh Tế Quốc Dân Kinh Tế Đầu tư K47B
chúng ta sẽ nghiên cứu về công cụ chủ yếu nhằm điều tiết hoạt động nhập khẩu của

Philippines, chính sách thuế và các biện pháp quản lý nhập khẩu khác.
• Hàng rào thuế quan và phi thuế quan:
Trong hơn 15 năm qua Philippines đã từng bước nới lỏng hàng rào thuế quan
của mình. Biểu thuế nhập khẩu đã giảm đáng kể cho dù vẫn còn khá nhiều ngành đang
nhận được sự bảo hộ khá lớn từ phía chính phủ như: ô tô, hóa dầu, thép, may mặc, thủ
công mỹ nghệ…
Tuy nhiên Philippines vẫn giữ mức thuế cao cùng những thủ tục giấy tờ phức
tạp đối với hàng nông sản, đặc biệt là những mặt hàng nhạy cảm. Chẳng hạn, đối với
lương thực, đặc biệt là ngô, mức thuế trong hạn ngạch là 35% còn ngoài hạn ngạch là
65%; khoai tây: mức thuế trong hạn ngạch là 45%, ngoài hạn ngạch là 60%; hạt cà phê:
trong hạn ngạch là 10%, ngoài hạn ngạch là 60%.
15 dòng thuế đối với nông sản hiện khi nhập khẩu phải chịu những ràng buộc về
khối lượng tối thiểu theo hạn ngạch thuế quan. Những mặt hàng phải chịu hạn ngạch thuế
quan bao gồm: động vật sống, thịt bò tươi và thịt bò ướp lạnh, thịt lợn ướp lạnh, thịt gia
cầm, thịt dê, khoai tây, cà phê, cây ngũ cốc và đường. Chỉ thị (A.0) số 9 năm 1996 của
chính phủ nước này đã được sửa đổi thành chỉ thị số 8 năm 1997. Theo đó, những hạn
ngạch thuế quan này vẫn sẽ được thực hiện kèm theo đó là việc sử dụng những giấy phép
nhập khẩu. Điều này rõ ràng cũng nhằm bảo trợ cho ngành nông nghiệp Philippines.
• Hệ thống thuế quan:
* Thuế nhập khẩu:
Cũng như tất cả các nước khác trên Thế Giới, tất cả hàng hóa nhập khẩu vào
Philippines đều phải nộp thuế hải quan nếu như không phải là những mặt hàng được
miễn thuế phù hợp với quy định của Bộ Tài Cính nước này. Biểu thuế nhập khẩu của
Philippines rất đa dạng, từ 3-50% tùy từng loại hàng hóa. Theo chương trình cắt giảm
thuế quan đơn phương, hầu hết các mặt hàng đều đã được giảm thuế theo chỉ thị hiện
hành E0470; E0189 giảm thuế đối với thiết bị vốn; E0204 đối với hàng dệt may và hóa
chất đầu vào; E0264 giảm thuế còn 3% đối với nguyên vật liệu và 10% đối với thành
phẩm trước năm 2003. Đây hẳn là những động thái nhằm từng bước dỡ bỏ thuế theo lộ
trình cam kết khi Philippines gia nhập WTO.
* Định giá tính thuế hàng nhập khẩu:

Nhóm 1
21
Đại học Kinh Tế Quốc Dân Kinh Tế Đầu tư K47B
Việc định giá được tiến hành trên cơ sở giá cả thị trường bình đẳng (FMW), một
hệ thống khá đặc biệt tại Philippines.Nguyên tắc cơ bản của FMW là trị giá tính thuế của
hàng hóa nhập khẩu là giá bằng, giống hoặc tương tự với giá được mua và bán hay chào
bán tự do với số lượng bán buôn thông thường. Giá được xác định tại ngày xuất khẩu,
nếu không xác định được rõ ngày có thể lấy ngày gần ngày xuất khẩu nhất ở các thị
trường chủ yếu sau đây theo thứ tự ưu tiên giảm dần:
(1) Nước xuất khẩu
(2) Nước sản xuất
* Nộp thuế nhập khẩu:
Việc nộp thuế được tiến hành thông qua các ngân hàng và theo phương thức
thanh toán điện tử. Theo hệ thống thanh toán trên mạng tự động (OLRS), khi việc nộp
thuế thông qua các ngân hàng đã được thông báo cho các cơ quan thuế quan, các cơ quan
thuế quan sẽ mở khóa các khoản thuế đã trả và cho phép người điều hành tại các cửa
khẩu để người nhập khẩu hoặc người đại diện nhận hàng. Có thể nói đây là một phương
pháp tương đối hiện đại và có hiệu quả khá cao, cho phép các hoạt động nhập khẩu được
diễn ra một cách nhanh gọn.
* Miễn trừ thuế quan:
Một số hàng hóa nhất định được miễn thuế nhập khẩu phù hợp với các thủ tục quy định
và được Bộ trưởng Bộ Tài Chính chứng nhận. Điều này đương nhiên sẽ dẫn tới sự gia
tăng số lương những mặt hàng nhập khẩu được miễn trừ, tức làm tăng nhập khẩu.
• Các biện pháp quản lý nhập khẩu khác:
* Thông quan hàng nhập khẩu:
Tất cả hàng hóa khi vào Philippines dù bằng đường không hay đương biển đều
phải được người chuyên chở kê khai rõ cho các cơ quan thuế quan. Liên quan đến quá
trình nộp chứng từ nhập khẩu, có 4 bước chính sau:
(1) Lập chứng từ
(2) Kiểm tra và đánh giá

(3) Thanh toán thuế
(4) Giải phóng hàng hóa khỏi khu vực thuế quan
Hải quan Philippines áp dụng hai loại tờ khai nhập khẩu là chính thức và không
chính thức.
Nhóm 1
22
Đại học Kinh Tế Quốc Dân Kinh Tế Đầu tư K47B
+ Chính thức: Hàng hóa nhập khẩu do mục đích thương mại với mức thuế
dưới 500 USD hoặc hàng gia dụng không có giá trị thương mại được mang vào
Philippines trong hành lý của khách du lịch và thư với mục đích sử dụng cá nhân.
+ Không chính thức: Các hình thức khác.
Tất cả hàng hóa nhập khẩu được yêu cầu kiểm tra trước khi chuyên chở (PSI). Việc kiểm
tra được thực hiện bởi một công ty kiểm định được phép hoạt động tại nước xuất khẩu.
Hàng hóa phải được chứng nhận “sạch” (CRF) và phải được nộp kèm với tờ khiai nhập
khẩu.
* Nhập khẩu tạm thời:
Ở Philippines, những mặt hàng được nhập khẩu tạm thời là những mặt hàng được
phép nhập khẩu không có điều kiện, trong đó những mặt hàng nhất định sử dụng cho các
mục đích cụ thể được miễn thuế nhưng phải nộp một khoản bảo đảm tương đương 150%
thuế được xác định để đảm bảo tái xuất trong một thời hạn cụ thể.
Các mặt hàng được nhập khẩu tạm thời bao gồm:
+ Hàng mua để phục vụ sửa chữa, chế biến hoặc tu bổ sẽ được tái xuất sau
khi hoàn thành việc sửa chữa, chế biến, tu bổ trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày nhập.
+ Hàng, phương tiện cá nhân và đồ gia dụng thuộc sở hữu của các chuyên
gia nước ngoài đang làm việc trong nước và các nhân viên cũng như gia đình của họ
được mang theo trong một khoảng thời gian hợp lý.
+ Hàng đựoc sử dụng cho giải trí công cộng hoặc trưng bày triển lãm, các
thiết bị chung sẽ được tái xuất sau 6 tháng kể từ ngày nhập.
+ Các vật phẩm do nhà sản xuất phim nước ngoài mang theo được tái xuất
trong vòng 6 tháng kể từ ngày nhập, có thể gia hạn thêm 6 tháng.

Nhóm 1
23
Đại học Kinh Tế Quốc Dân Kinh Tế Đầu tư K47B
Nhóm 1
24
Đại học Kinh Tế Quốc Dân Kinh Tế Đầu tư K47B
Nhóm 1
25

×