Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA GIÁO VIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.26 KB, 4 trang )

Trần Nhật Lam – Đơn vị công tác: trường PTDT BT THCS Mường Hoong
Giải pháp nâng cao chất lượng tự học, tự nghiên cứu của đội ngũ giáo viên…
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TỰ HỌC,
TỰ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG ĐÁP ỨNG
YÊU CẦU ĐỔI MỚI CĂN BẢN VÀ TOÀN DIỆN GIÁO DỤC

1. Khái niệm tự học:
Theo Giáo sư - Tiến sỹ Nguyễn Cảnh Toàn: “Tự học - là tự mình động não,
suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp )
và có khi cả cơ bắp (khi phải sử dụng công cụ) cùng các phẩm chất của mình,
rồi cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan (như tính trung thực,
khách quan, có chí tiến thủ, không ngại khó, ngại khổ, kiên trì, nhẫn nại, lòng
say mê khoa học, ý muốn thi đỗ, biến khó khăn thành thuận lợi vv ) để chiếm
lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu
của mình”.
Theo Giáo sư Đặng Vũ Hoạt và Phó giáo sư Hà Thị Đức trong cuốn “Lý luận
dạy học đại học” thì “Tự học là một hình thức tổ chức dạy học cơ bản ở đại học.
Đó là một hình thức nhận thức của cá nhân, nhằm nắm vững hệ thống tri thức và
kỹ năng do chính người học tự tiến hành ở trên lớp hoặc ở ngoài lớp, theo hoặc
không theo chương trình và sách giáo khoa đã được qui định.
Theo tác giả Nguyễn Văn Đạo: “Tự học phải là công việc tự giác của mỗi
người do nhận thức được đúng vai trò quyết định của nó đến sự tích luỹ kiến
thức cho bản thân, cho chất lượng công việc mình đảm nhiệm, cho sự tiến bộ
của xã hội”.
Nhà tâm lý học N.ARubakin coi: Tự tìm lấy kiến thức – có nghĩa là tự học.
Tự học là quá trình lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm xã hội, lịch sử trong thực tiễn
hoạt động cá nhân bằng cách thiết lập các mối quan hệ cải tiến kinh nghiệm ban
đầu, đối chiếu với các mô hình phản ánh hoàn cảnh thực tại, biến tri thức của
loài người thành vốn tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng , kỹ xảo của chủ thể.
Trong cuốn “Học tập hợp lí” R.Retke chủ biên, coi “Tự học là việc hoàn
thành các nhiệm vụ khác không nằm trong các lần tổ chức giảng dạy” - Theo tác


giả Lê Khánh Bằng: thì tự học (self learning) là tự mình suy nghĩ, sử dụng các
Trần Nhật Lam – Đơn vị công tác: trường PTDT BT THCS Mường Hoong
Giải pháp nâng cao chất lượng tự học, tự nghiên cứu của đội ngũ giáo viên…
năng lực trí tuệ, các phẩm chất tâm lý để chiếm lĩnh một lĩnh vực khoa học nhất
định.
Dựa theo những quan điểm về tự học nêu trên, chúng ta có thể đi đến định
nghĩa về tự học như sau: Tự học là quá trình cá nhân người học tự giác, tích
cực, độc lập tự chiếm lĩnh tri thức ở một lĩnh vực nào đó trong cuộc sống bằng
hành động của chính mình nhằm đạt được mục đích nhất định.
2. Vai trò của giáo dục:
Giáo dục là sự nghiệp chung của Đảng, Nhà nước và toàn dân, nhưng người
trực tiếp thực hiện nhiệm vụ là nhà giáo. Các thầy cô giáo có nhiệm vụ nặng nề
và vẻ vang là đào tạo cán bộ cho nước nhà, là người chiến sĩ tiên phong trên mặt
trận tư tưởng, văn hoá có trách nhiệm truyền bá cho thế hệ trẻ lý tưởng đạo đức
chân chính, hệ thống các giá trị, tinh hoa văn hoá của dân tộc và nhân loại, bồi
dưỡng cho họ những phẩm chất cao quý và năng lực sáng tạo phù hợp với sự
phát triển và tiến bộ xã hội, có thầy giỏi mới có trò giỏi. Hồ Chí Minh nhấn
mạnh: “ Không có thầy giáo thì không có giáo dục không có giáo dục, không
có cán bộ thì không nói gì đến kinh tế - văn hoá”. Để xứng đáng với danh hiệu “
Người kỹ sư tâm hồn”, “ người chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng văn hoá”, mỗi
người thầy giáo phải không ngừng học tập trau dồi chuyên môn nghiệp vụ và
phẩm chất đạo đức, thực sự vừa “hồng” vừa “chuyên”. Để làm được như vậy thì
“ giáo viên cũng phải tiến bộ cho kịp thời đại thế mới làm được nhiệm vụ, nếu
dừng lại là lùi bước, là lạc hậu, là tự đào thải mình trước. Phải cố gắng học tập
để cải tạo mình, cải tạo con em, cải tạo xã hội”.
3. Thực trạng:
Những người không trong ngành nói rằng nghề giáo là “nhàn” là sai hoàn
toàn, ngày lên lớp, tối về soạn bài, chấm bài, ra đề, chuẩn bị đồ dùng, (vùng cao
còn phải đến từng nhà vào buổi tối để vận động các em ra lớp)… Thế nhưng
lương rất thấp, sinh ra rất nhiều tiêu cực như: dạy thêm, làm thêm…Như vậy

giáo viên sẽ không còn thời gian để nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu.
4. Những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tự học, tự nghiên cứu của đội
ngũ giáo viên hiện nay:
Trần Nhật Lam – Đơn vị công tác: trường PTDT BT THCS Mường Hoong
Giải pháp nâng cao chất lượng tự học, tự nghiên cứu của đội ngũ giáo viên…
- Bất kỳ GV nào khi tham gia vào công việc giảng dạy trước hết đều mong
muốn có một mức lương cao, ổn định. Lúc này họ sẽ đầu tư chuyên môn nhiều
hơn, ít quan tâm đến việc phải kiếm thêm tiền ngoài lương.
- Giới tính, tuổi tác, tâm lý, tính cách, tôn giáo đều có ảnh hưởng tới hành
vi làm việc của GV, lúc này cũng ảnh hưởng đến việc tự học, tự nghiên cứu của
của họ.
- Những vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thì mặt bằng dân trí rất thấp,
trình độ tiếp thu kiến thức chuẩn đối với học sinh rất thấp, vì vậy người giáo
viên không cần thiết phải đầu tư nghiên cứu chuyên sâu.
- Những người lao động làm việc trong những ngành nghề lĩnh vực mà xã hội
quan tâm và đánh giá cao thì họ sẽ cảm thấy tự hào, yêu công việc, nỗ lực phấn
đấu trong công việc. Ngược lại, đối với những công việc thuộc những lĩnh vực
mà xã hội ít quan tâm và không đánh giá cao thì người lao động có thể không
hài lòng với công việc dẫn đến họ không hứng thú đầu tư nghiên cứu.
- Kèm với công tác thường xuyên kiểm tra, đánh giá tư vấn thức đẩy để mỗi
giáo viên đầu tư chuyên môn của mình, thì các cấp các ngành phải có chế độ đãi
ngộ phù hợp đối với đội ngũ cán bộ giáo viên.
- Một yếu nữa đó là cơ sở vật chất không đáp ứng, trường học không có đủ
đầu sách để giáo viên tham khảo, nghiên cứu, chưa tiếp cận được với khoa học
công nghệ.
6. Giải pháp:
- Năng lực tự học tự nghiên cứu của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý phải
trãi qua trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng và phấn đấu rèn luyện mới có được.
Muốn nâng cao hiệu quả, thì người cán bộ quản lý đóng vai trò rất quan trọng
trong việc tự học, tự nghiên cức của giáo viên:

+ Người cán bộ quản lý phải không ngừng phấn đấu tu dưỡng rèn luyện bản
thân để có được phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn để hoàn thành
nhiệm vụ là tấm gương để giáo viên noi theo.
Trần Nhật Lam – Đơn vị công tác: trường PTDT BT THCS Mường Hoong
Giải pháp nâng cao chất lượng tự học, tự nghiên cứu của đội ngũ giáo viên…
+ Cần phải tạo môi trường làm việc thoải mái về tinh thần, đầy đủ điều kiện
làm việc cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, mới khai thác hết tiềm năng
và tiếp tục đào sâu nghiên cứu.
- Thường xuyên hội thảo chuyên đề, tổ chức nhiều kỳ thi, đa dạng về hình
thức thi cùng phần thưởng xứng đáng dành cho cán bộ giáo viên.
* Tóm lai, trong công cuộc đổi mới về sự nghiệp giáo dục nước ta đang
đứng trước thách thức mới thì vai trò của người giáo viên rất quan trọng. Vì vậy
họ không ngừng phải tự trao đổi tích lũy kiến thức, kinh nghiệm giảng dạy,
cùng với việc mở mang kiến thức mới để tồn tại và đáp ứng với đòi hỏi to lớn
của xã hội.








×