Tải bản đầy đủ (.pdf) (176 trang)

Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất tại các làng nghề tỉnh Bắc Ninh theo quan điểm phát triển bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.32 MB, 176 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI








NGUYỄN THỊ NGỌC LANH







NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
SỬ DỤNG ĐẤT TẠI CÁC LÀNG NGHỀ

TỈNH BẮC NINH THEO QUAN ĐIỂM

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG







LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP










HÀ NỘI - 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI






NGUYỄN THỊ NGỌC LANH





NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
SỬ DỤNG ĐẤT TẠI CÁC LÀNG NGHỀ


TỈNH BẮC NINH THEO QUAN ĐIỂM

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG



LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP


Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 62 85 01 03



Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. Nguyễn Đình Bồng
2. PGS. TS. Nguyễn Thanh Trà






HÀ NỘI - 2013

i




LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu sử
dụng trong luận án là trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Những kết
quả được trình bày trong luận án chưa từng được công bố ở nơi nào khác.

Người cam đoan






Nguyễn Thị Ngọc Lanh
ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
- CVCC. TS. Nguyễn Đình Bồng, Phó Chủ tịch Hội khoa học Đất Việt Nam;
PGS. TS. Nguyễn Thanh Trà, Chủ nhiệm Bộ môn Quản lý đất đai, Khoa Tài
nguyên và Môi trường, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội là những người
thầy trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và tạo mọi
điều kiện giúp đỡ tôi thực hiện hoàn thành luận án này.
- Các thày giáo, cô giáo Khoa Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý Đào
tạo, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã nhiệt tình hướng dẫn, góp ý kiến
và tạo điều kiện giúp đỡ trong suốt thời gian tôi thực hiện và hoàn thành luận án
này.
- Lãnh đạo, cán bộ, công chức Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công
nghiệp, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Ủy ban nhân dân các xã của

tỉnh Bắc Ninh đã giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra và cung cấp thông tin, tài
liệu, số liệu để tôi thực hiện hoàn thành luận án này.
- Lãnh đạo Tổng cục Quản lý đất đai, Lãnh đạo Cục Kinh tế và Phát triển
quỹ đất, các bạn đồng nghiệp, các bạn cùng là nghiên cứu sinh và đặc biệt là
các thành viên thân yêu trong gia đình đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ, cổ vũ động
viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận án



Nguyễn Thị Ngọc Lanh


iii

MỤC LỤC

Lời cam đoan
i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt vi
Danh mục các bảng vii
Danh mục các hình và bản đồ ix
Danh mục các phụ lục x

MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
4. Những đóng góp mới của đề tài 4
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5
1.1.

THỰC

TRẠNG



PHÁT

TRIỂN

LÀNG

NGHỀ

VIỆT

NAM 5
1.1.1. Nhận thức chung về làng nghề Việt Nam 5
1.1.2. Xu thế phát triển của làng nghề Việt Nam 10
1.1.3. Vai trò, tác động của làng nghề đối với sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước
và công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn 12
1.2.




SỞ



LUẬN

VỀ

QUẢN

LÝ,

SỬ

DỤNG

ĐẤT

LÀNG

NGHỀ

THEO

QUAN

ĐIỂM

PHÁT


TRIỂN

BỀN

VỮNG 15
1.2.1. Các yếu tố tác động đến việc quản lý, sử dụng đất làng nghề 15
1.2.2. Chính sách đất đai đối với phát triển làng nghề 19
1.2.3. Quản lý, sử dụng đất tại làng nghề theo quan điểm phát triển bền vững ở Việt
Nam 23
1.3.

KINH

NGHIỆM

VỀ

QUẢN

LÝ,

SỬ

DỤNG

ĐẤT

LÀNG

NGHỀ


CỦA

MỘT

SỐ

NƯỚC

TRÊN

THẾ

GIỚI



TẠI

MỘT

SỐ

ĐỊA

PHƯƠNG

TRONG

NƯỚC 29

1.3.1. Kinh nghiệm về quản lý, sử dụng đất làng nghề của một số nước trên thế giới 29
1.3.2. Kinh nghiệm về quản lý, sử dụng đất làng nghề của một số địa phương 39
1.3.3. Bài học kinh nghiệm về quản lý, sử dụng đất làng nghề đối với tỉnh Bắc Ninh 44
iv

1.4.

MỘT

SỐ

CÔNG

TRÌNH

NGHIÊN

CỨU

VỀ

LÀNG

NGHỀ 46
1.4.1. Một số công trình nghiên cứu về làng nghề có liên quan đến đề tài 46
1.4.2. Hướng nghiên cứu của đề tài 48
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 50
2.1.


ĐỐI

TƯỢNG,

PHẠM

VI

NGHIÊN

CỨU 50
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 50
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 50
2.2.

NỘI

DUNG

NGHIÊN

CỨU 50
2.2.1. Đặc điểm điều kiện địa bàn nghiên cứu 50
2.2.2. Thực trạng phát triển và quản lý, sử dụng đất làng nghề toàn tỉnh 50
2.2.3. Đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng đất làng nghề tại địa bàn nghiên cứu 51
2.2.4. Định hướng phát triển và quản lý, sử dụng đất tại làng nghề tỉnh Bắc Ninh theo
quan điểm phát triển bền vững 51
2.2.5. Một số giải pháp quản lý, sử dụng đất tại các làng nghề tỉnh Bắc Ninh theo quan
điểm phát triển bền vững 51

2.3.

PHƯƠNG

PHÁP

NGHIÊN

CỨU 51
2.3.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu, thông tin. 51
2.3.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, chọn hộ điều tra 52
2.3.3. Phương pháp phân tích, thống kê, xử lý thông tin số liệu: 53
2.3.4. Phương pháp lấy mẫu để đánh giá môi trường làng nghề 53
2.3.5. Phương pháp kế thừa và phát triển 54
2.3.6. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo 54
2.3.7. Phương pháp lựa chọn tiêu chí quản lý, sử dụng đất đai để làng nghề phát triển
bền vững 54
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 56
3.1.

ĐẶC

ĐIỂM

ĐIỀU

KIỆN

ĐỊA


BÀN

NGHIÊN

CỨU 56
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Bắc Ninh tác động đến việc quản lý,
sử dụng đất tại các làng nghề 56
3.1.2. Chủ trương, chính sách của tỉnh Bắc Ninh về quản lý, sử dụng đất và phát triển
làng nghề 61
v

3.2.

THỰC

TRẠNG

PHÁT

TRIỂN



QUẢN

LÝ,

SỬ

DỤNG


ĐẤT

LÀNG

NGHỀ

TỈNH

BẮC

NINH 63
3.2.1. Thực trạng phát triển ngành nghề, làng nghề tỉnh Bắc Ninh 63
3.2.2. Thực trạng quản lý, sử dụng đất tỉnh Bắc Ninh 67
3.3.

ĐÁNH

GIÁ

THỰC

TRẠNG

QUẢN

LÝ,

SỬ


DỤNG

ĐẤT

LÀNG

NGHỀ

TẠI

ĐỊA

BÀN

NGHIÊN

CỨU 72
3.3.1. Đánh giá thực trạng sử dụng đất làng nghề 72
3.3.2. Đánh giá thực trạng quản lý đất đai làng nghề 84
3.3.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường từ hoạt động sản xuất của các
làng nghề tỉnh Bắc Ninh 93
3.4.

ĐỊNH

HƯỚNG

PHÁT

TRIỂN




QUẢN

LÝ,

SỬ

DỤNG

ĐẤT

TẠI

LÀNG

NGHỀ

BẮC

NINH

THEO

QUAN

ĐIỂM

PHÁT


TRIỂN

BỀN

VỮNG 107
3.4.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2011 - 2020 107
3.4.2. Quan điểm phát triển bền vững làng nghề của tỉnh Bắc Ninh 110
3.4.3. Quan điểm quản lý, sử dụng đất để phát triển bền vững làng nghề của tỉnh
Bắc Ninh 111
3.4.4. Định hướng sử dụng đất để phát triển làng nghề tỉnh Bắc Ninh 112
3.5.

MỘT

SỐ

GIẢI

PHÁP

QUẢN

LÝ,

SỬ

DỤNG

ĐẤT


TẠI

CÁC

LÀNG

NGHỀ

TỈNH

BẮC

NINH

THEO

QUAN

ĐIỂM

PHÁT

TRIỂN

BỀN

VỮNG 118
3.5.1. Giải pháp về quy hoạch làng nghề và giải quyết mặt bằng SXKD cho các
làng nghề 118

3.5.2. Giải pháp về bảo vệ môi trường làng nghề 124
3.5.3. Giải pháp về chính sách pháp luật đất đai 126
3.5.4. Các giải pháp khác 129
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 131
1. Kết luận 131
2. Kiến nghị 134
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 135
TÀI LIỆU THAM KHẢO 136
PHỤ LỤC 146
vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Có nghĩa là
CCN
CCNLN
CNH
CNH - HĐH
CN - XDCB
CN - TTCN
CSSXKD
GCNQSDĐ
HĐND
LN
MNCD
NN&PTNT
LHQ
QCVN
QH
CNQSD

TNHH
TP.
Tp.HCM
TTCN
SXKD
UBND
USD
XHCN
CHXHCN
: Cụm công nghiệp
: Cụm công nghiệp làng nghề
: Công nghiệp hóa
: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
: Công nghiệp, xây dựng cơ bản
: Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
: Cơ sở sản xuất kinh doanh
: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
: Hội đồng nhân dân
: Làng nghề
: Mặt nước chuyên dùng
: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
: Liên hợp quốc
: Quy chuẩn Việt Nam
: Quy hoạch
: Chứng nhận quyền sử dụng
: Trách nhiệm hữu hạn
: Thành phố
: Thành phố Hồ Chí Minh
: Tiểu thủ công nghiệp
: SXKD

: Ủy ban nhân dân
: Đô la Mỹ
: Xã hội chủ nghĩa
: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

STT

Tên bảng Trang
1.1 S
ố l
ư
ợng l
àng ngh
ề theo hai loại ti
êu chí xác đ
ịnh l
àng ngh


8

1.2 Địa phương có nhiều làng nghề nhất theo vùng 8
1.3 Tổng hợp số làng nghề và số xã có làng nghề theo vùng và cả nước 9
1.4 Số lượng làng nghề được công nhận, làng có nghề 10
1.5 Các xu thế phát triển chính của làng nghề đến năm 2015 12
3.1 Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2005 - 2010 59
3.2 Số lượng làng nghề của tỉnh Bắc Ninh năm 2010 63

3.3 Cơ cấu một số ngành nghề chủ yếu 65
3.4 Ngành nghề công nghiệp khu vực nông thôn phân theo thành ph
ần kinh
tế năm 2010 . 65
3.5 Tổng hợp hoạt động ngành nghề công nghiệp khu vực nông thôn Bắc Ninh 66
3.6 Tổng hợp hoạt động trong các làng nghề tỉnh Bắc Ninh năm 2010 67
3.7 Hiện trạng và biến động sử dụng đất năm 2010 tỉnh Bắc Ninh 68
3.8 Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 tại xã nghiên cứu 69
3.9 Biến động sử dụng đất giai đoạn 2005 - 2010 tại xã nghiên cứu 70
3.10 Tổng hợp diện tích đất sản xuất nông nghiệp năm 2010 theo các xã 72
3.11 Mật độ dân số năm 2010 tại làng nghề nghiên cứu 74
3.12 Tình hình sử dụng đất ở tại làng nghề theo loại nghề năm 2010 75
3.13 Hiện trạng, biến động đất SXKD tại làng nghề 79
3.14 Tổng hợp diện tích, ý kiến của các hộ sản xuất nghề về mặt bằng SXKD
năm 2010 81
3.15 Tình hình quy hoạch làng nghề đến năm 2010 tại địa bàn nghiên cứu 85
3.16 Tổng hợp quy hoạch cụm công nghiệp làng nghề đến năm 2010 86
3.16 Tổng hợp quy hoạch cụm công nghiệp làng nghề đến năm 2010 (tiếp) 87
3.17 Tình hình cấp giấy chứng nhận QSD đất tại các địa bàn nghiên cứu 91
3.18 Tổng hợp ý kiến người dân về thủ tục cấp giấy CNQSD đất 92
3.19 Cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Ninh qua một số năm 93
viii

3.20 Biến động giá trị tăng trưởng GDP giai đoạn 2006-2010 94
3.21 Thực trạng cơ sở sản xuất, lao động làng nghề giai đoạn 2006 - 2010 95
3.22 Thu nhập của lao động năm 2009, 2010 theo loại hình nghề 97
3.23 Kết quả phân tích mẫu nước thải tại cống chung giữa khu dân cư làng
nghề tái chế Giấy Dương Ổ (Phong Khê) 100
3.24 Kết quả phân tích mẫu nước thải tại cống chung giữa khu dân cư làng
nghề sắt thép Đa Hội (Châu Khê) 101

3.25 Ảnh hưởng của sản xuất nghề đến môi trường không khí xung quanh

khu dân cư xen lẫn khu vực sản xuất của làng nghề 102
3.26 Tổng hợp ý kiến người dân về ô nhiễm môi trường làng nghề 103
3.27 Dự báo một số chỉ tiêu tăng trưởng của tỉnh đến năm 2020 108
3.28 Nhu cầu mở rộng mặt bằng SXKD đến năm 2020 112
3.29 Dự kiến mở rộng diện tích đất làm nghề đến năm 2020 115
3.30 Đất chuyển mục đích sử dụng làm mặt bằng SXKD 116
3.31 Dự kiến diện tích đất SXKD nghề tại các làng nghề đến năm 2020 117
3.32 Danh mục cụm công nghiệp làng nghề giai đoạn 2011 - 2015 117
3.33 Cơ cấu sử dụng đất trong cụm công nghiệp làng nghề 121
3.34 Phân khu, diện tích lô đất trong cụm công nghiệp làng nghề 122



ix

DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BẢN ĐỒ
STT

Tên hình và bản đồ Trang


1.1 Tỷ lệ làng nghề theo loại hình sản xuất của cả nước năm 2011 11
3.1 Cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Ninh năm 2010 60
3.2 Cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Ninh qua các năm 60
3.3 Một sô hình ảnh về khu dân cư làng nghề 77
3.4 Một số hình ảnh về giao thông khu vực làng nghề nghiên cứu 83
3.5 Ý kiến của người dân về quy hoạch cụm công nghiệp làng nghề 88
3.6 Cụm công nghiệp làng nghề Đồng Kỵ trở thành khu dân cư mới 89

3.7 Tổng hợp ý kiến về thời gian thuê đất và nhu cầu thuê đất năm 2010 90
3.8 Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Ninh qua các năm 94
3.9 Qui mô tăng trưởngGDP giai đoạn 2006-2010 94
3.10 So sánh thu nhập lao động làm nghề với lao động SXNN năm 2010 98
3.11 So sánh thu nhập lao động làm nghề năm 2009, 2010 98
3.12 Ảnh hưởng của hoạt động sản xuất đến môi trường làng nghề 106
3.13 Dự kiến cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Ninh năm 2020 108
3.14 So sánh cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Ninh năm 2010 - 2020 108
Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Ninh 57
Bản đồ phân bố làng nghề tỉnh Bắc Ninh 63
Bản đồ vị trí làng nghề chọn nghiên cứu tỉnh Bắc Ninh 71


x

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

STT

Tên phụ lục
01
02
03
04
05
06
07
08
09


10
11
12
Danh mục các làng nghề tỉnh Bắc Ninh
Danh sách các xã có nghề của tỉnh Bắc Ninh
Tình hình làng nghề của tỉnh Bắc Ninh
Dân số, diện tích tự nhiên, mật độ dân số năm 2010 tại làng nghề điều tra
Hiện trạng sử dụng đất theo đơn vị hành chính cấp huyện tỉnh Bắc Ninh
Cơ cấu, biến động đất đai tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2005 - 2010
Hiện trạng sử dụng đất tại xã điều tra
Tình hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp năm 2010 tại địa bàn điều tra
Tình hình sử dụng đất khu dân cư nông thôn, đất đô thị, đất ở năm 2010tại địa
bàn điều tra
Tình hình sử dụng đất CSSXKD, đất công cộng năm 2010 địa bàn điều tra
Tình hình quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch CCNLN năm 2010 tại địa bàn
điều tra
Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2010 tại địa bàn điều tra



1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh thực hiện CNH - HĐH đất nước
với mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Quá trình CNH, đô thị
hóa đòi hỏi phải chuyển mục đích sử dụng một phần không nhỏ quỹ đất nông
nghiệp sang đất phi nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu đất xây dựng cơ sở hạ tầng,
công nghiệp và nhà ở; đồng thời thu hút một lượng lớn lao động từ nông thôn

vào thành thị; mặt khác CNH - HĐH cũng đòi hỏi phải chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, chuyển đổi ruộng đất, phân công lại lao động trong khu vực nông nghiệp,
nông thôn; quá trình đó đã, đang và sẽ tác động sâu sắc đến nông thôn, nông dân,
nông nghiệp, trong đó có các làng nghề.
Khôi phục, phát triển và mở rộng các làng nghề đặc biệt là các làng nghề
truyền thống được xác định là một trong những nội dung quan trọng trong quá
trình thực hiện CNH - HĐH nông thôn. Đó là hướng đi đúng đắn, phù hợp với
xu thế chung của các nước trên thế giới. Hiện nay, hầu hết các nước đang phát
triển trên thế giới đều chú trọng phát triển ngành nghề ở nông thôn và coi đó là
một giải pháp hữu hiệu để tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho dân cư
nông thôn, tạo cơ sở để nông thôn phát triển ổn định.
Việc phát triển các làng nghề ở nước ta trong những năm qua đã góp phần
giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống người dân địa phương;
đồng thời tăng nguồn xuất khẩu, thu hút đầu tư trong và ngoài nước góp phần
tăng trưởng kinh tế của các địa phương; tuy nhiên các làng nghề với sự đa dạng
về ngành nghề, sản xuất phân tán, thiếu cơ sở hạ tầng: mặt bằng sản xuất, hệ
thống giao thông, năng lượng, thông tin liên lạc, cấp thoát nước, xử lý nước thải,
rác thải cũng tác động không nhỏ đến việc quản lý, sử dụng đất, bảo vệ môi
trường, phát triển nông nghiệp, nông thôn và đời sống của nông dân.
2
Tỉnh Bắc Ninh nằm trong vùng Châu thổ sông Hồng, có tổng diện tích tự
nhiên là 822,7 km
2
, dân số là 1.038.229 người với 4 dân tộc, chủ yếu là dân tộc
Kinh. Toàn tỉnh có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm thành phố Bắc Ninh, thị
xã Từ Sơn và 06 huyện (Quế Võ, Yên Phong, Tiên Du, Thuận Thành, Gia Bình,
Lương Tài); phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang; phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên và Hà
Nội; phía Đông giáp tỉnh Hải Dương; phía Tây giáp Hà Nội.
Bắc Ninh cách Thủ đô Hà Nội 30km, cách sân bay Quốc tế Nội Bài
45km; cách cảng biển Hải Phòng 110km; có các tuyến trục giao thông lớn, quan

trọng như quốc lộ 1A-1B, quốc lộ 18 (Thành phố Hạ Long - sân bay Quốc tế Nội
Bài), quốc lộ 38, đường sắt Hà Nội - Lao Cai đi Trung Quốc; hệ thống Sông Cầu
tạo mạng lưới giao thông thủy nối Bắc Ninh với cảng Hải Phòng, cảng Cái Lân;
Với vị trí đắc địa, kết nối với tam giác phát triển Hà Nội - Hải Phòng - Quảng
Ninh trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của vùng Kinh tế trọng điểm
Bắc bộ và cả nước, Bắc Ninh có nhiều lợi thế phát triển
Trong quá trình CNH - HĐH đất nước, tỉnh Bắc Ninh đã đẩy mạnh thực
hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp.
Sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lương thực tăng trưởng cao; công
nghiệp, dịch vụ, nhất là công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp khu vực nông thôn
được phát triển đều cả về quy mô và chất lượng, thích ứng với cơ chế kinh tế thị
trường định hướng XHCN.
Bắc Ninh có hệ thống 62 làng nghề, với 31 làng nghề truyền thống nổi
tiếng trong và ngoài nước như: đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ; tái chế sắt thép Đa Hội;
tái chế giấy Dương Ổ; kết hợp với hàng loạt địa danh gắn liền với di tích lịch
sử - văn hoá và con người Kinh Bắc, đang ngày càng hấp dẫn du khách trong và
ngoài nước tới tham quan du lịch, phát triển thành thế mạnh và tiềm năng lớn,
góp phần không nhỏ cho sự phát triển kinh tế của Bắc Ninh.
Xác định đất đai là nguồn nội lực phát triển, trong quá trình thực hiện
CNH - HĐH, Bắc Ninh đã chú trọng đến công tác quản lý, sử dụng đất, quy
3
hoạch xây dựng các CCNLN nói chung và khôi phục, phát triển các làng nghề
truyền thống nói riêng; đến nay trên địa bàn tỉnh đã có 21 CCNLN được hình thành.
Tuy nhiên, việc quản lý, sử dụng đất trong các làng nghề còn mang tính tự
phát, phân tán, lãng phí đất trong khi cơ sở hạ tầng và mặt bằng sản xuất còn
thiếu, môi trường còn bị ô nhiễm. Việc quy hoạch tổng thể làng nghề, đầu tư cơ
sở hạ tầng, mở rộng mặt bằng sản xuất, phát triển hệ thống giao thông, đảm bảo
môi trường sinh thái cho các làng nghề phát triển đang là vấn đề đặt ra cấp thiết.
Có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân chính sách đất đai đối với làng
nghề cũng như việc quản lý, sử dụng đất tại làng nghề còn nhiều vướng mắc,

chưa được nghiên cứu, giải quyết.
Để việc quản lý, sử dụng đất làng nghề hợp lý, khắc phục được những tồn
tại trên, cần đánh giá đúng thực trạng của các làng nghề làm cơ sở đề xuất các
giải pháp quản lý, sử dụng đất đai bền vững trên cả 3 phương diện: kinh tế, xã
hội và môi trường, góp phần phát triển làng nghề tỉnh Bắc Ninh trong quá trình
thực hiện CNH - HĐH. Vì vậy, chúng tôi chọn thực hiện đề tài: "Nghiên cứu đề
xuất giải pháp quản lý sử dụng đất tại các làng nghề tỉnh Bắc Ninh theo
quan điểm phát triển bền vững”
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng đất tại một số làng nghề của tỉnh
Bắc Ninh; định hướng và đề xuất các giải pháp quản lý, sử dụng hợp lý đất làng
nghề theo quan điểm phát triển bền vững.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần xây dựng cơ sở
lý luận và thực tiễn về làng nghề và quản lý, sử dụng đất làng nghề theo quan
điểm phát triển bền vững phục vụ việc nghiên cứu hoàn thiện chính sách, pháp
luật đất đai đối với phát triển các làng nghề ở nước ta.
Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham
4
khảo cho tỉnh Bắc Ninh và các địa phương có điều kiện tương tự áp dụng trong
việc quản lý, sử dụng đất làng nghề nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững
trong quá trình thực hiện CNH-HĐH.
4. Những đóng góp mới của đề tài
-
Đề tài đã h
ệ thống hoá, làm sáng tỏ về lý luận cơ bản; kinh nghiệm
của một số địa phương trong nước và quốc tế về phát triển làng nghề; quản lý,
sử dụng đất tại các làng nghề theo quan điểm phát triển bền vững;
- Kết quả nghiên cứu của đề tài đã đánh giá được thực trạng từ đó đưa ra
được định hướng và đề xuất được các giải pháp quản lý, sử dụng đất đai đối với

một số loại làng nghề của tỉnh Bắc Ninh theo quan điểm phát triển bền vững.












5
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ VIỆT NAM
1.1.1. Nhận thức chung về làng nghề Việt Nam
1.1.1.1 Khái niệm chung
Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôm,
phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các
hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác
nhau (Thủ tướng Chính phủ, 2006) [75]. Làng nghề Việt Nam đã xuất hiện và
phát triển rất phong phú và đa dạng về lịch sử hình thành, về ngành nghề và qui
mô. Cho nên theo lịch sử hình thành và phát triển thì có làng nghề truyền thống
và làng nghề mới. Trong nghiên cứu này Làng nghề được hiểu là một cụm dân
cư sinh sống trong một làng (thôn, tương đương thôn) thuộc các xã, phường, thị
trấn, có hoạt động SXKD các ngành nghề ở từng hộ gia đình hoặc các cơ sở
trong làng, sử dụng các nguồn lực trong và ngoài địa phương, SXKD một hoặc

nhiều loại sản phẩm khác nhau, phát triển tới mức trở thành nguồn sống chính
hoặc thu nhập chủ yếu của một bộ phận người dân trong làng.
Nghề truyền thống là nghề đã được hình thành từ lâu đời, tạo ra những sản
phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay
hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền (Thủ tướng Chính phủ, 2006) [75].
Làng nghề truyền thống là làng có nghề truyền thống được hình thành từ
lâu đời, trải qua thử thách của thời gian, vẫn được duy trì, phát triển và được lưu
truyền từ đời này sang đời khác (Thủ tướng Chính phủ, 2006) [75]. Mỗi làng
nghề truyền thống xưa nay, tự nó đã chứa đựng hai yếu tố chủ yếu: truyền thống
nghề nghiệp và truyền thống văn hoá. Nó là nơi hội tụ những thuần phong mỹ
tục, đoàn kết cộng đồng, tinh hoa nghề nghiệp, tài năng nghệ nhân, nếp sinh hoạt
quần cư chúng hoà quyện vào nhau làm nên làng nghề truyền thống.
6
Làng nghề mới được hiểu là các làng nghề không phải là làng nghề truyền
thống. Các làng nghề này được hình thành trong thời gian gần đây, chủ yếu xuất
phát từ việc tổ chức gia công cho các xí nghiệp lớn, các tổ chức kinh doanh xuất
nhập khẩu; việc học tập kinh nghiệm của vài hộ gia đình nhạy bén thị trường và có
điều kiện đầu tư sản xuất hoặc của các làng nghề lân cận; tự hình thành do nhu cầu
mới của thị trường tiêu thụ sản phẩm và thị trường nguyên liệu sẵn có trong làng.
1.1.1.2 Tiêu chí công nhận làng nghề
(i) Tiêu chí công nhận là làng nghề:
Làng nghề được công nhận phải đạt 3 tiêu chí: (1) Có tối thiểu 30% tổng
số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn. (2) Hoạt động
SXKD ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận. (3) Chấp
hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước.
(ii) Tiêu chí công nhận là nghề truyền thống:
Nghề được công nhận là nghề truyền thống phải đạt 3 tiêu chí: (1) Nghề
đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận.
(2) Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc. (3) Nghề gắn với
tên của nghệ nhân hay địa danh của làng nghề.

(iii) Tiêu chí công nhận là làng nghề truyền thống: Phải đạt tiêu chí làng
nghề và có ít nhất một nghề truyền thống theo khái niệm nói trên. Nếu chưa đạt tiêu
chuẩn số hộ tối thiểu và số năm tối thiểu như đã quy định tại tiêu chí công nhận làng
nghề thì cũng phải có ít nhất một nghề truyền thống được công nhận thì cũng được
công nhận là làng nghề truyền thống (Thủ tướng Chính phủ, 2006) [75].
1.1.1.3 Phân loại, đặc trưng của làng nghề
Dựa trên các tiêu chí khác nhau, có thể phân loại làng nghề theo 6 dạng
như: (1) theo làng nghề truyền thống và làng nghề mới; (2) theo ngành sản xuất,
loại hình sản phẩm; (3) theo quy mô sản xuất, theo quy trình công nghệ; (4) theo
nguồn thải và mức độ ô nhiễm; (5) theo mức độ sử dụng nguyên/nhiêu liệu; (6)
7
theo thị trường tiêu thụ sản phẩm, tiềm năng tồn tại và phát triển (Bộ Tài nguyên
và Môi trường, 2008) [7].
Với 6 cách phân loại trên, mỗi cách có những đặc điểm riêng và tùy theo
mục đích tiếp cận mà có thể lựa chọn cách phân loại phù hợp. Trên cơ sở tiếp
cận vấn đề về đất đai làng nghề thì cách phân loại theo ngành sản xuất, loại hình
sản phẩm là phù hợp hơn cả.
Phân loại làng nghề theo ngành sản xuất, loại hình sản phẩm:
Theo ngành sản xuất (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011) [9], làng nghề
được chia thành 8 loại hình như: Loại hình thủ công mỹ nghệ; loại hình gia công
cơ kim khí; loại hình tái chế chất thải; loại hình chế biến lương thực, thực phẩm;
loại hình dệt nhuộm, thuộc da; loại hình sản xuất vật liệu xây dựng; loại hình
chăn nuôi; loại hình khác còn lại. Theo sản phẩm đầu ra (Nguyễn Trí Dĩnh,
2005) [21], làng nghề được chia thành các nhóm như: nhóm sản xuất hàng thủ
công mỹ nghệ (khảm gỗ, vàng bạc, thêu thùa); nhóm phục vụ sản xuất và đời
sống (nghề mộc, đúc đồng, sản xuất vật liệu xây dựng); nhóm sản xuất hàng tiêu
dùng thông thường (khâu nón, dệt chiếu); nhóm chế biến lương thực, thực phẩm
(xay xát, nấu ruợu, làm bánh).
1.1.1.4 Số lượng làng nghề Việt Nam
Cho đến nay, tuy đã có số liệu thống kê về số lượng, loại hình của các

làng nghề, làng nghề truyền thống và làng có nghề cũng như mật độ và phân bố
trên quy mô toàn quốc nhưng chưa đầy đủ, chưa thống nhất và toàn diện do tiêu
chí công nhận làng nghề tại các địa phương chưa thống nhất, thời điểm thống kê,
phương pháp thống kê còn khác nhau.
(i) Theo kết quả Nghiên cứu quy hoạch phát triển ngành nghề thủ công
phục vụ CNH nông thôn Việt Nam của Bộ NN&PTNT và JICA [3] với tiêu chí
hơn 20% số hộ trong làng tham gia sản xuất nghề được gọi là làng nghề thì Việt
Nam có 2.017 làng nghề (bảng 1.1; 1.2).
8
Bảng 1.1: Số lượng làng nghề theo hai loại tiêu chí xác định làng nghề
Số làng nghề
Vùng
Số tỉnh có
làng nghề
Có trên 50% số
hộ làm nghề phi
nông nghiệp
Có trên 20% số
hộ làm nghề phi
nông nghiệp
Đồng bằng Sông Hồng 11 280 866
Đông bắc 11 56 164
Tây bắc 4 8 247
Bắc Trung bộ 6 98 341
Nam Trung bộ 6 44 87
Tây Nguyên 4 0 0
Đông Nam bộ 9 38 101
Đồng bằng sông Cửu Long 13 86 211
Cả nước 64 610 2017
Nguồn: Bộ NN&PTNT, 2004 [3]

Bảng 1.2: Địa phương có nhiều làng nghề nhất theo vùng
Có trên 50% số hộ làm
nghề phí nông nghiệp
Có trên 20% số hộ làm
nghề phí nông nghiệp
Vùng
Tên tỉnh Số lượng Tên tỉnh Số lượng
Đồng bằng Sông Hồng Thái Bình 63 Hà Tây cũ 409
Đông bắc Bắc Giang 6 Bắc Giang 21
Tây bắc Sơn La 4 Sơn La 191
Bắc Trung bộ Thanh Hóa 64 Thanh Hóa 201
Nam Trung bộ Bình Định 16 Quảng Nam 30
Đông Nam bộ Bình Thuận 11 TPHCM 39
Đồng bằng sông Cửu Long An Giang 27 Vĩnh Long 40
Nguồn: Bộ NN&PTNT, 2004 [3]
9
(ii) Theo kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản năm
2006 (Tổng cục Thống kê, 2006) [82], với tiêu chí có tối thiểu 30% tổng số hộ
trong làng tham gia sản xuất nghề và hoạt động SXKD ổn định tối thiểu 2 năm
tính đến thời điểm đề nghị công nhận được gọi là làng nghề, thì Việt Nam có
1.091 làng nghề, trong đó làng nghề truyền thống là 965 làng (chiếm 88.45%)
(bảng 1.3).
Bảng 1.3: Tổng hợp số làng nghề và số xã có làng nghề theo vùng và cả nước
Xã có làng nghề

Làng nghề
Vùng
S



Tỷ lệ
(%)
Số
làng
Tỷ lệ
(%)
Truyền
thống
Tỷ lệ
(%)
1. Đồng bằng sông Hồng 380 19,67 629 57,10 580 92,21
2. Vùng Đông Bắc 28 1,52 42 3,89 30 71,42
3. Vùng Tây Bắc 1 0,18 1 0,09 1 100,00
4. Bắc Trung Bộ 125 7,62 181 16,81 149 82,32
5. DH Nam Trung Bộ 65 9,29 93 8,63 81 81,82
6. Tây Nguyên 6 1,05 7 0,64 7 100,00
7. Đông Nam Bộ 22 3,49 26 2,41 19 73,08
8. ĐB sông Cửu Long 89 6,93 112 10,39 98 87,50
Cả nước 716

7,74 1.091 100,00 965

85,15
Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2006 [82]
(iii) Theo số liệu điều tra mới nhất (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011)
[9], tính đến tháng 7 năm 2011 thì tổng số làng nghề và làng có nghề trên toàn
quốc là 3.355 làng, trong đó có 1.262 làng nghề đã được công nhận và 2.093
làng có nghề chưa được công nhận (bảng 1.4).
10
Bảng 1.4: Số lượng làng nghề được công nhận, làng có nghề

Vùng
Làng ngh

được công nhận
Làng có nghề chưa
được công nhận
1. Đồng bằng sông Hồng 758 911
2. Miền Núi và Trung du Bắc bộ 126 217
3. Bắc Trung Bộ 127 549
4. Duyên hải Nam Trung Bộ 93 121
5. Tây Nguyên 2 22
6. Đông Nam Bộ 1 72
7. Đồng bằng sông Cửu Long 155 201
1.262 2.093
Cả nước
3.355
Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011 [9]
1.1.2. Xu thế phát triển của làng nghề Việt Nam
1.1.2.1 Về sự phân bố của các làng nghề ở Việt Nam
(i) Các làng nghề ở nước ta chủ yếu tập trung tại những vùng nông thôn,
vì vậy, khái niệm làng nghề luôn được gắn với nông thôn. Tuy nhiên, hiện nay
do xu thế đô thị hóa, nhiều khu vực nông thôn đã trở thành đô thị, nhưng vẫn
duy trì nét sản xuất văn hóa truyền thống, chính điều này đã tạo ra “lỗ hổng”
trong chính sách phát triển và hành lang pháp lý về quản lý làng nghề. Trên bình
diện cả nước, làng nghề phân bố không đồng đều giữa các vùng, miền.
Tính chất của làng nghề theo vùng, miền cũng không giống nhau. Làng nghề
tập trung nhiều nhất ở miền Bắc, chiếm khoảng 60%, trong đó Đồng bằng sông
Hồng chiếm khoảng 50%, chủ yếu tập trung tại các tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà
Nội, Thái Bình, Nam Định,…; ở miền Trung chiếm khoảng 23,6%, tập trung chủ
yếu tại các tỉnh Quảng Nam, Thừa Thiên Huế…; miền Nam chiếm khoảng 16,4%,

tập trung chủ yếu tại các tính Đồng Nai, Bình Dương, Cần Thơ… Về loại hình sản
xuất cũng rất đa dạng, được phân thành 08 nhóm ngành nghề (Bộ Tài nguyên và
Môi trường, 2011) [9] (hình 1.2).
11

Hình 1.1: Tỷ lệ làng nghề theo loại hình sản xuất của cả nước năm 2011
Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011 [9]
(ii) Do đặc điểm phân bố nêu trên, tại các tỉnh thuộc Đồng bằng sông
Hồng, với đặc điểm diện tích chật hẹp, mật độ dân cư cao, hoạt động sản xuất
quy mô công nghiệp và bán công nghiệp gắn liền với sinh hoạt, nên các hậu quả
của ô nhiễm môi trường là rõ rệt nhất. Trong khi đó, tại các tỉnh miền Trung và
miền Nam, do phân bố các làng có nghề khá thưa thớt, diện tích đất rộng, nên
tuy vẫn nằm xen kẽ trong các khu dân cư nhưng hậu quả môi trường là chưa
đáng báo động. Hơn nữa, do đặc điểm phát triển nên tại các tỉnh miền Trung và
miền Nam, làng nghề vẫn mang đậm nét thủ công truyền thống, tận dụng nhân
công nhàn rỗi tại chỗ và nguyên vật liệu địa phương, phục vụ nhu cầu tiêu dùng
của cộng đồng dân cư quanh vùng, nên thực chất, phát triển làng nghề một cách
có định hướng tại các khu vực này là hết sức cần thiết.
1.1.2.2. Xu thế phát triển của làng nghề Việt Nam trong thời gian tới
Số lượng các làng nghề ở các vùng nói chung có xu hướng tăng lên, chỉ có
ngành khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng có xu thế giảm do chính sách của
nhà nước cũng như hậu quả của ô nhiễm môi trường đến cộng đồng dân cư, và
quan trọng hơn cả là chất lượng không cạnh tranh được với các sản phẩm sản
Loại hình dệt nhuộm,

thuộc da, 5%

Loại hình sản xuất vật
liệu xây dựng, 3%


Loại hình tái chế
chất thải 37%

Loạ
i hình gia công
c
ơ
kim khí, 4%

Loại hình chăn

nuôi, 1%

Loại hình thủ công
mỹ nghệ, 1%

Loại hình khác, 25%

Loại hình chế biến lương
thực, thực phẩm, 24%

12
xuất công nghiệp. Tuy nhiên, tại khu vực Đồng bằng sông Hồng là nơi có số
lượng làng nghề lớn nhất trên cả nước thì số lượng vẫn tiếp tục tăng so với các
khu vực khác nên khu vực này được coi là đại diện nhất của bức tranh về ô
nhiễm môi trường làng nghề Việt Nam. Trong khi đó, tại các vùng Đông Bắc và
Tây Bắc số lượng có chiều hướng giảm dần trong những năm gần đây. Dự báo
cho xu thế phát triển làng nghề trong những năm tiếp theo (bảng 1.5).
Bảng 1.5: Các xu thế phát triển chính của làng nghề đến năm 2015
Vùng

Dệt
nhuộm,
ươm tơ,
thuộc da

Chế biến
lương thực,
thực phẩm,
chăn nuôi,
giết mổ
Tái
chế
phế
liệu
Thủ
công
mỹ
nghệ
Sản xuất
vật liệu
xây dựng,
khai thác
đá
Đồng bằng sông Hồng 2 1 2 2 -1
Đông Bắc 1 1 0 1 0
Tây Bắc 1 1 0 1 0
Bắc Trung Bộ 1 2 1 2 1
Nam Trung Bộ 2 2 1 2 1
Tây nguyên 1 0 0 2 1
Đông Nam Bộ 1 1 1 2 -1

Đồng bằng sông Cửu Long 1 1 1 2 -1
Ghi chú: -1: suy thoái; 0: duy trì nhưng không phát triển; 1: phát triển vừa; 2: phát triển mạnh
Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011 [9]
1.1.3. Vai trò, tác động của làng nghề đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
đất nước và công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn
1.1.3.1. Vai trò, tác động tích cực của làng nghề
(i) Phát triển làng nghề góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu
lao động. Sự phát triển mạnh mẽ làng nghề đã kéo theo sự phát triển của một số
ngành dịch vụ, có tác dụng tích cực tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
tăng dần tỷ trọng kinh tế ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng,
13
dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp trong tổng sản phẩm xã hội đồng thời
chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, dịch vụ. Hạn chế việc chuyển dịch lao động không có việc làm từ nông
thôn ra thành thị.
(ii) Phát triển làng nghề góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập, xóa đói
giảm nghèo ở nông thôn. Theo báo cáo điều tra của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn và JICA (2004) [3] trong những năm qua, làng nghề đã tạo việc
làm cho hơn 60 vạn lao động thường xuyên ở nông thôn, khoảng 30 vạn lao
động làm việc theo thời vụ chiếm 39,5% lực lượng lao động ở nông thôn. Có
làng nghề thu hút đến 60% lao động địa phương. Cả nước có 1,4 triệu hộ tham
gia sản xuất nghề và có nguồn thu nhập chính từ nghề thủ công, đã phần nào giải
quyết được tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn. Thu nhập của người lao động
trong làng nghề ngày càng tăng lên, đời sống, tinh thần được cải thiện. Thu nhập
bình quân của 1 lao động làm nghề gấp 2 - 3 lần lao động thuần nông, thu nhập
bình quân đầu người khoảng từ 300.000 - 500.000 đồng/tháng. Tỷ lệ hộ nghèo
trong các làng nghề chỉ còn 3,7%, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ hộ nghèo của cả
nước (10,4%)
(iii) Phát triển làng nghề đã thu hút mạnh mẽ nguồn vốn dư thừa trong
nhân dân để đầu tư cho sản xuất. Cả nước có khoảng 40.500 cơ sở, trong đó

80,1% là các cơ sở có quy mô hộ gia đình, 5,8% cơ sở có quy mô hợp tác xã,
còn lại dưới các hình thức doanh nghiệp tư nhân, xí nghiệp, công ty trách
nhiệm hữu hạn,
(iv) Phát triển làng nghề góp phần phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, thúc
đẩy quá trình CNH - HĐH nông thôn. Các làng nghề của vùng Đồng bằng Bắc
bộ đã đạt 100% số làng có đường ô tô về tận trung tâm. Các công trình điện đã
được đầu tư nâng cấp và phát triển; sản lượng điện tiêu thụ hàng năm tăng lên
nhanh chóng, thông tin liên lạc thường xuyên được đầu tư, nâng cấp. Hệ thống
cơ sở hạ tầng, dịch vụ ngày càng phát triển.

×