Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Nhận xét chăm sóc sơ cứu bỏng ban đầu người bệnh bỏng đến khám và điều trị tại khoa chấn thương bệnh viện Đa khoa Nam Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.27 KB, 17 trang )

NHẬN XÉT CHĂM SÓC SƠ CỨU BỎNG BAN ĐẦU NGƯỜI
BỆNH BỎNG ĐẾN KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA CHẤN THƯƠNG
BỆNH VIỆN ĐK TỈNH NAM ĐỊNH 10/2006 - 08/2007
Vũ Mạnh Độ và cộng sự
TÓM TẮT
Nghiên cứu 118 người bệnh (NB) bỏng đến khám và điều trị tại khoa
Chấn Thương bệnh viện ĐK tỉnh Nam Định từ tháng 10/06 - 08/07 bằng phiếu
điều tra thăm dò, phỏng vấn trực tiếp người nhà NB bỏng về chăm sóc (CS) sơ
cứu ban đầu sau bỏng, chúng tôi thu được kết quả sau:
Tỉ lệ NB được CS sơ cứu sau bỏng (81,4%), NB không được CS sơ cứu
(18,6%), trong số NB bỏng được CS sơ cứu có 87,3% do các cơ sở y tế thực
hiện.
Tỉ lệ NB được CS sơ cứu đúng chiếm 21,9%, trong đó cán bộ y tế CS sơ
cứu đúng chiếm 16,7%, người nhà tự CS sơ cứu đúng chiếm 5,2%.
Số NB bỏng được CS sơ cứu chưa đúng 75 NB chiếm 78,1%, trong đó tỉ
lệ cán bộ y tế CS sơ cứu 14,6%, người nhà tự làm 63,5%.
SUMMARY
Having studied 118 burnt patients who came for examination and
treatment at Department of Trauma, Nam Dinh General Hospital from October
2006 till September 2007 via questionnaires and direct interviews of their
relatives about first aid, we came to following findings:
The rate of patients who received first aid was 81.4% and no first aid at
all was 18.6%. Among those who received first aid, 87.3% was attended in a
health setting.
The rate of patients who received correct first aid was 21.9% including
16.7% administered by medical staff and 5.2% by family members.
75 patients received wrong first aid making up 78.1% including 14.6%
administered by medical staff and 63.5% by family members.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bỏng là một chấn thương thường gặp trong cả thời chiến và thời bình do
nhiều nguyên nhân gây ra: Bỏng do nhiệt, điện tia lửa điện, hoá chất, chất phóng


xạ
Theo Baeschlin.N, hàng năm trên thế giới có khoảng 60.000 NB tử vong
do bỏng.
Ở Hoa Kì mỗi năm có khoảng 2 triệu người bị bỏng (tương đương 1% dân
số), trong số này có 70.000-108.000 người phải vào viện điều trị, tử vong do
bỏng 6.500-12.000 người/năm.
Ở Nga số người bị bỏng vào BV điều trị hàng năm khoảng 170.000
người/năm; ở Anh khoảng 140.000 người/năm; ở Pháp 200.000-300.000
người/năm, trong số này có khoảng 3.500 người bỏng nặng.
Trong thời bình ở Việt Nam bỏng chiếm 6-10% trong chấn thương ngoại
khoa. Bỏng do sinh hoạt chiếm phần lớn (65%), bỏng ở trẻ em (38,6-56,8%)
tổng số nạn nhân bỏng [10]. Theo [7], số trẻ vào điều trị tại Viện Bỏng quốc gia
chiếm 53,83% tổng số bệnh nhân, trong đó trẻ em <5 tuổi là 72,13%, bỏng trong
nhà chiếm 86,78%, nam nhiều hơn nữ. Tác nhân gây bỏng do nhiệt ướt là chủ
yếu 53,37% [6].
Tổn thương bỏng là nguyên nhân gây ra các biến loạn chức năng trong cơ
thể. Mức độ nặng hay nhẹ của bỏng cũng như sự thành công trong điều trị bỏng,
không chỉ phụ thuộc vào hiệu quả điều trị tại các bệnh viện, mà còn phụ thuộc
nhiều vào việc CS sơ cứu ngay sau bỏng. CS sơ cứu ban đầu có vị trí đặc biệt
quan trọng: phòng chống sốc, giảm độ sâu của bỏng, loại bỏ mô hoại tử làm
sạch vết bỏng, làm giảm các biến chứng nhiễm khuẩn, tạo điều kiện thuận lợi
cho tái tạo biểu mô lành sẹo ở bỏng nông, thúc đẩy phát triển mô hạt chuẩn bị
nền cho việc ghép da ở bỏng sâu.
Ở nước ta, CS sơ cứu bỏng ban đầu đã được giảng dạy cho tất cả các cán
bộ y tế ở các tuyến. Tuy nhiên, công tác đào tạo lại cho cán bộ y tế cơ sở còn
nhiều hạn chế. Do vậy, việc CS sơ cứu bỏng ban đầu chưa thật chuẩn mực khi
tai nạn bỏng xảy ra.
CS sơ cứu bỏng đã có nhiều tài liệu trong và ngoài nước đề cập, bên cạnh
đó cũng có nhiều tác giả đưa ra khá chi tiết về công tác CS sơ cứu bỏng ban đầu.
Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn nhiều NB không được CS sơ cứu đúng ngay sau

bỏng, một số được CS sơ cứu không đúng làm cho tình trạng NB nặng thêm.
Tai nạn bỏng xảy ra bất ngờ, nạn nhân và người nhà thường mất bình tĩnh
và không có kiến thức CS sơ cứu ngay sau bỏng, cho nên CS sơ cứu thường
mang tính chủ quan, theo thói quen kinh nghiệm đã áp dụng một số biện pháp
CS sơ cứu không đúng làm tăng nguy cơ sốc, nhiễm trùng, tăng độ sâu bỏng.
Để có cơ sở dữ liệu cho việc khắc phục tình trạng không sơ cứu hoặc sơ
cứu không đúng trước khi vận chuyển NB bỏng tới BV điều trị, hạn chế các biến
chứng di chứng, từng bước hoàn thiện nâng cao chất lượng CS-điều trị bỏng,
chúng tôi tiến hành đề tài: “Nhận xét CS sơ cứu bỏng ban đầu NB bỏng đến
khám và điều trị tại khoa Chấn Thương -Bệnh viện ĐK tỉnh Nam Định”với
mục tiêu:
Mô tả thực trạng CS sơ cứu ban đầu người bệnh bỏng đến khám và điều
trị tại khoa Chấn thương - Bệnh viện ĐK tỉnh Nam Định.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu:
- 118 NB bỏng đến khám và điều trị lần đầu tại khoa Chấn Thương-Bệnh
viện ĐK tỉnh Nam Định từ tháng 10/2006 - 08/2007.
- Đối tượng lựa chọn: Tất cả NB được chẩn đoán bỏng dựa vào lâm sàng.
- Đối tượng loại trừ: NB đến khám lại, NB vết bỏng đã ổn định nhập viện
để vá da.
2. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả.
3. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu:
Thu thập số liệu bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp người bệnh,
người nhà, người vận chuyển dựa theo phiếu điều tra đã được thiết kế trước.
4. Chọn mẫu:Tất cả NB bỏng đến khám và điều trị lần đầu.
5. Xử lí số liệu:
- Các số liệu thu thập được xử lý dựa trên phần mềm SPSS phiên bản 7.5.
- Sử dụng các thuật toán thống kê để kiểm định kết quả thu thập được.
6. Nội dung nghiên cứu:
- Độ tuổi, giới.

- Nguyên nhân, tác nhân gây bỏng.
- Địa điểm bị bỏng.
- NB bỏng được CS sơ cứu, không được sơ cứu vào điều trị.
- Thời gian từ khi bị bỏng đến khi đến cơ sở y tế khám và điều trị.
- NB bỏng được cán bộ y tế cơ sở CS sơ cứu đúng, không đúng.
- NB bỏng được người nhà, NB tự CS sơ cứu đúng, không đúng.
- Nguồn cung cấp kiến thức CS sơ cứu bỏng ban đầu.
7. Đạo đức trong nghiên cứu:
- Đề tài được Ban lãnh đạo bệnh viện nhất trí.
- Người nhà và NB đồng ý và không phải trả bất cứ bất cứ loại phí nào.
- Kết quả thu được chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1: Tỷ lệ NB bỏng theo giới
NB bỏng n Tỉ lệ (%)
Nam 72 61,0
Nữ 46 39,0
Tổng số 118 100
Nhận xét: Tỉ lệ bỏng gặp ở nam nhiều hơn nữ chiếm 61,0% và gấp 1,6 lần
so với nữ, phù hợp với nghiên cứu của Phạm Văn Yên & cộng sự (62,8%). Sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Bảng 2: Tỉ lệ NB bỏng theo độ tuổi
NB bỏng n Tỉ lệ (%) p
Dưới 5 tuổi 60 50,8
<0,05
5-15 tuổi 9 7,6
16-60 tuổi 39 33,1
Trên 60 tuổi 10 8,5
Tổng số 118 100
Nhận xét: Trong số 118 trường hợp bỏng đến khám và điều trị, nhóm tuổi
dưới 5 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất 60/118 trường hợp, chiếm 50,8% so với các độ

tuổi khác. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,05.
Bảng 3: Liên quan tỉ lệ bỏng giữa giới và độ tuổi
Độ tuổi Dưới 5 tuổi
5- 15 tuổi
16-60 tuổi Trên 60 tuổi
n Tỉ lệ% n Tỉ lệ% n Tỉ lệ% n Tỉ lệ%
Nam 41 68,3 5 55,6 22 56,4 4 40,0
Nữ 19 31,7 4 44,4 17 43,6 6 60,0
Tổng số 60 100 9 100 39 100 10 100
Nhận xét: Ở các nhóm tuổi dưới 60, tỉ lệ NB bỏng là nam nhiều hơn so
với nữ. Đặc biệt tỉ lệ này cao ở nhóm tuổi dưới 5 nam chiếm 68,3%, gấp 2,2 lần
so với nữ. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Bảng 4: Tỉ lệ bỏng theo địa giới hành chính
Địa giới n Tỉ lệ (%)
Thành thị 58 49,2
Nông thôn 60 50,8
Tổng số 118 100
Nhận xét: Tỉ lệ NB bỏng giữa nông thôn và thành thị là khác nhau không
có ý nghĩa thống kê.
Bảng 5: Nguyên nhân gây bỏng
Nguyên nhân n Tỉ lệ (%)
Tai nạn giao thông 1 0,8
Tai nạn sinh hoạt 104 88,2
Tai nạn lao động 12 10,2
Tai nạn khác 1 0,8
Nhận xét: Nguyên nhân bỏng do tai nạn sinh hoạt chiếm đa số (88,2%) so
với các nguyên nhân khác. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
88.2%
10.2%
0.8%

0.8%
Tai n¹n giao th«ng
Tai n¹n sinh ho¹t
Tai n¹n lao ®éng
Tai n¹n kh¸c
Biểu đồ 1: Tỉ lệ NB bỏng theo nguyên nhân
Bảng 6: Tác nhân gây bỏng
Tác nhân n Tỉ lệ (%) p
Nhiệt nóng khô 20 17,0
Nhiệt nóng ướt 89 75,5
Hoá chất 1 0,8
Điện, tia lửa điện 7 5,9
Tác nhân khác 1 0,8
Tổng số (người) 118 100
Nhận xét: Tỉ lệ bỏng do nhiệt nóng ướt chiếm 75,5% so với tác nhân
khác, cao hơn so với nghiên cứu của Đỗ Thanh Long & cộng sự (53,37%), sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,05.
Biểu đồ 2: Tỉ lệ NB bỏng theo tác nhân
75.5%
0.8%
0.8%
17.0%
5.9%
NhiÖt nãng kh« NhiÖt nãng ít
Ho¸ chÊt §iÖn, tia löa ®iÖn
T¸c nh©n kh¸c
Bảng 7: Liên quan giữa tác nhân gây bỏng và độ tuổi
Độ tuổi
Dưới 5 tuổi 5-15tuổi
16-60 tuổi Trên 60 tuổi

n Tỉ lệ
%
n Tỉ lệ
%
n Tỉ lệ
%
n Tỉ lệ
%
Nhiệt nóng khô 2 3,3 2 22,2 14 35,9 2 20,0
Nhiệt nóng ướt 57 95,0 5 55,6 19 48,7 8 80,0
Hoá chất 1 1,1
Điện, tia lửa điện 1 1,7 1 1,1 5 12,8
Tác nhân khác 1 2,6
Tổng số (người) 60 100 9 100 39 100 10 100
Nhận xét: Trong các nhóm tuổi tác nhân gây bỏng chủ yếu là do nhiệt nóng ướt.
Đặc biệt trong nhóm tuổi dưới 5 tuổi nhiệt nóng ướt gây bỏng chiếm 95%. Sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê.
- Tác nhân gây bỏng điện và tia lửa điện gặp ở các độ tuổi dưới 60, tuy tỉ
lệ gây bỏng không cao nhưng là điều cảnh báo về sự bất cẩn trong sinh hoạt và
lao động.
Bảng 8: Địa điểm bị bỏng
Địa điểm Người bệnh bỏng Tỉ lệ (%) p
Tại nhà ở 100 84,7
Tại nơi sản xuất 14 11,9
Khác 4 0,4
Tổng số (người) 118 100
Nhận xét: Tai nạn bỏng xảy ra tại nhà (84,7%) so với địa điểm khác và
thấp hơn kết quả nghiên cứu của Phạm Văn Yên & cộng sự (96,56%). Sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê (p <0,01).
81.4%

18.6%
§îc s¬ cøu
Kh«ng ®îc s¬ cøu

Biểu đồ 3: Tỷ lệ người bệnh bỏng được CS sơ cứu.
Nhận xét: Tổng số 118 NB bỏng đến khám và điều trị, có 96 NB
được CS sơ cứu sau bỏng chiếm 81,4%, 22 NB sau bỏng không được CS sơ cứu
(18,6%) thấp hơn Nguyễn Ngọc Tuấn theo dõi tại Viện Bỏng Quốc gia (2001) tỉ
lệ này là 44,4%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Bảng 9: Người làm CS sơ cứu bỏng
Người làm CS sơ cứu n Tỉ lệ (%) p
Cán bộ y tế 25 26,1
< 0,05
Người nhà, NB 71 73,9
Tổng số 96 100
Nhận xét: Đối tượng làm CS sơ cứu sau bỏng chủ yếu là người nhà và NB
chiếm 73,9% so với đối tượng khác, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p
<0,05.
78.1%
21.9%
S¬ cøu ®óng
S¬ cøu kh«ng ®óng
Biểu đồ 4: Tỉ lệ người bệnh bỏng được chăm sóc sơ cứu đúng.
Nhận xét: Tỉ lệ NB được CS sơ cứu đúng chiếm 21,9%, NB bỏng được
CS sơ cứu không đúng (78,1%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Bảng 10: Liên quan giữa tỉ lệ NB bỏng được CS sơ cứu đúng, không đúng
với đối tượng làm CS sơ cứu.
Ngưòi làm sơ

cứu

Cán bộ y tế Người nhà, NB
n Tỉ lệ (%) n Tỉ lệ (%)
CS sơ cứu đúng 16 64,0 5 7,1
CS sơ cứu chưa đúng 9 36,0 66 92,9
Tổng số (người) 25 100 71 100
Nhận xét:
- Trong số NB bỏng được cán bộ y tế CS sơ cứu, tỉ lệ NB được CS sơ
cứu đúng chiếm 64,0%. Sự khác biệt có ý nghĩa thông kê.
- Số NB bỏng được người nhà NB tự làm CS sơ cứu, tỉ lệ CS sơ cứu đúng
chiếm 7,1%. Sự khác biệt có ý nghĩa thông kê.
- Tỉ lệ NB bỏng được người nhà NB tự làm CS sơ cứu không đúng chiếm
92,9% so với đối tượng khác, phù hợp kết quả (1990) tại BV Saint Paul (90%),
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Bảng 11: Nguồn trang bị kiến thức sơ cứu bỏng
Nguồn cung cấp thông tin n Tỉ lệ %
Trường Y Dược 18 15,3
Sách báo, đài phát thanh - truyền hình 10 8,5
Trường phổ thông 1 0,8
Phối hợp các nguồn 19 16,1
Không có thông tin 70 59,3
Tổng số 118 100
Nhận xét:
- Nguồn cung cấp kiến thức về CS sơ cứu bỏng đa dạng song tỉ lệ người
dân nắm bắt được thông tin chưa cao, chiếm chủ yếu từ các trường Y Dược
chiếm 15,3% so với các nguồn khác.
- Tỉ lệ người chưa tiếp cận thông tin, kiến thức CS sơ cứu sau bỏng còn
cao (59,3%)
BÀN LUẬN
Qua nghiên cứu 118 NB bỏng đến khám và điều trị tại khoa Chấn thương-
BV ĐK tỉnh Nam Định thời gian từ tháng 10/2006 - 08/2007 chúng tôi nhận

thấy:
1. Về giới: Tỉ lệ NB bỏng gặp ở nam nhiều hơn so với nữ chiếm 61,0%,
đặc biệt tỉ lệ này cao ở độ tuổi dưới 5 tuổi (68,3%), phù hợp với kết quả nghiên
cứu của Thái Quang Hùng (61,7%) [14]. Điều này phản ánh đúng tính chất hoạt
động, công việc làm của nam giới.
2. Độ tuổi: Đối tượng thường gặp nhất là độ tuổi <5 chiếm 50,8% so với các độ
tuổi khác, phù hợp với kết quả nghiên cứu của Hồ Xuân Hương, số trẻ bị bỏng vào Viện
Bỏng Quốc gia điều trị chiếm 53,83% tổng số người bệnh, trong đó trẻ dưới 5 tuổi
chiếm 72,13% [7]. Do lứa tuổi này hiếu động muốn tìm hiểu mọi vật xung quanh, trẻ
chưa ý thức được mức độ nguy hiểm của các tác nhân gây bỏng và sự bất cẩn của người
lớn.
Chiếm 33,1% là đối tượng có độ tuổi từ 16-60 tuổi, nguyên nhân chủ yếu
do rủi ro hoặc bất cẩn trong lao động và sinh hoạt.
Đối tượng có độ tuổi từ 5-15 tuổi và trên 60 tuổi có tỉ lệ thấp hơn cả,
nguyên nhân do độ tuổi 5-15 tuổi đã nhận thức được mức độ nguy hiểm của các
tác nhân gây bỏng và thời gian ở trường học nhiều nên ít tiếp xúc với tác nhân
gây bỏng. Còn độ tuổi trên 60 do không phải tiếp xúc nhiều với tác nhân gây
bỏng và có ý thức cao trong sinh hoạt.
3. Tỉ lệ bỏng theo địa dư: Theo kết quả nghiên cứu tỉ lệ bỏng nông thôn (50,8%),
thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Phạm Văn Yên & cộng sự (70,3%) [13]. Kết
quả trên có thể do vừa qua theo qui hoạch phát triển TP. Nam Định, một số xã ngoại
thành Nam Định đã chuyển sự quản lí hành chính về thành phố và điều này cho thấy
người dân nông thôn đã có ý thức hơn trong việc đề phòng hạn chế thương tích bỏng.
4. Về địa điểm gây bỏng: Bỏng thường xảy ra tại nhà ở (84,7%), cao hơn
so với nghiên cứu của Hồ Thị Dung & cộng sự (75%) [8] và thấp hơn so với
nghiên cứu của Phạm Văn Yên & cộng sự (96,56%). Tai nạn thường xảy ra do
những bất cẩn của người lớn và trẻ em chưa ý thức được tác hại do tác nhân
bỏng gây lên.
5. Về nguyên nhân gây bỏng: Qua biểu đồ 2, ta thấy nguyên nhân bỏng
trong sinh hoạt chiếm phần lớn (88,2%), cao hơn so với kết quả nghiên cứu của

Lê Thế Trung 65% [10]. Kết quả này phản ánh tính chất công việc, môi trường
sinh hoạt của cộng đồng trong thời bình.
6. Về tác nhân gây bỏng: Tác nhân gây bỏng hàng đầu là do nhiệt nóng
ướt, chiếm 75,5% so với các tác nhân khác, cao hơn so với nghiên cứu của Đỗ
Thanh Long (53,37%) [6] và gặp hầu hết ở các nhóm tuổi.
Đặc biệt ở nhóm tuổi dưới 5 tuổi tỉ lệ nhiệt nóng ướt chiếm 95% (bảng 7).
Nguyên nhân chủ yếu do tính hiếu động của trẻ em và sự bất cẩn trong quá trình
CS nuôi dưỡng trẻ.
7. CS sơ cứu sau bỏng: Tỉ lệ CS sơ cứu đúng (21,9%), CS sơ cứu chưa
đúng (78,1%) cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Đỗ Thanh Long NB xử trí
ban đầu chưa đúng (17,63%) [4].
Kết quả này cho thấy hiểu biết và quan niệm về bỏng của người dân chưa
thực sự đầy đủ, khoa học. Do đó cách xử trí ban đầu mang tính tự phát, tự cứu
theo kinh nghiệm truyền miệng trong dân gian, các cơ cở y tế tư nhân, các thầy
lang y mượn danh “bài thuốc gia truyền” cũng làm cho tỉ lệ CS sơ cứu không
đúng tăng.
8. Sự liên quan tỉ lệ NB bỏng được CS sơ cứu và tỉ lệ NB bỏng được CS
sơ cứu đúng.
Qua biểu đồ 4, 5 và bảng 9, 10 ta thấy số NB bỏng được CS sơ cứu chiếm
81,4% trong khi số NB bỏng được CS sơ cứu đúng chỉ có 21,9%, kết quả trên có
sự khác biệt rõ rệt. Hầu hết sau bỏng NB người nhà đều có ý thức CS sơ cứu
ngay (73,9%) nhưng họ chưa biết cần phải làm gì sau bỏng, dẫn đến tỉ lệ CS sơ
cứu không đúng chiếm tỉ lệ cao 92,9%.
Công tác CS sơ cứu sau bỏng tại cơ sở chưa đạt hiệu quả cao phải chăng
do công tác tuyên truyền giáo dục kiến thức bỏng trong cộng đồng còn nhiều
hạn chế, thứ nhất các phương tiện thông tin đại chúng chưa thường xuyên
khuyến cáo các hiểm hoạ do bỏng gây ra, các biện pháp phòng tránh và chưa
nhấn mạnh tầm quan trọng của việc CS sơ cứu sau bỏng, cách CS sơ cứu. Thứ
hai, người dân chưa coi trọng kiến thức CS sơ cứu qua phương tiện thông tin đại
chúng, 1 số chưa có phương tiện để cập nhật, 1 số không có thời gian để xem và

số ít lại không quan tâm. Thứ ba, nhiều người có thói quen ỉ lại đã có y tế cơ sở,
cán bộ y tế, nên không quan tâm đến những kiến thức thường thức trong đời
sống. Chính những yếu tố trên dẫn đến khi tai nạn bỏng xảy ra, NB và người nhà
thường mất bình tĩnh, xử trí chủ yếu dựa theo thói quen kinh nghiệm không
đúng gây hậu quả xấu sau bỏng.
Đối với cán bộ y tế cơ sở số lượng còn rất hạn chế, bên cạnh đó trình độ
chuyên môn còn rất khiêm tốn, không được đào tạo tập huấn lại kiến thức về
bỏng, phần lớn chưa có trình độ chuyên sâu, chưa có kinh nghiệm xử trí khi gặp
tai nạn bỏng. Kiến thức về bỏng chủ yếu dừng lại khi học trên ghế nhà trường,
sau ra trường một số không làm trực tiếp chuyên môn, số còn lại làm nhưng
không được tham gia tập huấn lại và phải đảm nhiệm thêm nhiều công việc
khác.
Tâm lí NB và gia đình cũng cần được quan tâm, khi gặp tai nạn bỏng
thường nóng vội chưa thực sự tin tưởng vào chuyên môn của cán bộ y tế cơ sở,
khi gặp tai nạn bỏng không quan tâm đến việc CS sơ cứu ngay sau bỏng mà chỉ
tìm mọi cách chuyển NB đến bệnh viện, tỉ lệ không được CS sơ cứu trước khi
đến viện khám và điều trị 18,6% (mặc dù BV ở xa, không có sẵn phương tiện
vận chuyển, mất nhiều thời gian mới tới được BV) nên đã bỏ thời gian quí báu,
hiệu quả cao trong CS sơ cứu bỏng ban đầu (trong vòng 1h sau bỏng) [15].
Nhiều nghiên cứu thực nghiệm và lâm sàng đã chứng minh hiệu quả của việc CS
sơ cứu ngay sau bỏng [10],[15], CS sơ cứu đúng góp phần dự phòng sốc bỏng,
giảm tử vong cao, ngoài ra cấp cứu tốt còn có tác dụng hạn chế biến chứng do
sốc bỏng và hậu quả của thời kì sốc bỏng gây ra ở các thời kì sau của bệnh bỏng.
Công tác CS sơ cứu bỏng ban đầu vừa mang tính cộng đồng, vừa mang
tính chuyên môn. Để phòng tránh tai nạn bỏng và hạn chế hậu quả xấu do bỏng
gây ra, và CS sơ cứu bỏng ban đầu thực sự có hiệu quả, phải có sự phối kết hợp
các cấp, ngành: chính quyền địa phương, các cơ quan thông tin đại chúng, các
nhà trường, mỗi người dân và không thể thiếu sự quan tâm chỉ đạo về chuyên
môn của các cơ sở y tế ở các tuyến. Đây cũng là cơ sở để hình thành và hoàn
thiện công tác CS sơ cứu bỏng ban đầu.

KẾT LUẬN
Qua điều tra 118 NB bỏng về CS sơ cứu ban đầu sau bỏng bằng cách
phỏng vấn thông qua phiếu thăm dò về tuổi, giới, nguyên nhân, tác nhân, địa
điểm, hoàn cảnh gây bỏng và công tác CS sơ cứu ban đầu. Chúng tôi có 4 kết
luận sau:
1. Bỏng gặp ở NB nam nhiều hơn nữ chiếm 61,0%. Nhóm tuổi chiểm tỉ
lệ cao nhất <5 tuổi (50,8%).
2. Tai nạn sinh hoạt chiếm tỉ lệ cao (88,2%), tại nhà ở là nơi xảy ra bỏng
nhiều nhất (84,7%). Tác nhân gây bỏng gặp chủ yếu do nhiệt nóng ướt (75,5%).
3. Đa số NB sau bỏng được CS sơ cứu trước khi đến bệnh viện điều trị
(81,4%). Việc CS sơ cứu ngay sau bỏng làm chưa tốt, tỉ lệ CS sơ cứu đúng
(21,9%).
4. Kiến thức CS sơ cứu sau bỏng đã có nhiều kênh thông tin chuyển tải,
song còn nhiều NB chưa được CS sơ cứu đúng sau bỏng (78,1%), tỉ lệ NB bỏng
chưa được CS sơ cứu (18,6%).
KIẾN NGHỊ
1. Tuyên truyền giáo dục cho cộng đồng về mức độ nguy hại của bỏng
gây ra để có biện pháp phòng tránh, trong quá trình CS nuôi dưỡng trẻ các vật
nóng, ổ điện, hoá chất phải để xa tầm với của trẻ. Mỗi người dân tự thấy được
tầm quan trọng công tác CS sơ cứu ngay sau bỏng.
2. Qua các phương tiện thông tin đại chúng cần phổ biến kiến thức CS sơ
cứu sau bỏng để mọi người dân cùng biết, thực hiện và phổ biến cho người khác
cùng làm theo.
3. Phải có kế hoạch đào tạo lại, định kì tập huấn giao ban rút kinh nghiệm
và đánh giá kết quả công tác CS sơ cứu bỏng đối với cán bộ y tế cơ sở, góp phần
nâng cao chất lượng điều trị, hạn chế biến chứng do bỏng gây nên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Bài giảng mô học phôi thai học (1994): Trường ĐH Y Hà Nội. Nhà
xuất bản y học.
2- Bệnh học Ngoại, tập II (2004): Trường ĐH Y Hà Nội. Nhà xuất

bản y học, tr. 167-174.
3- Điều dưỡng Ngoại khoa (2005): Trường ĐH Điều dưỡng Nam
Định, (tài liệu lưu hành nội bộ, dùng cho ĐH chính qui), tr. 391- 404.
4- Đỗ Thanh Long (2005): Tình hình khám, tiếp nhận người bệnh tại
Viện Bỏng Quốc gia năm 2004. Y học thảm hoạ & bỏng. Số 2, tr. 99 -103.
5- Đỗ Thanh Long (2006): Tình hình thu dung bệnh nhân bỏng tại
Viện Bỏng Quốc gia năm 2005. Y học thảm hoạ & bỏng. Số 2, tr. 129 -132.
6- Đỗ Thanh Long, Nguyễn Hồng Thái, Hoàng Thị Tích (2007): Tình
hình khám bệnh tiếp nhận người bệnh tại Viện Bỏng Quốc gia năm 2006. Y học
thảm hoạ & bỏng. Số 1, tr. 22- 25.
7- Hồ Xuân Hương, Nguyễn Văn Huệ, Nguyễn Ngọc Tuấn (2002):
Dịch tễ bỏng trẻ em 17 năm (1985-2001) tại Viện Bỏng Quốc gia. Tạp chí
Thông tin Y Dược, tháng 12/2002.
8- Hồ Thị Dung, Phạm Thiện Điều, Nguyễn Đăng Phương (2005):
Một số nhận xét về nhận thức của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi với bệnh bỏng
tại huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình. Y học thảm hoạ & bỏng. Số 2, tr 64-73.
9- Hướng dẫn sơ cứu, cấp cứu, điều trị và dự phòng bỏng cho trẻ em
(2005): Viện Bỏng Quốc gia. Dự án phòng chống tai nạn thương tích trẻ em.
10- Lê Thế Trung Bỏng (2003): Những kiến thức chuyên ngành. Nhà xuất
bản y học.
11- Nguyễn Như Lâm, Đặng.T.Bích Hoà (2006):Đánh giá thực trạng sơ
cấp cứu nạn nhân bỏng tại các cơ sở y tế. Y học thảm hoạ & bỏng. Số 1, tr. 70-
77.
12- Nguyễn Ngọc Tuấn, Nguyễn Gia Tiến, Lê Năm (2007): Hoạt động tập
huấn về phòng chống bỏng cho trẻ em trong 2 năm 2005-2006. Y học thảm hoạ
& bỏng. Số 1, tr. 66-69.
13- Phạm Văn Yên, Nguyễn Trung Kỳ, Nguyễn Thanh Sơn, Lê Đình
Hanh, Nguyễn Quốc Dương (2005): Nhận xét tình hình bỏng ở trẻ em được điều
trị tại bệnh viện trẻ em Hải Phòng từ 2001-2003. Y học thảm hoạ & bỏng. Số 2,
tr 78-83.

14- Thái Quang Hùng (2006): Dịch tễ học chấn thương do bỏng ở bệnh
nhân nhập viện điều trị tại tỉnh Đắc Lắc 1998-2002. Tạp chí y tế công cộng. Số
5, tr 23-26.
15- Sơ cấp cứu điều trị bỏng (2006): Viện Bỏng Quốc gia . Nhà xuất bản
y học.

×