Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Cách mở bai nghi luạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.01 KB, 2 trang )

Các cách mở bài cho bài văn nghị luận về tác phẩm văn học:
• Cách 1: Tác giả => phong cách =>Tác phẩm=> nêu vấn đề nghị luận.
• Cách 2: Đề tài => Tác phẩm => vấn đề nghị luận.
• Cách 3: Đi từ hoàn cảnh thực tế ( cuộc sống, lịch sử…) => Tác phẩm => vấn đề nghị
luận.
• Cách 4: Trích dẫn một vài câu thơ, lời bài hát liên quan tới đề tài =>tác phẩm => vấn
đề nghị luận.
• Cách 5: Đi từ thể loại => Tác phẩm => vấn đề nghị luận.
VD mẫu: Cho đề Phân tích vẻ đẹp của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến
đường Trường Sơn trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi”.
- Cách 1: Tác giả => phong cách =>Tác phẩm=> nêu vấn đề nghị luận
Lê Minh Khuê là nhà văn nữ có sở trường về truyện ngắn với ngòi bút miêu tả tâm
lí tinh tế, sâu sắc, đặc biệt là tâm lí nhân vật nữ. Tác phẩm “ Những ngôi sao xa xôi”, một
trong những sáng tác đầu tay của bà, viết năm 1971 đã thể hiện rõ điều đó. Tác phẩm đã
cho ta thấy được vẻ đẹp của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường
Trường Sơn thời chống Mĩ oai hùng của dân tộc.
- Cách 2: Đề tài => Tác phẩm => vấn đề nghị luận
Hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn đã là
đề tài của rất nhiều tác phẩm thi ca. Ta biết đến một “ Gửi em cô thanh niên xung phong”
của Phạm Tiến Duật. một “ Khoảng trời hố bom” của Lâm Thị Mĩ Dạ. Và ít ai không
biết đến một trong những truyện ngắn thành công về đề tài này của Lê Minh Khuê, đó là
tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi”. Tác phẩm đã cho ta thấy được vẻ đẹp của những cô
gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mĩ oai hùng của dân
tộc.
- Cách 3: Đi từ hoàn cảnh thực tế ( cuộc sống, lịch sử…) => Tác phẩm => vấn đề
nghị luận.
Năm 1971, cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước bước vào giai đoạn cam go ác
liệt. Giặc Mĩ điên cuồng bắn phá, chúng muốn băm nát tuyến đường Trường Sơn huyết
mạch. Để thông đường ra chiến trường những chiến sĩ thanh niên xung phong đã kiên
cường ngày đêm bám trụ đối mặt với hiểm nguy, với cái chết. Chính trong hoàn cảnh đó
người chiến sĩ thanh niên xung phong đã sáng lên những phẩm chất cao đẹp. Lê Minh


Khuê đã cho người đọc thấy được vẻ đẹp của những cô gái thanh niên xung phong trên
tuyến đường Trường Sơn qua tác phẩm: “Những ngôi sao xa xôi”.
- Cách 4: Trích dẫn một vài câu thơ, lời bài hát liên quan tới đề tài =>tác phẩm =>
vấn đề nghị luận.
“ Ơi những cô con gái đang ngày đêm mở đường
Hỏi em bao nhiêu tuổi mà sức em phii thường…”
Lời bài hát gợi lên hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong mở đường trên
tuyến lửa Trường Sơn. Chính họ đã góp một phần không nhỏ trong cuộc chiến đấu chống
Mĩ kiên cường anh dũng của dân tộc. Có rất nhiều tác phẩm đã viết về họ, trong đó có tác
phẩm: “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. Tác phẩm đã cho ta thấy được vẻ đẹp
của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn.
VD mẫu: Cho đềPhân tích bài” Sang thu”.
- Cách 1: Tác giả => phong cách =>Tác phẩm=> nêu vấn đề nghị luận
Hữu Thỉnh làm thơ không nhiều nhưng ông đã sớm khẳng định một phong cách
riêng: Nhẹ nhàng mà sâu lắng, đậm chất dân gian và chất triết lí sâu xa. Có lẽ vì thế chơ
ông mang đến cho bạn đọc những cảm xúc mới mẻ về thiên nhiên, về tâm hồn con người
– một thế giới còn ấn chứa bao điều bất ngờ thú vị. Phong cách ấy được thể hiện rất rõ
trong bài “ Sang thu”, một sáng tác năm 1977 của nhà thơ.
- Cách 2: Đề tài => Tác phẩm => vấn đề nghị luận
Mùa thu là đề tài quen thuộc của thi nhân. Ta biết đến một chùm thơ thu nức danh
của cụ Tam Nguyên Yên Đổ, một “ Tiếng thu” của Lưu Trọng Lư, một “ Đây màu thu
tới’ của Xuân Diệu. Và Hữu Thỉnh đã góp vào trong vườn thơ thu ấy một tác phẩm, đó
là: “ Sang thu”. Tưởng như viết về mùa thu đã qua nhiều dễ gây nhàm chán song đến với
“ Sang thu” của Hữu Thỉnh người đọc thấy được sự sáng tạo rất tài tình của ông. Đọc bài
thơ có ý kiến cho rằng: “ Chỉ 12 câu thơ năm chữ mà anh đã vẽ lên một bức tranh thu vừa
đúng vừa đẹp lại có tình, có chiều sâu suy nghĩ”.
- Cách 4: Trích dẫn một vài câu thơ, lời bài hát liên quan tới đề tài =>tác phẩm =>
vấn đề nghị luận.
“ Sáng mát trong như tháng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới”

Thu sang, gió heo may nhè nhẹ, hương cốm đưa. Đầy là thời điểm dễ gợi trong
lòng người những cảm xúc buồn dịu nhẹ vấn vương…Viết về giây phút giao mùa từ hạ
sang thu, Hữu Thỉnh đã thể hiện những cảm nhận tinh tế, những sáng tạo độc đáo qua thi
phẩm: “ Sang thu”
- Cách 5: Đi từ thể loại đến tác phẩm, vấn đề nghị luận:
Từ xưa đến nay, thể thơ năm chữ được coi là thể thơ đặc địa trong việc thể hiện
cảm xúc, suy tư chất chứa đan xen chất tự sự. Ta biết đến một: “ Tĩnh dạ tứ” của Lí Bạch,
một “ Ông đồ” của Vũ Đình Liên”, một “ Ánh trăng” của Nguyễn Duy. Trong số những
tác phẩm thành công ở thể thơ này không thể không kể đến bài “Sang thu” của Hữu
Thỉnh”. Bằng thể thơ năm chữ với những hình ảnh giàu sức biểu cảm, nhà thơ đã cho
cảm thây những cảm nhận tinh tế về thiên nhiên đất trời lúc giao mùa từ hạ sang thu.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×