Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

khám phá khoa học chủ đề phương tiện giao thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.68 KB, 5 trang )


GIÁO ÁN

HOẠT ĐỘNG : KHÁM PHÁ KHOA HỌC
(Chủ đề:Nước và hiện tượng tự nhiên)
Đề tài:Điều kỳ diệu của gió.
Đối tượng:5-6 tuổi.
Thời gian:30 phút.
Họ và tên người dạy:Nguyển Thị Hương b
Ngày soạn:20/03/2011.
Ngày dạy:28/03/2011.
Đơn vị :Trường mầm non Phi M« -Lạng Giang - Bắc Giang.
I.Mục đích –Yêu cầu:
1.Kiến thức:
-Trẻ biết gió ở khắp mọi nơi,trẻ nhận biết khi nào trời có gió và khi nào
trời không có gió.
-Trẻ cảm nhận được khi trời có gió ta không nắm bắt được gió.
-Trẻ nhận biết được gió tự nhiên và gió nhân tạo.
-Trẻ phân biệt được lợi ích cũng như tác hại do gió gây ra, cách hạn chế
tác hại của gió.
-Thông qua hoạt động lồng ghép,tích hợp hoạt động giáo dục âm nhạc,thể
chất.
2.Kỹ năng:
-Rèn cho trẻ kỹ năng quan sát và phán đoán sự vật,hiện tượng đang diễn
ra và sắp diễn ra
-Rèn kỹ năng chơi theo nhóm.
-Phát triển tư duy,trí nhớ, ngôn ngữ ,các giác quan…
3.Giáo dục:
-Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường,trồng cây xanh để chắn gió bão,không đi
ra ngoài đường khi có gió bão
-Giáo dục trẻ sử dụng tiết kiệm điện


II.Chuẩn bị:
1.Đồ dùng của cô:
-lá cây,lông vũ,một hộp giấy vụn, ống thổi,cặp tóc bằng đá,…
-Đoạn phim quay cảnh mưa,gió(máy chiếu,máy vi tính)
-Quạt máy,quạt giấy.
-Một lọ nước hoa.
2.Đồ dùng của trẻ:
-4 vòng thể dục.
-dây ruy băng(mỗi trẻ một sợi),quạt giấy (mỗi trẻ 1 cái).
-Bong bóng xà phòng.
-3 rổ đựng một số vật liệu do trẻ sưu tầm(bay được khi gặp gió,không bay
được khi gặp gió)
-Thuyền giấy,chậu nước.

III.Tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1.Hoạt động 1: Gây hứng thú.(2 phút)
Cô cùng trẻ lắng nghe âm xem đó là âm thanh
gì?
-Trẻ lắng nghe âm thanh
cùng cô.
-Các con vừa nghe tiêng âm thanh gì vậy? -Tiếng gió thổi.
-Các con đoán xem đó là tiếng gió thổi mạnh
hay nhẹ?
-Trẻ đoán.
-Chúng mình có muôn chơi trò chơi “Gieo
h¹t” với cô không?
-Trẻ chơi trò chơi cùng cô.
-Các con có biết vì sao lá cây lại đung đưa
được không?

-Vì có gió thổi.
-Cô đưa ra chiếc hộp cho trẻ quan sát và đoán
xem bên trong có gì?
- Đoán xem điều gì sẽ xảy ra khi cô dùng ống
hút thổi vào trong hộp?
-Trẻ đoán đồ vật bên trong
hộp và quan sát.
-Tại sao giấy trong hộp lại bay ra được? -Có gió thổi vào.
-Gío làm cho lá cây lay chuyển được và làm
cho giấy trong hộp bay ra được,không biết gió
còn có tác dụng gì nữa và gió có từ đâu,gió có
ảnh hưởng như thế nào với con người,bây giờ
cô cháu mình cùng khám phá sự kỳ diệu của
gió nhé.
2.Hoạt động 2: Điều kỳ diệu của gió.
2.1 :Gío nhân tạo:
*Trẻ trải nghiệm:Phân trẻ thành 3 nhóm:mỗi
nhóm 4-5 dồ vật cho trẻ làm thí nghiệm tác
động của gió vào(dùng quạt để quạt) cảm nhận
thì thấy như thế nào?Cho mỗi nhóm tự nhận
xét những thí nghiệm và trình bày kết luận của
mình.
-Trẻ tham gia hoạt động thí
nghiệm.
*Cho trẻ quan sát 3 vật mẫu:chiếc cặp tóc
bằng đá,tờ giấy mỏng,lông gà.Cô thổi nhẹ
cùng một lực tác động vào vật mẫu và đàm
thoại:
-Khi cô thổi nhẹ vào 3 vật này thì chuyện gì sẽ
xảy ra?

-Tờ giấy và lông chim bay
được,san h không bay được.
-Tại sao tờ giấy và lông gà lại có thể bay
được?
-Vì nó rẩt nhẹ.
-Còn sao chiếc cặp đá không bay được? -Vì nó nặng hơn.
Cô kết luận:vật bay được phụ thuộc vào trọng
lượng của nó và tốc độ của gió.
*Cho mỗi trẻ cầm 1 sợi ruy băng thổi nhẹ,thổi
mạnh và nhận xét.
-Trẻ cầm sợi ruy băng thổi
-Khi con thổi nhẹ sợi ruy băng bay như thế
nào?
-Sợi ruy băng bay nhẹ.
-Khi con thổi mạnh sợi ruy băng bay như thế
nào?
-Sợi ruy băng bay mạnh.
-Con hãy dùng quạt giấy của mìmh quạt cho
bạn bên cạnh con và hỏi xem bạn thấy thế
nào?
-Trẻ hỏi nhau:bạn thấy thế
nào?
-Theo con thì chúng ta có thể tạo ra gió được
không?
-Có thể tạo ra gió.
-Chúng ta có thể tạo ra gió bằng cắch nào? -Dùng miêng để thổi,dùng
tay quạt,dùng quạt điện
-Và ta gọi đó là gió gì? -Gío nhân tạo,gió do con
người tạo ra.
-Con có nhìn thấy được không khí không? -Không nhìn thấy được

không khí.
-Còn gió thì sao?Con có nhìn thấy được gió
không?
-Không nhìn thấy gió.
-Tại sao con biết lúc đó có gió hay không? -Cành cây đung đưa,tóc
bay,da mát
*Cô mở quạt máy:
-Con đưa tay bắt gió lại thử xem.
-Trẻ đưa tay bắt gió lại. .
-Con có bắt được gió không? -Không bắt được.
-Gío có mùi không? -Trẻ ngửi mùi gió.
Bây giở chúng mình cùng nhăm mắt lại và hít
thật mạnh xem chúng mình thấy mùi gì
nào.Cô cho mùi thơm toả từ từ ra xung quanh
lớp.
-Trẻ nhắm măt và ngửi mùi.
-Đó có phải mùi của gió không? -Không phải mùi của gió.
-Vậy đó là mùi của hương thơm gì? -Mùi nước hoa.
-Gío không có mùi nhưng gió có thể thổi mùi
hương bay đến để chúng ta ngửi được mùi
xung quanh mình.
Cô chinh xác lại đặc điểm của gió:gió không
màu,không nắm bắt được,không mùi nhưng
gió có thể mang hương thơm toả đi khắp nơi.
2.2 :Gío tự nhiên.
-Theo con tại sao lá cây bay đi khắp nơi và cây -Vì có gió thổi.
lại rung chuyển được?
-Các con hãy nhìn lên màn hình và cho cô biết
sự khác nhau giữa hình ảnh 1 và hình ảnh 2.
-Một hình có gió 1 hình

không có gió.
-Vì sao con biết hình ảnh 1 không có gió,hình
ảnh 2 có gió.
-Hình ảnh 1 cây đứng
im,hình ảnh 2 cây đung đưa.
-Vậy chúng ta gọi đó là gió gì? -Gío tự nhiên.
-Con có biết tại sao có gió không?
(Cô nói cho trẻ hiểu:Gío là hiện tượng tự
nhiên hình thành do không khí chuyển động
trong không gian đã tạo thành đấy gió )
-Trẻ trả lời theo ý hiểu biết
của trẻ.
-Gío có cần thiết với chúng ta không?Vì sao? -Trẻ trả lời theo ý hiểu của
trẻ.
-Con có biết con người đã lợi dụng sức gió để
làm gì không?
-Trẻ trả lời theo ý hiểu biết
của trẻ.
-Các con cùng nhìn lên màn hình xem gió có
lợi ích gì nào?
Cho trẻ xem một số hình ảnh về ích lợi của
gió(gió làm khô thoáng nhà cửa,gió thụ phấn
cho hoa,giúp thuyền đi được trên sông,gió còn
tạo ra điện…)
-Trẻ xem phim.
-Nếu mùa hề mà không có gió thì sẽ ra sao? -Nóng bức,khó chịu…
-Vậy khi không có gió tự nhiên,con người phải
làm gì?
-Sử dụng gió nhân tạo.
Mùa hè không nhũng cân có gió tự nhiên mà

còn phải có gió nhân tạo nữa,đặc biệt là sử
dụng gió từ quạt điện.
-Khi sử dụng quạt điên chúng mình phải chú ý
điều gì?(Cô nhắc trẻ phải biết tiêt kiệm điện
khi sử dụng …)
-Trẻ trả lời.
-Cô cháu mình cùng cất cao lời ca đón chào
chị gió nào.
Cô cùng trẻ hát vận động bài hát“Cho tôi đi
làm mưa với” 1 lần.
-Trẻ hát,vận động cùng cô.
-Gío có tác hại với đời sống con người không? -Trẻ trả lời theo ý hiểu biết
của trẻ.
-Gío có thể cuốn các vật đi,làm đổ nhà, đổ
cửa,đổ cây,…gọi là gì?
-Gọi là bão.
-Con đã nhìn thấy bão chưa?
*Cô cho trẻ xem phim quay cảnh gió bão
-Trẻ xem phim.
-Con hãy kể lại những hình ảnh con vừa xem. -Trẻ kể lại.
-Gío bão có ảnh hưởng như thế nào với đời
sống con người ?
-Có ảnh hưởng.
-Chúng ta có thể làm giảm tác hại của gió
được không?Bằng cách nào?
*Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường,trồng cây
xanh để chắn gió bão,khi có gió mạnh hoặc
bão không nên ra đường tránh nguy hiểm.
Giáo dục trẻ vào mùa đông khi có gió lạnh
phải mặc áo ấm để không bị cảm lạnh.

-Vậy theo con có mấy loại gió?Là những loại
gió nào?
-Có 2 loại gió,gió tự nhiên
và gió nhân tạo.
3.Hoạt động 3:Trò chơi củng cố.
*Trò chơi : “Tiếp sức”
Cô mời 2 đội chơi thi đua bât qua những chiếc
vòng.
-Đội 1:lấy những đô vật mà gió thổi nhẹ bay
được.
-Đội 2:chọn những đồ vật mà gió thổi nhẹ
không bay được.
-Trẻ tam gia chơi theo
nhóm,Các trẻ còn lại cổ vũ
cho bạn.
Kết thúc:Cho trẻ ra sân chơi trò chơi thổi
bong bóng xà phòng,thả thuyền giấy(cô bật
quạt cho thuyền chạy)
-Trẻ bắt bong bóng,thả
thuyền…

×