Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Báo cáo khoa học : Đánh giá hiện trạng, thu nhập và nhân giống một số loài lan rừng quý ở khu vực TP.HCM và vùng phụ cận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (970.92 KB, 87 trang )



ỦY BAN NHÂN DÂN TP.HCM ỦY BAN NHÂN DÂN TP.HCM
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BAN QUẢN LÝ KHU NNCNC











TÊN ĐỀ TÀI

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG, THU THẬP VÀ NHÂN GIỐNG
MỘT SỐ LOÀI LAN RỪNG QUÝ Ở KHU VỰC
TP. HỒ CHÍ MINH VÀ VÙNG PHỤ CẬN





CÁN BỘ THAM GIA THỰC HIỆN:

1. TS. Phạm Hữu Nhượng
2. TS. Nguyễn Hải An
3. CN. Vương Thị Hồng Loan
4. CN. Đoàn Thị Quỳnh Hương


5. ThS. Trần Thị Thanh Quý
6. KS. Hoàng Đắc Hiệt
7. ThS. Nguyễn Mỹ Uyên






THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THÁNG 7 NĂM 2012


TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Đề tài đã nêu được hiện trạng trồng và lưu giữ lan rừng tại các vườn lan
tại thành phố Hồ Chí Minh và vùng phụ cận. Có 13 chi lan rừng với 31 loài
được trồng tại các nhà vườn. Đề tài đã thu thập và lưu giữ được 117 loài lan
rừng thuộc 39 chi lan (định danh được 110 loài), tại vườn sưu tập nguồn gen
của Khu Nông nghiệp Công nghệ cao phục vụ cho công tác chọn tạo giống.
Trong số các loài lan này, có những loài lan quý có thể nhân giống cung cấp
cho người trồng lan như: Quế lan hương (Aerides odoratum Lour.), Khiết sơn
Việt Nam (Christensonia vietnamica Haager), Kim điệp (Dendrobium
capillipes Rchb.f.), Thủy tiên trắng (Dendrobium farmeri Paxt.), Long tu
(Dendrobium primulinum Lindl.), Hải yến (Rhynchostylis coelestis Rchb.f.),
Ngọc điểm (Rhyncostyli\gigantea (Lindl.) Ridl.), Thập hoa (Dendrobium
hercoglossum Rchb.f.).
Nghiên cứu môi trường gieo hạt với lan rừng thì thấy môi trường MS có
hàm lượng khoáng giảm ½MS, 1/3MS, 1/4MS cho tỷ lệ nảy mầm cao đối với
tất cả các loài lan nghiên cứu. Khảo sát ảnh hưởng của các môi trường khoáng
cơ bản lên sự phát triển của cây mầm trên 5 loài lan thì thấy hầu hết các môi

trường khoáng đưa vào thí nghiệm đều phù hợp cho cây mầm phát triển.
Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ các chất điều hòa sinh trưởng thực
vật lên sự phát triển của chồi, kết quả cho thấy chất điều hòa sinh trưởng thực
vật BA và NAA có tác dụng rõ trong quá trình biệt hóa phát sinh chồi. Trên đối
chứng không có chất điều hòa sinh trưởng, tỷ lệ mẫu tạo chồi thấp, chênh lệch
nhiều so với các công thức thí nghiệm có mặt của BA và/hoặc NAA. Hầu hết
các loài lan rừng có tỷ lệ mẫu tạo chồi cao ở hỗn hợp nồng độ BA 2mg /l và
NAA 0,5 mg /l.
Đối với 5 loài lan được được thí nghiệm về chất điều hòa sinh trưởng
thực vật trên 3 môi trường khoáng cơ bản MS, Vacin Went và Knudson C.
Chúng tôi nhận thấy, Môi trường khoáng MS phù hợp cho nhân chồi hơn so với
2 môi trường còn lại.
Báo cáo nghiệm thu đề tài nghiên cứu lan rừng

2



Đối với 5 loài lan tham gia thí nghiệm, nồng độ của NAA có ảnh hưởng
đến khả năng ra rễ của cây lan con. Môi trường tạo rễ có nồng độ NAA 0,5mg/l
và than hoạt tính 1,0mg/l phù hợp với tất cả các loài lan. Trừ loài lan Khiết sơn
Việt Nam, chỉ cần có NAA và/hoặc than hoạt tính sẽ giúp cây chồi ra rễ tốt hơn
đối chứng (không có cả 2).
Nghiên cứu 10 loại giá thể trồng lan con giai đoạn hậu cấy mô đối với 5
loài lan rừng được chọn thì thấy mỗi loài lan khác nhau phù hợp với một loại
giá thể, không có giá thể chung cho các loại lan.

SUMMARY
The result of surveying wild orchids conservating in HCM city and
suburban region shown that there are 13 wild genus with 31 species found on

the surveyed gardens. Through the Project, 117 species belong to 39 genus (110
species classified) are collected to establish the gen bank garden for breeding so
far. Out of them, there are some value orchids can be propergated for the
market. They are Aerides odoratum Lour., Christensonia vietnamica Haager,
Dendrobium capillipes Rchb.f., Dendrobium farmeri Paxt., Dendrobium
primulinum Lindl., Rhynchostylis coelestis Rchb.f., Rhyncostyli gigantea
(Lindl.) Ridl., Dendrobium hercoglossum Rchb.f.
Research on basal mineral media for seed germination, the media of MS
reducing ½ MS, 1/3 MS, ¼ MS gave high germination percentage for all of 5
species of wild orchids. The result of the study on the effect of mineral media to
the growth of seedling of 5 wild orchid species indicated that all of the basal
mineral media such as MS, reducing MS, VW, KC are suitable.
The study on basal mineral media and plant regulators to the
distinguished buds of wild orchid, the result indicated that BA and NAA are
necessary for bud growing. On the control (Check) with out plant regulator the
percentage of distinguished buds is very low. It is lower than the treatment of
Báo cáo nghiệm thu đề tài nghiên cứu lan rừng

3


BA and/or NAA. Most of the wild orchids get the high percentage of
distinguished buds in the complex media of 2mg/l of BA and 0,5g/l of NAA.
All of the 5 wild orchid species treated with plant regulators on 3 basal
mineral media of MS, Vacin & Went and Knudson C. The MS media is the best
one.
The research on root development, the obtained data indicates that the
dose of NAA influences to the root development of 5 wild orchids. The
medium contained 0,5mg/l of NAA and 1,0 mg/l of activated coal is suitable
for root development. Except the orchid of Christensonia vietnamica, only

NAA and/or activated coal could help to develope the orchid roots.
Research on growing media for seedling of 5 wild orchids, the result
indicates that each species of orchid are suitable with certainly media out of 10
studied media.











Báo cáo nghiệm thu đề tài nghiên cứu lan rừng

4


MỤC LỤC
Trang

Tóm tắt đề tài/dự án (gồm tiếng Việt và tiếng Anh)
1

Mục lục
4

Danh sách các chữ viết tắt

6

Danh sách bảng
7

PHẦN MỞ ĐẦU
11
1.
Tên đề tài
11
2.
Mục tiêu
11
3.
Nội dung
11
4.
Sản phẩm của đề tài
12




CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
13
1.1.
Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc
13
1.2.
Tình hình nghiên cứu trong nƣớc

15

CHƢƠNG II: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
18
2.1.
NỘI DUNG 1: Điều tra, đánh giá hiện trạng, thu thập và
trồng duy trì các giống lan rừng thu thập được ở khu vực TP
Hồ Chí Minh và vùng phụ cận
18
2.2.
NỘI DUNG 2: Nghiên cứu phương pháp nhân giống một số
loài lan rừng có triển vọng
19
2.2.1.
Thí nghiệm 1: Nghiên cứu môi trường khoáng cơ bản lên sự
nảy mầm và phát triển của cây con
19
2.2.2.
Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của nồng độ các chất điều hòa
sinh trưởng cây trồng lên sự phát triển của chồi (thu được từ
hạt gieo) trên các môi trường cơ bản.
20
2.2.3.
Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của nồng NAA và than hoạt tính
lên sự hình thành rễ và sự phát triển của cây lan con.
21
2.3.
NỘI DUNG 3. Nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố giá thể
trồng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây con từ

23
Báo cáo nghiệm thu đề tài nghiên cứu lan rừng

5


nhân nuôi cấy mô trong vườn ươm tại TP HCM.

CHƢƠNG III: KẾT QỦA VÀ THẢO LUẬN
25
3.1.
Điều tra, đánh giá hiện trạng, thu thập và trồng duy trì các
giống lan rừng thu thập được ở khu vực TP Hồ Chí Minh và
vùng phụ cận.
25
3.1.1.
Tình hình trồng lan rừng tại các hộ gia đình tại khu vực
thành phố Hồ Chí Minh.
25
3.1.2.
Thu thập các loài lan rừng tạo vườn sưu tập nguồn gen.
28
3.2.
Nghiên cứu phương pháp nhân giống một số loài lan rừng
có triển vọng.
37
3.2.1.
Ảnh hưởng của các môi trường khoáng cơ bản lên sự nảy
mầm và phát triển của cây con.
37

a)
Nghiên cứu ảnh hưởng của các môi trường khoáng cơ bản
lên sự nảy mầm của hạt.
37
b)
Nghiên cứu ảnh hưởng của các môi trường khoáng cơ bản
lên sự phát triển của cây con từ hạt.
39
3.2.2.
Ảnh hưởng của nồng độ các chất điều hòa sinh trưởng thực
vật lên sự phát triển của chồi (thu được từ hạt gieo) trên các
môi trường cơ bản.
42
a)
Ảnh hưởng của nồng độ các chất điều hòa sinh trưởng thực
vật lên sự phát triển của chồi (thu được từ hạt gieo) trên môi
trường khoáng cơ bản MS.
43
b)
Ảnh hưởng của nồng độ các chất điều hòa sinh trưởng thực
vật lên sự phát triển của chồi (thu được từ hạt gieo) trên môi
trường khoáng cơ bản Vacin Went.
48
c)
Ảnh hưởng của nồng độ các chất điều hòa sinh trưởng thực
vật lên sự phát triển của chồi (thu được từ hạt gieo) trên môi
trường khoáng cơ bản Knudson C.
52
3.2.3.
Ảnh hưởng của nồng NAA và than hoạt tính lên sự hình

thành rễ và sự phát triển của cây lan con.
58
Báo cáo nghiệm thu đề tài nghiên cứu lan rừng

6


3.3.
Ảnh hưởng của yếu tố giá thể trồng đến khả năng sinh
trưởng và phát triển của cây con từ nhân nuôi cấy mô trong
vườn ươm tại TP HCM.
63

CHƢƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
79
4.1.
Kết luận
79
4.2.
Đề nghị
80

TÀI LIỆU THAM KHẢO
81

PHỤ LỤC
86

Phụ lục 1. Hình ảnh của những loài lan được chọn làm thí
nghiệm và những loài lan rừng đã có hoa trong vườn sưu tập

tại Khu nông nghiệp công nghệ cao và những hình ảnh liên
quan đến đề tài.


Phụ lục 2. Các môi trường khoáng cơ bản.


Phụ lục 3. Mẫu phiếu điều tra


Phụ lục 4. Các tài liệu liên quan: Hợp đồng nghiên cứu và
Biên bản Họp hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở.




DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
VIẾT TẮT
VIẾT ĐẦY ĐỦ
MS
Murashige & Skoog
VW
Vacin & Went
KC
Knudson C
ĐHSTTV
Điều hòa sinh trưởng thực vật
NS
Sai khác không ý nghĩa




Báo cáo nghiệm thu đề tài nghiên cứu lan rừng

7


DANH SÁCH BẢNG
SỐ
TÊN BẢNG SỐ LIỆU
TRANG
1.1.
Các loài lan rừng được trồng tại các hộ gia đình đã điều tra.
25
1.2.
Tỷ lệ hộ trồng và các loài lan rừng chủ yếu
27
1.3.
Danh sách các loài lan thu thập được lưu giữ trong vườn sưu
tập của Khu Nông nghiệp Công nghệ cao, Củ Chi
29
2.1.
Tỷ lệ nảy mầm (%) của hạt một số loài lan trên các môi
trường kháng.
38
2.2.
Ảnh hưởng của các môi trường khoáng cơ bản lên sự phát
triển của cây mầm loài Quế lan hương
40
2.3.

Ảnh hưởng của các môi trường khoáng cơ bản lên sự phát
triển của cây mầm loài Thập hoa
40
2.4.
Ảnh hưởng của các môi trường khoáng cơ bản lên sự phát
triển của cây mầm loài Thủy tiên trắng
41
2.5.
Ảnh hưởng của các môi trường khoáng cơ bản lên sự phát
triển của cây mầm trên loài lan Ngọc điểm
41
2.6
Ảnh hưởng của các môi trường khoáng cơ bản lên sự phát
triển của cây mầm trên lan Khiết sơnViệt Nam
42
2.7.
Ảnh hưởng của nồng độ các chất điều hòa sinh trưởng kết
hợp trên môi trường khoáng MS lên khả năng nhân chồi cây
lan Quế lan hương
43
2.8
Ảnh hưởng của nồng độ các chất điều hòa sinh trưởng kết
hợp trên môi trường khoáng MS lên khả năng nhân chồi cây
lan Thập hoa
44
2.9
Ảnh hưởng của nồng độ các chất điều hòa sinh trưởng kết
hợp trên môi trường khoáng MS lên khả năng nhân chồi cây
lan Thủy tiên trắng
45

2.10
Ảnh hưởng của nồng độ các chất điều hòa sinh trưởng kết
hợp trên môi trường khoáng MS lên khả năng nhân chồi cây
lan Ngọc điểm
46
Báo cáo nghiệm thu đề tài nghiên cứu lan rừng

8


2.11
Ảnh hưởng của nồng độ các chất điều hòa sinh trưởng kết
hợp trên môi trường khoáng MS lên khả năng nhân chồi cây
lan Khiết sơn Việt Nam
47
2.12
Ảnh hưởng của nồng độ các chất điều hòa sinh trưởng kết
hợp trên môi trường khoáng Vacin Went lên khả năng nhân
chồi cây lan Quế lan hương
48
2.13
Ảnh hưởng của nồng độ các chất điều hòa sinh trưởng kết
hợp trên môi trường khoáng Vacin Went lên khả năng nhân
chồi cây lan Thập hoa
49
2.14
Ảnh hưởng của nồng độ các chất điều hòa sinh trưởng kết
hợp trên môi trường khoáng Vacin Went lên khả năng nhân
chồi cây lan Thủy tiên trắng
50

2.15
Ảnh hưởng của nồng độ các chất điều hòa sinh trưởng kết
hợp trên môi trường khoáng Vacin Went lên khả năng nhân
chồi cây lan Ngọc điểm
51
2.16
Ảnh hưởng của nồng độ các chất điều hòa sinh trưởng kết
hợp trên môi trường khoáng Vacin Went lên khả năng nhân
chồi cây lan Khiết sơn Việt Nam
52
2.17
Ảnh hưởng của nồng độ các chất điều hòa sinh trưởng kết
hợp trên môi trường khoáng Knudson C lên khả năng nhân
chồi cây lan Quế lan hương
53
2.18
Ảnh hưởng của nồng độ các chất điều hòa sinh trưởng kết
hợp trên môi trường khoáng Knudson C lên khả năng nhân
chồi cây lan Thập hoa
53
2.19
Ảnh hưởng của nồng độ các chất điều hòa sinh trưởng trên
môi trường khoáng Knudson C lên khả năng nhân chồi cây
lan Thủy tiên trắng
54
2.20
Ảnh hưởng của nồng độ các chất điều hòa sinh trưởng kết
hợp trên môi trường khoáng Knudson C lên khả năng nhân
chồi cây lan Ngọc điểm
55

Báo cáo nghiệm thu đề tài nghiên cứu lan rừng

9


2.21
Ảnh hưởng của nồng độ các chất điều hòa sinh trưởng kết
hợp trên môi trường khoáng Knudson C lên khả năng nhân
chồi cây lan Khiết sơn Việt Nam
56
2.22
Ảnh hưởng của nồng độ NAA và than hoạt tính lên sự hình
thành rễ và sự phát triển của cây lan Quế lan hương
59
2.23
Ảnh hưởng của nồng độ NAA và than hoạt tính lên sự hình
thành rễ và sự phát triển của cây lan Thập hoa
60
2.24
Ảnh hưởng của nồng độ NAA và than hoạt tính lên sự hình
thành rễ và sự phát triển của cây lan Thủy tiên trắng
60
2.25
Ảnh hưởng của nồng độ NAA và than hoạt tính lên sự hình
thành rễ và sự phát triển của cây lan Ngọc điểm
61
2.26
Ảnh hưởng của nồng độ NAA và than hoạt tính lên sự hình
thành rễ và sự phát triển của cây lan Khiết sơn Việt Nam.
62

3.1
Tỷ lệ sống và tỷ lệ cây bị bệnh của Quế lan hương
64
3.2
Chiều cao cây (cm) của Quế lan hương trên các giá thể khác
nhau qua 6 tháng trồng
65
3.3
Số lá trên cây của Quế lan hương trên các giá thể khác nhau
qua 6 tháng trồng
65
3.4
Chỉ tiêu về tỷ lệ cây sống và tỷ lệ bệnh thối của lan Thập hoa
66
3.5
Chiều cao cây (cm) của loài lan Thập hoa trên các giá thể
khác nhau qua 6 tháng trồng
67
3.6
Số lá trên cây của loài lan Thập hoa trên các giá thể khác
nhau qua 6 tháng trồng
67
3.7
Số chồi trên cây của loài lan Thập hoa trên các giá thể khác
nhau qua 6 tháng trồng
68
3.8
Tỷ lệ cây sống và tỷ lệ cây bị bệnh của Lan Thuỷ tiên trắng
69
3.9

Chiều cao cây (cm) trên các giá thể khác nhau của lan Thuỷ
tiên trắng qua 6 tháng trồng
70
3.10
Số lá trên cây của lan Thuỷ tiên trắng trên các giá thể khác
nhau qua 6 tháng trồng
70
Báo cáo nghiệm thu đề tài nghiên cứu lan rừng

10


3.11
Số chồi trên cây của Lan Thuỷ tiên trắng trên các giá thể
khác nhau qua 6 tháng trồng
71
3.12
Tỷ lệ cây sống và tỷ lệ bệnh của lan Ngọc điểm
72
3.13
Chiều cao cây (cm) của lan Ngọc điểm trên các loại giá thể
khác nhau qua 6 tháng trồng
73
3.14
Số lá trên cây của lan Ngọc điểm trên các loại giá thể khác
nhau qua 6 tháng trồng
73
3.15
Tỷ lệ cây sống và tỷ lệ cây bị bệnh của lan Khiết sơnViệt
Nam

74
3.16
Chiều cao cây (cm) của loài lan Khiết sơn Việt Nam trên các
loại giá thể khác nhau qua 6 tháng trồng
75
3.17
Số lá trên cây của loài lan Khiết sơn Việt Nam trên các loại
giá thể khác nhau qua 6 tháng trồng
75


















Báo cáo nghiệm thu đề tài nghiên cứu lan rừng

11



PHẦN MỞ ĐẦU

Tên đề tài/dự án: Đánh giá hiện trạng, thu thập và nhân giống một số loài
lan rừng quý ở khu vực Tp. Hồ Chí Minh và vùng phụ cận.
Chủ nhiệm đề tài: TS. Phạm Hữu Nhượng và TS. Nguyễn Hải An.
Cơ quan chủ trì: Ban Quản lý Khu Nông nghiệp Công nghệ cao
Thời gian thực hiện: 2007-2012 (Đã được đồng ý gia hạn)
Kinh phí được duyệt: 325 triệu đồng
Kinh phí đã cấp đợt 1: 200 triệu đồng, theo TB số: 217/TB-SKHCN ngày
28/11/2006.
Kinh phí đã cấp đợt 2: 92 triệu đồng, theo TB số: 14/TB-SKHCN ngày
09/12/2009.
Mục tiêu của đề tài:
- Tuyển chọn được giống hoa lan quí từ các giống lan rừng khu vực nam
Trung bộ, đông Nam bộ và Tây nguyên, làm phong phú và đa dạng bộ giống
hoa lan của TPHCM, tạo ra nguồn vật liệu cho công tác vi nhân giống và lai tạo
giống (phục vụ giai đoạn tiếp sau của đề tài).
- Xác định môi trường khoáng cơ bản và các chất điều hoà sinh trưởng cây
trồng trong việc sản xuất các giống lan rừng quý bằng phương pháp nuôi cấy
mô, tạo ra số lượng lớn giống lan phục vụ sản xuất và thương mại hóa một số
giống lan rừng quí trong điều kiện TPHCM.
- Xác định được giá thể phù hợp cho cây lan con trong giai đoạn 6 tháng
tuổi.
Nội dung Nghiên cứu:
1/. Điều tra, đánh giá hiện trạng, thu thập và trồng duy trì các giống lan rừng
thu thập được ở khu vực TP Hồ Chí Minh và vùng phụ cận.
- Điều tra, đánh giá hiện trạng trồng lan rừng và sưu tập.
- Trồng duy trì tập đoàn.

2/. Nghiên cứu phương pháp nhân giống một số loài lan rừng có triển vọng.
Báo cáo nghiệm thu đề tài nghiên cứu lan rừng

12


* Nghiên cứu phương pháp nhân chồi.
- Tên thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của các môi trường khoáng cơ bản lên sự
nảy mầm và phát triển của cây con.
- Tên thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của nồng các chất điều hòa sinh trưởng cây
trồng lên sự phát triển của chồi (thu được từ hạt gieo) trên các môi trường
cơ bản.
* Nghiên cứu phương pháp nhân cây con, tạo rễ
Giai đoạn này cần tạo rễ để cây có thể đưa ra trồng trên giá thể. Chồi của
cây lan từ giai đoạn trước (nhân chồi) sau khi cấy chuyền lần 2 được dùng
thí nghiệm nhân cây con.
- Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của nồng các Auxin NAA và than hoạt tính lên
sự hình thành rễ và sự phát triển của cây lan con.
3/. Nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố giá thể trồng đến khả năng sinh trưởng và
phát triển của cây con từ nhân nuôi cấy mô trong vườn ươm tại TP HCM.
Sản phẩm của đề tài:
- Báo cáo kết quả với quy trình nhân giống In-vitro và giá thể phù hợp
trồng lan rừng giai đoạn cây con.
- Vườn sưu tập lan rừng.
- Cây con muôi cấy mô, 1000 cây/loài (cho 5 loài lan).








Báo cáo nghiệm thu đề tài nghiên cứu lan rừng

13


CHƢƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc
Các nước trồng lan công nghiệp trên thế giới như Đài Loan, Thái Lan, Trung
Quốc,… đã sản xuất và xuất khẩu một số luợng lớn sản phẩm hoa lan vào thị
trường các nước Mỹ, Nhật, Hà Lan,… và một số nước Châu Âu, góp phần đáng
kể cho GDP của đất nước trong 5 năm gần đây.
Theo một số tài liệu phân loại thực vật, hiện nay trên thế giới họ Lan
(Orchidaceace) có khoảng 765 chi và 17.500 loài, có sách viết trên 800 chi và
trên 30.000 loài. Phần lớn các loài lan tập trung ở các vùng rừng nhiệt đới.
Theo Helmut Bechtel (1982), hiện nay trên thế giới có hơn 700 chi Lan
rừng, gồm hơn 25.000 loài được xác định, chưa kể một số lượng khổng lồ Lan
lai không thể thống kê chính xác số lượng.
Lan rừng phân bố trên thế giới được chia thành 05 khu vực:
+ Châu Á nhiệt đới: Gồm các giống Bulbophyllum, Calanthe,
Ceologyne, Cymbidium, Dendrobium, Paphiopedilum, Phaius,
Phalaenopsis, Vanda, Anoectochillus.
+ Châu Mỹ nhiệt đới: Gồm các giống Brassavola, Catasetum, Cattleya,
Cynoches, Pleurothaillis, Stanhopea, Zygopetalum, Spathoglottis.
+ Châu Phi: Gồm các giống: Lissochilus, Polystachiya, Ansellia, Disa.
+ Châu Úc: Gồm các giống Bulbophyllum, Calanthe, Cymbidium,
Dendrobium, Eria, Phaius, Pholidota, Sarchochilus.
+ Vùng ôn đới của Châu Âu , Bắc Mỹ và Đông Bắc Á Châu: Gồm các

giống: Cypripedium, Orchis, Spiranthes.
Do nhu cầu cây cảnh ngày càng gia tăng và kỹ thuật khai thác các giống
lan ngày càng hoàn thiện làm cho thị trường lan ngày càng phong phú, đa dạng,
hấp dẫn và trở thành một sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ trong nước và
xuất khẩu cho các nước trên thế giới và khu vực.
Báo cáo nghiệm thu đề tài nghiên cứu lan rừng

14


Việc nghiên cứu về chất điều hòa sinh trưởng thực vật đã được khá
nhiều tác giả trên thế giới đề cập. Trong các nghiên cứu ở nước ngoài cho thấy,
BA là một trong những cytokinin được sử dụng phổ biến để nhân chồi (Huijun
Zhang và cộng sự (2011), Yesim Yalcin và cộng sự (2010), Rakhi Chaturvedi
và cộng sự (2001), Rekha Kathal và cộng sự, (1988). BA khi được bổ sung vào
trong môi trường nuôi cấy sẽ phá vỡ trạng thái hưu miên của chồi ngủ do đó có
hiệu quả nhân chồi cao. Hiệu quả tạo chồi bất định của BA vượt trội so với các
loại cytokinin khác đã được báo cáo trong các nghiên cứu trước đây của Singh
và cộng sự (1996), Ficcadenti và Rotino (1995) (theo Liliane vcs, 2001). Tuy
nhiên, nồng độ cytokinin quá cao sẽ kích thích sự hình thành nhiều chồi nhỏ
nhưng những chồi này không thể kéo dài, lá bị biến dạng và chồi chứa nhiều
nước. Natalia và cộng sự (1991) đề ra giả thuyết nồng độ cytokinin quá mức
kích thích các tế bào đỉnh sinh trưởng phân chia liên tục trong môi trường ẩm
cao gây ra hiện tượng thủy tinh ở mẫu nuôi cấy. BA sau khi được chồi hấp thu
sẽ chuyển hóa thành các hợp chất khác, hình thành adenine là tiền chất cho quá
trình sinh tổng hợp cytokinin nội sinh (free cytokinin). Nồng độ cytokinin nội
sinh tăng dần khiến các tế bào ở mô phân sinh ở trạng thái hoạt động. Các tế
bào này không được bao bọc bởi thành tế bào, chỉ chứa một lượng nhỏ lignin
và cellulose. Việc thiếu lignin và cellulose trong môi trường ẩm cao làm nước
khuếch tán vào các tế bào làm các tế bào gia tăng kích thước, chứa các không

bào to. Từ đó hình thành nên các chồi thủy tinh thể (theo Natalia và cộng sự,
1991).
Để nhân nhanh giống lan in-vitro người ta có thể sử dụng nhiều bộ phận
của cây như phát hoa, đỉnh sinh trưởng, và cả gieo từ hạt. Cho đến nay đã có
khá nhiều công trình liên quan đến công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật.
Chen và cộng sự (2000) đã thành công trong việc xây dựng thành công hệ
thống tái sinh loài lan Phalaenopsis từ mô sẹo. Ban đầu để tạo protocorm,
người ta đã gieo hạt lan 120 ngày tuổi vào môi trường ¼ MS + 1 g/l peptone +
2 g/l than hoạt tính + 50 g/l chuối + 100 mg/l myo-inositol + 20 g/l sucrose và 3
g/l gelrite. Môi trường được đặt trong điều kiện 8 giờ chiếu sáng, cường độ
10µmol/m
2
/s ở 25
0
C cho đến khi các protocorm được hình thành. Sau đó các
Báo cáo nghiệm thu đề tài nghiên cứu lan rừng

15


mô sẹo được tạo ra bằng cách cấy protocorm vào môi trường ½ MS + 0 – 1
mg/l TDZ hoặc ½ MS + 0 – 10 mg/l 2,4-D. Kết quả cho thấy môi trường ½ MS
có bổ sung TDZ là môi trường phù hợp hơn để tạo mô sẹo và các protocorm 2
tháng tuổi cũng là vật liệu tạo mô sẹo phù hợp hơn so với protocorm 1 tháng
tuổi. Các mô sẹo sau đó sẽ được cấy chuyền hàng tháng trong môi trường MS +
0,5 mg/l TDZ + 0,5 mg/l 2,4-D cho đến khi xuất hiện các protocorm like body
(PLD). Các PLD có khả năng tái sinh chồi trong môi trường ½ MS + 0,1 – 1
mg/l TDZ. Cây con sau khi chuyển ra vườn ươm phát triển tốt và không thấy
xuất hiện một sự biến dị nào. Các tác giả Chen và Chang (2006) đã sử dụng
môi trường MS nồng độ thấp để gieo hạt lan Phalaenopsis và cho kết quả tốt

trong môi trường ½ MS + 100 mg/l myo-inositol + 0,5 mg/l niacin + 0,5 mg/l
pyridoxine HCl + 0,1 mg/l thiamine HCl + 2 mg/l glycine + 1 g/l peptone + 170
mg/l NaH
2
PO
4
+ 20 g/l sucrose + 2,2 g/l Gelrite. Mẫu cấy được đặt trong điều
kiện nhiệt độ 26 ± 1
0
C, 8 giờ chiếu sáng với cường độ ánh sáng 28 – 36
µmol/m
2
/s.
Nghiên cứu về lan Phalaenopsis, Park và cộng sự (2000) đã sử dụng lá
non in vitro để tái sinh PLB trên môi trường MS bổ sung 88,8 sẽ tạo
ra trung bình 10 – 13 PLB trên mỗi mẫu cấy sau 12 tuần. Khi cấy chuyền các
PLB lên môi trường Hyponex 6,5-4,5-19 kết hợp với Hyponex 20 – 20 – 20 + 2
g/l pepton + 3% (v/v) dịch chiết khoai tây + 1 g/l than hoạt tính, PLB sẽ tăng
sinh và tạo cây con.
Đối với lan rừng, các nhà trồng Lan đã đưa dần các kỹ thuật mới, thực
hiện lai tạo và vi nhân giống, giúp nhân nhanh với số luợng lớn các loài lan
mới. Về kỹ thuật cơ bản để nhân giống lan in vitro đã có một số lượng lớn sách
chuyên khảo đã xuất bản. Riêng kỹ thuật nhân giống các loài lan rừng của Việt
Nam còn ít được đề cập.
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
Theo Phạm Hoàng Hộ (1993) Lan rừng Việt Nam được biết gồm hơn 750
loài khác nhau. Từ khi các công trình nghiên cứu cơ bản về kiểm kê và phân
loại Lan của Hệ thống Thực vật Việt Nam được công bố (Gagnepin và
Báo cáo nghiệm thu đề tài nghiên cứu lan rừng


16


Guillaumin, 1932 – 1934; Averyanov, 1990,1994; Sedenfaden, 1992) nhiều dẫn
liệu mới quan trọng đã được phát hiện và bổ sung trong các đợt nghiên cứu
thực vật gần nay. Năm 1999, Nguyễn Thiện Tịch phát hiện thêm một số giống
lan rừng mới của Việt Nam như: Cleisostoma lecongkietii Tich, N. T. nov.sp.,
Malaxis truongdaui Tich, N. T. nov.sp., Paphiopedilum herrmannii Fuchs &
Reisinger… Những kết quả mới này cho thấy Việt Nam là một trung tâm đa
dạng và đặc hữu lan rất quan trọng ở vùng Đông Nam Á.
Đáng chú ý nhất là công trình nghiên cứu “Trích yếu được cập nhật hóa về
các loài Lan của Việt Nam” của Leonit V. Averyanov và Anna L. Averyanova
(2003). Tài liệu này đã tổng kết tất cả các dẫn liệu đã được công bố cho đến nay
về Lan ở Việt Nam và cung cấp những thông tin ngắn gọn về các tên khoa học
hữu hiệu, sự phân bố ở trong và ngoài nước Việt Nam, cách sống, sinh thái, độ
thường gặp và tình trạng bị đe dọa tiêu diệt của chúng. Tài liệu này cũng đã
tổng kết một cách nay đủ đến mức cao nhất tất cả những dẫn liệu có được về
thành phần chi và loài của họ Lan như là kết quả nghiên cứu các mẫu Lan được
thu thập và lưu trữ chủ yếu ở tập mẫu thực vật khô của Viện Sinh thái và Tài
nguyên Sinh vật Hà Nội, thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Trong tài liệu này cũng lần đầu tiên công bố và bổ sung thêm 2 chi có 1
loài – Vietorchis Aver., & Averyanova và Zeuxinella Aver., và 10 loài mới khác
đối với khoa học trong hệ thực vật Việt Nam.
Tài liệu này đã cho thấy ở Việt Nam đã biết được 897 loài thuộc 152 chi.
Chúng chiếm khoảng 75-80 % trong tổng số 1000-1100 loài ước có tại Việt
Nam. Chắc chắn sẽ còn rất nhiều những bổ sung rất lý thú sắp tới tại các vùng
núi cao chủ yếu nằm vùng biên giới phía Bắc và phía Tây, Tây Nam của Việt
Nam.
Liên quan đến nhân giống in-vitro, cho đến nay đã có rất nhiều công
trình nghiên cứu. Mai Trần Ngọc Tiếng và cộng sự (1992) đã tìm hiểu sự trổ

hoa ở lan Dendrobium Walter Oumae. Mai Trần Ngọc Tiếng (1993) tìm hiểu sơ
khởi về hiệu ứng cảm quang kỳ và một số điều kiện môi trường khác trên sự ra
hoa của phong lan Dendrobium. Mai Thị Tân (2000) nghiên cứu „Ảnh hưởng
Báo cáo nghiệm thu đề tài nghiên cứu lan rừng

17


của saccaroza, nước dừa, a-NAA và axit nicotinic đến sự phát sinh chồi từ
protocorm và sự sinh trưởng của cây lan Dendrobium. E.R. nuôi cấy mô‟.
Bùi Trang Việt và cộng sự (2006) đã nghiên cứu vai trò của các chất
điều hòa tăng trưởng thực vật trong sự ra hoa ở lan Dendrobium sp.
Tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao,
cũng đã có nhiều đề tài nghiên cứu về lan rừng. Vương Thị Hồng Loan (2009)
trong đề tài nghiên cứu xây dựng quy trình nhân giống in-vitro một số loài lan
rừng có triển vọng đã kết luận: Đối với lan Long tu, môi trường thích hợp cho
sự tái sinh chồi từ đỉnh sinh trưởng là môi trường MS có bổ sung 2 mg/l BA và
0,5 mg/l NAA; Môi trường thích hợp cho sự nhân nhanh chồi là môi trường MS
bổ sung 3 mg/l BA; Môi trường thích hợp cho sự phát triển của cây con là môi
trường ½ MS có bổ sung các thành phần tự nhiên như chuối 35g/l, khoai tây
35g/l, cà rốt 35g/l, nước dừa 50ml/l. Nghiên cứu về giá thể trồng lan con ngay
khi đưa ra vườn, Hoàng Đắc Hiệt (2009) cho rằng loại giá thể phù hợp đối với
lan con Mokara là xơ dừa mịn đặt trong khay xốp.













Báo cáo nghiệm thu đề tài nghiên cứu lan rừng

18


CHƢƠNG II
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 NỘI DUNG 1: Điều tra, đánh giá hiện trạng, thu thập và trồng duy trì
các giống lan rừng thu thập đƣợc ở khu vực TP Hồ Chí Minh và vùng phụ
cận.
- Điều tra hiện trạng với các chỉ tiêu theo phiếu (xem phụ lục).
- Đánh giá hiện trạng: Tiến hành phỏng vấn và quan sát trực tiếp theo mẫu
phiếu điều tra. Từ số liệu điều tra được, tổng kết viết báo cáo theo các chỉ tiêu
cụ thể.
- Thu thập: Đề tài đã thu tối thiểu mỗi chi 5 loài lan thuộc những chi quan
trọng. Mỗi loài thu khoảng 5 mẫu cây. Trong quá trình thực hiện, phương châm
của đề tài là thu được càng nhiều mẫu càng tốt. Mẫu cây thu thập được trồng
trong vườn sưu tập và tiến hành định danh. Để định danh các loài lan thu thập
được, Đề tài đã mời chuyên gia GS Trần Hợp và một số nhà khoa học và nghệ
nhân đến vườn quan sát và tiến hành định danh. Phương pháp định danh chủ
yếu dựa vào cấu tạo hoa và đặc điểm hình thái của cây, đối chiếu theo tài liệu
Cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ, các tài liệu liên quan khác của các tác
giả trong và ngoài nước và tham khảo thêm trang Web Hoa Lan Việt Nam và
một số trang Web khác.
Địa điểm thu thập: tại Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai), rừng Lộc

Ninh (Bình Phước) và tại các vườn lan thành phố Hồ Chí Minh.
- Tuyển chọn: Từ những loài thu thập được, đánh giá chọn ra 5 loài có đủ tiêu
chuẩn với những đặc tính quý (thuộc các chi khác nhau) để nhân giống. Tiêu
chuẩn chọn như sau:
+ Thích hợp với điều kiện khí hậu thành phố Hồ Chí Minh.
+ Hoa có màu sắc đẹp hoặc có hương thơm.
Theo tiêu chuẩn đã nêu thì 5 loài lan được chọn là (1) Quế lan hương,
(2) Thập hoa, (3) Thủy tiên trắng, (4) Ngọc điểm, (5) Khiết sơn Việt Nam và
Báo cáo nghiệm thu đề tài nghiên cứu lan rừng

19


một loài chọn bổ sung là Kim điệp. Đặc điểm của những loài này được mô tả
trong phần Kết quả và thảo luận.
2.2. NỘI DUNG 2: Nghiên cứu phƣơng pháp nhân giống một số loài lan
rừng có triển vọng.
2.2.1. Thí nghiệm 1: Nghiên cứu môi trường khoáng cơ bản lên sự nảy mầm
và phát triển của cây con.
Giai đoạn 1: Ảnh hưởng của các môi trường khoáng cơ bản lên sự nảy mầm của
hạt. Trong giai đoạn này chúng tôi chỉ quan sát và nhận xét sơ bộ về sự nảy
mầm và màu sắc cũng như sức sống của mầm mọc từ hạt.
- Vật liệu: các trái lan đã chín sinh lý của các loài lan rừng được chọn
(nêu trên).
- Phương pháp thí nghiệm: Quả lan được lau sạch bằng cồn 70
o
, sau đó
đốt sơ trước khi lấy hạt bên trong để gieo. Hạt lan được gieo vào các môi
trường khoáng khác nhau, tương ứng với 5 công thức: Murashige & Skoog
(MS), Vaccin & Went (VW), Knudson C (KC), 1/2 MS, 1/3 MS. Thí nghiệm

được bố trí theo phương pháp hoàn toàn ngẫu nhiên (RCD) với 3 lần nhắc lại.
Mỗi nhắc lại 5 bình, mỗi bình 6 cây.
- Theo dõi các chỉ tiêu về tỷ lệ nảy mầm và nhận xét khả năng sinh
trưởng (màu sắc chồi).
b/ Giai đoạn 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của các môi trường khoáng cơ bản lên
sự phát triển của cây con từ hạt.
- Vật liệu: Cây mầm của các loài đã chọn thu được sau khi gieo hạt 10 tuần.
- Phương pháp: Cây mầm được cấy vào 5 môi trường khoáng: MS, VW, KC, ½
MS, 1/3 MS (thay vì 3 môi trường như trong đề cương). Lấy một lượng mầm
đồng nhất về kích thước để thực hiện thí nghiệm.
- Chỉ tiêu theo dõi:
+ Chiều cao cây (cm).
+ Số lá
Báo cáo nghiệm thu đề tài nghiên cứu lan rừng

20


+ Số lượng rễ
+ Chiều dài rễ (cm)
+ Khối khối lượng tươi của chồi (g)
+ Màu sắc chồi.
Thời gian theo dõi: sau 2 tháng làm thí nghiệm.
- Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu thu thập được xử lý theo các chương trình
phần mềm Excel và MSTAT hoặc MSTATC.
2.2.2. Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của nồng độ các chất điều hòa sinh trưởng
thực vật lên sự phát triển của chồi (thu được từ hạt gieo) trên các môi trường
cơ bản.
a) Đối tượng thí nghiệm:
Cây lan con được gieo từ hạt của 5 loài lan rừng đã chọn.

b) Phương pháp thí nghiệm: 4 liều lượng của BA, 3 liều lượng NAA, bố trí theo
phương pháp hoàn toàn ngẫu nhiên (RCD), với 12 công thức và 3 nhắc lại, như
sau:
Kí hiệu công thức
BA (mg/l)
NAA (mg/l)
N1
0
0
N2
1
0
N3
2
0
N4
3
0
N5
0
0,5
N6
1
0,5
N7
2
0,5
N8
3
0,5

N9
0
1,0
N10
1
1,0
N11
2
1,0
N12
3
1,0
Báo cáo nghiệm thu đề tài nghiên cứu lan rừng

21


Thí nghiệm được thực hiện trên 3 môi trường khoáng cơ bản (MS, VW
và KC) với các chất bổ sung: Adenin 10mg/lít + Pepton 1,0mg/lít + đường
sacaro 30g/lít và nước dừa 150ml/l. Môi trường đặc có agar (7,5g/lít). Mỗi
nhắc lại 5 bình, mỗi bình 6 cây.
Chỉ tiêu theo dõi: Theo dõi sau khi chồi đã cấy được 2 tháng.
+ Tỷ lệ mẫu tạo chồi (%)
+ Số lượng chồi (cái).
+ Khối lượng chôi tươi (gr).
+ Màu sắc cụm chồi.
Như vậy, tổng số thí nghiệm sẽ là 3 môi trường x 5 loài lan = 15 thí nghiệm.
2.2.3. Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của nồng NAA và than hoạt tính lên sự hình
thành rễ và sự phát triển của cây lan con.
a) Đối tượng thí nghiệm:

Chồi của cây lan từ giai đoạn trước (nhân chồi) sau khi cấy chuyền lần 2
được dùng thí nghiệm tạo rễ, nhân cây con.
b) Bố trí thí nghiệm:
Điều kiện thí nghiệm: Thí nghiệm được giữ trong phòng nhiệt độ phòng
25
o
C, cường độ chiếu sáng 1000 lux, 16 giờ/ngày.
c) Phương pháp nghiên cứu: thí nghiệm được bố trí theo phương pháp hoàn
toàn ngẫu nhiên, với 10 công thức, 3 nhắc lại.
+ 4 liều lượng của NAA: 0; 0,1; 0,2; 0,5; 1,0 mg/lít.
+ 2 liều lượng than hoạt tính: 0; 1,0 mg/lít.
Thí nghiệm được thực hiện trên môi trường khoáng cơ bản tốt nhất trong
các thí nghiệm trước với các chất bổ sung: đường sacaro 30g/lít, dịch nấm men,
chuối 30g/lít và nước dừa 150ml/l. Môi trường đặc có agar (7,5g/lít).


Báo cáo nghiệm thu đề tài nghiên cứu lan rừng

22


Tên công thức
NAA (mg/lít)
Than hoạt tính
(mg/lít)
N1
0
0
N2
0,1

0
N3
0,2
0
N4
0,5
0
N5
1,0
0
N6
0
1,0
N7
0,1
1,0
N8
0,2
1,0
N9
0,5
1,0
N10
1,0
1,0

Chồi được cấy trong bình tam giác loại 250ml, mỗi bình 20 chồi. Tổng
số mỗi thí nghiệm/môi trường gồm 10 công thức x 3 nhắc lại = 30 bình (đối với
1 loài lan).
- Chỉ tiêu theo dõi: Theo dõi sau khi chồi đã cấy được 1-2 tháng tuỳ loài

lan.
+ Chiều cao cây (cm).
+ Số lá (cái).
+ Chiều dài lá (cm)
+ Số rễ (cái)
+ Chiều dài rễ (cm)
+ Khối lượng tươi của chồi (gr)
+ Màu sắc lá.
Tiến hành thí nghiệm trên 5 loài lan rừng đã được chọn từ vườn thu thập.
(tổng số: 5 thí nghiệm).
Báo cáo nghiệm thu đề tài nghiên cứu lan rừng

23


2.3. NỘI DUNG 3. Nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố giá thể trồng đến khả
năng sinh trưởng và phát triển của cây con từ nhân nuôi cấy mô trong vườn
ươm tại TP HCM.
a) Đối tượng thí nghiệm:
Cây lan từ giai đoạn ra khỏi ống nghiệm đến 6 tháng
b) Bố trí thí nghiệm:
- Địa điểm: Nhà lưới của Khu Nông nghiệp Công nghệ cao TP Hồ Chí
Minh.
- Điều kiện thí nghiệm: Thí nghiệm được trong nhà lưới, sử dụng lưới
che nắng 75%. Phân bón được sử dụng theo quy trình chăm sóc chung
(chủ yếu phun qua lá).
c) Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng các nguyên liệu để làm giá thể như sau:
- Than củi
- Vỏ dừa miếng (cắt miếng từ vỏ quả dừa khô)
- Dớn cọng, dớn miếng

- Dớn mềm
Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp hoàn ngẫu nhiên (RCD), gồm 10
công thức và 3 nhắc lại cho mỗi loài lan:
1. Than củi 100% (Đối chứng)
2. Vỏ dừa miếng 100%
3. Dớn cọng 100%
4. Dớn miếng 100%
5. Dớn mềm 100%
6. Than củi 50% +Dớn cọng 50%
7. Than củi 50% + Vỏ dừa miếng 50%
8. Than củi 50% + Dớn mềm 50%
Báo cáo nghiệm thu đề tài nghiên cứu lan rừng

24


9. Than củi 30% + Dớn cọng 30% + Vỏ dừa miếng 40%
10. Than củi 40% + Dừa miếng 40% + Dớn mềm 20%.
Tiến hành thí nghiệm trên 5 loài lan rừng được chọn từ vườn thu thập.
Trước khi đưa vào giá thể, cây lan trong chai được đưa ra khỏi phòng
lạnh, tiếp xúc với ánh sáng tán xạ ngoài trời khoảng 20 ngày (tránh gây sốc khi
chuyển từ trong chai ra môi trường bên ngoài), sau đó bó phần rễ cây lan con
bằng một lượng nhỏ (2-3g) xơ dừa để giữ ẩm và để cây 15-20 ngày trên mặt giá
thể xơ dừa cho cây ổn định mới chuyển ra giá thể làm thí nghiệm. Các điều
kiện chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh đồng đều trên các công thức (theo quy
trình chăm sóc lan rừng mà các nghệ nhân đang áp dụng).
Các chỉ tiêu theo dõi :
- Tỷ lệ cây sống (%)
- Chiều cao cây (cm)
- Chiều rộng tán lá (cm)

- Tỷ lệ cây bị bệnh (%)
- Số chồi/cây
Tiến hành thí nghiệm trên 5 loài lan rừng đã được chọn từ vườn thu thập.
(tổng số : 5 thí nghiệm). Theo dõi các chỉ tiêu hàng tháng, cho đến 6 tháng sau
trồng.
Số liệu được xử lý theo chương trình phần mềm MSTAT hoặc MSTATC.






×