Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Chuyên đề tốt nghiệp Hoàn thiện công tác xây dựng chiến lược phát triển thị trường của doanh nghiệp tư nhân Yên chi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (345.8 KB, 49 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan nội dung chuyên đề với đề tài là: “Hoàn thiện công tác
xây dựng chiến lược phát triển thị trường của doanh nghiệp tư nhân Yên Chi”
hoàn toàn là công trình nghiên cứu của cá nhân, được sự hướng dẫn của TS:
Đinh Lê Hải Hà. Các thông tin, số liệu, tài liệu trích dẫn, các bảng kết quả
tính toán trình bày trong bài viết này đều có nguồn gốc rõ ràng trung thực và
được thu thập trong quá trình nghiên cứu tại cơ quan thực tập. Những tài liệu,
bài viết mà em sử dụng chỉ mang tính chất tham khảo.
Em xin cam đoan, chuyên đề này hoàn toàn không sao chép từ nội
dung các chuyên đề, luận văn tốt nghiệp của khóa trước. Nếu vi phạm em
xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường và Viện Thương mại và
kinh tế quốc tế.
Hà Nội, ngày 25 tháng 08 năm 2014.
Sinh viên thực hiện
Thiều Thị Mai
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong điều kiện nền kinh tế hội nhập thế giới, Việt Nam đã chính thức
trở thành thành viên của tổ chức WTO, thì chúng ta đã thực sự gia nhập vào
sân chơi lớn, mở ra rất nhiều cơ hội nhưng cũng đầy khó khăn và thử thách.
Đã có nhiều doanh nghiệp khẳng định được vị thế của mình ở thị trường trong
nước cũng như thị trường thế giới, nhưng cũng rất nhiều doanh nghiệp do
không thích ứng được với tình hình mới cũng như không đủ tiềm lực và sức
mạnh để tiếp tục. Nguyên nhân có nhiều nhưng suy đến cùng là do thiếu
thông tin về môi trường kinh doanh, thiếu các nguồn lực cần thiết và nhất là
thiếu tầm nhìn chiến lược lâu dài trong kinh doanh.
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, một doanh nghiệp
muốn tồn tại và phát triển thì doanh nghiệp đó phải huy động mọi nguồn lực,
phải biết điều hành tổng hợp mọi yếu tố nhằm đạt được mục tiêu đã định sẵn.


Bất kỳ công ty nào dù đang hoạt động trong lĩnh vực nào thì để góp phần để
công ty ngày càng phát triển giàu mạnh, hội nhập vào nền kinh tế ngày nay
phải có một chiến lược phát triển thị trường hợp lý. Yêu cầu đặt ra cho mỗi
doanh nghiệp, mỗi công ty phải tự hoàn thiện mình để đạt được hiệu quả cao
nhất đồng thời có thể làm chủ trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình.
Chiến lược kinh doanh là một công cụ, có thể biến mục tiêu, dự định
của doanh nghiệp để trở thành hiện thực, hoặc điều chỉnh hướng đi cho của
doanh nghiệp cho phù hợp với môi trường kinh doanh ngày càng biến động.
Doanh nghiệp tư nhân Yên chi cũng là một thực thể kinh tế hoạt động trong
môi trường kinh doanh đó. Để có được thế chủ động trong kinh doanh, trong
sản xuất, nắm bắt được nhu cầu khách hàng, dự đoán và nắm bắt được thời cơ
kinh doanh trên thị trường cũng đủ làm thay đổi thị phần và vị thế của doanh
nghiệp trên thị trường. Chiến lược phát triển thị trường đóng góp một phần
không nhỏ cho doanh nghiệp thực hiện mục tiêu của mình. Nhận thấy tầm
quan trọng thị trường đối với doanh nghiệp, đặc biệt là thị trường đầu ra cho
sản phẩm. Tôi đã triển khai xây dựng đề tài “ Hoàn thiện công tác xây dựng
chiến lược phát triển thị trường của doanh nghiệp tư nhân Yên chi ”.
Bằng cách vận dụng những kiến thức đã học trên ghế nhà trường, kết
hợp với những kiến thức thu thập được trong thực tế, tôi hy vọng sẽ giúp
được một phần nào đó trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh và thực
hiện chiến lược phát triển thị trường của doanh nghiệp tư nhân Yên Chi.
2.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề cơ bản về chiến lược phát triển thị
trường, đánh giá và đối chiếu thực trạng thực tế tại doanh nghiệp tư nhân Yên
chi để rút ra kết quả đạt được, những khó khăn, hạn chế cần khắc phục, trên
cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược phát triển thị
trường tại doanh nghiệp tư nhân Yên chi.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng: Chủ yếu tập chung nghiên cứu một số vấn đề lý luận và
thực tiễn về hoạt động chiến lược phát triển thị trường tại doanh nghiệp tư

nhân Yên chi
Phạm vi nghiên cứu.
Phạm vi thời gian: Nghiên cứu chiến lược phát triển thị trường của
doanh nghiệp tư nhân Yên Chi trong 2 giai đoạn. Giai đoạn 1: từ năm 2004 –
2009 và giai đoạn 2 từ năm 2009 – 2014 và những giải pháp hoàn thiện trong
giai đoạn 2014 – 2020.
Phạm vi không gian: nghiên cứu tình hình phát triển thị trường của công
ty chủ yếu tại phòng kinh doanh, phòng tài chính, và khối showroom.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để góp phần cho nội dung nghiên cứu thêm phong phú, đi sâu đi sát vào
tình hình thực tế tại doanh nghiệp, và để tránh những đánh giá phiếm diện chủ
quan tôi đã áp dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như: thu thập số liệu tình
hình kinh doanh thực tế tại doanh nghiệp những năm qua, tìm hiểu những tài liệu
liên quan đến lĩnh vực marketing, liên quan đến chiến lược phát triển, quan sát
thực tiễn, thu thập thông tin, tổng hợp các kiến thức mình đọc được và so sánh
đối chiếu thực tế với lý thuyết, phân tích và đưa ra giải pháp hoàn thiện.
5. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài nghiên cứu được xây dựng với 3 phần chia 3 chương như sau :
Chương 1 : Tổng quan chung về doanh nghiệp tư nhân Yên Chi.
Chương 2 : Thực trạng công tác xây dựng chiến lược phát triển thị
trường của doanh nghiệp tư nhân Yên chi từ 2004 – 2014
Chương 3 : Giải pháp hoàn thiện công tác xây dựng chiến lược phát triển
thị trường doanh của nghiệp tư nhân Yên chi giai đoạn 2014 – 2020.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP
TƯ NHÂN YÊN CHI
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP TƯ
NHÂN YÊN CHI
1.1.1. Thông tin chung về doanh nghiệp
- Tên công ty: Doanh Nghiệp Tư Nhân Yên Chi
- Tên giao dịch: BB FASHION HOUSE

- Hình thức pháp lý: Doanh nghiệp tư nhân
- Tài khoản việt nam số: 0020127924008 NH MB – Hà Nội
- Tài khoản ngoại tệ: 362111307222 NH ngoại thương Việt Nam
- Trụ sở chính: 165 Quan Nhân – Nhân Chính – Thanh Xuân – Hà Nội
- Tel: 04 3551 0135 – Fax: 04 3551 0136
- Webside: www.bbfh.com.vn
- Gmail:
- Giấy phép kinh doanh số: 010504042 cấp ngày 26/08/2004
- Vố chủ sở hữu: 8,000,000,000 VNĐ
- Vốn lưu động: 19,967,133,986 VNĐ
- Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất và kinh doanh đầm bầu thời trang
- Các mặt hàng chủ yếu: Đầm bầu, quần, áo, bộ đồ, các phụ kiện đi kèm
1.1.2. Lịch sử hình thành
Năm 2004, trên thị trường thời trang Việt Nam, chưa có công ty nào
thiết kế và phân phối sản phẩm dành riêng cho bà bầu, thời trang giành cho
người phụ nữ mang thai vẫn còn đang bỏ ngỏ. Khi đó, những người phụ nữ
bụng bầu vẫn còn bị coi là trong giai đoạn “xấu xí”, cũng là lúc ý tưởng kinh
doanh đến với chị Yên Châu - giám đốc công ty thời trang Yên Chi chuyên
sản xuất các loại đầm bầu. Ý tưởng về thời trang cho bà bầu đến khi chính
bản thân chị Châu đang mang thai đứa con đầu lòng của mình. Mang thai
khiến chị mất tự tin vì không thể mặc vừa các loại quần áo cũ, việc tìm các
loại quần áo phù hợp với “vóc dáng” cũng rất khó khăn
Am hiểu về thời trang và nhạy bén trong kinh doanh, giám đốc doanh
nghiệp nhận thấy ngay một phân khúc thị trường hấp dẫn vẫn còn bị bỏ ngỏ.
Đầm bầu BB mở ra để phục vụ nhóm khách hàng này và thành công nhanh
chóng. Quãng thời gian 9 tháng 10 ngày không phải là ngắn, và người phụ nữ
vẫn có nhu cầu làm đẹp trong thời điểm này. Trong khi ở nước ngoài đã có
những cửa hàng thời trang phục vụ lớp khách hàng “bầu bí” từ lâu thì thị
trường Việt Nam vẫn còn đang rất mới mẻ.
Với mong muốn mang đến cho những bà mẹ tương lai vẻ đẹp quyến rũ,

tự tin, doanh nghiệp tư nhân Yên chi đã được thành lập (26/08/2004). Ban đầu
thành lập, doanh nghiệp chỉ vỏn vẹn 5 nhân viên, 10 công nhân, 01 nhà xưởng
với nhãn hiệu BB collection, và đã nhanh chóng trở thành điểm nhấn ấn tượng
trong làng thời trang. Qua gần 10 năm hình thành và phát triển, Yên Chi đã
trở thành Hãng thời trang có chỗ đứng trong thị trường thời trang của Việt
Nam với thương hiệu chung là BB fashion house.
Cho đến thời điểm hiện nay, BB fashion house – với gần 100 cán bộ
công nhân viên đã sở hữu chuỗi cửa hàng tại 2 thành phố lớn: Hà Nội, TP. Hồ
Chí Minh cùng hệ thống hàng trăm đại lý các cấp trải dài khắp Việt Nam và
con số đó sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Với mục tiêu tăng trưởng không ngừng, đi đầu trong sáng tạo, BB
fashion house luôn nỗ lực giữ vững vị trí của mình trong làng thời trang Việt
Nam và tự tin bước tiếp ra làng thời trang thế giới.
Nâng niu và chăm sóc vẻ đẹp của người phụ nữ bằng những trang phục
tinh tế và đẹp đẽ, tự tin với những thiết kế mang bản sắc riêng của chính
mình, BB fashion house không ngừng mở rộng thị trường, lần lượt cho ra đời
các nhãn hàng được người tiêu dùng yêu thích. Năm 2009, BB fashion house
tiếp tục mang đến dòng sản phẩm mới, song hành cùng cuộc sống của người
Phụ Nữ, phù hợp hơn với mọi lứa tuổi và túi tiền đó là đầm bầu Honey. Bắt
nhịp với xu hướng thời trang thế giới, vận dụng tinh tế với xu hướng thời
trang Việt Nam, lấy cảm hứng từ tình yêu và sự lãng mạn, các bộ sưu tập của
BB fashion house vượt ra ngoài khuôn khổ của những quan niệm thời trang
công sở đóng hộp, nhàm chán hay bầu bì nghĩa là nặng nề, lôi thôi, tạm bợ.
Các bộ sưu tập của BBFH với xu hướng gam màu nhẹ nhàng, tươi mới, chất
liệu mềm mại và kiểu dáng bay bổng hơn, mang lại cho người phụ nữ nét tinh
tế, thanh lịch và vẻ đẹp rạng ngời hạnh phúc.
1.1.3. Các giai đoạn phát triển
Là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực thời trang cho
bà bầu ở Việt Nam. Doanh nghiệp tư nhân Yên Chi – Tên giao dịch BB
fashion house đã trải qua những giai đoạn

Giai đoạn: 2003 – 2004 là giai đoạn xây dựng và hoàn thiện hệ thống
cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp để đưa vào hoạt động chính thức. Ổn định tổ
chức và nhân lực.
Giai đoạn 2004 – 2013 với sự phát triển của lĩnh vực nói chung, và sự
lớn mạnh vượt bậc về mọi mặt. Doanh nghiệp đã có chỗ đứng trên thị trường
với sự tin tưởng từ phía khách hàng, lòng tin từ phía nhà đầu tư và đối tác.
Phát triển đội ngũ nhân viên, mở rộng thị trường. Mục tiêu của thời kỳ là đảm
bảo sự tăng trưởng của doanh nghiệp, thích ứng với nền kinh tế thị trường
theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa dưới sự quản lý của nhà nước.
Những kết quả đạt được.
Năm 2008 mở rộng 2 showroom ở Tp. HCM tại địa chỉ, số 130 đường
Cách Mạng Tháng 8, Quận 3 và số 47 Võ Thị Sáu, Phường 6, Quận 3
Năm 2009 phát triển thêm dòng sản phẩm mới mang thương hiệu
Honey. Mở rộng thị trường ra các tỉnh, các đại lý có mặt ở nhiểu tỉnh thành
trong cả nước.
Năm 2012 phát triển thêm dòng sản phẩm công sở cho chị em sau sinh,
mở rộng thị trường.
Giai đoạn 2013 – đến nay.
Là giai đoạn củng cố và phát triển trong thời kỳ kinh tế khó khăn, hoàn
thiện cơ cấu loại hình sản phẩm thật đa dạng và có chất lượng. Đào tạo đội
ngũ nhân viên có đủ năng lực thích ứng với thị trường.
Đảm bảo đủ vốn đáp ứng yêu cầu đổi mới công nghệ.
1.2. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA DOANH NGHIỆP
Doanh nghiệp tư nhân Yên chi là doanh nghiệp kinh doanh hạch toán
độc lập, chuyên sản xuất và kinh doanh mặt hàng đầm bầu thời trang phục vụ
nhu cầu của người tiêu dùng, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.
Nhiệm vụ chính của doanh nghiệp là chuyên sản xuất và cung cấp mặt hàng
thời trang cho bà bầu, với các sản phẩm chính : Đầm bầu, chân váy, áo, quần,
bộ đồ, đồ phụ kiện đi kèm Mặc dù doanh nghiệp đã đa dạng hóa sản phẩm,
và có chiến lược phát triển thị trường phù hợp, nhưng trước một môi trường

kinh doanh ngày càng khó khăn, xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh
tranh, doanh nghiệp cần hoàn thiện chiến lược phát triển thị trường của mình
hơn nữa, để phù hợp với xu thế và những chuyển biến của môi trường.
1.2.1. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
Sơ đồ 1.1. Tổ chức quản lý của doanh nghiệp tư nhân Yên Chi

Nguồn: Phòng nhân sự của doanh nghiệp.
1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
1.2.2.1.Ban giám đốc
Giám đốc : Là người đứng đầu doanh nghiệp chịu trách nhiệm xây
dựng chiến lược phát triển và thực hiện kế hoạch hàng năm của doanh nghiệp,
điều hành mọi hoạt động của doanh nghiệp. Giám đốc doanh nghiệp chịu
trách nhiệm trước nhà nước và pháp luật về mọi hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp.
Quản lý công tác tài chính – kế toán và điều chỉnh nguồn lực. Quyết
định chính sách giá đầu vào và đầu ra cho sản phẩm, dịch vụ của công ty sao
cho phù hợp với cơ chế thị trường và khả năng của khách hàng.
Phó giám đốc: Điều hành một số lĩnh vực theo phận sự phân công của
giám đốc và pháp luật về những việc được giao.
1.2.2.2.Phòng nhân sự
Phòng nhân sự tham mưu giúp việc cho giám đốc, thực hiện hai chức
năng chính là tổ chức nhân sự và công tác hành chính quản trị, có nhiệm vụ
tập hợp, lưu trữ, quản lý, chuyển thông tin, văn bản pháp lý hành chính trong
và ngoài doanh nghiệp. Nơi đưa ra các bản dự thảo về tổ chức nhân sự như
GIÁM ĐỐC
GIÁM ĐỐC
PHÓ GĐ 1
PHÓ GĐ 1
PHÓ GĐ 2
PHÓ GĐ 2

P. SẢN
XUẤT
P. SẢN
XUẤT
P. THIẾT
KẾ
P. THIẾT
KẾ
P. KỸ
THUẬT
P. KỸ
THUẬT
P.NHÂN
SỰ
P.NHÂN
SỰ
P.TÀI
CHÍNH
P.TÀI
CHÍNH
P. KINH
DOANH
P. KINH
DOANH
việc bổ nhiệm, bãi nhiệm điều động tuyển dụng, nội quy, quy chế về lao động
tiền lương cũng như chế độ, chính sách khác của nhân viên.
1.2.2.3.Phòng tài chính
Phòng tài chính- kế toán chịu trách nhiệm trước ban giám đốc công ty
về các công tác kế toán, chỉ đạo thực hiện công tác tài chính kế toán.
Trực tiếp thực hiện công tác hạch toán, ghi chép phản ánh sự vận động

của tài sản, tiền vốn theo đúng quy định của nhà nước.
Giúp ban giám đốc quản lý, giám sát, kiểm tra toàn bộ hoạt động kinh
tế của công ty theo chế độ quy định của công ty và của nhà nước.
Tham mưu cho giám đốc công tác quản lý và những biện pháp sử dụng
tiền vốn, nhằm mục đích sử dụng hiệu quả nhất.
1.2.2.4.Phòng kinh doanh
Tìm hiểu khách hàng để ký kết các hợp đồng, chịu trách nhiệm hoàn
thiện chứng từ giao cho khách hàng và đôn đốc việc thanh toán với khách,
cùng với các phòng ban chức năng thực hiện các hợp đồng đã ký kết.
Triển khai thực hiện các kế hoạch kinh doanh, dự án của công ty, đấu
thầu các đơn hàng cung cấp, tư vấn sản phẩm dịch vụ
Quản lý phát triển các kênh bán hàng, đại lý phân phối, danh sách khách
hàng.
Nghiên cứu thị trường định hướng kinh doanh, marketing các sản phẩm
dịch vụ của công ty. Nghiên cứu, ban hành, chính sách, giá dịch vụ.
1.2.2.5.Phòng kỹ thuật
Có nhiệm vụ xây dựng, quản lý và theo dõi các quy trình về phạm vi kỹ
thuật trong quy trình sản xuất đảm bảo chất lượng sản phẩm, xác định mức
hao phí nguyên vật liệu, hướng dẫn cách đóng gói cho các phân xưởng đồng
thời kiểm tra chất lượng sản phẩm và chất lượng của nguyên phụ liệu xuất từ
kho cho lên phân xưởng.
Thực hiện các công việc thiết kế, lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ bảo
hành sản phẩm.
Hướng dẫn công nghệ, sử dụng máy móc thiết bị quản lý, tổ chức bảo
dưỡng thiết bị toàn bộ doanh nghiệp và khối showroom bán hàng.
Quản lý thiết bị và lập kế hoạch cải tiến kỹ thuật, cập nhật công nghệ
mới để đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm.
1.2.2.6.Phòng thiết kế
Xác định xu thế, thị hiếu khách hàng theo mùa vụ, theo năm. Từ đó đưa
ra những mẫu thiết kế phù hợp đẹp mắt, đúng tiến độ đảm bảo chất lượng.

Không ngừng sáng tạo và cải tiến mẫu mã sản phẩm, thể hiện sự khác
biệt trong từng sản phẩm nhưng không làm mất đi nét truyền thống, duyên
dáng của người phụ nữ.
1.2.2.7.Phòng sản xuất
Sử dụng các thiết bị lao động, nguồn lực sao cho đảm bảo số lượng,
chất lượng và đúng tiến độ trong công việc.
Có nhiệm vụ hợp tác chặt chẽ với các đơn vị có liên quan để đảm bảo
hoàn thành nhiệm vụ được giao đúng kế hoạch, kỹ thuật, nâng cao hiệu suất
lao động.
Thực hiện việc hoàn chỉnh một sản phẩm trước khi đem ra thị trường
1.3. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.3.1. Đặc điểm lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp
Ngay từ những ngày đầu, doanh nghiệp được thành lập với chủ
trương ban đầu là sản xuất và kinh doanh mặt hàng đầm bầu thời trang cao
cấp, phục vụ nhu cầu làm đẹp cho các chị em đang mang bầu, các sản phẩm
ra đời phục vụ cho việc đi làm, đi chơi và những buổi tiệc. Với các sản phẩm
như: đầm bầu, quần, áo, chân váy, bộ đồ và những phụ kiện đi kèm. Sau một
thời gian hoạt động, nhận thấy nhu cầu khách hàng ngày một nâng cao hơn,
thì doanh nghiệp cũng có những chiến lược phát triển hoàn thiện hơn. Năm
2009 doanh nghiệp đã cho ra mắt thêm một dòng sản phẩm mới lấy thương
hiệu Honey, mục đích phục vụ cho đối tượng khách hàng có thu nhập trung
bình, khối hành chính văn phòng, cùng đó là hoàn thiện hơn về mẫu mã, chất
lượng của hai dòng sản phẩm
1.3.2. Đặc điểm thị trường của doanh nghiệp
Đối tượng khách hàng : Sản phẩm đầm bầu là mặt hàng thời trang đặc
thù, chuyên dành cho người mẹ mang bầu, đặc điểm của đối tượng khách
hàng này nằm trong độ tuổi sinh đẻ tuổi từ 18 – 45 và quãng thời gian mang
thai thường rất ngắn . Trong suy nghĩ của chúng ta, người mang bầu thường
mang lại cảm giác nặng nề, thân hình mập mạp vì vậy mà quần áo của họ
thường rất to, rộng và không được mang tính thẩm mĩ cao, là một khó khăn

với chị em công sở, khối hành chính văn phòng. Chính vì lẽ đó, sau khi thành
lập, cho ra mắt những sản phẩm lịch sự, trang nhã và đẹp mắt, đã thay đổi
hoàn toàn cách nhìn của mọi người với dòng sản phẩm này.
Sản phẩm kinh doanh: Sản phẩm kinh doanh của doanh nghiệp được
phân loại thành các nhóm nghành hàng cụ thể, và được sản xuất theo mùa.
Theo điều kiện khí hậu khu vực miền Bắc và miền Trung sản phẩm được ra
đời theo các mùa trong năm, Xuân, Hạ, Thu, Đông. Riêng khu vực các tỉnh
phía nam chỉ có duy nhất một mùa nên sản phẩm chỉ chia thành các nhóm
nghành hàng khác nhau. Trên mỗi sản phẩm đều mang một mã số thể hiện về
dòng sản phẩm, kiểu dáng, chất liệu, màu sắc, theo mùa, và theo năm sản
xuất.
Các mặt hàng kinh doanh hiện có của doanh nghiệp.
Đầm bầu: Đầm bầu có tay, đầm bầu không tay, đầm dạ hội Kiểu dáng:
dáng cắt chân ngực, dáng chữ A, dáng suông
Bộ đồ: có bộ đồ dài, ngắn khác nhau chia làm hai loại, dùng cho bà mẹ
đang mang thai và sau khi sinh.
Quần: chia làm 3 loại, quần dài, quần ngố, quần sooc
Áo : cũng được chia làm hai loại : áo dài tay và áo ngắn tay, áo khoác
Căn cứ theo các mùa trong năm mà doanh nghiệp lựa chọn chất liệu vải
khác nhau. Mùa đông chất liệu vải thường dày, giữ nhiệt tốt, mùa hè lựa chọn
chất liệu vải mềm, mỏng, thấm hút, mùa thu, đông độ dày vải vừa phải không
quá nóng. Riêng các sản phẩm được sản xuất để phân phối ở thị trường miền
nam thì thường lựa chọn giống chât liệu mùa hè, và thu ở ngoài miền Bắc.
Đặc điểm thị trường : là một doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực kinh
doanh đầm bầu nên doanh nghiệp có nhiều lợi thế trong việc mở rộng thị
trường, thêm nữa là đối tượng khách hàng được phủ rộng khắp cả nước, khắp
các vùng miền, chính vì vậy mà hệ thống đại lý được mở rộng ở nhiều tỉnh
thành trên cả nước, và ngày càng có số lượng nhiều hơn. Từ những năm 2006
– 2013 doanh nghiệp liên tục mở rộng thị trường của mình ra khắp các tỉnh
thành trên cả nước, tập chung chính với 2 thành phố lớn là Hà nội và Tp.

HCM các showroom chính thức của doanh nghiệp được mở tại đây.
Đối thủ cạnh tranh chủ yếu : sau hơn 2 năm thành lập, nhận thấy đây là
một lĩnh vực kinh doanh tiềm năng, nên xuất hiện các doanh nghiệp cũng bắt
đầu tham gia vào thị trường. Ban đầu thành lập doanh nghiệp hướng đến đối
tượng khách hàng có tiềm lực kinh tế tốt, nên cho ra đời dòng sản phẩm cao
cấp mang thương hiệu BB colection, sau hơn 4 năm hoạt động nhận thấy
không chỉ có những đối tượng khách hàng có thu nhập cao hướng đến dòng
sản phẩm này, mà những đối tượng khách hàng có thu nhập thấp hơn cũng
mong muốn sở hữu những trang phục tiện ích, trang nhã, doanh nghiệp đã cho
ra đời thêm một dòng sản phẩm mới mang thương hiệu Honey hướng tới phục
vụ cho nhóm khách hàng tiềm năng này.
Nhóm đối thủ cạnh tranh chia làm 2 nhóm : thứ nhất là nhóm đối thủ
cạnh tranh dòng sản phẩm cao cấp hướng tới những người có thu nhập cao ổn
định trong xã hội tiêu biểu như dòng sản phẩm Ananina
Thứ hai : nhóm đối thủ cạnh tranh ở thị phần những người có thu nhập
trung bình, ở thị phần này xuất hiện thêm rất nhiều nhãn hàng cạnh tranh khác
nhau như: momy, belly, bumps, scarlett
1.3.3.Đặc điểm nguồn lực
Vốn: Đối với tất cả các công ty sản xuất và kinh doanh, vốn hàng bán
là một bộ phận vô cùng quan trọng. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động
kinh doanh của công ty, đảm bảo cho nguồn hàng đầu vào được ổn định, luôn
sẵn sàng để giao cho khách hàng. Nếu coi công ty như một cơ thể thì vốn đầu
tư như dòng máu nuôi cơ thể đó.
Bảng 1.1. Tình hình sử dụng vốn giai đoạn 2010 – 2013
Đơn vị: tỉ đồng
Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2011 2012 2013
Lợi nhuận Tỉ đồng 16.584 16.164 11.048 9.208
Vốn kinh doanh Tỉ đồng 25.173 29.967 25.247 22.017
Vố tự có Tỉ đồng 17.174 18.391 11.373 13.146
Tỷ suất lợi nhuận trên

vốn kinh doanh
% 0.659 0.539 0.437 0.418
Tỷ suất lợi nhuận trên
vốn tự có
% 0.965 0.878 0.971 0.7
Nguồn: Phòng tài chính
Qua tình hình sử dụng vốn tại doanh nghiệp tư nhân Yên chi, cho ta
thấy hệ số doanh lợi trên vốn kinh doanh, và vốn tự có trong những năm gần
đây tăng giảm thất thường, điều này chứng tỏ doanh nghiệp chưa có chính
sách sử dụng vốn một cách hợp lý, tuy nhiên quy mô vốn đã tăng, vốn kinh
doanh tăng cho thấy xu hướng phát triển thị trường, tăng lợi nhuận do bán
được sản phẩm. Mặt khác quy mô vốn tự có tăng điều này cho thấy doanh
nghiệp đã đầu tư vào tài sản cố định, những trang thiết bị phục vụ cho việc
sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp cần sửa dụng vốn hiệu quả hơn nữa, cơ
cấu vốn có thể thay đổi linh hoạt để đầu tư có hiệu quả cao.
Nhân sự : Khởi nghiệp kinh doanh chỉ từ một cửa hàng nhỏ trên phố
Thợ Nhuộm, vỏn vẹn có 5 nhân viên, 10 công nhân, một nhà xưởng với nhãn
hiệu BB colection, hiện nay công ty liên tục mở rộng với quy mô lớn hơn rất
nhiều. Cho tới thời điểm hiện tại BB COLECTION với hơn 100 công nhân
viên cùng các cộng tác viên ở nhiều tỉnh thành.
Cơ sở vật chất : Doanh nghiệp đặt trụ sở chính tại Hà Nội, là sự kết hợp
giữa văn phòng cùng phân xưởng sản xuất. Lô đất với diện tích 3000m, được
chia làm 2 khu riêng biệt. Phân xưởng sản xuất trang bị 87 máy khâu, hệ
thống xử lý vải, trang thiết bị cần thiết, cùng hệ thống kho vận. Hiện tại doanh
nghiệp đang sở hữu chuỗi cửa hàng tại 2 thành phố lớn: Hà Nội, TP. Hồ Chí
Minh cùng hệ thống hàng trăm đại lý các cấp trải dài khắp Việt Nam và con
số đó sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Thương hiệu : Là thương hiệu đầm bầu cao cấp, ra đời nhằm phục vụ
nhu cầu mặc đẹp của chị em phụ nữ trong giai đoạn mang bầu. Trước khi BB
Maternity ra đời, thị trường thời trang đầm bầu của Việt Nam đang bỏ ngỏ,

người phụ nữ mang bầu nơi công sở rất khó khăn trong việc tìm cho mình
những trang phục đẹp, sang trọng và chất lượng. BB Maternity và Honey ra
đời nhanh chóng được chào đón và ngày nay đã trở thành một thương hiệu
đầm bầu nổi tiếng với những thiết kế đa dạng chất liệu, kiểu dáng. Đặc biệt,
dòng sản phẩm sử dụng chất liệu lụa cao cấp truyền thống, thêu hoa văn sống
động luôn là dòng hàng chủ lực của doanh nghiệp.
Mối quan hệ bạn hàng và đối tác : Thương hiệu đã tạo nên sức hút
không hề nhỏ đối với đối tác và bạn hàng, với những dòng sản phẩm đa dạng
về kiểu dáng, chất liệu, màu sắc và luôn biết cách đi trước đã thu hút một số
lượng không nhỏ các bạn hàng từ khắp các tỉnh thành trong cả nước, một
minh chứng cho thấy là số lượng đại lý của doanh nghiệp ngày càng tăng lên
nhanh chóng. Ngoài bạn hàng lâu năm trong nước, doanh nghiệp cũng không
ngừng mở rộng sang các bạn hàng và đối tác trong khu vực, để tìm kiếm đầu
ra và đầu vào ổn định tại một số nước : Thái lan, Trung quốc, Nhật bản
1.4. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH
NGHIỆP
Bảng 1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh 2008 – 2013
Đơn vị : tỉ đồng
Chỉ tiêu
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
Năm

2013
Doanh thu 21.591 43.646 58.931 64.522 47.668 44.371
Chi phí 17.177 32.942 42.347 48.358 36.620 35.163
Lợi nhuận 4.414 10.704 16.584 16.164 11.048 9.208
Tỉ suất lợi
nhuận %
20.44 24.52 28.14 25.05 23.17 20.75
Nguồn : Phòng tài chính
1.4.1. doanh thu và chi phí sản xuất kinh doanh
Trong giai đoạn từ những năm 2008 – 2011 doanh thu liên tục tăng.
Qua bảng số liệu ta thấy doanh thu doanh nghiệp năm 2008 là 21.591 tỉ đồng,
năm 2009 là 43.646 tỉ đồng, năm 2010 là 58.931 tỉ đồng và năm 2011 là
64.522 tỉ đồng so với các công ty cùng ngành, mức đạt doanh thu của doanh
nghiệp tư nhân Yên chi luôn dẫn đầu. Mức tăng doanh thu này có nhiều
nguyên nhân song chủ yếu là do việc tiêu thụ sản phẩm mới, năm 2009 doanh
nghiệp cho ra đời thêm dòng sản phẩm mới, mở thêm chi nhánh. Bên cạnh đó,
mối quan hệ lâu năm với nhóm khách hàng truyền thống của doanh nghiệp
được duy trì tốt, mặt khác thu hút một lượng khách hàng mới do có mặt hàng
mới xuất hiện. Điều đó ảnh hưởng tới mức tiêu thụ sản phẩm của doanh
nghiệp trong giai đoạn vừa qua tăng lên nhanh chóng. Nhận thấy năm 2012 và
năm 2013 doanh thu giảm xuống mức 35,163 tỉ đồng, nguyên nhân là do
khủng hoảng nền kinh tế trong nước trầm trọng, kéo theo sức mua đi xuống.
Là một doanh nghiệp vừa sản xuất vừa kinh doanh nên chi phí bao gồm
cả sản xuất và kinh doanh,bao gồm chi phí nguyên vật liệu, chi phí thuê mặt
bằng, chi phí cơ sở vật chất tại doanh nghiệp và tại các shoroom Cùng với
tốc độ doanh thu tăng , chi phí qua các năm cũng tăng theo, nguyên nhân chủ
yếu là do biến động thị trường, giá cả nguyên vật liệu tăng, sự tập trung nâng
cao công nghệ sản xuất, các hoạt động quảng cáo giới thiệu sản phẩm nâng
cao uy tín thương hiệu.
1.4.2. Lợi nhuận

Qua bảng số liệu ta thấy lợi nhuận biến động không đồng đều và tăng
mạnh trong năm 2010 và 2011. Nguyên nhân do sự biến động của thị trường,
chiến dịch phát triển thị trường của doanh nghiệp đang làm việc có hiệu quả.
Đặc biệt sau một năm mở thêm dòng sản phẩm mới, cùng đó là các chi nhánh
cùng các đại lý của doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh. Tuy nhiên hai năm 2012
và 2013 do khủng hoảng kinh tế trong nước, kéo theo sức tiêu dùng giảm mạnh,
mặt khác sự tiếp nhận và bắt kịp tình hình mới của phòng kinh doanh chưa kịp
thời để đưa ra chiến lược phù hợp trong tình hình kinh tế khó khăn, khiến cho
tổng chi phí tăng lên, tổng lợi nhuận giảm mạnh. Sự biến động về giá cả sản
phẩm đầu ra cũng như nguyên vật liệu đầu vào trong giai đoạn vừa qua là
nguyên nhân chủ yếu làm cho tốc độ tăng lợi nhuận biến động. Qua giai đoạn
này cũng cho ta thấy tỉ suất lợi nhuận của doanh nghiệp bị biến động mạnh tăng
cao vào năm 2010, 2011 sau đó cơ xu hướng giảm dần.
Biểu đồ 1.1: Biểu đồ thể hiện mối quan hệ tốc độ tăng doanh thu, chi
phí và lợi nhuận, năm gốc 2008.
Nguồn: Phòng kế toán
Qua biểu đồ ta thấy tốc độ tăng doanh thu trong các năm đều cao hơn tốc
độ tăng của chi phí điều này chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt động có hiệu
quả. Trong năm 2012 cả doanh thu và chi phí của doanh nghiệp đều giảm tuy
nhiên lợi nhuận của năm vẫn tăng. Do biến động thị trường, sự khủng hoảng
kinh tế kéo theo khó khăn về tài chính, nên sức tiêu dùng giảm mạnh.
1.4.3. Kết quả hoạt động kinh doanh
Kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh tình hình doanh thu, chi phi và
kết quả của hoạt động kinh doanh sau kỳ kinh doanh hoạt động
Bảng 1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2011 – 2013
Đơn vị tính: đồng Việt Nam
stt Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1
Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ

64,552,154,567 47,668,135,027 44,371,822,381
2
Doanh thu thuần về
bán hàng và cung cấp
dịch vụ
64,552,154,567 47,668,135,027 44,371,822,381
3
Giá vốn hàng bán
41,958,845,499 28,775,102,226 26,053,093,664
4
Lợi nhuận gộp về
bán hàng và cung cấp
dịch vụ
29,593,309,070 18,893,032,801 18,318,728,720
5
Doanh thu hoạt động
tài chính
24,852,366 26,887,327 26,425,450
6
Chi phí tài chính
975,549,456 735,817,552 712,656,540
7
Chi phí quản lý kinh
doanh
12,478,047,965 7,135,330,085 8,424,051,178
8
Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh
doanh
16,164,563,995 11,048,772,493 9,208,446,931

9
Tổng lợi nhuận kế
toán trước thuế
16,164,563,995 11,048,772,493 9,208,446,931
10
Lợi nhuận sau thuế
thu nhập doanh
nghiệp
16,164,563,995 11,048,772,493 9,208,446,931
Nguồn: phòng tài chính
Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ
Theo bản số liệu, qua 2 năm doanh thu thuần và cung cấp dịch vụ đều
tăng. Doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp là thu về từ hoạt động sản xuất
kinh doanh các sản phẩm của doanh nghiệp
Doanh thu hoạt động tài chính
Doanh thu hoạt động tài chính chiếm một tỷ lệ nhỏ trong hoạt động sản
xuất kinh doanh. Doanh thu hoạt động tài chính thu lãi từ chênh lệch tỷ giá đã
thực hiện, lãi tiền gửi, tiền cho vay, cổ tức lợi nhuận được chia.
Chi phí tài chính
Chi phí tài chính là khoản chi phí mà người đi vay phải trả khi họ vay
tiền từ ngân hàng hay một tổ chức tín dụng. Chi phí này thấp, có xu hướng
tăng nhẹ trong năm sau. Chi phí tài chính tăng cũng là nguyên nhân làm cho
lợi nhuận trước thuế giảm đi.
Chi phí quản lý doanh nghiệp để duy trì bộ máy hoạt động chiếm tỷ
trọng cao trong các khoản chi phí tại doanh nghiệp dao động từ 15% - 17%.
Năm 2013 chi phí quản lý tăng 1,288,721,093 đồng nguyên nhân trong năm
2013 nền kinh tế trong nước bị suy thoái, doanh nghiệp đã phải chi ra nhiều
hơn cho chi phí bán hàng nhằm thu hút lượng khách đến với doanh nghiệp.
Lợi nhuận
Lợi nhuần thuần từ hoạt động kinh doanh: lợi nhuận từ hoạt động kinh

doanh chính của doanh nghiệp có xu hướng giảm dần theo các năm. So với
năm 2011 năm 2012 giảm 5,115,791,500 đồng, năm 2013 với mức giảm
1,840,325,559 đồng so với năm 2012. Trong bối cảnh nền kinh tế trong nước
đang khủng hoảng trầm trọng, chiến lược của doanh nghiệp là chấp nhận tăng
chi phí để củng cố và mở rộng thị trường nhằm cải thiện vị thế của họ, thì kết
quả trên có thể chấp nhận được.
Lợi nhuận trước thuế: năm 2012 lợi nhuận trước thuế đạt 11,048 triệu
đồng, tỷ suất lợi nhuận đạt 20.8%. tốc độ tăng chi phí quản lý doanh nghiệp
và giá vốn hàng bán đang còn ở mức cao. Do đó doanh nghiệp phải quản lý,
kiểm soát chi phí từ nguồn vốn hàng bán, để mang lại lợi nhuận trước thuế
cao cho doanh nghiệp
 Nhìn chung doanh nghiệp có những chuyển đổi mới và bước đầu có
những hiệu quả đáng kể, doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong nước có xu hướng
tăng lên, tuy năm 2013 giảm đi đáng kể, nhưng đó là tình hình chung của nền
kinh tế. Hai quý đầu năm 2014 doanh thu từ việc tiêu thụ sản phẩm đang tăng
trở lại đó là những dấu hiệu đáng mừng.
CHƯƠNG 2. CÔNG TÁC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT
TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
YÊN CHI 2004 – 2014
2.1. TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG CỦA DOANH NGHIỆP
2.1.1. tình hình thị trường của doanh nghiệp
Nhiệm vụ này do phòng kế hoạch và phòng kinh doanh chịu trách
nhiệm. Thời gian qua, chính sách cho hoạt động nghiên cứu thị trường, doanh
nghiệp đã chi khoảng 5% lợi nhuận sau thuế, một mức chi phí khá lớn và
ngày càng tăng theo từng năm. Các thành viên trong phòng thông qua các số
liệu và ý kiến thu thập được từ bộ phận bán hàng phản ánh những nhu cầu của
khách hàng hiện tại, sự biến đổi về thị hiếu do các yếu tố khác nhu thu nhập,
tình hình kinh tế thị trường biến động, hoặc cũng có thể qua các phương tiện
truyền thông… nghiên cứu và tổng hợp các yếu tố trên bàn giấy. Việc nghiên
cứu thị trường rất phức tạp nhưng đây lại là công đoạn vô cùng quan trọng, là

định hướng cho những công việc tiếp theo. Trong thời gian qua, công tác
nghiên cứu thị trường chủ yếu tập trung vào các nội dung như sau:
Căn cứ theo sản phẩm
Việc nghiên cứu nhu cầu thị trường căn cứ chủ yếu vào cơ cấu sản phẩm
xuất bán hàng năm của doanh nghiệp trong một thời gian gần với thời gian
hiện tại để xem diễn biến sự thay đổi trong nhu cầu sản phẩm của khách hàng,
xu thế biến động của đời sống xã hội. Thị trường trong nước được xác định là
thị trường chính của doanh nghiệp,từ khi thành lập đến nay, doanh nghiệp tư
nhân Yên chi đã không ngừng mở rộng thị trường bằng cách nghiên cứu và
phát triển nhiều loại hình sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng. Hiện nay
sản phẩm của doanh nghiệp đã có mặt ở tất cả các tỉnh thành trên cả nước
Nhu cầu về các loại sản phẩm mà doanh nghiệp trực tiếp cung ứng ra
thị trường chính yếu là các sản phẩm thời trang cho bà bầu như : váy, quần,
áo gắn liền vớ 2 thương hiệu của doanh nghiệp là Bbmatterny và Honey.
Phần thị trường này chiếm tỉ trọng lớn từ 90 – 97% trong tổng DT từ các đơn
đặt hàng.
Nhìn chung nhu cầu về sản phẩm của Công ty là những sản phẩm có
giá phù hợp với giới trung lưu, kiểu dáng sáng tạo, chất lượng đảm bảo. Loại
nhu cầu này chiếm khoảng > 65% về số lượng. Còn lại là nhu cầu về hàng
hóa cao cấp, chiếm tỉ lệ <35% tổng nhu cầu.
Căn cứ vào khách hàng
Khách hàng là yếu tố quyết định đầu ra cho sản phẩm, không có khách
hàng doanh nghiếp sẽ gặp khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm của mình. Vì
thế, khách hàng và những nhu cầu của họ có ảnh hưởng quan trọng đến hoạt
động của doanh nghiệp. Muốn có khách hàng tin cậy, trung thành và mua sản
phẩm đó thì sản phẩm phải có chất lượng, giá cả và hình thức phải phù hợp
với thị hiếu người tiêu dùng.
Nhận thấy thị trường đầm bầu đầy tiềm năng, vì vậy mà doanh nghiệp nỗ
lực trong việc đi tìm khách hàng cũng như là những khách hàng đến với
doanh nghiệp do uy tín và thương hiệu. Nhóm đối tượng khách hàng mà

doanh nghiệp hướng tới
• Khách hàng là những cửa hàng kí gửi hàng hóa
• Khách hàng là người tiêu dùng trực tiếp
• Khách hàng là những đại lý trung gian.
Căn cứ theo khu vực địa lý
- Khách hàng trong nước
- Khách hàng nước ngòai
Đây là cách phân đoạn thị trường đơn giản nhất của Công ty theo khu
vực địa lý. Với cách này công ty có thể có các biện pháp riêng cho từng loại
thị trường nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty để mở rộng thị
trường.
Hiện tại miền Bắc là thị trường chiếm tới 41% giá trị sản lượng tiêu thụ
do tại miền bắc có trụ sở chính và là nơi đặt các phân xưởng sản xuất tại Hà
Nội với đội ngũ nhân viên nhiệt tình, sáng tạo đã hình thành nên một mạng
lưới thị trường ngày một rộng lớn trải dài khắp các tỉnh Bắc Bộ. Đặc biệt phát
triển ở một số thị trường chủ yếu như: tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải
Dương, Bắc Ninh, Nam Định, Hưng Yên, Bắc Giang, Lạng Sơn…
Thị trường miền Trung, miền Nam là thị trường tiềm năng của doanh
nghiệp, hình thức chủ yếu là theo đơn đặt hàng, chỉ riêng 2 showroom chính
của doanh nghiệp đặt tại Tp. HCM thì được cung cấp trực tiếp từ phía doanh
nghiệp. Đối với thị trường miền Nam đây được coi là thị trường tiềm năng
của công ty, nó chiếm tới 35% giá trị đạt được của công ty. Thành phố Hồ
Chí Minh là một trung tâm thương mại lớn nhất của cả nước và là khu vực
phát triển năng động nhất Châu Á. Đặc biệt nơi đây còn là khu vực có mật
độ dân số cao nhất cả nước. Chính vì vậy mà nơi đây tập trung rất nhiều các
công ty, các doanh nghiệp, công nhân, đây được coi là một thị trường tiềm
năng rất lớn của công ty, ngoài ra các thị trường tiềm năng như : Bình Dương,
Bà Rịa Vũng Tàu, Đà Nẵng, Huế, Vinh Với những giá trị mà nơi này mang
lại thì công ty cũng đã không ngừng phát triển, không ngừng nghiên cứu thêm
những sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu khách hàng và thời tiết khu vực này

nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất. Đảm bảo mục đích và
tiết kiệm thời gian ngắn nhất cho doanh nghiệp.
Miền Bắc và miền Nam là hai thị trường trọng yếu là hai trung tâm
kinh tế hàng đầu của của đất nước, tập chung nhiều cơ quan nhà nước, doanh
nghiệp và cũng là nơi tập chung dân cư đông đúc chính vì thế mà khách hàng
tiềm năng cho doanh nghiệp tại hai khu vực này cũng rất lớn, điều này là lý
tưởng để doanh nghiệp lựa chọn hai thị trường này là thị trường trọng yếu.
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
THỊ TRƯỜNG CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN YÊN CHI 2004 – 2014
Xây dựng chiến lược phát triển thị trường là hoạt động của các nhà
hoạch định nhằm thiết kế và lựa chọn những chiến lược phù hợp với doanh
nghiệp. Đó là quá trình sử dụng các phương pháp, công cụ và kỹ thuật phù
hợp để xác định chiến lược của doanh nghiệp, cũng như từng phòng ban chức
năng và các đơn vị trực thuộc doanh nghiệp trong thời gian nhất định. Trong
điều kiện kinh doanh cụ thể tại doanh nghiệp tư nhân Yên Chi, ban giám đốc
và các bộ phận đã cùng nhau thực hiện công tác xây dựng chiến lược phát
triển thị trường phù hợp với điều kiện kinh doanh của mình, trình tự gồm các
bước:
2.2.1. Xác định mục tiêu chung của chiến lược
Mục tiêu chiến lược phát triển thị trường của doanh nghiệp tư nhân Yên
Chi trong giai đoạn 2004 – 2014 là: “Tổ chức bộ máy quản lý điều hành khoa
học, hiệu quả, mở rộng quy mô, khẳng định thương hiệu”. Thực hiện triển
khai tất cả dự án trọng điểm của công ty, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế,
ổn định chất lượng sản phẩm, tăng chất lượng phục vụ, phấn đấu tăng doanh
thu hàng năm, mở rộng thị trường, nâng cao hình ảnh, thương hiệu của doanh
nghiệp trên thị trường, phát triển đội ngũ kỹ thuật, đẩy mạnh kinh doanh
thương mại.
Căn cứ vào mục tiêu tổng quát, công ty đề ra những mục tiêu cụ thể cho
giai đoạn 2004 – 2014.
o Đưa hình ảnh, thương hiệu đầm bầu BB và Honey trở thành những

sản phẩm không thể thiếu trong thời gian mang thai của chị em phụ nữ.
o Luôn giữ vững vai trò tiên phong trong thị trường đầm bầu Việt Nam
o Nâng cao năng lực cạnh tranh.
o Tăng thị phần trong nước.
o Mở rộng thị trường ra khu vực và thế giới
* Về tốc độ phát triển: Trong giai đoạn 2004-2009 doanh nghiệp đề ra
mục tiêu là tăng trưởng giá trị sản lượng bình quân lên 20% năm sau cao hơn
năm trước. Sang giai đoạn 2009 - 2014, doanh nghiệp tư nhân Yên Chi cần
phải có sự phát triển theo chiều sâu để ngày càng chiếm lĩnh được thị trường
tiêu thụ, đặc biệt là tăng số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm, mở rộng thị
trường trong và ngoài nước. Do đó trong giai đoạn này công ty đề ra mục tiêu
tăng trưởng giá trị kinh doanh là 30 ÷ 45% tăng mỗi năm
* Về huy động và sử dụng vốn: Tổng nguồn vốn huy động trong giai
đoạn 2004 - 2013 là 64.552 tỷ đồng trong đó 90% là nguồn vốn chủ sở hữu
và 10% từ các nguồn khác vốn tự bổ sung, vốn vay cá nhân, trích từ quỹ đầu
tư phát triển…
* Về lao động tiền lương: Tăng số lao động hiện nay từ 5 người (2004)
lên hơn 100 người vào năm 2014. Phấn đấu đạt mức tiền lương trung bình:
6.800.000 VNĐ/người/tháng.
Nâng cao trình độ tay nghề cho cán bộ công nhân viên công ty: phấn đấu
đạt mức tỷ lệ công nhân kỹ thuật là 55%, cán bộ có trình độ đại học - cao
đẳng 45%.
* Về thị trường.
Giữ vững và phát triển thị trường hàng truyền thống với hướng không
ngừng nâng cao chất lượng, mẫu mã và kiểu dáng, phát huy và khai thác tốt
tiềm năng ưu thế về sản phẩm và mọi nguồn lực hiện có.
Duy trì những đối tác, khách hàng thân thiết lâu năm, mở rộng thêm chi
nhánh tại một số tỉnh miền trung như Huế, Đà Nẵng, Vinh phát triển mở
rộng thị trường, luôn thu hút khách hàng tiềm năng biến họ trở thành nhóm
khách hàng thân thiết của mình

2.2.2. Nghiên cứu môi trường kinh doanh của doanh nghiệp
2.2.2.1. môi trường bên ngoài của doanh nghiệp
Mục đích của việc nghiên cứu này, để doanh nghiệp xác định rõ các thời
cơ cũng như nguy cơ và tác động của chúng đến hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp.
a. Chính trị pháp luật
Yếu tố chính trị pháp luật tạo ra khuôn khổ pháp lý cho môi trường kinh
doanh, ổn định, bình đẳng. Tình hình chính trị trong nước đang là một lợi thế
cho doanh nghiệp.
- Sự ổn định về chính trị và đường lối ngoại giao.
- Sự cân bằng trong các chính sách của chính phủ.
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật và hiệu lực thi hành chúng trong nền
kinh tế.
b. Các yếu tố kinh tế
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước ổn định, kéo theo vấn đề thất
nghiệp giảm xuống. Lạm phát đang được không chế
- Tiềm năng kinh tế và sự gia tăng đầu tư của các nghành, thu hút vốn
đầu tư nước ngoài
- Năm 2007 Việt Nam chính thức gia nhập WTO
- Các chính sách về tiền tệ, tín dụng, tài chính quốc gia ngày càng được
nâng cao.
c. Yếu tố kỹ thuật – công nghệ.
Các yếu tố kỹ thuật công nghệ của nền kinh tế quốc dân quyết định và
chi phối kỹ thuật công nghệ của doanh nghiệp. Yếu tố kỹ thuật trong giai
đoạn này của đất nước đang có những thay đổi rõ rệt.
- Nhà nước có chiến lược phát triển khoa học công nghệ và tạo tạo
những nguồn lực cần thiết.
- Chuyển giao công nghệ trong nước đang diễn ra mạnh mẽ
- Chính sách khuyến khích áp dụng tiến bộ kỹ thuật
d. Điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng

Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết có những
chuyển biến nhất định theo mùa.
Cơ sở hạ tầng, đường xá giao thông hiện tại đang còn nhiều vấn đề khó
khăn, nhưng nhà nước đang có chính sách điều tiết tích cực. Hệ thống thông
tin liên lạc phát triển mạnh mẽ
e. Văn hóa – xã hội
Yếu tố văn hóa xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi mua sắm của
người tiêu dùng. Việt Nam là đất nước coi trọng giá trị truyền thống dân tộc,
- Việt Nam là một nước đông dân, có kết cấu dân số trẻ.
- Phụ nữ trong sinh con chiếm
- Linh hoạt trong tiêu dùng
Từ tất cả các yếu tố trên, doanh nghiệp đã xác định được cơ hội và nguy
cơ mà doanh nghiệp có thể gặp phải.
Bảng 2.1. Bảng xác định cơ hội và nguy cơ của doanh nghiệp
Cơ hội Nguy cơ
Sự ổn định về an ninh chính trị, hệ
thống pháp luật tốt
Khủng hoảng tài chính tiền tệ
Sự phát triển kinh tế Đầu tư nước ngoài chưa đa dạng
Thu nhập dân cư ổn định và ngày
càng cao
Mức độ cạnh tranh gay gắt và không
lành mạnh
Tiến bộ kỹ thuật Quản lý thị trường chưa chặt chẽ,
hiện tượng hàng giả hàng kém chất
lượng phổ biến
Triển vọng tham gia các tổ chức
thương mại quốc tế
Tốc độ phát triển kinh tế chưa ổn
định, vững chắc.

Chính sách xuất nhập khẩu của nhà
nước được hoàn thiện
Xuất khẩu hàng hóa còn nhiều khó
khăn
Nguồn: phòng kinh doanh
2.2.2.2. Nghiên cứu môi trường tác nghiệp của doanh nghiệp
a. khách hàng
Khách hàng là một tập thể, cá nhân, có nhu cầu và có khả năng thanh
toán, muốn phục vụ tốt hơn đòi hỏi doanh nghiệp phải hiểu rõ về khách hàng
của mình. Theo nghiên cứu của doanh nghiệp:
- Khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp là chị em phụ nữ, đang ở độ
tuổi sinh sản từ 18 – 40 tuổi. Có khả năng về tài chính,thu nhập ổn định, nghề
nghiệp: quản lý, viên chức, công nhân viên, khối hành chính văn phòng.
- Khách hàng của doanh nghiệp trải rộng khắp các vùng miền trong cả
nước, chủ yếu tập trung ở các thành phố.
- Khách hàng có thể là người tiêu dùng cuối cùng, khách hàng trung gian
, tổ chức chính phủ
b. Đối thủ cạnh tranh
Để xác định thời cơ kinh doanh, doanh nghiệp cần thu thập thông tin về
đối thủ cạnh tranh, phân loại và phân tích đối thủ để đưa ra các biện pháp ứng
sử phù hợp.
Hiên tại có thể kể đến các đối thủ chính của doanh nghiệp là các thương
hiệu đầm bầu: Mommy, Belly, Scarlet, annjna
Các thương hiệu đầm bầu của đối thủ cạnh tranh, được ra đời sau doanh
nghiệp tư nhân Yên Chi. Các đối thủ này hiện theo đuổi chiến lược mở rộng
thị trường. Chính sách đại lý của của họ chiết khấu từ 25% - 35% đơn hàng,
cùng với đó là nhiều chính sách ưu đãi khác dành cho khách hàng bán lẻ. Hệ
thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh hiện đang ngày
một được mở rộng.
Doanh nghiệp tư nhân Yên chi có 2 dòng hàng: trung cấp Honey, và cao

cấp Bbmatterny. Đối thủ cạnh tranh của dòng Honey là các thương hiệu đầm
Belly, Mommy, bestmom Dòng sản phẩm Bbmatterny đối thủ chính là
thương hiệu đầm bầu Ananjna các đối thủ cạnh tranh đưa ra giá sản phẩm
tương đương hoặc thấp hơn giá của doanh nghiệp.
Bảng 2.2: DT của một vài đối thủ cạnh tranh trên thị trường đầm bầu
Đơn vị: tỉ đồng
D
N
Năm
Đầm bầu
ananjna
Đầm
bầu
mommy
Đầm
bầu
scarlet
Đầm bầu
belly
Đầm bầu
Bbcollection
2010 25.765 24.768 18.992 23.215 58.931
2011 41.375 39.120 26.118 35.361 64.522
2012 31.343 27.110 19.274 27.198 47.668
2013 33.345 26.459 20.110 28.119 44.371
Nguồn: thông tin phòng kinh doanh

×